Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Trung học cơ sở Lí thuyết và bài tập vật lí 8_1...

Tài liệu Lí thuyết và bài tập vật lí 8_1

.DOC
33
1780
67

Mô tả:

Trường THPT Bàn Tân Định Vật lí 8 TỔNG HỢP CÂU HỎI HỌC KÌ I A.Lí thuyết: Câu 1. Chuyển động cơ học là gì? Cho 2 ví dụ? Nêu các dạng chuyển động cơ học ? Câu 2. Tại sao nói chuyển động hay đứng yên có tính tương đối? cho ví dụ về tính tương đối của chuyển động và đứng yên ? Câu 3. Độ lớn của vận tốc đặc trưng cho tính chất nào của chuyển động? Công thức tính vận tốc? Đơn vị vận tốc ? Chuyển động không đều là gì? Viết công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều. Câu 4. Hãy nêu các kết quả tác dụng của lực? Để biểu diễn lực người ta quy ước như thế nào ? Hãy biểu diễn trọng lực và lực đàn hồi tác dụng vào cùng một quả nặng treo trên lực kế ? Câu 5. Lực có tác dụng như thế nào đối với vận tốc? Nêu ví dụ minh hoạ. Câu 6. Nêu các đặc điểm của lực và cách biểu diễn lực bằng véctơ. Câu 7. Thế nào là hai lực cân bằng? Một vật chịu tác dụng của các lực cân bằng sẽ thế nào khi: a.Vật đang đứng yên ? b. Vật đang chuyển động ? Câu 8. Quán tính là gì? Quán tính của vật liên quan thế nào với khối lượng của vật? Nêu 2 thí dụ chứng tỏ vật có quán tính ? Câu 9. Lực ma sát xuất hiện khi nào? Nêu 2 thí dụ về lực ma sát. Câu 10.a.Lực ma sát trượt xuất hiện khi nào? Điểm đặt? Phương? chiều? b. Độ lớn lực ma sát trượt phụ thuộc vào những yếu tố nào? c.Ma sát lăn xuất hiện khi nào? Độ lớn của ma sát lăn như thế nào so với ma sát trượt? b. Ma sát nghỉ xuất hiện khi nào? Ma sát nghỉ có tác dụng gì? Độ lớn của lực ma sát nghỉ? Câu 11. Áp lực là gì ? Kí hiệu ? đơn vị ? Áp suất là gì ? Công thức tính áp suất. Đơn vị tính áp suất. Viết công thức tính áp suất và giải thích các các kí hiệu có trong công thức? Câu 12. a.Vì sao chất lỏng lại gây áp suất? Chất lỏng gây ra áp suất tại đâu? phương? chiều? b. Áp suất chất lỏng gây ra do trọng lượng phụ thuộc những yếu tố nào? phụ thuộc như thế nào? c.Viết công thức tính áp suất chât lỏng gây ra và giải thích các đại lượng trong công thức? Câu 13. Khí quyển là gì ? Giải thích sự tạo thành khí quyển? nguyên nhân tạo thành áp suất khí quyển? Đơn vị đo áp suất khí quyển? Câu 14.a.Độ lớn của áp suất khí quyển tại độ cao ngang mực nước biển là bao nhiêu mmHg? Là bao nhiêu Pa ? (N/m2) b. Áp suất khí quyển phụ thuộc như thế nào vào độ cao? Câu 15.a.Thế nào là bình thông nhau? b. Cho ví dụ về bình thông nhau trong thực tế ? c.Nêu nguyên tắc của bình thông nhau? Câu 16.a.Nêu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy nén thuỷ lực? b. Ứng dụng của máy nén thuỷ lực? Câu 17.a.Lực đẩy Ác-si-mét là gì? b. Độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét phụ thuộc vào những yếu tố nào? c.Viết công thức tính lực đẩy Ác-si-mét và các đại lượng trong công thức? Câu 18.a. Nhúng một vật vào trong chất lỏng thì có những trường hợp nào xảy ra đối với vật? b. Điều kiện để một vật chìm xuống,nổi lên,lơ lửng trong chất lỏng. c.Khi một vật nằm cân bằng trên mặt chất lỏng thì độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét được tính như thế nào? GV : Mã Muội Trang 1 Năm học 2016 – 2017 Trường THPT Bàn Tân Định Vật lí 8 BÀI 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC I.Trắc nghiệm: 1.1. Có một ôtô đang chạy trên đường. Câu mô tả nào sau đây là không đúng ? A. Ô tô chuyển động so với mặt đường. B. Ô tô đứng yên so với người lái xe. C. Ô tô chuyển động so với người lái xe. D. Ô tô chuyển động so với cây bên đường. 1.2. Người lái đò đang ngồi yên trên chiếc thuyền thả trôi theo dòng nước. Câu mô tả nào sau đây là đúng? A. Người lái đò đứng yên so với dòng nước. B. Người lái đò chuyển động so với dòng nước. C. Người lái đò đứng yên so với bờ sông. D. Người lái đò chuyển động so với chiếc thuyển. 1.3. Một ô tô đỗ trong bến xe .Trong các vật mốc sau đây,đối với vật mốc nào thì ô tô được xem là chuyển động ?Chọn câu trả lời đúng. A.Bến xe . B. Một ô tô khác đang đậu trong bến. C.Một ô tô khác đang rời bến D.Cột điện ở bến xe. 1.4. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chuyển động hay và đứng yên. A.Chuyển động là sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác được chọn làm mốc theo thời gian B. Chuyển động là sự thay đổi khoảng cách của vật này so với vật khác được chọn làm mốc. C.Vật được coi là đứng yên nếu nó không nhúc nhích . D. Vật được coi là đứng yên nếu khoảng cách từ nó đến vật mốc là không đổi. 1.5. Một đoàn tàu hỏa đang chạy trên đường ray. Người lái tàu ngồi trong buồng lái. Người soát vé đang đi lại trên tàu. Cây cối ven đường và tàu chuyển động hay đứng yên so với: Cây cối ven đường Tàu a Người soát vé b Đường tàu c Người lái tàu 1.6. Chuyển động và đứng yên có tính tương đối vì: A. một vật đứng yên so với vật này sẽ đứng yên so với vật khác. B. một vật đứng yên so với vật này nhưng lại chuyển động so với vật khác. D. một vật chuyển động hay đứng yên phụ thuộc vào quỹ đạo chuyển động. C. một vật chuyển động so với vật này sẽ chuyển động so với vật khác. 1.7. Nhận xét nào sau đây của hành khách ngồi trên đoàn tàu đang chạy là không đúng ? A. Cột đèn bên đường chuyển động so với đoàn tàu. B. Đầu tàu chuyển động so với toa tàu. C. Hành khách đang ngồi trên tàu không chuyển động so với đầu tàu. D. Người soát vé đang đi trên tàu chuyển động so với đầu tàu. 1.8. Một máy bay chuyển động trên đường băng để cất cánh. Đối với hành khách đang ngồi trên máy bay thì: A. Máy bay đang chuyển động B. Người phi công đang chuyển động C. Hành khách đang chuyển động D. Sân bay đang chuyển động 1.9. Dạng chuyển động của quả bom được thả ra từ máy bay ném bom B52 là: A. Chuyển động thẳng B. Chuyển động cong C. Chuyển động tròn D. Vừa chuyển động cong vừa chuyển động thẳng 1.10. Dạng chuyển động của quả dừa rơi từ trên cây xuống là: A. Chuyển động thẳng B. Chuyển động cong C.Chuyển động tròn D. Vừa chuyển động cong vừa chuyển động thẳng 1.11.Trong các chuyển động sau, quỹ đạo của chuyển động nào là đường thẳng. A.Một chiếc lá rơi từ trên cây xuống. B.Bánh xe khi xe đang chuyển động. C.Một viên phấn rơi từ trên cao xuống. D.Một viên đá được ném theo phưong nằm ngang. 1.12.Chuyển động của đầu van xe đạp so với trục xe khi xe chuyển động thẳng trên đường là: A. chuyển động tròn B. chuyển động thẳng C. chuyển động cong D. là sự kết hợp giữa chuyển động thẳng với chuyển động tròn 1.13:Chuyển động của đầu van xe đạp so với mặt đường khi xe chuyển động thẳng trên đường là: GV : Mã Muội Trang 2 Năm học 2016 – 2017 Trường THPT Bàn Tân Định A. chuyển động tròn C. chuyển động cong Vật lí 8 B. chuyển động thẳng D. là sự kết hợp giữa chuyển động thẳng với chuyển động tròn 1.14: Hai bạn A và B cùng ngồi trên hai mô tô chạy nhanh như nhau, cùng chiều. Đến giữa đường gặp bạn C đang ngồi sửa xe đạp đang bị tuột xích. Phát biểu nào sau đây đúng? A. A chuyển động so với B B. A đứng yên so với B C. A đứng yên so với C D. B đứng yên so với C 1.15:Một con chim mẹ tha mồi về cho con. Chim mẹ chuyển động so với..(1)...nhưng lại đứng yên so với.. (2).... A. Chim con/con mồi B. Con mồi/chim con C. Chim con/ tổ D. Tổ/chim con II. Câu hỏi tự luận: 1.16. Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên? . 1.17 : Một học sinh đang đạp xe đạp .phải chọn vật mốc nào để thấy em học sinh chuyển động và em học sinh đứng yên . 1.18. Hãy nêu dạng của quỹ đạo và tên của những chuyển động sau đây: a) Chuyển động của vệ tinh nhân tạo của Trái Đất. b) Chuyển động của con thoi trong rãnh khung cửi. c) Chuyển động của một vật nặng được ném theo phương nằm ngang. 1.19 Ghép mỗi thành phần 1, 2, 3, 4 với một thành phần của A, B, C, D để được các câu đúng 1. Chuyển động của cánh quạt đang quay A. có quỹ đạo là đường thẳng 2. Hòn bi đang lăn trên mặt đường nằm ngang B. có quỹ đạo là cong 3. Chuyển động của đầu van xe đạp so với người đứng bên C. có quỹ đạo là đường cong phức tạp đường D. có quỹ đạo là đường tròn 4. Quả bóng được ném lên cao 1.20: Tại sao người ta nói sự chuyển động hay đứng yên của một vật chỉ là tương đối ?cho ví dụ minh họa ˜ ™ ˜™ ˜™ Bài 2: Vận tốc I.Trắc nghiệm: 2.1. Đơn vị vận tốc là: A. km.h B. m.s C. km/h D.s/m 2.2.Đơn vị hợp pháp của vận tốc là: A.m/phút B.m/s C.km/s D.cm/phút 2.3.Độ lớn của vận tốc được đo bằng dụng cụ: A Vôn kế B.Ampe kế C.Nhiết kế D.Tốc kế 2.4.Đơn vị cuả vận tốc phụ thuộc vào đơn vị của: A.Độ dài. B.Thời gian C. Độ dài và thời gian D.Tất cả đều sai 2.5.Một người đi bộ trên đoạn đường s = 3,6 km, trong thời gian t = 40 phút. vận tốc của người đó là: A. 19,44 m/s. B. 15 m/s. C. 1,5 m/s. D. 14,4 m/s. 2.6.Một xe lửa chuyển động với vận tốc trung bình là 40 km/h từ nhà ga A đến nhà ga B hết 1h15 phút. Quãng đường từ ga A đến ga B là: A. 50 km. B. 46 km. C. 60 km. D. 75 km. 2.7.Một xe ô tô chở hành khách chuyển động đều trên đoạn đường s = 54 km. với vận tốc 36 km/h. Thời gian đi hết quãng đường đó của xelà: A. 2/3 h. B. 1,5 h. C. 75 phút. D. 120 phút. 2.8.Trong 30phút,Nga đi bộ được quãng đường là 2,7km,Thảo đi bộ được quãng đường là 2500m, còn Sơn đi bộ được quãng đường là 2,8km.Sắp xếp người đi bộ từ nhanh nhất dến chậm nhất là: A.Sơn,Nga,Thảo B.Sơn,Thảo,Nga C.Nga, Sơn, Thảo D.Thảo,Nga,Sơn. 2.9:Trong các công thức biểu diễn mối quan hệ giữa S, v, t sau đây công thức nào đúng. A.S = v/t. B.t = v/S. C.t = S/v. D.S = t /v 2.10: Vận tốc của ô tô là 40 km/ h, của xe máy là 11,6 m/s, của tàu hỏa là 600m/ phút.Cách sắp xếp theo thứ tự vận tốc giảm dần nào sau đây là đúng. A.Tàu hỏa – ô tô – xe máy. B.Ô tô- tàu hỏa – xe máy. GV : Mã Muội Trang 3 Năm học 2016 – 2017 Trường THPT Bàn Tân Định Vật lí 8 C.Tàu hỏa – xe máy – ô tô. D.Xe máy – ô tô – tàu hỏa. 2.11: Một người đi xe máy trong 6 phút được quãng đường 4 km. Trong các kết quả vận tốc sau kết quả nào sai? A.v = 40 km/h. B.v = 400 m / ph. C.v = 4km/ ph. D.v = 11,1 m/s. 2.12:Một người đi quãng đường dài 1,5 km với vận tốc 10m/s. thời gian để người đó đi hết quãng đường là: A.t = 0,15 giờ. B.t = 15 giây. C.t = 2,5 phút. D.t = 14,4phút. 2.13: Một người đi xe máy với vận tốc 12m/s trong thời gian 20 phút. Quãng đường người đó đi được là: A.240m. B.2400m. C.14,4 km. D.4km. 2.14:Một xe đạp đi với vận tốc 12 km/h. Con số đó cho ta biết điều gì? Hãy chọn câu trả lời đúng. A.Thời gian đi của xe đạp. B.Quãng đường đi của xe đạp. C.Xe đạp đi 1 giờ được 12km. D.Mỗi giờ xe đạp đi được 12km. 2.15*. Một ô tô rời bến lúc 6h với vận tốc 40km/h. Lúc 7h, cũng từ bến trên, một người đi mô tô đuổi theo với vận tốc 60km/h. Mô tô sẽ đuổi kịp ô tô lúc: A. 8h B. 8h 30 phút C. 9h D. 7g 40 phút II. Câu hỏi tự luận: 2.16.Một học sinh chạy xe đạp từ nhà đến trường là 3km với vận tốc 12km/h.Hỏi thời gian đi xe đạp từ nhà đến trường mất bao nhiêu phút? 2.17. Một học sinh chạy xe đạp từ nhà đến trường mất 20 phút với vận tốc 12km/h.Hỏi khoảng cách từ nhà đến trường là bao nhiêu km? 2.18. Hãy sắp xếp các vận tốc sau theo thứ tự từ nhỏ đến lớn. - Vận tốc tàu hỏa: 54km/h - Vận tốc chim đại bàng: 24m/s - Vận tốc bơi của một con cá: 6.000cm/phút - Vận tốc quay của Trái Đất quanh Mặt Trời: 108.000km/h 2.19. Một ô tô khời hành từ Hà Nội lúc 8h, đến Hải Phòng lúc 10h. Cho biết Hà Nội – Hải Phòng dài 100km. Tính vận tốc của ô tô ra km/h, m/s ? 2.20. Chuyển động của phân tử hyđrô ở 0oC có vận tốc 1692m/s, của vệ tinh nhân tạo của Trái Đất có vận tốc 28800km/h. Hỏi chuyển động nào nhanh hơn ? 2.21*. Một ô tô chuyển động thẳng với vận tốc 54km/h và một tàu hỏa chuyển động theo phương chuyển động của ô tô với vận tốc 36km/h. Xác định vận tốc của ô tô so với tàu hỏa trong hai trường sau: a) Ô tô chuyển động ngược chiều với tàu hỏa b) Ô tô chuyển động cùng chiều với tàu hỏa 2.22*. Bánh xe của một ô tô du lịch có bán kính 25cm. Nếu xe chạy với vận tốc 54km/h và lấy π ~ 3,14 thì số vòng quay bánh xe của mỗi một giờ là bao nhiêu? ˜ ™ ˜™ ˜™ Bài 3: CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU VÀ CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU I.Trắc nghiệm: 3.1. Chuyển động của vật nào sau đây được coi là đều ? A. Chuyển động của ôtô đang chạy trên đường. B. Chuyển động của tàu hoả lúc vào sân ga. C. Chuyển động của máy bay đang hạ cánh xuống sân bay. D. Chuyển động của chi đội đang bước đều trong buổi duyệt nghi thức đội. 3.2.Một người đi hết quãng đường s 1 hết t1 giây, đi quãng đường tiếp theo s2 hết t2 giây. Trong các công thức sau đây, công thức nào tính vận tốc trung bình của vật trên cả đoạn đường s1 và s2? s1 s2 s1  s2 s1  s2 v v  A. vtb = 1 2 B. vtb = C. vtb = D. vtb = t1 t2 t1  t2 t1.t2 2 3.3.Công thức tính vận tốc trung bình trên quãng đường gồm 2 đoạn s1 và s2 là: s1  s2 s1 s2 v v A. v  B. v  C. v  1 2 D. v  t1  t 2 t1 t2 2 3.4.Trong các chuyển động sau, chuyển động nào là đều A. Chuyển động của quả dừa rơi từ trên cây xuống B. Chuyển động của Mặt trăng quanh Trái đất GV : Mã Muội Trang 4 Năm học 2016 – 2017 Trường THPT Bàn Tân Định Vật lí 8 C. Chuyển động của đầu cách quạt D. Chuyển động của xe buýt từ Thủy Phù lên Huế 3.5.Hưng đạp xe lên dốc dài 100m với vận tốc 2m/s, sau đó xuống dốc dài 140m hết 30s. Hỏi vận tốc trung bình của Hưng trên cả đoạn đường dốc? A. 50m/s B. 8m/s C. 4,67m/s D. 3m/s 3.6: Một người đi được quãng đường S1 hết thời gian t1 giây, đi quãng đường S2 hết thời gian t2 giây. Vận tốc trung bình của người này trên cả 2 quãng đường S1 và S2 là: S S S  S2 t t v  v2 vtb  1  2 vtb  1 vtb  1 2 vtb  1 t1 t2 ; t1  t 2 ; S1  S 2 . 2 ; A. B. C. D. 3.7: Một vận động viên điền kinh chạy trên quãng đường dài 1,125 km hết 1,5 phút. Vận tốc trung bình của vận động viên đó là: Chọn câu trả lời sai: A. 45 km/h. B. 0,0125 km/s. C. 12,5 m/s. D. 0,0125 km/h 3.8. Chuyển động nào sau đây là chuyển động đều. A. Vận động viên trượt tuyết từ dốc núi xuống B. Vận động viên chạy 100m đang về đích C. Máy bay bay từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh D. Không có chuyển động nào kể trên là chuyển động đều. 3.9. Một vật chuyển động không đều. Biết vận tốc trung bình của vật trong 1/3 thời gian đầu bằng 12m/s; trong thời gian còn lại bằng 9m/s. Vận tốc trung bình của vật trong suốt thời gian chuyển động là: A. 10,5m/s B. 10m/s C. 9,8m/s D. 11m/s 3.10. Một người đi bộ đi đều trên đoạn đường đầu dài 2 km với vận tốc 2 m/s, đoạn đường sau dài 2,2 km người đó đi hết 0,5 giờ. Vận tốc trung bình của người đó trên cả đoạn đường là: A. 2,1 m/s. B. 1 m/s. C. 3,2 m/s. D. 1,5 m/s. II. Tự luận: 3.11. Một người đi bộ đều trên quãng đường dài 3km với vận tốc 2m/s. Quãng đường tiếp theo dài 1,95km, người đó đi hết 0,5h. Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả hai quãng đường. 3.12. Cứ sau 20s, người ta lại ghi quãng đường chạy được của một vận động viên chạy 1000m. Kết quả như sau: Thời gian (s) 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 Quãng đường (m) 0 140 340 428 516 604 692 780 880 1000 Vận tốc TB a) Tính vận tốc trung bình của vận động viên trong mỗi khoảng thời gian. Có nhận xét gì về chuyển động của vận động viên này trong cuộc đua? b) Tính vận tốc trung bình của vận động viên trong cả chặng đường đua. 3.13. Một vận động viên đua xe đạp địa hình trên chặng đường AB gồm 3 đoạn: đoạn bằng, leo dốc và xuống dốc. Trên đoạn đường bằng, xe chạy với vận tốc 45km/h trong 20 phút, trên đoạn leo dốc xe chạy hết 30 phút, xuống dốc hết 10 phút. Biết vận tốc trung bình khi leo dốc bằng 1/3 vận tốc trên đường bằng; vận tốc xuống dốc gấp bốn lần vận tốc khi lên dốc. Tính độ dài của cả chặng đường AB. 3.14. Kỉ lục thế giới về chạy 100m do lực sĩ Tim – người Mĩ - đạt được là 9,86 giây a) Chuyển động của vận động viên này trong cuộc đua đều hay không đều? Tại sao? b) Tính vận tốc trung bình của vận động viên này ra m/s, km/h. 3.15. Một ô tô chuyển động trên chặng đường gồm 3 đoạn liên tiếp cùng chiều dài. Vận tốc của xe trên mỗi đoạn là v1 = 12m/s và v2 = 8m/s; v3 = 16m/s. Tính vận tốc trung bình của ôtô cả chặng đường. 3.16. Một xe môtô đi trên đoạn đường thứ nhất dài 2km với vận tốc 36km/h, trên đoạn đường thứ hai dài 9km với vận tốc 15m/s và tiếp đến đoạn đường thứ 3 dài 5km với vận tốc 45km/h. Vận tốc trung bình của môtô trên toàn bộ quãng đường là bao nhiêu? 3.17. Một viên bi chuyển động trên một máng nghiêng dài 40cm mất 2s rồi tiếp tục chuyển động trên đoạn đường nằm ngang dài 30cm mất 5s. Vận tốc trung bình của viên bi trên cả 2 đoạn đường là bao nhiêu? 3.18. Một vật chuyển động trong nửa thời gian đầu đi với vận tốc 40 km/h; nửa thời gian sau đi với vận tốc 30 km/h. Vận tốc trung bình của vật trong suốt quá trình chuyển động là bao nhiêu? 3.19* Một người đi xe đạp đi nữa quãng đường đầu với vận tốc v 1 = 12km/h, nữa còn lại với vận tốc v2 nào đó. Biết vận tốc trung bình trên cả quãng đường là 8km/h. Hãy tính vận tốc v 2. 3.20*. Một người đi xe máy từ A đến B. Trên đoạn đường đầu người đó đi hết 15 phút. Đoạn đường còn lại người đó đi trong thời gian 30 phút với vận tốc 12m/s. Hỏi đoạn đường đầu dài bao nhiêu? Biết vận tốc trung bình của người đó trên cả quãng đường AB là 36km/h. ? GV : Mã Muội Trang 5 Năm học 2016 – 2017 Trường THPT Bàn Tân Định Vật lí 8 3.21*. Một người đi xe đạp trên một đoạn đường thẳng AB . Trên 1/3 đoạn đường đầu đi với vận tốc 14km/h , 1/3 đoạn đường tiếp theo đi với vận tốc 16km/h , 1/3 đoạn đường cuối đi với vận tốc 8km/h . Vận tốc trung bình của xe đạp trên cả đoạn đường AB có thể nhận giá trị nào 3.22*. Một người đi xe đạp trên một đoạn đường thẳng AB . Trên 1/2 đoạn đường đầu đi với vận tốc V1 = 25km/h , 1/2 đoạn đường sau chuyển động theo hai giai đoạn : nữa thời gian đầu vật đi với vận tốc V2 = 18km/h , nữa thời gian sau đi với vận tốc V3 = 12km/h . Vận tốc trung bình trên cả đoạn đường AB có thể nhận giá trị nào. ˜ ™ ˜™ ˜™ Bài 4: BIỂU DIỄN LỰC I.Trắc nghiệm: 4.1. Khi chỉ có một lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật sẽ như thế nào? A. Không thay đổi. B. Chỉ có thể tăng dần. C. Chỉ có thể giảm dần. D. Có thể tăng dần và cũng có thể giảm dần. 4.2. Hình nào sau đây biểu diễn đúng trọng lực của vật có khối lượng 5kg? 25N 2,5 B.N 2,5 25N A. C. N D. 4.3. Hình nào sau đây biểu diễn đúng lực kéo F tác dụng lên vật theo phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, F = 20N ? F F 20 N 10 N 1N 10N A. B. C. D. 4.4.Kết luận nào sau đây không đúng: A. Lực là nguyên nhân duy trì chuyển động. B. Lực là nguyên nhân khiến vật thay đổi hướng chuyển động. C. Lực là nguyên nhân khiến vật thay đổi vận tốc. D. Một vật bị biến dạng là do có lực tác dụng vào nó. 4.5. Trường hợp nào dưới đây cho ta biết khi chịu tác dụng của lực vật vừa bị biến dạng vừa bị biến đổi chuyển động. A. Gió thổi cành lá đung đưa B. Sau khi đập vào mặt vợt quả bóng tennít bị bật ngược trở lại C. Một vật đang rơi từ trên cao xuống D. Khi hãm phanh xe đạp chạy chậm dần. 4.6. Trong các chuyển động dưới đây chuyển động nào do tác dụng của trọng lực. A. Xe đi trên đường B. Thác nước đổ từ trên cao xuống C. Mũi tên bắn ra từ cánh cung D. Quả bóng bị nảy bật lên khi chạm đất 4.7. Muốn biểu diễn một véc tơ lực chúng ta cần phải biết các yếu tố : A.Phương , chiều. B.Điểm đặt, phương, chiều. C.Điểm đặt, phương, độ lớn. D.Điểm đặt, phương, chiều và độ lớn. 4.8. Vì sao nói lực là một đại lượng véc tơ ? A.Vì lực là đại lượng chỉ có độ lớn. C.Vì lực là đại lượng vừa có độ lớn vừa có phương và chiều. B.Vì lực là đại lượng vừa có độ lớn vừa có phương. D.Vì lực là đại lượng vừa có phương vừa có chiều. 4.9. Véc tơ lực được biểu diễn như thế nào? A. Bằng một mũi tên có phương, chiều tuỳ ý. B. Bằng một mũi tên có phương, chiều trùng với phương, chiều của lực, có độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ xích cho tr ước. C. Bằng một mũi tên có phương, chiều trùng với phương, chiều của lực. D. Bằng một mũi tên có phương, chiều trùng với phương, chiều của lực, có độ dài tuỳ ý biểu thị cường độ của lực. 4.10.Trong các câu sau, câu nào sai? A. Lực là một đại lượng véc tơ. B. Lực có tác dụng làm thay đổi độ lớn của vân tốc. C. Lực có tác dụng làm đổi hướng của vận tốc. D. Lực không phải là một đại lượng véc tơ. GV : Mã Muội Trang 6 Năm học 2016 – 2017 Trường THPT Bàn Tân Định Vật lí 8 4.11.Lực tác dụng lên vật theo phương ngang, chiều từ phải sang trái, cường độ 40N, tỉ xích 1cm ứng với 20N. Cách biểu diễn đúng là:  A. Hình a; B. Hình b; C. Hình c; D. Hình d.    F F F F 4.12.Trường hợp nào dưới đây chuyển động mà không có lực tác dụng. A. Xe máy đang đi trên đường B. Xe đạp chuyển động trên đường do quán tính. C. Chiếc thuyền chạy trên sông D. Chiếc đu quay đang quay 4.13.Hãy chọn câu trả lời đúng: Muốn biểu diễn một véc tơ lực chúng ta cần phải biết các yếu tố : A. Phương, chiều B. Điểm đặt, phương, chiều C. Điểm đặt, phương, độ lớn D. Điểm đặt, phương, chiều và độ lớn 4.14.Một vật chịu tác dụng của hai lực và đang chuyển động thẳng đều. Nhận xét nào sau đây là đúng? A. Hai lực tác dụng là hai lực cân bằng B. Hai lực tác dụng có độ lớn khác nhau C. Hai lực tác dụng có phương khác nhau D. Hai lực tác dụng có cùng chiều II. Tự luận : 4.15. Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Khi thả vật rơi, do sức ………………… ……….vận tốc của vật ………………… Khi quả bóng lăn vào bãi cát, do …………….. của cát nên vận tốc của bóng bị ………… 4.16. Biểu diễn các vectơ lực sau đây: a. Trọng lực của vật 1500N (tỉ xích tùy chọn) b. Lực kéo một xà lan là 2000N theo phương ngang, chiều từ trái sang phải, tỉ xích 1cm ứng với 500N 4.17*. Kéo vật có khối lượng 50kg trên mặt phẳng nghiêng 30 0 . Hãy biểu diễn 3 lực sau đây tác dụng lên vật bằng các vectơ lực: - Trọng lực P. - Lực kéo Fk song song với mặt phẳng nghiêng, hướng lên trên có cường độ 250N. - Lực Q đỡ vật có phương vuông gốc với mặt nghiêng, hướng lên trên. Có cường độ 430N. Chọn tỉ xích 1cm ứng với 100N 4.18. Hãy biểu diễn lực kéo F tác dụng lên vật theo phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, F = 20N? 4.19 .Hãy biểu diễn trọng lực của vật có khối lượng 5kg? 20N 4.20 .Diễn tả bằng lời các yếu tố của các lực sau đây : F 4.21. Quả cầu nặng 0,2kg được treo vào sợi dây cố định . Hãy vẽ hình và biểu diễn vectơ lực tác dụng lên quả cầu. Chọn tỉ xích 1N ứng với 1cm. 4.22. Quả cầu nặng 0,2kg được treo vào sợi dây cố định . Hãy vẽ hình và biểu diễn vectơ lực tác dụng lên quả cầu. Chọn tỉ xích 1N ứng với 1cm. ˜ ™ ˜™ ˜™ Bài 5: SỰ CÂN BẰNG LỰC – QUÁN TÍNH I.Trắc nghiệm: 5.1. Cặp lực nào sau đây tác dụng lên một vật làm vật đang đứng yên, tiếp tục đứng yên? A. Hai lực cùng cường độ, cùng phương. B. Hai lực cùng phương, ngược chiều. C. Hai lực cùng phương, cùng cường độ, cùng chiều. D. Hai lực cùng cường độ, có phương cùng nằm trên một đường thẳng, ngược chiều. 5.2. Khi chỉ chịu tác dụng của hai lực cân bằng A. vật đang đứng yên sẽ chuyển động nhanh dần. B. vật đang chuyển động sẽ dừng lại. C. vật đang chuyển động đều sẽ không còn chuyển động đều nữa. GV : Mã Muội Trang 7 Năm học 2016 – 2017 Trường THPT Bàn Tân Định Vật lí 8 D. vật đang đứng yên sẽ đứng yên, hoặc vật đang chuyển động sẽ chuyển động thẳng đều mãi. 5.3. Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng người sang trái, chứng tỏ xe A. Đột ngột giảm vận tốc. B. Đột ngột tăng vận tốc. C. Đột ngột rẽ sang trái. D. Đột ngột rẽ sang phải. 5.4. Khi có lực tác dụng, mọi vật đều không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì mọi vật đều có: A. ma sát. B. trọng lực. C. quán tính. D. đàn hồi. 5.5. Khi ô tô đang chuyển động trên đường đột ngột phanh gấp. Hành khách trên xe bị xô về phía trước là do: A. ma sát. B. đàn hồi. C. quán tính. D. trọng lực. 5.6.Trường hợp nào sau đây không liên quan đến quán tính của vật? A. Khi áo có bụi, ta giũ mạnh áo cho sạch bụi. B.Bút máy tắc ta vẩy cho ra mực. C. Khi lái xe tăng ga, xe lập tức tăng tốc. D.Khi đang chạy nếu bị vấp, người sẽ ngã về phía trước. 5.7.Mọi vật khi chịu lực tác dụng đều không thể thay đổi vận tốc đột ngột được. Tại sao? A. Do lực tác dụng chưa đủ mạnh. B.Do mọi vật đều có quán tính. C.Do có lực khác cản lại. D.Do giác quan của mọi người bị sai lầm. 5.8 .Hiện tượng nào sau đây có được không phải do quán tính? A. Gõ cán búa xuống nền để tra búa vào cán. B. Giũ quần áo cho sạch bụi. C. Vẩy mực ra khỏi bút. D. Chỉ có hiện tượng A và B. 5.9. Thế nào là hai lực cân bằng ? A.Hai lực cùng cường độ, có phương trên cùng một đường thẳng, ngược chiều và cùng tác dụng vào một vật. B.Hai lực cùng cường độ, có phương trên cùng một đường thẳng, cùng chiều và cùng tác dụng vào một vật. C.Hai lực cùng cường độ, có phương trên cùng một đường thẳng và ngược chiều. D.Hai lực cùng cường độ, cùng phương, cùng chiều và cùng tác dụng vào một vật. 5.10. Nếu vật chịu tác dụng của các lực không cân bằng, thì các lực này không thể làm vật. A. đang chuyển động sẽ chuyển động nhanh lên. B. đang chuyển động sẽ chuyển động chậm lên. C. đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều D. bị biến dạng 5.11. Khi xe đạp, xe máy đang xuống dốc, muốn dừng lại một cách an toàn nên hãm phanh (thắng) bánh nào? A. Bánh trước B. Bánh sau C. Đồng thời cả hai bánh D. Bánh trước hoặc bánh sau đều được. 5.12.Trong các chuyển động sau chuyển động nào là chuyển động do quán tính? A.Hòn đá lăn từ trên núi xuống. B.Xe máy chạy trên đường. C.Lá rơi từ trên cao xuống. D.Xe đạp chạy sau khi thôi không đạp xe nữa. 5.13. Quán tính là: A. tính chất giữ nguyên độ lớn và hướng của vận tốc. B. tính chất giữ nguyên trọng lượng của vật. C. tính chất giữ nguyên vận tốc của vật. D. tính chất giữ nguyên thể tích của vật. 5.14. Chọn câu sai. A. Quán tính của vật có quan hệ với khối lượng của vật đó. B. Vì có quán tính nên mọi vật không thể thay đổi vận tốc ngay được. C. Vật có khối lượng lớn thì có quán tính nhỏ. D. Tính chất giữ nguyên vận tốc của vật gọi là quán tính. 5.15. Xe ôtô đang chuyển động đột ngột dừng lại. Hành khách trong xe bị: A. Nghiêng người sang phía trái; B. Nghiêng người sang phía phải; C. Xô người về phía trước; D. Ngả người về phía sau. 5.16.Hành khách ngồi trên ôtô đang chuyển động thẳng bỗng thấy mình bị nghiêng người sang bên phải vì ôtô đột ngột: A. Rẽ sang trái; B. Tăng vận tốc; C. Rẽ sang phải; D. Giảm vận tốc. 5.17.Khi ngồi trên ô tô hành khách thấy mình nghiêng người sang phải. Câu nhận xét nào sau đây là đúng? A.Xe đột ngột tăng vận tốc. B.Xe đột ngột giảm vận tốc. C.Xe đột ngột rẽ sang phải. D.Xe đột ngột rẽ sang trái. 5.18. Một vật đang đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang. Các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau là: A. trọng lực P của Trái Đất với lực ma sát F của mặt bàn. B. trọng lực P của Trái Đất với lực đàn hồi. C. trọng lực P của Trái Đất với phản lực N của mặt bàn. D. Lực ma sát F với phản lực N của mặt bàn. 5.19.Trường hợp nào không chịu tác dụng của 2 lực cân bằng: GV : Mã Muội Trang 8 Năm học 2016 – 2017 Trường THPT Bàn Tân Định Vật lí 8 A.Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang. B.Hòn đá nằm yên trên dốc núi. C.Giọt nước mưa rơi đều theo phương thẳng đứng. D.Một vật nặng được treo bởi sợi dây. II.Tự luận : 5.20. Đặt một chén nước trên góc một tờ giấy mỏng. Hãy tìm cách rút tờ giấy ra mà không làm dịch chén. Giải thích cách làm đó. 5.21. Ta biết rằng lực tác dụng lên vật làm thay đổi vận tốc của vật. Khi tàu khởi hành, lực kéo đầu máy làm tàu tăng dần vận tốc. Nhưng có những đoạn đường, mặc dù đầu máy vẫn chạy để kéo tàu nhưng tàu không thay đổi vận tốc. Điều này có mâu thuẫn với nhận định trên không? Tại sao? 5.22. Một con Báo đang đuổi riết một con Linh Dương. Khi con Báo chuẩn bị vồ mồi thì Linh Dương tạt sang một bên và thế là trốn thoát. Em hãy giải thích cơ sở khoa học của biện pháp thoát hiểm này. 5.23. Vì sao khi lưỡi cuốc ,xẻng , đầu búa bị lỏng cán , người ta chỉ cần gõ mạnh đầu cán còn lại suống sàn ? 5.24. Vận dụng quán tính để giải thích một số hiện tượng sau: a) Vì sao trong một số trò chơi: Ô tô, xe lửa, máy bay không chạy bằng dây cót hay pin. Trong đó chỉ có một bánh “đà” khối lượng lớn gắn với bánh xe bằng hệ thống bánh răng. Muốn xe chuyển động chỉ cần xiết mạnh bánh xe xuống mặt sàn vài lần làm bánh “đà” quay rồi buông tay. Xe chạy khá lâu và chỉ dừng khi bánh “đà” ngừng quay. b) Vì sao các vận động viên nhảy dù, nhảy cao, nhảy xa lúc tiếp đất chân đều khụy xuống? c) Vì sao ngồi trên máy bay lúc cất cánh hoặc hạ cánh, ngồi trên ô tô đang phóng nhanh phải thắt dây an toàn. d) Vì sao khi lưỡi cuốc, xẻng, đầu búa khi lỏng cán, người ta chỉ cần gõ mạnh đầu cán còn lại xuống sàn? 5.25. Một cục đá nằm yên trên mặt bàn trong toa tàu đang chuyển động thẳng đều. Hành khách ngồi cạnh bàn bỗng thấy cục đá trượt đi . Hỏi: a) Tàu còn chuyển động thẳng đều nữa không? b) Nếu cục đá sẽ chuyển động về phía nào khi vận tốc tàu giảm đột ngột? c) Cục đá sẽ chuyển động về phía nào khi vận tốc tàu tăng đột ngột? d) Trong trường hợp nào cục đá sẽ trượt về bên trái? ˜ ™ ˜™ ˜™ Bài 6: LỰC MA SÁT I.Trắc nghiệm: 6.1. Trường hợp nào sau đây lực xuất hiện không phải là lực ma sát? A. Lực xuất hiện khi lốp xe trượt trên mặt đường. C. Lực xuất hiện khi lò xò bị nén hay bị dãn. B. Lực xuất hiện khi làm mòn đế giày. D. Lực xuất hiện giữa dây cuaroa với bánh xe truyền chuyển động. 6.2. Cách làm nào sau đây giảm được lực ma sát? A. Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc. B. Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc. C. Tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc. D. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc. 6.3. Câu nào sau đây nói về lực ma sát là đúng? A. Lực ma sát cùng hướng với hướng chuyển động của vật. B. Khi vật chuyển động nhanh dần lên, lực ma sát lớn hơn lực đẩy. C. Khi một vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy. D. Lực ma sát trượt cản trở chuyển động trượt của vật này lên mặt vật kia. 6.4. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống cho đúng ý nghĩa vật lí.: Lực .... sinh ra khi một vật lăn trên mặt của vật khác. A. Ma sát. B. Ma sát trượt. C. Ma sát nghỉ. D. Ma sát lăn. 6.5. Lực ma sát nào giúp ta cầm quyển sách không trượt khỏi tay ? A.Lực ma sát trượt. B.Lực ma sát nghỉ. C.Lực ma sát lăn. D.Lực ma sát trượt và lực ma sát nghỉ. 6.6. Chọn đáp án đúng. Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi A. quyển sách để yên trên mặt bàn nằm nghiêng B. ô tô đang chuyển động, đột ngột hãm phanh (thắng) C. quả bóng bàn đặt trên mặt nằm ngang nhẵn bóng D. xe đạp đang xuống dốc. 6.7. Một vật đặt trên mặt bàn nằm ngang. Dùng tay búng vào vật để truyền cho nó một vận tốc. Vật sau đó chuyển động chậm dần vì: GV : Mã Muội Trang 9 Năm học 2016 – 2017 Trường THPT Bàn Tân Định Vật lí 8 A. trọng lực B. quán tính C. lực búng của tay D. lực ma sát 6.8. Lực ma sát trượt xuất hiện trong trường hợp nào sau đây? A. Ma sát giữa các viên bi với ổ trục xe đạp, xe máy B. Ma sát giữa cốc nước đặt trên mặt bàn với mặt bàn C. Ma sát giữa lốp xe với mặt đường khi xe đang chuyển động D. Ma sát giữa má phanh với vành xe 6.9. Một vật đang nằm yên trên mặt phẳng nằm ngang khi tác dụng lên vật với một lực có phương nằm ngang, hướng từ trái sang phải, cường độ 2N thì vật vẫn nằm yên. Lực ma sát nghỉ tác dụng lên vật khi đó có: A. phương nằm ngang, hướng từ phải sang trái, cường độ 2N B. phương nằm ngang, hướng từ trái sang phải, cường độ 2N C. phương nằm ngang, hướng từ phải sang trái, cường độ lớn hơn 2N D. phương nằm ngang, hướng từ trái sang phải, cường độ lớn hơn 2N 6.10. Đặt vật trên một mặt bàn nằm ngang, móc lực kế vào vật kéo sao cho lực kế luôn luôn song song với mặt bàn và vật trượt nhanh dần. Số chỉ của lực kế khi đó: A. bằng cường độ lực ma sát nghỉ tác dụng lên vật B. bằng cường độ lực ma sát trượt tác dụng lên vật C. lớn hơn cường độ lực ma sát trượt tác dụng lên vật D. nhỏ hơn cường độ lực ma sát trượt tác dụng lên vật 6.11. Trường hợp nào dưới đây, lực ma sát có hại? A. Dùng tay không rất khó mở nắp lọ bị kẹt. B. Ma sát làm nóng và làm mòn những bộ phận chuyển động của máy móc. C. Trời mưa, trên đường nhựa đi xe đạp dễ bị ngã. D. Tất cả các trường hợp trên lực ma sát đều có hại. 6.12. Trong các cách làm dưới đây, cách nào làm giảm ma sát? A. Trước khi cử tạ, vận động viên xoa tay và dụng cụ vào phấn thơm. B. Dùng sức nắm chặt bình dầu, bình dầu mới không tuột. C. Khi trượt tuyết, tăng thêm diện tích của ván trượt. D. Chó kéo xe rất tốn sức cần phải bỏ bớt 1 ít hàng hoá trên xe trượt. 6.13. Một vật có khối lượng 50 kg chuyển động thẳng đều trên mặt phẳng nằm ngang khi có lực tác dụng là 35 N. Lực ma sát tác dụng lên vật trong trường hợp này có độ lớn là: A.Fms = 35N. B.Fms = 50N. C.Fms > 35N. D.Fms < 35N. 6.14. Trường hợp nào sau đây lực ma sát có hại? A. Khi kéo co, lực ma sát giữa chân của vận động viên với mặt đất, giữa tay của vận động viên với dây kéo. B. Khi máy vận hành, ma sát giữa các ổ trục các bánh răng làm máy móc sẽ bị mòn đi C. Rắc cát trên đường ray khi tàu lên dốc D. Rắc nhựa thông vào bề mặt dây cuaroa, vào cung dây của đàn vi-ô-lông, đàn nhị (đàn cò) 6.15. Trường hợp nào sau đây lực ma sát không phải là lực ma sát lăn. A. Ma sát giữa các viên bi trong ổ trục quay B. Ma sát giữa bánh xe và mặt đường khi đi trên đường C. Ma sát giữa các con lăn và mặt đường khi di chuyển vật nặng trên đường D. Ma sát giữa khăn lau với mặt sàn khi lau nhà. 6.16. Trong các trường hợp xuất hiện lực dưới đây trường hợp nào là lực ma sát. A.Lực làm cho nước chảy từ trên cao xuống. B.Lực xuất hiện khi lò xo bị nén. C.Lực xuất hiện làm mòn lốp xe. D.Lực tác dụng làm xe đạp chuyển động. 6.17. Trong các trường hợp sau trừơng hợp nào không xuất hiện lực ma sát nghỉ?. A. Quyển sách đứng yên trên mặt bàn dốc. B. Bao xi măng đang đứng trên dây chuyền chuyển động . C. Kéo vật bằng một lực nhưng vật vẫn không chuyển động. D. Hòn đá đặt trên mặt đất phẳng. 6.18. Trong các trường hợp dưới đây trường hợp nào ma sát có ích? A. Ma sát làm mòn lốp xe. B. Ma sát làm ô tô qua được chỗ lầy. C. Ma sát sinh ra giữa trục xe và bánh xe. D.Ma sát sinh ra khi vật trượt trên mặt sàn. 6.19. Trong các cách làm sau, cách nào làm tăng được lực ma sát ? A. Tăng diện tích mặt tiếp xúc. B. Tăng độ nhẵn mặt tiếp xúc. C.Tra dầu mỡ bôi trơn. D.Tăng độ nhám mặt tiếp xúc. GV : Mã Muội Trang 10 Năm học 2016 – 2017 Trường THPT Bàn Tân Định Vật lí 8 II. Tự luận : 6.20*. Một ô tô chuyển động thẳng đều khi lực kéo của động cơ ô tô là 800N. a) Tính độ lớn của lực ma sát tác dụng lên các bánh xe ô tô (bỏ qua lực cản của không khí) b) Khi lực kéo của ô tô tăng lên thì ô tô sẽ chuyển động như thế nào nếu coi lực ma sát là không thay đổi. c) Khi lực kéo của ô tô giảm đi thì ô tô sẽ chuyển động như thế nào nếu coi lực ma sát là không thay đổi? 6.21*. Một đầu tàu khi khởi động cần một lực kéo 10000N, nhưng khi đã chuyển động thẳng đều trên đường sắt thì chỉ cần một lực 5000N a) Tìm độ lớn của lực ma sát khi bánh xe lăn đều trên đường sắt. Biết đầu tàu có khối lượng 10 tấn. Hỏi lực ma sát này có độ lớn bằng bao nhiêu phần của trọng lượng của đầu tàu? b) Đoàn tàu khi khởi hành chịu tác dụng của những lực gì? Tính độ lớn của lực làm cho đầu tàu chạy nhanh dần lên khi khởi hành. 6.22. Hãy giải thích: a) Tại sao bề mặt vợt bóng bàn, găng tay thủ môn, thảm rải trên bậc lên xuống thường dán lớp cao su có nổi gai thô ráp? b) Tại sao phải đổ đất, đá, cành cây hoặc lót ván vào vũng sình lày để xe vượt qua được mà bánh không bị quay tít tại chỗ? c) Tại sao phải dùng những con lăn bằng gỗ hay các đoạn ống sắt thép kê dưới những cổ máy nặng để di chuyển dễ dàng? d) Tại sao ô tô, xe máy, các công cụ, sau một thời gian sử dụng lại phải thay “dầu” định kỳ? 6.23. Một con ngựa kéo một cái xe có khối lượng 800kg chạy thẳng đều trên mặt đường nằm ngang a) Tính lực kéo của ngựa biết lực ma sát chỉ bằng 0,2 lần trọng lượng của xe b) Để xe bắt đầu chuyển bánh, ngựa phải kéo xe bởi lực bằng 4000N So sánh với kết quả câu 1 và giải thích vì sao có sự chênh lệc này? ˜ ™ ˜™ ˜™ Bài 7: ÁP SUẤT I.Trắc nghiệm: 7.1. Trường hợp nào sau đây áp lực của người lên mặt sàn là lớn nhất? A. Người đứng cả hai chân. C. Người đứng cả hai chân nhưng cúi gập xuống. B. Người đứng co một chân. D. Người đứng cả hai chân nhưng tay cầm quả tạ. 7.2. Trong các cách tăng, giảm áp suất sau đây, cách nào là không đúng? A. Muốn tăng áp suất thì tăng áp lực, giảm diện tích bị ép. B. Muốn tăng áp suất thì giảm áp lực, tăng diện tích bị ép. C. Muốn giảm áp suất thì phải giảm áp lực, giữ nguyên diện tích bị ép. D. Muốn giảm áp suất thì phải giữ nguyên áp lực, tăng diện tích bị ép. 7.3. Trong số các lực dưới đây lực nào không phải là áp lực ? A. Trọng lượng của máy kéo tác dụng lên mặt đất. B. Lực kéo của máy kéo tác dụng lên khúc gỗ. C. Lực của ngón tay tác dụng lên đầu đinh. D. Lực của mũi đinh tác dụng lên bảng gỗ. 7.4. Cách nào dưới đây làm giảm áp suất ? A. Tăng độ lớn của áp lực. C. Tăng độ lớn của áp lực, đồng thời giảm diện tích mặt bị ép. B. Giảm diện tích mặt bị ép. D. Giảm độ lớn của áp lực, đồng thời tăng diện tích mặt bị ép. 7.5. Đơn vị nào dưới đây không phải là đơn vị đo áp suất ? A. J/s. B. Pa. C. N/m2. D. mmHg. 7.6. Áp suất của người tác dụng lên mặt sàn trong trường hợp nào sau đây là lớn nhất ? A. Đứng cả hai chân. B. Đứng co một chân. C. Đứng hai chân và cúi gập người. D. Đứng hai chân và cầm thêm một quả tạ. 7.7 Cách làm thay đổi áp suất nào sau đây là không đúng ? A. Tăng áp suất bằng cách tăng áp lực và giảm diện tích bị ép. B. Tăng áp suất bằng cách giảm áp lực và tăng diện tích bị ép. C. Giảm áp suất bằng cách giảm áp lực và giữ nguyên diện tích bị ép. D. Giảm áp suất bằng cách tăng diện diện tích bị ép. 7.8. . Công thức tính áp suất là A. P = F/S. B. P = S/F. C. P = F + S. D. P = F – S. GV : Mã Muội Trang 11 Năm học 2016 – 2017 Trường THPT Bàn Tân Định Vật lí 8 7.9. So sánh áp suất và áp lực nào sau đây là đúng? A. Áp suất và áp lực cùng đơn vị đo B. Áp lực là lực ép vuông góc với mặt bị ép, áp suất là lực ép không vuông góc với mặt bị ép C. Áp suất có số đo bằng độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích D. Giữa áp suất và áp lực không có mối quan hệ nào. 7.10. Một áp lực 600N gây áp suất 3000N/m2 lên diện tích bị ép có độ lớn A. 2000cm2 B. 200 cm2 C.20 cm2 D. 0,2 cm2 7.11. Áp lực của một vật đứng yên trên mặt phẳng nghiêng tác dụng lên mặt phẳng này có cường độ: A. bằng trọng lượng của vật B. nhỏ hơn trọng lượng của vật C. lớn hơn trọng lượng của vật D. bằng lực ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng 7.12. Người ta dùng một cái đột để đục lỗ trên một tấm tôn. Nếu diện tích của mũi đột là 0,4mm 2, áp lực búa tác dụng vào đột là 60N, thì áp suất do mũi đột tác dụng lên tấm tôn là A. 15N/m2 B. 15.107 N/m2 C. 15.103 N/m2 D. 15.104 N/m2 7.13. Khi xe máy đang chuyển động thẳng đều trên mặt đường nằm ngang thì áp lực do xe tác dụng lên mặt đất có độ lớn bằng: A. trọng lượng của xe và người đi xe B. lực kéo của động cơ xe máy C. lực cản của mặt đường tác dụng lên xe D. không 7.14. Một vật khối lượng m =4kg đặt trên mặt bàn nằm ngang .Diện tích mặt tiếp xúc với mặt bàn bàn là S = 60cm2 .áp suất tác dụng lên mặt bàn có thể nhận giá trị nào sau : 2 2 3 A) p = .104 N/m2 B) p = .104 N/m2 C) p = .105 N/m2 D) Một giá trị khác 2 3 3 7.15*. Hai người có khối lượng lần lượt là m 1 và m2. Người thứ nhất đứng trên tấm ván diện tích S 1, người thứ hai đứng trên tấm ván diện tích S 2. Nếu m2 = 1,2m1 và S1 = 1,2S2, thì khi so sánh áp suất hai người tác dụng lên mặt đất, ta có A. p1 = p2 B. p1 = 1,2p2 C. p2 = 1,44p1 D. p2 = 1,2p1 II. Tự luận : 7.16. Tại sao khi trời mưa, đường đất mềm lầy lội, người ta thường dùng một tấm ván đặt trên đường để người hoặc xe đi? 7.17. Tại sao mũi kim thì nhọn còn chân ghế thì không nhọn? 7.18. Một vật khối lượng 0,84kg, có dạng hình hộp chữ nhật, kích thước 5cm x 6cm x 7cm. Lần lượt đặt ba mặt của vật này lên mặt sàn nằm ngang . Hãy tính áp lực và áp suất vật tác dụng lên mặt sàn trong từng trường hợp và nhận xét về các kết quả tính được. 7.19. Một người tác dụng lên mặt sàn một áp suất 1,7.10 4 N/m2. Diện tích của bàn chân tiếp xúc với mặt bàn là 0,03m2 . Hỏi trọng lượng và khối lượng của người đó? 7.20. Đặt 1 bao gạo 60kg lên một cái ghế bốn chân có khối lượng 4kg. Diện tiếp xúc với mặt đất của mỗi chân ghế là 8cm2 . Tính áp suất các chân ghế tác dụng lên mặt đất. ˜ ™ ˜™ ˜™ Bài 8: ÁP SUẤT CHẤT LỎNG – BÌNH THÔNG NHAU I.Trắc nghiệm: 8.1. Hai lọ thủy tinh giống nhau. Lọ A đựng nước, lọ B đựng dầu lửa có cùng độ cao, biết d nước > ddầu . Áp suất tại đáy lọ A là p và lọ B là p’ thì: A.p = p’ vì độ sâu h = h’ B.p < p’ vì dnước > ddầu C.p > p’ vì dnước > ddầu D.Tất cả các câu trên đều sai. 8.2. Gọi h là chiều cao tính từ mặt thoáng của chất lỏng đến điểm cần tính áp suất ; D là khối lượng riêng của chất lỏng ; d là trọng lượng iêng của chất lỏng. Công thức tính áp suất của cột chất lỏng là: a) p = D.h b) p = D/h c) p = d.h d) p = d/h 8.3. Điều nào sau đây là đúng khi nói về áp suất GV : Mã Muội Trang 12 Năm học 2016 – 2017 Trường THPT Bàn Tân Định Vật lí 8 A) Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật đặt trong lòng nó B) Chất lỏng gây ra áp suất theo phương thẳng đứng , hướng từ dưới lên trên C) Chất lỏng gây ra áp suất theo phương ngang D) Chất lỏng chỉ gây ra áp suất ở đáy bình 8.4. Điều nào sau đây đúng khi nói về bình thông nhau? A) Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên ,lượng chất lỏng ở hai nhánh luôn bằng nhau B) Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên , không tồn tại áp suất của chất lỏng C) Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên , mực chất lỏng ở hai nhánh có thể khác nhau D) Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở hai nhánh luôn có cùng một độ cao 8.5. Điều nào sau đây đúng khi nói về áp suất chất lỏng. A. Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương. B. Áp suất tác dụng lên thành bình không phụ thuộc diện tích bị ép. C. Áp suất gây ra do trọng lượng của chất lỏng tác dụng lên một điểm tỉ lệ nghịch với độ sâu. D. Nếu cùng độ sâu thì áp suất như nhau trong mọi chất lỏng khác nhau. 8.6. Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc: A. Khối lượng lớp chất lỏng phía trên B. Trọng lượng lớp chất lỏng phía trên C. Thể tích lớp chất lỏng phía trên D. Độ cao lớp chất lỏng phía trên 8.7. Điều nào sau đây là đúng khi nói về áp suất của chất lỏng? A. Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó. B. Chất lỏng gây ra áp suất theo phương ngang. C. Chất lỏng gây ra áp suất theo phương thẳng đứng, hướng từ dưới lên trên. D. Chất lỏng chỉ gây ra áp suất tại những điểm ở đáy bình chứa. 8.8. Công thức tính áp suất chất lỏng là: d h A. p  B. p= d.h C. p = d.V D. p  h d 8.9. Ba bình chứa cùng 1 lượng nước ở 4 0C. Đun nóng cả 3 bình lên cùng 1 nhiệt độ. So sánh áp suất của nước tác dụng lên đáy bình ta thấy: 1 2 3 A. p1 = p2 = p3; B. p1> p2 > p3; C. p3> p2 > p1; D. p2 > p3 > p1. 8.10. Một bình đựng chất lỏng như bên. Áp suất tại điểm nào nhỏ nhất? A. Tại M B. Tại N C. Tại P D. Tại Q 8.11. Bốn bình 1,2,3,4 cùng đựng nước như dưới. Áp suất của nước lên đáy bình nào lớn nhất? A. Bình 1 B. Bình 2 C. Hình 3 D. Bình 4 (2) (1) (3) 8.12. Trong hình bên, mực chất H×n H×n lỏng ở 3 bình ngang nhau. Bình h1 h1 1 đựng nước, bình 2 đựng rượu, bình 3 đựng thuỷ ngân.Gọi p1, p2, p3 là áp suất của các chất lỏng tác dụng lên đáy bình 1, 2 và 3. Chọn phương án đúng: A. p1> p2 > p3; B. p2> p3 > p1; C. p3> p1 > p2; D. p2> p1 > p3. (1) °N °M °Q °P (4) (2) H×n (3) h1 8.13: Khi thiết kế đập chắn nước, căn cứ các quy luật áp suất chất lỏng, yêu cầu đập kiên cố, an toàn và tiết kiệm vật liệu thì các phương án nào ở hình 8 là hợp lí: A. Hình a GV : Mã Muội a Trang b 13 cNăm học 2016 – 2017 d Trường THPT Bàn Tân Định Vật lí 8 B. Hình b C. Hình c D. Hình d 8.14: Cho ba bình giống hệt nhau đựng 3 chất lỏng : rượu, nước và thủy ngân với cùng một thể tích như nhau. Biết trọng lượng riêng của thủy ngân là d Hg=136000N/m3, của nước là dnước=10000N/m3, của rượu là drượu=8000N/m3. Hãy so sánh áp suất của chất lỏng lên đáy của các bình A. pHg < pnước < prượu B. pHg > prượu > pnước C. pHg > pnước > prượu D. pnước >pHg > prượu 8.15: Một tàu ngầm đang di chuyển dưới biển. Áp kế đặt ở ngoài vỏ tàu chỉ 875 000 N/m 2, một lúc sau áp kế chỉ 1 165 000 N/m2. Nhận xét nào sau đây là đúng? A. Tàu đang lặn xuống B. Tàu đang chuyển động về phía trước theo phương ngang C. Tàu đang từ từ nổi lên D. Tàu đang chuyển động lùi về phía sau theo phương ngang 8.16: Một bình hình trụ cao 2,5m đựng đầy nước. Biết khối lượng riêng của nước là 1000kg/m 3. Áp suất của nước tác dụng lên đáy bình là: A. 2500Pa B. 400Pa C. 250Pa D. 25000Pa 8.17: Một bình hình trụ cao 1,8m đựng đầy rượu. Biết khối lượng riêng của rượu là 800kg/m 3. Áp suất của rượu tác dụng lên điểm M cách đáy bình 20cm là: A. 1440Pa B. 1280Pa C. 12800Pa D. 1600Pa 8.18: Cho khối lượng riêng của thuỷ ngân là 13600kg/m 3. Trọng lượng riêng của nước là 10000N/m 3. Ở cùng 1 độ sâu, áp suất của thuỷ ngân lớn hơn áp suất của nước bao nhiêu lần? A. 13,6 lần B. 1,36 lần C. 136 lần D. Không xác định được vì thiếu yếu tố. 8.19: Một thùng đựng đầy nước cao 80 cm. Áp suất tại điểm A cách đáy 20 cm là bao nhiêu? Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N / m3. A. 8000 N / m2 B. 2000 N / m2 C. 6000 N / m2 D. 60000 N / m2 8.20: Trong các kết luận sau, kết luận nào không đúng đối với bình thông nhau? A. Bình thông nhau là bình có 2 hoặc nhiều nhánh thông nhau. B. Tiết diện của các nhánh bình thông nhau phải bằng nhau. C. Trong bình thông nhau có thể chứa 1 hoặc nhiều chất lỏng khác nhau. D. Trong bình thông nhau chứa cùng 1 chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn ở cùng 1 độ cao. 8.21*: Trong một bình thông nhau chứa thủy ngân, người ta đổ thêm vào một nhánh axit sunfuaric và nhánh còn lại đổ thêm nước.Khi cột nước trong nhánh thứ hai là 64cm thì mực thủy ngân ở hai nhánh ngang nhau.Hỏi độ cao của cột axit sunfuaric là giá trị nào trong các giá trị sau đây.Biết trọng lượng riêng của axit sunfuaric và của nước lần lượt là d1=18000N/m3 và d2=10000N/m3. A. 64cm B. 42,5 cm C. 35,6 cm D. 32 cm 8.22: Tác dụng một lực F = 380N lên Pit - tông nhỏ của máy ép dùng nước , diện tích Pit - tông nhỏ là 2,5cm 2, diện tích Pit - tông lớn 180cm2 .áp suất tác dụng lên Pit - tông nhỏ và lực tác dụng lên Pit - tông lớn là bao nhiêu ? Hãy chọn câu đúng A) 1520000 N/m2 và 27360N B) 152000N/m 2 và 173600N C) 15200000 N/m2 và 2736 N D) Một cặp giá trị khác 8.23: Đường kính Pit - tông nhỏ của một máy ép dùng chất lỏng là 2,5cm .Hỏi diện tích tối thiểu của Pit - tông lớn là bao nhiêu để tác dụng một lực 100N lên Pit - tông nhỏ có thể nâng được một ô tô có trọng lượng 35000N.Hãy chọn câu đúng A) 171,5m2 C) 17150m2 B) 1715m2 D) Một giá trị khác 8.24: Trong một máy ép dùng chất lỏng , mỗi lần Pit - tông nhỏ đi xuống một đoạn 0,4m thì Pit - tông lớn nâng lên một đoạn 0,02m . Lực tác dụng đặt lên Pit - tông lớn là bao nhiêu , nếu tác dụng vào Pit - tông nhỏ một lực f = 800N ? Hãy chọn câu đúng A) 12000N C) 16000N B) 14000N D) 18000N 8.25: Một ống chứa đầy nước đặt nằm ngang như hình vẽ. Tiết diện ngang của phần rộng là 60cm 2, của phần hẹp là 20cm2. Hỏi lực ép lên pít tông nhỏ là bao nhiêu để hệ thống cân bằng lực nếu lực tác dụng lên pittông lớn là 3600N. A. F = 3600N B. F = 3200N C. F = 2400N D. F = 1200N. 8.26.Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về bình thông nhau ? A. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng , các mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh đều ở cùng một độ cao. GV : Mã Muội Trang 14 Năm học 2016 – 2017 Trường THPT Bàn Tân Định Vật lí 8 B. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên , các mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh đều ở cùng một độ cao. C. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, lượng chất lỏng ở các nhánh đều bằng nhau. D. Trong bình thông nhau chứa các chất lỏng đứng yên , các mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh đều ở cùng một độ cao. 8.27.Trong các kết luận sau, kết luận nào không đúng đối với bình thông nhau? A. Bình thông nhau là bình có 2 hoặc nhiều nhánh thông nhau. B. Tiết diện của các nhánh bình thông nhau phải bằng nhau. C. Trong bình thông nhau có thể chứa 1 hoặc nhiều chất lỏng khác nhau. D. Trong bình thông nhau chứa cùng 1 chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn ở cùng 1 độ cao. II. Tự luận : 8.28. Ở phần chìm của một chiếc tàu tại độ sâu 2,5m có một lỗ thủng diện tích 20cm 2. Tìm lực tối thiểu để giữ một bản bịt lỗ thủng đó từ phía trong. Cho biết trọng lượng riêng của nước là 10 000N/m3. 8.29. Người ta dùng một kích thủy lực để nâng một vật có trọng lượng 20 000N. Lực tác dụng lên pittông nhỏ là f = 100 N và mỗi lần nén xuống nó di chuyển một đoạn h = 10 cm. Hỏi sau n = 100 lần nén thì vật được nâng lên một độ cao là bao nhiêu, bỏ qua các loại ma sát? 8.30. Một tàu ngầm đang đi chuyển dưới biển. Áp kế đặt ở ngoài vỏ tàu chỉ áp suất 2,02.10 6N/m2 . a) Tàu đã nổi lên hay lặng xuống? Vì sao khẳng định được như vậy? b) Tính độ sâu của tàu ngầm ở hai thời điểm trên. Cho biết trọng lượng riêng của nước biển bằng 10300N/m 2 . 8.31*. Một bình thông nhau chứa nước biển. Người ta đổ thêm xăng vào một nhánh. Hai mặt thoáng ở hai nhánh chênh lệch nhau 18mm. Tính độ cao của cột xăng. Cho biết trọng lượng riêng của nước biển là 10300N/m 3 và của xăng là 7000N/cm3 . 8.32. Tại sao khi lặng ta luôn cảm thấy tức ngực và càng lặng sâu thì cảm giác tức ngực càng tăng? 8.33. Một chiếc tàu bị thủng một lỗ ở độ sâu 2,8m. Người ta đặt một miếng vá áp vào lỗ thủng từ phía trong. Hỏi cần một lực tối thiểu bằng bao nhiêu để giữ miếng vá nếu lỗ thủng rộng 150cm 2 và trọng lượng riêng của nước là 2N/m3 . ˜ ™ ˜™ ˜™ Bài 9: ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN I.Trắc nghiệm: 9.1. Phát biểu nào sau đay là đúng khi nói về áp suất khí quyển ? a. Áp suất khí quyển tác dụng theo mọi phương c. Áp suất khí quyển có đơn vị là N/m b. Áp suất khí quyển chỉ tác dụng theo phương thẳng đúng d. Áp suất bằng áp suất thủy ngân 9.2. Áp suất khí quyển thay đổi như thế nào khi độ cao càng tăng ? a. Không thay đổi b. Càng giảm c. Càng tăng d. Có thể vừa tăng, vừa giảm 9.3: Vì sao mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển ? a. Do không khí tạo thành khí quyển có thể chuyển động tự do b. Do không khí tạo thành khí quyển có trọng lượng c. Do không khí tạo thành khí quyển luôn bao quanh Trái Đất d. Do không khí tạo thành khí quyển có mật đọ nhỏ 9.4: Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào do áp suất khí quyển gây ra ? a. Quả bóng bàn bị bẹp, thả vào nước nóng sẽ phòng lên như cũ. b. Săm (ruột) xe đạp bơm căng để ngoài nắng có thể bị nổ. c. Dùng một ống nhựa có thể hút nước vào miệng. d. Thổi hơi vào quả bóng bay, quả bóng bay sẽ phồng lên. 9.5: Điều nào sau đây là đúng khi nói về sự tạo thành áp suất khí quyển ? a. Áp suất khí quyển có được do không khí tạo thành khí quyển có trọng lượng. b. Áp suất khí quyển có được do không khí tạo thành khí quyển có độ cao so với mặt đất. GV : Mã Muội Trang 15 Năm học 2016 – 2017 Trường THPT Bàn Tân Định Vật lí 8 c. Áp suất khí quyển có được do không khí tạo thành khí quyển có chứa nhiều loại nguyên tố hóa học khác nhau. d. Áp suất khí quyển có được do không khí tạo thành khí quyển rất nhẹ. 9.6: Đổ nước vào đầy một cốc bằng thủy tinh sau đó đậy kín miệng cốc bằng một tờ bìa không thấm nước. Khi lộn ngược cốc nước thì nước không chảy ra ngoài. Hiện tượng này liên quan đến kiến thức vật lý nào ? a. Áp suất chất lỏng b. Áp suất chất khí c. Áp suất khí quyển d. Áp suất cơ học 9.7. Trong thí nghiệm Tô-ri-xe-li nếu không dùng thủy ngân có trọng lượng riêng 8 000N/m 2 thì chiều cao của cột rượu sẽ là A. 1292m B.12,92m C. 1.292m D.129,2m 9.8. Trong trường hợp nào sau đây không phải do áp suất khí quyển gây ra? A. Uống sữa tươi trong hộp bằng ống hút B. Thủy ngân dâng lên trong ống Tô-ri-xe-li C. Khi được bơm, lốp xe căng lên D. Khi bị xì hơi, bóng bay bé lại 9.9. Vì sao càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm? A. Chỉ vì bề dày của khí quyển tính từ điểm đo áp suất càng giảm B. Chỉ vì mật độ khí quyển càng giảm C. Chỉ vì lực hút của Trái Đất lên các phân tử không khí càng giảm D. Vì cả ba lí do kể trên II. Câu hỏi tự luận: 9.10. Tại sao nắp ấm pha trà thường có một lỗ hở nhỏ? 9.11. Đổ đầy nước vào một cái cốc, sau đó đặt một tờ giấy lên miệng cốc để tờ giấy tiếp xúc với mặt nước. Cầm cốc nước lật ngược để miệng cốc xuống phía dưới thì thấy nước không bị chảy ra ngoài. Hãy giải thích tại sao? 9.12. Vì sao nhà du hành vũ trụ khi đi ra khoảng không vũ trụ phải mặc một bộ áo giáp. 9.13*. Một căn phòng rộng 4m, dài 6m, cao 3m. a) Tính khối lượng của không khí chứa trong phòng. Biết khối lượng riêng của không khí là 1,29kg/m 3. b) Tính trọng lượng của không khí trong phòng. ˜ ™ ˜™ ˜™ Bài 10: LỰC ĐẨY ACSIMET I.Trắc nghiệm: 10.1. Lực đẩy Ác-si-mét phụ thuộc vào A. trọng lượng riêng của chất lỏng và của vật B. trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của chất lỏng bị vật chiếm chỗ. C. trọng lượng riêng và thể tích của vật D. trọng lượng của vật và thể tích của sản phẩm lỏng bị vật chiếm chỗ. 10.2. Lực đẩy Ác-si-mét có thể tác dụng lên vật nào dưới đây? A. Vật chìm hoàn toàn trong chất lỏng. B. Vật lơ lửng trong chất lỏng C. Vật trên trên vật chất lỏng D. Cả ba trường hợp trên 10.3. Thả một viên bi sắt vào một cốc nước. Viên bi càng xuống sâu thì A. lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên nó càng tăng, áp suất nước tác dụng lên nó càng tăng B. lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên nó càng giảm, áp suất nước tác dụng lên nó càng tăng C. lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên nó không đổi, áp suất nước tác dụng lên nó càng tăng D. lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên nó không đổi, áp suất nước tác dụng lên nó không đổi 10.4. Một vật được mốc vào lực kế để đo lực theo phương thẳng đứng. Khi vật ở trong không khí, lực kế chỉ 4,8N. Khi vật chìm trong nước, lực kế chỉ 3.6N. Biết trọng lượng riêng của nước là 10 4N/m3. Bỏ qua lực đẩy Ác-si-mét của không khí. Thể tích của vật nặng là A. 480cm3 B. 360 cm3 C. 120 cm3 D. 20 cm3 10.5. Điều kiện để một vật đặc, không thấm nước, chỉ chìm một phần trong nước là A. trọng lượng riêng của vật bằng trong lượng riêng của nước B. trọng lượng riêng của vật nhỏ hơn trong lượng riêng của nước C. lực đẩy Ác-si-mét lớn hơn trọng lượng của vật D. lực đẩy Ác-si-mét nhỏ hơn trọng lượng của vật 10.6. Thả một viên bi rơi vào một cốc nước. Kết quả nào sau đây là đúng ? A. Càng xuống sâu, lực đẩy Ác-si-mét càng tăng, áp suất tác dụng lên viên bi càng giảm. GV : Mã Muội Trang 16 Năm học 2016 – 2017 Trường THPT Bàn Tân Định Vật lí 8 B. Càng xuống sâu, lực đẩy Ác-si-mét không đổi, áp suất tác dụng lên viên bi càng tăng. C. Càng xuống sâu, lực đẩy Ác-si-mét càng giảm, áp suất tác dụng lên viên bi càng tăng. D.Càng xuống sâu, lực đẩy Ác-si-mét càng giảm, áp suất tác dụng lên viên bi càng giảm. 10.7:Ba vật làm bằng ba chất khác nhau:Đồng, sắt, nhôm có khối lượng bằng nhau, khi nhúng ngập chúng vào trong nước thì lực đẩy của nước tác dụng vào lực này là lớn nhất, bé nhất ? Chọn thứ tự đúng về lực đẩy Ác-si-mét từ lớn nhất đến bé nhất. A.Nhôm – Sắt – Đồng B. Sắt –Nhôm – Đồng C. Đồng – Nhôm –Sắt D.Nhôm – Đồng – Sắt 10.8: Một vật nằm trong một chất lỏng. Phát biểu nào sau đây là đúng nhất khi nói về các lực tác dụng lên vật? A.Vật nằm trong chất lỏng chịu tác dụng của một lực duy nhất là trọng lực P . B. Vật nằm trong chất lỏng chịu tác dụng của một lực duy nhất là lực đẩy Ác-si-mét. C. Vật nằm trong chất lỏng chịu tác dụng của trọng lực P và lực đẩy Ác-si-mét, hai lực này đều có phương thẳng đứng. Trọng lực có chiều từ trên xuống dưới còn lực đẩy Ác-si-mét có chiều từ dưới lên trên. D. Vật nằm trong chất lỏng chịu tác dụng của trọng lực P và lực đẩy Ác-si-mét, hai lực này đều có phương thẳng đứng và cùng chiều từ trên xuống dưới. 10.9:Công thức tính lực đẩy Ac-si-mét là. a.FA = d.V. b. FA = d.h. c. FA = V/d. d. FA = P. 10.10: Treo một vật nặng vào lực kế ngoài không khí, lực kế chỉ gí trị P 1. Nhúng vật nặng vào trong nước, lực kế chỉ giá trị P2. Kết quả nào sau đây là đúng : A. P1 = P2 B. P1 > P2 C. P1 < P2 D. P1  P2 10.11 Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về lực đẩy Ac-si-mét A ) Hướng thẳng đứng lên trên B ) Hướng thẳng đứng xuống dưới C ) Theo mọi hướng D ) Một hướng khác 10.12: Ba vật làm bằng ba chất khác nhau : sắt , nhôm , sứ có hình dạng khác nhau nhưng thể tích bằng nhau được nhúng trong nước .Lực đẩy Ac-si-mét lên ba vật sẽ như thế nào ? Hãy chọn câu đúng A ) Không bằng nhau vì chúng làm bằng các chất khác nhau B ) Bằng nhau vì chúng cùng thể tích và cùng nhúng trong cùng một chất lỏng như nhau C ) Không bằng nhau vì hình dạng khác nhau D ) Bằng nhau vì ba vật có Trọng lượng riêng giống nhau 10.13: Một thỏi nhôm và một thỏi thép có thể tích bằng nhau cùng được nhúng chìm trong nước .Kết luận nào sau đây phù hợp nhất ? A ) Thỏi nào nằm sâu hơn thì lực đẩy Ac-si-mét tác dụng lên thỏi đó lớn hơn B ) Thép có Trọng lượng riêng lớn hơn nhôm nên nó chịu tác dụng lực đẩy Ac-si-mét lớn hơn C ) Chúng chịu tác dụng lực đẩy Ac-si-mét như nhau vì cùng được nhúng trong nước như nhau D ) Chúng chịu tác dụng lực đẩy Ac-si-mét như nhau vì chúng chiếm thể tích trong nước như nhau 10.14: nếu gọi P là trọng lượng của vật , F là lực đẩy Ac-si-mét tác dụng lên vật được nhúng chìm hoàn toàn trong chất lỏng .Điều kiện nào sau đây là đúng cho trường hợp vật nổi trên bề mặt chất lỏng ? A) F < P B) F = P C) F > P D) F  P 10.15: Tại sao miếng gỗ thả vào nước thì nổi . Hãy chọn câu đúng ? A ) Vì Trọng lượng riêng của gỗ nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước C ) Vì gỗ là vât nhẹ B ) Vì Trọng lượng riêng của gỗ lớn hơn Trọng lượng riêng của nước D ) Vì gỗ không thắm nước II. Câu hỏi tự luận: 10.16:Hãy giải thích tại sao khi kéo nước từ giếng lên, ta thấy gàu nước khi còn ngập dưới nước nhẹ hơn khi đã lên khỏi mặt nước?. 10.17: Một thỏi nhôm và một thỏi thép có thể tích bằng nhau cùng được nhuings chìm trong nước. thỏi nào chịu lực đẩy lớn hơn? 10.18*. Một cục nước đá được thả nổi trong một cốc đựng nước. Chứng minh rằng khi nước đá tan hết thì mực nước trong cốc không thay đổi. 10.19. Treo một vật ở ngoài không khí vào lực kế, lực kế chỉ 2,1N. Nhúng chìm vật đó vào nước thì chỉ số của lực kế giảm 0,2N. Hỏi chất làm vật đó có trong lượng riêng lớn gấp bao nhiêu lần trọng lượng riêng của nước. Biết trọng lượng riêng của nước là 10 000N/m 3 10.20*. Một quả cầu bằng nhôm, ở ngoài không khí có trọng lượng là 1,458N. Hỏi phải khoét bớt lõi quả cầu một thể tích bằng bao nhiêu rồi hàn kín lại, để khi thả quả cầu vào nước nằm lơ lửng trong nước? Biết trọng lượng riêng của nước và nhôm lần lượt là 10000N/m 3 và 27000 N/m3 GV : Mã Muội Trang 17 Năm học 2016 – 2017 Trường THPT Bàn Tân Định Vật lí 8 10.21*. : Một vật bằng kim loại chìm trong bình chứa nước thì nước trong bình dâng lên thêm 100cm 3 .Nếu treo vật vào một lực kế thì nó chỉ 7,8N.Cho Trọng lượng riêng của nước là 10.000N/m 3 .Hỏi lực đẩy Ac-si-mét tác dụng lên vật là bao nhiêu và vật làm bằng chất gì ? 10.22. :Một chiếc xà lan có dạng hình hộp dài 4m , rộng 2m . Biết xà lan ngập sâu trong nước 0,5m ; trọng lượng riêng của nước 10.000N/m3 .Xà lan có trọng lượng bao nhiêu ? 10.23*. : Một vật hình cầu thể tích V thả vào chậu nước nó chỉ chìm trong nước một phần ba , hai phần ba còn lại nổi trên nước . Biết khối lượng riêng nước là 1000kg/m 3 .Khối lượng riêng chất làm quả cầu là bao nhiêu ? 10.24. : Một vật trọng lượng riêng là 26.000N/m 3 . Treo vật vào lực kế rồi nhúng vật ngập trong nước thì lực kế chỉ 150N . Biết trọng lượng riêng của nước là 10.000N/m 3 .Hỏi ngoài không khí thì lực kế chỉ bao nhiêu ? 10.25. : Một vật khối lượng 0,75kg có khối lượng riêng 10,5g/cm 3 .Trọng lượng riêng nước là 10.000N/m 3. Lực đẩy Ac-si-mét tác dụng lên vật là bao nhiêu? 10.26*. : Thả một vật hình cầu có thể tích V vào dầu hỏa , thấy 1/2 thể tích vật bị chìm vào dầu . Biết khối lượng riêng của dầu là 800kg/m 3 . Hỏi khối lượng riêng của chất làm quả cần là bao nhiêu ? ˜ ™ ˜™ ˜™ Bài 12: SỰ NỔI I.Trắc nghiệm: 12.1. Khi vật nổi trên chất lỏng thì lực đẩy Ác-si-mét có cường độ: A. bằng trọng lượng của phần vật chìm trong nước. B. bằng trọng lượng của phần nước bị vật chiếm chỗ. C. bằng trọng lượng của vật . D. bằng trọng lượng riêng của nước nhân với thể tích của vật. 12.2.Neáu ta thaû moät vaät ôû trong loøng chaát loûng thì A.vaät chìm xuoáng khi FA>P B.vaät noåi leân khi FA

F B.P < F C. P  F D.P = F 12.5.Thaû moät hoøn bi theùp vaøo thuûy ngaân thì hieän töôïng xaûy ra nhö theá naøo? A.Bi lô löûng trong thuûy ngaân B.Bi chìm hoaøn toøan trong thuûy ngaân C.Bi noåi leân treân maët thoaùng cuûa thuûy ngaân D.Bi chìm ñuùng 1/3 theå tích cuûa noù trong thuûy ngaân 12.6. Moät vaät naèm trong moät chaát loûng. Phaùt bieåu naøo sau ñaây laø ñuùng nhaát khi noùi veà caùc löïc taùc duïng leân vaät ? A.Vaät naèm trong chaát loûng chòu taùc duïng cuûa moät löïc duy nhaát laø troïng löïc P . B.Vaät naèm trong chaát loûng chòu taùc duïng cuûa moät löïc duy nhaát laø löïc ñaåy AÙc-si-meùt. C.Vaät naèm trong chaát loûng chòu taùc duïng cuûa troïng löïc P vaø löïc ñaåy AÙc-si-meùt, hai löïc naøy ñeàu coù phöông thaúng ñöùng. Troïng löïc coù chieàu töø treân xuoáng döôùi coøn löïc ñaåy AÙc-si-meùt coù chieàu töø döôùi leân treân. D.Vaät naèm trong chaát loûng chòu taùc duïng cuûa troïng löïc P vaø löïc ñaåy AÙc-si-meùt, hai löïc naøy ñeàu coù phöông thaúng ñöùng vaø cuøng chieàu töø treân xuoáng döôùi. 12.7 Moät gioït daàu boâi trôn (daàu nhôùt) ñang naèm lô löûng trong röôïu. Hoûi Neáu thaû gioït daàu naøy vaøo nöôùc thì hieän töôïng gì seõ xaûy ra? Bieát dröôïi=8000N/m3, dnöôùc=10000N/m3. A.Gioït daàu lô löûng trong nöôùc B.Gioït daøu chìm xuoáng ñaùy C.Gioït daàu noåi treân maët nöôùc D.Gioït daàu tan vaøo trong nöôùc 12.8. Móc một quả năng vào lực kế, chỉ số của lực kế là 20N. Nhúng chìm quả nặng đó vào trong cốc nước, chỉ số của lực kế thay đổi như thế nào? A. Tăng lên 2 lần B. Giảm đi C. Không thay đổi D. Giảm đi hai lần 12.9. Thả một vật đặc có trọng lượng riêng dv, vào một bình đựng chất lỏng có trọng lượng riêng là dl thì A. vật sẽ chìm xuống đáy rồi lại nổi lên lơ lửng trong chất lỏng khi d V > dl B. vật sẽ chìm xuống đáy rồi lại nổi lên một phần mặt chất lỏng khi d V = dl C. vật sẽ chìm xuống đáy rồi lại nằm im tại đáy khi d V > dl GV : Mã Muội Trang 18 Năm học 2016 – 2017 Trường THPT Bàn Tân Định Vật lí 8 D. vật sẽ chìm xuống đáy rồi lại nổi lên một nửa trên mặt chất lỏng khi d V = 2dl 12.10. Nếu thả một chiếc nhẫn đặc bằng bạc (Ag) vào thủy ngân (Hg) thì A. nhẫn chìm vì dAg < dHg B. nhẫn nổi vì dAg < dHg C. nhẫn chìm vì dAg > dHg D. nhẫn nổi vì dAg > dHg 12.11. Hai vật 1 và 2 có cùng thể tích được thả vào một bình đựng nước. Vật 1 chìm xuống đáy bình, vật 2 lơ lửng trong nước. Nếu gọi P1 là trọng lượng của vật 1, F1 là lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật 1; P 2 là trọng lượng của vật 2, F2 là lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật 2 thì A. F1 = F2 và P1 > P2 B. F1 > F2 và P1 > P2 C. F1 = F2 và P1 = P2 D. F1 < F2 và P1 > P2 II. Tự luận: 12.12. Ghép mỗi thành phần 1, 2, 3, 4 với một thành phần của A, B, C, D để được các câu đúng: 1. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng A. lên vật nhúng trong chất lỏng hoặc chất khí 2. Lực đẩy Ác-si-mét luôn có B. lực đẩy Ác-si-mét không phụ thuộc vào vị trí của vật 3. Khi vật chìm hoàn toàn trong chất lỏng C. phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên 4. Lực đẩy Ác-si-mét phụ thuộc vào D. phần thể tích vật chiếm chổ trong chất lỏng và trọng lượng riêng của chất lỏng đó .......................................................................................................................................................................................... 12.13. Tại sao con tàu bằng thép nặng hơn hòn bi thép lại nổi còn hòn bi thép lại chìm? 12.14..Moät vaät coù theå tích 300cm3 chìm lô löûng trong bình röôïu.Tính troïng löôïng cuûa vaät. Bieát dröôu=8000N/m3. 12.15*. Tại sao một lá thiếc mỏng, vo tròn lại rồi thả xuống nước thì chìm, còn gấp thành thuyền thả xuống nước lại nổi? 12.16. Một chiếc sà lan có dạng hình hộp dài 4m, rộng 2m. Xác định trọng lượng của sà lan biết sà lan ngập sâu trong nước 0,5m. Trọng lượng riêng của nước là 10000N/m 3. 12.17*. Một vật có trọng lượng riêng là 26000N/m3. Treo vật vào một lực kế rồi nhúng vật nhập vào trong nước thì lực kế chỉ 150N. Hỏi nếu treo vật ở ngoài không khí thì lực kế chỉ bao nhiêu? Cho biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3 . 12.18*. Một xà lan có dạng hình hộp chữ nhật, kích thước 10m x 4m x 2m. Khối lượng của xà lan và các thiết bị đặt trên xà lan bằng 50 tấn. Hỏi có thể đặt vào xà lan hai kiện hàng, mỗi kiện nặng 20 tấn không? Trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3 12.19*. Đố vui. Hàng năm có rất nhiều du khách đến thăm Biển Chết (nằm giữa I-xra-ren và Gioóc-đa-ni) Biển mang tên này, vì nước ở đây rất mặn, khiến các sinh vật biển không thể sinh sống được. Người ta đến thăm Biển Chết không phải chỉ vì phong cảnh mà còn vì một điều kỳ lạ là mọi người có thể nổi trên mặt biển dù không biết bơi (H.12.5). Em hãy giải thích tại sao? ˜ ™ ˜™ ˜™ ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I I. Lí thuyết: 1) Thế nào là chuyển động cơ học? Nêu các dạng chuyển động cơ học. - Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác (vật mốc). - Các dạng chuyển động cơ học thường gặp là chuyển động thẳng, chuyển động cong. 2) Khi nào một vật được coi là đứng yên? Cho thí dụ, chỉ rõ vật làm mốc. - Một vật được coi là đứng yên khi vị trí của vật không thay đổi theo thời gian so với vật khác (vật mốc). - Thí dụ: Ôtô đang chạy trên đường: Hành khách đứng yên so với ôtô (vật mốc là ôtô) 3) Tại sao chuyển động, đứng yên có tính chât tương đối. Cho thí dụ chứng tỏ chuyển động , đứng yên có tính chất có tính chất tương đối. - Chuyển động hay đứng yên phụ thuộc vào việc chọn vật làm mốc. Do đó, chuyển động hay đứng yên có tính chất tương đối. - Thí dụ: Ôtô đang chạy trên đường: Người lái xe chuyển động so với cây bên đường, nhưng đứng yên so với hành khách. 4) Vận tốc là gì? Độ lớn của vật tốc cho biết điều gì và được xác định ntn? - Quãng đường vật đi được trong một đơn vị thời gian gọi là vận tốc. - Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian. 5) Đơn vị của vận tốc phụ thuộc vào đơn vị đại lượng nào? Nêu đơn vị của vận tốc.- Đơn vị của vận tốc phụ thuộc vào đơn vị chiều dài và đơn vị thời gian. Đơn vị của vận tốc thường là là m/s và km/h. GV : Mã Muội Trang 19 Năm học 2016 – 2017 Trường THPT Bàn Tân Định Vật lí 8 7) Thế nào là chuyển động đều? Chuyển động không đều? - Chuyển động đều là chuyển động mà vật tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian. - Chuyển động không đều là chuyển động mà vật tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian 8) Tại sao lực là một đại lượng vectơ? - Lực là đại lượng có độ lớn, phương và chiều nên lực là một đại lượng vectơ. 9)Nêu cách biểu diễn lực vectơ lực. Kí hiệu vectơ lực. - Lực là một đại lượng vectơ được biểu diễn bằng một mũi tên trong đó: + Gốc mũi tên là điểm đặt của lực. + Phương, chiều của mũi tên trùng với phương, chiều của lực. + Độ dài của mũi tên biểu thị cường độ của lực theo tỉ xích cho trước. 10)Thế nào là hai lực cân bằng? Một vật chịu tác dụng của các lực cân bằng sẽ thế nào khi: - Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có độ lớn bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau. - Một vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng: + Vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên + Vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. Chuyển động này được gọi là chuyển động theo quán tính. 11)Trình bày lực ma sát trượt, ma sát lăn, lực ma sát nghỉ. Mỗi trường hợp cho một ví dụ. - Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác. Ví dụ: Khi bánh xe đạp đang quay, nếu bóp nhẹ phanh thì vành bánh chuyển động chậm lại. Lực sinh ra do má phanh ép sát lên vành bánh là lực ma sát trượt. - Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác. Ví dụ: Khi đá quả bóng lăn trên sân cỏ, quả bóng lăn chậm dần rồi dừng lại. Lực do mặt sân tác dụng lên quả bóng là lực ma sát lăn. - Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi vật bị tác dụng của lực khác. Ví dụ: Khi ta kéo hoặc đẩy chiếc bàn nhưng bàn chưa chuyển động, thì khi đó giữa bàn và mặt sàn có lực ma sát nghỉ. 12) Chất lỏng gây áp suất như thế nào? - Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó. 13) Trình bày lực đẩy Ác-si-mét? - Một vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng đẩy thẳng đứng từ dưới lên với một lực có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ. Lực này gọi là lực đẩy Ac-si-mét. a) Nêu 2 hiện tượng về sự tồn tại của lực đẩy Ác-si-mét. - Nâng một vật ở dưới nước ta cảm thấy nhẹ hơn khi nâng vật trong không khí; - Nhấn quả bóng bàn chìm trong nước, thả tay ra quả bóng bị đẩy nổi lên mặt nước. b) Nêu điều kiện để nổi, vật chìm, vật lơ lửng. - Khi một vật nhúng trong lòng chất lỏng chịu hai lực tác dụng là trọng lượng (P) của vật và lực đẩy Ác-si-mét (FA) thì: + Vật chìm xuống khi: P > FA. + Vật nổi lên khi : P < FA . + Vật lơ lửng khi : P = FA II. Bài tập. Câu 1. Ngồi trong xe ôtô đang chạy,ta thấy hai hàng cây bên đường chuyển động theo chiều ngược lại. Giải thích hiện tượng này. Câu 2.Vì sao khi mở nắp chai bị vặn chặt, người ta phải lót tay bằng vải hay cao su. Câu 3.Các hành khách đang ngồi trên xe ôtô bỗng thấy mình bị nghiêng người sang phía trái. Hỏi lúc đó xe đang được lái sang phía nào ? Khi bị trượt ta ngã về phía nào? Khi bị vấp ta ngã về phía nào? Giải thích. Câu 4.Tìm một thí dụ chứng tỏ tác dụng của áp suất phụ thuộc vào độ lớn của áp lực và diện tích bị ép. Câu 5.Khi vật nổi lên mặt chất lỏng thì lực đẩy Ác-si-mét được tính như thế nào? Câu6.a. Tại sao xe không chở hàng sẽ tăng tốc nhanh hơn? b.Tại sao xe ôtô chở hàng càng nặng thì khi khi đi vào đường quanh co càng dễ đổ? c. Tại sao xe bắt đầu chạy thì hành khách bị ngã người về phía sau? d. Tại sao khi ta rũ quần áo thì bụi lại bay ra? GV : Mã Muội Trang 20 Năm học 2016 – 2017

- Xem thêm -

Tài liệu liên quan