Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Liên kết hộ nông dân với doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê ở huyện ...

Tài liệu Liên kết hộ nông dân với doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê ở huyện krông pắc, tỉnh đắk lắk

.DOC
107
768
68

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN PHẠM ANH TUẤN LIÊN KẾT HỘ NÔNG DÂN VỚI DOANH NGHIỆP TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CÀ PHÊ Ở HUYỆN KRÔNG PẮC, TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐẮK LẮK, NĂM 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN PHẠM ANH TUẤN LIÊN KẾT HỘ NÔNG DÂN VỚI DOANH NGHIỆP TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CÀ PHÊ Ở HUYỆN KRÔNG PẮC, TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành : KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Mã số : 60.62.01.15 Người hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Thị Nga ĐẮK LẮK, NĂM 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn về “Liên kết hộ nông dân với doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê ở huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu dẫn ra trong luận văn có nguồn gốc đầy đủ và trung thực, kết quả đóng góp của luận văn là mới và chưa được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Tác giả Phạm Anh Tuấn i LỜI CẢM ƠN Luận văn này được thực hiện tại trường Đại học Tây Nguyên, để hoàn thành tốt Luận văn, tôi xin chân thành cảm ơn: Quý Thầy, Cô Khoa Kinh tế - Trường Đại học Tây Nguyên đã truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm trong suốt quá trình học tập. Cô giáo - TS. Đỗ Thị Nga là giảng viên trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Các đồng chí Lãnh đạo và cán bộ, công chức cơ quan Thanh tra tỉnh Đắk Lắk đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa học. Các đồng chí Lãnh đạo và cán bộ, công chức đang công tác tại Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục thống kê, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk; Các đồng chí lãnh đạo và cán bộ nhân viên của các Công ty: Công ty TNHH MTV cà phê Thắng Lợi, Công ty TNHH MTV cà phê Phước An, Công ty cà phê xuất khẩu Đắk Man, Công ty TNHH Anh Minh; Toàn thể bà con nông dân có tham gia phỏng vấn trên địa bàn các xã Hòa Đông, xã Ea Kênh và xã Ea Yông, huyện Krông Pắc đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong công tác thu thập số liệu phục vụ cho luận văn. Gia đình và bạn bè đã động viên, tạo điều kiện để tôi có thể hoàn thành luận văn một cách tốt nhất. Đắk Lắk, tháng 11 năm 2016. Tác giả Phạm Anh Tuấn ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................i LỜI CẢM ƠN...................................................................................................... ii MỤC LỤC...........................................................................................................iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................vi DANH MỤC BẢNG BIỂU................................................................................vii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ......................................................viii MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 1 2. Câu hỏi nghiên cứu........................................................................................ 2 3. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................... 3 3.1. Mục tiêu tổng quát..................................................................................... 3 3.2. Mục tiêu cụ thể........................................................................................... 3 4. Những đóng góp của luận văn......................................................................3 5. Các nghiên cứu có liên quan......................................................................... 3 5.1. Các nghiên cứu có liên quan ở nước ngoài...............................................3 5.2. Các nghiên cứu có liên quan ở trong nước...............................................5 5.3. Đánh giá tổng quan về các nghiên cứu ở nước ngoài và ở trong nước....8 6. Kết cấu của luận văn.................................................................................... 9 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LIÊN KẾT HỘ NÔNG DÂN VỚI DOANH NGHIỆP TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CÀ PHÊ ............................................................................................................................. 10 1.1. Cơ sở lý luận............................................................................................. 10 1.1.1. Khái quát về liên kết hộ nông dân với doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê......................................................................................................... 10 1.1.2. Nội dung liên kết hộ nông dân với doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê............................................................................................................... 13 1.1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hình thức liên kết hộ nông dân với doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê.................................................18 iii 1.2. Cơ sở thực tiễn......................................................................................... 21 1.2.1. Kinh nghiệm liên kết giữa hộ nông dân với doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê trên thế giới............................................................................... 21 1.2.2. Liên kết giữa hộ nông dân với doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê ở Việt Nam................................................................................................. 22 Tóm tắt Chương 1........................................................................................... 25 CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................27 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu..................................................................27 2.1.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................... 27 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội........................................................................29 2.1.3. Kết quả sản xuất kinh doanh các ngành kinh tế của huyện.......................32 2.2. Nội dung, đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................34 2.2.1. Nội dung nghiên cứu............................................................................... 34 2.2.2. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................35 2.2.3. Phạm vi nghiên cứu................................................................................35 2.3. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 35 2.3.1. Chọn điểm nghiên cứu............................................................................35 2.3.2. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu.....................................................36 2.3.3. Phương pháp phân tích............................................................................ 37 2.3.4. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá liên kết hộ nông dân với doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê................................................................................ 38 Tóm tắt Chương 2........................................................................................... 39 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.....................................................40 3.1. Thực trạng liên kết hộ nông dân với doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê ở huyện Krông Pắc................................................................40 3.1.1. Khái quát tình hình sản xuất cà phê ở huyện Krông Pắc..........................40 3.1.2. Tình hình liên kết hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê ở huyện Krông Pắc................................................................................42 iv 3.1.3. Hiệu quả các mô hình liên kết hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê ở huyện Krông Pắc...............................................................52 3.1.4. Đánh giá thành công và hạn chế trong phát triển liên kết hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê ở huyện Krông Pắc..................58 3.2. Giải pháp phát triển liên kết hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê ở huyện Krông Pắc...................................................61 3.2.1. Yếu tố ảnh hưởng liên kết hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê.................................................................................................. 61 3.2.2. Quan điểm và định hướng phát triển liên kết hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê ở huyện Krông Pắc........................................66 3.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả liên kết hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê ở huyện Krông Pắc.................................................67 Tóm tắt Chương 3........................................................................................... 73 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ................................................................................75 1. Kết luận....................................................................................................... 75 2. Đề nghị........................................................................................................ 76 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU..................................................78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................79 PHỤ LỤC v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT 1 2 3 4 5 6 7 Chữ viết tắt BQ BVTV NN&PTNT LĐ LK MTV TNHH Nguyên nghĩa Bình quân Bảo vệ thực vật Nông nghiệp và phát triển nông thôn Lao dộng Liên kết Một thành viên Trách nhiệm hữu hạn vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Diện tích, năng suất và sản lượng cà phê của huyện Krông Pắc. .40 Bảng 3.2: Quy mô liên kết hộ nông dân với doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê trên địa bàn huyện Krông Pắc.............................................42 Bảng 3.3: Quy mô và cơ cấu về diện tích, sản lượng và năng suất cà phê liên kết ở huyện Krông Pắc...............................................................................43 Bảng 3.4: Các điều khoản ràng buộc giữa doanh nghiệp và hộ nông dân....49 Bảng 3.5: Diện tích, sản lượng, năng suất BQ của nhóm hộ liên kết và.......53 không liên kết với doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê..............53 Bảng 3.6: Chi phí đầu tư cho sản xuất cà phê.............................................54 Bảng 3.7: Kết quả sản xuất cà phê phân theo loại hình liên kết...................55 Bảng 3.8: Hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê của nhóm hộ liên kết...............56 trong sản xuất và tiêu thụ cà phê.................................................................56 Bảng 3.9: So sánh hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê liên kết và...................57 không liên kết............................................................................................. 57 Bảng 3.10: Đánh giá của nông dân về hạn chế của liên kết.........................59 vii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ Sơ đồ 1.1: Diện tích và sản lượng cà phê Việt Nam, giai đoạn 2006 – 2015......23 Sơ đồ 1.2: Phân bổ khu vực trồng cà phê của Việt Nam năm 2015..............23 Sơ đồ 3.1: Mô hình hạt nhân trung tâm.......................................................45 Sơ đồ 3.2: Hình thức tập trung trực tiếp (Công ty TNHH Anh Minh)..........46 Sơ đồ 3.3: Hình thức trung gian (Công ty cà phê xuất khẩu Đắk Man).......47 Biểu đồ 3.1: Lĩnh vực liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp..............44 trong sản xuất và tiêu thụ cà phê.................................................................44 Biểu đồ 3.2: Lựa chọn vùng nguyên liệu liên kết của doanh nghiệp............50 Biểu đồ 3.3: Tiêu chí lựa chọn đối tác liên kết của doanh nghiệp................51 Biểu đồ 3.4: Tiêu chí lựa chọn đối tác liên kết của hộ trồng cà phê.............51 Biểu đồ 3.5: Đánh giá của nông dân về ưu điểm của liên kết......................58 Biểu đồ 3.6: Đánh giá của doanh nghiệp về ưu điểm và hạn chế của liên kết ................................................................................................................... 60 viii MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Vào đầu những năm 1980, cả nước có khoảng 20 nghìn hecta cà phê, cho sản lượng hàng năm từ 4 đến 5 nghìn tấn cà phê nhân. Sau 30 năm, diện tích trồng cà phê của nước ta đã đạt trên nửa triệu hecta với sản lượng khoảng hơn 1 triệu tấn. Đến năm 2015, mặt hàng cà phê của Việt Nam đã có mặt ở gần 80 quốc gia, sản lượng cà phê nhân xuất khẩu của Việt Nam đạt trên 1.732 nghìn tấn, chiếm hơn 18% thị phần của toàn thế giới và là quốc gia đứng thứ 2 sau Brazil về khối lượng cà phê xuất khẩu. Cà phê cũng là một ngành thu hút nhiều lao động, hàng năm ngành sản xuất cà phê có thể tạo việc làm cho khoảng 600 - 800 nghìn nhân công. Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản là một yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế với mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt, trong đó hình thức liên kết giữa 2 chủ thể là hộ nông dân với doanh nghiệp được phát triển khá sớm ở Việt Nam. Các thức hình liên kết giữa hộ nông dân với doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ được thực hiện ở nhiều loại nông sản hàng hóa như lúa gạo, dứa, chè, mía, cà phê,... Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cà phê là hình thức liên kết giai đoạn sản xuất và giai đoạn tiêu thụ cà phê ra thị trường. Liên kết ở đây là sự hợp tác giữa những người sản xuất với doanh nghiệp trong xây dựng vùng nguyên liệu cà phê đồng thời doanh nghiệp đảm bảo bao tiêu một phần hoặc toàn bộ sản phẩm cho hộ dân, bằng cách ký kết các hợp đồng sản xuất cà phê bền vững, hợp đồng thu mua cà phê, bảo đảm lợi ích hài hòa giữa doanh nghiệp và nông dân. Ở huyện Krông Pắc thuộc tỉnh Đắk Lắk, các hình thức liên kết giữa hộ nông dân với doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê đã đạt được một số thành công góp phần nâng cao hiệu quả và tính bền vững như mô hình liên minh sản xuất cà phê có chứng nhận Utz Certified, 4C, Rainforest Alian, VietGAP,… Việc liên kết giữa doanh nghiệp với các nông hộ sản xuất không những tạo được nguồn hàng cà phê nhân chất lượng cao, ổn định cho nhu cầu xuất khẩu, mà còn góp phần nâng 1 cao nhận thức, thay đổi tập quán canh tác cho đồng bào các dân tộc theo hướng tiến bộ; tiết kiệm chi phí đầu vào trong sản xuất, từng bước nâng tính chuyên nghiệp trong hoạt động quản lý và sản xuất cà phê; tạo điều kiện gắn bó giữa nhà sản xuất với đơn vị thu mua chế biến, xuất khẩu. Các công ty sản xuất, kinh doanh cà phê lớn có tham gia liên kết với hộ nông dân trên địa bàn huyện Krông Pắc, như: Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Một thành viên (MTV) cà phê Thắng Lợi, Công ty TNHH MTV cà phê Phước An, Công ty cà phê xuất khẩu Đắk Man, Công ty TNHH Anh Minh, Công ty TNHH MTV cà phê – ca cao Tháng 10,... đã và đang cùng người nông dân làm chủ và từng bước xây dựng được những tiêu chí về chất lượng cà phê đạt chuẩn quốc tế, với hàng nghìn hộ tham gia. Nông dân trồng cà phê được các doanh nghiệp hỗ trợ nhiều mặt, nhất là tập huấn tiến bộ kỹ thuật giúp người nông dân từ bỏ dần thói quen canh tác truyền thống thiếu bền vững như trước. Nhờ vậy, năng suất, chất lượng cà phê ở huyện Krông Pắc được nâng cao, khẳng định được vị thế trong hoạt động mua bán và xuất khẩu. Tuy vậy, việc phát triển các hình thức liên kết hộ nông dân với doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê còn tồn tại một số hạn chế, như: Quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún làm cản trở việc hình thành và phát triển các hình thức liên kết; mức độ liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông dân còn "lỏng lẻo" và chưa xác định hài hòa lợi ích giữa các bên; chưa có cơ chế chính sách đầy đủ, đồng bộ để thực hiện các liên kết, tình trạng vi phạm hợp đồng và "vỡ cam kết" vẫn thường xuyên xảy ra. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Liên kết hộ nông dân với doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê ở huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk” là rất cần thiết nhằm có giải pháp phù hợp với điều kiện thực tiễn, hoàn thiện và phát triển các hình thức liên kết giữa hộ nông dân với doanh nghiệp góp phần phát triển cà phê bền vững là hết sức cần thiết trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. 2. Câu hỏi nghiên cứu - Thực trạng liên kết giữa hộ nông dân với doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê ở huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk như thế nào? 2 - Yếu tố nào ảnh hưởng đến liên kết giữa hộ nông dân với doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê ở huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk? - Để phát triển hình thức liên kết giữa hộ nông dân với doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê ở huyện Krông Pắc cần thực hiện giải pháp nào? 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục tiêu tổng quát Trên cơ sở phân tích thực trạng liên kết giữa hộ nông dân với doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê ở huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk; đề xuất một số giải pháp phát triển liên kết giữa hộ nông dân với doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê ở huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk. 3.2. Mục tiêu cụ thể - Khái quát cơ sở lý luận về liên kết hộ nông dân với doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê; - Đánh giá thực trạng liên kết hộ nông dân với doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê ở huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk; - Đề xuất một số giải pháp phát triển liên kết hộ nông dân với doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê ở huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk. 4. Những đóng góp của luận văn - Về mặt lý luận, luận văn góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về liên kết hộ nông dân với doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê; - Về thực tiễn, trên cơ sở đánh giá thực trạng liên kết giữa hộ nông dân với doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê ở huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk; luận văn đề xuất một số giải pháp phù hợp với điều kiện thực tiễn nhằm phát triển liên kết giữa hộ nông dân với doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê ở địa bàn nghiên cứu. 5. Các nghiên cứu có liên quan 5.1. Các nghiên cứu có liên quan ở nước ngoài Kết quả nghiên cứu của Eaton C. and Andrew W. (2001) đã chỉ ra rằng liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản đã tồn tại trong nhiều năm như một phương 3 tiện của tổ chức sản xuất nông nghiệp. Hình thức này được mở rộng và phát triển mạnh, đặc biệt là ở các quốc gia trước đây theo mô hình kế hoạch hóa tập trung. Nghiên cứu của Patrick I. (2004) cho rằng liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ nông sản là rất cần thiết trong bối cảnh toàn cầu hóa. Sản xuất và tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng giúp hỗ trợ nông hộ chuyển từ sản xuất truyền thống sang sản xuất sản phẩm có giá trị cao định hướng xuất khẩu. Điều này giúp các hộ nông dân giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập, tăng khả năng tiếp cận thị trường, giảm chi phí giao dịch và rủi ro nhờ được hỗ trợ các vật tư và dịch vụ đầu vào và cam kết tiêu thụ sản phẩm từ phía doanh nghiệp. Công trình nghiên cứu của Watts (1994) đã đưa ra khái niệm: Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản được hiểu là một sự thỏa thuận giữa người sản xuất và doanh nghiệp, trong đó người nông dân cam kết cung cấp một sản phẩm cụ thể với số lượng và chất lượng xác định bởi người mua, công ty cam kết mua hàng hóa theo giá thoả thuận và hỗ trợ sản xuất thông qua cung cấp các yếu tố đầu vào (giống, phân bón và thuốc trừ sâu), tín dụng và tư vấn kỹ thuật (dịch vụ khuyến nông). Vai trò của liên kết sản xuất và tiêu thụ đối với phát triển cà phê bền vững theo nghiên cứu của Peter (2004) được thể hiện ở các khía cạnh: (i) Cam kết về giá của người mua trong đó bao gồm các chi phí xã hội và môi trường của sản xuất; (ii) Cải thiện tiếp cận tài chính cho người sản xuất; (iii) Duy trì giá trị lớn, phân phối công bằng hơn lợi ích từ thương mại cho nhà sản xuất; (iv) Tăng cường khả năng tiếp cận thị trường và an ninh kinh tế cho người sản xuất. Theo Minot N. (2011), yếu tố cơ bản làm hạn chế phát triển liên kết sản xuất cà phê ở nhiều quốc gia đang phát triển như Uganda, Tanzania, Rwanda và Ethiopia đó là quy mô sản xuất nhỏ và chia sẻ lợi ích không công bằng. Tuy vậy, phân tích của tác giả cho thấy các hộ nông dân sản xuất cà phê nhỏ có cơ hội để tham gia vào các liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cà phê. Các cơ hội đó là được doanh nghiệp cung cấp thông tin, hướng dẫn kỹ thuật canh tác, hỗ trợ vật 4 tư đầu vào và tín dụng, cam kết giá cả thu mua. Điều này đã giải quyết về cơ bản những khó khăn hiện hữu của hộ nông dân nhỏ. Công trình nghiên cứu của Haeringen R. and Hai S. (2012) đã chỉ ra được liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông dân sản xuất nhỏ trong sản xuất cà phê đặc biệt là chiến lược quan trọng để tăng thị phần và giá trị gia tăng cho các công ty cà phê ở Peru. Công ty Perhusa, một công ty xuất khẩu cà phê hàng đầu của Peru, sau khi thực hiện thành công việc liên kết với 4000 hộ nông dân với sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính của SNV và IDB, đã mở rộng chương trình liên kết đến 5000 hộ nông dân khác bằng nguồn kinh phí riêng của công ty. Việc tham gia hợp đồng liên kết với công ty để sản xuất cà phê đặc biệt đã giúp thu nhập của hộ nông dân từ sản xuất cà phê tăng thêm trên 30% nhờ tăng sản lượng và tăng giá bán. Ethiopia là quốc gia sản xuất cà phê thứ ba ở Châu Phi và thứ mười của thế giới. Cà phê là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của quốc gia này. Nghiên cứu của Mashingaidze I. (2009) cho thấy xuất khẩu cà phê đóng góp 40% giá trị xuất khẩu và 25% GNP của quốc gia. Khoảng 25% dân số Ethiopia sống phục thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp vào cà phê. Tổ chức quản lý sản xuất cà phê của Ethiopia chủ yếu dưới hình thực hộ nông dân sản xuất nhỏ (chiếm 90% sản lượng cà phê của cả nước). Việc hình thành các liên kết để cải thiện các hoạt động sản xuất có thể giúp quốc gia tăng sản lượng lên 300%. Ở Zambia, kết quả nghiên cứu của Mwikisa (2005) chỉ ra rằng 99% lượng cà phê xuất khẩu đến từ các công ty lớn nhà nước và khoảng 1% đến từ nông dân quy mô nhỏ. Diện tích trung bình của một hộ nông dân quy mô lớn là 30 ha và hộ nông dân nhỏ là 0,5 ha. Nông dân quy mô nhỏ sản xuất theo hợp đồng cho nông dân quy mô lớn có cơ sở chế biến và các hộ nông dân quy mô nhỏ được tổ chức theo nhóm. 5.2. Các nghiên cứu có liên quan ở trong nước Kết quả nghiên cứu của các tác giả Trần Quốc Nhân và cộng sự (2012); Đỗ Quang Giám và cộng sự (2013); Trần Quốc Nhân và cộng sự (2013); Lê Hữu 5 Ảnh và cộng sự (2011); Vũ Đức Hạnh và cộng sự (2013) đã chỉ ra liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản là một yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế với mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt, trong đó mô hình liên kết giữa 2 chủ thể là hộ nông dân và doanh nghiệp được phát triển khá sớm ở Việt Nam. Các mô hình liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ được thực hiện ở nhiều loại nông sản hàng hóa như lúa gạo, dứa, chè, mía, cà phê,.... Nghiên cứu của Lê Hữu Ảnh và cộng sự (2011) đã chỉ ra các hình thức hợp đồng liên kết sản xuất phổ biến giữa doanh nghiệp và hộ nông dân bao gồm: giao khoán trên đất của công ty, công ty đầu tư và thu mua sản phẩm cho hộ sản xuất, công ty bán vật tư mua sản phẩm cho hộ sản xuất và công ty hợp đồng mua sản phẩm cho hộ. Công trình nghiên cứu về Một số giải pháp kinh tế nhằm phát triển cà phê bền vững vùng Tây Nguyên của Nguyễn Thanh Liêm (2003), đã chỉ ra rằng các hình thức khoán là khuynh hướng sản xuất khá hợp lý trong các nông trường. Hình thức này phù hợp với đặc điểm của việc chăm sóc cây cà phê sử dụng rất nhiều lao động, theo sát từng giai đoạn tăng trưởng của cây. Điều quan trọng nữa là nó tạo ra điều kiện để các hộ công nhân khai thác triệt để các nguồn lực sẵn có để cải thiện thu nhập. Thực tiễn phát triển ngành hàng cà phê ở Việt Nam, kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Trúc (2013) chỉ ra các mô hình liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp chưa nhiều, chủ yếu mới chỉ tập trung ở một số vùng chuyên canh cà phê lớn, mức độ liên kết chưa sâu, tình trạng "vỡ cam kết" vẫn thường xuyên xảy ra. Sản xuất cà phê ở Việt Nam nói chung và Đắk Lắk nói riêng mang tính tự phát, nhỏ lẻ, phân tán và thiếu sự liên kết. Chỉ có dưới 20% diện tích cà phê là do các công ty, nông trường quản lý, có đầu tư quy trình kỹ thuật tiên tiến và giao khoán cho hộ nông dân sản xuất. Thiếu sự gắn kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là yếu tố làm hạn chế khả năng 6 tiếp cận với tiến bộ khoa học, thị trường tiêu thụ và các dịch vụ như tín dụng, xây dựng thương hiệu, chứng chỉ chất lượng... của các hộ nông dân. Kết quả nghiên cứu của Đỗ Thị Nga (2012), việc liên kết giữa hộ nông dân với doanh nghiệp trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê ở Đắk Lắk mang lại lợi ích rõ rệt cho các nông hộ. Các hộ nông dân ký hợp đồng liên kết với doanh nghiệp, sản xuất cà phê theo quy trình (có cán bộ của công ty hướng dẫn kỹ thuật và giám sát quá trình thực hiện) bảo đảm chất lượng, giá bán sản phẩm cao hơn giá thị trường (mức giá chênh lệch từ 300 đến 1.050 nghìn đồng/tấn sản phẩm, tùy từng trường hợp cụ thể). Hiệu quả sản xuất cà phê của nhóm hộ liên kết cao hơn nhóm hộ không liên kết (lợi nhuận cao hơn 115%, trong khi đó giá thành thấp hơn 16%). Tuy nhiên, mối liên kết giữa các tác nhân trong ngành hàng nói chung và giữa hộ nông dân với doanh nghiệp nói riêng còn hạn chế, tình trạng “mạnh ai, nấy làm” khá phổ biến. Nghiên cứu của Trương Hồng (2011) cũng đã chỉ ra những hạn chế của việc phát triển mô hình liên kết hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê ở Tây Nguyên: Hộ nông dân ký hợp đồng sản xuất và tiêu thụ cà phê bền vững với doanh nghiệp nhưng vi phạm các tiêu chí sản xuất, vi phạm điều khoản hợp đồng dẫn đến bị hủy hợp đồng liên kết; Tình trạng "bội tín" xảy ra ở nhiều nơi, nông dân sẵn sàng bán sản phẩm của mình cho tư thương với mức giá cao hơn, mặc dù trước đó đã ký hợp đồng bán sản phẩm cho các doanh nghiệp và nhận một phân đầu tư của doanh nghiệp. Nghiên cứu của Trần Đức Thuận (2012), để quy tụ các hộ cá thể sản xuất độc lập với quy mô nhỏ, manh mún và thiếu vốn sang hình thức liên kết tạo điều kiện để cải tiến công nghệ, nâng cao hiệu quả, chất lượng sản phẩm, các giải pháp cần thực hiện bao gồm: (i) Tổ chức mô hình liên kết nhóm hộ với quy mô khoảng 50 đến 100 ha để phát huy sức mạnh nguồn lực; (ii) Tìm kiếm đối tác cung cấp đầu vào phục vụ sản xuất cho nhóm liên kết với chất lượng tốt, giá cả hợp lý và nguồn cung cấp ổn định; (iii) Đào tạo cán bộ quản lý chuyên trách theo hướng chuyên môn hóa đến từng lĩnh vực (sản xuất, chế biến, kinh doanh) cho 7 mỗi nhóm hộ liên kết. Theo Từ Thái Giang (2012), việc triển khai các mô hình liên kết hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất cà phê chứng chỉ bền vững ở Đắk Lắk còn hạn chế do yêu cầu đòi hỏi phải phổ biến áp dụng trên những vùng sản xuất lớn, tập trung nên khó triển khai trong điều kiện manh mún, nhỏ lẻ. Theo tác giả, để tăng cường mối liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp và hạn chế rủi ro, cần đẩy mạnh khuyến khích các hình thức liên kết chính thống. Thông qua hợp đồng liên kết, các doanh nghiệp hỗ trợ nông dân vốn đầu tư, giống, kỹ thuật; hộ nông dân cam kết cung cấp sản phẩm bảo đảm chất lượng cho doanh nghiệp và khi có biến động giá thì doanh nghiệp cùng chia sẻ với nông dân. 5.3. Đánh giá tổng quan về các nghiên cứu ở nước ngoài và ở trong nước Nhìn chung, trong những năm qua, trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về phát triển mô hình liên kết hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ nông sản nói chung và cà phê nói riêng. Các nghiên cứu (dù ở góc độ này hay góc độ khác) đã đề cập đến các nội dung: - Sự cần thiết và vai trò của việc phát triển mô hình liên kết hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ nông sản nói chung và cà phê nói riêng. - Hiệu quả kinh tế của việc phát triển mô hình liên kết hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê, trong đó nhấn mạnh các hộ nông dân liên kết với doanh nghiệp sản xuất cà phê đạt hiệu quả kinh tế cao hơn các hộ không liên kết. - Hạn chế của việc phát triển mô hình liên kết hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê, đó là tình trạng liên kết "lỏng lẻo", tình trạng "bội tín", tình trạng "vỡ cam kết" vẫn thường xuyên xảy ra. - Đề xuất được một số giải pháp nhằm phát triển liên kết giữa các tác nhân trong ngành hàng cà phê nói chung và liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cà phê nói riêng. Mặc dù đạt được những thành công trên, song hầu hết các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá sơ lược thực trạng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ 8 cà phê hoặc đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển mô hình liên kết trên các khía cạnh kinh tế, kỹ thuật riêng lẻ. Chưa có công trình nào nghiên cứu riêng, sâu, đầy đủ, hệ thống về thực trạng, các yếu tố tác động đến phát triển mô hình liên kết hộ nông dân với doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê ở huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk và đề xuất các giải pháp, chính sách đồng bộ, khả thi nhằm phát triển mô hình liên kết bền vững hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê ở huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn bao gồm 3 chương như sau: Chương 1. Cơ sở khoa học về vấn đề nghiên cứu Chương 2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu Chương 3. Kết quả và thảo luận 9 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LIÊN KẾT HỘ NÔNG DÂN VỚI DOANH NGHIỆP TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CÀ PHÊ 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái quát về liên kết hộ nông dân với doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê 1.1.1.1. Khái niệm Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản đã tồn tại trong nhiều năm như một phương tiện của tổ chức sản xuất nông nghiệp, là một yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế với mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt. Hình thức này được mở rộng và phát triển mạnh, đặc biệt là ở các quốc gia trước đây theo mô hình kế hoạch hóa tập trung (Eaton C. and Andrew W., 2001). Các mô hình liên kết giữa hộ nông dân với doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ được thực hiện ở nhiều loại nông sản hàng hóa như lúa gạo, dứa, chè, mía, cà phê,... (Đỗ Quang Giám và cộng sự, 2013; Trần Quốc Nhân và cộng sự, 2013; Lê Hữu Ảnh và cộng sự, 2011; Vũ Đức Hạnh và cộng sự, 2013). Các hình thức hợp đồng liên kết sản xuất phổ biến giữa doanh nghiệp và hộ nông dân bao gồm: giao khoán trên đất của công ty, công ty đầu tư và thu mua sản phẩm cho hộ sản xuất, công ty bán vật tư cho hộ sản xuất và công ty hợp đồng mua sản phẩm cho hộ (Lê Hữu Ảnh và cộng sự, 2011). Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cà phê là hình thức liên kết giai đoạn sản xuất và giai đoạn tiêu thụ cà phê ra thị trường. Liên kết ở đây là sự hợp tác giữa những người sản xuất với doanh nghiệp trong xây dựng vùng nguyên liệu cà phê đồng thời doanh nghiệp đảm bảo bao tiêu một phần hoặc toàn bộ sản phẩm cho hộ dân, bằng cách ký kết các hợp đồng sản xuất cà phê, hợp đồng thu mua cà phê, bảo đảm lợi ích hài hòa giữa doanh nghiệp và nông dân. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan