Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ty cổ phần thương mại Gia Lai...

Tài liệu Lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ty cổ phần thương mại Gia Lai

.PDF
26
481
103

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG PHAN THỊ MỸ NGẦN LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI GIA LAI Chuyên ngành: kế toán Mã số: 60.34.30 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Đà Nẵng - Năm 2015 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học : PGS. TS. Nguyễn Công Phương Phản biện 1: PGS. TS. Ngô Hà Tấn Phản biện 2: TS. Trần Thị Cẩm Thanh Luận văn đã được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh doanh họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 31 tháng 01 năm 2015. Có thể tìm hiểu luận văn tại: Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Công ty cổ phần thương mại Gia Lai đã đầu tư vốn vào 1 công ty con và 1 công ty liên kết. Công ty cổ phần thương mại Gia Lai là công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con nên phải lập Báo cáo tài chính hợp nhất. Thực tế việc lập Báo cáo tài chính hợp nhất tại công ty còn những thiếu sót và mang tính hình thức, như chưa loại trừ hết các giao dịch nội bộ giữa công ty mẹ và công ty con, chưa vận dụng đúng phương pháp vốn chủ sở hữu để ghi nhận khoản đầu tư vào công ty liên kết… Dẫn đến các chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính hợp nhất chưa phản ánh đúng tình hình tài chính và kết quả hoạt động của công ty. Với thực tế trên, việc nghiên cứu đề tài “Lập báo cáo tài chính hợp nhất ở Công ty cổ phần thương mại Gia Lai ” nhằm hoàn thiện công tác lập BCTC hợp nhất tại công ty thật sự hữu ích. 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu này nhằm nhận diện những bất cập về công tác lập BCTC hợp nhất tại công ty, hoàn thiện nội dung, kỹ thuật lập BCTC hợp nhất nhằm cung cấp thông tin tài chính hợp lý và trung thực cho các bên có liên quan. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu các nội dung liên quan đến công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất. Phạm vi nghiên cứu của luận văn được giới hạn ở nội dung BCTC hợp nhất giữa công ty mẹ với các đơn vị có liên quan đến lập báo cáo tài chính hợp nhất ở Công ty cổ phần thương mại Gia Lai. 2 Luận văn không đề cập đến BCTC tổng hợp của công ty mẹ với chi nhánh. Dữ liệu sử dụng để minh hoạ trong nghiên cứu này là Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2013 của Công ty cổ phần thương mại Gia Lai. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn vận dụng cách tiếp cận mô tả, giải thích, lập luận logic Thông tin, số liệu thu thập là nguồn thông tin có liên quan đến việc lập Báo cáo tài chính hợp nhất tại Công ty cổ phần thương mại Gia Lai từ các báo cáo của công ty con, công ty liên kết và sổ sách kế toán, các báo cáo có liên quan của công ty. Số liệu năm 2013 được dùng để minh họa cho quá trình phân tích. Phương pháp luận logic được vận dụng để đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập Báo cáo tài chính hợp nhất tại công ty. Biện luận dựa vào cơ sở lý luận của chủ đề nghiên cứu, đối chiếu với thực trạng của chủ đề này. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Kết quả của nghiên cứu sẽ giúp cho công ty hoàn thiện công tác lập BCTC hợp nhất. Kết quả có thể làm tài liệu tham khảo cho các công ty khác có chung đặc thù về sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1 Cơ sở lý thuyết về lập Báo cáo tài chính hợp nhất 3 Chương 2 Thực trạng công tác lập Báo cáo tài chính hợp nhất ở Công ty cổ phần thương mại Gia Lai Chương 3 Hoàn thiện lập Báo cáo tài chính hợp nhất ở Công ty cổ phần thương mại Gia Lai. 7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT 1.1. KHÁI QUÁT Về HợP NHấT BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1.1. Định nghĩa, mục đích của báo cáo tài chính hợp nhất Báo cáo tài chính hợp nhất (BCTCHN) là báo cáo tài chính của một tập đoàn được trình bày như báo cáo tài chính của một doanh nghiệp. Báo cáo này được lập trên cơ sở hợp nhất báo cáo của công ty mẹ và các công ty con theo quy định của theo chuẩn mực số 25 “ Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con”. Mục đích của báo cáo tài chính hợp nhất: - Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu ở thời điểm kết thúc năm tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và các dòng lưu chuyển tiền tệ trong năm tài chính của tập đoàn. - Cung cấp thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá thực trạng tình hình tài chính và kết quả kinh doanh và các dòng lưu chuyển tiền tệ của tập đoàn, tổng công ty trong năm tài chính đã qua và dự đoán trong tương lai. 4 1.1.2. Phạm vi hợp nhất Báo cáo tài chính hợp nhất bao gồm việc hợp nhất báo cáo tài chính của tất cả các công ty con do công ty mẹ kiểm soát, các công ty liên kết, liên doanh ngoại trừ các công ty được đề cập ở đoạn 10 của Chuẩn mực số 25, để thực hiện hợp nhất Báo cáo tài chính.[7, tr.25] 1.1.3. Lý thuyết về hợp nhất báo cáo tài chính Theo các tác giả Nguyễn Công Phương và Ngô Hà Tấn (năm 2009), tồn tại ba lý thuyết làm căn cứ cho việc lập Báo cáo tài chính hợp nhất như sau: - Lý thuyết lợi ích của chủ sở hữu - Lý thuyết lợi ích của công ty mẹ - Lý thuyết lợi ích của các thực thể phân biệt 1.2. Tổ CHứC Kế TOÁN CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ DÀI HẠN VÀ GIAO DỊCH NỘI BỘ PHụC Vụ HợP NHấT BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.2.1. Tổ chức kế toán về các khoản đầu tư dài hạn phục vụ hợp nhất Báo cáo tài chính. a. Tổ chức kế toán khoản đầu tư vào công ty con Kế toán tại công ty mẹ theo dõi khoản đầu tư theo giá gốc ở công ty con trên TK 221 “Đầu tư vào công ty con” và trên sổ chi tiết có liên quan, theo dõi cổ tức được chia từ công ty con trên tài khoản 515” Doanh thu tài chính” và sổ chi tiết có liên quan. Theo chuẩn mực số 25 [3, tr 98], phương pháp kế toán được sử dụng để phản ánh các khoản đầu tư vào công ty con như sau: Phương pháp giá gốc: Nhà đầu tư ghi nhận các khoản đầu tư vào công ty con theo giá gốc. 5 Phương pháp vốn chủ sở hữu: Khoản đầu tư vào công ty con được ghi nhận ban đầu theo giá gốc sau đó được điều chỉnh theo những thay đổi của phần sở hữu của bên góp vốn liên doanh trong tài sản thuần của cơ sở kinh doanh được đồng kiểm soát. Phương pháp này được áp dụng trong kế toán khoản đầu tư vào công ty con khi lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất của nhà đầu tư. b.Tổ chức kế toán khoản góp vốn liên doanh Kế toán tại công ty đầu tư góp vốn theo dõi khoản góp vốn liên doanh theo giá gốc trên TK 222 “Vốn góp liên doanh” và trên sổ chi tiết có liên quan, theo dõi lợi nhuận được chia từ công ty góp vốn liên doanh trên tài khoản 515” Doanh thu tài chính” và sổ chi tiết có liên quan. Phương pháp giá gốc: dùng để lập BCTC riêng của công ty mẹ. Phương pháp vốn chủ sở hữu : được dùng để lập BCTC hợp nhất. c. Tổ chức kế toán khoản đầu tư vào công ty liên kết Kế toán tại công ty đầu tư theo dõi khoản đầu tư vào công ty liên kết trên TK 223 “Đầu tư vào công ty liên kết” và trên sổ chi tiết có liên quan, theo dõi lợi nhuận được chia từ công ty liên kết trên tài khoản 515” Doanh thu tài chính” và sổ chi tiết có liên quan. Phương pháp giá gốc: nhà đầu tư ghi nhận ban đầu khoản đầu tư theo giá gốc. Phương pháp vốn chủ sở hữu: được dùng để lập BCTC hợp nhất. d. Tổ chức kế toán các khoản đầu tư dài hạn khác Kế toán tại công ty đầu tư theo dõi khoản đầu tư dài hạn khác sử dụng TK 228 “ Đầu tư dài hạn khác” và trên sổ chi tiết có liên 6 quan, theo dõi doanh thu từ đầu tư dài hạn khác trên tài khoản 515” Doanh thu tài chính” và sổ chi tiết có liên quan. Theo chuẩn mực số 25 [11, tr.45], phương pháp kế toán kế toán được sử dụng để phản ánh các khoản đầu tư dài hạn khác là phương pháp giá gốc. Bảng 1.1: Các khoản đầu tư dài hạn Phương Loại đầu tư Quyền biểu quyết Quan hệ pháp hợp nhất BCTC Công ty con >50% Kiểm soát Vốn chủ sở hữu Liên doanh Không áp dụng Đồng kiểm soát Vốn chủ sở hữu Công ty liên kết ≥20% và <50% Ảnh hưởng Vốn chủ đáng kể sở hữu Đầu tư dài hạn <20% Không ảnh Giá gốc khác hưởng đáng kể 1.2.2. Tổ chức kế toán các giao dịch nội bộ trong thực thể hợp nhất a. Tổ chức theo dõi giao dịch nội bộ hàng tồn kho Giao dịch mua, bán vật tư, hàng hóa, thành phẩm thì bên mua và bên bán hạch toán trên BCTC riêng như mua bán với các công ty khác ngoài tổng công ty. Trong quá trình thanh toán giao dịch nội bộ này, công ty mẹ và các công ty con sử dụng tài khoản 131 “Phải thu 7 khách hàng” và tài khoản 331 “Phải trả người bán” để theo dõi tình hình thanh toán bởi vì đây là giao dịch giữa các pháp nhân độc lập với nhau. Toàn bộ doanh thu, giá vốn của việc bán hàng hóa, sản phẩm và cung cấp dịch vụ giữa các đơn vị nội bộ công ty mẹ - công ty con được xem là bán ra bên ngoài nên sử dụng tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” và tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán”, phải chi tiết phần doanh thu, giá vốn bán hàng và cung cấp dịch vụ cho công ty mẹ, công ty con nhằm đảm bảo thuận lợi cho việc loại trừ doanh thu, giá vốn khi hợp nhất BCTC. b. Tổ chức theo dõi giao dịch nội bộ tài sản cố định Giao dịch mua bán TSCĐ giữa các công ty trong tổng công ty thì trên BCTC riêng tại công ty bán thu nhập hạch toán trên TK 711 “Thu nhập khác”, giá trị còn lại hạch toán trên TK 811 “Chi phí khác”. Trên BCTC riêng tại công ty mua hạch toan tăng nguyên giá TSCĐ trên TK 211 “Tài sản cố định hữu hình” và TK 213 “Tài sản cố định vô hình” và thực hiện khấu hao theo đúng các hướng dẫn hiện hành. c. Tổ chức theo dõi giao dịch nội bộ các khoản vay Kế toán theo dõi các giao dịch đi vay và cho vay giữa công ty mẹ, các công ty con trên tài khoản 311 “Vay ngắn hạn” và tài khoản 341 “Vay dài hạn” đối với bên đi vay, còn khoản vay thì được ghi nhận trên TK 128 “ Đầu tư ngắn hạn khác” và TK 228 “ Đầu tư dài hạn khác” trên BCTC. d. Theo dõi nội bộ khoản phải thu, phải trả. Trong quá trình thanh toán các giao dịch nội bộ, kế toán ở công ty mẹ, công ty con, công ty liên kết, công ty liên doanh với công ty mẹ phải mở sổ theo dõi chi tiết các khoản phải thu và phải trả giữa các thực thể này với nhau. Cuối kỳ kế toán phải lập bảng 8 tổng hợp và đối chiếu công nợ các khoản phải thu và phải trả nội bộ thực hiện trong kỳ để cung cấp cho công ty mẹ làm căn cứ để loại trừ các số dư công nợ này khi hợp nhất BCTC. 1.3. TRÌNH Tự VÀ Kỹ THUậT LậP BÁO CÁO TÀI CHÍNH HợP NHấT 1.3.1. Trình tự lập báo cáo tài chính hợp nhất Trình tự lập báo cáo tài chính hợp nhất theo các bước sau: Bước 1: Hợp cộng các chỉ tiêu trong Bảng CĐKT và Báo cáo KQKD, BCLCTT của công ty mẹ và các công ty con trong thực thể hợp nhất. Bước 2: Loại trừ toàn bộ giá trị ghi sổ khoản đầu tư của công ty mẹ trong từng công ty con và phần vốn của công ty mẹ trong vốn chủ sở hữu của công ty con và ghi nhận lợi thế thương mại (nếu có), chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ của từng loại tài sản, nợ (nếu có) Bước 3: Phân bổ lợi thế thương mại (nếu có), phân bổ chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ của từng loại tài sản, nợ (nếu có) Bước 4: Loại trừ toàn bộ các giao dịch nội bộ trong thực thể hợp nhất. Bước 5: Tách lợi ích của cổ đông thiểu số. Bước 6: Ghi nhận lợi ích khoản đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh; xác định giá trị khoản đầu tư theo phương pháp vốn chủ sở hữu Bước 7: Lập các bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh và bảng tổng hợp các chỉ tiêu hợp nhất. Bước 8: Lập báo cáo tài chính hợp nhất căn cứ vào bảng tổng hợp các chỉ tiêu hợp nhất sau khi đã được điều chỉnh và loại trừ. 9 1.3.2. Kỹ thuật lập báo cáo tài chính hợp nhất a. Lập Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất Trình tự lập báo cáo KQKD hợp nhất như sau: a1.Hợp cộng các chỉ tiêu trong báo cáo KQKD của công ty mẹ và các công ty con trong thực thể hợp nhất. a2.Phân bổ lợi thế thương mại (nếu có), phân bổ chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ của từng loại tài sản, nợ (nếu có). a3.Loại trừ toàn bộ các giao dịch nội bộ trong thực thể hợp nhất. * Các khoản doanh thu, giá vốn hàng bán nội bộ * Điều chỉnh khoản lãi /lỗ chưa thực sự phát sinh từ các giao dịch nội bộ a4. Tách lợi ích của cổ đông thiểu số a5 Ghi nhận lợi ích từ khoản đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh theo phương pháp vốn chủ sở hữu a6. Lập bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh và bảng tổng hợp các chỉ tiêu hợp nhất a7. Lập báo cáo KQKD hợp nhất căn cứ vào bảng tổng hợp các chỉ tiêu hợp nhất sau khi đã được điều chỉnh và loại trừ. (Mẫu KQKD hợp nhất ở phụ lục 01) b. Bảng cân đối kế toán hợp nhất Trình tự lập bảng Cân đối kế toán hợp nhất như sau: b1. Hợp cộng các chỉ tiêu trong Bảng CĐKT của công ty mẹ và các công ty con trong thực thể hợp nhất. bằng cách cộng ngang các chỉ tiêu tương ứng b2. Điều chỉnh khoản đầu tư của công ty mẹ vào các công ty con 10 b3. Điều chỉnh số dư các khoản phải thu, phải trả giữa các đơn vị nội bộ b4. Điều chỉnh các khoản lãi/lỗ chưa thực hiện từ các giao dịch nội bộ b5. Điều chỉnh để xác định lợi ích của cổ đông thiểu số b6. Ghi nhận các khoản đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh theo phương pháp vốn chủ sở hữu b7. Lập các bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh và bảng tổng hợp các chỉ tiêu hợp nhất b8. Lập Bảng CĐKT hợp nhất căn cứ vào bảng tổng hợp các chỉ tiêu hợp nhất sau khi đã được điều chỉnh và loại trừ. (Mẫu Bảng CĐKT hợp nhất ở phụ lục 02) c. Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất d. Thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI GIA LAI 2.1. ĐặC ĐIểM HOạT ĐộNG KINH DOANH VÀ Tổ CHứC QUảN LÝ CủA CÔNG TY Cổ PHầN THƯƠNG MạI GIA LAI 2.1.1. ĐặC ĐIểM HOạT ĐộNG KINH DOANH 2.1.2. ĐặC ĐIểM Tổ CHứC QUảN LÝ 11 a. Đặc điểm tổ chức quản lý b. Đặc điểm tổ chức kế toán 2.1.3. Hoạt động đầu tư tài chính của Công ty cổ phần thương mại Gia Lai 2.2. CÔNG TÁC LậP BCTC HợP NHấT TạI CÔNG TY Cổ PHầN THƯƠNG MạI GIA LAI 2.2.1. Tổ chức kế toán các khoản đầu tư tài chính và giao dịch nội bộ phục vụ công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất a. Tổ chức kế toán các khoản đầu tư tài chính * Tổ chức kế toán khoản đầu tư vào công ty con Kế toán tại công ty mẹ theo dõi khoản đầu tư theo giá gốc ở công ty con trên TK 221 “Đầu tư vào công ty con” và lập “Bảng theo dõi vốn đầu tư vào Công ty con”, theo dõi cổ tức được chia từ công ty con trên tài khoản 515” Doanh thu tài chính”. Công ty không mở sổ chi tiết tài khoản 515 mà chỉ theo dõi tổng hợp trên sổ cái. Trên các BCTC của các công ty con thì khoản đầu tư này được hạch toán vào TK 4111 “Vốn đầu tư của chủ sở hữu”. * Tổ chức kế toán khoản đầu tư vào công ty liên kết Kế toán tại công ty mẹ theo dõi khoản đầu tư vào công ty liên kết trên TK 223 “Đầu tư vào công ty liên kết” theo giá gốc và lập “Bảng theo dõi vốn đầu tư vào công ty liên kết”, theo dõi cổ tức được chia từ công ty con trên tài khoản 515” Doanh thu tài chính”. Công ty không mở sổ chi tiết tài khoản 515 mà chỉ theo dõi tổng hợp trên sổ cái. b. Tổ chức các giao dịch nội bộ ở công ty * Mua bán hàng hóa 12 Tại Công ty CP Thương mại Gia Lai đã xác định hàng tồn kho cuối kỳ theo giả định việc xuất bán trong kỳ là ưu tiên hàng mua trong nội bộ Công ty và lượng tồn kho cuối kỳ là hàng mua từ bên ngoài. Trường hợp, tồn kho cuối kỳ lớn hơn cả lượng tồn kho đầu kỳ và hàng nhập trong kỳ của hàng hóa có nguồn gốc từ bên ngoài thì phần chênh lệch đó là hàng tồn kho mua từ nội bộ tập đoàn. Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ và theo cách xác định hàng tồn kho cuối kỳ như trên, cuối năm 2013 tại Công ty CP thương mại Gia Lai không có hàng tồn kho mua nội bộ thực thể hợp nhất chưa tiêu thụ nên không phát sinh lãi/lỗ chưa thực hiện. Tại Công ty CP Thương mại Gia Lai không mở sổ theo dõi chi tiết mua bán hàng hoá giữa công ty với công ty con và công ty liên kết mà chỉ mở sổ theo dõi công nợ chi tiết theo tên từng đối tượng. * Vay nội bộ giữa công ty mẹ và công ty con Toàn bộ tiền lãi cho vay Công ty mẹ hạch toán vào TK515 “Doanh thu tài chính” còn Công ty con hạch toán vào TK635 -“Chi phí tài chính”. Số nợ vay được Công ty mẹ hạch toán vào TK128 “Đầu tư ngắn hạn khác” trên BCTC riêng của Công ty mẹ. * Cho thuê tài sản giữa công ty mẹ và công ty con Công ty mẹ đã cho công ty con thuê văn phòng, thuê kho và xe tải các loại như xe Huyndai trọng tải 1,8 tấn, 1,05 tấn...với đơn giá theo từng loại xe quy định trong hợp đồng thuê tài sản. Công ty mẹ hạch toán tiền cho thuê tài sản vào TK511- “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”, còn công ty con hạch toán vào chi phí của bộ phận sử dụng tương ứng (TK6417, TK6427) trên BCTC riêng của công ty con. 13 2.2.2. Quy trình và kỹ thuật lập báo cáo tài chính hợp nhất tại Công ty cổ phần thương mại Gia Lai a. Quy trình lập báo cáo tài chính hợp nhất Quy trình lập BCTC hợp nhất tại Công ty CP Thương mại Gia Lai được thể hiện qua sơ đồ sau: BCTC riêng của Công ty mẹ BCTC của Công ty con BCTC củaCông ty liên kết Số liệu trước khi điều chỉnh Các bút toán điều chỉnh BCTC hợp nhất Hình 2.3: Quy trình lập BCTC hợp nhất tại Công ty CP thương mại Gia Lai b. Kỹ thuật lập báo cáo tài chính hợp nhất * Lập báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất Báo cáo KQKD hợp nhất được lập trên cơ sở hợp nhất các báo cáo KQKD của công ty mẹ và công ty con theo từng khoản mục theo nguyên tắc: Đối với các khoản mục không phải điều chỉnh được cộng trực tiếp để xác định khoản mục tương đương của báo cáo KQKD hợp nhất. Đối với các khoản mục phải điều chỉnh theo nguyên tắc lập và trình bày báo cáo KQKD hợp nhất thì thực hiện các điều chỉnh thích hợp sau đó mới cộng để hợp nhất khoản mục và trình bày trên báo cáo KQKD hợp nhất gồm các giao dịch nội bộ trong Công ty liên 14 quan đến doanh thu và chi phí như doanh thu bán hàng, giá vốn hàng bán, doanh thu tài chính, chi phí tài chính, chi phí quản lý Doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc loại trừ giao dịch nội bộ ở công ty vẫn còn chưa đúng với quy định hợp nhất, cụ thể: - Đối với nghiệp vụ cho thuê tài sản của công ty mẹ và công ty con, công ty mẹ hạch toán vào TK 511-“Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” còn công ty con hạch toán vào 2 tài khoản (TK6417-“Chi phí bán hàng - CP dịch vụ mua ngoài” và TK6427“Chi phí quản lý DN- CP dịch vụ mua ngoài”) tương ứng với bộ phận sử dụng. Nhưng khi điều chỉnh để lập BCTC hợp nhất, kế toán ghi giảm toàn bộ vào chỉ tiêu chi phí quản lý doanh nghiệp. - Đối với khoản đầu tư vào công ty liên kết, công ty chưa điều chỉnh giảm doanh thu hoạt động tài chính tương ứng với khoản lợi nhuận được chia từ công ty liên kết. - Công ty chưa loại trừ lãi, lỗ nội bộ chưa thực hiện (đối với hàng tồn kho mua nội bộ). * Lập bảng cân đối kế toán hợp nhất Công ty CP thương mại Gia Lai lập Bảng CĐKT hợp nhất trên cơ sở hợp nhất các Bảng CĐKT của theo từng khoản mục bằng cách cộng các khoản mục tương đương của tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu theo nguyên tắc sau: Đối với những khoản mục tương đương của tài sản, nợ phải trả, không phải điều chỉnh thì được cộng trực tiếp để xác định khoản mục tương ứng của Bảng CĐKT hợp nhất như nợ ngắn hạn, tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn khác…. Đối với những khoản mục tương đương của tài sản, nợ phải 15 trả, vốn chủ sở hữu phải điều chỉnh thì điều chỉnh theo nguyên tắc và phương pháp điều chỉnh thích hợp sau đó mới cộng để hợp nhất khoản mục này và trình bày trên Bảng CĐKT hợp nhất như các khoản đầu tư của công ty mẹ vào công ty con, các khoản phải thu, phải trả nội bộ giữa các đơn vị, các khoản lãi lỗ nội bộ chưa thực sự phát sinh… Công ty chưa loại trừ hoàn toàn các chỉ tiêu công nợ nội bộ phải thu, phải trả và các chỉ tiêu liên quan đến đầu tư vào công ty liên kết theo quy định hợp nhất, cụ thể: Đối với lãi tiền vay: Công ty con có khoản phải trả lãi tiền vay phải trả cho công ty mẹ ở tháng 12/2013, công ty con ghi vào chi phí tài chính và ghi nhận khoản chi phí trả trước (Nợ TK635 - “Chi phí tài chính” và ghi Có TK 335 - “Chi phí phải trả”); công ty mẹ ghi nhận doanh thu tài chính và khoản phải thu khác (ghi Nợ TK138“Phải thu khác” và ghi có TK515-“Doanh thu hoạt động tài chính”). Nhưng khi hợp nhất, công ty mẹ không loại trừ phải thu khác và chi phí phải trả. Đối với khoản đầu tư vào công ty liên kết, Công ty chưa vận dụng đúng phương pháp vốn chủ sở hữu để ghi nhận khoản đầu tư vào Công ty liên kết. Đó là công ty chỉ điều chỉnh tăng khoản đầu tư tương ứng với lãi từ hoạt động kinh doanh trong năm từ công ty liên kết, nhưng không điều chỉnh giảm tương ứng với phần lợi nhuận đã được chia từ công ty liên kết và phân phối quỹ khen thưởng phúc lợi tại công ty liên kết. Đồng thời công ty cũng không điều chỉnh tăng khoản đầu tư tương ứng với lãi từ sau ngày đầu tư đến đầu kỳ. *Lậpbáo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất Báo cáo LCTT hợp nhất ở Công ty CP thương mại Gia Lai được lập theo phương pháp trực tiếp và thực hiện cộng ngang các chỉ 16 tiêu tương ứng trên báo cáo LCTT của công ty mẹ và công ty con. Nhưng chưa thực hiện việc loại trừ các chỉ tiêu liên quan đến luồng tiền nội bộ trong Công ty CP thương mại Gia Lai. * Thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất Thuyết minh BCTC hợp nhất tại Công ty CP Thương mại Gia Lai được lập trên cơ sở tổng hợp các nội dung trên thuyết minh BCTC của Công ty mẹ và Công ty con, phần thuyết minh bằng số thì cộng gộp tất cả các chỉ tiêu trên Thuyết minh BCTC Công ty mẹ với Thuyết minh BCTC của Công ty con nhưng có giải thích tính toán loại trừ một số chỉ tiêu đã nêu ở trên bảng CĐKT, báo cáo KQKD, còn phần thuyết minh bằng chữ thì tổng hợp đặc điểm, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như các chính sách kế toán được áp dụng thống nhất trong toàn Công ty. 2.3. ĐÁNH GIÁ TổNG HợP CÔNG TÁC LậP BCTC HợP NHấT TạI CÔNG TY Cổ PHầN THƯƠNG MạI GIA LAI 2.3.1.Ưu điểm Hệ thống thông tin để lập BCTC hợp nhất tại công ty được tổ chức khá chặt chẻ, các công việc được phân công một cách rõ ràng và cụ thể, được thực hiện tương đối đầy đủ các quy định của chế độ hiện hành và chuẩn mực kế toán có liên quan. Có tổ chức các sổ kế toán hợp nhất cần thiết phục vụ lập BCTC hợp nhất. Quy trình lập BCTC hợp nhất được thực hiện phù hợp với thực trạng tại công ty và quy định chế độ kế toán hiện hành. 2.3.2. Tồn tại - Thứ nhất, về tổ chức kế toán vẩn tồn tại một vài hạn chế nhất định như: Hệ thống tài khoản được xây dựng hiện nay của Công ty cổ 17 phần thương mại Gia Lai chưa tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp nhất BCTC, đó là chưa mở các tài khoản chi tiết một cách khoa học để phục vụ hợp nhất BCTC. Công ty chưa tổ chức đầy đủ sổ kế toán để phục vụ cho việc lập BCTC hợp nhất, công ty chỉ sử dụng một bảng tổng hợp tất cả các bút toán điều chỉnh mà chưa tổ chức sổ kế toán để phục vụ cho việc lập BCTC hợp nhất như: Sổ kế toán hợp nhất, các sổ chi tiết theo dõi các khoản đầu tư vào công ty liên kết... - Thứ hai, về quy trình và kỹ thuật lập BCTC hợp nhất tại công ty, vẫn còn thiếu sót và chưa hoàn toàn tuân thủ theo chế độ và chuẩn mực kế toán hiện hành. Cụ thể là công ty chưa hiểu rõ về cách vận dụng phương pháp vốn chủ sở hữu để điều chỉnh khoản đầu tư vào công ty liên kết, lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ thì chỉ dừng lại ở việc cộng hàng ngang chứ chưa loại trừ các chỉ tiêu liên quan đến luồng tiền nội bộ trong công ty. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra đối chiếu khi lập BCTC hợp nhất vẫn chưa được thực hiện một cách triệt để dẫn đến vẩn còn thiếu sót và nhầm lẫn khi lập BCTC hợp nhất. Công ty đã xác định hàng tồn kho cuối kỳ theo giả định việc xuất bán trong kỳ là ưu tiên hàng mua trong nội bộ công ty và lượng tồn kho cuối kỳ là hàng mua từ bên ngoài là chưa hợp lý theo quy định của chế độ kế toán hiện hành. Ngoài ra, công ty chưa sử dụng phần mềm kế toán để hỗ trợ cho công tác kế toán mà chỉ tự thiết kế trên Exel để sử dụng. Với công tác còn mang tính thủ công này thì nhân viên kế toán tốn nhiều thời gian trong việc xử lý cũng như cập nhật số liệu kế toán của BCTC riêng của công ty mẹ và cả BCTC hợp nhất. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 18 CHƯƠNG 3 HOÀN THIỆN LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI GIA LAI 3.1. Tổ CHứC Kế TOÁN PHụC Vụ LậP BCTC HợP NHấT TạI CÔNG TY Cổ PHầN THƯƠNG MạI GIA LAI 3.1.1. Những nội dung cần thực hiện và thống nhất khi lập báo cáo tài chính hợp nhất tại Công ty cổ phần thương mại Gia Lai Công ty cổ phần Thương mại Gia Lai phải ban hành những quy định chung, thống nhất công tác kế toán cũng như nhân sự cần thiết cho công tác lập BCTC hợp nhất. Công ty cần có sự thỏa thuận, ràng buộc với Công ty liên kết về trách nhiệm nộp BCTC hàng năm theo đúng thời hạn quy định để Công ty có đủ thời gian lập BCTC hợp nhất kịp thời. Công ty nên sử dụng phần mềm kế toán thống nhất cho Công ty mẹ và cả Công ty con. 3.1.2. Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán và sổ kế toán hợp nhất nhằm theo dõi giao dịch nội bộ tại Công ty cổ phần thương mại Gia Lai a. Tổ chức tài khoản theo dõi giao dịch nội bộ * Tổ chức các tài khoản công nợ phải thu khách hàng, phải trả người bán Phải thu khách hàng mở tài khoản cấp 2 là TK 1311 “Phải thu khách hàng bên ngoài công ty”, TK 1312 “Phải thu khách hàng trong nội bộ mẹ và con” (đối với công ty con), mỗi đối tượng nợ có mã số riêng để theo dõi.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng