Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Lập kế hoạch kinh doanh cho sản phẩm tôm nobashi tại thị trường nhật bản của côn...

Tài liệu Lập kế hoạch kinh doanh cho sản phẩm tôm nobashi tại thị trường nhật bản của công ty chế biến thủy sản út

.PDF
72
96
95

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ------------------ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM TÔM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN ÚT XI Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Thầy PHAN TÙNG LÂM TRẦN NGUYỄN TRỌNG LUÂN MSSV: 4031591 Lớp: QTKD Tổng Hợp – K30 *** Cần Thơ – 2008 *** Lời Cảm Tạ --------- --------Trong quá trình học tập tại khoa Kinh tế Quản trị kinh doanh, trường Đại học Cần Thơ để hôm nay có đủ kiến thức hoàn thành quyển luận văn này chính là nhờ sự giảng dạy, truyền đạt kinh nghiệm quý báu của thầy cô, đặc biệt là thầy Phan Tùng Lâm với lòng nhiệt thành và tất cả tinh thần trách nhiệm đã hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Xin chân thành cám ơn:  Quý thầy cô trường Đại Học Cần Thơ, Khoa Kinh Tế và Quản Trị Kinh Doanh, thầy Phan Tùng Lâm đã chỉ dạy và truyền đạt kiến thức tận tình cho tôi hoàn thành luận văn.  Công ty Cổ phần Chế biến thủy sản Út Xi đã chấp nhận cho tôi thực tập trong quá trình hoàn thành luận văn của mình.  Bạn Tiêu Bích Hạnh cùng các anh chị tại công ty đã nhiệt tình hỗ trợ và hướng dẫn trong quá trình tiếp cận công việc thực tế.  Gia đình cùng bè bạn đã động viên hỗ trợ tích cực cho tôi trong quá trình hoàn thành luận văn. Kính chúc quý thầy cô, thầy Phan Tùng Lâm, cùng các anh chị dồi dào sức khỏe và thành công trong công tác. Cần Thơ, ngày 10 tháng 5 năm 2008 Sinh viên thực hiện, Trần Nguyễn Trọng Luân i Lời Cam Đoan --------- --------- Tôi xin cam đoan đề tài luận văn này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kì đề tài nghiên cứu khoa học nào. Cần Thơ, ngày 10 tháng 5 năm 2008 Sinh viên thực hiện, Trần Nguyễn Trọng Luân ii Nhận Xét Của Cơ Quan Thực Tập ---------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ iii Nhận Xét Của Giáo Viên Hướng Dẫn ---------- -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- iv Nhận xét của giáo viên phản biện ---------- -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- v MỤC LỤC Chương 1: Giới thiệu --------------------------------------------------------------------1 1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu ----------------------------------------------------------------1 1.1.1 Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu ---------------------------------------------1 1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn ----------------------------------------------------2 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ------------------------------------------------------------------3 1.2.1 Mục tiêu tổng quát-----------------------------------------------------------------3 1.2.2 Mục tiêu cụ thể---------------------------------------------------------------------3 1.3 Phạm vi nghiên cứu -------------------------------------------------------------------3 1.3.1 Không gian -------------------------------------------------------------------------3 1.3.2 Thời gian ----------------------------------------------------------------------------4 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu -------------------------------------------------------------4 1.4 Phương pháp nghiên cứu -------------------------------------------------------------4 1.4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu ----------------------------------------------------4 1.4.2 Phương pháp phân tích số liệu ---------------------------------------------------4 1.5 Lược khảo tài liệu ---------------------------------------------------------------------4 1.5.1 Một số đề tài đã được thực hiện có liên quan ----------------------------------4 1.5.2 Tổng quan về các thị trường xuất khẩu -----------------------------------------5 1.6 Các khái niệm, định nghĩa được sử dụng trong đề tài nghiên cứu --------------9 Chương 2: Cơ sở lý luận -------------------------------------------------------------- 11 2.1 Phương pháp luận ------------------------------------------------------------------- 11 2.1.1 Thị trường doanh nghiệp -------------------------------------------------------- 11 2.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình xuất khẩu ------------------------------------- 13 2.2 Phương pháp phân tích số liệu----------------------------------------------------- 14 2.3 Mô hình phân tích SWOT ---------------------------------------------------------- 15 Chương 3: Phân tích thực trạng và hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty thủy sản Út Xi --------------------------------------------------------------------------- 19 3.1 Giới thiệu tổng quan về công ty --------------------------------------------------- 19 3.1.1 Lịch sử hình thành --------------------------------------------------------------- 19 3.1.2 Quá trình sản xuất và phát triển------------------------------------------------ 20 3.1.3 Định hướng kinh doanh --------------------------------------------------------- 21 vi 3.1.4 Công ngệ trang thiết bị, nhà xưởng chính ------------------------------------ 23 3.1.5 Cơ cấu tổ chức ------------------------------------------------------------------- 25 3.1.6 Lực lượng tổ chức --------------------------------------------------------------- 26 3.2 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh qua các năm ----------------------- 27 3.3 Phân tích tình hình hoạt động xuất khẩu của công ty -------------------------- 31 3.3.1 Cơ cấu theo thị trường xuất khẩu ---------------------------------------------- 31 3.3.2 Cơ cấu theo chủng loại sản phẩm---------------------------------------------- 34 3.4 Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Út Xi ------------------ 39 3.4.1 Hiệu quả về mặt kinh tế--------------------------------------------------------- 39 3.4.2 Hiệu quả về mặt xã hội---------------------------------------------------------- 40 Chương 4: Phân tích các yếu tố của công ty -------------------------------------- 43 4.1 Các yếu tố chủ quan, nội tại trong công ty -------------------------------------- 43 4.1.1 Những điểm mạnh của công ty Út Xi ----------------------------------------- 43 4.1.2 Những mặt hạn chế của công ty Út Xi ---------------------------------------- 45 4.2 Những yếu tố khách quan bên ngoài---------------------------------------------- 46 4.2.1 Những cơ hội trong kinh doanh------------------------------------------------ 46 4.2.2 Những thách thức trong môi trường kinh doanh ---------------------------- 48 Chương 5: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp ------------------------------------------------------------------------------5 5.1 Giải pháp nội bộ doanh nghiệp giúp đẩy mạnh xuất khẩu --------------------- 51 5.1.1 Giải pháp cho nguyên liệu đầu vào-------------------------------------------- 51 5.1.2 Giải pháp để hoàn thành tốt các nghiệp vụ xuất khẩu ---------------------- 51 5.1.3 Hoàn thiện công tác Marketing của công ty --------------------------------- 52 5.2 Giải pháp đảm bảo vệ sinh an toàn chất lượng sản phẩm ---------------------- 53 5.3 Giải pháp thị trường xuất khẩu ---------------------------------------------------- 54 5.4 Giải pháp hạn chế rủi ro về tỷ giá hối đoái--------------------------------------- 55 Chương 6: Kết luận & Kiến nghị---------------------------------------------------- 56 6.1 Kết luận ------------------------------------------------------------------------------- 56 6.2 Kiến nghị ----------------------------------------------------------------------------- 57 6.2.1 Kiến nghị đối với cơ quan nhà nước ------------------------------------------ 57 6.2.2 Kiến nghị với Ngân hàng ------------------------------------------------------- 57 6.2.3 Kiến nghị đối với doanh nghiệp ----------------------------------------------- 58 vii DANH MỤC BIỂU BẢNG Bảng 1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2005 – 2007 ----------- 29 Bảng 2: Thống kê giá trị xuất khẩu theo từng thị trường năm 2005 – 2007 ---- 31 Bảng 3: Thống kê tỷ trọng các thị trường xuất khẩu từ năm 2005 – 2007 ------ 33 Bảng 4: Thống kê kim ngạch xuất khẩu sản phẩm tôm sơ chế ------------------- 35 Bảng 5: Thống kê kim ngạch xuất khẩu sản phẩm tôm GTGT-------------------- 37 viii DANH MỤC HÌNH Hình 1: Các thị trường xuất khẩu tôm của Việt Nam---------------------------------5 Hình 2: Mối quan hệ doanh nghiệp – Thị trường của doanh nghiệp ------------- 11 Hình 3: Tổng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu từ 2003 – 2007 ---------------- 21 Hình 4: Các chứng nhận chất lượng đạt được --------------------------------------- 22 Hình 5: Sơ đồ các xí nghiệp trực thuộc công ty Út Xi ----------------------------- 23 Hình 6: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty Út Xi ----------------------------------------- 25 Hình 7: Tỷ trọng các thị trường xuất khẩu của công ty Út Xi --------------------- 33 Hình 8: Các sản phẩm tôm sơ chế của công ty Út Xi------------------------------- 35 Hình 9: Diễn biến về kim ngạch xuất khẩu sản phẩm tôm sơ chế ---------------- 36 Hình 10: Các sản phẩm tôm GTGT của công ty Út Xi----------------------------- 36 Hình 11: Diễn biến về kim ngạch xuất khẩu tôm GTGT từ 2005 – 2007------- 38 ix DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT CP Cổ phần DN Doanh nghiệp DT Doanh thu FDI Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài GDP Tổng thu nhập quốc nội GTGT Giá trị gia tăng LN Lợi nhuận NL Nguyên liệu NN&PTNN Nông nghiệp và phát triển nông thôn TNHH Trách nhiệm hữu hạn USD Đô-la Mỹ VNĐ Việt Nam Đồng VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm WTO Tổ chức Thương mại Thế giới XK Xuất khẩu x TÓM TẮT Trãi qua quá trình thực tập tại doanh nghiệp trong thời gian hơn 3 tháng, tác giả được tiếp xúc những thực tế kinh doanh, được trao đổi những thông tin với các anh chị trong công ty, cùng với những số liệu thu thập được về kết quả hoạt động kinh doanh, các thống kê về thông tin xuất khẩu của doanh nghiệp... đề tài “Phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu mặt hàng tôm của công ty cổ phần xuất khẩu thủy sản Út Xi” đã được hoàn thành. Trong đề tài này chủ yếu tập trung xoay quanh phân tích tình hình hoạt động xuất khẩu và đánh giá về tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cùng các giải pháp được đề xuất hỗ trợ doanh nghiệp. Tình hình kinh doanh xuất khẩu của Công ty cổ phần Chế biến thủy Sản Út Xi trong ba năm từ 2005 đến 2007 có các diễn biến sau: kim ngạch xuất khẩu không ngừng gia tăng lien tục qua các năm. Điều này làm cho các khoản mục về doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp cũng tăng lên nhanh chóng. Các kết quả khả quan trên có được là do những đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm cùng với công tác tìm kiếm, mở rộng thị trường của doanh nghiệp được thực hiện một cách hiệu quả. Với doanh thu đạt được gần 60 triệu đô-la Mỹ (USD) trong năm 2007 đã đưa công ty Út Xi lên xếp thứ 7 trong những doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng tôm đông lạnh của toàn Việt Nam. Trong những năm gần đây thì thị trường chủ lực của công ty vẫn là thị trường Nhật Bản khi tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm của công ty vào thị trường này vẫn chiếm hơn 50%. Nhận thấy việc phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường là một rủi ro khá lớn nên gần đây công ty đã nhanh chóng đẩy mạnh xuất khẩu sang những thị trường khác nên làm cho tỷ trọng xuất khẩu vào quốc gia này đã giảm hơn so với trước đây. Hiện nay, những thị trường vốn không phải là mới đối với những doanh nghiệp khác nhưng công ty mới chỉ bước đầu xâm nhập vào là EU và Hoa Kỳ cũng đạt được giá trị xuất khẩu đáng khích lệ. Bên cạnh đó, hai thị trường châu Á khác đó là Hồng Kông và Hàn Quốc đang được xem là những thị trường đầy tiềm năng. Nhận thấy khuynh hướng đòi hỏi sản phẩm phải ngày càng đa dạng của khách hàng nên ngay từ ban đầu công ty đã đầu tư nhưng dây chuyền chế biến, sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng. Qua đó, đã phần nào kịp thời đáp ứng được nhu cầu khách hàng, đặc biệt là các khách hàng Nhật vốn đòi hỏi rất cao về hình thức sản phẩm lẫn xi chất lượng. Thành tựu đáng tự hào nhất của công ty đó chính là sản phẩm tôm Nobashi, bởi vì không nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam có thể sản xuất và đáp ứng những tiêu chuẩn khắc khe của khách hàng Nhật Bản. Ngoài những hiệu quả về kinh tế kể trên, trong những năm qua công ty cũng đạt được những thành tựu về xã hội như: tạo ra hàng nghìn việc làm cho vùng đất Mỹ Xuyên còn nhiều khó khăn, đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng tại địa phương, đóng góp vào quỹ hỗ trợ người nghèo, xây dựng nhà tình nghĩa, ủng hộ quỹ giúp học sinh nghèo hiếu học, v.v… Qua đó, bản thân doanh nghiệp cũng như các cá nhân trong công ty cũng đã đạt được những ghi nhận từ cấp chính quyền, các tổ chức về những thành tích đóng góp cho xã hội. Trong quá trình nghiên cứu, đề tài có những phân tích về mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp cũng như đưa ra những cơ hội và các mối đe dọa đối với doanh nghiệp. Từ những yếu tố trên kết hợp công cụ ma trận SWOT đề tài đã đưa ra các chiến lược nhằm tận dụng điểm mạnh của công ty nắm bắt cơ hội cũng như khắc phục điểm yếu và né tránh các đe dọa. Để hiện thực hóa mục tiêu đề tài đó là tăng cường hiệu quả xuất khẩu của công ty, đề tài đã đưa ra một số giải pháp sau: liên kết chặc chẽ với người nuôi để đảm bảo nguồn nguyên liệu, tăng cường kiểm soát chất lượng sản phẩm, thành lập bộ phần marketing chuyên nghiệp để phát triển thị trường, và sử dụng các nghiệp vụ nhằm khắc phục rủi ro về tỷ giá hối đoái... xii Chương 1 GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu: 1.1.1 Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu Ngày 07 tháng 11 năm 2006 là ngày Việt Nam chính thức trở thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), điều này đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc hội nhập với nền kinh tế thế giới của nước ta. Đây thật sự là một cơ hội vô cùng to lớn đối với tất cả các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang kinh doanh nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thủy sản nói riêng. Điều này thể hiện qua các chỉ tiêu kinh tế đáng khả quan như sau: - Sau hơn một năm Việt Nam gia nhập WTO, tăng trưởng GDP của cả nước đã đạt 8,5% là mức tăng cao nhất từ trước đến nay. Tổng GDP tính theo giá hiện hành đạt 1.144 nghìn tỉ đồng, tương đương 71,3 tỉ USD (bình quân đầu người đạt 13,4 triệu đồng, tương đương 835 USD). - Tổng số vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đã tăng lên con số kỉ lục: 20,3 tỉ USD với 1.500 dự án (tăng 68,8% so với năm 2006, chiếm tới 25% số vốn trong 20 năm qua). - Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước cao hơn tốc độ tăng chung, chứng tỏ lĩnh vực này đã tận dụng được cơ hội do vị thế mới của thành viên WTO. Tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm 2007 đạt 48,38 tỉ USD, với tổng kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người đạt khoảng 568 USD, cao nhất từ trước tới nay. Trong số các mặt hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD của nước ta trong những năm qua, thủy sản luôn nằm trong nhóm có giá trị kim ngạch xuất khẩu dẫn đầu. Hàng năm, mặt hàng thủy sản đã đóng góp một phần đáng kể vào GDP quốc gia. Việc hội nhập mang lại nhiều thuận lợi của nhưng cũng ẩn chứa trong nó không ít thách thức. Trong năm qua, có các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản nước ta cũng không ít lần lao đao vì biến động thị trường hay các cảnh báo, đe dọa cấm nhập khẩu của các quốc gia lớn như Nhật Bản, EU, Nga… về các vi phạm về các chất dư lượng kháng sinh; hay vụ kiện của các hiệp hội thủy sản các nước ở Đông Nam Á với Australia khi nước này áp dụng lệnh cấm nhập khẩu mặt hàng tôm năm 2007. Do đó, để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường đầy cạnh tranh đòi hỏi bản thân các doanh nghiệp không ngừng 1 nỗ lực phấn đấu vươn lên cũng như thường xuyên thực hiện các phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu qua các năm. Từ các kết quả phân tích, báo cáo tổng kết đó các doanh nghiệp có thể rút kết được kinh nghiệm cũng như xác định các nguyên nhân kiềm hãm sự phát triển nhằm phục vụ cho mục tiêu thăng tiến chung của toàn doanh nghiệp. Chính vì tầm quan trọng này nên người viết chọn đề tài “Phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu mặt hàng tôm của công ty cổ phần xuất khẩu thủy sản Út Xi” để thực hiện nghiên cứu. Với mong mỏi có thể đóng góp một phần nhỏ vào sự phát triển của doanh nghiệp cũng như tranh thủ cơ hội học hỏi, tích lũy thêm kinh nghiệm bản thân. 1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn Hơn một thập kỷ phát triển không ngừng, nền kinh tế Việt Nam đang dần vươn lên thoát khỏi khu vực của những nước chậm phát triển và nghèo nhất thế giới. Nền kinh tế nước nhà đang ngày một hòa nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Điều này được thể hiện qua việc hàng hóa “made in Vietnam” đã được xuất khẩu và có mặt ở rất nhiều nước trên thế giới. Không những vậy, Việt Nam hiện nay đang giữ những vị trí quan trọng trong việc cung cấp sản phẩm cho toàn thế giới như đứng đầu trong xuất khẩu hồ tiêu, giữ vị trí thứ hai trong cung cấp cà phê toàn thế giới hay chúng ta chỉ xếp sau Thái Lan và Ấn Độ trong xuất khẩu gạo (chiếm 16% tổng sản lượng xuất khẩu toàn thế giới), v.v... Thủy sản Việt Nam cũng đóng góp vào thành tích đáng tự hào trên khi mặt hàng này giữ vị trí thứ 10 thế giới về sản lượng xuất khẩu và được coi là nước có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thuỷ sản nhanh nhất. Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam thời kỳ 1992 – 2003 có tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 9,97%/năm, đến năm 2001 – 2005 là 10,5%/năm, riêng giá trị xuất khẩu thuỷ sản năm 2007 đã vượt trên 3,75 tỷ USD bằng 104% kế hoạch và tăng hơn 12% so với năm 2006. Chất lượng các mặt hàng không ngừng được nâng lên và ngày càng có uy tín trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, vẫn còn đó những hạn chế đang tồn tại chưa thể khắc phục như: công tác dự báo thị trường, kinh nghiệm ngăn chặn và giải quyết các tranh chấp, dư lượng kháng sinh và nhiễm khuẩn do tiêm chích tạp chất và ngâm hoá chất… Điều này làm cho một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta gặp nhiều bất lợi trong tiến trình hội nhập quốc tế. Đơn cử một trường hợp cụ thể, Bộ Thương mại, Bộ Y tế và 2 Lao động Nhật Bản trong năm 2007 đã yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu phải tìm ra nguyên nhân vi phạm, đề ra các biện pháp phòng chống, đồng thời tuyệt đối không tiếp tục xuất khẩu các lô hàng kém chất lượng sang Nhật. Tuy nhiên, việc không đảm bảo tuân thủ theo các tiêu chuẩn đề ra nên ngày 19/09/2006, Nhật Bản cũng đã áp dụng lệnh kiểm tra 50% đối với mặt hàng tôm xuất khẩu của Việt Nam sau khi phát hiện nhiều vi phạm Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm Nhật Bản. Đến ngày 25/10/2006, sau khi bị áp dụng lệnh kiểm tra 100% dư lượng chất cloramphenicol, mặt hàng tôm xuất khẩu vào Nhật của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn tiếp tục bị phát hiện vi phạm Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP)! Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh cũng như uy tín của sản phẩm Việt Nam trên thương trường quốc tế. Đòi hỏi cần phải có sự can thiệp của các tổ chức, hiệp hôi và các cơ quan hữu quan cùng hợp tác với các doang nghiệp để tháo gỡ những khó khăn đang tồn tại. Mục tiêu cuối cùng là hướng đến đưa các sản phẩm của Việt Nam đến tay người tiêu dùng trên toàn thế giới. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu: 1.2.1 Mục tiêu chung Đánh giá tình hình hoạt động xuất khẩu mặt hàng tôm của công ty cổ phần Thủy sản Út Xi. Từ đó, nhận ra các đe dọa cũng như cơ hội thị trường và đề xuất biện pháp khắc phục những khó khăn để thúc đẩy hoạt động kinh doanh của công ty. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể  Đánh giá tổng quan các thị trường xuất khẩu chính mặt hàng tôm của công ty thủy sản Út Xi  Phân tích đánh giá các thế mạnh, điểm yếu và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty  Xác định các nguy cơ, đe dọa cũng như dự báo các cơ hội đang tồn tại của thị trường trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh  Đề xuất những giải pháp khắc phục các khó khăn đang tồn tại cũng như tăng cường hiệu quả trong hoạt động xuất khẩu của công ty 1.3 Phạm vi nghiên cứu: 1.3.1 Không gian nghiên cứu: - Trong nước: nghiên cứu tại bàn ở doanh nghiệp công ty Cổ phần xuất khẩu thủy sản Út Xi – Tỉnh lộ 8, xã Tài Văn, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng. 3 - Các số liệu được đúc kết và lưu trữ về các thị trường xuất khẩu chính của công ty như: Nhật Bản, EU, Úc, Hàn Quốc… 1.3.2 Thời gian (thời điểm thực hiện nghiên cứu) - Các số liệu, thông tin được thu thập từ năm 2005 – 2007. - Thời gian thực hiện: bắt đầu từ 01/02/2008 đến 09/05/2008  Tổng thời gian thực hiện nghiên cứu đề tài là 3 tháng 10 ngày. 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu - Các báo cáo tài chính và số liệu thống kê về tình hình kinh doanh xuất khẩu qua các năm hoạt động của công ty chế biến thủy sản Út Xi. - Các giải pháp đẩy mạnh khả năng xuất khẩu sản phẩm cho doanh nghiệp. 1.4 Phương pháp nghiên cứu 1.4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu - Số liệu từ phòng kinh doanh:  Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm 2005 đến 2007 của công ty CP xuất khẩu thủy sản Út Xi.  Báo cáo xuất khẩu từng thị trường của công ty - Các số liệu cần thiết khác từ công ty, tài liệu (sách, niên giám thống kê, các báo cáo) cũng như các phương tiện truyền thông về tình hình xuất nhập khẩu thủy sản cả nước, thông tin dự báo... 1.4.2 Phương pháp phân tích số liệu (theo từng mục tiêu) - Sử dụng phần mềm ứng dụng Microsoft Excel để xử lý và phân tích dữ liệu. - Ứng dụng phương pháp thống kê mô tả, thống kê bình quân để nghiên cứu tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp - Các phương pháp so sánh, phương pháp phân tích kinh tế và một số lý thuyết kinh tế được vận dụng để thực hiện nghiên cứu. 1.5 Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu 1.5.1 Một số đề tài đã được thực hiện có liên quan Trong quá trình thực hiện đề tài, một số tài liệu đã được tham khảo nhằm tránh những sai sót và hoàn thiện hơn đề tài nghiên cứu. Bao gồm: đề tài Phân tích hoạt động kinh doanh xuất khẩu và các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu tại công ty hải sản 404 do sinh viên Trương Thị Cẩm Tú, lớp Ngoại Thương khóa 29, trường đại học Cần Thơ, thực hiện năm 2007. Các đề tài này chủ yếu tập trung phân tích tình hình hoạt 4 động sản xuất kinh doanh, cơ cấu doanh thu, chi phí... và đưa ra các biện pháp cải thiện nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp. Đề tài thứ hai là đề tài Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Chế biến thủy sản Út Xi của sinh viên Nguyễn Phương, lớp Kinh tế nông nghiệp và Phát triển nông thôn 02, trường cao đẳng cộng đồng Sóc Trăng, thực hiện năm 2006. Đề tài này tập trung dựa vào phân tích các chỉ số tài chính của bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Điểm hạn chế của hai đề tài trên là chỉ phân tích chủ yếu xoay quanh các số liệu thống kê, chưa có những phân tích môi trường hoạt động bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp. Do đó, các giải pháp đề xuất ít nhiều còn chưa gắn với tình hình thực tế và chưa có những chiến lược cụ thể nhất định. Tuy nhiên, đây vẫn là nguồn tài liệu có giá trị tham khảo hữu ích và có giá trị. 1.5.2 Tổng quan về các thị trường xuất khẩu Cơ cấu thị trường xuất khẩu thuỷ sản thay đổi rõ nét kể từ năm 2000 đến nay. Nhật Bản và Hoa Kỳ trở thành thị trường tiêu thụ thuỷ sản hàng đầu của Việt Nam, tiếp đó là thị trường EU. Trong khi đó, các thị trường châu Á như Đài Loan, Hàn Quốc có vị trí khá ổn định. Đài Loan 4.32% Úc 5.10% Nhật Bản 41,80% Canađa 2.99% EU 9.91% ASEAN 2.01% Thị trường khác 2.48% Mỹ 26,65% Hàn Quốc Hồng Kông-TQ 2.73% 2,01% Nguồn: Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam – VASEP Hình 1: Các thị trường xuất khẩu tôm của Việt Nam 1.5.2.1 Thị trường Hoa Kỳ Từ năm 1994, Hoa Kỳ bỏ lệnh cấm vận thương mại với Việt Nam. Thuỷ sản Việt Nam đã bắt đầu được xuất khẩu sang thị trường này. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng trưởng rất nhanh. Sau khi Hiệp định Thương mại Việt Nam – 5 Hoa Kỳ có hiệu lực tháng 12/2001, kim ngạch buôn bán giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã phát triển nhảy vọt, đưa Hoa Kỳ trở thành một trong những thị trường nhập khẩu thuỷ sản hàng đầu của Việt Nam. Các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ ngày một đa dạng. Việt Nam trở thành nước xuất khẩu tôm sang Hoa Kỳ đứng thứ 4 về giá trị và đứng thứ 7 về khối lượng. Tuy nhiên, tôm Việt Nam vẫn chỉ chiếm một thị phần rất nhỏ (5,3%) trong tổng lượng tôm nhập khẩu vào Hoa Kỳ so với Thái Lan (44,2%) và Mêhicô (10,2%). Năm 2004, sau tác động của vụ kiện bán phá giá cá tra, basa và vụ kiện bán phá giá tôm, thị phần xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ của Việt Nam bị thu hẹp và mất vị trí dẫn đầu về tay Nhật Bản. Khối lượng và giá trị xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường này đều giảm. Tuy vậy, trong tương lai tiêu thụ thuỷ sản của Hoa Kỳ vẫn tiếp tục tăng trong khi lượng thuỷ sản trong nước chỉ cung cấp được từ 15 – 20%, nên nhập khẩu của Hoa Kỳ sẽ tăng không chỉ đối với riêng Việt Nam. Nhiều mặt hàng thuỷ sản khác nhau có thể sẽ được nhập khẩu vào thị trường này để đáp ứng cho nhu cầu ngày càng tăng của các tầng lớp dân cư bản xứ và một phần không nhỏ phục vụ cho nhu cầu tái chế và tái xuất. Tôm đông lạnh, tôm nguyên liệu, cá ngừ đóng hộp, cá ngừ, cá rô phi sẽ là những mặt hàng có nhu cầu tiêu thụ lớn. Mặc dù các doanh nghiệp sẽ còn gặp phải có nhiều sóng gió và biến động trên thị trường này, nhưng Hoa Kỳ vẫn là thị trường chứa đựng nhiều tiềm năng và cần tiếp tục mở rộng do nhu cầu nhập khẩu hàng thuỷ sản hằng năm lớn (khoảng 10 tỷ USD), giá thường cao hơn các thị trường khác. 1.5.2.2 Thị trường Nhật Bản Trong giai đoạn thập kỷ 1960 – 1970, Nhật Bản là thị trường gần như duy nhất ở những nước không phải XHCN đối thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam, chiếm tới 70 – 75% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Tuy nhiên đến nay, Việt Nam đã từng bước mở rộng thị trường xuất khẩu nên thị phần xuất khẩu sang nước này bị thu hẹp dần. Mặc dù tỷ trọng xuất khẩu giảm nhưng Nhật Bản vẫn lại là thị trường xuất khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam tương ứng 30,24%. Đặc biệt, Nhật Bản chiếm đến 41,80% tổng sản lượng tôm xuất khẩu của Việt Nam. Cho thấy Nhật Bản là thị trường đem lại hiệu quả cao cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Các sản phẩm tôm, nhuyễn thể chân đầu, cá và cá ngừ của Việt Nam đều có doanh số tương đối lớn trên thị trường Nhật Bản. Trong đó, mặt hàng tôm Nobashi của 6 Việt Nam đang được ưa chuộng. Năm 2002, Việt Nam là một trong ba nước xuất khẩu tôm sang Nhật lớn nhất, nhưng giá tôm Việt Nam chào bán sang thị trường này tương đối thấp. Với vị thế quan trọng như vậy, việc duy trì chỗ đứng trên thị trường Nhật Bản là một yêu cầu thiết yếu đối với xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. Những phát hiện vào cuối năm 2006 của các nhà chức trách Nhật Bản sau khi nước này thực thi các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm mới, về chất lượng và vệ sinh an toàn đối sản phẩm mực và tôm của Việt Nam, từ đó đi đến quyết định kiểm tra 100% các lô hàng mực và tôm xuất khẩu từ Việt Nam là một mối nguy lớn, đe doạ cả ngành thuỷ sản nói chung. Đó cũng là dấu hiệu rõ ràng của sự thiếu đồng bộ trong hệ thống bảo đảm an toàn chất lượng sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam hiện nay. 1.5.2.3 Thị trường EU EU là thị trường có nhu cầu lớn và ổn định về hàng thuỷ sản, nhưng lại là thị trường được coi là có yêu cầu cao nhất đối với sản phẩm nhập khẩu, với các quy định khắt khe về chất lượng và an toàn vệ sinh. Tuy nhiên, do chủ động thực hiện các quy định về an toàn vệ sinh đáp ứng yêu cầu của thị trường này và sự kết nạp thêm các thành viên mới, nên trong thời gian qua xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường EU đã có những bước phát triển đáng chú ý. Đây là một tín hiệu đáng mừng, đánh dấu kết quả của sự phấn đấu không ngừng của ngành thuỷ sản trong hoạt động xúc tiến thương mại, đa dạng hoá thị trường và sản phẩm, đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, vượt qua những rào cản kỹ thuật về vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện nay, thị trường EU chiếm khoảng 22% tổng thị phần xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Cho dù còn nhiều e ngại đối với những rào cản về kiểm soát dư lượng kháng sinh do thị trường EU đặt ra, nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vẫn nhận định EU là thị trường đối trọng mỗi khi có biến động trên thị trường Nhật và Mỹ. Đồng thời việc xuất khẩu sản phẩm sang thị trường EU sẽ góp phần nâng cao uy tín của hàng thuỷ sản Việt Nam trên thị trường thế giới. Trong thời gian tới, để đứng vững và đảm bảo tăng trưởng bền vững trên thị trường EU, đòi hỏi các doanh nghiệp chế biến Việt Nam và các khâu hoạt động có liên quan phải không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý. 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan