Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Lạm phát mục tiêu – khả năng áp dụng khuôn khổ chính sách lạm phát mục tiêu của ...

Tài liệu Lạm phát mục tiêu – khả năng áp dụng khuôn khổ chính sách lạm phát mục tiêu của việt nam

.PDF
66
125
118

Mô tả:

1 TÓM TẮT ĐỀ TÀI I. Lý do chọn đề tài Từ trước đến nay, Việt Nam đã và đang thực hiện chính sách tiền tệ đa mục tiêu. Chúng ta vừa kỳ vọng đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, nhanh chóng vươn lên và ra khỏi nhóm nước có thu nhập thấp và giải quyết công ăn việc làm, vừa kỳ vọng kiểm soát giá cả và lạm phát, ổn định tiền tệ, vừa sử dụng chính sách tiền tệ như một công cụ bổ trợ ổn định ngân sách, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh quốc gia. Thực hiện chính sách tiền tệ đa mục tiêu với neo danh nghĩa là Tổng phương tiện thanh toán (M2) chúng ta đã đạt được những thành tựu nhất định trong quá trình đổi mới. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, cơ chế điều hành chính sách tiền tệ này đã bắt đầu bộc lộ những hạn chế của mình. Kết quả nghiên cứu và thực tế cho thấy Chính phủ đã thực sự có những phản ứng chống lạm phát thông qua các chính sách tiền tệ và tài khóa nhưng thường phản ứng chậm và thụ động trong đa số trường hợp. Một câu hỏi đặt ra là chúng ta cần làm gì khi phải chấp nhận sự thật là chất lượng tăng trưởng thấp trong khi lạm phát lại tăng mạnh? Hàng loạt các tổ chức quốc tế đã và đang hạ dự báo tăng trưởng và nâng dự báo lạm phát năm 2012 của Việt Nam. Đứng trước những khó khăn đó, làm sao vừa kiềm chế được lạm phát, vừa tiếp tục tăng trưởng ở mức hợp lý là một bài toán rất khó. Học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới thì có thể nói lạm phát mục tiêu chính là hướng đi tương lai cho tình trạng kinh tế Việt Nam. Duy trì lạm phát thấp và ổn định nên trở thành mục tiêu hàng đầu của chính sách tiền tệ để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời phải gắn liền với nâng cao hiệu quả các chính sách về cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên, một vấn đề quan trọng đặt ra là liệu Việt Nam hiện nay đã có đủ điều kiện áp dụng khuôn khổ chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu hay chưa? Đây cũng là lý do em chọn đề tài “Lạm phát mục tiêu - Khả năng áp dụng khuôn khổ chính sách lạm phát mục tiêu của Việt Nam” nhằm xem xét và đánh giá khả năng áp dụng lạm phát mục tiêu ở Việt Nam. II. Mục tiêu nghiên cứu Mục đích của đề tài là trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề cơ bản của lạm phát mục tiêu, kinh nghiệm áp dụng khuôn khổ chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu của 2 các nước và thực tiễn Việt Nam đưa ra câu trả lời về việc có nên áp dụng khuôn khổ chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu ở Việt Nam hay không III. Phƣơng pháp nghiên cứu Nghiên cứu chủ yếu dùng phương pháp phân tích định tính, trên cơ sở các dữ liệu thu thập để đánh giá cơ chế điều hành chính sách tiền tệ tại Việt Nam, đồng thời, phân tích khả năng áp dụng khuôn khổ chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu tại Việt Nam IV.Nội dung nghiên cứu - Những vấn đề cơ bản về lạm phát mục tiêu và kinh nghiệm của các nước đã áp dụng lạm phát mục tiêu. - Thực trạng chính sách tiền tệ Việt Nam hiện nay. - Giải pháp và đề xuất nhằm thực hiện lạm phát mục tiêu tại Việt Nam. II. Đóng góp của đề tài Cung cấp những kiến thức cơ bản về lạm phát mục tiêu, cũng lợi ích đạt được của một quốc gia khi thực hiện chính sách lạm phát mục tiêu. Nhìn nhận về những tồn tại và hạn chế của chính sách tiền tệ hiện nay. Đánh giá khả năng áp dụng lạm phát mục tiêu của Việt Nam, từ đó giúp đề ra những giải pháp nhằm hòa thiện chính sách tiền tệ hơn, phù hợp hơn để thực hiện chính sách lạm phát mục tiêu tại Việt Nam. 3 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LẠM PHÁT MỤC TIÊU 1.1. Sơ lƣợc về lạm phát mục tiêu: 1.1.1. Khái niệm về lạm phát mục tiêu. 1.1.1.1. Theo IMF “Chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu là một bản thông báo ra công chúng về chỉ tiêu trung hạn của lạm phát cũng như uy tín của cơ quan thẩm quyền về tiền tệ để đạt mục tiêu này. Các yếu tố khác bao gồm phổ biến thông tin về các kế hoạch và mục tiêu của nhà hoạch định chính sách tiền tệ tới công chúng và thị trường, cũng như trách nhiệm giải trình của Ngân hàng Trung ương để đạt được các chỉ tiêu lạm phát của mình. Các quyết định về chính sách tiền tệ sẽ dựa trên độ lệch dự báo lạm phát (một cách hoàn toàn hay rõ ràng) đóng vai trò là chỉ tiêu trung gian của chính sách tiền tệ”. 1.1.1.2. Theo Bernake “Lạm phát mục tiêu là một khuôn khổ của chính sách tiền tệ được biểu thị bằng cách công bố rộng rãi con số mục tiêu của tỷ lệ lạm phát hay một khung mục tiêu dựa trên một hoặc nhiều dự báo”. 1.1.1.3. Kết luận Có rất nhiều khái niệm được đưa ra về lạm phát mục tiêu, nhưng tựu chung các nghiên cứu đều nhất trí rằng: “Lạm phát mục tiêu là một khung cơ bản cho chính sách tiền tệ mà trong đó Ngân hàng trung ương tính toán và công khai công bố một chỉ số lạm phát mục tiêu, và sẽ cố gắng duy trì mục tiêu này để nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế ổn định và tỷ lệ thất nghiệp thấp”. 1.1.2. Đặc điểm của lạm phát mục tiêu. 1.1.2.1. Ƣu điểm So với cơ chế điều hành chính sách tiền tệ trước nó, cơ chế điều hành chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu có một số ưu điểm. Thứ nhất, cho phép xác lập một khuôn khổ chính sách tiền tệ minh bạch với sự bảo đảm bằng trách nhiệm và uy tín trước công chúng bởi Ngân hàng Trung ương. Đó là cơ sở xác định lòng tin của 4 công chúng với cơ quan quản lý tiền tệ và là cơ chế đánh giá mức độ hoàn thành sứ mệnh của Ngân hàng Trung ương. Thứ hai, đây là cơ chế điều hành chính sách tiền tệ vừa tạo cho Ngân hàng Trung ương sự tập trung cần thiết vừa được quyền tự do, linh hoạt và quyền tự quyết nhất định trong điều hành chính sách tiền tệ. Thứ ba, tính độc lập tương đối của Ngân hàng Trung ương được duy trì nên Ngân hàng Trung ương có thể đối phó hiệu quả với những cú sốc xảy ra trong nước cũng như bảo vệ nền kinh tế trước những cú sốc xảy ra bên ngoài quốc gia. Thứ tư, do hướng vào một mục tiêu duy nhất là lạm phát nên chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu đã tạo tiền đề cho các mục tiêu kinh tế vĩ mô khác phát triển ổn định trong dài hạn như tăng trưởng, việc làm,…Điều này được minh chứng rõ hơn khi tiếp cận với các nền kinh tế đã áp dụng cơ chế điều hành chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu. Tuy nhiên, cho dù có nhiều ưu điểm, cơ chế điều hành chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu hoàn toàn không phải là phương thức hữu dụng bách bệnh. 1.1.2.2. Nhƣợc điểm Các ưu điểm của cơ chế điều hành chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu như đã đề cập ở trên cũng đồng thời là các nhược điểm của chính nó. Thứ nhất, do cơ chế ràng buộc giữa quyền và trách nhiệm trong điều hành chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu nên chính Ngân hàng Trung ương có thể bị trả giá rất đắt nếu những gì họ tự quyết trong việc điều hành chính sách tiền tệ lại dẫn tới lạm phát cao chứ không phải là lạm phát thấp và ổn định. Thứ hai, do các hiệu ứng của chính sách lên lạm phát có độ trễ về mặt thời gian nên Ngân hàng Trung ương không thể dễ dàng kiểm soát được lạm phát. Như vậy, việc đạt được mục tiêu lạm phát một cách chính xác về thời gian thường gặp khó khăn và cũng vì thế mà việc đánh giá mức độ thành công của chính sách cũng thường chậm trễ. Thứ ba, việc cố gắng để đạt được lạm phát mục tiêu có thể dẫn đến một mức tăng trưởng không bền vững của công ăn việc làm và sản lượng. 5 Thứ tư, do cơ chế ràng buộc thông tin giữa Ngân hàng Trung ương và công chúng nên Ngân hàng Trung ương luôn đứng trước áp lực phải minh bạch hơn, đối thoại tốt hơn trong khi không phải lúc nào họ cũng có thể đáp ứng yêu cầu này. 1.1.3. Các trụ cột cơ bản của lạm phát mục tiêu. 1.1.3.1. Tính minh bạch Có hai yếu tố đứng đằng sau sự tăng cường tính minh bạch của Ngân hàng trung ương. Thứ nhất, đó là mối quan hệ giữa tính minh bạch và hiệu quả của chính sách tiền tệ. Thứ hai, mối quan hệ giữa tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của Ngân hàng Trung ương. Tính minh bạch của chính sách tiền tệ đòi hỏi Ngân hàng Trung ương phải minh bạch trong mục tiêu của chính sách, minh bạch trong hoạt động của cơ chế truyền tải tiền tệ giữa hành động chính sách của Ngân hàng Trung ương và các biến mục tiêu, minh bạch trong việc đánh giá triển vọng của hoạt động kinh tế và lạm phát từ quan điểm của Ngân hàng Trung ương, và minh bạch trong việc thiết lập tỷ lệ lãi suất chính sách. Nói chung, tính minh bạch sẽ giúp cải thiện chức năng của chính sách tiền tệ trong một số khía cạnh sau. Thứ nhất, tính minh bạch làm tăng hiểu biết tốt hơn của công chúng về thị trường và chính sách tiền tệ và chính sách tiền tệ sẽ được lợi từ sự hiểu biết và ủng hộ của công chúng. Ngân hàng Trung ương nên nhấn mạnh đến vai trò của chính sách tiền tệ là để kiềm chế lạm phát trong dài hạn và khẳng định rằng một môi trường lạm phát thấp sẽ giúp nền kinh tế đạt được mức tăng trưởng năng suất cao hơn. Nếu công chúng hiểu và tin tưởng vào mục tiêu mà Ngân hàng Trung ương đang hướng tới, lạm phát kỳ vọng sẽ giảm và do đó sẽ giảm chi phí kiềm chế lạm phát. Thứ hai, là mối quan hệ giữa tính minh bạch và chức năng của chính sách tiền tệ bao gồm cả hành vi của các bên tham gia trên thị trường tài chính. Khi thị trường tài chính hiểu và dự đoán được những động thái của Ngân hàng Trung ương, những bước đầu tiên trong cơ chế truyền tải tiền tệ giữa các hành động chính sách và hoạt động kinh tế cũng như lạm phát được thực hiện trôi chảy hơn. 6 1.1.3.2. Công bố thông tin Sự minh bạch trong điều hành chính sách tiền tệ được xác định dựa trên mức độ công bố thông tin của Ngân hàng Trung ương đối với thị trường. Nội dung công bố thông tin: về cơ bản, các loại thông tin mà các Ngân hàng Trung ương thường công bố nhằm minh bạch hóa điều hành chính sách tiền tệ bao gồm: (1) Mục tiêu điều hành (mức lạm phát, hay cung tiền, hay tỷ giá mà chính sách tiền tệ cần đạt được); (2) Dự báo về các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, tài chính, tiền tệ và khả năng đạt được mục tiêu; (3) Biên bản các cuộc họp và quyết định chính sách; (4) Kết quả bỏ phiếu ra quyết định chính sách; và (5) Các giải thích về việc thay đổi chính sách. Cách thức công bố thông tin: (1) Thông cáo báo chí, họp giao ban báo chí: thường được thực hiện ngay sau các cuộc họp, giải thích ngắn gọn nguyên nhân ra quyết định chính sách; (2) Báo cáo: được thực hiện định kỳ tháng, quý, năm, là những phân tích chi tiết về bối cảnh và triển vọng kinh tế vĩ mô trong từng giai đoạn, quá trình và kết quả điều hành chính sách tiền tệ trong mối quan hệ với các chính sách vĩ mô khác, quyết định chính sách trong thời gian tới; (3) Tổ chức các cuộc họp chính thức hoặc bất thường; (4) Phát biểu, tuyên bố của lãnh đạo Ngân hàng Trung ương và các chuyên gia Ngân hàng Trung ương . 1.1.3.3. Chiến lƣợc truyền thông Truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải quan điểm của Ngân hàng Trung ương đến thị trường và công chúng. Một số thông điệp mà Ngân hàng Trung ương cần truyền tải gồm: (1) Ngân hàng Trung ương phải khẳng định mục tiêu lạm phát thấp và ổn định là phương tiện để đạt được mục tiêu cuối cùng cho nền kinh tế tăng trưởng lành mạnh và chỉ có khi đó việc làm được cung cấp nhiều hơn và mức sống của người dân sẽ được cải thiện trong một môi trường ổn định; (2) Ngân hàng Trung ương phải khẳng định chính sách tiền tệ là phương tiện cần thiết nhưng không đủ để đạt được các mục tiêu kinh tế. Khi giới thiệu khuôn khổ chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu, Ngân hàng Trung ương nên cố gắng truyền tải cho công chúng và thị trường hiểu rõ cách mà 7 khuôn khổ này được điều hành. Điều này có nghĩa Ngân hàng Trung ương cung cấp những cuộc thảo luận về mục tiêu chính sách, nhận thức hiện tại của Ngân hàng Trung ương về cơ chế truyền tải của chính sách tiền tệ, và giải thích việc lựa chọn các thông số thiết kế chính của cơ chế lạm phát mục tiêu. Trong số những khía cạnh quan trọng nhất của chiến lược truyền thông là cung cấp lời giải thích rõ ràng cách thức Ngân hàng Trung ương sẽ phản ứng như thế nào với tác động của các cú sốc cung và cầu lên lạm phát dự báo. Ngân hàng Trung ương cần nhấn mạnh: (1) Cách tiếp cận chính sách của Ngân hàng Trung ương sẽ tập trung vào trung hạn; (2) Tỷ lệ lạm phát dự báo sẽ đóng vai trò quan trọng trong điều hành chính sách; và (3) Quan điểm của Ngân hàng Trung ương về lạm phát dự báo sẽ thay đổi khi có được thông tin mới (bao gồm các cú sốc không dự báo trước được) và khi có những thay đổi trong phát triển kinh tế. 1.1.3.4. Trách nhiệm giải trình Nhân tố chủ chốt thứ hai thúc đẩy xu hướng về sự minh bạch hơn là xu hướng trách nhiệm giải trình lớn hơn, một yếu tố quan trọng trong khuôn khổ ủng hộ tính độc lập của ngân hàng trung ương. Để trách nhiệm giải trình được hiệu quả, cơ quan giám sát phải có đủ thông tin để đánh giá việc điều hành chính sách của ngân hàng trung ương. Các ngân hàng trung ương cung cấp thông tin đó trong nội dung chiến lược truyền thông toàn diện của họ, và nhu cầu cung cấp thông tin này đóng vai trò quan trọng ngày càng tăng trong tính minh bạch của chính sách tiền tệ. 1.1.4. Điều kiện cơ bản để áp dụng lạm phát mục tiêu. Thứ nhất, Ngân hàng Trung ương cần có một mức độ độc lập tương đối để thực thi chính sách tiền tệ, mặc dù, không có một Ngân hàng Trung ương nào có thể hoàn toàn độc lập khỏi sự ảnh hưởng của Chính phủ. Ngân hàng Trung ương cần phải, trong giới hạn cho phép, được tự do lựa chọn các công cụ để đạt được tỷ lệ lạm phát mục tiêu. Để thực hiện yêu cầu này, quốc gia đó cần từ bỏ nguyên tắc “ngân sách chi phối”, cũng như các vấn đề thuộc chính sách tài khóa không được gây ra bất cứ ảnh hưởng nào đến chính sách tiền tệ. 8 Thứ hai, Ngân hàng Trung ương phải có năng lực thực hiện lạm phát mục tiêu cũng như không có trách nhiệm với các mục tiêu khác như: tiền lương, mức thất nghiệp hay tỷ giá. Thứ ba, thể chế tài khóa, tài chính vững mạnh. Thể chế tài khóa vững mạnh thể hiện ở sự cân bằng trong thu chi ngân sách, kỷ luật rõ ràng trong các hoạt động thu chi, không có sự can thiệp để Ngân hàng Trung ương tài trợ cho thâm hụt ngân sách hoặc phát hành tiền để Chính phủ trả nợ. Thể chế tài chính vững mạnh được thể hiện ở sự phát triển vững vàng của hệ thống ngân hàng và hệ thống các định chế tài chính phi ngân hàng. Thứ tư, thể chế tiền tệ vững mạnh. Phải có cam kết mang tính thể chế được phổ biến rộng rãi về việc ổn định giá cả và phải được hiểu là mục tiêu quan trọng nhất của chính sách tiền tệ trong dài hạn. 1.1.5. Các nhân tố ảnh hƣởng đến lạm phát mục tiêu (1)Pr(IT/…)= f(Inf, Open, Fiscal, MT, CBFI, CBGI, CBII)  Với dữ liệu của 27 nước trong vòng 10 năm (1990-1999)  Inf: mức lạm phát trung bình  Open:mở cửa mậu dịch  Fiscal: thặng dư GDP  MT: mục tiêu tăng trưởng tiền tệ  CBFI: Sự chính thức độc lập của ngân hang trung ương  CBGI: Mục tiêu độc lập của ngân hàng trung ương  CBII: Sự độc lập của các công cụ của ngân hang trung ương 1.1.5.1. Mức độ lạm phát trung bình Có ảnh hưởng đáng kể đến chế độ lạm phát mục tiêu Các nước áp dụng chế độ lạm phát mục tiêu đều hướng đến việc giảm lạm phát xuống một con số trước và sau khi thực hiện chế độ lạm phát mục tiêu Các nước thực hiện chế độ lạm phát mục tiêu sẽ có mức lạm phát cao hơn các nước không thực hiện trong trung hạn 9 1.1.5.2. Mở cửa mậu dịch Các nước có lượng mở cửa mậu dịch cao thích hợp hơn đối với lạm phát mục tiêu Hầu hết các nước công nghiệp lớn không phải là những nước thực hiện lạm phát mục tiêu 1.1.5.3. Thặng dƣ GDP Có mối quan hệ nghịch biến đối với thặng dư GDP. Tuy nhiên mối liên hệ này không đạt đến mức trung bình. 1.1.5.4. Mục tiêu tăng trƣởng tiền tệ Có liên hệ đáng kể. Nghịch biến đối với lạm phát mục tiêu. 1.1.5.5. Sự độc lập của các công cụ của Ngân hàng Trung ƣơng. Lạm phát mục tiêu có liên hệ chặt chẽ với sự độc lập và các công cụ độc lập của ngân hàng trung ương. Có mối liên hệ nghịch biến đối với mục tiêu độc lập của ngân hàng trung ương, vì nếu ngân hàng có quyền tự do quyết định mục tiêu cho mình, họ sẽ hạ tỉ giá hối đoái hoặc neo tỉ lệ tăng trưởng tiền tệ hơn là thực hiện chế độ lạm phát mục tiêu. Lạm phát mục tiêu thường được kết hợp với các mục tiêu của chính phủ. 1.2. Đánh giá mức độ thành công của chính sách lạm phát mục tiêu. 1.2.1. Sự độc lập của Ngân hàng Trung ƣơng và lạm phát mục tiêu củng cố qua lại lẫn nhau. Kinh nghiệm trong những năm 1990 cho thấy rằng việc mở rộng hơn nữa sự độc lập của Ngân hàng Trung ương thường hỗ trợ cho việc chấp nhận lạm phát mục tiêu. Ở một số quốc gia trước khi chấp nhận lạm phát mục tiêu nên cung cấp những công cụ độc lập và chính thức cho các ngân hàng trung ương, như trường hợp ở New Zealand và Chile. Ở các nước khác, như Anh, công cụ độc lập đưa ra sau khi xảy ra lạm phát mục tiêu. 10 Ngân hàng Trung ương chỉ đạo điều hành chính sách tiền tệ với một mức độ độc lập tương đối có nghĩa là không đòi hỏi sự độc lập hoàn toàn với chính phủ, nhưng phải có quyền tự do điều hành các công cụ chính sách tiền tệ để đặt được mục tiêu lạm phát mà Chính phủ cho là thích hợp. Để tuân thủ điều kiện này, nước đó không thể thực hiện một chính sách tài khoá thống trị- đó là một chính sách không xem xét đến sự khống chế của chính sách tiền tệ , mà phải thực hiện một chính sách tài chính không thống trị, tức khi thâm hụt ngân sách, nguồn bù đắp cho thâm hụt này không phải chủ yếu là từ nguồn Ngân hàng Trung ương và hệ thống ngân hàng, mà phải sự dụng chủ yếu từ nguồn thu phát hành công cụ nợ của chính phủ với dân chúng và từ các nguồn thu khác của Chính phủ. Nếu tồn tại một chính sách tài khoá thống trị “ Fiscal dominance”, thì áp lực lạm phát có nguồn nguốc từ chính sách tài khoá sẽ làm giảm hiệu quả điều hành của chính sách tiền tệ. Ngân hàng Trung ương phải có thẩm quyền và sẵn sàng không theo đuổi mục tiêu của các biến số kinh tế khác, như tiền lương, công ăn việc làm , hoặc tỷ giá hối đoái. Vì nếu chính sách tiền tệ theo đuổi đồng thời với các mục tiêu này thì không thể thực hiện mục tiêu lạm phát và ổn định, hoặc có thì cũng không hiệu quả. Ví dụ Ngân hàng Trung ương đồng thời theo đuổi mục tiêu tỷ giá, thì để giữ cho tỷ giá ổn định ở mức mục tiêu buộc Ngân hàng Trung ương phải can thiệp trên thị trường, khi đó mức cung tiền có thể cao hoặc thấp mức mong muốn để đạt mức lạm phát mục tiêu. Việt nam có thể là một minh chứng cho lập luận này. Trong những năm 1998-2000, chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương theo đuổi nhiều mục tiêu, trong đó ổn định tỷ giá được coi trọng nhất. Về cơ bản trong những năm này Việt nam đã đạt được mục tiêu về tỷ giá, nhưng mục tiêu lạm phát đã không đạt được ở mức mục tiêu ( năm 1998 đặt mức mục tiêu 7%, thực tế 9,2%; năm 1999 mức mục tiêu 5-6%, thực tế là 0,1%; năm 2000 mức mục tiêu 5%, thực tế –0,6%). Trong những trường hợp sử dụng cơ chế tỷ giá linh hoạt hơn, thì xét về mặt lý thuyết, mục tiêu tỷ giá cũng có thể cùng tồn tại với mục tiêu lạm phát với điều kiện phải rõ ràng và mục tiêu lạm phát phải được ưu tiên hàng đầu, nếu không chính sách tiền tệ sẽ không có được lòng tin cần thiết cho sự thành công. 11 1.2.2. Thông tin, sự minh bạch và trách nhiệm đƣợc củng cố lẫn nhau trong chính sách lạm phát mục tiêu. Việc chấp nhận lạm phát mục tiêu đã theo sau (và đôi khi đi trước) bước cải tiến lớn của ngân hàng trung ương trong việc truyền đạt ra công chúng và thị trường và sự tiến bộ vượt bậc trong chính sách tiền tệ minh bạch. Một số quốc gia thực hiện lạm phát mục tiêu bắt đầu công khai các bản báo cáo về lạm phát, những phát biểu về chính sách tiền tệ, các biên bản họp của Ngân hàng Trung ương, các mô hình Ngân hàng trung ương, và những dự báo về lạm phát. Trong chính sách lạm phát mục tiêu nỗ lực truyền thông mạnh mẽ được thực hiện bởi các ngân hàng trung ương thì quan trọng hơn trong các chính sách tiền tệ thay thế, sự tín nhiệm vào chính sách và sự kì vọng về lạm phát giữ vai trò trung tâm trong việc đạt được lạm phát mục tiêu (Bernanke và cộng sự. 1999). Tính rõ ràng, minh bạch nghĩa là mục tiêu lạm phát phải được chuyển tải đến công chúng một cách rõ ràng, minh bạch và hiệu quả, để dân chúng thấu hiểu mục tiêu ổn định giá cả của chính sách tiền tệ là thế nào. Đồng thời Ngân hàng trung ương phải có trách nhiệm giải thích và công bố đến dân chúng về những thay đổi chính sách với những lý do rõ ràng. Mặt khác, Ngân hàng trung ương phải nói rõ trách nhiệm của mình ở mức độ nào khi thực hiện mục tiêu lạm phát đã đặt ra, phải giải thích cho dân chúng một cách dân chủ, công khai, rõ ràng ai là người xác định lạm phát, Ngân hàng trung ương, hay Chính phủ, hay cả hai. Điều đó nói lên rằng lạm phát được xác định trên cơ sở cấu trúc hay áp lực chính trị. 1.2.3. Lạm phát mục tiêu thành công trong nỗ lực giúp các nƣớc giảm lạm phát. Bằng chứng cho thấy các nước đã thực hiện lạm phát mục tiêu đã giảm lạm phát trong dài hạn xuống dưới mức sẽ đạt được khi không thực hiện lạm phát mục tiêu. Tuy nhiên lạm phát mục tiêu không làm cho lạm phát nằm dưới mức lạm phát của các nước công nghiệp đã áp dụng chế độ tiền tệ thay thế, (Bernanke và cộng sự năm 1990). Việc chấp nhận lạm phát mục tiêu thường liên quan đến một lượng lớn đầu tư ban đầu trong việc giảm lạm phát (Corbo và cộng sự. 2000). 12 Lạm phát mục tiêu được cho là một chính sách được ưa thích khi gặp những cú sốc bất lợi. Những năm 1990, ngoại trừ nước khủng hoảng tài chính mới nổi trong giai đoạn 1997-1999,nền kinh tế thế giới có nhiều triển vọng, tiêu biểu là việc mở rộng kinh tế lớn nhất nước Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ hai (Mỹ đã thực sự bắt tay vào việc mở rộng kinh tế với quy mô rộng lớn nhất trong những năm sau chiến tranh. Người có tiền, người tiêu dùng đã chi tiêu tiền bạc, và công ty đã thu lợi nhuận từ đó. Các công ty kiểu mới này đã bắt đầu và đã thành công, và các doanh nghiệp cũ thì lớn hơn gấp nhiều lần vì điều này. Các ngành công nghiệp mới được tạo ra bằng việc mở nhiều khả năng kinh doanh mới hơn trong tương lai gần. Các thời kỳ sau chiến tranh là sự khởi đầu của bùng nổ công nghệ, có thể làm biến đổi thế giới trong vòng 50 năm. Việc di chuyển ra khỏi các thành phố vẫn tiếp tục, và những bùng nổ nhỏ vẫn còn xảy ra. Tất cả điều này làm cho những năm sau chiến tranh là những năm nền kinh tế phát triển tốt nhất trong lịch sử Mỹ.) đang được nền kinh tế thế giới quan tâm. Thực tế này khiến nhiều nhà quan sát lập luận rằng lạm phát mục tiêu là một cơ chế chưa được kiểm chứng, bởi vì ở nhiều quốc gia thực hiện lạm phát mục tiêu, không có cú sốc bất lợi lớn nào làm ảnh hưởng đến việc đạt được mức lạm phát thấp và ổn định. Nhưng những quốc gia thực hiện lạm phát mục tiêu là những nền kinh tế mở, nhỏ mà phụ thuộc rất nhiều vào những cú sốc nghiêm trọng do hậu quả của cuộc khủng hoảng châu Á năm 1997 - trái ngược với những nước không thực hiện lạm phát mục tiêu thì không bị ảnh hưởng bởi những cú sốc này. Trong số những nước thực hiện lạm phát mục tiêu khác như ÚC, Chile, Israel, và New Zealand đã phải gánh chịu những bất lợi về tài chính kết hợp với các cú sốc của tỷ giá thương mại đã làm tỷ giá hối đoái giảm đáng kể. Họ dự báo việc này một cách thành công, bằng cách ghi lại khá xuyên suốt quá trình mất giá dẫn đến lạm phát. Trong giai đoạn 1999-2000 cú sốc giá dầu là một trường hợp thứ hai đối với những nước nhập khẩu dầu thực hiện lạm phát mục tiêu, trong đó có đề cập đến các nước nói trên và Brazil, Cộng hòa Séc và Ba Lan. Việc gia tăng đáng kể tình trạng lây lan lạm phát- thông qua giá năng lượng và giảm tỷ giá hối đoái – làm cho mục tiêu của những nước này đang được đặt trong tình trạng đáng báo động. Tuy nhiên có một bằng chứng hiện nay từ những nước thực hiện lạm phát 13 mục tiêu cho thấy rằng những tác động của cú sốc dầu vào lạm phát cơ bản là không đáng kể ( lạm phát tăng lên vừa phải và chỉ tạm thời). 1.2.4. Lạm phát mục tiêu làm giảm tỷ lệ đánh đổi và biến động sản lƣợng tại các nƣớc thực hiện lạm phát mục tiêu. Bernanke et al. (1999) thấy rằng lạm phát mục tiêu không làm cho việc giảm lạm phát ít tốn kém chi phí hơn, bởi vì lạm phát mục tiêu không làm cho tỷ lệ đánh đổi và đường cong Phillips thay đổi. Tuy nhiên, dựa trên các bằng chứng mới của một mẫu lớn hơn của những nước thực hiện và không thực hiện lạm phát mục tiêu, Corbo et al. (2000) kết luận rằng tỷ lệ đánh đổi đã giảm ở các nước mới nổi sau khi thực hiện lạm phát mục tiêu. Họ cũng thấy rằng đường biến động sản lượng đã dốc xuống trong cả hai nền kinh tế mới nổi và công nghiệp hóa sau khi thực hiện lạm phát mục tiêu, đến mức xấp xỉ với (và đôi khi thấp hơn) những quan sát ở các nước công nghiệp không thực hiện lạm phát mục tiêu. Thông qua thảo luận những xu hướng lạm phát khác nhau và vì sao lại lựa chọn việc điều chỉnh mục tiêu lạm phát, Ngân hàng Trung ương có thể phản bác lại luận điểm của Mervyn King (1996) về vấn đề Ngân hàng Trung ương chỉ quan tâm đến kiểm soát lạm phát, chứ không màng tới sự biến động của sản lượng. Bằng việc chỉ ra rằng nếu chọn tỉ lệ lạm phát thấp sẽ dẫn đến tổn thất lớn về sản lượng. Đường cong Phillips biểu thị quan hệ giữa tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát (đường cong Phillips phiên bản lạm phát) hoặc giữa tỷ lệ thất nghiệp và tốc độ tăng trưởng GDP (đường cong Phillips phiên bản GDP). Đường này được đặt theo tên Alban William Phillips, người mà vào năm 1958 đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm dựa trên dữ liệu của nước Anh từ năm 1861 đến năm 1957 và phát hiện ra tương quan âm giữa tỷ lệ thất nghiệp và tốc độ tăng tiền lương danh nghĩa. Lý luận của trường phái kinh tế học vĩ mô tổng hợp. 14 Đường cong Phillips dốc xuống phía phải. Kinh tế Mỹ thập niên 1960 có hiện tượng tỷ lệ lạm phát khá cao mặc dù tốc độ tăng trưởng GDP cũng cao. Để giải thích hiện tượng đó, các nhà kinh tế của trường phái kinh tế học vĩ mô tổng hợp đã sử dụng kết quả nghiên cứu của Phillips và dựng nên đường cong Phillips dốc xuống phía phải trên một đồ thị hai chiều với trục hoành là các mức tỷ lệ thất nghiệp và trục tung là các mức tỷ lệ lạm phát. Trên đường này là các kết hợp giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp. Dọc theo đường cong Phillips, hễ tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống thì tỷ lệ lạm phát sẽ tăng lên; và ngược lại. Từ đó, trường phái kinh tế học vĩ mô tổng hợp lý luận rằng để giảm tỷ lệ thất nghiệp chính phủ đã sử dụng chính sách quản lý tổng cầu, song do tỷ lệ thất nghiệp có quan hệ ngược chiều bền vững với tỷ lệ lạm phát, nên tăng trưởng kinh tế cao đương nhiên gây ra lạm phát. Lạm phát là cái giá phải trả để giảm tỷ lệ thất nghiệp. 1.3. Kinh nghiệm của các nƣớc áp dụng lạm phát mục tiêu. 1.3.1. Lý do áp dụng lạm phát mục tiêu. Có thể nói, lý do chuyển sang áp dụng chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu của các nước là rất đa dạng. Đa số các nước chuyển sang áp dụng chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu do sự bất ổn về tỷ giá hối đoái; cần có neo danh nghĩa cho các kỳ vọng lạm phát; một số nước áp dụng lạm phát mục tiêu nhằm ứng phó với hoạt 15 động kinh tế nghèo nàn; một số nước khác nhằm đáp ứng yêu cầu gia nhập Liên minh Châu Âu (xem Bảng 1.1). Bảng 1.1. Động cơ áp dụng lạm phát mục tiêu Các nước IT Nhằm ứng phó Sự bất ổn định Gia nhập Neo các kỳ với hoạt động của tỷ giá hối EMU vọng lạm kinh tế nghèo nàn đoái phát x x Brasil Chile x CH Séc x x x Israel x Ba Lan x Nam Phi x Australia x x x x Canada x Phần Lan NewZealand x x x x Tây Ban Nha x Thụy Điển x Vương Quốc Anh x x Nguồn: Bernanke và các cộng sự (1999), Morande và Schmidt-Hebbel (2000), Clinton (2000), và các báo cáo Ngân hàng Trung ương. 16 Nói chung, có thể chia thành hai nhóm lý do dẫn đến áp dụng lạm phát mục tiêu ở các nước như sau: Thứ nhất, nhóm lý do kỳ vọng một cơ chế chính sách tiền tệ mới hiệu quả hơn. Thực tiễn cho thấy lý do chung đối với các quốc gia khi thực hiện lạm phát mục tiêu đó là các nước này đều gặp phải khó khăn trong việc sử dụng các neo danh nghĩa khác (như tỷ giá hay cung tiền), cũng như mong muốn một tỷ lệ lạm phát thấp hơn và neo các kỳ vọng lạm phát. Thuộc nhóm lý do này phần lớn là các nước công nghiệp phát triển như NewZealand, Vương Quốc Anh, Canada,… và một số nước chuyển đổi như Cộng hòa Séc, Ba Lan, Hungary… Thứ hai, nhóm lý do từ cú sốc về khủng hoảng tài chính – tiền tệ hoặc bị tác động của khủng hoảng tài chính – tiền tệ trước đó. Đa số nước đang phát triển chấp nhận chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu thuộc nhóm lý do này. Nước điển hình thiết lập chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu để ứng phó với các cú sốc tiền tệ là Brazil. Tháng 6/1999, Brazil chính thức áp dụng cơ chế chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu. Tuy nhiên, việc áp dụng cơ chế tiền tệ này được coi như một đối sách ứng phó với sự sụp đổ trước đó của đồng Real vào tháng 1/1999. Trong khi đó, đối với các nước khác như Mexico, Nam Phi, Thái Lan, Hàn Quốc, Philippin, Indonesia,… việc áp dụng chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu không phải bắt đầu từ những cú sốc kinh tế trực tiếp nhưng trước đó những nước này đã trải qua hoặc chịu tác động bởi các cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ. Động cơ áp dụng IT của những nước này cũng như các nước công nghiệp tiên tiến như Thụy Điển và Anh, đó là họ cần một neo mới cho chính sách tiền tệ sau khi hủy bỏ chế độ tỷ giá hối đoái cố định. Tuy lý do chuyển sang cơ chế điều hành chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu của mỗi nước có thể khác nhau nhưng họ đều thống nhất dựa trên cơ sở lý luận cho rằng: (1) Tỷ lệ lạm phát thấp và ổn định sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tăng tỷ lệ việc làm trong dài hạn; (2) Việc lấy chỉ tiêu lạm phát thấp và ổn định làm mục tiêu duy nhất đã khắc phục được hiện tượng xung đột giữa các mục tiêu; (3) Việc theo đuổi mục tiêu lạm phát thấp và ổn định thể hiện quyết tâm và trách nhiệm cao của Ngân hàng Trung ương trước công chúng và đó là cơ sở để tạo uy tín cho họ. 17 1.3.2. Các điều kiện vào thời điểm để các nƣớc đƣa ra việc áp dụng lạm phát mục tiêu. Nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia đã thực hiện lạm phát mục tiêu cho thấy, các quốc gia không nhất thiết phải đáp ứng tất cả các điều kiện tiên quyết của khuôn khổ lạm phát mục tiêu ngay từ đầu thì mới có thể thực hiện thành công khuôn khổ lạm phát mục tiêu. Trong số các nước nghiên cứu, chỉ có Canada có vị thế tốt tại thời điểm nước này chuyển sang áp dụng khuôn khổ lạm phát mục tiêu. Tại một số quốc gia, chỉ một số điều kiện tiên quyết được đáp ứng, ở một số quốc gia khác, một số điều kiện khác được bỏ qua hoặc có thể được thiết lập dần dần theo thời gian trong quá trình thực hiện khuôn khổ của lạm phát mục tiêu (xem Bảng 1.2 và Bảng 1.3) Bảng 1.2: Các yếu tố chính để lạm phát mục tiêu thực hiện thành công Các điều kiện Duy trì giá cả ổn định là mục tiêu Quốc gia đáp ứng điều kiện Romania và Thổ Nhĩ Kỳ chính của chính sách tiền tệ Duy trì giá cả ổn định là mục tiêu Canada, Chile, Cộng hòa Séc; Hungary, chính, bên cạnh việc duy trì các mục Israel và Ba Lan (cùng với neo tỷ giá hối tiêu khác đoái theo biên độ: exchange rate bands) Độc lập về mục tiêu (goal) hoặc thỏa Israel (Chính phủ đặt ra các mục tiêu) thuận với chính phủ về chiến lược Canada, CH Séc, Hungary và Thổ Nhĩ chuyển sang lạm phát mục tiêu Kỳ (NHTW và Chính phủ cùng tham gia hoạch định mục tiêu); Chile và Ba Lan (Ngân hàng Trung ương đặt ra mục tiêu) Không có sự áp chế tài chính* (fiscal Canada, Chile, CH Séc, Hungary, Israel, dominance) (chính phủ tiếp cận giới Ba Lan, Romania, Thổ Nhĩ Kỳ hạn hoặc bị cấm) với nguồn tín dụng của Ngân hàng Trung ương) 18 Ngân hàng trung ương độc lập trong Canada, Chile, CH Séc, Hungary, Israel, việc sử dụng các công cụ * Ba Lan, Romania, Thổ Nhĩ Kỳ Hiểu rõ cơ chế truyền tải chính Canada (tương đối tốt mặc dù còn có những khoảng trống); Chile, CH Séc, Hungary, Israel, BaLan, Romania và Thổ Nhĩ Kỳ (đang nỗ lực thực hiện trên những nền tảng cơ bản ban đầu) Kiểm soát lãi suất ngắn hạn ở mức độ Canada, Chile, CH Séc, Thổ Nhĩ Kỳ, hợp lý* Hungary, Israel và Ba Lan (mặc dù hợp lý, nhưng việc kiểm soát hơi phức tạp bởi theo đuổi đồng thời cả mục tiêu tỷ giá hối đoái) Phát triển thị trường tài chính một Canada và Chile (phát triển tốt); CH cách hợp lý* Séc, Hungary, Israel (phát triển tương đối tốt), Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan, và Romania (phát triển không tốt bằng các nước khác) Thị trường tài chính ổn định một cách Canada, Chile, CH Séc, Hungary, Israel, hợp lý* Ba Lan, Romania, Thổ Nhĩ Kỳ Năng lực mô hình hóa/dự báo Canada (phát triển tốt); các nước còn lại mới ở giai đoạn ban đầu, đã phát triển và cải thiện theo thời gian Cơ chế về trách nhiệm giải trình Canada (không có cơ chế trách nhiệm giải trình chính thức ngay từ đầu, tuy nhiên, cần phải giải thích chính sách tiền tệ cho công chúng; cơ chế chính thức được 19 thành lập theo thời gian); Thổ Nhĩ Kỳ (thông qua các yêu cầu thông báo cho công chúng về hoạt động của ngân hàng trung ương và chính sách tiền tệ và khi các mục tiêu không đáp ứng được trong thời gian dự kiến). Nguồn: Charles Freedman and İnci Ötker-Robe (2009). Ghi chú: * Đa số các nước đáp ứng điều kiện này Bảng 1.3. Tình trạng các điều kiện tiên quyết vào thời điểm lạm phát mục tiêu được đưa ra Quốc gia Các điều kiện tiên quyết đã Các điều kiện tiên quyết bị bỏ qua được thiết lập khi lạm phát khi lạm phát mục tiêu được đưa ra áp mục tiêu được đưa ra áp dụng dụng Tình trạng - Giá cả ổn định là mục tiêu -Khả năng dự báo/mô hình hóa chung hàng đầu, Ngân hàng Trung - Sự am hiểu về cơ chế truyền tải và ương độc lập trong việc sử cơ chế này hoạt động tốt. dụng các công cụ vào thời điểm đưa ra áp dụng lạm phát mục tiêu. - Không bị áp chế tài chính -Không có các neo kép (Ba Lan, Israel, Hungary) - Độc lập về mục tiêu/pháp lý. - Kiểm soát hợp lý lãi suất ngắn hạn - Thị trường tài chính phát triển tốt Canada - Lạm phát thấp là một trong - Độc lập không chính thức về mục những mục tiêu của chính tiêu (thỏa thuận chung là khuôn khổ sách tiền tệ. lạm phát mục tiêu cần được thúc đẩy 20 - Công cụ chính sách tiền tệ. nếu mục tiêu thuộc trách nhiệm của độc lập về thực tế (defacto). cả Ngân hàng Trung ương và Chính phủ) - Không bị áp chế tài chính. - Không có cơ chế về trách nhiệm - Kiểm soát hiệu quả lãi suất ngắn hạn. giải trình chính thức, mặc dù Ngân hàng Trung ương được kỳ vọng sẽ - Am hiểu cơ chế truyền tải, giải thích cho công chúng về trách các thị trường tài chính phát nhiệm của họ trong khuôn khổ lạm triển tốt. Hệ thống tài chính phát mục tiêu. lành mạnh và ổn định. Chile - Độc lập hoàn toàn (mục tiêu -Sự hiện diện của neo kép (cơ chế tỷ và công cụ) giá biên độ. - Không bị áp chế tài chính trườn bò được duy trì tới năm 1999) - Hệ thống tài chính ổn định - Khả năng dự báo/mô hình hóa - Kiểm soát hợp lý lãi suất - Hiểu biết cơ bản về cơ chế truyền ngắn hạn tải - Thị trường tài chính phát triển tốt CH Sec - Không bị áp chế tài chính - Chỉ thị về ổn định giá cả - Công cụ chính sách tiền tệ - Hệ thống ngân hàng yếu kém. độc lập - Không có kinh nghiệm dự báo về -Thực hiện chính sách tiền tệ lạm phát. hiệu quả với lãi suất chủ đạo - Chưa am hiểu về cơ chế truyền tải (key interest rate). - Lòng tin và giải trình trách nhiệm - Thị trường tài chính phát triển tốt. thấp. - Cơ cấu tổ chức không phù hợp.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan