Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Lịch sử hình thành khối nato...

Tài liệu Lịch sử hình thành khối nato

.PDF
20
418
139

Mô tả:

Tiểu luận Lịch sử hình thành khối NATO 1 LỜI MỞ ĐẦU Chiến tranh lạnh ra đời như một “di sản vĩ đại” của chiến tranh thế giới thứ hai. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, mở ra một thời kì mới trong quan hệ quốc tế, thời kì mà mỗi quốc gia đều nuôi dưỡng những khao khát, mong muốn riêng của mình. Duy chỉ một điểm chung mà quốc gia nào cũng mong muốn đó là sự bền vững và phát triển của mình trong một lớp vỏ bọc dày dặn được che chở bởi đồng minh của mình. Vì thế các khối quân sự ra đời như một đòi hỏi cấp thiết để đáp ứng những tham vọng trong lòng những đế quốc già cũng như các nước tư bản chủ nghĩa khác. Không nằm ngoài số đó, việc “Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)” ra đời như một sự hiển nhiên phải thế. NATO là một tổ chức tập đoàn quân sự đa quốc gia phương Tây, ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ hai nhằm mục đích giúp Mỹ ngăn chặn Liên Xô, bảo vệ địa vị chủ đạo của mình ở các nước Châu Âu. Cùng với những biến động đột ngột ở Đông Âu, sự biến mất của khối Varsazawa mà ngược lại, nó càng phát triển mạnh mẽ, số lượng các nước thành viên được tăng thêm, phạm vi thế lực được bành trướng một cách rõ rệt. Đúng như một học giả nổi tiếng người Đức về các vấn đề quốc tế Các Caixơ đã chỉ ra: ”Trong tất cả, những sắp xếp quốc tế chủ yếu của thời kỳ chiến tranh lạnh, không có sự biến đổi nào lại sâu sắc và mạnh mẽ như Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương”. I. Nguyên nhân ra đời và mục đích hoạt động của cơ chế NATO. 1. Nguyên nhân ra đời: 1.1 Bối cảnh quốc tế: Chiến tranh lạnh kết thúc, sự nghiệp chung chống phát xít Đức, Ý, Nhật đã trở thành chất keo dính để duy trì đồng minh trong thời chiến của 2 một số nước lớn đã bắt đầu từng bước mất đi tạo điều kiện cho xung đột và đối kháng giữa các nước. trước chiến tranh, các nước lớn như Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật, Mỹ, Liên Xô cùng tồn tại, sức lực ngang nhau, so sánh lực lượng quốc tế đã có sự thay đổi căn bản của nó là “hai cực hóa” Xô-Mỹ. Với thực lực và kinh tế hùng mạnh, sau chiến tranh, Mỹ vượt lên chiếm vị trí bá chủ trong thế giới chủ nghĩa tư bản. Liên Xô phải chịu thiệt hại nặng nề sau chiến tranh, nhưng đang từng bước tang cường sức mạnh và ảnh hưởng chính trị trên trường quốc tế. Ở Đông Âu đã xuất hiện một loạt các nước XHCN, những nước này ủng hộ chính sách đối ngoại của Liên Xô và là vùng đệm quan trọng cho Liên Xô trong việc chống lại thế lực phương Tây. Liên Xô đã trở thành một trung tâm sức mạnh khác trên thế giới. Tháng 8-1945, Tổng thống Mỹ Truman ra lệnh ném bom nguyên tử xuống hai thành phố Nhật Bản là Hirôshima và Nagasaki, hoàn toàn không xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ đánh bại phát xít Nhật, vì không có hai quả bom đó thì Hồng quân Liên Xô cũng đã đánh bại đội quân Quan Đông mạnh nhất của phát xít Nhật, buộc chúng phải đầu hàng vô điều kiện. Viện cớ giả tạo đánh phát xít Nhật, Mỹ quyết định sử dụng bom nguyên tử, trước hết để đe doạ Liên Xô và các lực lượng cách mạng thế giới trong hoạch định sức mạnh, quyền lợi và ảnh hưởng của Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Hành động đó của Mỹ báo hiệu mọt kỷ nguyên mới trong quan hệ quốc tế - kỷ nguyên dùng sức mạnh của vũ khí hạt nhân để giải quyết mâu thuẫn giữa các nước trên quy mô toàn cầu. Chẳng bao lâu sau, với nỗ lực phi thường, Liên Xô cũng làm chủ được công nghệ chế tạo bom nguyên tử và phá bỏ thế độc quyền của Mỹ. Núp dưới ô hạt nhân, thế giới phân chia thành hai cực, thực chất là hai hệ thống chính trị đối đầu về ý thức hệ. Ở châu Âu hình thành hai khối quân 3 sự lớn nhất và mạnh nhất hành tinh đối đầu nhau với bản chất trái ngược nhau: khối NATO - công cụ xâm lược và quan trọng nhất trong chiến lược toàn cầu của Mỹ và khối Vácsava, trụ cột chủ yếu của hoà bình thế giới. 1.2 . Lợi ích quốc gia: Các nước phương Tây như Anh, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Lucxambua với mục đích bảo vệ lợi ích đế quốc của mình bằng những hoạt động quân sự tập thể. Nhưng với vị trí kinh tế và quân sự của mình, các nước không thể đóng vai trò chỉ đạo trong việc lập khối quân sự lớn như thế được và vai trò này chỉ Mỹ mới có thể đảm nhận. Đối với Mỹ, an ninh chính trị và quân sự là bộ phận cấu thành quan trọng trong lợi ích quốc gia. Nó bao gồm: tránh sự bùng nổ của một cuộc chiến tranh thế giới mới nguy hại đến sự tồn vong của nước Mỹ, đảm bảo cho thế giới phương Tây không bị uy hiếp về chính trị cũng như quân sự từ phương Đông. Đó là một mặt mang tính phòng ngự và duy trì hiện trạng. Mặt khác, trong lợi ích quốc gia, Mỹ còn có tính đến tiến công và bành trướng, nghĩa là sự mở rộng ảnh hưởng và thế lực của nó trên toàn thế giới, giữ vai trò chủ đạo trên vũ đài chính trị quốc tế. Sáng lập Liên Hợp Quốc, Quỹ tiền tệ quốc tế và Ngân hàng thế giới là con bài chủ đạo trên vũ đài kinh tế, chính trị quốc tế sau chiến tranh. Thêm vai trò chỉ đạo khối quân sự lớn nhất phương Tây, Mỹ ngày càng có điều kiện thực hiện mưu đồ của mình, lợi dụng các điều khoản của Hiệp ước, can thiệp vào công việc nội bộ của các nước hội viên, có thể dùng tổ chức này để phục vụ cho lợi ích của đế quốc Mỹ, ngăn chặn được Liên Xô- sự uy hiếp lớn nhất đối với an ninh phương Tây và đóng vai trò chủ đạo của thế giới. 4 Mỹ theo đuổi mục tiêu sử dụng quân đội và lãnh thổ các nước thành viên phục vụ lợi ích riêng của mình, biến Tây Âu thành bàn đạp tiến hành các hoạt động xâm lược. Đồng thời, Mỹ cũng sử dụng khối này để củng cố sự hiện diện về kinh tế, chính trị, quân sự của họ ở Tây Âu. Các nước NATO ở Tây Âu chuẩn bị chiến tranh xâm lược trên tất cả các lĩnh vực quân sự, chính trị, tư tưởng, tiến hành cuộc chạy đua vũ trang mạnh mẽ chưa từng có. Họ đã bỏ ra chi phí khổng lồ để xây dựng cơ sở hạ tầng quân dụng và dân dụng phục vụ cho mục đích chuẩn bị chiến tranh. 1.3. Mục đích hoạt động: Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), là khối quân sự lớn nhất của các nước phương Tây từ sau Chiến tranh thế giới II do Mĩ đứng đầu, nhằm chống Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc. Việc thành lập NATO là do Mỹ chủ trương tập hợp lực lượng phương Tây, trước hết là các nước tư bản phát triển nhất và lớn nhất, trừ Nhật Bản, để kiềm chế Liên Xô - đối thủ số một đang thách thức lợi ích toàn cầu của Mỹ. . II. NATO trong chiến tranh lạnh: 2.1 Ý đồ của Mỹ - thành viên “nặng ký” nhất trong NATO: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, trước sự lớn mạnh của hệ thống xã hội chủ nghĩa, Mỹ thực hiện chiến lược kiềm chế Liên Xô, vì thế ngày 44-1949, tại Oasington, 12 nước với những thành viên đầy rẫy những tham vọng, mà đặc biệt là Mỹ đã kí Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, tuyên bố thành lập NATO. Việc NATO ra đời chính là một bước tiến mới và cũng là một bộ phận quan trọng trọng việc thực hiện những kế hoạch bành 5 trướng , thống trị thế giới của Mỹ. Mỹ muốn dựa vào NATO để lôi kéo các nước thành viên khác vào quỹ đạo chiến lược của mình. Ý đồ đó của Mỹ được thể hiện ngay trong chiến tranh lạnh, trong cuộc chạy đua vũ trang với Liên Xô, và trong việc “cân bằng quyền lực” giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, Mỹ rất cần sự ủng hộ của nhiều đồng minh. Việc thành lập NATO cũng có ngầm chứa ý đồ lôi kéo đồng minh_những kẻ có “máu mặt” sau thế chiến thứ hai của Mỹ. Không những thế, sau chiến tranh lạnh, khi Liên Xô và khối quân sự Vacsava không còn tồn tại, Mỹ vẫn thể hiện những tham vọng rõ ràng của mình. Những khát khao của cường quốc “nặng ký” nhất thế giới lúc này là muốn sức mạnh tuyệt đối của mình để khống chế cả thế giới tư bản, bên cạnh đó, Mỹ còn muốn dành lấy những khu vực nằm trong vòng ảnh hưởng của các nước này, thực hiện chiến lược toàn cầu, mưu đồ làm bá chủ thế giới đã được nuôi dưỡng từ lâu trong giới lãnh đạo Mỹ. Chính vì thế, trong cuộc chiến tranh Irac năm 2003, Mỹ cũng muốn lôi kéo cả NATO vào cuộc chiến, tuy nhiên gặp phải sự phản đối của một số thành viên mà đứng đầu là Pháp, Đức. Từ việc này cũng hình thành hai phe đó là phe chủ chiến và phe chủ hòa. Không tìm được sự ủng hộ của đa số NATO, Mỹ đành phải tiến hành đơn phương. Với sức mạnh kinh tế và quân sự vượt trội, Mỹ đang không ngừng thu nạp các đồng minh nhằm đặt các nước này dưới vòng ảnh hưởng của mình và NATO đang bị biến thành công cụ phục vụ cho chiến lược toàn cầu của Mỹ. NATO từ một tổ chức phòng thủ đã trở thành một tổ chức chiến tranh, tham gia vào các cuộc chiến tranh xâm lược do Mỹ phát động. Các nước châu Âu cũng rất muốn thoát khỏi sự ảnh hưởng của Mỹ nhưng chưa thực hiện được do còn bị chia rẽ bởi một số nước (đặc biệt là các thành viên mới) vẫn muốn lệ thuộc vào Mỹ. Sự tồn tại của NATO là 6 mối đe dọa chủ quyền nhiều quốc gia và sự ổn định của thế giới, cũng như làm tăng thêm tính bá quyền của đế quốc Mỹ.  Chính vì vậy mới nói, những thay đổi và điều chỉnh trong nguyên tắc hoạt động của cơ chế NATO cũng bị ảnh hưởng nhiều từ những chuyển mình, những mưa toan, ý đồ của Mỹ. 2,2. Những nguyên tắc hoạt động cơ bản và sự thay đổi trong thời kỳ chiến tranh lạnh. 2.2.1 Nguyên tắc hoạt động 1. Bảo vệ sự tự do và an ninh của các thành viên của nó bằng cách sử dụng phương tiện chính trị và quân sự phù hợp với các mục đích và nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc. 2. Phòng thủ tập thể, quy định trong chương 5 của Hiệp ước Đại Tây Dương. Theo đó, bất kỳ cuộc tấn công chống lại một trong những quốc gia thành viên được coi là một cuộc tấn công chống lại tất cả các thành viên trong đồng minh và do đó đòi hỏi phải hành động quân sự tập thể 3. NATO là một hiện thân của liên kết xuyên Đại Tây Dương với sự liên kết an ninh của châu Âu và Bắc Mỹ; 4. Hiệp ước Washington bao gồm các nguyên tắc hợp tác chính trị trong trường hợp xảy ra xung đột kinh tế giữa các nước thành viên;. 5. Các phương tiện thông qua đó NATO phát triển chính sách bảo mật của nó bao gồm phát triển liên tục và duy trì khả năng quân sự tập thể cũng như riêng lẻ của các nước thành viên; 9. Liên minh vẫn mở cho các thành viên mới. Các quốc gia phải 7 sẵn sàng và có khả năng đóng góp vào an ninh của khu vực Bắc Đại Tây Dương và được sự nhất trí của tất cả các quốc gia thành viên (Trong chiến tranh lạnh đã mở rộng ntn) Trong đó nguyên tắc chính mà Nato đề cập đến là phòng thủ tập thể (chống cộng). Trong đó, đặc biệt chú trọng đến lĩnh vực quân sự. Có thể nói quân sự là công cụ đắc lực giúp Nato tực hiện chiến lược phòng thủ của mình. Có thể thấy điều này đã được thể hiện nhiều trong chủ nghĩa hiện thực: con đường đảm bảo An ninh thông qua sự liên minh, cân bằng quyền lực và kiểm soát vũ khí. Theo thuyết này, để phòng vệ bản thân, quốc gia có nhiều khả năng lựa chọn . Họ có thể trang bị vũ khí, hình thành liên minh với những quốc gia khác, hay đàm phán kiểm soát vũ khí, Ở đây Nato đã chọn hình thành liên minh với những quốc gia khác. Bởi trong thời kỳ chiến tranh lạnh, khi sự đối đầu giữa hai khối Nato và Vacsava ngày càng mạnh mẽ. Lo ngại về một vacsava lớn mạnh. Nato luôn thực hiện những biện pháp: chạy đua vũ trang, quân sự hóa…để nhằm tạo tuyến phòng thủ vững chắc chống lại mọi tầm ảnh hưởng của các nước trong khối cộng sản. Đó là sự phát triển nhanh chóng cả về số lượng, lẫn trang bị vũ khí hiện đại: Nếu năm 1949 tổ chức gồm 12 nước Châu Âu thì đến năm 1955 có 15 thành viên( chiếm 15% tổng dân số thế giới) . Năm 1945 đã có tới 90 sưu đoàn và 9000 máy bay chiến đấu các loại. Chính diều này đã giúp Mỹ hoàn thành cái gọi là: “ thanh kiếm và lá chắn” – tạo phòng tuyến vững chắc, bao vây và khống chế LX, ngăn ảnh hưởng của LX sang các nước khác. Như vậy từ các quan điểm chung về phát triển quân sự và xây dựng lực lượng vũ trang của các nước Nato đã thúc đẩy hình thành một bộ máy quân sự thống nhất , tạo điều kiện tăng sức đột kích của Nato và làm tăng nguy cơ chiến tranh.  Phòng thủ đồng thời cũng bành chướng. 8 Theo nguyên tắc kết nạp thành viên mới, Trong thời kỳ chiến tranh lạnh mặc dù số lượng thành viên mở rộng không nhiều ( chủ yếu là các nước Châu âu) . Song, cũng đã có số lượng không nhỏ các quốc gia tham gia vào Nato. Trong đó đặc biệt phải kể tới vai trò của Tây Đức. Sau khủng hoảng thành Beclir Đông Đức và Tây Đức bị chia cắt thành 2 miên. Trong khi Đông Đức gia nhập vào Liên Xô, thì mối lo ngại về sức mạnh của Liên Xô ngày càng gi tăng trong Mĩ. Đồng thời người ta cũng lo ngại khối pháp xít Đức sẽ ngày càng mạnh lên, làm ảnh hưởng đến an ninh khu vực và Quốc tế. Chính vì vậy Nato đã gia sức giúp Tây Đức tái sản xuất vũ khí quân sự nhằm lôi kéo Tây Đức vào tổ chức. Tuy nhiên hanh động này cũng đã đi trái với nguyên tắc của Nato. Bới mặc dù Tây Đức góp phần tằng cường sức mạnh của Nato nhưng lại không được sự nhất trí của các thành viên trong Nato( P. A) về vấn đề quyền lợi => Tây Đức gia nhập Nato làm cho Nato trở nên hoàn thiện hay nói cách khác giúp Mỹ nâng tầm ảnh hưởng hơn.. Như vậy, mặc dù trên nguyên tắc Nato là bảo vệ quyền lợi của tất cả các nước thành viên. Tuy nhiên thực tế lại không phải như vậy, Mỹ vẫn “ độc đoán” với vai trò của mình. 2.2.2 Những thay đổi: Trên thực tế, một tổ chức muốn tồn tại được thì luôn phải phù hợp với xu thế phát triền của từng thời kỳ qua từng giai đoạn. Nato cũng không ngoại lệ. Trong giai đoạn chiến tranh lạnh, các nước trong khối có thị trường thuộc đia rộng lớn, mà chủ yếu các nước thuộc đia đều muốn đấu tranh để giành độc lập, . Như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến vai trò làm chủ của nó. Việc chống lại phong trào giải phóng thuộc địa giúp Mỹ thực hiện được ước mơ nuôi dưỡng từ trong thế chiến thứ 2: “ Tăng cường tối đa ảnh hưởng của Mỹ, thu hẹp tới mức tối thiểu ảnh hưởng của Pháp và 9 Anh. Chính vì vậy, Nato đã có những thay đổi trong nguyên tắc hoạt động: * Từ phòng thủ tấn công-> phản ứng linh hoạt Dưới sự thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc và hệ thống xã hội chủ nghĩa lớn mạnh. Mỹ trong thời kỳ này cũng đã mất ưu thế với LX trong nhiều lĩnh vực quân sự. Đăc biệt là việc P xin rút quân khỏi Nato đã gây cho Nato và Mỹ những trở ngại không nhỏ. Bởi trong thời kỳ này Pháp có vai trò về chính trị , kinh tế , rất mạnh.Chính vì vậy, chiến lược tấn công không còn phù hợp với Nato, thay vào đó là chiến lược “ phản ứng linh hoạt. Đó là tiếp tục thành lập nhiều cơ quan tổ chức trong khối: ( NAMF), (STAIE) , SNF( Bộ tư lệnh hạt nhân chiến lược tại Châu Âu).Đồng thời cũng tăng cường chạy đua vũ trang, tăng cường lực lượng hạt nhân chiến lược . Đặc biệt là tập trung sản xuất và triển khai hàng loạt các vũ khí mới với sô lượng ngày càng nhiều. Đồng thời hướng tới những chính sách mới” củng cố và phát triển Nato trong tình hình mới.”  Chuyển dần từ đối đầu sang đối thoại với VACSAVA Cuối những năm 70, cơ chế hoạt động của Nato đã dần thay đổi. Bới bản thân nội bộ cũng đã có những bất đồng: chủ yếu phản đối những chính sách bành chướng của Mỹ như Hi lạp ( 1974) đã không tham gia vào tổ chức quân sự của khối, hay sức ép của phong trào giải phóng dân tộc ở các nuwocs thuộc đia, cũng như vai trò của LX. Chình vì vậy, chính sách hòa dịu của nicxon là trọng tâm chính trong cơ chế hoạt động của Nato trong giai đoạn này. Đó là bước chuyển đổi trong quan hệ Đông – Tây từ đối đầu sang đối thoại: + 1985. tai cuộc họp cấp cao Xô – Mỹ ( gionevo) tổng thống Mỹ ri-gan phải chấp nhận nguyên tắc : Mỹ và Liên Xô trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không cho phép bùng nổ chiến tranh hạt nhân, hiệp ước xô- Mỹ 10 ( 1987) về việc loại bỏ tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung. Cùng với những chính sách hòa dịu Nato cũng chủ chương tích cực sử dụng hiệu quả các hiệp ước song phương và đa phương để củng cố hệ thống trong khối. III. Những thay đổi và điều chỉnh trong nguyên tắc hoạt động của NATO sau chiến tranh lạnh: 3.1. Lý do phải thay đổi nguyên tắc hoạt động: Thế giới ngày nay phải đối mặt với quá nhiều nguy cơ phi truyền thống. Chống khủng bố, tội phạm quốc tế, tội phạm mạng, di cư bất hợp pháp, buôn bán vũ khí, con người, ma túy, phổ biến vũ khí và vật liệu hủy diệt hàng loạt, ảnh hưởng bất lợi của biến đổi khí hậu đòi hỏi phải có đối thoại, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau, phối hợp các nỗ lực chung trên quy mô toàn cầu. Các tổ chức, hệ thống quân sự ra đời trong chiến tranh lạnh liệu còn có thể tồn tại như một thực thể chính trong quan hệ quốc tế nữa hay không? Sau chiến tranh lạnh, họ đã thiếu đi sự linh hoạt, hiệu quả và sự thích hợp trong nhiệm vụ ngăn ngừa xung đột, đối phó những nguy cơ mới, giảm khả năng thích ứng với tình hình mới, thừa về cấu trúc, chức năng, thiếu hợp tác trong hành động, sử dụng nguồn lực ( công nghệ, con người, tài chính) từ các thành viên không hiệu quả. Đó cũng là lí do vì sao chương trình nghị sự của họ phải cân bằng được việc đối phó với các nguy cơ và đảm bảo an ninh quốc tế trước hết là an ninh quốc gia và khu vực. Họ buộc phải thay đổi. NATO là một tổ chức quân sự, họ cũng không ngoại lệ. Họ là liên minh quân sự lớn nhất Châu Âu, họ càng không thể không thay đổi. 3.2. NATO hoạt động trên nguyên tắc an ninh hợp tác: 3.2.1. NATO thực hiện nguyên tắc này như thế nào? 11 1. An ninh cá nhân: Mục đích cuối cùng của an ninh vẫn là bảo vệ cho từng cá thể con người. Đối với các nước phương Tây, họ rất coi trọng nhân quyền và dân chủ. Đó là một trong những thước đo mức độ an ninh của họ. Chính vì vậy, vấn đề cốt lõi và trước hết của một tổ chức quân sự là đảm bảo an ninh cá nhân. 2. An ninh tập thể: NATO bảo vệ các thành viên khỏi sự xâm lược lãnh thổ hoặc đe dọa xâm lược lãnh thổ từ thành viên khác trong khối, cùng nhau đối phó với các nguy cơ phi truyền thống từ bên ngoài lãnh thổ như khủng bố, nạn di dân bất hợp pháp, ma túy, vi phạm nhân quyền… NATO được coi là một trong những tổ chức thực hiện tốt nhất nhiệm vụ bảo đảm hòa bình trong khối. Bằng chứng là các cuộc xung đột của các nước thành viên như tranh chấp biên giới giữa Hy lạp và Thổ Nhi Kỳ( Năm 1996, hai đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) này từng đứng trước bờ vực chiến tranh do tranh chấp liên quan đến đảo Aegean, và hiện vẫn tranh cãi về không phận, hải phận và tình trạng nhập cưbất hợp pháp), tranh chấp quyền được bảo tồn vùng 12 biển nơi diễn ra các hoạt động đánh bắt cá giữa Anh và Ireland, giữa Canada và Tây Ban Nha hay các xung đột vũ trang của Pháp, Đức, Italia...chưa bao giờ leo thang thành các cuôc chiến tranh đẫm máu. Đối phó với nguy cơ khủng bố, NATO luôn tỏ ra sự đoàn kết và nhất trí của các nước thành viên và đối tác: Một năm sau sự kiện bi thảm ở New York và Washington ngày 11/ 9/2001, tại Hội nghị Prague, các đồng minh thông qua một số sáng kiến để tăng cường khả năng của NATO để chiến đấu chống lại chủ nghĩa khủng bố và giải quyết các mối đe dọa an ninh mới. Một sự phòng vệ quân sự với Khái niệm chống khủng bố được ban hành. Các nước thành viên phê duyệt Kế hoạch hành động chống khủng bố, trong đó có mặt tất cả các nước có quan hệ đối tác và chia sẻ thông tin tình báo và nâng cao chuẩn bị cho một cuộc tấn công tiềm năng chống lại dân thường bằng hóa chất, hạt nhân và vũ khí sinh học. Về vấn đề này, NATO đã phê duyệt năm sáng kiến phòng thủ chống lại hóa chất, hạt nhân và vũ khí sinh học. Một trong những kết quả trực tiếp là việc thành lập vào tháng năm 2003 của Tiểu đoàn đa quốc gia chống lại CBRN (hóa học, sinh học, phóng xạ, và vũ khí hạt nhân), có bộ tổng tham mưu trưởng đặt tại Liberetz, Cộng hòa Séc Bên cạnh đó, NATO bắt đầu nghiên cứu nội dung trong lĩnh vực phòng thủ tên lửa đạn đạo, và bắt đầu điều tra cách tăng cường khả năng của mình để bảo vệ chống lại các cuộc tấn công mạng. Vào tháng năm 2003, cơ quan chống sự đe dọa khủng bố Intelligence Unit đã được thành lập, mà có mục đích là để xác nhận khả năng trao đổi tình báo giữa các nước thành viên. Ngoài ra, cơ chế đã được tạo ra để tạo điều kiện chia sẻ thông tin tình báo về mối đe dọa khủng bố với các nước đối tác của NATO, NACC và Đối thoại Địa Trung Hải. 3. Phòng thủ tập thể: 13 Đây được coi là nguyên tắc hoạt động được NATO duy trì từ khi chiến tranh lạnh kết thúc. Tuy nhiên, vai trò này dường như mờ nhạt hơn rất nhiều vì không xảy ra các cuộc xâm lược từ bên ngoài lãnh thổ NATO vào trong lãnh thổ của họ. 4. Tăng cường sự ổn định bên ngoài khối: Tăng cường sự ổn định của khu vực xung quanh lãnh thổ của mình cũng chính là bảo vệ an ninh cho chính mình. Chính vì vậy, các nước thành viên luôn tập trung quan tâm tới sự ổn định ở các nước có biên giới tiếp giáp biên giới họ với nỗi lo sợ bị ảnh hưởng hay xâm nhập về mặt chính trị, kinh tế và quân sự.. Có thể nói, NATO tăng cường ổn định lãnh thổ bên ngoài trên cả hai phương diện: Pháp lý và thực tiễn. Về mặt pháp lý, họ thành lập NACC, NATO- Nga PJC, NATO- Ukraina PJM, Đối thoại Địa Trung Hải. Về mặt thực tiễn, NATO tham gia vào giải quyết các cuộc khủng hoảng. Giải quyết khủng hoảng bao gồm ngăn chặn khi khủng hoảng chưa xảy ra và phản ứng khi khủng hoảng đã xảy ra. NATO phản ứng rất mạnh mẽ trong chiến tranh tại Kosovo năm 1998 hay xung đột sắc tộc đẫm máu tại Bosnia và Herzegovia. Kosovo là 1 vùng đất nằm trên lục địa châu Âu, là 1 tỉnh tự trị thuộc nước Cộng Hòa Serbia. Kosovo lại tiếp giáp biên giới với Albania. NATO can thiệp vào Kosovo của Serbia, vì như thế NATO có thể mở rộng tầm ảnh hưởng ở đây. Tất cả các cuộc xung đột đó đều có khả năng ảnh hưởng tới các quốc gia thành viên như: Hungary, Hy lạp, Thổ nhĩ kỳ, và các đối tác như: Albania, Macedonia, Romania, Bulgaria của NATO. PFP, các sáng kiến ngăn chặn WMD , tiến trình mở rộng NATO là những phương tiện để họ duy trì và bảo vệ sự ổn định khu vực ngoài lãnh thổ của họ. Cách tiếp cận 14 an ninh của NATO là tìm quan hệ đối tác với phần còn lại của Châu Âu và các tổ chức phi chính phủ. Quan hệ đối tác là nguyên tắc cho hầu hết các hoạt động của NATO. NATO và Nga NATO hợp tác với Nga kể từ đầu những năm 1990 vì các mối đe dọa an ninh chung. Có thể thấy, sự tham gia của Nga có ý nghĩa rất quan trọng với bất kỳ hệ thống bảo đảm an ninh toàn diện tại châu Âu sau khi kết thúc chiến tranh Lạnh. Tháng 6/2002, Nga và NATO đã ký Tuyên bố Rome, qua đó Hội đồng hiện tại được thay thế bởi một diễn đàn hợp tác mới - Hội đồng Nga- NATO (NRC). Hội đồng dựa trên các ý tưởng tham vấn, xây dựng sự đồng thuận, quyết định chung và hành động, các nước thành viên và Nga sẽ hợp tác trên cơ sở bình đẳng. NATO - Nga đang mở rộng hợp tác trong những năm qua. Tháng 12/2004, các bên đã ký một Bản ghi nhớ về Hợp tác và phê duyệt Kế hoạch hành động chống khủng bố, theo đó Nga đã đồng ý viện trợ cho nỗ lực của NATO ở Địa Trung Hải. Vào tháng 4/ 2005, Hiệp định SOFA theo quan hệ đối tác vì Hòa bình đã được thông qua. Nó cung cấp các cấu trúc pháp lý cần thiết và thực tế tạo ra các khả năng cho NATO - Nga giải quyết các thách thức an ninh chung. NATO và Liên Hợp Quốc (UN) Sau năm 1949 và cho đến khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, sự tương tác giữa LHQ và NATO đã bị hạn chế, cả về phạm vi và nội dung. Nhưng sự kiện ở châu Âu từ đầu những năm 90, như các cuộc xung đột ở Nam Tư cũ, giải thể của Khối hiệp ước Warsaw đã thay đổi đáng kể tình trạng đó. Ngoại trưởng của NATO chính thức tuyên bố Liên minh sẵn sàng thực hiện hoạt động gìn giữ hòa bình dưới sự bảo trợ của Hội đồng Bảo an trong tháng 12/2002. 15 Trong năm 1992, trong bối cảnh của cuộc xung đột leo thang tại Nam Tư cũ, NATO tàu của Lực lượng Hải quân thường trực ở Địa Trung Hải, tiến hành các hoạt động giám sát ở Biển Adriatic để hỗ trợ cấm vận của Liên Hợp Quốc về vũ khí với Nam Tư cũ. Trong tháng 11 năm 1992, NATO và Liên minh Tây Âu (WEU) đã tiến hành hoạt động của Hội đồng Bảo an thực thi nghị quyết trừng phạt, mà nhằm ngăn chặn sự leo thang của cuộc xung đột khi vũ khí đã được cung cấp cho khu vực bất chấp lệnh cấm vận. Sau khi ký kết Hòa bình Dayton định vào năm 1995, NATO và Liên Hiệp Quốc tiếp tục hợp tác trong Bosnia và Herzegovina trong nhiệm vụ của hai lực lượng đa quốc gia trong nước - IFOR và nhiệm vụ SFOR. Một ví dụ khác của hợp tác là cuộc khủng hoảng Kosovo, nơi mà từ đầu cuộc xung đột năm 1998 và trong thời gian leo thang, các Tổng thư ký LHQ và Tổng thư ký NATO đã làm việc chặt chẽ với nhau, mặc dù Nghị quyết của Liên Hiệp Quốc về các cuộc không kích Kosovo đã không được thực hiện Bên ngoài bối cảnh Nam Tư cũ, thành viên của NATO tiếp tục hỗ trợ cho nỗ lực của Hội đồng Bảo an về phòng, chống xung đột. Trong đầu năm 1998, trong khi thi hành Nghị quyết Hội đồng Bảo an tại Iraq và tiến hành một chế độ kiểm tra nhằm phát hiện và phá hủy WMD và thiết bị xây dựng của họ, NATO kêu gọi Iraq tuân thủ các quy định nêu trong các nghị quyết. Ngày 11 Tháng 11 năm 2004, lần đầu tiên có sự tham gia của Tổng thư ký NATO tại kỳ họp Hội đồng Bảo an. Hội nghị bàn về Bosnia và Herzegovina. Theo tuyên bố của tổng thư ký NATO, quá trình mở rộng phạm vi nhiệm vụ của Liên minh là một điều kiện tiên quyết để làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác với Liên Hiệp Quốc. 16 Hiện nay, NATO và Liên Hợp Quốc làm việc với nhau ở Afghanistan, Pakistan và Lybia. 2.2 Liệu NATO có đi quá xa? Cả thế giới đang lo ngại về tham vọng mở rộng của NATO không chỉ ở Châu Âu, Châu Mỹ mà còn cả Châu Á với các đối tác Trung Quốc, Nhật Bản, ASEAN, Pakistan, Afghanistan...Tuy nhiên, vì vấn đề địa lý cũng như sự không song trùng về mặt lợi ích giữa các nước phương Đông và NATO nên nhiều khả năng NATO không thể tăng thêm số lượng thành viên bao gồm các quốc gia Châu Á kể trên.Trong tương lai không xa, NATO sẽ trở thành một hệ thống quân sự hợp tác Châu Âu-Châu ÁĐại Tây Dương với sự kết hợp chặt chẽ với Nga và các quốc gia Liên Xô cũ. 3.3: Đánh giá NATO thông qua “tương quan lực lượng” với VACSAVA: Nếu mục đích thành lập của NATO là để ngăn chặn sự phát triển ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản và Liên Xô thì tương tự như thế, khối Vacsava ra đời như việc cân bằng quyền lực với NATO lúc này. Gần giống như NATO mục đích hoạt động của VACSAVA thời kì này là giữ vững an ninh cho các nước hội viên duy trì hòa bình Châu Âu, tăng cường đoàn kết giữa các nước hội viên của tổ chức này.Trong suốt thời kỳ tồn tại của mình (1955-1991) tổ chức đã hoạt động có hiệu quả, đóng vai trò to lớn đối với khu vực Châu Âu và Thế Giới . Tổ chức VACSAVA đảm bảo hòa bình và an ninh cho các nước xã hội chủ nghĩa Châu Âu. Chống âm mưu phá hoại của chủ nghĩa đế quốc và phản động quốc tế. Nhiều sáng kiến của tổ chức này đưa ra nhằm làm dịu đi nguy cơ chiến tranh. Các nước này đã đóng vai trò quan trọng góp phần chặn đứng các hoạt động thù địch của bọn phản cách mạng ở hunggari 1956 ,Tiệp Khắc 1968...Tổ chức này đã thúc đẩy trang bị hiện đại hóa, tăng cường 17 sức mạnh lực lượng vũ trang của các thành viên dẫn đến sự cân bằng sức mạnh quân sự vào những năm 70. Như vậy, trong chiến tranh lạnh, mục đích hoạt động và mưa đồ của hai khối quân sự đối đầu nhau này không khác nhau là bao nhiêu. Tuy nhiên, điểm khác nhau cơ bản của hai khối quân sự này chính là sự tồn tại sau chiến tranh lạnh. Tình thế một mất một còn là điểm khác biệt hẳn nhau. Từ 1988 - 1991, sau những biến động to lớn ở Đông Âu và Liên Xô, "trật tự hai cực Ianta" bị phá vỡ. Khối Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô bị phá vỡ, kéo theo sự chấm dứt hoạt động của liên minh chính trị - quân sự (khối Hiệp ước Vácsava) và liên minh kinh tế (khối SEV). Thế hai cực giữa hai siêu cường Mỹ và Liên Xô bị phá vỡ: Liên Xô bị sụp đổ, tan vỡ từ góc độ nhà nước; sức mạnh kinh tế, quân sự của Mỹ bị suy giảm so với Tây Âu và Nhật Bản.Liên Xô và Mỹ rút dần sự "có mặt" của mình ở nhiều khu vực quan trọng trên thế giới (phạm vi ảnh hưởng của liên Xô bị mất hết, còn phạm vi ảnh hưởng của Mỹ bị thu hẹp khắp nơi). Như vậy, khối quân sự VACSAVA tan rã theo sự sụp đổ của Liên Xô. NATO thì khác, lẽ ra sau sự sụp đổ của VACSAVA, NATO thật ít cơ sợ để tồn tại, những tưởng tổ chức này sẽ tan rã nhưng không, NATO sau chiến tranh lạnh ngoài chức năng quân sự vốn có còn cho phép mình có thêm một vài chức năng mới: chức năng chính trị, chức năng xử lý khủng hoảng, chức năng đối phó với những xung đột khu vực và chức năng giữ gìn hòa bình. NATO đã biến “chiến lược phản ứng linh hoạt” thành “chiến lược phản ứng khủng hoảng tất cả các hướng”. Như vậy, NATO từ một tổ chức quấn sự độc lập đơn nhất đã chuyển thành tổ chức quân sự chính trị phức hợp, nhiệm vụ chủ yếu của NATO từ chỗ phòng ngừa sự tiến công của Liên Xô sang Tây Âu trước kia đã chuyển thành duy trì an ninh và ổn định khu vực Châu Âu. Từ 18 những thay đổi trong nguyên tắc hoặt động trong nguyên tắc hoạt động của mình, NATO ngày càng khẳng định vai trò của mình, cũng như tạo ra cách nhìn mới trong cục diện thế giới mới. KẾT LUẬN Nato – khối quân sự lớn nhất trong lịch sử. Tại sao lại có sự ví von như vậy. Ngay từ khi ra đời, Nato đã đưa ra những mục đích, những nguyên tắc để thể hiện phòng thủ và bành chướng của mình. Vói số lượng ban đầu chỉ bao gồm các thành viên trong khối Châu Âu, Bắc Âu và dần dần lan sang cả khu vực Đông Â, điều đó đã thể hiện vai trò ngày càng to lớn của Nato trong an ninh khu vực và thế giới. Mục đích của Nato là phòng thủ, chống lại tổ chức Vacsava, vậy mà khi Vacsva tan dã, thì Nato vẫn tồn tại? Thậm chí có thể nói là ngày càng mở rộng. Đó là những cơ chế, nguyên tắc mà Nato đã thay đổi để phù hợp với thay đổi của lịch sử. Đúng vậy, nếu như trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Nato chỉ chú trọng chủ yếu vào lĩnh vực quân sự và mở rộng vũ trang sang bên ngoài nhằm nâng tầm ảnh hưởng của mình. Nhưng sau chiến tranh lạnh cục diện thế giới đã thay đổi, một thế giới đa cực hình thành với nhiều cường quốc lớn mạnh. Nato muôn tồn tại thì buộc bộ máy của nó phải thay đổi. Chính vì vậy ta cũng dễ ràng nhận thấy một Nato yêu chuộng hoà bình, cần hợp tác với các quốc gia khác , thậm chí là các nưứoc đã từng đối đầu với mình như: Đông Âu, LX cũ. Các quốc gia hầu hết với suy nghĩ: “ Chúng ta cần 19 chấm dứut cách suy nghĩ thời kỳ chiến tranh lạnh và cần chống lại chính sách liên minh. Chúng tôi kêu gọi hình thành một thế giới đa cực mà khôgn một quốc gia đơn lẻ nào có thể thống trị” ( Tuyên bố chung của tổng thống Nga Boris Yelstin và chủ tịch nước Trung Quốc Giang trạch Dân) thì viễn cảch về một thế giới đa cực không còn xa, xu thế hoà bình, hợp tác ngày càng mở rộng hơn nữa trong Nato. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng