Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Liên kết phát triển chuỗi cung ứng rau ở lâm đồng...

Tài liệu Liên kết phát triển chuỗi cung ứng rau ở lâm đồng

.PDF
88
421
145

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ THỊ CHANH LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN CHUỖI CUNG ỨNG RAU Ở LÂM ĐỒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ HÀ NỘI, 2016 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ THỊ CHANH LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN CHUỖI CUNG ỨNG RAU Ở LÂM ĐỒNG Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ ANH VŨ HÀ NỘI, 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam kết luận văn của mình được thực hiện dựa vào sự hiểu biết và quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, cố gắng thực hiện của bản thân cùng với sự hướng dẫn tận tình của TS. Lê Anh Vũ (Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng). Công trình nghiên cứu này của tôi không sao chép bất kì nghiên cứu của cá nhân hay tổ chức nào. Các thông tin, tư liệu, số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và được trích dẫn nguồn gốc tài liệu tham khảo rõ ràng. Hà Nội, ngày 29 tháng 6 năm 2016 Học viên thực hiện Vũ Thị Chanh LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc và các cán bộ, giáo viên tại Học viện Khoa học Xã hội – Viện Hàn Lâm khoa học Xã hội Việt Nam, đặc biệt là Khoa Kinh tế học đã tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu, học tập trong suốt thời gian vừa qua. Đặc biệt cho tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Lê Anh Vũ (Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng), đã chỉ bảo, hướng dẫn tận tình cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Lãnh đạo, các đồng nghiệp tại cơ quan tôi đang công tác đã thông cảm, tạo điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ thời gian, công việc và tài liệu tham khảo; tới gia đình và các bạn bè xung quanh đã động viên, chia sẻ giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Mặc dù đã rất cố gắng, song hiểu biết và năng lực bản thân còn hạn chế nên chắc chắn luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự quan tâm và đóng góp ý kiến của các cá nhân, bạn bè quan tâm để luận văn được hoàn thiện và có ý nghĩa thực tiễn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 29 tháng 6 năm 2016 Học viên Vũ Thị Chanh MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN CHUỖI CUNG ỨNG NÔNG SẢN .................. 9 1.1. Liên kết kinh tế và tiếp cận liên kết phát triển chuỗi cung ứng nông sản 9 1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến liên kết phát triển chuỗi cung ứng nông sản 19 1.3. Kinh nghiệm liên kết phát triển chuỗi cung ứng nông sản tại một số nước trên thế giới ...................................................................................................... 20 Chương 2. THỰC TRẠNG LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN CHUỖI CUNG ỨNG RAU Ở LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2011-2015 ................................. 26 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến liên kết phát triển chuỗi cung ứng rau ở Lâm Đồng .............................................................................. 26 2.2. Khái quát sự phát triển ngành rau ở Lâm Đồng ....................................... 31 2.3. Chuỗi cung ứng rau ở Lâm Đồng ............................................................ 38 2.4. Thực trạng liên kết phát triển chuỗi cung ứng rau ở Lâm Đồng ............. 50 2.5. Một số mô hình liên kết phát triển chuỗi cung ứng rau ở Lâm Đồng...... 57 2.6. Đánh giá thành tựu, hạn chế và nguyên nhân trong liên kết phát triển chuỗi cung ứng rau ở Lâm Đồng .................................................................... 59 Chương 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN CHUỖI CUNG ỨNG RAU Ở LÂM ĐỒNG,GIAI ĐOẠN 2017 - 2025...................................................................................................... 64 3.1. Bối cảnh ................................................................................................... 64 3.2. Quan điểm liên kết phát triển chuỗi cung ứng rau ở Lâm Đồng ............. 68 3.3. Một số giải pháp tăng cường liên kết chuỗi cung ứng rau ở Lâm Đồng 69 KẾT LUẬN .................................................................................................... 76 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 78 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BVTV Bảo vệ thực vật CGT Chuỗi giá trị CNC Công nghệ cao CNCB Công nghiệp chế biến DN Doanh nghiệp HHNH Hiệp hội ngành hàng HTX Hợp tác xã ND Nông dân UBND Ủy ban nhân dân DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Hiện trạng diện tích gieo trồng rau Huyện/Thành phố (ha) ........... 32 Bảng 2.2: Chủng loại của các nhóm rau chính được sản xuất tại Lâm Đồng ..... 33 Bảng 2.3: Sản lượng rau tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011-2015 (tấn) ............. 34 Bảng 2.4: Diện tích gieo trồng (canh tác) rau ứng dụng công nghệ cao tính đến năm 2015 .................................................................................................. 35 Bảng 2.5: Kim ngạch xuất khẩu rau tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2010 – 2015 ................................................................................................................ 37 Bảng 2.6: Tình trạng đầu vào nguyên liệu sản xuất rau củ quả ở Lâm Đồng 39 DANH MỤC CÁC HÌNH, HỘP VĂN BẢN Hình 2.1: Chuỗi cung ứng rau tỉnh Lâm Đồng ............................................... 44 Hộp 1: Tổ hợp tác rau ở xã Lạc Lâm, huyện Đơn Dương .............................. 52 Hộp 2: Tình trạng đóng gói sản phẩm của Hợp tác xã Anh Đào .................. 54 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, sản xuất và kinh doanh hàng nông sản nói chung và sản phẩm rau nói riêng của nước ta còn manh mún, tự phát, sức cạnh tranh của hàng hóa nông sản thấp, giá thành cao, chất lượng chưa phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của thị trường, sự liên kết giữa sản xuất – kinh doanh - chế biến- tiêu thụ còn lỏng lẻo. Trong những năm gần đây, sản xuất rau ở nước ta đã dần đi vào ổn định, tăng trưởng về số lượng và cải thiện về chất lượng. Các địa phương có lợi thế sản xuất rau luôn bổ sung cho nhau nhằm ổn định thị trường rau. Tuy nhiên, sự liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi ngành rau còn nhiều bất cập, hạn chế, thiếu bền vững. Nông nghiệp của Lâm Đồng là nông nghiệp đặc trưng, có một số sản phẩm chủ lực tham gia chuỗi giá trị toàn cầu như chè, hoa, rau, tiêu...Là tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, có nhiều lợi thế về thổ nhưỡng và khí hậu để phát triển các cây trồng có nguồn gốc ôn đới và á nhiệt đới. Dựa vào thế mạnh này, Lâm Đồng đã hình thành một vùng chuyên canh rau lớn nhất cả nước, tập trung chủ yếu tại thành phố Đà Lạt và các huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng. Nghề trồng rau ở Lâm Đồng vốn có từ lâu đời và hiện nay dưới tác động của kinh tế thị trường, người dân đã biết kết hợp giữa kinh nghiệm truyền thống với khoa học kỹ thuật hiện đại trong canh tác, tạo nên sự đa dạng về chủng loại, gia tăng sản lượng và giá trị kinh tế. Thế nhưng, một thực tế nghiệt ngã là, càng tăng sản lượng người dân vùng này lại càng lo tình trạng “được mùa rớt giá” vì không tự quyết định được đầu ra cho sản phẩm. Ngành sản xuất rau công nghệ cao của tỉnh chưa phát triển đúng tầm, bởi hầu hết các vùng sản xuất rau chính ở các địa phương của tỉnh còn manh mún, nặng về phương thức truyền thống lâu đời. Bên cạnh đó, chưa có sự quy hoạch toàn 1 diện, sản xuất rau an toàn trong nhà màng, nhà lưới, rau mầm,… chưa nhiều, chưa có nhiều hộ sản xuất rau an toàn theo VietGAP, chưa được tổ chức thành hệ thống và liên kết trên quy mô lớn từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Việc áp dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trên rau còn tùy tiện. Đầu ra của sản phẩm chưa ổn định, phụ thuộc mạnh vào các thương lái thu mua nhỏ và ép giá, chưa được bao tiêu sản phẩm. Hơn nữa, nông dân không chủ động được giống, thiếu vốn sản xuất lẫn thông tin thị trường, cán bộ khuyến nông chuyên về rau chưa nhiều. Để phát triển nông nghiệp cao hơn, tham gia sâu hơn vào phân công lao động quốc tế, tham gia liên kết trong nội vùng Tây Nguyên, liên kết các tỉnh khác trong cả nước và quốc tế. Vấn đề liên kết phát triển chuỗi cung ứng rau ở Lâm Đồng, trong đó có liên kết của hộ nông dân với các chủ thể trong chuỗi cung ứng đóng vai trò then chốt để giải quyết những vấn đề nêu trên. Luận văn nghiên cứu những lợi thế so sánh của tỉnh, sự phát triển nông nghiệp của Lâm Đồng, từ đó góp phần nghiên cứu và đề ra các giải pháp tăng cường liên kết phát triển chuỗi cung ứng rau cho tỉnh. Từ những lý do trên tôi đã chọn đề tài “Liên kết phát triển chuỗi cung ứng rau ở Lâm Đồng” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Hirschman (1958) cho rằng Liên kết bao gồm các liên kết ngược (Backward linkage) và liên kết xuôi (Forward linkage). Trong đó, các hiệu ứng liên kết ngược nảy sinh từ nhu cầu cung ứng đầu vào của một ngành nào đó; còn hiệu ứng liên kết xuôi phát sinh từ việc sử dụng đầu ra của ngành đó như là đầu vào của các hoạt động kéo theo. Từ quan điểm của Hirschman, nhiều tác giả sau này đã quan tâm đến các liên kết ngược giữa nông nghiệp và các ngành cung ứng đầu vào cho nông nghiệp, liên kết xuôi giữa hoạt động nông nghiệp với các hoạt động phân phối và chế biến. 2 Tiếp cận liên kết cụm ngành M. Porter (1990) cho rằng Cụm ngành là một nhóm các công ty, các tổ chức hiệp hội liên quan với nhau trong một lĩnh vực cụ thể, cùng tập trung tại một khu vực địa lý, liên kết dựa vào những khía cạnh tương đồng và bổ sung. Giroud và Scott (2006) và nhiều nghiên cứu khác đã phân biệt hai loại liên kết: liên kết dọc (vertical linkages) và liên kết ngang (horizontal linkages). Hazell & Roell (1983) cũng chỉ ra các hình thức liên kết trong mô hình liên kết nông nghiệp và CNCB như liên kết giữa các hộ sản xuất với nhau, giữa hộ sản xuất với DN chế biến và với thương lái. Các nghiên cứu về nội dung liên kết Nghiên cứu nền nông nghiệp hợp đồng, thiết lập cơ sở pháp lý đảm bảo cho lợi ích của nông dân trong liên kết nông nghiệp với công nghiệp chế biến, cụ thể hơn là nhà doanh nghiệp chế biến với người nông dân, Humphrey, J. and Schmitz (2000) đã nhấn mạnh các liên kết giữa hộ nông dân với doanh nghiệp chế biến, thường dẫn đến thua thiệt cho hộ nông dân. Nông nghiệp hợp đồng là một hệ giải pháp để có thể giúp giảm thiểu những rủi ro đó. Song, nếu nhà nước không có những giải pháp kiểm soát sẽ rất khó có thể đảm bảo được lợi ích thực thụ của nông dân tham gia chuỗi cung ứng. Ở các vùng có lợi thế so sánh sản xuất quy mô lớn nguyên liệu cho DN chế biến thì sự liên kết CN và NN chế biến lại có ý nghĩa quyết định đến lợi ích gia tăng của DN và NN. Ở cấp độ nhà nước địa phương, liên kết trong thực thi các giải pháp giám sát, theo dõi và đánh giá các quy hoạch mà nhà nước đã xây dựng mang tính thực tiễn cao cho vùng. Phối hợp liên ngành là hết sức cần thiết để thực thi các giải pháp dựa trên bằng chứng thực tiễn. Theo Sykuta và Parcell (2003), sản xuất theo hợp đồng trong nông nghiệp đưa ra những luật lệ cho việc giao dịch nông sản qua việc phân bổ thật rõ ba yếu tố chính: lợi ích, rủi ro, và quyền quyết định. Thực hiện 3 nông nghiệp hợp đồng là hệ giải pháp dựa trên bằng chứng thực tiễn là ND thiết thòi trong quan hệ với DN chế biến và DN thu mua. Hệ giải pháp thực hiện nông nghiệp hợp đồng mang tính đồng thuận giữa ND, DN và những người quản lý ở các địa phương có các vùng chuyên canh. Các nghiên cứu tiếp cận liên kết chuỗi Tiếp cận nghiên cứu liên kết theo chuỗi được sử dụng nhiều trong nghiên cứu liên kết kinh tế theo cụm ngành và liên kết theo lãnh thổ kinh tế theo sự phân bố không gian địa - kinh tế của chuỗi. Somuah và các cộng sự (2013) đã phân tích liên kết ở cấp độ vĩ mô trong thực thi chính sách nông nghiệp và phát triển cụm ngành CNCB dựa trên bản đồ hóa các chuỗi giá trị và cho rằng, sự gắn kết giữa các lãnh thổ để hỗ trợ cho chuỗi sản xuất lúa gạo chưa được thiết lập. Sự chia cắt giữa các vùng nông nghiệp với các doanh nghiệp chế biến cũng làm cho việc giảm sút mức độ tiếp cận dinh dưỡng từ những sản phẩm chế biến đa dạng khác và nâng cao giá trị gia tăng cho sản xuất nông nghiệp của Ghana. Khi phân tích quản trị trong Global Value Chains, Humphrey và Schmitz (2001) đã làm rõ vai trò hoạch định chính sách phát triển các cụm ngành kết nối chuỗi cung cứng toàn cầu. Trong một quốc gia, việc phân bố các chuỗi giá trị để có thể liên kết được chuỗi cung ứng toàn cầu phải được các địa phương phối hợp với nhau thực thi chính sách hỗ trợ chuỗi, hỗ trợ marketting ; tạo sự minh bạch trong tiếp cận thông tin thị trường nội địa và toàn cầu, liên kết chuyển giao công nghệ trong các cụm ngành của chuỗi cung ứng; phân tích những thay đổi trong chuỗi cung ứng nhằm ứng phó với những thách thức khủng hoảng kinh tế. Michael E. Porter (1990), đã phân tích các liên kết bên trong và khu vực địa lý của chuỗi và nhấn mạnh “các liên kết tạo ra cơ hội giảm chi phí thông qua hai cơ chế: điều phối và tối ưu hóa”. Ông đã xem xét vấn đề vị trí 4 địa lý hoạt động chuỗi giá trị có ảnh hưởng đến các chi phí hoạt động của chuỗi. Ông nhấn mạnh, vị trí địa lý phản ánh lựa chọn chính sách, và một số khía cạnh văn hóa truyền thống, hoặc do tính chuyên môn hóa đầu vào.Các nghiên cứu phổ biến liên quan đến thị trường như liên kết bốn nhà; liên kết ND – DN; liên kết DN với nhau. Mô hình liên kết 4 nhà được đề cập đến trong các nghiên cứu của Võ Hữu Phước (2014)[9], Võ Thị Kim Sa (2013) [10], Ma Ngọc Ngà (2014) [8]. Những nghiên cứu về liên kết kinh tế của hộ nông dân: Liên kết kinh tế của hộ nông dân được đề cập trong nghiên cứu của Nguyễn Đức Đồng và Lê Anh Vũ (2016), bản chất của liên kết kinh tế là sự hợp tác cùng phát triển của hai hay nhiều bên không kể quy mô hay loại hình sở hữu. Mối quan hệ liên kết, chính là bảo đảm về lợi ích của các bên tham gia liên kết kinh tế. Do đó, các bên tất yếu sẽ liên kết với nhau nhằm đảm bảo, gia tăng lợi ích của mình. Liên kết nông dân – doanh nghiệp cũng thu hút được sự quan tâm của nhiều tác giả trong đó Hồ Quế Hậu đã đưa ra khá đầy đủ về nội dung, các tiêu chí và các yếu tố ảnh hưởng đến mối liên kết này đồng thời phân tích tổng quát về thực trạng liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp chế biến nông sản Việt Nam trong thời gian qua. Mối liên kết này còn được đề cập đến dưới một tên gọi khác là nông nghiệp hợp đồng trong một số nghiên cứu gần đây của Lê Hữu Ảnh, Bảo Trung. Cho đến nay đa số các tác giả nghiên cứu về vấn đề liên kết kinh tế của hộ nông dân trên từng lĩnh vực nhỏ khác nhau như nghiên cứu về quan hệ kinh tế với hộ nông dân thông qua các hợp đồng sản xuất tại các vùng chè và mía ở Sơn La của tác giả Nguyễn Thị Hà (2010), Nghiên cứu các hình thức liên kết trong tiêu thụ nông sản của hộ nông dân ở tỉnh Thái Bình của tác giả Vũ Đức Hạnh (2015). Các nghiên cứu về chuỗi cung ứng rau 5 Nghiên cứu “Chuỗi cung ứng rau Đồng bằng Sông Cửu Long theo hướng GAP“ trong hội thảo GAP- Bình Thuận (21-22/7/2008) của Trần Thị Ba, Đại học Cần Thơ. Bài tham luận đã tìm hiểu về tình hình sản xuất rau của vùng. Nghiên cứu cũng đã nêu được thực trạng chuỗi cung ứng rau của vùng, phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách của chuỗi cung ứng rau của khu vực từ đó tìm ra giải pháp cho quản lý chuỗi cứng rau đồng bằng sông Cửu Long. Hồ Thanh Sơn và Đào Thế Anh (2006) tổng hợp 4 kênh cung ứng rau an toàn tại Hà Nội, trong đó người sản xuất bán 85% sản lượng rau an toàn cho người thu gom, 10% cho các công ty trung gian và tỷ lệ rất ít còn lại được bán cho người bán lẻ hoặc cho khách hàng tiêu dùng. Nghiên cứu chỉ ra rằng vấn đề của người sản xuất rau an toàn là làm thế nào để người người tiêu dùng tin và mua sản phẩm rau an toàn, đồng thời kiến nghị cần phải có cơ chế hợp đồng để đảm bảo chất lượng rau cung cấp và thực hiện phạt hợp đồng nếu có sự vi phạm ở cả các bên. Tuy nhiên nghiên cứu này chưa chỉ ra được các biến động thị trường cũng như những rủi ro của người nông dân khi tham gia chuỗi cung ứng này. Đa số chuỗi cung ứng được nghiên cứu cho các doanh nghiệp, có một số ít nghiên cứu trong nước đề cập đền chuỗi cung ứng hàng nông sản và sự tham gia của người nông dân trong chuỗi cung ứng hàng nông sản. Cũng hầu như chưa có nghiên cứu nào về liên kết phát triển chuỗi cung ứng nông sản, gắn kết người nông dân với thị trường nông sản trong nước và toàn cầu. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận về liên kết phát triển chuỗi cung ứng nông sản, thực trạng liên kết phát triển chuỗi cung ứng rau tại Lâm Đồng, luận văn đề xuất các giải pháp thúc đẩy liên kết phát triển chuỗi cung ứng rau ở Lâm Đồng. Mục tiêu cụ thể 6 - Làm rõ cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về liên kết phát triển chuỗi cung ứng nông sản. - Làm rõ thực trạng liên kết phát triển chuỗi cung ứng rau ở Lâm Đồng; những mặt đạt được và hạn chế, nguyên nhân hạn chế. - Đề xuất được các giải pháp để tăng cường liên kết phát triển chuỗi cung ứng rau ở Lâm Đồng, từ 2017 đến 2025. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu -Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề liên quan đến liên kết phát triển chuỗi cung ứng rau ở Lâm Đồng Phạm vi nghiên cứu - Giới hạn nội dung nghiên cứu Nghiên cứu về liên kết phát triển chuỗi cung ứng rau có nội dung rất rộng, bao gồm liên kết trong mua nguyên vật liệu; liên kết trong quá trình sản xuất, chuyển đổi các nguyên liệu thành sản phẩm cuối cùng; liên kết trong phân phối sản phẩm đến khách hàng thông qua mạng lưới phân phối, kho bãi, bán lẻ một cách kịp thời và hiệu quả. Trong khuôn khổ phạm vi luận văn Thạc sỹ, tác giả tập trung nghiên cứu liên kết trong tiêu thụ sản phẩm rau, những vấn đề về liên kết cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, liên kết trong sản xuất cũng được đề cập nhưng ở mức nhất định. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Thu thập tài liệu thứ cấp: Đề tài thu thập, phân tích và khai thác thông tin từ các nguồn có sẵn liên quan đến đề tài nghiên cứu, bao gồm các văn kiện, tài liệu, Nghị quyết, Quyết định của Đảng, Nhà nước, bộ ngành ở Trung ương và địa phương; các công trình nghiên cứu, các báo cáo tài liệu thống kê của chính quyền, ban ngành đoàn thể, tổ chức cá nhân liên quan hoặc gián tiếp đến liên kết phát triển chuỗi cung ứng nông sản ở nước ta nói chung và ở Lâm Đồng nói riêng. Đồng thời, đề tài thu thập các tài liệu của các tổ chức và các học giả trong và ngoài nước liên quan đến đề tài trong thời gian qua 7 Đề tài kết hợp cùng các phương pháp thống kê, khái quát thực tiễn, phương pháp phân tích định tính, suy luận logic, diễn giải trong quá trình phân tích, đánh giá chính sách. Để thu thập số liệu mới luận văn tiến hành điều tra thực địa tại một số xã, huyện và hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Trong đợt điều tra thực địa, luận văn sử dụng phương pháp chính là phương pháp phỏng vấn sâu các hộ nông dân ở huyện Đơn Dương, Đức Trọng, phỏng vấn sâu một số trang trại và các hợp tác xã sản xuất rau trên địa bàn thành phố Đà Lạt. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Ý nghĩa lý luận Luận văn góp phần làm rõ về mặt lý luận vấn đề liên kết chuỗi cung ứng nông sản trong điều kiện kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập kinh tế quốc tế. Ý nghĩa thực tiễn - Góp phần cung cấp cơ sở thực tiễn cho việc khuyến nghị các giải pháp thúc đẩy liên kết phát triển chuỗi cung ứng nông sản ở nước ta hiện nay. - Luận văn là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý, các viện nghiên cứu và trường đại học. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành ba chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về liên kết phát triển chuỗi cung ứng nông sản Chương 2: Thực trạng liên kết phát triển chuỗi cung ứng rau ở Lâm Đồng giai đoạn 2011-2015 Chương 3: Quan điểm và giải pháp tăng cường liên kết phát triển chuỗi cung ứng rau ở Lâm Đồng giai đoạn,2017- 2025 8 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN CHUỖI CUNG ỨNG NÔNG SẢN 1.1. Liên kết kinh tế và tiếp cận liên kết phát triển chuỗi cung ứng nông sản 1.1.1. Liên kết kinh tế 1.1.1.1. Khái niệm liên kết kinh tế Đến nay có nhiều quan niệm khác nhau về liên kết kinh tế. Khái niệm liên kết xuất phát từ tiếng Anh “integration” mà trong hệ thống thuật ngữ kinh tế có nghĩa là sự hợp nhất, sự phối hợp hay sát nhập của nhiều bộ phận thành một chỉnh thể. Trước đây khái niệm này được biết đến với tên gọi là nhất thể hóa và gần đây mới gọi là liên kết. Trong ngôn ngữ Latinh “Liên kết kinh tế” đựợc viết là “Intergration” hiểu là sự kết hợp, hòa hợp, hợp nhất. Trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, các quốc gia hướng đến hình thành một không gian kinh tế thống nhất, rộng lớn, thông qua việc tạo điều kiện cho thị trường thế giới mở rộng, xóa bỏ thuế quan, thay đổi phân công lao động quốc tế, đồng bộ hóa khoa học công nghệ trong khu vực và thế giới nhằm tối đa hóa lợi ích của các nước. Theo David (1999) “Liên kết kinh tế chỉ các tình huống khi mà các khu vực khác nhau của một nền kinh tế thường là khu vực công nghiệp và nông nghiệp hoạt động phối hợp với nhau một cách có hiệu quả và phụ thuộc lẫn nhau, là một yếu tố của quá trình phát triển. Điều kiện này thường đi kèm với sự tăng trưởng bền vững”. Theo Từ điển Thuật ngữ kinh tế học của Viện nghiên cứu và Phổ biến tri thức bách khoa thì: Liên kết kinh tế là hình thức hợp tác phối hợp hoạt động do các đơn vị kinh tế tự nguyện tiến hành nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển theo hướng có lợi nhất trong khuôn khổ pháp luật của nhà nước. Mục tiêu là tạo ra mối liên kết kinh tế ổn định thông qua các hoạt động 9 kinh tế hoặc các quy chế hoạt động để tiến hành phân công sản xuất, khai thác tốt các tiềm năng của các đơn vị tham gia liên kết để tạo ra thị trường tiêu thụ chung, bảo vệ lợi ích cho nhau. Liên kết kinh tế là quá trình xâm nhập, phối hợp với nhau trong sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế dưới hình thức tự nguyện nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh theo hướng có lợi nhất trong khuôn khổ pháp luật, thông qua hợp đồng kinh tế để khai thác tốt các tiềm năng của các chủ thể tham gia liên kết. Liên kết kinh tế có thể tiến hành theo chiều dọc hoặc chiều ngang, trong nội bộ ngành hoặc giữa các ngành, trong một quốc gia hay nhiều quốc gia, trên phạm vị khu vực và quốc tế... Theo Hồ Quế Hậu (2012), Liên kết kinh tế trong kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế là sự chủ động nhận thức và thực hiện mối liên hệ kinh tế khách quan giữa các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế xã hội, nhằm thực hiện mối quan hệ phân công và hợp tác lao động để đạt tới lợi ích kinh tế xã hội chung. Điều 1 quyết định số 38/1989/QĐ-HĐBT ngày10/04/1989 của Hội đồng bộ trưởng về liên kết kinh tế trong SX lưu thông và dịch vụ: “Liên kết kinh tế là những hình thức phối hợp hoạt động do các đơn vị kinh tế tiến hành để cùng nhau bàn bạc và đề ra các chủ trương, biện pháp có liên quan đến công việc sản xuất kinh doanh của mình nhằm thúc đẩy sản xuất theo hướng có lợi nhất”. Từ những quan niệm trên, có thể phát biểu tổng quát về liên kết kinh tế như sau: Liên kết kinh tế là một phạm trù kinh tế khách quan, phản ánh mối quan hệ giữa các chủ thể trong nền kinh tế nhằm thực hiện phân công, hiệp tác và chuyên môn hóa nhằm đạt được lợi ích kinh tế, xã hội cao hơn trong sản xuất kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh, cùng nhau chia sẻ các khả năng và mở rộng thị trường. Mục tiêu của liên kết kinh tế là các bên tìm cách bù đắp sự thiếu hụt của mình từ sự phối hợp hoạt động với các đối tác nhằm đem lại lợi ích cho các bên. Đây là điểm then chốt nói lên bản chất đích thực của liên kết kinh tế. 10 1.1.1.2. Các hình thức, phương thức liên kết Các hình thức liên kết trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các tác nhân là những pháp nhân độc lập rất đa dạng, tuy nhiên có thể nêu các hình thức liên kết cơ bản: Hợp đồng bằng văn bản (Hợp đồng chính thống) Liên kết theo hợp đồng là quan hệ mua bán chính thức được thiết lập giữa các tác nhân trong việc mua nguyên liệu hoặc bán sản phẩm. Hợp đồng là “sự thỏa thuận giữa nông dân và các cơ sở chế biến hoặc tiêu thụ sản phẩm nông sản về việc tiêu thụ sản phẩm trong tương lai và thường với giá đặt trước”. Đây là hình thức kinh tế hợp tác trực tiếp, quan hệ giữa hai bên bị ràng buộc bởi hợp đồng, do đó nó có tính ổn định hơn. Hợp đồng miệng (Thỏa thuận miệng) Hợp đồng miệng là các thỏa thuận không được thể hiện bằng văn bản giữa các tác nhân cam kết cùng nhau thực hiện một số hoạt động, công việc nào đó. Hợp đồng miệng cũng được các bên thống nhất về số lượng, chất lượng, giá cả, thời hạn và địa điểm giao nhận hàng... Cơ sở của hợp đồng miệng là niềm tin, độ tín nhiệm, trách nhiệm cam kết thực hiện giữa các tác nhân tham gia hợp đồng. Hợp đồng miệng thường được thực hiện giữa các tác nhân có quan hệ thân thiết (họ hàng, bàn bè, anh em ruột,...) hoặc giữa các tác nhân đã có quá trình hợp tác, liên kết sản xuất - kinh doanh với nhau mà trong suốt thời gian hợp tác luôn thể hiện được nguồn lực tài chính, khả năng tổ chức và trách nhiệm giữ chữ tín với các đối tác. Tuy nhiên, hợp đồng miệng trong thực tế thường chỉ là các thỏa thuận trên nguyên tắc về số lượng, giá cả, điều kiện giao nhận hàng hóa.  Phương thức liên kết. Liên kết kinh tế có thể tiến hành theo các phương thức chiều dọc (liên kết dọc) hoặc chiều ngang (liên kết ngang), trong nội bộ ngành hoặc giữa các 11 ngành, trong một quốc gia hay nhiều quốc gia, trên phạm vi khu vực và quốc tế. Cụ thể: Thứ nhất, liên kết dọc là kiểu liên kết toàn diện nhất bao gồm từ sản xuất, chế biến nguyên liệu đến phân phối thành phẩm. Trong mối liên kết này thông thường mỗi tác nhân tham gia vừa có vai trò là khách hàng của tác nhân trước đó đồng thời bán sản phẩm cho tác nhân tiếp theo của quá trình sản xuất kinh doanh. Kết quả của liên kết dọc là hình thành nên chuỗi giá trị của một ngành hàng và có thể làm giảm đáng kể chi phí vận chuyển, chi phí cho khâu trung gian. Trong chuỗi giá trị, liên kết dọc là liên kết giữa các tác nhân trong các khâu khác nhau của chuỗi như liên kết giữa người sản xuất, là liên kết được thực hiện theo trật tự các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh (theo dòng vận động của sản phẩm) với cung ứng vật tư đầu vào (còn gọi là liên kết ngược), hay với người thu mua và doanh nghiệp chế biến (còn gọi là liên kết xuôi). Mục đích của liên kết dọc là nhằm tiết kiệm các chi phí sản xuất, đảm bảo sự ổn định, chất lượng trong hoạt động của chuỗi thông qua giám sát và quản lý chuỗi. Hai là, liên kết ngang là hình thức liên kết mà trong đó mỗi tổ chức hay cá nhân tham gia là một đơn vị hoạt động độc lập nhưng có quan hệ với nhau thông qua một bộ máy kiểm soát chung. Trong liên kết này, mỗi thành viên tham gia có sản phẩm hoặc dịch vụ cạnh tranh nhau nhưng họ liên kết lại để nâng cao khả năng cạnh tranh cho từng thành viên nhờ phát huy tính lợi ích kinh tế theo quy mô của tổ chức liên kết. Kết quả của liên kết theo chiều ngang hình thành nên những tổ chức liên kết như Hợp tác xã, liên minh, hiệp hội và có thể dẫn đến độc quyền trong một thị trường nhất định. 12 Trong chuỗi giá trị, liên kết ngang là liên kết giữa các tác nhân trong cùng một khâu của chuỗi như liên kết giữa những người sản xuất với nhau hay liên kết giữa các doanh nghiệp cùng hoạt động trong cùng lĩnh vực. Liên kết ngang nhằm tận dụng lợi thế nhờ quy mô để nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi. 1.1.2. Chuỗi cung ứng 1.1.2.1. Khái niệm chuỗi cung ứng Khái niệm chuỗi cung ứng xuất hiện từ những năm 60 của thế kỷ XX và nó thực sự tạo ra cuộc cách mạng trong nền kinh tế thế giới. Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về chuỗi cung ứng theo nhiều hướng tiếp cận khác nhau và có nhiều định nghĩa khác nhau về chuỗi cung ứng nông sản. Tác giả xin trích lược một số định nghĩa về chuỗi cung ứng như sau: Ganeshan và cộng sự [24] cho rằng chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn sản xuất và phân phối nhằm thực hiện các chức năng thu mua nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu thành bán thành phẩm, thành phẩm và phân phối chúng đến khách hàng. Quan điểm của Lambert, Stock và Elleam [30, tr.13-15] cho rằng chuỗi cung ứng là sự liên kết giữa các doanh nghiệp chịu trách nhiệm mang sản phẩm hoặc dịch vụ ra thị trường. Theo Mentzer và cộng sự [31, tr.4] lập luận rằng chuỗi cung ứng là tập hợp của 3 thực thể hoặc nhiều hơn (có thể là pháp nhân hoặc thể nhân) liên quan trực tiếp đến dòng chảy qua lại của sản phẩm, dịch vụ, tài chính và thông tin từ nguyên liệu đến khách hàng. Theo Chopra và Meindl [19] hiểu rằng chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các giai đoạn liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc thỏa mãn yêu cầu của khách hàng. Chuỗi cung ứng không chi bao gồm nhà sản xuất và người phân phối mà còn có cả người vận chuyển, nhà xưởng, người bán lẻ và bản thân 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan