Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ LIÊN KẾT NỘI DUNG TRONG KINH NGUYỆN CÔNG GIÁO (DỰA TRÊN CỨ LIỆU TIẾNG VIỆT)...

Tài liệu LIÊN KẾT NỘI DUNG TRONG KINH NGUYỆN CÔNG GIÁO (DỰA TRÊN CỨ LIỆU TIẾNG VIỆT)

.PDF
221
101
106

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Mộng Tuyền LIÊN KẾT NỘI DUNG TRONG KINH NGUYỆN CÔNG GIÁO (DỰA TRÊN CỨ LIỆU TIẾNG VIỆT) LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Mộng Tuyền LIÊN KẾT NỘI DUNG TRONG KINH NGUYỆN CÔNG GIÁO (DỰA TRÊN CỨ LIỆU TIẾNG VIỆT) Chuyên ngành : Ngôn ngữ học Mã số : 60 22 01 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN HOÀNG Thành phố Hồ Chí Minh - 2013 LỜI CẢM ƠN Chúng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đối với TS. TRẦN HOÀNG – người đã tận tình hướng dẫn, hỗ trợ tài liệu, chỉ dạy, quan tâm chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Xin gửi lời tri ân chân thành đến những thầy cô đã dìu dắt chúng tôi trong khóa học, giúp chúng tôi hoàn thành các học phần và có đủ kiến thức nền tảng để thực hiện luận văn. Xin trân trọng cảm ơn Phòng Sau đại học và Khoa Ngữ Văn – Trường ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh,, là các đơn vị đào tạo và quản lí chúng tôi trong thời gian theo học cao học. Xin cảm ơn Ban Giám hiệu Trường THPT Quang Trung đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Và xin được gửi đến những người thân trong gia đình tôi, đặc biệt là người mẹ thân yêu đã luôn động viên, ủng hộ tôi trong hơn 25 năm qua, lòng vô cùng biết ơn. Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2013 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Nguyễn Thị Mộng Tuyền 2 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. 1 LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ 2 MỤC LỤC .................................................................................................................... 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT, CÁC KÍ HIỆU ............................................. 5 DẪN NHẬP .................................................................................................................. 6 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................................. 6 2. Lịch sử nghiên cứu ......................................................................................................... 7 3. Đối tượng và mục đích nghiên cứu ............................................................................. 10 4. Nguồn ngữ liệu và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 11 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 12 6. Kết cấu luận văn........................................................................................................... 13 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ HỮU QUAN ................. 15 1.1. Văn bản – liên kết trong văn bản ............................................................................ 15 1.1.1. Khái niệm văn bản ................................................................................................ 15 1.1.2. Văn bản với diễn ngôn ......................................................................................... 16 1.1.3. Đặc trưng của văn bản .......................................................................................... 17 1.1.4. Liên kết trong văn bản .......................................................................................... 18 1.2. Liên kết chủ đề trong văn bản ................................................................................. 19 1.3. Liên kết logic trong văn bản .................................................................................... 20 1.4. Lí thuyết về lập luận ................................................................................................. 21 1.4.1. Bản chất của lập luận............................................................................................ 21 1.4.2. Luận cứ, kết luận và quan hệ lập luận .................................................................. 21 1.4.3. Quan hệ lập luận trong sự so sánh với các kiểu quan hệ khác ............................. 24 1.4.4. Kết tử lập luận ...................................................................................................... 25 1.5. Một vài vấn đề liên quan đến kinh nguyện Công giáo .......................................... 26 1.5.1. Vấn đề truyền bá đạo Công giáo vào Việt Nam ................................................... 26 1.5.2. Về ý nghĩa của kinh nguyện trong đời sống đạo Công giáo ................................ 27 CHƯƠNG 2: LIÊN KẾT CHỦ ĐỀ TRONG KINH NGUYỆN CÔNG GIÁO ... 29 2.1. Sự thể hiện của liên kết chủ đề trong kinh nguyện Công giáo ............................. 29 2.1.1. Các phương thức liên kết duy trì chủ đề .............................................................. 30 2.1.2. Các phương thức liên kết phát triển chủ đề .......................................................... 58 2.2. Độ liên kết chủ đề - độ phức tạp của văn bản trong kinh nguyện Công giáo ..... 75 2.2.1. Độ liên kết chủ đề ................................................................................................. 75 3 2.2.2. Độ phức tạp của văn bản ...................................................................................... 79 2.3. Tiểu kết ...................................................................................................................... 80 CHƯƠNG 3: LIÊN KẾT LOGIC TRONG KINH NGUYỆN CÔNG GIÁO ..... 82 3.1. Sự thể hiện của liên kết logic và giá trị lập luận của chúng trong kinh nguyện Công giáo .......................................................................................................................... 82 3.1.1. Phương thức tuyến tính ........................................................................................ 82 3.1.2. Phương thức nối ................................................................................................... 89 3.2. Mô hình lập luận trong kinh nguyện Công giáo .................................................. 100 3.2.1. Khái quát về bản chất của lập luận trong kinh nguyện Công giáo ..................... 100 3.2.2. Các mô hình lập luận trong kinh nguyện Công giáo .......................................... 104 3.2. Tiểu kết .................................................................................................................... 111 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 113 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 116 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 123 4 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT, CÁC KÍ HIỆU - ĐC : Điệp ca - NL : Ngữ liệu - TV : Thánh vịnh - Nguồn tài liệu tham khảo được đặt trong ngoặc vuông [ ], bên trong gồm số thứ tự của tài liệu và số trang (nếu có). Ví dụ: [92, 19] - Nguồn ngữ liệu được chú thích trong ngoặc tròn ( ), bên trong gồm số thứ tự của ngữ liệu, số trang và tên kinh nguyện. Ví dụ: (1, 474 – TV 33 Chúa cứu độ người lành II) 5 DẪN NHẬP 1. Lí do chọn đề tài Khi giao tiếp, chúng ta không sử dụng những câu rời rạc mà sử dụng các yếu tố đã được liên kết với nhau theo những qui tắc nhất định. Thế nên, nếu ở ngôn ngữ học truyền thống, phạm vi nghiên cứu chỉ đến “câu” thì ngôn ngữ học từ những năm 70 của thế kỉ XX đã vượt khỏi giới hạn của “câu”. Việc mở rộng giới hạn này đã dẫn tới sự ra đời của một lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ học mới: ngữ pháp văn bản. Một trong những mối quan tâm hàng đầu của ngữ pháp văn bản chính là “tính liên kết” của văn bản, nghĩa là xem xét mối dây liên hệ giữa câu với câu trong một văn bản, xem xét mối tương quan giữa các đọan văn, các phần trong cùng một văn bản, để rồi từ đó trả lời cho những câu hỏi: Cái gì đã tạo nên một văn bản hoàn chỉnh? Cái gì đã khiến cho những yếu tố tưởng chừng như tách biệt đủ điều kiện để trở thành những “chi thể” của một “cơ thể”, bất khả phân chia? Nếu xem một văn bản là một chỉnh thể thì tính liên kết chính là mối dây buộc ràng các bộ phận của chỉnh thể ấy. Sự ràng buộc đó không chỉ hiện diện ở bên ngoài mà nó còn ngầm ẩn ở bên trong, tức là không chỉ được biểu hiện ở hình thức mà còn thể hiện ở nội dung văn bản. Liên kết nội dung mới thực sự là quan trọng. Nó như “phần hồn” tinh túy của chỉnh thể, mà nếu đánh mất nó thì đối tượng mà ta nói tới sẽ không còn là văn bản hoàn chỉnh nữa, và các chi thể của nó cũng trở thành những thứ rời rạc. Cho nên, nắm được những mối dây liên kết về nội dung của văn bản sẽ tạo tiền đề cho chúng ta nắm bắt văn bản một cách chính xác, hiểu văn bản một cách tinh tế hơn. Sự thú vị của “liên kết nội dung trong văn bản” đã tạo một niềm hứng thú khoa học đối với người nghiên cứu. Với mong muốn vận dụng những lí thuyết của ngữ pháp văn bản vào việc giải quyết một vấn đề trong ngôn ngữ, chúng tôi quyết định chọn “liên kết nội dung trong văn bản” làm cơ sở lí luận, nhằm thể nghiệm phân tích tính liên kết của những văn bản cụ thể. Đồng thời, dựa trên lí thuyết này và mở rộng hơn ở góc độ ngữ dụng, chúng tôi sẽ xác lập những khuôn liên kết văn bản thường gặp trong loại văn bản kinh nguyện của Công giáo. Đó là một điểm mới mà người viết muốn đóng góp. Tại sao lại chọn văn bản kinh nguyện của đạo Công giáo làm ngữ liệu? Trên thực tế, kinh nguyện của các tôn giáo tuy không được lưu hành một cách rộng rãi như văn bản hành chính của một quốc gia, không được tiếp nhận nồng hậu và nhận được nhiều lời bình luận 6 như các tác phẩm văn chương nghệ thuật… nhưng nó có một giá trị quan trọng đối với những tín hữu của tôn giáo ấy. Văn bản kinh nguyện của các tôn giáo nói chung và đặc biệt là kinh Công giáo nói riêng, đã có một quá trình hình thành, phát triển và lưu hành lâu đời. Nó được viết ra, được hoàn thiện dần theo thời gian và trở thành một món ăn tinh thần của đông đảo người theo đạo. Nó được in thành sách, được dịch thành nhiều thứ tiếng và được xem như những lời răn dạy khắc cốt ghi tâm đối với các tín hữu. Với sức sống như vậy, văn bản kinh nguyện cũng có những đặc trưng của mình, giúp phân biệt nó với những loại văn bản khác. Bên cạnh đặc trưng về từ vựng, ngữ pháp, hoặc về mặt kí hiệu học… đã được nhiều tác giả khảo sát trước đây, văn bản kinh Công giáo còn có những nét riêng trong liên kết chưa được đào sâu. Cho nên, nghiên cứu về liên kết văn bản trong lời kinh Công giáo, chúng tôi không nằm ngoài mục tiêu tiếp cận mảng văn bản có nhiều giá trị nhưng ít được đề cập đến này, nhằm góp phần làm hoàn chỉnh hơn cho bức tranh nghiên cứu ngôn ngữ. Về mặt thực tiễn, qua luận văn này, chúng tôi hi vọng có thể phát hiện ra những nét tiêu biểu về liên kết nội dung của một thể loại văn bản đặc thù: kinh nguyện Công giáo. Chúng tôi tin tưởng vào tính khả thi cũng như những đóng góp tích cực của đề tài này, xét về mặt khoa học lẫn thực tiễn. Chính vì những lí do đã trình bày ở trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Liên kết nội dung trong kinh nguyện Công giáo” để nghiên cứu. 2. Lịch sử nghiên cứu Như đã nói, ngữ pháp văn bản là một lĩnh vực còn khá non trẻ. Nó manh nha từ những năm 40, 50 của thế kỉ trước. Theo Diệp Quang Ban [9], vào khoảng những năm 50 của thế kỉ XX, “cấu trúc luận ngôn ngữ học hầu như hoàn thành sứ mệnh của mình là xem xét cái phần ngôn ngữ “vì nó” và “trong bản thân nó”[…]” [9, 13]. Ngôn ngữ học cấu trúc xem câu là đơn vị lớn nhất của hệ thống ngôn ngữ. Lĩnh vực này đã đi sâu, khai thác và miêu tả gần như là cặn kẽ tất cả những yếu tố bên trong của câu. Đến những năm 50, khi đã “hoàn thành sứ mệnh” nghiên cứu trong giới hạn của “câu”, những nhà nghiên cứu xuất sắc nhất của khuynh hướng ngôn ngữ học cấu trúc (một đại diện là Z. Harris 1952) đã nghĩ đến việc mở rộng phạm vi nghiên cứu của mình. Họ quan tâm đến văn bản. Năm 1965, H. Harmann đã khẳng định: “Các kí hiệu ngôn ngữ chỉ bộc lộ mình, chừng nào nó gắn bó trong một văn bản” (Dẫn theo [69]). Còn H. Weinrich cũng nhận định rằng: “Bình thường chúng ta nói không phải bằng các từ rời rạc mà bằng các câu và các văn bản, và lời nói của chúng ta xây dựng trên tình huống” (Dẫn theo [9, 13]). Điều đó cho 7 thấy, theo đà phát triển của lĩnh vực nghiên cứu văn bản (được manh nha từ những năm 40, 50), trong thập kỉ 60, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ cũng đã và đang chuyển sự quan tâm của mình vượt ra ngoài giới hạn của câu. M.A.K. Halliday đã phát biểu rằng đơn vị cơ bản mà chúng ta sử dụng không phải là câu, mà là văn bản. Năm 1970, W. Dressler một lần nữa nhấn mạnh luận điểm của mình theo quan điểm của Halliday một cách quả quyết: “Đơn vị ngôn ngữ cao nhất, ít lệ thuộc nhất, không phải câu mà là văn bản” (Dẫn theo [69]). Như vậy, sau thời hoàng kim của ngữ pháp và ngữ nghĩa học tạo sinh thì bắt đầu từ những năm 1970, ngữ pháp văn bản được biết đến rộng rãi hơn. Thực tế cho thấy, ngữ pháp văn bản ra đời không phải là một hiện tượng mang tính chất tức thời, đột biến, mà nó là kết quả tất yếu của quá trình sử dụng và nghiên cứu ngôn ngữ. Có thể nói, ngữ pháp văn bản chính là sự kế thừa, hoàn thiện của ngữ pháp học. Ở Việt Nam, người đi tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu văn bản là Trần Ngọc Thêm. Năm 1985, Trần Ngọc Thêm hoàn thành chuyên luận Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt [92] với việc trình bày các phương thức liên kết văn bản tiếng Việt một cách có hệ thống. Bên cạnh đó, chuyên luận này cũng đề xuất phương pháp tính toán độ liên kết văn bản, độ phức tạp của văn bản. Đồng thời, tác giả cũng đã làm rõ những đặc trưng của liên kết hình thức, liên kết nội dung trong văn bản. Cũng trong năm này, Trần Ngọc Thêm và hai tác giả khác là Nguyễn Trọng Báu và Nguyễn Quang Ninh cho ra mắt quyển sách Ngữ pháp văn bản và việc dạy làm văn (Dẫn theo [69]). Nếu công trình Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt thuần về lí thuyết, thì cuốn sách Ngữ pháp văn bản và việc dạy làm văn đã làm rõ tính thực tiễn của lĩnh vực này, thông qua việc giảng dạy cách thức soạn thảo văn bản. Nguyễn Quang Ninh cũng có sự quan tâm đối với đơn vị “văn bản”. Trong quyển Ngữ pháp văn bản (năm 1989), ông cho rằng, chúng ta cần “dành một vị trí riêng cho chuỗi hoàn chỉnh các câu có chung ý nghĩa và là một chỉnh thể cú pháp – ngữ nghĩa nhất định” (Dẫn theo [69]). Lĩnh vực ngữ pháp văn bản còn nhận được sự quan tâm của tác giả có uy tín như Đỗ Hữu Châu, Diệp Quang Ban và một số nhà nghiên cứu khác. Đặc biệt, Diệp Quang Ban đã đóng góp rất nhiều chuyên luận, nhiều bài báo xoay quanh những vấn đề của ngữ pháp văn bản. Kế thừa, tiếp thu những ý tưởng của Trần Ngọc Thêm và tìm hiểu rộng hơn qua các tài liệu mới sau này, Diệp Quang Ban đã xuất bản nhiều công trình nghiên cứu về ngữ pháp văn bản. Năm 1998, ông đóng góp chuyên luận Văn bản và liên kết văn bản trong tiếng Việt 8 [4]. Vào các năm 2003 và 2009, ông xuất bản hai quyển chuyên luận: Giao tiếp – văn bản – mạch lạc – liên kết – đọan văn [7] và Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo văn bản [9]. Đặc biệt, trong Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo văn bản, ngoài việc tổng hợp các nội dung đã được đưa ra ở những công trình trước đó, Diệp Quang Ban còn khai thác sâu hơn các vấn đề như: phân tích hội thoại, phân biệt “mạch lạc” và “liên kết”, gợi ý về phân tích diễn ngôn… Năm 1996, Nguyễn Thị Việt Thanh đã công bố chuyên luận Hệ thống liên kết lời nói tiếng Việt [81]. Mục đích của tác giả là xác định rõ ranh giới của lời nói và khái niệm lời nói trong quan hệ với văn bản; xác định phương thức, phương tiện được sử dụng để liên kết trong lời nói và liên lời nói; đồng thời tìm hiểu mối quan hệ hệ thống – cấu trúc giữa các phương thức, phương tiện liên kết lời nói với nhau và với hệ thống liên kết văn bản. Giai đoạn từ sau năm 2000, việc nghiên cứu ngữ pháp văn bản đã nhận được sự quan tâm rất nồng nhiệt từ các nhà nghiên cứu. Bằng chứng là đã có rất nhiều bài báo khoa học, nhiều chuyên luận, chuyên khảo thuộc lĩnh vực này. Chẳng hạn như: Xung quanh kiểu phát ngôn tỉnh lược trong tiếng Việt [15] (Phan Mậu Cảnh); Quan hệ ngữ pháp trong văn bản [19] (Nguyễn Hữu Chỉnh); Liên kết hồi quy trong ngôn ngữ học văn bản “vài kiến nghị về cách xác định và phân loại” [20] (Võ Văn Chương); Cấu trúc đề thuyết với thực tiễn phân tích diễn ngôn [70] (Tôn Nữ Mỹ Nhật);… Thời gian gần đây, có một số luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ đi theo hướng nghiên cứu ngữ pháp văn bản. Năm 2002, có luận án tiến sĩ của tác giả Phạm Văn Tình với đề tài Phép tỉnh lược và ngữ trực thuộc tỉnh lược trong tiếng Việt. Năm 2010, Bùi Văn Năm hoàn thành luận án tiến sĩ với đề tài So sánh phương thức nối trong văn bản tiếng Việt và tiếng Anh [69]. Trong luận án của mình, tác giả nghiên cứu đối chiếu phương thức nối trong văn bản tiếng Anh và tiếng Việt, nhằm rút ra một số điểm tương đồng và dị biệt, có giá trị trong việc dạy và học ngôn ngữ. Năm 2011, Phan Thị Ai cũng thể hiện sự quan tâm đối với ngữ pháp văn bản thông qua luận án tiến sĩ Những vấn đề về mạch lạc văn bản trong bài làm văn của học sinh phổ thông [1]. Tác giả trình bày những số liệu thống kê phong phú. Những đề xuất của Phan Thị Ai trong cách chỉnh sửa các lỗi sai diễn đạt của học sinh dựa trên lí thuyết mạch lạc văn bản cũng góp phần khẳng định giá trị thực tiễn của ngữ pháp văn bản trong vấn đề dạy môn làm văn ở trường phổ thông. Điểm qua sơ nét về những công trình nghiên cứu ngữ pháp văn bản, đặc biệt là những công trình nghiên cứu gần đây, chúng tôi nhận thấy chuyên ngành này có đóng góp tích cực không chỉ cho việc nghiên cứu ngôn ngữ nói riêng mà còn cho rất nhiều lĩnh vực 9 khác có liên quan đến ngôn ngữ như: phân tích văn học, nghiên cứu văn học, dạy làm văn... Đây là một vùng đất còn rất nhiều tiềm năng và hứa hẹn thu hoạch nhiều thành tựu mới. Nhìn lại quá trình nghiên cứu các văn bản của đạo Công giáo, như kinh nguyện, kinh Thánh, thư từ của các linh mục trao gửi nhau, các bài giảng giáo lí…, chúng tôi nhận thấy, các văn bản này được khảo sát, nghiên cứu ở nhiều góc độ, nhiều khía cạnh: từ vựng, ngữ pháp,… và đặc biệt là ngữ âm. Hầu hết những văn bản này được xem như căn cứ để các tác giả “vẽ” ra một “phác đồ” chung cho quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của chữ Quốc ngữ. Trong chuyên luận Chữ Quốc ngữ và cuộc cách mạng chữ viết đầu thế kỉ XX [96], tác giả Hoàng Tiến đã mang một số tài liệu của đạo Công giáo vào việc chứng minh cho “hình hài” của chữ Quốc ngữ vào những ngày đầu thế kỉ XVII. Chẳng hạn như cuốn “Giáo lý cương yếu” [96, 45] của Alexandre de Rhodes, cuốn “Giáo lý cương yếu bằng tiếng Latinh và tiếng Annam” [96, 40], quyển Phép giảng tám ngày [96, 45] của Alexandre de Rhodes… Tác giả cũng cung cấp thêm, những tài liệu tiếng Việt (viết tay và in) trong thời kì đầu vẫn còn được lưu giữ khá đầy đủ ở thư viện của tòa thánh Vatican, “[…] có đến 2.400 các bản thảo viết tay và 50.000 các bản đã in” [96, 42]. Có thể nói, đây chính là một nguồn ngữ liệu phong phú để nghiên cứu lịch sử tiếng Việt. Bức tranh nghiên cứu văn bản Công giáo dưới góc độ ngôn ngữ vẫn còn khuyết một mảnh ghép. Đó là vấn đề liên kết, cũng như giá trị lập luận, giá trị ngữ dụng của kinh nguyện Công giáo. Do vậy, luận văn của chúng tôi, tiếp bước những thế hệ đi trước, mong mỏi sẽ góp một công sức nhỏ vào việc hoàn chỉnh bức tranh chung. 3. Đối tượng và mục đích nghiên cứu Đối tượng chính được đề cập đến một cách xuyên suốt và nhất quán trong luận văn của chúng tôi là: liên kết nội dung trong văn bản và sự thể hiện của nó trong lời kinh Công giáo. Với đề tài này, mục đích của chúng tôi là nghiên cứu hệ thống liên kết nội dung trong văn bản tiếng Việt. Cụ thể là khảo sát chúng trong kinh nguyện Công giáo. Hầu hết những bài kinh này đều có sự liên kết chủ đề rất chặt chẽ. Tuy nhiên, chúng liên kết chủ đề chủ yếu bằng cách thức nào, độ bền chặt trong liên kết chủ đề của chúng là bao nhiêu, sự phức tạp trong chủ đề ở mức nào, thì vẫn là một ẩn số. Song song đó, chúng tôi cũng hướng đến việc nghiên cứu về phương diện ngữ dụng của lời kinh Công giáo, nhất là giá trị lập luận của những từ nối (nối chặt, nối lỏng), của phép liên kết theo tuyến tính. Đây là những nhân tố góp phần tạo nên liên kết logic trong nội dung một văn bản nói chung. Đồng thời, chúng cũng là yếu tố cần thiết để xác định phương 10 thức lập luận của văn bản. Chúng tôi thực hiện những điều này với mục đích là tìm ra những sơ đồ lập luận của kinh nguyện Công giáo. Từ đó rút ra những “khuôn” lập luận thường gặp trong thể loại văn bản này. Với việc thực hiện một luận văn thạc sĩ chuyên ngành Ngôn ngữ học, chúng tôi hi vọng có thể từng bước nâng cao năng lực nghiên cứu ngôn ngữ của bản thân, góp phần tích lũy thêm kinh nghiệm cho công việc nghiên cứu về sau. 4. Nguồn ngữ liệu và phạm vi nghiên cứu Như đã nói, đối tượng chính trong luận văn của chúng tôi là: liên kết nội dung trong văn bản và sự thể hiện của nó trong kinh nguyện Công giáo. Với đối tượng được xác định như vậy, nguồn ngữ liệu của luận văn được giới hạn trong những văn bản kinh của đạo Công giáo – cứ liệu tiếng Việt. Số lượng đơn vị được khảo sát là 419 văn bản, được dẫn từ hai quyển Những giờ kinh phụng vụ (256 văn bản) và Thiên Chúa thánh giáo – Nhựt khóa (163 văn bản). Sách Những giờ kinh phụng vụ mà chúng tôi đang có là quyển được tái bản lần thứ hai vào năm 1991, bởi Ủy ban phụng tự trực thuộc Hội đồng giám mục Việt Nam. Trong sách này, chúng tôi sẽ khảo sát và trích dẫn những văn bản thánh vịnh – kinh nguyện có từ thời Cựu ước. Còn những văn bản kinh nguyện trong gia đình (theo Tân ước) được trích từ sách Thiên Chúa thánh giáo - Nhựt khóa – đây là một loại văn bản tôn giáo không thể thiếu được trong bất kì gia đình tín hữu nào. Trên thực tế, số lượng kinh nguyện cũng như các kiểu loại văn bản tôn giáo khác có rất nhiều chứ không chỉ gói gọn trong con số 419. Nhưng trong giới hạn của luận văn, chúng tôi chỉ chọn lọc và đi sâu nghiên cứu những lời kinh nguyện được xem là tiêu biểu thuộc hai chặng đường của giáo lí Công giáo: Cựu ước và Tân ước. Tính chất “tiêu biểu” này được chọn lựa theo tiêu chí thiên về xã hội học, chỉ chọn những văn bản quen thuộc, được đa số người theo đạo biết đến và được chọn lọc in ấn trong những quyển sách “gối đầu giường” của người Công giáo. Với đối tượng nghiên cứu được xác định như trên, chúng tôi khoanh vùng nội dung tìm hiểu, nghiên cứu của luận văn theo định hướng và các vấn đề cụ thể sau đây: Thứ nhất, chúng tôi vận dụng những quan điểm lí thuyết về liên kết nội dung văn bản đã được công bố rộng rãi làm cơ sở để nghiên cứu và chỉ đi sâu tìm hiểu liên kết nội dung. Thứ hai, luận văn nghiên cứu hiện tượng liên kết nội dung trong những văn bản cụ thể, mà ở đây là kinh nguyện Công giáo. Trong đó, chúng tôi sẽ làm rõ những mối liên kết chủ đề và liên kết logic của văn bản. Trong quá trình nghiên cứu các phương diện liên kết này, chúng tôi chú trọng đến việc thống kê, phân loại các phương thức biểu hiện tính liên 11 kết trong từng văn bản, từ đó, xem xét đâu là phương thức liên kết được sử dụng nhiều nhất. Những phương thức có tần số sử dụng cao sẽ quyết định những đặc điểm về tính liên kết của văn bản kinh Công giáo (điều này chỉ có thể được chỉ ra một cách cụ thể thông qua những con số thống kê). Ở phần liên kết chủ đề, chúng tôi sẽ áp dụng các công thức toán học mà GS. Trần Ngọc Thêm đã đề xuất trong công trình nghiên cứu Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, nhằm tính độ liên kết của đề, độ phức tạp chủ đề của các văn bản được xét. Sau đó, chúng tôi tiến hành tính trung bình cộng, để có được thông số định lượng, làm nền tảng lí luận cho việc rút ra nhận xét về tính liên kết của văn bản kinh nguyện. Thứ ba, ở phần liên kết logic, chúng tôi nhận thấy ngoài tác dụng liên kết văn bản, các phương thức liên kết logic còn đóng một vai trò trọng yếu trong việc thể hiện lập luận của văn bản. Thế nên bên cạnh việc miêu tả sự hiện diện của các phương thức liên kết logic cũng như phân tích làm rõ giá trị liên kết của chúng, chúng tôi còn dựa vào đó để phân tích lập luận trong một số văn bản kinh nguyện được khảo sát. Cũng do đặc trưng của đề tài là nghiên cứu về phương diện liên kết nên chúng tôi tập trung vào khai thác giá trị định hướng lập luận của các kết tử logic trong kinh nguyện (hay còn gọi là kết tử lập luận) và sẽ ít đề cập đến các tác tử lập luận. (Các khái niệm “kết tử”, “tác tử” sẽ được làm rõ ở các phần tiếp theo). 5. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu chính trong luận văn là: phương pháp thống kê, phương pháp miêu tả, phương pháp phân tích, và phương pháp sơ đồ hóa. Phương pháp thống kê ngôn ngữ học: Phương pháp thống kê ngôn ngữ học được sử dụng để khảo sát về số lượng và phân loại các phép liên kết được sử dụng trong văn bản. Sau khi thống kê, chúng tôi tiến hành tính toán tỉ lệ phần trăm số lượng các mối liên kết, so sánh và phân tích các số liệu này, từ đó rút ra các kết luận. Phương pháp phân tích diễn ngôn: Đối với nghiên cứu liên kết văn bản, phương pháp phân tích diễn ngôn rất quan trọng, nó giúp chúng tôi có sự quan sát rõ ràng và kĩ lưỡng các ngữ liệu trước khi tính toán. Để đảm bảo cho quá trình phân tích ngữ liệu được thực hiện một cách chính xác, chúng tôi căn cứ vào việc miêu tả đặc trưng của những phương thức liên kết đã được các tác giả đi trước đề xuất trong công trình nghiên cứu của họ. Sau khi miêu tả kĩ lưỡng những đặc trưng đó, chúng tôi sẽ có cơ sở để nhận diện các mối liên kết khi chúng được hiện thực hóa trong một văn bản cụ thể. 12 Để chứng minh cho những luận điểm đã đúc kết được trong quá trình khảo sát ngữ liệu, chúng tôi trích một số dẫn chứng tiêu biểu, rút ra từ các văn bản kinh Công giáo được khảo sát. Sau đó, chúng tôi sẽ tiến hành phân tích các dẫn chứng này, nhằm làm rõ sự hiện diện của các phương thức liên kết, cũng như vai trò của chúng trong việc nối kết nội dung văn bản. Phương pháp sơ đồ hóa: Ở chương Hai của luận văn, để miêu tả các mối liên kết chủ đề trong văn bản, chúng tôi thực hiện thao tác vẽ đồ hình liên kết văn bản. Tất cả những đồ hình liên kết được vẽ dưới dạng những “ma trận”, với các cột tương ứng với số lượng phát ngôn khác nhau trong cùng một văn bản, còn các hàng thì tương ứng với số lượng những đối tượng cụ thể được nối kết. Trong luận văn, ở phần cuối của chương Hai, do giới hạn của luận văn, chúng tôi chỉ miêu tả một đồ hình tiêu biểu. Toàn bộ các đồ hình liên kết còn lại sẽ được tập hợp ở phần phụ lục. Dựa vào những đồ hình này, người nghiên cứu sẽ dễ dàng biểu diễn những “đường dây” liên kết giữa các “nút” từ, ngữ trong văn bản. Đồng thời, đây là điều kiện cần để chúng tôi có thể tính toán độ liên kết chủ đề của văn bản. Ở chương Ba, chúng tôi cũng sử dụng phương pháp sơ đồ hóa để vẽ sơ đồ lập luận của văn bản, dựa trên các luận cứ, kết tử và kết luận của từng bài kinh. Sau khi thống kê, miêu tả, phân tích, chúng tôi sẽ tiếp tục tiến hành thao tác quy nạp, nhằm rút ra kết luận qua những kết quả có được từ những thao tác trước. 6. Kết cấu luận văn Ngoài các phần Dẫn nhập, Kết luận và Phụ lục, thì phần luận văn sẽ bao gồm ba chương. Cụ thể như sau: Chương 1: Cơ sở lí thuyết và những vấn đề hữu quan Trong chương này, chúng tôi trình bày những lí thuyết cơ bản về khái niệm văn bản, phân biệt khái niệm liên kết và khái niệm mạch lạc. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng trình bày khái niệm lập luận, kết tử lập luận… Đây là những tiền đề lí thuyết để chúng tôi giải quyết vấn đề ở chương 2, chương 3. Chương 2: Liên kết chủ đề trong kinh nguyện Công giáo Ở chương này, chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu sự biểu hiện của các phương thức duy trì chủ đề và phát triển chủ đề trong kinh nguyện. Bên cạnh đó, chúng tôi tính độ liên kết và độ phức tạp của một số văn bản kinh nguyện cụ thể. Chương 3: Liên kết logic trong kinh nguyện Công giáo Trong chương 3, chúng tôi tìm hiểu các phương thức liên kết logic trong kinh 13 nguyện, từ đó rút ra các sơ đồ lập luận dựa trên giá trị lập luận của các phương thức này. 14 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ HỮU QUAN 1.1. Văn bản – liên kết trong văn bản 1.1.1. Khái niệm văn bản Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về thuật ngữ văn bản. Từ những ngày đầu, khi ngôn ngữ học văn bản vừa xuất hiện, năm 1953, L. Hjelmslev đã phát biểu: “… văn bản được xét như một lớp phân chia được thành các khúc đoạn”. (Dẫn theo [9, 195]). Đến năm 1966, W. Koch nhận định: “Văn bản được hiểu ở bậc điển thể là phát ngôn bất kì có kết thúc và có liên kết, có tính chất độc lập và đúng về ngữ pháp” (Dẫn theo [9, 195]). “Một văn bản là một đơn vị của ngôn ngữ trong sử dụng. Nó không phải là một đơn vị ngữ pháp loại như một mệnh đề hay một câu, chỉ có điều là lớn hơn, mà nó là một cái khác với một câu về mặt chủng loại. […] nên xem xét văn bản như là một đơn vị nghĩa: một đơn vị không phải là của hình thức mà là của ý nghĩa” – đây là cách định nghĩa thuật ngữ văn bản của Halliday (1976 – 1994) (Dẫn theo [9, 196]). Vào năm 1980, L.M. Loseva đã khẳng định: “Văn bản có thể định nghĩa là điều thông báo viết có đặc trưng là tính hoàn chỉnh về ý và cấu trúc và thái độ nhất định của các tác giả đối với điều được thông báo[…]. Về phương diện cú pháp, văn bản là một hợp thể nhiều câu (ít khi là một câu) liên kết với nhau bởi ý và bằng các phương tiện từ vựng – ngữ pháp” (Dẫn theo [9, 197]). Ở nước ta, vào năm 1985, Trần Ngọc Thêm cũng đã góp tiếng nói của mình vào vấn đề định nghĩa văn bản: “Nói một cách chung nhất thì văn bản là một hệ thống mà trong đó các câu mới chỉ là các phần tử. Ngoài các câu phần tử, trong hệ thống văn bản còn có cấu trúc. Cấu trúc của văn bản chỉ ra vị trí của mỗi câu và những mối quan, liên hệ của nó với những câu xung quanh nói riêng và với toàn văn bản nói chung. Sự liên kết là mạng lưới của những quan hệ và liên hệ ấy” [92, 19] Trong luận văn này, để thuận tiện cho quá trình khảo sát, chúng tôi chọn cách định nghĩa văn bản mà tác giả Diệp Quang Ban [7, 21] đã dẫn từ cuốn Bách khoa thư ngôn ngữ và ngôn ngữ học do Asher. Pergamon Press chủ biên (tập 10, phần chú giải thuật ngữ). Theo đó, văn bản là: 1. Một quãng viết hay phát ngôn, lớn hoặc nhỏ, mà do cấu trúc, đề tài – chủ đề v.v… của nó, hình thành nên một đơn vị, loại như truyện kể, một bài thơ, một đơn thuốc, một biển chỉ đường v.v… 15 2. Văn học. Trước hết được coi như một tài liệu viết, thường đồng nghĩa với sách, […] 3. Trong phân tích diễn ngôn, đôi khi được đánh đồng với ngôn ngữ viết, còn diễn ngôn thì được dành cho ngôn ngữ nói, hoặc diễn ngôn được dùng bao gồm cả văn bản. Chúng tôi nhận thấy, đây là một định nghĩa vừa mang tính học thuật, vừa mang tính bao quát rất cao. Nó giúp ta nhận diện văn bản ở nhiều trường hợp khác nhau (trong kiến thức phổ thông, trong văn học, trong phân tích diễn ngôn). Vì vậy, chúng tôi vận dụng nó trong quá trình nghiên cứu của luận văn này. 1.1.2. Văn bản với diễn ngôn Ở phần định nghĩa về văn bản mà chúng tôi vừa nói đến ở trên, ta thấy, xuất hiện thuật ngữ “diễn ngôn”. Vậy, giữa diễn ngôn và văn bản có gì tương đồng và dị biệt? Quả thật, hai đối tượng này cần được phân biệt cho rõ ràng hơn. Thực tế cho thấy, sự phân biệt văn bản với diễn ngôn có liên quan mật thiết đến việc phân biệt ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Theo tác giả Diệp Quang Ban [7], nhìn chung, có ba hướng phân biệt văn bản và diễn ngôn: Một là phân chia các sản phẩm ngôn ngữ ra làm hai loại đối lập nhau. Loại tồn tại dưới dạng viết được gọi là văn bản. Loại tồn tại dưới dạng nói được gọi là diễn ngôn. Như thế, hai khái niệm này được tách bạch một cách rất rạch ròi, giữa chúng không có sự chồng chéo, giao thoa lẫn nhau. Hướng thứ hai lại cho rằng, mỗi một sản phẩm ngôn ngữ sẽ có những đặc điểm thuộc về diễn ngôn, những đặc điểm khác thuộc về văn bản. Như vậy, theo hướng này thì khái niệm văn bản và diễn ngôn có những mảng giao nhau. Hướng phân biệt này có thể được chia ra thành hai khía cạnh khá tinh tế. Khía cạnh thứ nhất, trong mỗi sản phẩm ngôn ngữ đều có liên kết văn bản (thể hiện ở những phương tiện hình thức). Liên kết văn bản phân biệt với mạch lạc diễn ngôn (xét ở các hành động ngôn ngữ cơ sở). Khía cạnh thứ hai lại phân biệt văn bản và diễn ngôn như cái cách mà các nhà cú pháp học nhận diện câu với phát ngôn (ý của Stubbs). Theo đó, văn bản được nhìn nhận tách biệt với ngữ cảnh, tách khỏi chức năng giao tiếp. Ngược lại, diễn ngôn gắn liền với chức năng giao tiếp, “[…] liên quan đến phân tích ngôn ngữ trong sử dụng […]” (Van Dijk) (Dẫn theo [4, 41]). Hướng thứ ba là sự kết hợp của hai hướng trên. Theo đó, tất cả mọi sản phẩm ngôn ngữ đều được xem là diễn ngôn. Tuy nhiên, những cái tồn tại ở dạng viết sẽ được gọi là văn 16 bản. Khi phân tích hình thức ngôn ngữ của các sản phẩm ngôn ngữ, người ta gọi là phân tích văn bản. Còn khi phân tích sản phẩm ngôn ngữ trong những ngữ cảnh cụ thể thì gọi là phân tích diễn ngôn. Trong luận văn này, chúng tôi đi theo hướng phân biệt thứ ba. Nghĩa là trong quá trình phân tích những đặc trưng về liên kết ngôn ngữ, chúng tôi gọi đối tượng được khảo sát là văn bản. Tuy nhiên, trong quá trình khảo sát, khi xem xét đến các văn bản này trong hoàn cảnh sử dụng cụ thể của nó, chúng tôi sử dụng khái niệm phân tích diễn ngôn. 1.1.3. Đặc trưng của văn bản Mỗi một hiện tượng trong đời sống nói chung và trong khoa học nói riêng đều có những đặc trưng của bản thân nó. Điều này giúp chúng ta nhận diện chúng một cách chính xác khi đặt cạnh các đối tượng khác. Trong ngôn ngữ, những đối tượng được gọi là văn bản phải đảm bảo những đặc trưng sau: Thứ nhất, văn bản phải có yếu tố chức năng. Là một văn bản, nó phải được tạo ra với mục đích, với chủ định của chủ thể. Chủ thể ở đây là người tạo ra văn bản, là người sử dụng lời nói, thực hiện một hành động tác động vào người nghe. Bắt nguồn từ chức năng cơ bản của ngôn ngữ: chức năng giao tiếp, mà văn bản – sản phẩm của hoạt động giao tiếp – sở hữu đặc trưng này. Thứ hai, văn bản phải có yếu tố nội dung. Nó phải bao gồm một hoặc nhiều chủ đề, đề tài xác định. Những đề tài, chủ đề này sẽ giúp phân biệt văn bản thật sự với những chuỗi câu lạc đề liên tục; những chuỗi câu rời rạc, thiếu mạch lạc, chỉ đứng cạnh nhau và tạo ra sự bất thường về nghĩa. Đôi khi, các chuỗi câu bất thường về nghĩa vẫn có mối quan hệ về mặt hình thức, vẫn được nối kết với nhau bằng nhiều phương thức liên kết phong phú. Tuy nhiên, vì chúng không đảm bảo về mặt nội dung nên không thể gọi là văn bản. Thứ ba, văn bản cần phải có yếu tố cấu trúc – hình thức. Điểm giúp chúng ta phân biệt văn bản và phi văn bản về mặt tổ chức hình thức chính là tính mạch lạc của nó. Để có sự mạch lạc, người ta có thể sử dụng những phương thức liên kết. Nhưng phương thức liên kết không phải là điều kiện cần để tạo mạch lạc cho văn bản. Như đã nói ở trên, có khi một chuỗi câu được liên kết về mặt hình thức rất chặt chẽ nhưng lại không thể được gọi là văn bản. Mặt khác, có những văn bản mạch lạc mà không cần dùng đến các phương thức liên kết. Điều này sẽ được phân biệt sâu hơn ở phần tiếp theo, khi chúng tôi trình bày kĩ về sự phân biệt giữa liên kết và mạch lạc. Thứ tư, văn bản phải có yếu tố chỉ lượng. Văn bản được hiện thực hóa bằng sự nối 17 tiếp theo tuyến tính của nhiều câu, nhiều phát ngôn. (Chính đặc trưng này đã bắt buộc văn bản phải có sự mạch lạc và liên kết). Tuy nhiên, ở một vài trường hợp hãn hữu, có những văn bản chỉ bao gồm một câu duy nhất. Đặc trưng cuối cùng của văn bản là chúng phải có yếu tố định biên. Nghĩa là văn bản phải có biên giới phía bên trái và biên giới phía bên phải. Trên đây, chúng tôi đã liệt kê năm đặc trưng cơ bản của một văn bản. Đây được xem là căn cứ để chúng tôi xác định những đối tượng mà mình sẽ phải “động chạm” đến và phân tích chúng trong quá trình khảo sát, nghiên cứu. 1.1.4. Liên kết trong văn bản Ở phần 1.1.3., chúng ta đã điểm qua các đặc trưng của văn bản. Trong đó, ta thấy có sự xuất hiện của hai thuật ngữ: liên kết và mạch lạc. Hai khái niệm này cần có một sự phân biệt rạch ròi trước khi đi vào khảo sát. Theo Diệp Quang Ban, liên kết trong ngôn ngữ, xét tổng thể, là “[…] một bộ các hệ thống ngữ pháp – từ vựng phát triển một cách chuyên biệt thành một nguồn lực có thể vượt qua các biên giới của câu, giúp cho các câu trở thành một chỉnh thể”. [347, 7] Xét cụ thể, liên kết “là kiểu quan hệ nghĩa giữa hai yếu tố ngôn ngữ nằm trong hai câu (hai mệnh đề) theo cách giải thích nghĩa cho nhau. Nói rõ hơn, liên kết là kiểu quan hệ nghĩa giữa hai yếu tố ngôn ngữ nằm trong hai câu mà muốn hiểu nghĩa cụ thể của yếu tố này thì phải tham khảo nghĩa của yếu tố kia, và trên cơ sở đó hai câu (mệnh đề) chứa chúng liên kết được với nhau”. [7, 347] Còn mạch lạc được định nghĩa là “Sự nối kết có tính chất hợp lí về mặt nghĩa và về mặt chức năng, được trình bày trong quá trình triển khai một văn bản (như một truyện kể, một cuộc thoại, một bài nói hay bài viết…), nhằm tạo ra những sự kiện nối kết với nhau hơn là sự liên kết câu với câu”. [7, 297] Như vậy, liên kết không tương đồng với mạch lạc. Chúng là hai hiện tượng hoàn toàn khác nhau. Bởi vì, thực tế cho thấy, không phải bất kì đoạn văn bản mạch lạc nào cũng có sự liên kết chặt chẽ về mặt hình thức. Mà cũng có rất nhiều đoạn viết (hoặc nói) có liên kết hết sức khăng khít nhưng lại không hề có tính mạch lạc, mà không mạch lạc thì không thể tạo thành văn bản. Tóm lại, các phương tiện liên kết có thể được sử dụng để thể hiện sự mạch lạc trong văn bản, nhưng đó không phải là điều kiện cần. Nói tới liên kết, chúng ta cần bàn thêm về một sự phân biệt thứ hai – phân biệt giữa liên kết hình thức và liên kết nội dung. Theo Trần Ngọc Thêm, “Giữa hai mặt liên kết nội 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan