Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Lồng ghép nội dung giáo dục chủ quyền biển, đảo vào dạy học địa lí lớp 9...

Tài liệu Lồng ghép nội dung giáo dục chủ quyền biển, đảo vào dạy học địa lí lớp 9

.PDF
95
285
132

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM QUAN THỊ DƯỠNG LỒNG GHÉP NỘI DUNG GIÁO DỤC CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO VÀO DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 9 Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Địa lý Mã số: 60 14 01 11 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Phương Liên Thái Nguyên, năm 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả, các kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2015 Tác giả luận văn Quan Thị Dưỡng i Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Luận văn tốt nghiệp cao học được hoàn thành tại Đại học Sư phạm Thái Nguyên. Có được bản luận văn tốt nghiệp này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới đến Đại học Sư Phạm, phòng đào tạo sau đại học đặc biệt là Tiến Sĩ Nguyễn Phương Liên đã trực tiếp hướng dẫn dìu dắt, giúp đỡ tác giả với những chỉ dẫn khoa học quý giá trong suốt quá trình triển khai nghiên cứu và hoàn thành đề tài “Lồng ghép nội dung giáo dục chủ quyền biển, đảo vào dạy học địa lí lớp 9” Xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo – Các nhà khoa học đã trực tiếp giảng dạy truyền đạt những kiến thức khoa học chuyên ngành Lí luận và phương pháp dạy học địa lí cho bản thân tác giả trong những năm tháng qua. Xin gửi tới Trường THCS trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang lời cảm tạ sâu sắc vì đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tác giả thu thập số liệu cũng như quá trình thực nghiệm sư phạm liên quan tới đề tài tốt nghiệp. Xin ghi nhận công sức và những đóng góp quý báu và nhiệt tình của các đồng chí giáo viên giảng dạy môn địa lí thuộc các trường THCS trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã đóng góp ý kiến và giúp đỡ cùng tác giả triển khai điều tra thu thập số liệu. Có thể khẳng định sự thành công của luận văn này, trước hết thuộc về công lao của tập thể, của nhà trường, cơ quan và xã hội. Một lần nữa tác giả xin chân thành cảm ơn các đơn vị và cá nhân đã hết lòng quan tâm tới sự nghiệp đào tạo của đội ngũ giảng viên khoa địa lí trường Đại học Sư Phạm Thái Nguyên. Tác giả rất mong được sự đóng góp, phê bình của quý Thầy, Cô các nhà khoa hoc, độc giả và các bạn đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận văn ii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn MỤC LỤC Trang bìa phụ...................................................................................................... Lời cam đoan .................................................................................................... .i Lời cảm ơn ...................................................................................................... .ii Mục lục ...........................................................................................................iii Danh mục các bảng biểu ................................................................................ .iv Danh mục các hình vẽ ...................................................................................... .v Danh mục các từ viết tắt .................................................................................. vi PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1 Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC LỒNG GHÉP NỘI DUNG GIÁO DỤC CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO .................................. 12 1.1. Cơ sở lí luận ..................................................................................... 12 1.1.1. Cơ sở lí luận về phương pháp dạy học ........................................... 12 1.1.2 Các khái niệm về biển - đảo ........................................................... 16 1.1.3. Khái quát về tình hình biển đảo nước ta hiện nay. ......................... 19 1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................. 21 1.2.1. Sự cần thiết phải giáo dục cho thế hệ trẻ những kiến thức về chủ quyền biển đảo ........................................................................................ 21 1.2.2. Nội dung chương trình sách giáo khoa Địa lí lớp 9 ........................ 22 1.2.3. Thực trạng giáo dục chủ quyền biển, đảo ở nước ta nói chung và ở nhà trường THCS nói riêng ..................................................................... 28 1.2.4. Đặc điểm tâm sinh lí và trình độ nhận thức của học sinh lớp 9 ...... 29 Chương 2: LỒNG GHÉP NỘI DUNG GIÁO DỤC CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO VÀO DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 9 ......................................................... 32 2.1. Mục đích của việc dạy học lồng ghép nội dung chủ quyền biển, đảo thông qua môn học địa lí lớp 9 ................................................................ 32 2.2. Xác định nội dung lồng ghép kiến thức biển, đảo trong sách giáo khoa địa lí lớp 9 ............................................................................................... 33 2.2.1. Các nguyên tắc lồng ghép .............................................................. 33 iii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 2.2.2 Những nội dung lồng ghép kiến thức biển, đảo trong dạy học Địa lí lớp 9 ........................................................................................................ 34 2.3. Một số phương pháp dạy học lồng ghép ........................................... 38 2.3.1. Phương pháp nêu vấn đề ................................................................ 39 2.3.2. Phương pháp tình huống ................................................................ 41 2.3.3. Phương pháp đàm thoại gợi mở ..................................................... 42 2.3.4. Phương pháp thảo luận .................................................................. 43 2.3.5. Phương pháp đóng vai ................................................................... 44 2.3.6. Phương pháp động não .................................................................. 45 2.4. Các hình thức dạy học lồng ghép nội dung giáo dục kiến thức biển, đảo trong nhà trường phổ thông .............................................................. 45 2.4.1. Các phương thức lồng ghép ........................................................... 45 2.4.2. Các hình thức tổ chức dạy học lồng ghép ...................................... 46 2.5. Thiết kế một số giáo án cụ thể .......................................................... 48 Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .................................................... 68 3.1. Mục đích – nhiệm vụ thực nghiệm ................................................... 68 3.1.1. Mục đích thực nghiệm ................................................................... 68 3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm .................................................................. 68 3.2. Nguyên tắc thực nghiệm ................................................................... 68 3.3. Quy trình thực nghiệm...................................................................... 69 3.3.1. Nội dung thực nghiệm ................................................................... 69 3.3.2. Chọn trường thực nghiệm .............................................................. 69 3.3.3. Chọn lớp thực nghiệm ................................................................... 70 3.3.4. Chọn giáo viên thực nghiệm .......................................................... 70 3.3.5. Tổ chức thực nghiệm ..................................................................... 70 3.4. Kết quả thực nghiệm ........................................................................ 71 3.4.1. Bài thực nghiệm số 1 ..................................................................... 71 3.4.2. Bài thực nghiệm số 2 ..................................................................... 73 iv Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 3.4.3. Bài thực nghiệm số 3 ..................................................................... 74 3.5. Nhận xét kết quả thực nghiệm .......................................................... 76 3.5.1. Nhận xét về mặt định lượng........................................................... 76 3.5.2. Nhận xét về mặt định tính .............................................................. 76 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 80 PHỤ LỤC v Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 3a. Các bài dạy thực nghiệm .................................................................. 69 Bảng 3b. Danh sách giáo viên dạy thực nghiệm .............................................. 70 Bảng 3.1. Kết quả điểm kiểm tra bài thực nghiệm số 1 ................................... 71 Bảng 3.2. Thống kê điểm kiểm tra bài thực nghiệm 1 của hai lớp thực nghiệm và đối chứng ................................................................................................... 72 Bảng 3.3. Tỷ lệ xếp loại kiểm tra bài thực nghiệm số 1................................... 72 Bảng 3.4. Kết quả điểm kiểm tra bài thực nghiệm số 2 ................................... 73 Bảng 3.7. Kết quả điểm kiểm tra bài thực nghiệm số 3 ................................... 75 Bảng 3.8. Thống kê điểm kiểm tra bài thực nghiệm 3 của hai lớp thực nghiệm và đối chứng ................................................................................................... 75 Bảng 3.9. Tỷ lệ xếp loại kiểm tra bài thực nghiệm số 3................................... 76 iv DANH MỤC HÌNH Hình 3.1 Đồ thị điểm số bài thức nghiệm số 1 của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm. ............................................................................................................ 72 Hình 3.2 Đồ thị điểm số bài thức nghiệm số 2 của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm ............................................................................................................. 74 Hình 3.3 Đồ thị điểm số bài thức nghiệm số 3 của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm ............................................................................................................. 75 i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Bộ GD&ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo ĐC Đối chứng GV Giáo viên HS Học sinh LHQ Liên hợp quốc THCS Trung học cơ sở TN Thực nghiệm ii MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trước yêu cầu bức thiết của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, Đảng ta nhận thức sâu sắc và thể hiện rõ quan điểm về phát triển kinh tế độc lập tự chủ, kinh tế biển, bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế. Quan điểm đó được thể hiện tập trung trong các nghị quyết, chỉ thị như: Nghị quyết 03/-NQ/TW ngày 6-5-1993 của Bộ Chính trị (khóa VII) về “Một số nhiệm vụ phát triển kinh tế biển trong những năm trước mắt”; Chỉ thị 20-CT/TW ngày 22-9-1997 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về “Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng CNH, HĐH”; đặc biệt là “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020” trong Nghị quyết TW 4 (khoá X): “Đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển”. Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Việt Nam là trách nhiệm thiêng liêng của mỗi công dân Việt Nam đối với lịch sử dân tộc, là nhân tố quan trọng bảo đảm cho dân tộc ta phát triển bền vững. Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng chỉ rõ: “Mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững chủ quyền biển, đảo, biên giới, vùng trời; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN…”. Đó là ý chí sắt đá, quyết tâm không gì lay chuyển được của dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Thời gian qua, sự biến đổi khôn lường của tình hình thế giới, khu vực và trên biển Đông khiến nhiệm vụ phòng thủ, bảo vệ đất nước, nhất là an ninh trên biển trở thành nhiệm vụ nhiều khó khăn, thách thức. Để hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, điều tiên quyết đặt ra là phải không ngừng củng cố, tăng cường sức mạnh quốc gia, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân trên biển. Trong đó, xây dựng thế trận lòng dân, đảm bảo bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc là vấn đề chiến lược, mang tính cấp bách, then chốt. 1 Đặc biệt, hoạt động tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong môi trường học đường cho học sinh, sinh viên trên cả nước cũng đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD & ĐT) quan tâm trong những năm gần đây. Bộ GD & ĐT đã tập trung chỉ đạo các trường, đơn vị chức năng tổ chức triển khai Đề án 373 với đối tượng tuyên truyền khá đa dạng, từ học sinh các bậc học đến sinh viên trong các trường trung cấp, cao đẳng và đại học, đưa giáo dục chủ quyền biển, đảo vào trong chương trình dạy học. Môn địa lí nói chung và địa lí lớp 9 nói riêng có nhiều điều kiện thuận lợi để giảng dạy nội dung giáo dục chủ quyền biển đảo. Chương trình địa lí lớp 9 hoàn toàn đề cập đến những nội dung về địa lí kinh tế xã hội của Việt Nam, là sự nối tiếp hợp logic của chương trình địa lí lớp 8, với cấu trúc chặt chẽ, nội dung chương trình là địa lí Việt Nam rất phù hợp với việc dạy học lồng ghép nội dung giáo dục chủ quyền biển, đảo vào trong bài giảng. Đó cũng chính là lý do tác giả chọn đề tài “Lồng ghép nội dung giáo dục chủ quyền biển, đảo vào dạy học Địa lí lớp 9” làm đề tài nghiên cứu của mình 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Trên thế giới Nói đến Biển Đông người ta không thể không nói đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm ở trung tâm Biển Đông. Nói đến chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam cũng không thể không nói đến việc Việt Nam, đã từ rất lâu trong lịch sử, khám phá và liên tục thực hiện quyền chiếm hữu đối với hai quần đảo này. Trong tiềm thức của người dân Việt Nam, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được coi là những phần đất thiêng liêng của Tổ quốc do ông cha chúng ta đã khám phá và thực thi chủ quyền từ xa xưa, mà trách nhiệm của các thế hệ người Việt Nam sau này phải quyết tâm gìn giữ và bảo vệ. Đã có rất nhiều luật gia, nhà nghiên cứu lâu năm, chuyên gia về biển ở trên thế giới viết về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và những tranh chấp chủ quyền đối với hai quần đảo. Có thể nêu ra ở đây tác giả Marwyn S. Samuels 2 với cuốn sách “Tranh chấp Biển Đông” dày 225 trang, do nhà xuất bản Methuen, Newyork and London ấn hành năm 1982, trong phần đầu của cuốn sách tác giả đã nói tới những hoạt động của Trung Quốc trên khu vực Biển Đông và kết luận rằng trong lịch sử người Trung Quốc tuy có các chuyến “du hành” đường dài để phát triển buôn bán cùng tham vọng khống chế các tuyến vận tải đường biển, nhưng tham vọng này đã dần dần “chìm vào dĩ vãng” kể từ thế kỷ XV khi các quốc gia hùng mạnh của Châu Âu như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan tăng cường giao thương trong khu vực này. Một cuốn sách khác phải kể đến nhiều hơn có tên là “Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” do Nhà xuất bản L’Harmattan Paris ấn hành năm 1996, của bà Monique Chemillier-Gendreau, Giáo sư công pháp và khoa học chính trị trường Đại học Paris VII, nguyên Chủ tịch Hội luật gia dân chủ Pháp, nguyên Chủ tịch Hội Luật gia Châu Âu. Cuốn sách dầy gần 300 trang của bà là một công trình nghiên cứu công phu, độc lập và kéo dài nhiều năm, trong đó bà đã nói đến những chứng cứ lịch sử và đánh giá lập luận của các bên, chủ yếu là Trung Quốc và Việt Nam, liên quan đến hai quần đảo, rồi dựa trên việc áp dụng luật pháp và thực tiễn quốc tế để đưa ra những phân tích sâu sắc về vấn đề chủ quyền đối với hai quần đảo. Bà viết “qua việc xem xét kỹ lưỡng các tài liệu do người Trung Quốc nêu ra thì thấy rằng chúng không đủ làm cơ sở pháp lý để bảo vệ cho lập luận rằng Trung Quốc có lẽ là nước đầu tiên phát hiện, khai phá, khai thác và quản hạt hai quần đảo này” Một người Việt Nam sinh sống tại nước ngoài, tiến sĩ luật Đại học Sorbonne (Pháp) Từ Đặng Minh Thu cũng bỏ ra một thời gian dài thu thập tài liệu, nghiên cứu về “Vấn đề tranh chấp Biển Đông” được đăng trên số 11, tháng 7/2007 của tạp chí nghiên cứu và thảo luận “THỜI ĐẠI MỚI”, trong đó ông đã phân tích lập luận của Việt Nam và Trung Quốc để đưa ra những kết luận về cơ sở và thời gian thực hiện chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Luật gia Đào Văn Thuỵ, sống tại Paris đã có bài tham luận với tựa 3 đề “Lập trường của Trung Quốc trong tranh chấp chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng sa, Trường Sa và luật quốc tế”. Tham luận này cũng được đăng trên tạp chí “THỜI ĐẠI MỚI” số 11, tháng 7/2007. Tác giả đã bàn về những “chứng cứ lịch sử” do phía Trung Quốc đưa ra, phân tích những điểm mập mờ, không chính xác, thậm chí mâu thuẫn trong các lập luận của Trung Quốc, đồng thời so sánh với những chứng cứ lịch sử rõ ràng, rành mạch trong lập luận do Việt Nam đưa ra để chứng minh Việt Nam là quốc gia đầu tiên xác lập và thực hiện chủ quyền liên tục đối với hai quần đảo. 2.2. Ở Việt Nam Ở Việt Nam cũng đã có nhiều đề tài, công trình nghiên cứu về chủ quyền biển, đảo của Việt Nam đặc biệt là với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển ở Biển Đông. Mỗi công trình, đề tài tiếp cận từ nhiều nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu, nhưng đều khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông, do nhà nước Việt Nam quản lý và khai thác từ nhiều thế kỷ trong lịch sử. Nhiều năm qua, Viện Nghiên cứu Hán Nôm đã sưu tầm được vài trăm đơn vị tư liệu có nội dung thể hiện vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển ở Biển Đông, gồm hàng trăm tập bản đồ; vài chục bộ sử, địa chí, hội điển...; vài chục tập văn bản hành chính; các tập thơ văn, tạp văn... Từ năm 2009 - 2012, Viện Nghiên cứu Hán Nôm triển khai đề tài “Thư mục Hán Nôm về biển, đảo Việt Nam”, tiến hành khảo sát toàn bộ kho sách Hán Nôm của Viện và tuyển chọn những đoạn ghi chép hoặc vẽ về biển, đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam trong lịch sử. Đề tài đã được nghiệm thu cấp Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, bản thảo dày khoảng 3.000 trang Bên cạnh đó các học giả như: Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú...cũng đã nghiên cưu về vấn đề này và cho đến nay vấn đề chủ qyền biển đảo vẫn thu hút được sự nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, nhiêu tầng lớp sinh viên. 4 Trung tâm thông tin công tác tư tưởng phối hợp với Cục chính trị quân trủng hải quân biên soạn cuốn “ Biển và hải đảo Việt Nam” cuốn sách cung cấp những thông tin cơ bản về quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tìm hiểu những kiến thức cơ bản về biển và luật biển của báo cáo viên cùng bạn đọc cả nước về các tư liệu, tài liệu về biển, đảo Việt Nam và quốc tế. Sách được xuất bản tại Hà Nội, năm 2007. Bên cạnh đó Bộ giáo dục và Đào tạo đã ban hành cuốn sách “ Tài liệu hướng dẫn dạy học nội dung giáo dục tài nguyên và môi trường biển, đảo cho học sinh THPT”, tài liệu đã cung cấp những thông tin cơ bản về tài nguyên thiên nhiên và môi trường biển, đảo Việt Nam theo các đề tài khác nhau. Tài liệu có gợi ý hướng dẫn thực hiện tổ chức ngoại khóa để giáo dục cho học sinh về vai trò, chủ quyền biển đảo trong nhà trường phổ thông. Cuốn sách “100 câu Hỏi – Đáp về biển, đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam” Ban Tuyên giáo Trung Ương ấn hành, là cuốn cẩm nang cần thiết cung cấp cho thế hệ trẻ những kiến thức cơ bản về vị trí, vai trò của biển, đảo cho học sinh, sinh viên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tiếp tục khẳng định chủ quyền biển đảo tác giả Hãn Nguyên Nguyễn Nhã (2013) đã xuất bản cuốn “ Những bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa” thông qua cuốn sách này tác giả đã đưa ra, bổ sung những căn cứ về hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam, bên cạnh đó tác giả cũng cung cấp cho người đọc những chiến lược lâu dài của Nhà nước ta để bảo vệ chủ quyền trên vùng biển. Tất cả những công trình nghiên cứu, những tài liệu đều đưa ra được những vấn đề liên quan đến biển, đảo, đây là nguồn tài liệu có giá trị giúp cho tác giả có cái nhìn tổng quát về cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu. Tuy nhiên các tác giả đều nghiên cứu về các bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyển biển đảo với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở các khía cạnh khác nhau. Kế 5 thừa và phát triển những thành tựu đó tác giả đã nghiên cứu về vấn đề “Lồng ghép nội dung giáo dục chủ quyền biển, đảo vào dạy học địa lí lớp 9”. 3. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 3.1. Quan điểm nghiên cứu 3.1.1. Quan điểm duy vật biện chứng Phép duy vật biện chứng là cơ sở của mọi nhận thức khoa học, khẳng định vật chất quyết định ý thức. Phép biện chứng bao gồm hai nguyên lí cơ bản + Nguyên lí về mối quan hệ phổ biến của thế giới chỉ ra cho các nhà khoa học tính vô hạn của thế giới và tính hữu hạn của các sự kiện, hiện tượng cụ thể và mối liên hệ phức tạp của chúng. + Nguyên lí về tính phát triển của thế giới, theo đó nghiên cứu phải xem xét các sự kiện, hiện tượng trong trạng thái vận động và biến đổi không ngừng. Quan điểm này được vận dụng vào việc nghiên cứu thực trạng giáo dục biển, đảo thông qua dạy học môn địa lí ở THCS để đánh giá một cách khách quan, dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn dạy học, thông qua đó đưa ra những nhận xét, đánh giá, giải thích những vấn đề còn tồn tại trong quá trình dạy học lồng ghép kiến thức biển, đảo, qua đó thấy được tính cấp thiết của việc dạy học lồng ghép trong môn địa lí, để có thể đáp ứng xu thế phát triển của xã hội trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay. 3.1.2. Quan điểm hệ thống cấu trúc Hệ thống là một tập hợp các yếu tố nhất định có mối quan hệ biện chứng với nhau tạo thành một chỉnh thể trọn vẹn, ổn định và có quy luật vận động tổng hợp.Việc sử dụng quan điểm hệ thống phải đảm bảo nghiên cứu đầy đủ mối quan hệ hữu cơ giữa mọi yếu tố, nghiên cứu các đối tượng một cách toàn diện. Quan điểm hệ thống là con đường nghiên cứu các đối tượng phức tạp trên cơ sở phân tích đối tượng thành các bộ phận để đi sâu nghiên cứu, tìm ra tính hệ thống, tính toàn diện của đối tượng. Phương pháp hệ thống là công cụ phương 6 pháp luận, nó giúp ta nghiên cứu các đối tượng phức tạp và cho ta một sản phẩm khoa học có cấu trúc và logic chặt chẽ Quan điểm này được vận dụng trong việc nghiên cứu cấu trúc, nội dung chương trình sách giáo khoa địa lí THCS. Đồng thời cho phép tác giả nghiên cứu sâu vào chương trình địa lí lớp 9 để hiểu rõ hơn và định hướng những bài học có thể lồng ghép kiến thức biển đảo, trong dạy học địa lí lớp 9 ở THCS 3.1.3. Quan điểm phát triển bền vững Quan điểm phát triển bền vững đồi hỏi phải đảm bảo sự phát triển bền vững về cả ba mặt: Kinh tế - xã hội – môi trường. + Về kinh tế là đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế hiệu quả và sự ổn định của nền kinh tế + Về xã hội phải chú trọng đến việc xóa đói giảm nghèo, xây dựng thể chế và bảo tồn di sản văn hóa dân tộc. + Về môi trường là giữ gìn đa dạng sinh học, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, ngăn chặn sự xuống cấp và ô nhiễm môi trường. Quan điểm này được vận dụng trong việc nghiên cứu vai trò của biển đảo đem lại cho nước ta hiện nay, đồng thời có cái nhìn toàn cảnh và sâu sắc hơn những giá trị mà biển, đảo mang lại cũng như có những biện pháp, phương hướng tích cực trong bảo vệ tài nguyên biển, đảo. 3.1.4. Quan điểm thực tiễn Quan điểm thực tiễn là luận điểm quan trọng của phương pháp luận, phương pháp này yêu cầu phải bám sát vào sự phát triển của thực tế sinh động. Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có tính lịch sử - xã hội của con người, diễn biến hiện thực là diễn biến khách quan, các sự kiện thực tiễn là những gợi ý quan trọng cho những ý tưởng của các đề tài nghiên cứu khoa học. Chính vì vậy mọi đề tài nghiên cứu khoa học đều mang tính cấp thiết , xuất phát từ thực tiễn. 7 Quan điểm thực tiễn được vận dụng trong việc nghiên cứu thực trạng của tình hình biển đảo nước ta hiện nay và hiện trạng giáo dục kiến thức biển, đảo trong dạy học địa lí, giúp tác giả có những kiến thức ban đầu về vấn đề biển, đảo và các phương pháp khi dạy học địa lí 3.1.5. Quan điểm tổng hợp Trong nghiên cứu địa lí việc vận dụng quan điểm tổng hợp có ý nghĩa dặc biệt quan trọng, quan điểm bắt nguồn từ chính đối tượng nghiên cứu khoa học, các hiện tượng địa lí tự nhiên và kinh tế xã hội rất phong phú, đa dạng, chúng có quá trình hình thành phát triển trong mối quan hệ nhiều chiều giữa bản thân của các đối tượng. Tác giả luận văn vận dụng quan điểm này trong việc nghiên cứu các phương pháp dạy học cụ thể và áp dụng vào việc thiết kế một số giáo án lồng ghép kiến thức biển đảo trong dạy học điạ lí 3.2. Phương pháp nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp thu thập, phân tích, tài liệu Dựa vào mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu mà tiến hành thu thập tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau: Sách báo, tạp chí chuyên ngành, các công trình, đề tài nghiên cứu đã được nghiệm thu và các công trình khoa học khác có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Khi thu thập tài liệu trong quá trình tiến hành thực nghiệm cần chú ý: Nghiên cứu SGK hiện hành làm tài liệu chuẩn cho nội dung thiết kế bài học, đồng thời cần chú trọng thu thập tài liệu bên ngoài SGK để bổ sung kiến thức cho bài học, để bài học trở nên phong phú, hấp dẫn hơn. Các nguồn tài liệu gốc gồm các tài liệu tổng hợp, các tài liệu bộ phận và các tài liệu của các cơ sở sản xuất. Tuy nhiên nguồn tài liệu thường thiếu và không đồng bộ nên việc thu thập và xử lí tài liệu phải đảm bảo một số nguyên tắc sau: + Thống nhất về nguồn tài liệu khi thu thập tài liệu về một đối tượng nào đó, cố gắng nên lấy một nguồn trên cơ sở tham khảo các nguồn tài liệu khác. 8 + Các tài liệu đã thu thập phải được phân cấp trong cùng một thời gian. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc so sánh các hiện tượng để rút ra nhận xét cần thiết hay những quy luật. Phương pháp này được sử dụng trong việc thu thập các tài liệu về biển đảo nhằm làm rõ hơn đề tài nghiên cứu, nắm được các phương pháp nghiên cứu thực hiện và có thêm những kiến thức về biển đảo trong dạy học địa lí 3.2.2. Phương pháp phân tích hệ thống – cấu trúc Nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học là một chủ thể thống nhất gồm nhiều yếu tố liên quan tạo nên một cấu trúc chặt chẽ của quá trình dạy học Địa lý. Do đó để đảm bảo tính khoa học, các đối tượng phải được phân tích hệ thống hoàn chỉnh. Là phương pháp đem đối tượng nghiên cứu xem xét nó trong một số điều kiện, hoàn cảnh gồm những yếu tố có liên quan với nhau theo một cấu trúc chặt chẽ, trong cấu trúc đó những mối quan hệ và các đối tượng tương hỗ giữa các yếu tố được đặc biệt chú ý. Trong đề tài này phương pháp phân tích hệ thống cấu trúc được sử dụng để nghiên cứu nội dung và phương pháp giáo dục kiến thức biển đảo với mục tiêu, nội dung, hình thức, các phương pháp, phương tiện dạy học địa lí lớp 9 3.2.3. Phương pháp điều tra Tiến hành điều tra, khảo sát tình hình thực tế dạy học nội dung kiến thức giáo dục chủ quyền biển đảo nói chung để thấy được những ưu điểm và hạn chế của việc dạy học lồng ghép các kiến thức giáo dục về chủ quyền biển, đảo 3.2.4. Phương pháp phân tích - tổng hợp Đây là hai phương pháp có mối quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau, phân tích là phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, các yếu tố đơn giản để nghiên cứu nhằm phát hiện ra những thuộc tính bản chất của yếu tố giúp cho ta hiểu được đối tượng một cách mạch lạc, rõ ràng, tiếp theo thao tác phân tích là tổng hợp từ những kết quả để 9 có những nhận thức đúng đắn, đầy đủ nhất tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng. Tác giả luận văn sử dụng phương pháp này để nghiên cứu các tài liệu về kiến thức giáo dục biển, đảo trong dạy học địa lí lớp 9 3.2.5. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng công thức toán học thống kê phân tích và xử lý kết quả thu được từ thực nghiệm sư phạm nhằm làm tăng tính chính xác, khách quan cho tài liệu nghiên cứu của đề tài. 3.2.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Thực nghiệm sư phạm là phương pháp thu nhận thông tin về sự thay đổi số lượng, chất lượng trong nhận thức và hành vi của các đối tượng giáo dục do nhà khoa học tác động đến chúng bằng một số tác nhân điều khiển và đã được kiểm tra, phương pháp thực nghiệm sư phạm được dùng khi đã có kết quả điều tra, quan sát các hiện tượng giáo dục, cần khẳng định lại cho chắc chắn các kết luận đã được rút ra. Phương pháp thực nghiệm sư phạm cũng là phương pháp được dùng khi nhà khoa học sư phạm, nhà nghiên cứu, đề ra một phương pháp giáo dục, một phương pháp dạy học mới, một nội dung giáo dục hay một cách tổ chức dạy học mới, một phương tiện dạy học mới.... Thực nghiệm sư phạm là so sánh kết quả tác động của nhà khoa học lên một nhóm lớp - gọi là nhóm thực nghiệm - với một nhóm lớp tương đương không được tác động (dạy, giáo dục theo cách bình thường vẫn được giáo viên phổ thông sử dụng) - gọi là nhóm đối chứng. Ðể có kết quả thuyết phục hơn, sau một đợt nghiên cứu, nhà nghiên cứu có thể đổi vai trò của hai nhóm lớp cho nhau, nghĩa là, các nhóm thực nghiệm trở thành các nhóm đối chứng và ngược lại. Phương pháp náy được tác giả vận dụng vào việc giảng dạy lồng ghép kiến thức biển, đảo trong một số bài giáo án cụ thể, tại một số trường cụ thể để kiểm chứng tính tích cực của phương pháp dạy học lồng ghép và kiểm tra việc nắm tri thức của học sinh thông qua phương pháp lồng ghép. 10 4. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề về lí luận và thực tiễn giáo dục chủ quyền biển, đảo luận văn tập trung vào việc xác định những bài học có thể lồng ghép kiến thức biển đảo, đề xuất phương pháp dạy học lồng ghép và thiết kế một số giáo án cụ thể trong dạy học địa lí lớp 9. Từ đó, cung cấp tư liệu tham khảo để giảng dạy địa lí lớp 9 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu + Nghiên cứu các vấn đề về lí luận dạy học + Nghiên cứ lí luận chung về kiến thức biển, đảo + Nghiên cứu đặc điểm chương trình sách giáo khoa địa lí lớp 9 + Thiết kế giáo án cụ thể + Thu thập tài liệu, điều tra, khảo sát, thực nghiệm sư phạm 5. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu Lồng ghép nội dung giáo dục chủ quyền biển, đảo là một vấn đề rộng, được nhiều tác giả nghiên cứu. Tuy nhiên do hạn chế về mặt thời gian, tác giả chỉ nghiên cứu về mặt lí luận, thực tiễn trong dạy học học địa lí lớp 9. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận đề tài gồm 3 chương. Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc lồng ghép nội dung giáo dục chủ quyền biển, đảo. Chương 2: Lồng ghép nội dung giáo dục chủ quyền biển đảo vào dạy học địa lí lớp 9. Chương 3: Thực nghiệm sư phạm 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan