Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Lớp 9 liên môn Tích hợp môn tiếng anh lớp 9 bài unit 6 the environment lesson 4 readi...

Tài liệu liên môn Tích hợp môn tiếng anh lớp 9 bài unit 6 the environment lesson 4 reading

.DOC
8
758
145

Mô tả:

PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI - Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Quảng Nam - Phòng giáo dục và đào tạo Duy Xuyên - Trường: THCS Trần Cao Vân - Địa chỉ:Khối phố Mỹ Hòa, TT Nam Phước, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Điện thoại:05103877301 ; Thông tin về giáo viên: 1. Họ và tên: Dương văn Tuấn. Ngày sinh: 12/08/1971 Môn : Tiếng anh Điện thoại: 0913427102; Email: [email protected] 2. Họ và tên: Lê Thị Thúy Ngày sinh.: 1977 Môn : Tiếng Anh Điện thoại:0986179919 ; Email: [email protected] 2. Họ và tên: Nguyễn Thị Hương Ngày sinh.: 1973 Môn : Tiếng Anh Điện thoại: 0972284147 ; Email: [email protected] PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN 1.Tên hồ sơ dạy học: TÍCH HỢP KIẾN THỨC CÁC MÔN VẬT LÝ, HÓA HỌC, CÔNG NGHỆ, ĐỊA LÝ VÀO GIẢNG DẠY BÀI “Unit 6: THE ENVIRONMENTLesson 4: Reading ” MÔN TIẾNG ANH LỚP 9. 2. Mục tiêu dạy học - Môi trường là không gian sinh sống của con người và các loài sinh vật. Nhưng cùng với sự phát triển nhanh về dân số, về khoa học kỹ thuật. Con người đã tác động tới chính môi trường sống của mình làm cho nó suy thoái và ô nhiễm. Để góp phần vào hoạt động bảo vệ môi trường mà cả thế giới đang quan tâm. Nhóm giáo viên chúng tôi đã đề ra biện pháp giúp các em học sinh lớp 9 sau khi học xong bài“Unit 6: THE ENVIRONMENT-Lesson 4:Read” sẽ biết vận dụng kiến thức của các môn học trong trường phổ thông để giải quyết tốt vấn đề ô nhiễm môi trường ở địa phương. Cụ thể là: * Về kiến thức: - Giúp các em nắm được và hiểu rõ các tác động của con người tới môi trường qua các thời kỳ xã hội đã làm cho môi trường tự nhiên suy thoái và ô nhiễm. - Giúp các em hiểu được khái niệm ô nhiễm môi trường, nắm được các tác nhân gây ô nhiễm môi trường và nguồn gốc phát sinh - Giúp các em nêu được các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường như: + Hạn chế ô nhiễm không khí + Hạn chế ô nhiễm nguồn nước + Hạn chế ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật + Hạn chế ô nhiễm do chất thải rắn + Hạn chế ô nhiễm do tiếng ồn… * Về kỹ năng: - Giúp các em rèn tốt khả năng tư duy, rèn luyện 4 kĩ năng quan trọng của việc học Tiếng Anh, thảo luận nhóm, thu thập thông tin, phân tích kênh hình, làm bài tập thực hành, liên hệ thực tế. * Về thái độ: - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cụ thể là bảo vệ chính môi trường ở địa phương nơi các em đang sinh sống * Đồng thời trong chương này học sinh cần kết hợp kiến thức của các môn học như: Vật lí, Hóa học, Lịch sử, Địa lí, Công nghệ… để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường và đề ra các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường ở địa phương 3. Đối tượng dạy học của bài học * Đối tượng dạy học là học sinh - Số lượng học sinh: 85 em - Số lớp thực hiện: 2 lớp 9/3,4 - Khối lớp: 9 4. Ý nghĩa của bài học: Qua thực tế dạy học nhiều năm chúng tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức giữa các môn học “tích hợp” vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết. Điều đó không chỉ đòi hỏi người giáo viên giảng dạy bộ môn không chỉ nắm bắt nhuần nhuyễn kiến thức bộ môn mình giảng dạy mà còn cần phải không ngừng trau rồi kiến thức của những môn học khác để giúp các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. - Đồng thời nhóm chúng tôi thấy rằng “tích hợp” là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt trong giáo dục tích hợp kiến thức các môn học vào để giải quyết các vấn đề trong một môn học sẽ giúp học sinh hiểu rộng hơn, sâu hơn về vấn đề trong môn học đó. - Tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh phát huy sự suy nghĩ, tư duy, sự sáng tạo trong học tập và ứng dụng vào thực tiễn. Cụ thể: Đối với bài học này sau khi học sẽ giúp các em học sinh nắm được, hiểu rõ được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và từ đó tự mình tìm ra được những biện pháp khắc phục những nguyên nhân đó. Giúp các em tự tìm hiểu được tính hình ô nhiễm môi trường ở địa phương. Từ các kiến thức đã học của các môn học như: Vật lí, Hóa học, Công nghệ… các em có thể phân tích được nguyên nhân gây ô nhiễm, mức độ ô nhiễm môi trường ở địa phương. Từ đó tự mình có thể đề ra các biện pháp khắc phục, hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương * Trong thực tế chúng tôi thấy khi bài soạn có kết hợp với kiến thức của các môn học khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề đặt ra trong sách giáo khoa. Từ đó bài dạy sẽ trở nên linh hoạt, sinh động hơn. Học sinh có hứng thú học bài, được tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức và được suy nghĩ sáng tạo nhiều hơn. Từ đó vận dụng kiến thức vào thực tế tốt hơn. 5. Thiết bị dạy học, học liệu Đối với bài “Unit 6: THE ENVIRONMENT-Lesson 4:Read” - Giáo viên: + Tranh phóng to H 1-6 trang 47 SGK + Tranh ảnh, băng hình về các hoạt động chặt phá rừng và hậu quả của việc chặt phá rừng + Kiến thức lịch sử về sự phát triển của loài người. + Kiến thức Địa lí, Công nghệ về việc trồng và bảo vệ rừng. - Học sinh chuẩn bị vở, sách để ghi chép. 6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học I. Mục tiêu bài học: a. Kiến thức: - Học sinh học một bài thơ tiếng Anh về bảo vệ môi trường. - Ý thức được trách nhiệm của bản thân, cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường cho hiện tại và tương lai. b. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng thu thập thông tin từ sách, báo, tranh ảnh… - Rèn kỹ năng hoạt động nhóm và khái quát kiến thức. - Rèn luyện 4 kĩ năng: nghe-nói-đọc- viết - Rèn kỹ năng quan sát tranh, kênh hình, phát hiện kiến thức. - Rèn kỹ năng trình bày và bảo vệ ý kiến của mình trước tập thể. c. Thái độ: - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường. II. Đồ dùng dạy học: - Tư liệu về môi trường ( băng, đĩa, tranh ảnh về hoạt động của con người tác động đến môi trường ) III. Hoạt động dạy học: Các hoạt động dạy và học trong bài diễn ra bình thường. Nhưng giáo viên cần lưu ý một số vấn đề trong bài để giúp học sinh kết hợp với kiến thức của các môn học khác để hiểu rõ hơn, sâu hơn về vấn đề đó. Các em hiểu được tác động của con người đến môi trường qua các thời kỳ của xã hội. Giáo viên cần kết hợp với kiến thức môn lịch sử để giúp học sinh nắm được lịch sử phát triển của loài người. Giáo viên cần kết hợp kiến thức môn Địa lí để giúp học sinh nắm được khu vực nào diện tích rừng đang bị thu hẹp để biến thành nhà máy, xí nghiệp. Khu vực nào đang bị sa mạc hóa do đốt rừng, chặt phá rừng… Kết hợp với kiến thức môn Công nghệ để biết được cách trồng cây, gây rừng, chăm sóc cây. IV. Kiểm tra, đánh giá: Học sinh trả lời câu hỏi: Trình bày nguyên nhân dẫn đến suy thoái môi trường do hoạt động của con người 7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập Quá trình kiểm tra đánh giá chính là bài kiểm tra mà học sinh đã được học 5 tiết từ tiết 37 đến tiết 41. Đồng thời mỗi em làm một bài về nhà với nội dung câu hỏi sau: Câu hỏi 1: According to the mother, what will happen if the pollution goes on? Câu hỏi 2: Who does the mother think pollute the environment? Câu hỏi 3: c.What will happen to the boy if he keeps on asking his mother such questions? Câu hỏi 4: Do you think the boy’s question (line 9-10) is silly? Why (not)? Câu hỏi 5: e.What does the poet want us to learn about keeping the environment unpolluted? Câu hỏi 6: What should/shouldn’t we do to protect our environment? 8. Các sản phẩm của học sinh Sau khi chấm bài kiểm tra chúng tôi thấy 100 % học sinh đã biết trình bày ý tưởng của mình về các biện pháp khắc phục, hạn chế ô nhiễm môi trường ở địa phương. Tìm hiểu được sự ô nhiễm môi trường ở địa phương đang ở mức độ nào. Đặc biệt các em đã biết kết hợp kiến thức các môn học như: Vật lí, Hóa học, Công nghệ… vào để làm bài Kết quả khảo sát sơ bộ 15 phút tại lớp đạt được như sau: - 4 học sinh đạt điểm 10 - 6 học sinh đạt điểm 9 - 11 học sinh đạt điểm 8 - 20 học sinh đạt điểm 7 - 13 học sinh đạt điểm 6 - 25 học sinh đạt điểm 5 - 5 học sinh đạt điểm 4 - 1 học sinh đạt điểm 3 Từ kết quả học tập của các em chúng tôi nhận thấy việc kết hợp kiến thức liên môn vào một môn học nào đó là một việc làm hết sức cần thiết, có hiệu quả rõ rệt đối với học sinh. Cụ thể là bài học chúng tôi thực hiện thử nghiệm đối với bộ môn Tiếng Anh lớp 9 năm học 2013 - 2014 đã đạt được kết quả rất khả quan. Chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện vào học kỳ II của năm học 2013 - 2014 đối với học sinh ở các lớp khác. Giúp các em học sinh không những giỏi một môn mà cần biết cách kết hợp kiến thức các môn học lại với nhau để trở thành một con người phát triển toàn diện. Đồng thời việc thực hiện những yêu cầu này sẽ giúp người giáo viên dạy bộ môn không ngừng trau rồi kiến thức của các môn học khác để dạy bộ môn của mình tốt hơn, đạt kết quả cao hơn.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan