Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Lễ hội óc pò của người nùng phàn sình ở hòa bình...

Tài liệu Lễ hội óc pò của người nùng phàn sình ở hòa bình

.PDF
116
116
64

Mô tả:

®¹i häc th¸i nguyªn tr-êng ®¹i häc s- ph¹m --------------------------------- hoµng thuý nga sli, l-în vµ lÔ héi oãc pß cña ng-êi nïng phµn sl×nh ë hoµ b×nh - ®ång hû - th¸i nguyªn luËn v¨n th¹c sÜ khoa häc ng÷ v¨n tH¸I NGUY£N - 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ®¹i häc th¸i nguyªn tr-êng ®¹i häc s- ph¹m ------------------------------ hoµng thuý nga sli, l-în vµ lÔ héi oãc pß cña ng-êi nïng phµn sl×nh ë hoµ b×nh - ®ång hû - th¸i nguyªn chuyªn ngµnh: v¨n häc viÖt nam m· sè: 60.22.34 luËn v¨n th¹c sÜ khoa häc ng÷ v¨n Ng-êi h-íng dÉn khoa häc: TS. NguyÔn H»ng Ph-¬ng tH¸I NGUY£N - 2010 LỜI CẢM ƠN Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 http://www.lrc-tnu.edu.vn Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, em đã nhận đƣợc rất nhiều sự giúp đỡ. Qua đây em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: Nhà trƣờng, khoa Ngữ văn và các thầy cô giáo đã giảng dạy em trong suốt khoá học. TS. Nguyễn Hằng Phƣơng đã tận tâm hƣớng dẫn, chỉ bảo cho em trong suốt quá trình nghiên cứu để em hoàn thành luận văn của mình. Bác Hoàng Văn Toòng, bác Hoàng Văn Bạn và nhân dân xã Hoà Bình đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình đi điền dã sƣu tầm và dịch tƣ liệu. Các thầy cô trong Hội đồng chấm Luận văn đã đọc và chỉ bảo giúp em tiếp tục hoàn thiện hơn luận văn của mình. MỤC LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 http://www.lrc-tnu.edu.vn Trang Trang phụ bìa……………………………………………………………...….1 Lời cảm ơn………………………………………………………………...….2 Mục lục …………………………………………………………………...….3 MỞ ĐẦU ………………………………………………………………...…..4 Chƣơng 1. KHÁI QUÁT VỀ NGƢỜI NÙNG PHÀN SLÌNH Ở HOÀ BÌNH ĐỒNG HỶ - THÁI NGUYÊN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI....................................................................................................11 1.1. Khái quát về huyện Đồng Hỷ...................................................................11 1.2. Ngƣời Nùng Phàn Slình ở Hoà Bình - Đồng Hỷ - Thái Nguyên ............15 1.3. Khái lƣợc về sli, lƣợn…………………….…………..............................24 Chƣơng 2. SLI, LƢỢN CỦA NGƢỜI NÙNG PHÀN SLÌNH Ở HOÀ BÌNH ĐỒNG HỶ - THÁI NGUYÊN..........................................................................32 2.1. Những nội dung cơ bản của sli, lƣợn ở Hoà Bình - Đồng Hỷ - Thái Nguyên............................................................................................................32 2.1.1. Tiếng hát ca ngợi con ngƣời..................................................................32 2.1.2. Tiếng hát tâm tình của đôi lứa...............................................................37 2.1.3. Bức tranh nông thôn miền núi...............................................................43 2.2. Một số yếu tố nghệ thuật của sli, lƣợn ở Hoà Bình - Đồng Hỷ - Thái Nguyên.........52 2.2.1. Ngôn ngữ...............................................................................................52 2.2.2. Kết cấu...................................................................................................59 2.2.3. Diễn xƣớng sli, lƣợn..............................................................................63 Chƣơng 3. LỄ HỘI OÓC PÒ VỚI SLI, LƢỢN CỦA NGƢỜI NÙNG PHÀN SLÌNH Ở HOÀ BÌNH - ĐỒNG HỶ - THÁI NGUYÊN....................................70 3.1. Các nghi thức và yếu tố tâm linh trong lễ hội Oóc Pò ............................70 3.2. Mối quan hệ giữa lễ hội Oóc Pò với các làn điệu sli, lƣợn .....................83 3.3. Bảo tồn, phát huy những giá trị của lễ hội Oóc Pò và các làn điệu sli lƣợn .........93 KẾT LUẬN………………………………………….....………………….....99 TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………….……………………....….104 PHỤ LỤC …………….…………………………………………………….116 MỞ ĐẦU Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 http://www.lrc-tnu.edu.vn 1. Lý do chọn đề tài. 1.1. Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc, mỗi dân tộc, mỗi địa phƣơng có những nét độc đáo riêng về văn hoá tinh thần và văn hoá vật chất. Những nét riêng, nét độc đáo ấy tạo nên một vƣờn hoa muôn màu sắc, tạo nên sự thống nhất trong tính đa dạng của nền văn hoá Việt Nam. Vì vậy việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống của các dân tộc đang là mục tiêu chung của toàn Đảng và nhân dân ta. Sƣu tầm, nghiên cứu những sáng tác văn học dân gian đang đƣợc lƣu truyền ở các địa phƣơng cũng nằm trong mục tiêu đó. Làn điệu sli, lƣợn của ngƣời Nùng Phàn Slình ở Hoà Bình - Đồng Hỷ - Thái Nguyên phản ánh đời sống tinh thần của cộng đồng dân tộc Nùng Phàn Slình ở nơi đây. Những lời ca dân gian ấy mang giá trị văn học to lớn nhƣng chƣa đƣợc nghiên cứu rộng rãi và sâu sắc. Đã có một số công trình nghiên cứu nhƣng mới chỉ tiếp cận ở khía cạnh văn hoá. Các ban ngành đã bƣớc đầu quan tâm nhƣng chƣa hệ thống, bộ phận ngữ văn chƣa nghiên cứu cụ thể. 1.2. Bản thân là một giáo viên Ngữ văn, đang theo học cao học chuyên ngành Văn học Việt Nam, quá trình giảng dạy và học tập đã giúp ngƣời viết nhận thức đƣợc những giá trị văn hoá, văn học dân gian có ý nghĩa hết sức to lớn đối với đời sống tinh thần của ngƣời dân. Việc nghiên cứu văn học dân gian nói chung, làn điệu sli, lƣợn và lễ hội Oóc Pò của ngƣời Nùng Phàn Slình ở xã Hoà Bình huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên nói riêng sẽ giúp cho ngƣời viết tích luỹ kiến thức, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, trau dồi tình cảm thẩm mĩ và rèn luyện nhân cách. Từ đó giáo dục cho học sinh những tình cảm tốt đẹp về lòng yêu thƣơng con ngƣời, tình yêu quê hƣơng đất nƣớc, khơi dậy ở mỗi học sinh ý thức về việc giữ gìn phát huy những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 http://www.lrc-tnu.edu.vn 1.3. Là ngƣời sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Đồng Hỷ – Thái Nguyên, ngay từ khi còn học phổ thông, tôi đã đƣợc tiếp xúc, giao lƣu và có mối quan hệ gần gũi với cộng đồng dân tộc Nùng ở xã Hoà Bình huyện Đồng Hỷ. Từng tham dự các lễ hội, đƣợc nghe những làn điệu sli, lƣợn của đồng bào nơi đây, tôi sớm có tình cảm, sự đam mê văn hoá của họ. Đặc biệt trong đợt thực tế tìm hiểu, sƣu tầm các làn điệu sli, lƣợn, và lễ hội Oóc Pò, lòng nhiệt tình, sự say mê của những ngƣời dân nơi đây đã thúc đẩy tôi thực hiện đề tài này. Đồng Hỷ là một vùng đất giàu truyền thống văn hoá với sự đa dạng của các dân tộc anh em cùng chung sống. Trƣớc sự vận động và phát triển của xã hội, những yếu tố của cuộc sống hiện đại tác động mạnh đến đời sống của mỗi ngƣời dân. Thực tế: “Thanh niên bây giờ không mấy quan tâm đến văn hoá của dân tộc mình, số người thuộc, biết hát những làn điệu sli, lượn ngày càng ít đi…” (Lời của Ông Toòng ở xóm Tân Đô xã Hoà Bình huyện Đồng Hỷ), cho thấy sự cần thiết trong việc bảo tồn nét văn hoá của dân tộc Nùng. Thực hiện đề tài này, tôi mong sẽ góp phần bảo tồn gìn giữ những giá trị văn hoá quý báu đang có nguy cơ bị mất đi đó. Qua việc nghiên cứu làn điệu sli, lƣợn và lễ hội Oóc Pò của ngƣời Nùng ở Hoà Bình - Đồng Hỷ – Thái Nguyên, tôi mong sẽ đóng góp một phần vào việc gìn giữ những giá trị văn học dân gian của địa phƣơng, cũng là góp phần vào việc gìn giữ những giá trị văn hoá phi vật thể của dân tộc. Chính vì những lẽ trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Sli, lƣợn và lễ hội Oóc Pò của ngƣời Nùng Phàn Slình ở Hoà Bình - Đồng Hỷ - Thái Nguyên”, với mong muốn đóng góp một phần vào việc nghiên cứu Văn học dân gian hiện nay. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Không phải đến tận bây giờ sli, lƣợn (những làn diệu dân ca) và những lễ hội văn hoá của ngƣời Nùng mới đƣợc quan tâm. Từ lâu những nội dung này Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 http://www.lrc-tnu.edu.vn đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu. Họ đã có công sƣu tầm, giới thiệu, dịch thuật và tìm hiểu những khía cạnh của vốn văn hoá cổ này. Ngƣời đầu tiên phải kể đến là tác giả Vi Hồng với cuốn “Sli, lƣợn, dân ca trữ tình tày Nùng” [ 25 ].Nội dung của tác phẩm này đã nghiên cứu về đời sống văn hoá tinh thần của đồng bào Tày, Nùng qua các làn điệu dân ca sli, lƣợn của họ. Những nét đẹp của con ngƣời, những nét văn hoá độc đáo trong đời sống lao động đã đƣợc tác giả phản ánh rõ trong tác phẩm. Tác phẩm cũng đã giới thiệu một số bài sli, bài lƣợn của dân tộc Tày, Nùng. Cũng trong tác phẩm của Vi Hồng, trong bài “Nội dung của Lƣợn” [04], tác giả đã phân tích những giá trị nội dung phong phú của lƣợn “một loại hình dân ca chủ yếu của dân tộc Tày - và một phần của Nùng”. Lƣợn là những bài ca ca ngợi con ngƣời, ca ngợi thiên nhiên, ca ngợi cuộc sống và sức lao động cũng nhƣ sự sáng tạo của họ. Đặc biệt, tác giả cũng nhận thấy sự vận động thay đổi của lƣợn: “Cuộc sống mới ngày nay có bao nhiêu sự thay đổi lớn, lƣợn cũng một lần nữa thay màu, đổi sắc để thích hợp hơn với thời đại mới” [04;191] Ngoài ra, nghiên cứu về các làn điệu dân ca của các dân tộc Tày Nùng, nhà văn Vi Hồng còn một số bài viết nhƣ: “Vài ý nghĩ nhỏ bƣớc đầu về thơ ca dân tộc Tày, Nùng” [04;109], “Thì thầm dân ca nghi lễ” [26] Bài viết: “Giá trị vốn cổ văn học dân tộc thơ ca - Tục ngữ Tày - Nùng” của tác giả Lạc Dƣơng in trong cuốn “Bƣớc đầu tìm hiểu vốn văn nghệ Việt Bắc” - Sở Văn Hoá Thông Tin Việt Bắc phát hành, có đoạn viết: “Vốn cổ thơ ca, tục ngữ Tày - Nùng có nhiều nét đặc sắc phản ánh nhiều mặt xa xƣa của đồng bào Tày – Nùng nhƣ kĩ thuật sản xuất nông nghiệp, xã hội…mà giá trị nhận thức, giá trị giáo dục, giá trị phê phán hiện thực tới nay vẫn còn phát huy tác dụng thời sự thiết thực.” [04; 38] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 http://www.lrc-tnu.edu.vn Cuốn “Sơ lƣợc giới thiệu các nhóm dân tộc Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam” của Lã Văn Lô, Đặng Nghiêm Vạn [11] đã giới thiệu khái quát xã hội, con ngƣời và văn hoá ba dân tộc Tày, Nùng, Thái. Những thành tựu trên đã phản ánh những đóng góp lớn cho lịch sử nghiên cứu văn hoá, văn học dân gian của các dân tộc Tày, Nùng. Song những nghiên cứu trên đều trải dài trên một phạm vi rộng, do vậy chƣa làm rõ đƣợc sắc thái phong phú, đa dạng của văn hóa Nùng ở một địa phƣơng cụ thể. Làn điệu sli, lƣợn của ngƣời Nùng Phàn Slình ở xã Hoà Bình huyện Đồng Hỷ rất phong phú và đa dạng, thƣờng gắn với các lễ hội trong sinh hoạt văn hoá tinh thần của dân tộc Nùng: Đám cƣới, ma chay, mừng nhà mới, mừng thọ…Trong lễ hội Oóc Pò, lời sli, lƣợn là những lời ca, ca ngợi mùa xuân, ca ngợi tình yêu, lời giao duyên, tỏ tình của những chàng trai, cô gái Nùng. Nghiên cứu về các lễ hội, về sli, lƣợn của ngƣời Nùng ở xã Hoà Bình huyện Đồng Hỷ, đã thu hút một số nhà nghiên cứu: - “Múa xiên tâng và tang ca trong đám ma của dân tộc Nùng” - Th.s Nguyễn Thị Ngân. (Cán bộ Bảo tàng văn hoá các dân tộcViệt Nam) - Phóng sự: “ Đám cưới Nùng và câu chuyện về chiếc túi nải” - “Nghi lễ và âm nhạc trong hôn nhân của ngƣời Nùng Phàn Slình ở Tân Đô – Hoà Bình - Đồng Hỷ - Thái Nguyên” – Ngô Thị Việt Anh (Giảng viên trƣờng Đại học Sƣ phạm nghệ thuật Trung ƣơng) Các công trình nghiên này chủ yếu tìm hiểu về các khía cạnh phong tục, tập quán, nghi lễ dân gian, chƣa quan tâm đến phần lời của các làn điệu sli, lƣợn. Mặc dù chƣa nghiên cứu cụ thể, hệ thống về sli, lƣợn của ngƣời Nùng nhƣng những công trình nghiên cứu trên là những gợi ý đáng quý để chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 http://www.lrc-tnu.edu.vn 3. Mục đích nghiên cứu. Tìm hiểu về làn điệu sli, lƣợn và lễ hội Oóc Pò của ngƣời Nùng ở Hoà Bình - Đồng Hỷ – Thái Nguyên nhằm: * Chỉ ra cái hay, cái đẹp về nội dung và nghệ thuật trong lời sli, lƣợn của dân tộc Nùng Phàn Slình ở Hoà Bình - Đồng Hỷ - Thái Nguyên, góp phần khẳng định giá trị của chúng trong đời sống văn hoá tinh thần của ngƣời Nùng nói chung trong đó có ngƣời Nùng Phàn Slình ở Hoà BÌnh - Đồng Hỷ - Thái Nguyên. * Nghiên cứu lễ hội Oóc Pò trong mối quan hệ với sli, lƣợn nhằm phát hiện ra mối quan hệ biện chứng, sâu sắc giữa văn học dân gian với đời sống văn hoá tinh thần của ngƣời Nùng Phàn Slình ở Hoà Bình - Đồng Hỷ - Thái Nguyên * Góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc. 4. Đối tƣợng nghiên cứu * Đối tƣợng chính là lời sli, lƣợn của ngƣời Nùng Phàn Slình ở Hoà Bình - Đồng Hỷ – Thái Nguyên * Đối tƣợng quan tâm nữa là lễ hội Oóc Pò và những nét văn hoá của ngƣời Nùng Phàn Slình . * Ngoài ra trong điều kiện có thể chúng tôi sẽ tìm hiểu thêm lời sli, lƣợn và những đặc điểm văn hoá của ngƣời Nùng ở nơi khác để so sánh đối chiếu. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu * Nghiên cứu một số vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài. * Sƣu tầm, khảo sát, thống kê, phân tích lí giải lời sli, lƣợn và lễ hội Oóc Pò của ngƣời Nùng Phàn Slình ở Hoà Bình - Đồng Hỷ từ các góc độ nhìn nhận. * Tìm hiểu lễ hội Oóc Pò và mối quan hệ của nó với làn điệu sli, lƣợn. Từ đó hiểu về đời sống văn hoá, tinh thần của đồng bào dân tộc Nùng ở Hoà Bình - Đồng Hỷ - Thái Nguyên. * Bƣớc đầu nêu một số suy nghĩ về bảo tồn, phát huy những giá trị văn hoá của làn điệu sli, lƣợn và Lễ hội cầu mùa trong đời sống đƣơng đại. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 http://www.lrc-tnu.edu.vn 6. Phạm vi nghiên cứu * Phạm vi tƣ liệu nghiên cứu: - Văn bản của chính tác giả sƣu tầm từ các nghệ nhân qua điền dã. - Những tƣ liệu ở các vùng khác để so sánh đối chiếu. - Mạng Intenet. * Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ, chúng tôi tìm hiểu một số đặc điểm nội dung, thi pháp tiêu biểu và mối quan hệ giữa làn điệu sli, lƣợn với lễ hội Oóc Pò (Lễ hội cầu mùa) của ngƣời Nùng Phàn Slình ở Hoà Bình - Đồng Hỷ – Thái nguyên. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu Trên bình diện phƣơng pháp luận, chúng tôi tiếp cận chủ yếu theo quan điểm ngữ văn học, dựa vào những thành tố ngôn từ của lời sli, lƣợn trong lễ hội Oóc Pò để phân tích. Tuy nhiên sli, lƣợn là một loại hình dân ca cho nên khi tìm hiểu phải đặt nó trong môi trƣờng diễn xƣớng, đời sống văn hoá của dân tộc Nùng. Do vậy tiếp cận nghiên cứu theo quan điểm văn hoá học là cần thiết, song cần phải nghiên cứu theo quan điểm tiếp cận liên ngành, xem xét đối tƣợng từ nhiều góc độ, ngành khoa học khác nhau. Trên bình diện phƣơng pháp cụ thể, chúng tôi sử dụng: Phƣơng pháp điền dã văn học, phƣơng pháp hệ thống, phƣơng pháp khảo sát thống kê, phƣơng pháp so sánh đối chiếu, phƣơng pháp phân tích tổng hợp. 8. Đóng góp của đề tài Luận văn là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu có hệ thống về các làn điệu sli, lƣợn và lễ hội Oóc Pò ở Hoà Bình - Đồng Hỷ - Thái Nguyên Sƣu tầm, nghiên cứu lời sli, lƣợn và lễ hội Oóc Pò của ngƣời Nùng Phàn Slình ở Hoà Bình - Đồng Hỷ – Thái Nguyên, ngƣời viết sẽ góp phần bảo tồn những giá trị đặc sắc của văn học dân gian đang có nguy cơ bị mai một trƣớc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 http://www.lrc-tnu.edu.vn sự thay đổi của xã hội hiện đại, góp phần nâng cao tình yêu quê hƣơng, ý thức giữ gìn vốn văn hoá dân gian của quê hƣơng. 9. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và thƣ mục tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1. Khái quát về ngƣời Nùng Phàn Slình ở Hoà Bình - Đồng Hỷ - Thái Nguyên và một số vấn đề lí luận liên quan đến đề tài Chƣơng 2. Sli, lƣợn của ngƣời Nùng Phàn Slình ở Hoà Bình - Đồng Hỷ - Thái Nguyên Chƣơng 3. Lễ hội Oóc Pò với sli, lƣợn của ngƣời Nùng Phàn Slình ở Hoà Bình - Đồng Hỷ – Thái Nguyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 http://www.lrc-tnu.edu.vn NỘI DUNG CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ NGƢỜI NÙNG PHÀN SLÌNH Ở HOÀ BÌNH - ĐỒNG HỶ - THÁI NGUYÊN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Khái quát về huyện Đồng Hỷ 1.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên của huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên * Vị trí địa lý: Đồng Hỷ là một huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Thái Nguyên, có diện tích tự nhiên 46.177 ha, trải dài từ 21 độ 32 phút đến 21 độ 51 phút vĩ Bắc, giữa 105 độ 46 phút đến 106 độ 04 phút kinh Đông. Huyện Đồng Hỷ giáp huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn ở phía Bắc, huyện Võ Nhai ở phía Đông Bắc; giáp huyện Phú Lƣơng ở phía Tây; giáp thành phố Thái Nguyên và huyện Phú Bình ở phía Nam và giáp huyện Yên Thế thuộc tỉnh Bắc Giang về phía Đông. * Điều kiện tự nhiên: Đất đai: Địa hình huyện Đồng Hỷ có độ dốc thoai thoải từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Phía Bắc và Đông Bắc huyện thuộc dãy núi đá vôi Bắc Sơn hùng vĩ. Các xã Văn Lăng, Tân Long, Hoà Bình, Quang Sơn và kéo dài xuống phía Nam huyện có những khối núi đá vôi đồ sộ, có đỉnh cao tới 600 mét. Các xã phía Bắc và Đông Bắc của huyện thuộc vùng núi cao, độ cao trung bình là 120 mét so với mặt nƣớc biển. Tiếp dãy núi đá lớn là vùng đồi núi thấp nhiều đồi hình bát úp, độ cao từ 50 đến 60 mét, có khả năng phát triển cây công nghiệp (mía, lạc, chè…). Các xã nằm phía hạ lƣu sông Cầu có độ cao trung bình 20 mét so với mặt nƣớc biển với những cánh đồng bằng phẳng thuận lợi cho việc phát triển lúa nƣớc và cây thực phẩm (rau xanh, đậu…). Khí hậu: Đồng Hỷ nằm ở vùng Bắc chí tuyến, trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, nên khí hậu ở đây mang tính chất nhiệt đới nóng ẩm, gió mùa. Mùa nóng từ tháng 3 đến tháng 10; mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 http://www.lrc-tnu.edu.vn sau. Nhiệt độ trung bình là 22 độ C. Số giờ nắng trong năm là 1.628 giờ. Mỗi năm ở Đồng Hỷ trung bình có khoảng 21 – 22 đợt gió mùa Đông Bắc tràn qua. Sông ngòi: Mật độ sông, suối của Đồng Hỷ bình quân là 0,2 km/km2, tất cả đều bắt nguồn từ khu vực núi cao phía Bắc, Đông Bắc và đều chảy vào sông Cầu. Sông Cầu chảy theo hƣớng Bắc – Nam là biên giới phía Tây của huyện với độ dài 47 km, là nguồn cung cấp nƣớc chính, có tiềm năng khai thác vận tải thuỷ. Theo đánh giá của các nhà địa chất, mạch nƣớc ngầm của Đồng Hỷ có trữ lƣợng lớn, đủ cung cấp nƣớc sinh hoạt cho năm, bảy trăm ngàn dân. Giao thông: Về giao thông, tổng chiều dài đƣờng bộ của huyện là 729,8 km, trong đó có quốc lộ 1B qua địa bàn huyện dài 15,5 km, đƣờng liên tỉnh dài 27 km, đƣờng liên huyện dài 57,5 km, đƣờng liên xã 171 km, đƣờng liên xóm 404 km. Mật độ giao thông toàn huyện bình quân đạt 13,4 km/km2, ô tô vận tải cỡ lớn có thể đến đƣợc trung tâm tất cả các xã trong huyện, đây là điều kiện thuận lợi cho giao lƣu văn hoá kinh tế trong huyện ngày càng phát triển. 1.1.2. Đặc điểm lịch sử của huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên Huyện Đồng Hỷ đƣợc thành lập năm 1469. Đời Hồng Đức năm thứ 21 gồm 9 tổng, 33 xã. Từ ngày thành lập đến nay, địa giới hành chính của huyện đã nhiều lần thay đổi. Tính từ năm 1960 đến 1985, huyện lị chuyển đến 5 lần. Ban đầu địa điểm của huyện ở Xuân Quang xã Gia Sàng, năm 1962 dịch lên Xuân Thịnh (Gia Sàng), năm 1965 chuyển vào Xà Cạt (xã Quyết Thắng) sau đó chuyển ra làng Thịnh (xã Quyết Thắng). Từ tháng 7 năm 1985 đến nay, huyện lị lại chuyển sang thị trấn Chùa Hang cách thành phố Thái Nguyên 3 km về phía Đông Bắc. Trƣớc đây, huyện Đồng Hỷ nằm trên tả ngạn sông Công và dọc hai bên bờ sông Cầu, đến tháng 4 năm 1985, Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Chính phủ) ra Quyết định số 108/HĐBT điều chỉnh địa giới một số huyện, thành, thị Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12 http://www.lrc-tnu.edu.vn trong Tỉnh Bắc Thái, huyện Đồng Hỷ chuyển sang nằm trọn trên tả ngạn sông Cầu. Toàn huyện có 20 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 17 xã và 3 thị trấn, trong đó có hai xã thuộc xã vùng cao là Tân long và Văn Lăng, 2 xã vùng đặc biệt khó khăn là Hợp Tiến và Cây Thị, 4 xã và 1 thị trấn thuộc vùng I (trung du) là thị trấn Chùa Hang, các xã Đồng Bẩm, Cao Ngạn, Huống Thƣợng, 12 xã, 1 thị trấn còn lại thuộc vùng II (miền núi). 1.1.3. Khái quát về kinh tế – văn hoá xã hội của huyện Đồng Hỷ Trƣớc kia Đồng Hỷ không phải là huyện giàu có, nhƣng nền kinh tế đa dạng, có tiềm năng về rừng, khoáng sản, có khả năng tự cấp, tự túc lƣơng thực đến những nhu cầu thiết yếu của đời sống trong một xã hội nông nghiệp. Sau Cách mạng tháng Tám, nhân dân các dân tộc Đồng Hỷ từng bƣớc xây dựng đời sống mới. Đặc biệt sau khi thực hiện đƣờng lối đổi mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12-1986), bộ mặt kinh tế xã hội huyện Đồng Hỷ đã có nhiều chuyển biến sâu sắc, đời sống nhân dân trong huyện đƣợc nâng lên rõ rệt. Nguồn sống chính của nhân dân huyện Đồng Hỷ là cây công nghiệp, một số xã có nghề trồng rừng, trông cây công nghiệp (chè, mía…). Các nghề thủ công (mộc, rèn) rải rác hầu khắp các xã trong huyện: nghề nấu đƣờng ở Minh Lập, nung vôi ở Hoá Trung, Đồng Bẩm…, đặc biệt các ngành khai thác đá, sản xuất xi măng ở Núi Voi, Quang Sơn, Cao Ngạn, khai thác quặng sắt ở Trại Cau. Hiện nay sản xuất công nghiệp đang trở thành một mũi phát triển mạnh của huyện Đồng Hỷ. Từ một huyện nông nghiệp lạc hậu, mang nặng tính tự cung tự cấp, đến năm 2009 Đồng Hỷ đã xây dựng đƣợc nền kinh tế với cơ cấu hợp lí. Tổng sản phẩm sản xuất trên địa bàn huyện (theo giá cố định 1994) ƣớc đạt 704 tỷ đồng, tăng 10,71% so với cùng kỳ. Trong đó sản xuất công nghiệp và xây dựng cơ bản trên địa bàn tiếp tục có hƣớng phát triển, giá trị sản xuất công Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13 http://www.lrc-tnu.edu.vn nghiệp, xây dựng cơ bản (Theo giá cố định 1994) trên địa bàn ƣớc đạt 714/690 tỷ đồng, bằng 103% kế hoạch. Trong đó: Công nghiệp ƣớc đạt 473 tỷ đồng/469 tỷ đồng tăng 13,2% so với cùng kỳ, xây dựng ƣớc đạt 241 tỷ/221 tỷ, tăng 18,6% so với cùng kỳ, đạt 264 tỷ đồng, tăng 16.06%. Tổng giá trị sản xuất nông lâm nghiệp, thuỷ sản toàn huyện (Theo giá cố định 1994) ƣớc đạt 288/255 tỷ đồng, tăng 2,07%. Trong đó về nông nghiệp đạt 268 tỷ, tăng 2,2%. Khu vực dịch vụ ƣớc đạt 282 tỷ đồng, tăng 11,18% so với cùng kỳ. Công tác văn hoá xã hội: Đồng Hỷ đã tổ chức tốt các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao mừng Đảng, mừng xuân và kỉ niệm các ngày lễ lớn của đất nƣớc; Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh”, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” trên địa bàn đã đƣợc triển khai đạt hiệu quả cao. Năm 2009 huyện đã xây dựng đƣợc 10/10 nhà văn hoá xóm, bản, tổ nhân dân, đạt 100% kế hoạch, nâng tổng số nhà văn hoá lên 228/257; 15/18 xã, thị trấn có trung tâm văn hoá thể thao. Tăng cƣờng công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích văn hoá đƣợc xếp hạng cấp nhà nƣớc, đẩy mạnh công tác quản lý nhà nƣớc trên các lĩnh vực văn hoá, kinh doanh dịch vụ văn hoá và quảng cáo trên địa bàn. Dân số và công tác dân tộc: Đồng Hỷ là một vùng đất chuyển tiếp giữa vùng núi Đông Bắc xuống vùng đồng bằng châu thổ. Tính theo thời điểm 0104-2009, tổng dân số của huyện là 112.612 ngƣời, trong đó nam là 58.492 ngƣời, chiếm 52%, nữ là 54.120 ngƣời, chiếm 48%. Tỷ lệ tăng dân số bình quân trong 10 năm của huyện Đồng Hỷ là 0,67%, thấp hơn mức tăng bình quân của tỉnh Thái Nguyên. Là một vùng đất đai phì nhiêu, màu mỡ, giàu khoáng sản, Đồng Hỷ là một huyện tập trung nhiều cộng đồng dân tộc anh em cùng chung sống. Thành phần dân tộc chủ yếu là dân tộc Kinh, ngoài ra còn có các dân tộc thiểu số nhƣ Tày, Nùng, Sán Dìu, HMông, Cao Lan… Chính quyền Huyện đã thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ cho các đồng bào thiểu số Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14 http://www.lrc-tnu.edu.vn nghèo, đời sống khó khăn nhƣ: trợ giá, trợ cƣớc cho các mặt hàng chính sách, hỗ trợ vay vốn phát triển sản xuất, chƣơng trình 134, 135. Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Đồng Hỷ lần thứ nhất đã đƣợc tổ chức trang trọng, thể hiện truyền thống văn hoá, lịch sử, phát huy sức mạnh của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn. Về giáo dục: Năm học 2008 -2009 huyện đã hoàn thành chƣơng trình tiểu học đạt 99,1%, tốt nghiệp THPT đạt 83,5%. Duy trì và giữ vững phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS, có 4 trƣờng đƣợc công nhận đạt chuẩn quốc gia. Giáo dục của huyện tiếp thực hiện tốt các cuộc vận động của nghành, triển khai công tác thanh tra toàn diện các trƣờng để duy trì nền nếp kỉ cƣơng dạy và học; Tổ chức triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực”, “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gƣơng tự học và sáng tạo”… Nhìn chung, hiện nay Đồng Hỷ là một huyện đang có sự phát triển mạnh về mọi mặt kinh tế, văn hoá xã hội. 1.2. Ngƣời Nùng Phàn Slình ở Hoà Bình - Đồng Hỷ - Thái Nguyên 1.2.1. Nơi cư trú Thái Nguyên là một tỉnh miền núi hiện có số lƣợng ngƣời Nùng sinh sống đứng thứ sáu cả nƣớc, sau Lạng Sơn, Cao Bằng, Đắc Lắc, Bắc Giang, Hà Giang, dân số có 1.046.159 ngƣời, trong đó có 5628 ngƣời Nùng, chiếm 5,2 % dân số toàn tỉnh. Đồng bào Nùng sống tập trung theo các nhóm địa phƣơng ở các huyện Đồng Hỷ, Đại Từ, Võ Nhai… Xã Hoà Bình, huyện Đồng Hỷ là một xã miền núi nằm ở phía Bắc của huyện đồng Hỷ, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên khoảng hơn 20 km. phía Đông giáp xã Tân Long, phía Nam giáp xã Minh Lập, phía Bắc giáp xã Văn Lăng. Là một xã miền núi với nhiều xóm vùng sâu vùng xa, địa hình núi đá hiểm trở, ngƣời dân xã Hoà Bình còn gặp phải rất nhiều khó khăn trong đời sống, tuy nhiên hiện nay xã Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15 http://www.lrc-tnu.edu.vn Hoà Bình đang đẩy mạnh công tác xây dựng, phát triển kinh tế xã hội, đời sống của ngƣời dân trong xã có nhiều đổi thay. Xã Hoà Bình là một trong những xã vùng sâu của huyện Đồng Hỷ, trong xã hiện có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống nhƣ: Dao, Cao Lan, Tày, Nùng... Trong đó ngƣời Nùng Phàn Slình sống ở các xóm: Đồng Vung, Đồng Cầu và chủ yếu là ở xóm Tân Đô. Xóm Tân Đô là điểm đến đầu tiên của ngƣời Nùng Phàn Slình trên đƣờng chuyển cƣ từ Lạng Sơn đến Thái Nguyên. Để phục vụ đề tài luận văn này, chúng tôi tập trung nghiên cứu về ngƣời Nùng Phàn Slình xã Hoà Bình, huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên. Xóm Tân Đô nằm trên khu vực đệm giữa vùng núi thấp với vùng núi cao, đƣợc núi rừng bao bọc. Theo thống kê của xã Hoà Bình, hiện trong xóm có 455 nhân khẩu, số lƣợng ngƣời Nùng Phàn Slình là 357 ngƣời, chiếm khoảng 92,6% tổng số nhân khẩu của xóm. Xóm có diện tích tự nhiên 393 ha, trong đó: diện tích đồi rừng chiếm 338 ha, rừng trồng 45 ha, đất trồng chè 20 ha, đất soi màu 2 ha, đất ruộng 33 ha.Tuy mới di cƣ xuống Thái Nguyên chƣa lâu nhƣng ngƣời Nùng Phàn Slình đã sống định canh, định cƣ thành làng bản. 1.2.2. Nguồn gốc tộc người Theo các kết quả nghiên cứu đã đƣợc công bố, qua các gia phả của một số dòng họ Nùng ở Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên…, qua các nguồn sử liệu, chúng ta biết rằng nguồn gốc lịch sử của dân tộc Nùng ở Việt Nam có hai bộ phận. Bộ phận thứ nhất là hai tộc Tày, Nùng có chung cội nguồn, thuộc nhóm Âu Việt và bộ phận thứ hai là một số nhóm Nùng có tộc danh xác định ở cấp độ các nhóm địa phƣơng mới di cƣ vào Việt Nam cách đây 300 - 400 năm. Đại bộ phận ngƣời Nùng ở Việt Nam nói chung và ngƣời Nùng ở xã Hoà Bình, huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên nói riêng đều có nguồn gốc từ Trung Quốc. Họ di cƣ sang Việt Nam theo từng nhóm, vào từng thời điểm khác nhau, chia làm nhiều đợt. Nguyên nhân di cƣ của họ chủ yếu là do bị áp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 16 http://www.lrc-tnu.edu.vn bức bóc lột nặng nề, bị chèn ép và nhất là bị đàn áp đẫm máu sau các cuộc khởi nghĩa không thành. Loạn giặc cƣớp bóc cùng với nạn thiếu ruộng đất cũng đẩy họ đi tìm nơi sinh cƣ lập nghiệp mới. Theo tƣ liệu của Nguyễn Thị Ngân, giám đốc Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam về gia phả của ngƣời Nùng An, Nùng Phàn Slình ở các địa phƣơng nhƣ Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn và Thái Nguyên, chúng tôi thấy rằng bộ phận ngƣời nùng Phàn Slình cƣ trú tại huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên có nguồn gốc di cƣ từ Quảng Tây – Trung Quốc vào Văn Quan, Bình Gia – Lạng Sơn rồi sau đó một bộ phận đã tiến xuống định cƣ ở Thái Nguyên. Ngƣời Nùng Phàn Slình đến định cƣ ở xã Hoà Bình huyện Đồng Hỷ khá muộn, ngƣời dân ở đây kể lại rằng vào thập niên 30 của thế kỉ XX, họ di chuyển từ các xã Văn Vụ, Quang Trung thuộc huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn tới đây làm ăn sinh sống, khi đó ở đây đất đai còn rất hoang sơ. Với truyền thống ngàn đời của ngƣời Nùng, họ đã khai khẩn đất đai, dẫn thuỷ nhập điền, canh tác rộng nƣớc, chăn nuôi… xây dựng xóm làng. Ông Lý Ngọc Tân, ngƣời Nùng Phàn Slình, chủ tịch, kiêm phó Bí thƣ Đảng uỷ xã Hoà Bình cho biết gia đình ông cùng những gia đình khác nhƣ ông Hoàng Văn Bạn, Hoàng Văn Khoắy, Hoàng văn Sẩy, Hoàng Văn Toòng…ở xã Hoà Bình di cƣ từ Lạng Sơn về Thái Nguyên để khai hoang, vỡ đất từ năm 1933, đến năm 1935 thì định cƣ tại đây. Một số gia đình đến đây muộn hơn nhƣ gia đình ông Lâm Văn Hoa, ông Lâm Ngọc Loan …chuyển từ Lạng Sơn xuống sau sự kiện Biên giới Việt Trung năm 1979. Những gia đình ngƣời Nùng Phàn Slình ở xã Hoà Bình, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đều nhận mình là nhóm ngƣời Nùng Phàn Slình có nguồn gốc, tổ tiên từ Châu Vạn Thành (Trung Quốc) di cƣ vào Lạng Sơn, sau đó chuyển về sinh sống, lập nghiệp tại xã Hoà Bình huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên nhƣ ngày nay. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 17 http://www.lrc-tnu.edu.vn 1.2.3. Đôi nét về kinh tế, chính trị, văn hoá * Kinh tế, chính trị Kinh tế của ngƣời Nùng Phàn Slình ở Hoà Bình chủ yếu dựa vào trồng trọt, chăn nuôi và các hoạt động kinh tế khác nhƣ: hái lƣợm, săn bắn, đánh cá,… Thực hiện hiệu quả công tác chuyển đổi cơ cấu kinh tế với việc giao đất, giao rừng đến từng hộ dân, kinh tế của xã phát triển theo hƣớng ổn định, đạt mức tăng trƣởng khá. Thu nhập kinh tế bình quân đầu ngƣời toàn xã về lƣơng thực: 680kg/ngƣời/năm; về tiền: 4500.000/ngƣời/năm. Với xóm Tân Đô, diện tích đất nông nghiệp có 33 ha, đất soi màu có 2 ha, đất nƣơng có 30 ha. Vốn là cƣ dân nông nghiệp trồng trọt, trong sản xuất họ tuân theo nông lịch sản xuất khá chặt chẽ. Vụ chiêm kéo dài từ tháng giêng tới tháng 05, vụ mùa từ tháng 05 đến tháng 09, vụ ngô đông từ tháng 09 đến tháng 12. Các hoạt động trồng trọt của họ bao gồm canh tác ruộng nƣớc, rãy, nƣơng thổ canh, soi bãi. Ruộng nƣớc là những đám ruộng thấp, ruộng trong dọc quanh năm có nƣớc hoặc những ruộng có thể dẫn nƣớc vào, ruộng này có thể cấy hai vụ lúa, một vụ mùa. Cùng với sự phát triển của hệ thống kênh mƣơng của xã Hoà Bình, hiện nay diện tích ruộng nƣớc của ngƣời Nùng Phàn Slình ở Hoà Bình đƣợc mở rộng hơn. Bên cạnh ruộng nƣớc, ngƣời dân nơi đây còn canh tác trên nƣơng. Nƣơng thƣờng là nơi có thảm thực vật tốt, đó là vùng có nhiều mùn, khi phát đốt sẽ có nhiều tro làm phân bón. Xƣa kia nƣơng khai phá từ rừng già, nhƣng hiện nay vùng đồng bào Nùng Phàn Slình ở xã Hoà Bình chủ yếu phát nƣơng từ rừng thứ sinh hoặc đồi cỏ tranh. Nƣơng thƣờng đƣợc phát vào thời gian trƣớc tết và đốt dọn, gieo trồng vào tháng 1-2 kéo dài đến tháng 5 một vụ, sau đó tiếp tục vụ thứ 2 kéo dài đến tháng 10. Ở xã Hoà Bình, nƣơng không dùng để trồng lúa nhƣ ở một số địa phƣơng khác mà chủ yếu để trồng các loại cây khác nhƣ cây chè, ngô, sắn…Ngoài nƣơng và ruộng nƣớc, gia đình ngƣời Nùng Phàn Slình nào ở xã Hoà Bình còn có Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 18 http://www.lrc-tnu.edu.vn vƣờn (Soi) ở cạnh nhà hoặc ven đƣờng, ven suối gần bản để trồng các loại rau, cây gia vị nhƣ gừng, tỏi. Rau đƣợc chia thành hai vụ, rau vụ đông và rau vụ hè. Vụ đông đồng bào trồng bắp cải, xu hào, xà lách..., vụ hè, đồng bào trồng các loại bầu, mƣớp, gừng, nghệ… Ngoài ra trong vƣờn của ngƣời dân cũng trồng một số cây trái ăn quả nhƣ vải, nhãn, hồng… Tuy nhiên quy mô vƣờn nhỏ, chỉ từ vài chục đến vài trăm mét vuông nên sản phẩm từ vƣờn mới chỉ ở mức tự cung tự cấp một phần rau trái. Chăn nuôi: Chăn nuôi gia súc, đặc biệt là trâu, bò là hoạt động chăn nuôi phổ biến và quan trọng, điều này gắn chặt với sản xuất nông nghiệp. Mỗi gia đình ngƣời Nùng Phàn Slình ở xã Hoà Bình đều nuôi từ 1 đến 2 con trâu, chủ yếu nhằm lấy sức kéo phục vụ cho trồng trọt cụ thể là việc cấy lúa nƣớc, trồng màu. Việc nuôi trâu tƣơng đối đơn giản: Ban ngày ngƣời dân lùa trâu đi chăn, chiều tối lại xua về. Hiện nay, đồng bào ngƣời Nùng Phàn Slình ở Hoà Bình đã tiến hành trồng cỏ chăn nuôi trâu bò. Bên cạnh đó ở xã Hoà Bình, việc chăn nuôi lợn và chăn nuôi các loại gia cầm (gà, vịt, ngan…) cũng đƣợc chú ý nhằm đáp ứng nhu cầu lấy thịt, bán hoặc phục vụ các nghi lễ. Chăn nuôi thả cá dải dác ở một số gia đình, đồng bào thƣờng nuôi một số giống cá: mè, chép, chắm thả ao. Ngoài ra nuôi ong mật cũng đƣợc duy trì ở các gia đình ngƣời Nùng Phàn Slình nơi đây. Ong đƣợc nuôi bằng phƣơng pháp thủ công nên chất lƣợng mật rất tốt, nhất là thu mật vào mùa các loại hoa nở (tháng 2, 3, 4) mật có màu vàng ánh, ngọt lịm và hƣơng thơm lạ. Đây cũng là một loại đặc sản quý của ngƣời Nùng Phàn Slình ở xã Hoà Bình. Ngoài trồng trọt, chăn nuôi, cộng đồng ngƣời Nùng ở đây còn duy trì một số nghề thủ công nhƣ: làm ngói, làm nghề mộc, đan lát… các nghề thủ công này đƣợc coi là các nghề phụ, đƣợc làm trong lúc nông nhàn chủ yếu để phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Hiện nay vì trình độ dân trí không đồng đều, nhận thức còn nhiều hạn chế, đời sống chủ yếu dựa vào cây lúa nƣớc, do vậy việc phát triển kinh tế còn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 19 http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan