Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Lớp 4 Lồng ghép thơ ca vào dạy và học toán lớp 4...

Tài liệu Lồng ghép thơ ca vào dạy và học toán lớp 4

.DOC
23
451
119

Mô tả:

sáng kiến kinh nghiệm
PHOØNG GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO QUAÄN 12 TRÖÔØNG TIEÅU HOÏC KIM ÑOÀNG  SAÙNG KIEÁN KINH NGHIEÄM ÑEÀ TAØI: LỒNG GHÉP THƠ CA VÀO DẠY VÀ HỌC TOÁN LỚP 4 NGÖÔØI VIEÁT: ÑOAØN THÒ HUYØNH HAÏNH NĂM HỌC 2014 - 2015 A/ PHẦN GIỚI THIỆU PHOØNG GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO QUAÄN 12 TRÖÔØNG TIEÅU HOÏC KIM ÑOÀNG  VAÄN DUÏNG SAÙNG KIEÁN KINH NGHIEÄM ÑEÀ TAØI: LỒNG GHÉP THƠ CA VÀO DẠY VÀ HỌC TOÁN LỚP 4     Ngƣời viết : Đoàn Thị Huỳnh Hạnh Chức vụ : Giáo viên Đơn vị thực hiện, ứng dụng SKKN : Trƣờng Tiểu học KIM ĐỒNG Thời gian thực hiện : - Kinh nghiệm tích lũy dần qua các năm - Hoàn thành năm 2014 - 2015 NĂM HỌC 2014 – 2015  GIỚI THIỆU CỦA ĐƠN VỊ TỔ KHỐI : ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... ...........................................................................................................................  XÁC NHẬN GIÁ TRỊ CỦA THỦ TRƢỞNG ĐƠN VỊ : ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................  NHẬN XÉT CỦA CẤP TRÊN TRỰC TIẾP : ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... B/ PHẦN NỘI DUNG PHẦN THỨ NHẤT I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong chƣơng trình môn học ở bậc Tiểu học, môn Toán chiếm số giờ rất lớn. Việc sử dụng phƣơng pháp dạy học (PPDH) giống nhƣ đồ nghề của ngƣời thợ mộc, chúng đều bình đẳng với nhau. Việc sử dụng chúng tùy thuộc vào mục đích và khả năng sử dụng của ngƣời dạy và học, tùy thuộc vào hoàn cảnh dạy học cụ thể: Đối tƣợng học sinh, thiết bị dạy học và không khí học tập. Trong thực tiễn không một giáo viên có kinh nghiệm nào lại sử dụng đơn điệu một phƣơng pháp trong hoạt động dạy học của mình. Dạy học cũng nhƣ ngƣời thợ mộc, để thực hiện một thao tác nhằm tạo ra một chi tiết thì chỉ cần một công cụ, nhƣng muốn có một sản phẩm trọn vẹn thì phải phối hợp nhiều thao tác, sử dụng nhiều công cụ khác nhau. Nghệ thuật dạy học là nghệ thuật phối hợp các PPDH trong một bài dạy của một ngƣời giáo viên. Nhƣ vậy, trong dạy học nói chung và dạy học Toán ở tiểu học nói riêng ngƣời giáo viên phải biết kết hợp nhiều PPDH vào trong một tiết dạy. Không đƣợc xem nhẹ một phƣơng pháp nào, mỗi PPDH có những mặt tích cức và hạn chế riêng, không nên tuyệt đối hóa một PPDH nào. Để tổ chức hoạt động dạy học hiệu quả, giáo viên cần biết cách lựa chọn, sử dụng ƣu thế của từng PPDH phù hợp với mục tiêu, nội dung ở từng loại bài học, ở từng lớp học, ở tửng giai đoạn dạy học nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Trong đó môn Toán nói chung, môn Toán lớp 4 nói riêng là nền tảng cho nền kiến thức sau này. Các em bị hổng kiến thức ở bậc Tiểu học thì sau này các em khó có thể giải các bài toán ở bậc cao hơn. Vậy muốn có đƣợc kết quả nhƣ mong muốn chúng ta phải gây dựng, kèm cặp ngay từ bậc Tiểu học là quan trọng nhất. Nhƣ chúng ta đã biết: Toán là “sai một li đi một dặm”, có nghĩa là Toán rất cần sự tuyệt đối chính xác. Mặt khác, bản thân môn Toán là một môn học khô khan, không gây ấn tƣợng nhiều đối với học sinh. Làm thế nào để biến môn học vốn khô khan ấy trở nên nhẹ nhàng, có vần có điệu để học sinh dễ nhớ, dễ thuộc? Qua thực tế giảng dạy, bản thân tôi luôn trăn trở phải làm gì, làm nhƣ thế nào để các em có hứng thú trong học tập, nhất là đối với môn Toán. Chính vì vậy tôi đã đi sâu vào tìm hiểu nội dung “Lồng ghép thơ ca vào dạy và học toán lớp 4”, để giúp các em nắm vững các kiến thức trong môn học này. II. ÑOÁI TÖÔÏNG NGHIEÂN CÖÙU - Hoïc sinh lôùp 4/3 tröôøng tieåu hoïc Kim Ñoàng naêm hoïc 2014 – 2015. PHẦN THỨ HAI I. CÔ SÔÛ LYÙ LUAÄN 1. Đặc điểm chung: a. Đặc điểm nhận thức chung của học sinh bậc tiểu học : - Khả năng tƣ duy của các em còn chƣa phát triển cao - Các em chƣa có thói quen tự học, tự bồi dƣỡng sách báo, nếu có cũng còn yếu và thiếu. - Khả năng diễn đạt của các em còn chậm. - Các em chƣa mạnh dạn bày tỏ ý kiến trƣớc tập thể, khả năng trình bày và dùng từ để trình bày chƣa đƣợc tốt. - Khả năng nắm bắt câu hỏi chƣa nhanh nhạy. - Một số bài trong chƣơng trình phần vận dụng mở rộng còn quá cao so với trình độ của học sinh lớp b. Các biện pháp Từ những đặc điểm trên của học sinh tiểu học về quá trình nhận thức, khi dạy học sinh ở bậc tiểu học nói chung và dạy học môn toán nói riêng, giáo viên cần: - Tổ chức cho học sinh hoạt động là giải pháp tối ƣu nhất vì đặc điểm khi tham gia họat động học sinh có điều kiện tri giác bằng nhiều giác quan: mắt- nhìn, tainghe, miệng- nói, tay- thao tác .... Đây là cơ sở để tƣ duy và ghi nhớ kiến thức. - Giáo viên phải tạo cho học sinh những đặc điểm để ghi nhớ, hƣớng dẫn học sinh thủ thuật để ghi nhớ, chỉ ra những điểm quan trọng, có nội dung cơ bản để học sinh ghi nhớ. - Song song học sinh cần phát huy vai trò của mình bằng cách tự phát hiện lĩnh hội tri thức của mình thông qua tƣ duy của mình hoặc từ các bạn khác thông qua hình thức thảo luận nhóm. 2. Nội dung chƣơng trình: Trong chƣơng trình môn Toán lớp 4, ở học kỳ I chủ yếu tập trung vào bổ sung, hoàn thiện, tổng kết, hệ thống hóa, khái quát hóa về số tự nhiên và dãy số tự nhiên, các phép tính và một số tính chất. Ở học kỳ II tập trung vào dạy phân số, dấu hiệu chia hết và một số dạng về hình học. Nội dung chƣơng trình toán lớp 4 gồm 6 chƣơng: Chƣơng I: Số tự nhiên, bảng đơn vị đo khối lƣợng. Chƣơng II: Bốn phép tích với các số tự nhiên. Hình học Chƣơng III: Dấu bị chia hết cho 2,5,3,9. Giới thiệu hình bình hành Chƣơng IV: Phân số- các phép tính với phân số. Giới thiệu hình thoi. ChƣơngV: Tỉ số- Một số bài toán liên quan đế tỉ số. Tỉ lệ bản đồ. Chƣơng VI: Ôn tập. Về nội dung chƣơng trình toán lớp 4: Mỗi chƣơng là một mảng kiến thức Bên cạnh việc tìm tòi và sáng tạo phần giảng dạy phù hợp với yêu cầu bài học và đối tƣợng học sinh, mỗi giáo viên phải giúp các em có phƣơng pháp lĩnh hội tri thức Toán học. Học sinh có phƣơng pháp học phù hợp với từng dạng bài toán thì việc học mới đạt kết quả cao. Thực tế cho thấy, ở lớp tôi, các em học Toán chƣa giỏi. 3. Những hạn chế, khó khăn: Trong quá trình dạy học có thể nói ngƣời giáo viên còn chƣa có sự chú ý đúng mức tới việc làm thế nào để đối tƣợng học sinh nắm vững đƣợc lƣợng kiến thức. Tổ chức các hình thức dạy và học chƣa phong phú và phù hợp với từng đối tƣợng học sinh. Do vậy, chƣa lôi cuốn đƣợc sự tập trung chú ý nghe giảng của học sinh. Từ đó dẫn đến tình trạng dạy học chƣa trọng tâm, kiến thức còn dàn trải. Nội dung mỗi bài học trƣớc thƣờng là cơ sở của bài học sau, việc giới thiệu bài cũng hết sức quan trọng vì nó là một sự chuyển tiếp giữa mảng kiến thức cũ và mảng kiến thức mới. Tuy nhiên vẫn còn một số giáo viên chƣa đầu tƣ, các kiến thức liên quan đến bài giảng chƣa biết sử dụng bài trƣớc để giới thiệu dẫn dắt lôi cuốn học sinh một cách hấp dẫn vào bài mới. Khai thác nội dung kiến thức giáo viên cũng chƣa làm nổi bật đƣợc khi nào bắt đầu, khi nào cao trào đỉnh điểm, khi nào kết thúc,…Cách đặt ra tình huống có vấn đề, tự nhớ lại kiến thức cũ và vận dụng làm bài, chủ động, sáng tạo trong giờ học. Qua kinh nghiệm của bản thân, tôi thấy rằng: Sử dụng tài liệu thơ ca dân gian trong dạy học toán sẽ có tác dụng lớn trong việc nâng cao chất lƣợng dạy và học, nhƣng để sử dụng chúng sao cho hiệu quả, chúng ta cần tuân thủ một số yêu cầu sau:  Thứ nhất, tài liệu văn thơ đó phải đảm bảo giá trị giáo dƣỡng, giáo dục và giá trị văn học.  Thứ hai, tài liệu ấy phải là một bức tranh sinh động về những sự kiện, nhân vật lịch sử đang học, phải phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh.  Thứ ba, đối với giáo viên: Cần lựa chọn tài liệu văn thơ, loại bỏ những yếu tố không phù hợp với bài toán đang học. Khi sử dụng, giáo viên chỉ đƣa vào những nội dung phù hợp, tránh lạm dụng quá nhiều sẽ làm loãng nội dung bài học. Đồng thời, giáo viên cần sử dụng ngữ điệu phù hợp với tài liệu văn học, với nội dung bài giảng một cách hợp lí, lôgic… khi đó tính thuyết phục và hấp dẫn sẽ tăng lên. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN: Một số thuận lợi và khó khăn khi thực hiện giảng dạy toán lớp 4 thep hƣớng lồng ghép văn thơ ở lớp 4/3, trƣờng Tiểu học Kim Đồng.  Thuận lợi : - Về phía Ban giám hiệu: Đƣợc sự phân công giảng dạy lớp Bốn 3 năm học 2014 – 2015, và đƣợc hỗ trợ tận tình về công tác chuyên môn. - Về phía học sinh: Lớp có 45 em. Đa số các em đều có đạo đức tốt, vâng lời, lễ phép. Tuy nhiên, về năng lực học toán vẫn còn chƣa tốt lắm. - Về cơ sở vật chất: Phòng học thoáng mát, có đủ ánh sáng, đủ chỗ ngồi cho học sinh. - Về phía chi hội phụ huynh: Đƣợc sự hỗ trợ nhiệt tình của phụ huynh lớp.  Khó khăn: Kết quả khảo sát chất lƣợng môn Toán lần 1 nhƣ sau: Tổng số Đạt Chƣa đạt học sinh TS % TS % 45 15 33.3 30 66.7 . Qua giảng dạy, tôi thấy chủ yếu các em học ở trên lớp là chính. Vì thế việc học của các em gặp rất nhiều trở ngại, đặc biệt chƣa nhận thức đúng vai trò của môn Toán. Học sinh chƣa ý thức đƣợc nhiệm vụ của mình, chƣa chịu khó, tích cực tƣ duy suy nghĩ tìm tòi cho mình những phƣơng pháp học đúng để biến tri thức của thầy thành của mình. Cho nên sau khi học xong bài, các em chƣa nắm đƣợc lƣợng kiến thức thầy giảng, rất nhanh quên và kỹ năng tính toán chƣa nhanh. Ví dụ: Khi học xong các cách giải toán về phân số các em làm rất lộn xộn: cộng hai phân số cùng mẫu số cũng quy đồng rồi cộng tử số, có khi nhân phân số các em cũng quy đồng…mặc dù khi học xong bài mới, ở lớp các em vân dụng làm bài rất tốt, nhƣng khi làm luyện tập chung lại lộn xộn, tinh thần hợp tác học tập chƣa cao nhiều em còn chƣa tự tin, học thụ động. III. NỘI DUNG THỰC HIỆN 1. Định hƣớng vận dụng: - Lựa chọn những bài học có mảng kiến thức dễ chuyển qua văn thơ… - Hệ thống hoá kiến thức - Bài tập vận dụng 2. Khai thác triệt để các kiến thức và kinh nghiệm đã có của HS liên quan đến vấn đề cần dạy: 2.1. Lựa chọn, sƣu tầm hoặc sáng tác thơ, vè phù hợp nội dung bài học: chia làm 3 mảng kiến thức: a. Toán số học: DẠNG TOÁN TÌM THÀNH PHẦN CHƢA BIẾT Nghe vẻ nghe ve Nghe vè tìm x Thành phần chƣa biết Ta phải làm sao? Tìm số hạng này Tổng đem trừ nhé Số bị trừ đấy Hiệu cộng số trừ Tìm tiếp số trừ Bị trừ trừ hiệu Đi tìm thừa số Lấy tích đem chia Muốn tìm số chia Bị chia chia nốt Số bị chia đấy Thƣơng lại đem nhân Tìm x đã xong Bạn ơi dễ lắm Dễ lắm ấy mà dễ lắm. b. Toán hình học: DẠNG TOÁN NHẬN BIẾT VỀ HÌNH Hình thoi bạn nhớ nhé Các cặp đối diện nhau Cùng có chung độ dài Cùng song song trƣớc mặt. Hai đƣờng chéo vuông góc Chia ra rõ hai phần Trung điểm của hai đƣờng Chính là nơi giao điểm. Vẽ hình thoi hãy nhớ Đƣờng chéo vẽ trƣớc cơ Sao cho cân hai đầu Rồi nối liền bốn cạnh. Học cho nhanh cho thuộc Toán dễ lắm bạn ơi Học xong ta đƣợc chơi Còn gì vui hơn thế. DẠNG TOÁN VỀ CÔNG THỨC HÌNH HỌC Muốn tính diện tích hình vuông Cạnh nhân chính nó vẫn thƣờng làm đây Chu vi thì tính thế này Một cạnh nhân bốn trúng ngay bạn à. Hình thoi diện tích sẽ là Tích hai đƣờng chéo sẽ chia hai phần Diện tích chữ nhật thì cần Chiều dài chiều rộng ta đem nhân vào Chu vi chữ nhật tính sao Chiều dài chiều rộng cộng rồi nhân hai Bình hành bạn tính chớ sai Liền kề hai cạnh cộng rồi nhân hai Diện tích thì tính thế này Chiều cao nhân đấy là xong ngay ngay mà Chúng mình cố gắng thuộc nha Lời cô Hạnh dạy Bốn Ba nhớ hoài. c. Phân số: NGHE VÈ PHÂN SỐ Nghe vẻ nghe ve Nghe vè quy tắc Bạn còn thắc mắc Cộng, trừ, chia, nhân Nếu bạn chuyên cần Mọi điều sáng tỏ Cộng, trừ phân số Mà mẫu cùng rồi Tử cộng, trừ thôi Có đâu khó nhọc Chẳng may mẫu khác Ta phải xét thêm Nếu chia đƣợc nhau Mẫu chung số lớn Hai mẫu có khác Chẳng thể chia nhau Nhân luôn với nhau Mẫu chung là tích Nhân thì có khác Hai tử cùng nhân Hai mẫu cũng cần Đem nhân nhƣ thế Phép chia cũng dễ Lấy phân số đầu Nhân phân số sau Nhƣng mà đảo ngƣợc Học thơ dễ thuộc Dễ nhớ bạn ơi Vừa học vừa chơi Thật là vui vẻ Nghe vẻ nghe ve  Nghe vè quy tắc. 2.2. Hệ thống hoá kiến thức: Từ kiến thức đã học, các em sẽ hệ thống lại các công thức toán học bằng các bài thơ có nội dung liên quan, sơ lƣợc lại bằng các kí hiệu toán học, hoặc mô hình hoá các dạng bằng sơ đồ…. thông qua việc khảo bài đầu giờ và các buổi tự học tại lớp (chiều). Nhờ đó, HS khắc sâu đƣợc kiến thức cần học, tiết học lại vui nhộn, nhẹ nhàng. 2.3. Bài tập vận dụng Sau khi các em đã khắc sâu kiến thức toán học, các em sẽ vận dụng vào việc giải toán trong vở bài tập hoặc vở chiều. Ví dụ: William A. Warrd đã từng nói: "Người thầy trung bình chỉ biết nói, người thầy giỏi biết giải thích, người thầy xuất chúng biết minh họa, người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng." Tôi cũng muốn truyền cho các em cảm hứng đến với môn Toán vốn dĩ khô khan và rất khó trong chƣơng trình bậc tiểu học. Đến với thơ ca hò vè, các em đƣợc hòa vào không khí vui tƣơi, đƣợc “mềm hóa” những kiến thức, quy tắc toán một cách tự nhiên nhất. Đây là những kinh nghiệm bản thân để khai thác việc lồng ghép thơ ca vào dạy học toán lớp 4. IV. KẾT QUẢ NĂM HỌC 2014 - 2015: Tiến hành kiểm tra cuối năm đối với môn Toán tại lớp, kết quả đạt đƣợc nhƣ sau: Hoàn thành Chƣa hoàn thành 44/44 HS = 100% 0/44 HS = 0% V. MẶT TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: 1. Mặt tích cực: - Qua quá trình dạy học, tôi đã áp dụng những biện pháp trên và thấy rằng bƣớc đầu đã đem lại đƣợc những kết quả tốt. - Học sinh hứng thú khi học Toán, kết quả học tập của các em đƣợc nâng lên rõ rệt. Do đó tôi cho rằng biện pháp của tôi đƣa ra có thể áp dụng vào việc lồng ghép thơ ca vào dạy và học môn toán lớp 4. 1. Mặt hạn chế: - Đòi hỏi giáo viên phải có “tâm” với nghề, hết lòng với trẻ, kiên trì nhẫn nại và không ngừng cố gắng tự hoàn thiện bản thân mình. - Tuy nhiên do kinh nghiệm giảng dạy dựa trên kĩ năng tích hợp, lồng ghép vẫn chƣa thuần thục nên cũng còn những hạn chế, mong đƣợc sự đóng góp của đồng nghiệp để công tác giảng dạy ngày một hoàn thiện hơn. VI. BÀI HỌC Việc lồng ghép thơ ca vào dạy và học Toán lớp 4 bƣớc đầu có kết quả khả quan. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, tôi nhận thấy cần phải lƣu ý đến một số điểm sau:  Cần phải có quá trình rèn luyện thƣờng xuyên để vận dụng những bài học thông qua các bài thơ tốt và thuần thục hơn nữa trong việc làm bài tập.  Cần chỉ ra rõ sự liên hệ giữa câu từ và kí hiệu, thuật ngữ toán học cho các em học sinh, dẫn đến việc nhớ bài lâu hơn.  Có thể cho HS tự hệ thống hoá kiến thức bằng nhiều hình thức đa dạng, không chỉ dựa vào hƣớng dẫn của giáo viên, dẫn đến tâm lý thụ động tiếp nhận kiến thức. VII. PHẠM VI GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI Kinh nghiệm này có thể áp dụng cho các khối lớp trong trƣờng tiểu học ở trong quận. PHẦN THỨ III KẾT LUẬN Nhƣ vậy, cũng nhƣ các môn học khác, khi học sinh đã tƣờng tận từ lý thuyết và đƣợc “trang bị” thêm lời nhạc tiếng thơ thì rõ ràng các tri thức khô cứng sẽ đƣợc “mềm hóa” hơn. Từ đó bài học luôn đƣợc khắc sâu và đi vào lòng ngƣời một cách tự nhiên. Không những thế, khi thơ ca đƣợc sử dụng đúng chỗ thì tiết học thực sự sinh động hơn, tạo thêm “chất xúc tác” trong hứng thú của ngƣời học và đƣa đến hiệu quả bất ngờ là học sinh tham gia tiết học sáng tạo và hăng say hơn. Đây cũng là cách giáo viên thực hiện đƣợc yêu cầu tổ chức hoạt động học tập theo hƣớng tích hợp mà cụ thể là môn Toán đã tích hợp đƣợc với văn học, âm nhạc và mỹ thuật. Và việc quan trọng hàng đầu là tạo đƣợc hứng thú học tập cho học sinh. Cái đích của quá trình dạy và học là thu hút học sinh đến trƣờng, yêu trƣờng, mến lớp; từ đó mà không ngừng rèn luyện, học tập và sáng tạo. Vì vậy, tôi liên tƣởng thầy cô giáo là thỏi nam châm thực hiện nhiệm vụ này. Những biện pháp tôi chia sẻ ở trên là kết quả của quá trình tôi cố gắng tìm tòi, học hỏi để sao cho hoàn thành tốt nhất sứ mệnh mà xã hội và ngành đã giao phó trong điều kiện phù hợp hoàn cảnh của mình và của nhà trƣờng. Vì là trải nghiệm, kinh nghiệm riêng của bản thân tôi nên chắc chắn ít nhiều còn mang tính chủ quan và nhiều sai sót. Tôi rất mong nhận
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan