Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Lan 6 2016 nap

.PDF
5
480
60

Mô tả:

THẦY : NGUYỄN ANH PHONG MÃ ĐỀ THI : 206 ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ MINH HỌA KÌ THI THPT QUỐC GIA 2015 – 2016 MÔN : HÓA HỌC Thời gian làm bài : 90 phút Thời gian thi : 20THÖÙC – 2 – 2016. Thời gian làm bài : từ 20h – 21h 30 phút. Thời gian nộp đáp án : từ 21h đến 21h 45 phút. ======================================================================= Câu 1: Oxi hóa hoàn toàn m gam kim loại X cần vừa đủ 0,25m gam khí O2. X là kim loại nào sau đây? A. Ca. B. Al. C. Cu. D. Fe. Câu 2: Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của nguyên tố X có 4 electron ở lớp L (lớp thứ hai). Số proton có trong nguyên tử X là A. 6. B. 5. C. 7. D. 8. Câu 3: Trùng hợp m tấn etilen thu được 1 tấn polietilen (PE) với hiệu suất phản ứng bằng 80%. Giá trị của m là A. 0,80. B. 1,25. C. 1,80. D. 2,00. Câu 4: Trong bình kín có hệ cân bằng hóa học sau: CO2 (k) + H2 (k) CO (k) + H2O (k); ΔH > 0. Xét các tác động sau đến hệ cân bằng: (a) tăng nhiệt độ; (b) thêm một lượng hơi nước (c) giảm áp suất chung của hệ; (d) dùng chất xúc tác (e) thêm một lượng CO2. Trong những tác động trên, các tác động làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận là A. (a) và (e). B. (d) và (e). C. (a), (c) và (e). D. (b), (c) và (d). Câu 5: Số đồng phân chứa vòng benzen, có công thức phân tử C7H8O, phản ứng được với Na là A. 2. B. 5. C. 4. D. 3. Câu 6: Liên kết hóa học trong phân tử Br2 thuộc loại liên kết A. ion. B. cộng hóa trị có cực. C. cộng hóa trị không cực. D. hiđro. Câu 7: Cho 7,84 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm Cl2 và O2 phản ứng vừa đủ với 11,1 gam hỗn hợp Y gồm Mg và Al, thu được 30,1 gam hỗn hợp Z. Phần trăm khối lượng của Al trong Y là: A. 51,35%. B. 75,68%. C. 24,32%. D. 48,65%. Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn một lượng ancol X cần vừa đủ 8,96 lít khí O2 (đktc), thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc) và 7,2 gam H2O. Biết X có khả năng phản ứng với Cu(OH)2. Tên của X là A. glixerol. B. propan–1,2–điol. C. propan–1,3–điol. D. etylen glicol. Câu 9: Cho các phương trình phản ứng sau (a) Fe + 2HCl → FeCl2 + H2. (b) Fe3O4 + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + FeSO4 + 4H2O. (c) 2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O. (d) FeS + H2SO4 → FeSO4 + H2S. (e) 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2. Trong các phản ứng trên, số phản ứng mà ion H+ đóng vai trò chất oxi hóa là A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. Câu 10: Khi xà phòng hóa triglixerit X bằng dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được sản phẩm gồm glixerol, natri oleat, natri stearat và natri panmitat. Số đồng phân cấu tạo thỏa mãn tính chất trên của X là A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. Câu 11. Người Mông Cổ rất thích dùng bình bằng Ag để đựng sữa ngựa. Bình bằng Ag bảo quản được sữa ngựa lâu không bị hỏng là do ? A. Bình bằng Ag bền trong không khí B. Ag là kim loại có tính khử rất yếu C. Ion Ag+ có khả năng diệt trùng, diệt khuẩn (dù có nồng độ rất nhỏ) D. Bình làm bằng Ag, chứa các ion Ag+ có tính oxi hóa mạnh Câu 12: Este X có tỉ khối hơi so với He bằng 21,5. Cho 17,2 gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch chứa 16,4 gam muối. Công thức của X là A. C2H3COOCH3. B. CH3COOC2H3. C. HCOOC3H5. D. CH3COOC2H5. Câu 13: Các chất khí điều chế trong phòng thí nghiệm thường được thu theo phương pháp đẩy không khí (cách 1, cách 2) hoặc đầy nước (cách 3) như các hình vẽ sau đây: Có thể dùng cách nào trong 3 cách trên để thu khí NH3? A. Cách 1 B. Cách 2 C. Cách 3 D. Cách 2 hoặc 3 Câu 14: Tiến hành các thí nghiệm sau: (1) Cho Zn vào dung dịch AgNO3. (2) Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3. (3) Cho Na vào dung dịch CuSO4. (4) Dẫn khí CO (dư) qua bột CuO nóng. Các thí nghiệm có tạo thành kim loại là A. (1) và (2). B. (1) và (4). C. (3) và (4). D. (2) và (3). Câu 15: Để loại bỏ Al, Fe, CuO ra khỏi hỗn hợp gồm Ag, Al, Fe và CuO, có thể dùng lượng dư dung dịch nào sau đây? A. Dung dịch Fe(NO3)3. B. Dung dịch HCl. C. Dung dịch HNO3. D. Dung dịch NaOH. Câu 16: Thuốc thử nào sau đây dùng để phân biệt khí H2S với khí CO2? A. Dung dịch NaCl. B. Dung dịch Pb(NO3)2. C. Dung dịch K2SO4. D. Dung dịch HCl. Câu 17: Số đồng phân cấu tạo, mạch hở ứng với công thức phân tử C4H6 là A. 5. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 18: Điện phân dung dịch gồm NaCl và HCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp). Trong quá trình điện phân, so với dung dịch ban đầu, giá trị pH của dung dịch thu được A. giảm xuống. B. không thay đổi. C. tăng lên sau đó giảm xuống. D. tăng lên. Câu 19: Dãy gồm các chất được sắp xếp theo thứ tự tăng dần lực bazơ từ trái sang phải là A. Etylamin, amoniac, phenylamin. B. Etylamin, phenylamin, amoniac. C. Phenylamin, etylamin, amoniac. D. Phenylamin, amoniac, etylamin. Câu 20: Số liên kết peptit có trong một phân tử Ala–Gly–Val–Gly–Ala là A. 2 B. 4 C. 5 D. 3 Câu 21: Để loại bỏ các khí HCl, CO2 và SO2 có lẫn trong khí N2, người ta sử dụng lượng dư dung dịch A. NaCl. B. CuCl2. C. Ca(OH)2. D. H2SO4. Câu 22: Dung dịch chất nào sau đây làm xanh quỳ tím? A. Glyxin. B. Phenylamin. C. Metylamin. D. Alanin. Câu 23: Cho kim loại M phản ứng với Cl2, thu được muối X. Cho kim loại M tác dụng với dung dịch HCl, thu được muối Y. Cho Cl2 tác dụng với dung dịch muối Y, thu được muối X. Kim loại M là A. Fe B. Al C. Zn D. Mg Câu 24: Cho hỗn hợp gồm 27 gam glucozơ và 9 gam fructozơ phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam Ag. Giá trị của m là A. 32,4. B. 16,2. C. 21,6. D. 43,2. Câu 25. Để làm giảm mùi tanh của cá, khi ướp cá và khi chiên, người ta cho thêm vào cá chất nào sau đây ? A. Đường. B. Rượu. C. Muối ăn. D. Hàn the. Câu 26: Cho 50 ml dung dịch HNO3 1M vào 100 ml dung dịch KOH nồng độ x mol/l, sau phản ứng thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan duy nhất. Giá trị của x là A. l,0. B. 0,5. C. 0,8. D. 0,3. Câu 27: Cho phương trình hóa học: aAl + H2SO4 → cAl2(SO4)3 + dSO2 + eH2O. Tỉ lệ a : b là A. 1 : 2. B. 1 : 3. C. 1 : 1. D. 2 : 3. Câu 28: Chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử? A. SO2. B. H2SO4. C. CO2. D. O3. Câu 29: Cho các phát biểu: (1) Tất cả các anđehit đều có cả tính oxi hóa và tính khử; (2) Tất cả các axit cacboxylic đều không tham gia phản ứng tráng bạc; (3) Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch; (4) Tất cả các ancol no, đa chức đều hòa tan được Cu(OH)2. Phát biểu đúng là A. (3) và (4). B. (1) và (3). C. (2) và (4). D. (1) và (2). Câu 30: Chất nào dưới đây khi phản ứng với HCl thu được sản phẩm chính là 2–clobutan? A. But–1–in. B. Buta–1,3–đien. C. But–1–en. D. But–2–in. Câu 31: Cho các chất: but–1–en, but–1–in, buta–1,3–đien, vinylaxetilen, isobutilen. Có bao nhiêu chất trong số các chất trên khi phản ứng hoàn toàn với khí H2 dư (xúc tác Ni, đun nóng) tạo ra butan? A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 32: Phát biểu nào dưới đây không đúng? A. Bản chất của ăn mòn kim loại là quá trình oxi hóa – khử. B. Ăn mòn hóa học phát sinh dòng điện. C. Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là khử ion kim loại thành nguyên tử kim loại. D. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử. Câu 33: Cho m gam Al phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 4,48 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là A. 4,05. B. 8,10. C. 2,70. D. 5,40. Câu 34: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Ở nhiệt độ thường, các amino axit đều là những chất lỏng. B. Các amino axit thiên nhiên hầu hết là các β–amino axit. C. Axit glutamic là thành phần chính của bột ngọt. D. Amino axit thuộc loại hợp chất hữu cơ tạp chức. Câu 35. Để tăng độ giòn và trong của bánh, dưa chua, làm mềm nhanh các loại đậu trắng, đậu đỏ, đậu đen…người ta thường dùng nước tro tàu. Thành phần của nước tro tàu (tro thực vật) là ? A. Hỗn hợp K2CO3 và Na2CO3 B. Hỗn hợp MgCO3 và CaCO3. C. Nước vôi. D. Hỗn hợp K2CO3 và CaCO3. Câu 36. Để đánh giá độ nhiễm bẩn không khí của một nhà máy, người ta tiến hành như sau: lấy 2 lít không khí rồi dẫn qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thì thu được 0,3585 mg chất kết tủa màu đen. Hiện tượng đó chứng tỏ trong không khí đã có khí nào trong các khí sau đây? A. H2S B. CO2 C. SO2 D. NH3 Câu 37: Cho các phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau: X + NaOH to Y + Z. CaO,t o Y (r) + NaOH (r) CH4 + Na2CO3. o Z + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O t CH3COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag. Chất X là A. etyl format. B. metyl acrylat. C. vinyl axetat. D. etyl axetat. Câu 38: Este X hai chức mạch hở có công thức phân tử C7H10O4. Từ X thực hiện các phản ứng sau: (1) X + NaOH dư (2) X2 + H2 Ni ,t 0 t0 X1 + X2 + X3 X3 0 t (3) X1 + H2SO4 loãng Y + Na2SO4 Công thức cấu tạo của chất Y là: A. HOOC-CH=CH-COOH B. HOOC-CH2-CH2-COOH C. CH2=CH-COOH D. HOOC-CH2-COOH Câu 39. Cho 5,6 gam Fe vào 200 ml dung dịch Cu(NO3)2 0,5M và HCl 1,2 M thu được khí NO và m gam kết tủa. Xác định m. Biết rằng NO là sản phẩm khử duy nhất của NO-3 và không có khí H2 bay ra. A. 0,64 B. 2,4 C. 0,32 D. 1,6 Câu 40: Hỗn hợp X gồm Cu và Al2O3 có tỷ lệ mol tương ứng là 4 : 3. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được chất rắn Y và dung dịch Z chứa 2 chất tan có cùng nồng độ mol. Rót từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch Z ta có đồ thị sau: Cho chất rắn Y tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được a mol khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của a là: A. 0,48 B. 0,36 C. 0,42 D. 0,40 Câu 41. Đun nóng 7,6 gam hỗn hợp X gồm C2H2; C2H4 và H2 trong bình kính với xúc tác Ni thu được hỗn hợp khí Y. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y, dẫn sản phẩm cháy thu được lần lượt qua bình 1 đựng H2SO4 đặc, bình 2 đựng Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình 1 tăng 14,4 gam. Khối lượng tăng lên ở bình 2 là: A. 6,0 gam B. 9,6 gam C. 22,0 gam D. 35,2 gam Câu 42. Hòa tan m gam một hỗn hợp gồm AlCl3 và ZnCl2 có tỷ lệ mol tương ứng là 2 : 3 vào nước dư thu được dung dịch X. Cho 960 ml dung dịch NaOH 1M vào X thấy xuất hiện 2a mol hỗn hợp kết tủa. Mặt khác, cho 2080 ml dung dịch NaOH 1M vào X thấy xuất hiện a mol kết tủa. Cho rằng tốc độ các phản ứng là như nhau. Giá trị của m là: A. 97,2 B. 81,0 C. 121,5 D. 64,8 Câu 43. Hỗn hợp M gồm ancol no, đơn chức X và axit cacboxylic đơn chức Y, đều mạch hở và có cùng số nguyên tử C, tổng số mol của hai chất là 0,5 mol (số mol của Y lớn hơn số mol của X). Nếu đốt cháy hoàn toàn M thì thu được 33,6 lít khí CO2 (đktc) và 25,2 gam H2O. Mặt khác nếu đun nóng M với H2SO4 đặc để thực hiện phản ứng este hóa (hiệu suất 80%) thì số gam este thu được là: A. 34,20 B. 27,36 C. 20,80 D. 18,24 Câu 44: Cho m gam NaOH vào dung dịch chứa 0,04 mol H3PO4, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y. cô cạn dung dịch Y thu được 1,22m gam chất rắn khan. Giá trị m gần nhất với: A. 8,1. B. 4,2. C. 6,0. D. 2,1. Câu 45. Hỗn hợp E gồm X là một axit cacboxylic có mạch cacbon không phân nhánh và Y là một ancol hai chức mạch hở (trong đó số mol X nhỏ hơn số mol Y). Đốt cháy hoàn toàn 3,36 gam hỗn hợp E thu được 5,5 gam CO2 và 2,34 gam H2O. Mặt khác, khi cho cùng một lượng E trên phản ứng với Na dư thì thu được 784ml khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của X có trong E gần nhất với: A. 46%. B. 48%. C. 52%. D. 39%. Câu 46: Hỗn hợp X gồm Cu, Fe2O3 và Fe3O4 trong đó oxi chiếm 52/305 về khối lượng. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch Y có tổng khối lượng chất tan là 39,42 gam và còn 5,12 gam chất rằn không tan. Lọc bỏ chất rắn rồi cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được m1 gam hỗn hợp kết tủa và có 0,896 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất của N+5) thoát ra. Giá trị của m1 gần nhất với: A. 95 B. 115 C. 108 D. 105 Câu 47: Hòa tan hết 50 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3, FeS và FeS2 (biết trong X lưu huỳnh chiếm 19,2% về khối lượng) trong 105 ml dung dịch H2SO4 20M (đặc, đun nóng), thu được a mol khí SO2 là sản phẩm khử duy nhất và dung dịch Y. Cho 0,947 lít dung dịch NaOH 1M vào dung dịch Y thu được 16,05 gam kết tủa. Biết các phản ứng hoàn toàn. Giá trị của a là: A. 1,28 B. 1,26 C. 1,32 D. 1,34 Câu 48. Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ đơn chức mạch hở là đồng phân của nhau. Cho 0,3 mol hỗn hợp X vào 300 ml dung dịch NaOH 1M và KOH 1,5M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn Y có khối lượng m gam và phần hơi chứa ancol Z. Oxi hóa hết lượng Z bằng CuO dư, đun nóng rồi cho sản phẩm tác dụng với lượng dư AgNO3 trong NH3, thu được 77,76 gam Ag. Thêm CaO vào Y rồi nung ở nhiệt độ cao, đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp M gồm hai hiđrocacbon có tỷ khối đối với H2 là 16,8. Giá trị của m gần nhất với: A. 63. B. 55. C. 58. D. 59. Câu 49. Cho 27,04 gam hỗn hợp rắn X gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 và Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,88 mol HCl và 0,04 mol HNO3, khuấy đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y (không chứa ion NH4+) và 0,12 mol hỗn hợp khí Z gồm NO2 và N2O. Cho dung dịch AgNO3 đến dư vào dung dịch Y, thấy thoát ra 0,02 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất); đồng thời thu được 133,84 gam kết tủa. Biết tỷ lệ mol của FeO, Fe3O4, Fe2O3 trong X lần lượt là 3 : 2 : 1. Phần trăm số mol của Fe có trong hỗn hợp ban đầu gần nhất với: A. 48% B. 58% C. 54% D. 46% Câu 50. Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic đơn chức, một axit cacboxylic hai chức (hai axit đều mạch hở, có cùng số liên kết π) và hai ancol đơn chức là đồng đẳng liên tiếp. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, thu được 0,21 mol CO2 và 0,24 mol H2O. Thực hiện phản ứng este hóa m gam X (giả sử hiệu suất các phản ứng đều bằng 100%), sản phẩm sau phản ứng chỉ có nước và 5,4 gam các este thuần chức. Phần trăm khối lượng của ancol có phân tử khối lớn trong X gần nhất với: A. 5%. B. 7%. C. 9%. D. 11%. ………………….Hết…………………. Đáp án và lời giải chi tiết các bạn xem trên youtobe.com
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan