Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Lập trình ứng dụng web

.PDF
104
128
70

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM LẬP TRÌNH ỨNG DỤNG WEB Biên Soạn: GV.Mai Ngọc Thu www.hutech.edu.vn LẬP TRÌNH ỨNG DỤNG WEB Ấn bản 2014 MỤC LỤC I MỤC LỤC MỤC LỤC .................................................................................................................. I HƯỚNG DẪN ........................................................................................................... IV BÀI 1: ASP.NET ........................................................................................................... 1 1.1 TỔNG QUAN ASP.NET ......................................................................................... 1 1.1.1 Giới thiệu ...................................................................................................... 1 1.1.2 ASP.NET tích hợp với Framework ...................................................................... 1 1.1.3 Tính đa ngôn ngữ ........................................................................................... 1 1.1.4 Tính hướng đối tượng ...................................................................................... 2 1.1.5 Biên dịch ASP.NET .......................................................................................... 2 1.1.6 Dễ dàng triển khai và cấu hình ......................................................................... 3 1.2 TÍNH NĂNG MỚI TRONG ASP.NET ....................................................................... 3 1.2.1 Các công cụ điều khiển mới ............................................................................. 4 1.2.2 LINQ ............................................................................................................ 4 1.2.3 Các Assembly mới .......................................................................................... 4 1.2.4 ASP.NET MVC (Model View Control) .................................................................. 4 1.3 TẠO TRANG WEB VỚI VISIUAL STUDIO .............................................................. 5 1.3.1 Tạo dự án mới ............................................................................................... 5 1.3.2 Ví dụ ............................................................................................................ 7 1.4 CÁC SỰ KIỆN TRONG ASP.NET............................................................................. 8 1.4.1 Chu kỳ sống của trang web trong ASP.NET (Page Life Cycle)................................................ 9 1.4.2 Một số sự kiện của trang web ........................................................................... 9 1.4.3 Sự kiện ứng dụng ......................................................................................... 10 TÓM TẮT ................................................................................................................ 11 BÀI TẬP ................................................................................................................. 12 BÀI 2: CÁC LỚP SỬ DỤNG TRONG ASP.NET ............................................................... 14 2.1 HTTP REQUEST ................................................................................................. 14 2.1.1 Giới thiệu .................................................................................................... 14 2.1.2 Các thuộc tính ............................................................................................. 15 2.2 HTTP RESPONSE ............................................................................................... 18 2.2.1 Giới thiệu .................................................................................................... 18 2.2.2 Các thuộc tính/phương thức ........................................................................... 19 2.3 HTTP SERVER ................................................................................................... 19 2.4 SESSION VÀ COOKIE ........................................................................................ 20 2.4.1 Giới thiệu Cookie và Session .......................................................................... 20 2.4.2 Cookie ........................................................................................................ 21 2.4.3 Session ....................................................................................................... 22 TÓM TẮT ................................................................................................................ 24 BÀI TẬP ................................................................................................................. 25 II MỤC LỤC BÀI 3: TRUY CẬP DỮ LIỆU ......................................................................................... 27 3.1 TỔNG QUAN...................................................................................................... 27 3.2 TRUY CẬP DỮ LIỆU ADO.NET ............................................................................. 29 3.3 TRUY CẬP DỮ LIỆU XML .................................................................................... 30 3.4 SQLDATASOURCE ............................................................................................. 31 3.5 TRUY CẬP DỮ LIỆU LINQ................................................................................... 33 3.5.1 LINQ cơ bản ................................................................................................ 34 3.5.2 Cách làm việc của LINQ................................................................................. 34 3.5.3 Cú pháp LINQ .............................................................................................. 34 TÓM TẮT ................................................................................................................ 38 BÀI TẬP ................................................................................................................. 39 BÀI 4: LẬP TRÌNH GIAO DIỆN WEB VỚI JQUERY....................................................... 40 4.1 JQUERY LÀ GÌ? ................................................................................................. 40 4.1.1 Giới thiệu .................................................................................................... 40 4.1.2 Sử dụng jQuery trong ASP.NET ...................................................................... 41 4.2 LẬP TRÌNH VỚI JQUERY .................................................................................... 42 4.2.1 Chạy mã khi trang đã sẵn sàng ...................................................................... 42 4.2.2 Hàm $() - function $() ................................................................................. 43 4.2.3 Một số API trong jQuery ................................................................................ 43 TÓM TẮT ................................................................................................................ 50 BÀI TẬP ................................................................................................................. 50 BÀI 5: TỔNG QUAN VỀ ASP.NET MVC FRAMEWORK ................................................... 51 5.1 TỔNG QUAN ASP.NET MVC ................................................................................ 51 5.1.1 Mô hình MVC cơ bản ..................................................................................... 51 5.1.2 Đặc tính trong ASP.NET MVC .......................................................................... 52 5.1.3 Khác biệt với Web Form ................................................................................ 52 5.1.4 Lợi ích của ứng dụng web dựa trên mô hình MVC .............................................. 53 5.2 XÂY DỰNG ỨNG DỤNG VỚI ASP.NET MVC .......................................................... 55 5.2.1 Tạo Project với ASP.NET MVC Web Application .................................................. 55 5.3 ĐỊNH TUYẾN URL .............................................................................................. 57 5.3.1 Giới thiệu .................................................................................................... 57 5.3.2 Tìm hiểu định tuyến URL ............................................................................... 58 TÓM TẮT ................................................................................................................ 60 BÀI TẬP ................................................................................................................. 61 BÀI 6: MODEL – VIEW CONTROLLER ....................................................................... 62 6.1 TÌM HIỂU VỀ CONTROLLER ............................................................................... 62 6.2 TÌM HIỂU VỀ VIEW ........................................................................................... 64 6.3 TÌM HIỂU VỀ MODEL ......................................................................................... 66 6.4 CẤU TRÚC VIEWS\SHARE\SITE.MASTER .......................................................... 69 TÓM TẮT ................................................................................................................ 71 MỤC LỤC III BÀI TẬP ................................................................................................................. 71 BÀI 7: CẬP NHẬT DỮ LIỆU VỚI MVC ................................................................................... 72 7.1 THÊM MỚI DỮ LIỆU TRONG MVC ....................................................................... 72 7.1.1 Thêm các phương thức dữ liệu với mô hình dbml............................................... 72 7.1.2 Các hành động (action) tại các bộ điều khiển (controller) ............................................ 73 7.2 SỬA ĐỔI DỮ LIỆU TRONG MVC .......................................................................... 75 7.3 QUY TRÌNH KIỂM TRA TRONG ỨNG DỤNG MVC ..................................................... 80 7.3.1 Controller trong ứng dụng test ....................................................................... 80 7.3.2 Kiểm thử kết quả trả về từ một controller. ....................................................... 84 TÓM TẮT ................................................................................................................ 86 BÀI TẬP ................................................................................................................. 86 BÀI 8: THỰC HIỆN BẢO MẬT CHO ỨNG DỤNG ASP.NET MVC ...................................... 87 8.1 AUTHENTICATION - XÁC THỰC NGƯỜI DÙNG.................................................... 87 8.1.1 Tạo người dùng mặc định với ứng dụng ASP.NET MVC ....................................... 87 8.1.2 Quản lý người dùng với công cụ Website Administration ......................................... 89 8.1.3 Roles - Phân quyền nhóm người dùng ............................................................. 90 8.2 CẤU HÌNH VIỆC XÁC THỰC NGƯỜI DÙNG .......................................................... 92 TÓM TẮT ................................................................................................................ 95 BÀI TẬP ................................................................................................................. 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 96 IV HƯỚNG DẪN HƯỚNG DẪN MÔ TẢ MÔN HỌC Môn học trang bị các kiến thức nhập môn về lập trình web. Nội dung bao gồm: - Asp.net web form - Http request POST/GET - Http response - Lập trình với Session/cookie - Lập trình cơ sở dữ liệu: ADO.NET, Linq - Asp.net MVC - Model – View – Controller - Bảo mật với Asp.net Membership NỘI DUNG MÔN HỌC  Bài 1. Giới thiêu tổng quan về ASP.NET.  Bài 2. Các lớp thư viện trong ASP.NET  Bài 3. Truy câp dữ liêu  Bài 4. jQuery.  Bài 5. Tổng quan về ASP.NET MVC Framework..  Bài 6. Model – View - Controller.  Bài 7. Chỉnh sửa dữ liệu với MVC.  Bài 8. Bảo mật với ASP.NET Membership KIẾN THỨC TIỀN ĐỀ Môn Lập trình web cần kiến thức tiền đề của các môn học sau. - Thiết kế web HƯỚNG DẪN - Lập trình hướng đối tượng - V Lập trình C# trên windows YÊU CẦU MÔN HỌC Người học vận dụng được kiến thức nền tảng về lập trình web để có thể thiết kế cài đặt các ứng dụng web, như quản lý website, hệ quản trị nội dung, ứng dụng thương mại điện tử, các dịch vụ web. Kỹ năng lập trình, và phân tích thiết kế ứng dụng thành thạo. Người học cần đi học đầy đủ, đọc các nội dung sẽ được học trước khi đến lớp, làm các bài tập về nhà và đảm bảo thời gian tự học ở nhà. CÁCH TIẾP NHẬN NỘI DUNG MÔN HỌC Để học tốt môn này, người học cần đọc trước các nội dung chưa được học trên lớp; tham gia đều đặn và tích cực trên lớp; hiểu các khái niệm, tính chất và ví dụ tại lớp học. Sau khi học xong, cần ôn lại bài đã học và làm các bài tập, câu trắc nghiệm. Tìm đọc thêm các tài liệu khác liên quan đến bài học và làm thêm bài tập. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC Môn học được đánh giá gồm hai thành phần.  Phần điểm quá trình chiếm 30%, hình thức và nội dung đánh giá điểm quá trình do giảng quyết định và công bố cho người học đầu khóa học.  Phần điểm cuối khóa chiếm 70%, hình thức là đồ án môn học cuối khóa. BÀI 1: ASP.NET 1 BÀI 1: ASP.NET Học xong bài này người học sẽ nắm được các nội dung sau: - Hiểu được tổng quan về công nghệ ASP.NET, Khái niệm về ASP.NET. - Biết được những tính năng mới của ASP.NET 3.5 so với ASP.NET 2.0. - Biết cách tạo website trong Visual Studio 2008. 1.1 TỔNG QUAN ASP.NET 1.1.1 Giới thiệu Trước hết, tên đầy đủ của ASP.NET là Active Server Pages .NET (.NET ở đây là .NET framework). Nói đơn giản thì ASP.NET là một công nghệ có tính cách mạng dùng để phát triển các ứng dụng về mạng hiện nay cũng như trong tương lai. ASP.NET là một phương pháp tổ chức hay khung tổ chức (framework) để thiết lập các ứng dụng mạnh cho mạng dựa trên CLR (Common Language Runtime). 1.1.2 ASP.NET tích hợp với Framework .NET Framework được chia thành bộ các tác vụ cho từng chức năng gồm các lớp (class), các cấu trúc (structures), các giao diện (interfaces) và các lõi (core) thành phần chương trình. Trước khi sử dụng thành phần nào ta phải hiểu cơ bản về chức năng, các tổ chức của nó. Mỗi một trong hàng nghàn các tầng lớp được nhóm theo trình tự logic, thứ bậc được gọi là một namespace. Mỗi namespace cung cấp một tính năng. 1.1.3 Tính đa ngôn ngữ Để xây dựng một ứng dụng web chúng ta không chỉ chọn một ngôn ngữ mà có thể chọn nhiều ngôn ngữ khác. Điều quan trọng là các ngôn ngữ chúng ta chọn mã của 2 BÀI 1: ASP.NET nó dịch được ra mã IL. Điều đó có nghĩa là IL là ngôn ngữ của .NET và chỉ có CLR nhận biết được IL. 1.1.4 Tính hướng đối tượng ASP.NET là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng sử dụng các ngôn ngữ .NET. Nó cung cấp bộ các đối tượng nhỏ và thực sự là một tầng làm việt trên nguyên lý của HTTP và HTML. Mã nguồn của chúng ta không được truy cập toàn bộ các đối tượng trong .NET Framework nhưng có thể khai thác tất cả các quy ước của một môi trường OOP (Object Oriented Programming). Chúng ta có tạo các lớp, giao diện, kế thừa các lớp ... Chúng ta có thể kiểm soát được các đối tượng trong chương trình như hiển thị dữ liệu và các sự kiện của đối tượng. 1.1.5 Biên dịch ASP.NET Một ứng dụng ASP.NET luôn luôn được biên dịch, nó không chạy bằng mã của C# hoặc Visual Basic mà không được biên dịch trước. Một ứng dụng ASP.NET thực sự được biên dịch thông qua 2 giai đoạn: - Giai đoạn đầu tiên những các mã (code) ta viết (C#, Visual Basic hoặc ngôn ngữ .NET khác) được dịch bởi Microsoft Intermediate Language (MSIL). Giai đoạn dịch này được dịch tự động khi trang wed đầu tiên yêu cầu. Chúng ta có thể thực hiện dịch trước. Các tập tin được dịch thành mã IL (Intermediate Language Code). - Hình 1.1: Kiến trúc .Net Framework Giai đoạn tiếp theo được dịch trước khi trang Web được thực thi. Tại giai đoạn này mã IL được dịch thành bản mã máy (Native Machine Code). Giai đoạn này được gọi là Just-In-Time (JIT). BÀI 1: ASP.NET 3 Khía cạnh quan trọng nhất của công cụ ASP.NET là nó chạy trong môi trường thời gian thực (Runtime) của CLR (Common Language Runtime). CLR là máy ảo (virtual machine) trong Microsoft .NET, do có ngôn ngữ trung gian IL nên khi phát triển ứng dụng trên .NET, chúng ta không bị phụ thuộc vào thiết bị, có nghĩa là theo Microsoft nói thì ứng dụng .NET có thể chạy trên bất kỳ thiết bị nào có .NET Framework. Tất cả các namespace, các ứng dụng, các lớp trong bộ .NET Framework được gọi tắt là bộ quản lý mã. CLR cũng cung cấp các dịch vụ quan trọng khác như: - Quản lý bộ nhớ - Thu nhặt rác - Quản lý các tuyến - Xử lý ngoại lệ - An toàn 1.1.6 Dễ dàng triển khai và cấu hình Mọi sự cài đặt .NET Framework đều cung cấp các lớp như nhau. Để triển khai ứng dụng ASP.NET chúng ta chỉ cần sao chép các tập tin vào thư mục ảo trên máy chủ (server) và máy chỉ chỉ cần có .NET Framework. Việc cấu hình dễ dàng đơn giản không phụ thuộc vào IIS (Internet Information Services). Cấu hình trong ASP.NET được đặt trong tập tin web.config. Tập tin web.config được để cùng với thư mực chứa trang web của chúng ta. Tập tin web.config không bao giờ bị khóa, chúng ta có thể truy cập bất kỳ lúc nào, việc sửa tập tin này hoàn toàn dễ dạng vì chúng được lưu dưới dạng XML. 1.2 TÍNH NĂNG MỚI TRONG ASP.NET Microsoft phát hành ASP.NET vào ngày 19 tháng 11 năm 2007 cùng với Visual Stutio 2008. Đây là bước tiến hóa từ ASP.NET 2.0 tới ASP.NET 3.5. Nếu chúng ta đang sử dụng ASP.NET 2.0 để sử dụng ASP.NET 3.5 chỉ cần cài đặt thêm các tính năng mới của ASP.NET 3.5. Trong phần này ta sẽ giới thiệu một số tính năng mới trong ASP.NET 3.5 4 BÀI 1: ASP.NET 1.2.1 Các công cụ điều khiển mới Các công cụ (control) ListView và DataPager có thể dùng mới kiểu dữ liệu mới LinqDataSource. ListView linh hoạt hơn và có chứa toàn bộ tính năng của Gridview, Datagrid, Repeater trong ASP.NET 2.0. Nó cung cấp các khả năng và chèn, xóa, sửa, sắp xếp, phân trang. Chúng ta hoàn toàn định dạng được việc dữ liệu hiển thị trên ListView mà không cần phải sử dụng thẻ . Các Template trong ListView rất phong phú và đa dạng. Datager cung cấp cho ListView trong việc phân trang. 1.2.2 LINQ LINQ (Language Integrated Query) cung cấp khả năng lập trình mới trong .NET là giải pháp lập trình hợp nhất, đem đến khả năng truy vấn dữ liệu theo cú pháp SQL trực tiếp trong C# hay VB.NET, áp dụng cho tất cả các dạng dữ liệu từ đối tượng đến Cơ sở dữ liệu quan hệ và XML. 1.2.3 Các Assembly mới - System.Core.dll: Các cài đặt cho LINQ to Objects - System.Data.Linq.dll: Các cài đặt cho LINQ to SQL - System.Xml.Linq.dll: Các cài đặt cho LINQ to XML - System.Data.DataSetExtensions.dll - Các hiện thực cho LINQ đến DataSet - System.Web.Extensions.dll: Các cài đặt for ASP.NET AJAX 1.2.4 ASP.NET MVC (Model View Control) Kiến trúc MVC là việc chia tất cả mục của một ứng dụng ra làm ba thành phần (component) khác nhau Model, View và Controller: - Model: Model được giao nhiệm vụ cung cấp dữ liệu cho cơ sở dữ liệu và lưu dữ liệu vào các kho chứa dữ liệu. Tất cả các nghiệp vụ logic được thực thi ở Model. Dữ liệu BÀI 1: ASP.NET 5 vào từ người dùng sẽ thông qua View được kiểm tra ở Model trước khi lưu vào cơ sở dữ liệu. Việc truy xuất, xác nhận, và lưu dữ liệu là một phần của Model. - View: View hiển thị các thông tin cho người dùng của ứng dụng và được giao nhiệm vụ cho việc nhận các dữ liệu vào từ người dùng, gửi đi các yêu cầu đến bộ điều khiển, sau đó là nhận lại các phản hồi từ bộ điều khiển và hiển kết quả cho người dùng. Các trang HTML, JSP, các thư viện thể và các tập tin nguồn là một phần của thành phần View. - Controller: Controller là tầng trung gian giữa Model và View. Controller được giao nhiệm vụ nhận các yêu cầu từ phía máy khách. Một yêu cầu được nhận từ máy khách được thực hiện bởi một chức năng logic thích hợp từ thành phần Model và sau đó sinh ra các kết quả cho người dùng và được thành phần View hiển thị. 1.3 TẠO TRANG WEB VỚI VISIUAL STUDIO 1.3.1 Tạo dự án mới - Chúng ta kích hoạt ứng dụng Visual Studio (h1.2). Hình 1.2: Tạo mới dự án - Nếu chọn New Project xuất hiện hộp hội thoại New Project (h1.3) - Trong Project Type:  Visual Basic → Web nếu chọn Visual Basic là ngôn ngữ viết ứng dụng. 6  BÀI 1: ASP.NET Visual C# → Web nếu chọn C# là ngôn ngữ viết ứng dụng. - Trong Templates chọn ASP.NET Web Application,. - Trong Name đặt tên cho Project, tên do ta đặt. - Trong Location là thư mục chứa Project.  - Nếu chọn New Web Site xuất hiện hộp hội thoại New Project sau. Trong Languge:  Visual Basic → Web nếu chọn Visual Basic là ngôn ngữ viết ứng dụng.  Visual C# → Web nếu chọn C# là ngôn ngữ viết ứng dụng. - Trong Templates chọn ASP.NET Web Application. - Trong Location chọn tên và thư mực chứa Project. Hình 1.3: Chọn ứng dụng Web form application BÀI 1: ASP.NET 7 1.3.2 Ví dụ Hình 1.4: Tạo dự án dạng Web form Ví dụ ta tạo một dự án có tên là ViDu1, đặt tại ổ đĩa D, chọn ngôn ngữ chọn là C# (h1.5) sau đó bấm OK. Sau đó chúng ta được tập tin Default.aspx Hình 1.5: ViDu1 project Trong ví dụ đầu tiên này chúng ta soạn một đoạn mã sau trong Default.aspx: 8 BÀI 1: ASP.NET <%@ Page Language=“C#” AutoEventWireup=“true” CodeFile=“Default.aspx.cs” Inherits=“_Default” %>
Chào mừng bạn đến với ASP.NET 3.5
Để thực thi ứng dụng web này dưới dạng Debug, chúng ta chọn Deburg → Start Debugging hoặc bấm phím F5. 1.4 CÁC SỰ KIỆN TRONG ASP.NET Để thực hiện được đúng các sự kiện trong quá trình lập trình với ASP.Net, chúng ta cần tìm hiểu bảng ý nghĩa các tập tin như sau: Bảng 1.1:Bảng ý nghĩa các tập tin TẬP TIN *.aspx *.cs web.config global.asax MIÊU TẢ Tập tin này chứa toàn bộ giao diện người dùng, các tùy chọn, các đoạn mã nguồn ứng dụng. Đây là một trong những trang web đầu tiên được bắt đầu khi người sử dụng duyệt web. Tập tin này chứa các mã nguồn của C# Tập tin tin dạng XML chứa cấu hình cho ứng dụng ASP.NET. Nó bao gồm các cấu hình về an ninh, quản lý trạng thái, quản lý bộ nhớ. Chúng ta sử dụng tập tin này để khai báo các biến toàn cục và phản ứng với các sự kiện toàn cục. Trong đó: - Phần giao diện của ứng dụng nằm trong ở các tập tin .aspx và html. - Tất cả các tập tin mã nguồn (C#, VB.NET hoặc ngôn ngữ .NET) sẽ được biên dịch thành tập tin .DLL và nằm trong thư mục /Bin. BÀI 1: ASP.NET 9 1.4.1 Chu kỳ sống của trang web trong ASP.NET (Page Life Cycle) Hình 1.6: Vòng đời của trang ASP.NET Chu kỳ sống được bắt đầu khi trình duyệt yêu cầu một trang web gọi là Session. Chu kỳ sống vẫn tiếp tục nếu: - Session đang hoạt động. - Người sử dụng tương tác với giao diện web cho đến khi kích hoạt một sự kiện. - Dữ liệu của trang (View State) wed được gửi về cho Server. - Server nhận được View State và trả lại yêu cầu từ View State. Chu kỳ sống kết thúc khi: - Người dùng kết thúc trình duyệt. - Session kết thúc (timeout). 1.4.2 Một số sự kiện của trang web Các sự kiện xử lý trong vòng đời của trang web được mô tả trong bảng sau: Bảng 1.2: Bảng sự kiện liên quan các diễn tiến của trang web SỰ KIỆN MIÊU TẢ Pre Init Kiểm tra thuộc tính IsPostBack khi lần đầu tiên trang web đang 10 BÀI 1: ASP.NET được sử lý. Tạo mới hoặc tạo mới lại các Control động (Dynamic Control). Thiết lập trang chủ (Master page), thuộc tính Theme. Đọc và thiết lập giá trị cho thuộc tính Profile. Init Làm nổi (Raised) sau khi các Control đã được khởi động và các Skin đã được ứng dụng. Chúng ta sử dụng sử kiện này để đọc hoặc khởi tạo các thuộc tính của Control. Load Sử dụng sự kiện này để thiết lập thuộc tính cho Control, thiết lập các kết nối với Cơ sở dữ liệu. InitComplete Sử dụng sự kiện này để xử lý các tác vụ có yêu cầu khi tất cả các khởi tạo hoàn thành. Unload Trang được giải phóng khỏi bộ nhớ Error Khi xảy ra lỗi trong trang. DataBinding Server Control trên trang được gắn với nguồn dữ liệu 1.4.3 Sự kiện ứng dụng Các sự kiện xử lý trong vòng đời của ứng dụng hay của hệ thống được mô tả trong bảng sau: Bảng 1.3: Bảng sự kiện ứng dụng SỰ KIỆN MIÊU TẢ Application_Start Người dùng đầu tiên duyệt trang web. Application_End Khi không còn người dùng nào duyệt trang web. Application_Error Khi có lỗi xảy ra trong ứng dụng Session_Start Khi người dùng duyệt một trang web Session_End Khi người dùng đóng trình duyệt hoặc Session kết thúc (time out) Ví dụ sau đếm số người truy cập và số người online, trong đó ta cần chuẩn bị nội dung tập tin Global.asax như sau: <%@ Application Language=“C#” %> <%@ Import Namespace=“System.IO” %> TÓM TẮT Chu kỳ sống của trang web trong ASP.NET: chu kỳ sống được bắt đầu khi trình duyệt yêu cầu một trang web gọi là Session. Chu kỳ sống vẫn tiếp tục nếu: - Session đang hoạt động. - Người sử dụng tương tác với giao diện web cho đến khi kích hoạt một sự kiện. - Dữ liệu của trang (View State) wed được gửi về cho Server. - Server nhận được View State và trả lại yêu cầu từ View State. - Chu kỳ sống kết thúc khi: - Người dùng kết thúc trình duyệt. - Session kết thúc (timeout). Kiến trúc MVC là việc chia tất cả mục của một ứng dụng ra làm ba thành phần (component) khác nhau Model, View và Controller: 12 - BÀI 1: ASP.NET Model: Model được giao nhiệm vụ cung cấp dữ liệu cho cơ sở dữ liệu và lưu dữ liệu vào các kho chứa dữ liệu. Tất cả các nghiệp vụ logic được thực thi ở Model. Dữ liệu vào từ người dùng sẽ thông qua View được kiểm tra ở Model trước khi lưu vào cơ sở dữ liệu. Việc truy xuất, xác nhận, và lưu dữ liệu là một phần của Model. - View: View hiển thị các thông tin cho người dùng của ứng dụng và được giao nhiệm vụ cho việc nhận các dữ liệu vào từ người dùng, gửi đi các yêu cầu đến bộ điều khiển, sau đó là nhận lại các phản hồi từ bộ điều khiển và hiển kết quả cho người dùng. Các trang HTML, JSP, các thư viện thể và các tập tin nguồn là một phần của thành phần View. - Controller: Controller là tầng trung gian giữa Model và View. Controller được giao nhiệm vụ nhận các yêu cầu từ phía máy khách. Một yêu cầu được nhận từ máy khách được thực hiện bởi một chức năng logic thích hợp từ thành phần Model và sau đó sinh ra các kết quả cho người dùng và được thành phần View hiển thị. ActionServlet, Action, ActionForm và struts-config.xml là các phần của Controller. BÀI TẬP Câu 1: Thao tác - Làm quen với môi trường Microsoft Visual Studio - Xây dựng ứng dụng web đơn giản WebCalculator  Tạo Project WebApplication  Thiết kế giao diện WebForm  Viết mã lệnh xử lý đơn giản  Chạy, Debug và sửa lỗi chương trình Câu 2: Môi trường Microsoft Visual Studio 2010 hoặc mới hơn - Một số khái niệm cơ sở  Form  Controls - Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
Văn hóa anh mỹ...
200
20326
146

Thư viện tài liệu trực tuyến
Hỗ trợ
hotro_xemtailieu
Mạng xã hội
Copyright © 2023 Xemtailieu - Website đang trong thời gian thử nghiệm, chờ xin giấy phép của Bộ TT & TT
thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi tài liệu như luận văn đồ án, giáo trình, đề thi, .v.v...Kho tri thức trực tuyến.
Xemtailieu luôn tôn trọng quyền tác giả và thực hiện nghiêm túc gỡ bỏ các tài liệu vi phạm.