Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ L i cam oan...

Tài liệu L i cam oan

.DOCX
31
305
69

Mô tả:

Tiểu luận chuyền đề ĐHSP Hà Nội 2 LỜI CAM ĐOAN Tiểu luận chuyên đề Chủ nghĩa xã hội khoa học với đề tài: “Vấn đề giáo dục giới tính ở trường THPT hiện nay” được hoàn thành bằng sự cố gắng của riêng tôi. Tôi xin cam đoan: - Tiểu luận chuyên đề này là kết quả nghiên cứu, tìm tòi của riêng tôi. - Những tài liệu được trích dẫn trong tiểu luận là trung thực. - Kết quả nghiên cứu này không hề trùng khít với bất kì công trình nghiên cứu nào từng được công bố. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, tháng 12 năm 2016 Sinh viên thực hiện Tống Hoàng Linh Tống Hoàng Linh 1 Lớp K39- GDCD Tiểu luận chuyền đề ĐHSP Hà Nội 2 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CNH: Công nghiệp hóa CNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa HĐH: Hiện đại hóa PTNT: Phát triển nông thôn UBND: Ủy ban nhân dân Tống Hoàng Linh 2 Lớp K39- GDCD Tiểu luận chuyền đề ĐHSP Hà Nội 2 MỤC LỤC MỞ ĐẦU.................................................................................................4 CHƯƠNG 1.MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC.....................................................7 1.1. Một số lý luận cơ bản về mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức.........................................................................................................7 1.2. Sự tất yếu phải tiến hành hội nhập, đổi mới ở Việt Nam............15 1.3. Nội dung của sự vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức vào quá trình hội nhập ở Việt Nam..............................................16 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG BIỂU HIỆN MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC, Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀO QUÁ TRÌNH HỘI NHẬPỞ VIỆT NAM..................................19 2.1. Một số thành tựu của việc vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, ý nghĩa phương pháp luận vào sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam..............................................................................................................19 2.2. Hạn chế còn tồn tại.....................................................................23 2.3. Nguyên nhân của những thực trạng trên.....................................23 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY..................25 3.1. Một số định hướng chủ yếu........................................................25 3.2. Một số giải pháp.........................................................................25 KẾT LUẬN...........................................................................................29 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................30 Tống Hoàng Linh 3 Lớp K39- GDCD Tiểu luận chuyền đề ĐHSP Hà Nội 2 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất chủ yếu của xã hội, sản phẩm nông nghiệp là nhu cầu cơ bản của con người. Trong quá khứ, hiện tại và trong tương lai, sản phẩm nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng đối với sự tồn tại của xã hội loài người. Chính vì thế, CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là một chủ trương to lớn và đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Vì quá trình này đã thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển theo, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho dân cư ở nông thôn, tạo tiền đề để giải quyết hàng loạt các vấn đề chính trị- xã hội của đất nước, đưa nông thôn nước ta phát triển văn minh, hiện đại. Nước ta đang tiến hành CNH, HĐH với điểm xuất phát thấp là nền nông nghiệp lạc hậu, dân cư chủ yếu sống ở nông thôn nên vấn đề này được quan tâm đúng mức. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X khẳng định: “ Hiện nay và trong những năm tới vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng. Phải luôn coi trọng đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa lớn, đa dạng, phát triển nhanh” [9, tr.190] Huyện Bình Lục thuộc tỉnh Hà Nam là một trong những huyện nông nghiệp lạc hậu, kém phát triển. Do vậy, để bắt kịp với xu thế chung của đất nước, để đưa kinh tế huyện Bình Lục phát triển, nâng cao đời sống cho nhân dân đồng thời góp phần giải quyết hàng loạt các vấn đề chính trị- xã hội thì Đảng bộ và nhân dân huyện Bình Lục tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, để đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn huyện thì Đảng bộ và nhân dân huyện phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức. Tống Hoàng Linh 4 Lớp K39- GDCD Tiểu luận chuyền đề ĐHSP Hà Nội 2 Là một người con sinh ra trên quê hương huyện Bình Lục, nhận thức được những tồn tại và thách thức đang đặt ra cho quê hương mình, nên tôi đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của huyện nhà. Đây chính là lý do tôi lựa chọn đề tài: “ Một số giải pháp nhằm thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở huyện Bình Lục( Hà Nam) trong giai đoạn đổi mới hiện nay ” để làm tiểu luận chuyên đề Kinh tế chính trị của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: Trong những năm qua, vấn đề CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đã thu hút được sự quan tâm, chú ý của nhiều nhà nghiên cứu: Tác giả Ngô Văn Giang( 2003), với bài: “Về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn theo yêu cầu rút ngắn ở nước ta”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế( 303); Tác giả Hồ Văn Vĩnh( 2008), với bài: “Đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong tình hình mới”, Tạp chí Cộng sản( 786);… Các bài viết tác giả đã nghiên cứu về vấn đề CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của cả nước nói chung. Tuy nhiên, để nghiên cứu một cách cụ thể về quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của các địa phương trong cả nước nói riêng thì chưa được đề cập nhiều. Bắt kịp với xu thế phát triển chung của đất nước, huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Qua mỗi kì Đại hội Đảng bộ huyện, những vấn đề kinh tế- xã hội trên các lĩnh vực đều được tổng kết, phân tích, đánh giá để thấy rõ hơn những kết quả đạt được, chỉ ra những hạn chế và đưa ra nhiệm vụ, giải pháp chung cho phát triển kinh tế- xã hội ở giai đoạn sau. Tuy vậy, nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc những thế mạnh, thực trạng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Bình Lục để đưa ra nhiệm Tống Hoàng Linh 5 Lớp K39- GDCD Tiểu luận chuyền đề ĐHSP Hà Nội 2 vụ, giải pháp cụ thể, hiệu quả cho phát triển kinh tế- xã hội theo hướng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn thì trong thời gian qua vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu cụ thể. Do đó, đề tài nghiên cứu của tôi sẽ đi vào nghiên cứu theo hướng này và nó không trùng lặp với công trình đã nghiên cứu. 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 3.1. Mục đích của đề tài Mục đích của tiểu luận Chuyên đề kinh tế chính trị là nghiên cứu tổng quát vai trò và nội dung CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở huyện Bình Lục; trên cơ sở tìm hiểu thực trạng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở huyện Bình Lục, tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở huyện Bình Lục trong giai đoạn hiện nay 3.2. Nhiệm vụ của đề tài Một là, làm rõ vai trò và nội dung của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở huyện Bình Lục đối với quá trình xây dựng và phát triển kinh tế- xã hội toàn huyện. Hai là, chỉ ra thực trạng( thành tựu, hạn chế) của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở huyện Bình Lục hiện nay. Ba là, đưa ra một số phương hướng và giải pháp cơ bản để đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở huyện Bình Lục trong thời gian sắp tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam. Tống Hoàng Linh 6 Lớp K39- GDCD Tiểu luận chuyền đề ĐHSP Hà Nội 2 4.2. Phạm vi nghiên cứu Thực trạng CNH, HĐH nông nhiệp, nông thôn ở huyện Bình Lục trong lĩnh vực kinh tế ở giai đoạn hiện nay. 5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài Tiểu luận chuyên đề Kinh tế chính trị đã sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp so sánh, đồng thời trong quá trình nghiên cứu còn sử dụng nhiều biện pháp cụ thể như: phương pháp nghiên cứu tài liệu, thu thập tài liệu, phân tích tổng hợp tài liệu, thống kê, trừu tượng hóa,… 6. Những đóng góp của đề tài - Góp phần làm rõ hơn lý luận về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của cả nước nói chung và của huyện Bình Lục nói riêng. - Cung cấp thêm những cơ sở khoa học về quá trình định hướng phát triển kinh tế- xã hội của toàn huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. 7. Kết cấu của tiểu luận Ngoài phần mở đầu tiểu luận chuyên đề Kinh tế chính trị bao gồm 3 chương, 8 tiết. Tống Hoàng Linh 7 Lớp K39- GDCD Tiểu luận chuyền đề ĐHSP Hà Nội 2 CHƯƠNG 1. MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN. 1.1. Một số lý luận cơ bản về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. 1.1.1. Khái niệm nông nghiệp, nông thôn Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản. Trong nông nghiệp cũng có hai loại chính, việc xác định sản xuất nông nghiệp thuộc dạng nào cũng rất quan trọng: -Nông nghiệp thuần nông hay nông nghiệp sinh nhai là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp có đầu vào hạn chế, sản phẩm đầu ra chủ yếu phục vụ cho chính gia đình của mỗi người nông dân. Không có sự cơ giới hóa trong nông nghiệp sinh nhai. -Nông nghiệp chuyên sâu: là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp được chuyên môn hóa trong tất cả các khâu sản xuất nông nghiệp, gồm cả việc sử dụng máy móc trong trồng trọt, chăn nuôi, hoặc trong quá trình chế biến sản phẩm nông nghiệp. Nông nghiệp chuyên sâu có nguồn đầu vào sản xuất lớn, bao gồm cả việc sử dụng hóa chất diệt sâu, diệt cỏ, phân bón, chọn lọc, lai tạo giống, nghiên cứu các giống mới và mức độ cơ giới hóa cao. Sản phẩm đầu ra Tống Hoàng Linh 8 Lớp K39- GDCD Tiểu luận chuyền đề ĐHSP Hà Nội 2 chủ yếu dùng vào mục đích thương mại, làm hàng hóa bán ra trên thị trường hay xuất khẩu. Các hoạt động trên trong sản xuất nông nghiệp chuyên sâu là sự cố gắng tìm mọi cách để có nguồn thu nhập tài chính cao nhất từ ngũ cốc, các sản phẩm được chế biến từ ngũ cốc hay vật nuôi... Nông thôn: là vùng sinh sống của tập hợp dân cư, trong đó có nhiều nông dân. Tập hợp này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác; phân biệt với đô thị. Kinh tế nông thôn là một khu vực của nền kinh tế gắn liền với địa bàn nông thôn. Kinh tế nông thôn có nội dung rất rộng, bao gồm các ngành, các lĩnh vực và các thành phần kinh tế có quan hệ và tác động lẫn nhau. Xét về mặt kinh tế- kỹ thuật, kinh tế nông thôn có thể bao gồm nhiều ngành kinh tế: nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. Trong đó nông- lâm- ngư nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu. Xét về mức kinh tế- xã hội, kinh tế nông thôn bao gồm nhiều thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế các thể. Xét về không gian và lãnh thổ, kinh tế nông thôn bao gồm các vùng như: vùng chuyên canh lúa, vùng chuyên canh hoa màu, vùng trồng cây ăn quả, vùng trồng cây công nghiệp. 1.1.2. Khái niệm CNH, HĐH Nghị quyết Trung ương 7 khoá VII Đảng ta đã đưa ra khái niệm công nghiệp hóa hiện đại hóa như sau: “CNH, HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao”. Tống Hoàng Linh 9 Lớp K39- GDCD Tiểu luận chuyền đề ĐHSP Hà Nội 2 Khái niệm CNH, HĐH mang tính lịch sử, tức là luôn có sự thay đổi cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội, của khoa học - công nghệ. Do đó, việc nhận thức đúng đắn khái niệm này trong từng giai đoạn phát triển của nền sản xuất xã hội có ý nghĩa to lớn cả về lý luận và thực tiễn. Kế thừa có chọn lọc những tri thức văn minh của nhân loại, rút những kinh nghiệm trong lịch sử tiến hành công nghiệp hoá, và từ thực tiễn công nghiệp hoá ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ bảy khoá VI và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: CNH, HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Khái niệm trên đây được Đảng ta xác định rộng hơn những quan niệm trước đó, bao hàm cả về hoạt động sản xuất, kinh doanh, cả về dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội, được sử dụng bằng các phương tiện và các phương pháp tiên tiến, hiện đại cùng với kỹ thuật và công nghệ cao. Như vậy, CNH, HĐH theo tư tưởng mới là không bó hẹp trong phạm vi trình độ các lực lượng sản xuất đơn thuần, kỹ thuật đơn thuần để chuyển lao động thủ công thành lao động cơ khí như quan niệm trước đây. 1.1.3. Khái niệm CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, hiện đại; gắn nông nghiệp với công nghiệp và dịch vụ, cho phép phát huy có hiệu quả cao mọi nguồn lực và lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới, mở rộng giao lưu trong nước và quốc tế nhằm nâng cao năng suất lao Tống Hoàng Linh 10 Lớp K39- GDCD Tiểu luận chuyền đề ĐHSP Hà Nội 2 động xã hội trong nông nghiệp nông thôn; xây dựng nông thôn giàu có, công bằng, dân chủ, văn minh và xã hội chủ nghĩa. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm phát triển đất nước trong thời kỳ đổi mới. Một trong những giải pháp để thực hiện chủ trương trên là gắn với phát triển dịch vụ và du lịch. 1.2. Sự cần thiết phải tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở huyện Bình Lục ( Hà Nam) hiện nay. 1.2.1. Tính tất yếu khách quan của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở huyện Bình Lục hiện nay. 1.2.1.1. CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở huyện Bình Lục phù hợp với quy luật phát triển chung của đất nước mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra. Nước ta tiến hành CNH, HĐH từ một điểm xuất phát thấp, nền nông nghiệp lạc hậu, dân cư chủ yếu sống ở nông thôn, vì vậy, CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là vấn đề trọng tâm của CNH, HĐH đất nước. Trước tình hình đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Nam khóa 17 ra Chỉ thị số 15/CT- TƯ ngày 4/5/2000 và Kế hoạch số 08/KH- UB ngày 10/5/2000 của UBND tỉnh Hà Nam về “dồn điền đổi thửa, khắc phục tình trạng manh mún ruộng đất trong nông nghiệp”. Từ kết quả đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Nam đã ra nghị quyết số 03- NQ/TƯ ngày 21/4/2011 về việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triển ngành dịch vụ ở nông thôn. Quán triệt các Nghị quyết của Đảng và Nhà nước, của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Nam về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, Đảng bộ và nhân dân huyện Bình Lục chung tay cùng nhân dân cả nước tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Như vậy, CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Tống Hoàng Linh 11 Lớp K39- GDCD Tiểu luận chuyền đề ĐHSP Hà Nội 2 huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam là một tất yếu bởi nó phù hợp với yêu cầu và xu thế phát triển của đất nước. 1.2.1.2. Những điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế- xã hội dẫn đến sự cần thiết phải tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở huyện Bình Lục. *Điều kiện tự nhiên: - Vị trí địa lý: Bình Lục nằm ở phía đông của tỉnh Hà Nam, giáp với tỉnh Nam Định, cách thành phố Nam Định 15 km theo trục quốc lộ 21A. - Đặc điểm địa hình: nhìn chung địa hình huyện không bằng phẳng, có thể chia thành 3 vùng chính: vùng đất bãi ven sông Châu Giang có cốt đất từ +3m đến +3,2m; vùng đồng lúa có cốt đất từ +1m đến +1,9m; vùng trũng có cốt đất từ +0,7m đến +0,8 m. - Khí hậu: Nhiệt đới, gió mùa phân chia thành 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông. - Tài nguyên đất: Bình Lục có tổng diện tích tự nhiên 15.552,31 ha, trong đó đất nông nghiệp 11.818,06 ha, chiếm 75,9%; đất chuyên dùng 2.162,2 ha, chiếm 13,92%; đất ở 881 ha, chiếm 5,66%; đất chưa sử dụng 690,98 ha, chiếm 4,4%... - Nguồn nước: Đây là vùng nước ngọt, có 2 nguồn nước là nước mặt và nước ngầm phục vụ tốt cho sản xuất và sinh hoạt. Từ vị trí địa lý, đặc điểm địa hình, khí hậu, đất đai, nguồn nước của huyện Bình Lục cho thấy muốn đưa kinh tế nông nghiệp của huyện phát triển thì tất yếu phải tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. *Điều kiện kinh tế- xã hội Tống Hoàng Linh 12 Lớp K39- GDCD Tiểu luận chuyền đề ĐHSP Hà Nội 2 - Dân cư: 158.023 người ( năm 2003) - Kết cấu hạ tầng: +Cấp điện: Bình Lục có 114 trạm biến áp với tổng công suất 22.600 KVA; 92,71 km đường dây cao thế, 285,8 km đường dây hạ thế. Đến nay, 100% xã có điện và 100% hộ dân được sử dụng điện. +Cấp nước: Huyện đã đáp ứng được nhu cầu nước phục vụ sản xuất ở cả 21 xã, thị trấn trên địa bàn. Toàn bộ thị trấn Bình Mỹ được cung cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt. Một số xã có nhà máy nước sạch như Tiêu Động, An Mỹ. Huyện có 157 trạm bơm với 287 máy, công suất 331.000 m 3/h, có 75 cống tiệu lớn và nhiều cống nhỏ, hệ thống kênh mương nội đồng phục vụ sản xuất và phòng chống úng, bão, lụt. +Giao thông: Huyện có mạng lưới giao thông thuận lợi: phía nam có đường quốc lộ 21 nối Phủ Lý với Nam Định, phía bắc có tỉnh lộ 62, đường ĐT 976, phía đông có đường 56, đường tỉnh lộ ĐT 974 nối liền phía bắc, phía nam huyện và các huyện khác. Có đường sắt Bắc Nam chạy qua. Có hệ thống giao thông đường thủy trên sông Châu Giang, sông Sắt. Hệ thống đường quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ và đường trục xã, đường thôn, xóm chất lượng tốt, được rải nhựa và bê tông. Trên địa bàn huyện có đủ các loại phương tiện giao thông đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân. +Thông tin liên lạc: Hệ thống thông tin liên lạc của Bình Lục phát triển mạnh. Toàn huyện có 3.266 máy điện thoại, bình quân 2 máy/100 dân. Huyện có 21 bưu điện văn hóa xã, bắt đầu phát triển dịch vụ truy cập lnternet. +Tiềm năng du lịch: huyện có đền thở Nguyễn Khuyến, là một công trình văn hóa lớn đã được Nhà nước, Bộ Văn hóa - Thông tin phê duyệt dự án tôn tạo, nâng cấp. Đây là di tích lịch sử có thể thu hút được nhiều khách tham quan du lịch. Tống Hoàng Linh 13 Lớp K39- GDCD Tiểu luận chuyền đề ĐHSP Hà Nội 2 +Nguồn nhân lực: dân số của huyện tính đến tháng 6-2003 là 157.000 người, trong đó lao động nông nghiệp là 61.969 người, chiếm 69,1%; lao động trong ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là 6.799 người, chiếm 7,5%; lao động trong ngành xây dựng 2.755 người, chiếm 3%; lao động trong ngành thương nghiệp, dịch vụ 3.761 người, chiếm 4,1%; lao động trong lĩnh vực quản lý nhà nước và hành chính sự nghiệp là 2.942 người, chiếm 3,28%... Từ tất cả những điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế- xã hội ấy dẫn đến tất yếu phải tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở huyện Bình Lục, đưa đời sống của người dân phát triển hơn nữa cả về vật chất lẫn tinh thần, góp phần vào việc xây dựng quê nhà. 1.2.2. CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở huyện Bình Lục góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng và phát triển kinh tế- xã hội của toàn huyện 1.2.2.1. CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của huyện Bình Lục. Với diện tích phục vụ nông nghiệp chiếm tới 75% và dân số lao động trong nông nghiệp cũng chiếm số lượng cao thì việc CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở huyện Bình Lục góp phần thúc đẩy kinh tế huyện phát triển. Bởi nông nghiệp nông thôn là khu vực kinh tế rộng lớn với nhiều tiềm năng phong phú, đa dạng đã và đang tạo ra nhiều tiền đề quan trọng đảm bảo thắng lợi cho tiến trình CNH, HĐH của toàn huyện Bình Lục. Nông nghiệp là ngành cung cấp lương thực, thực phẩm đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong huyện và còn xuất khẩu. Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn chính là từng bước để phát triển nông thôn Việt Nam theo hướng hiện đại, xóa dần khoảng cách giữa thành thị với nông thôn. Để làm được điều này, cần rất nhiều giải pháp, trong đó một giải pháp quan trọng là phải phát triển dịch vụ và du lịch. Với tính chất là ngành kinh tế tổng hợp mang tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, du lịch phát triển sẽ tạo nhiều công ăn việc làm cho Tống Hoàng Linh 14 Lớp K39- GDCD Tiểu luận chuyền đề ĐHSP Hà Nội 2 lao động nông thôn mà không cần phải đào tạo công phu, từ đó góp phần từng bước nâng cao tích lũy và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Hiện nay tỷ lệ hộ kinh tế làm dịch vụ trong nông thôn mới chỉ chiếm 11,2%. Tiếp tục khuyến khích phát triển mạnh thêm du lịch sẽ giúp cho nông thôn giải quyết hàng loạt vấn đề: tạo công ăn việc làm, nâng cao dân trí, phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, từ đó, làm thay đổi cơ cấu kinh tế và lao động trong nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ, phát triển nông thôn văn minh, hiện đại phù hợp với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 1.2.2.2. CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn góp phần ổn định đời sống xã hội của huyện Bình Lục CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở huyện Bình Lục làm thay đổi diện mạo kinh tế của huyện nhà, gắn công nghiệp với nông nghiệp, phát triển các thị trấn, các xã, các ngành nghề, đẩy nhanh phân công lại lao động, lực lượng lao động sẽ có sự chuyển dịch từ ngành nông nghiệp sang các ngành công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn. Từ đó góp phần giải quyết nhu cầu về việc làm cho người lao động, cải thiện, nâng cao đời sống của nhân dân mà trước hết là người nông dân trong huyện. Qua đó, CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở huyện Bình Lục góp phần quyết định trong việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại ở nông thôn, nâng cao trình độ dân trí, là cơ sở ổn định kinh tế, chính trị- xã hội của huyện. 1.2.2.3. CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn góp phần xây dựng nông thôn mới ở huyện Bình Lục Xây dựng và phát triển nông thôn luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân, chuyển dịch nguồn lao động lớn trong nông nghiệp, nông thôn. Nghị Tống Hoàng Linh 15 Lớp K39- GDCD Tiểu luận chuyền đề ĐHSP Hà Nội 2 quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã xác định “Xây dựng nông thôn mới ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội phát triển ngày càng hiện đại”. Nhằm thực hiện thắng lợi chủ trương của Đảng, xây dựng nông thôn mới theo hướng CNH, HĐH, UBND huyện Bình Lục ban hành: “Đề án xây dựng nông thôn mới đến năm 2020” với mục tiêu chung là: Xây dựng nông thôn mới huyện Bình Lục giàu đẹp, dân chủ, văn minh. CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn huyện Bình Lục vừa góp phần tăng trưởng, phát triển kinh tế nông thôn, vừa góp phần giải quyết nhu cầu về việc làm cho người lao động, cải thiện nâng cao nâng cao đời sống nhân dân trước hết là nông dân. CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở huyện Bình Lục góp phần quyết định trong việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại ở nông thôn, nâng cao trình độ dân trí, là cơ sở ổn định kinh tế, chính trị- xã hội của huyện Bình Lục. 1.3. Nội dung của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở huyện Bình Lục hiện nay 1.3.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở huyện Bình Lục theo hướng CNH, HĐH Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở Bình Lục theo hướng CNH, HĐH là gắn nông nghiệp với công nghiệp và dịch vụ nông thôn. Từ đó tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế nông thôn. Cụ thể: - Trong Nông nghiệp: Tống Hoàng Linh 16 Lớp K39- GDCD Tiểu luận chuyền đề ĐHSP Hà Nội 2 +Xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất trên quy mô lớn từng bước hiện đại: vùng chuyên canh trồng lúa, rau màu, vùng chuyên canh trồng cây xuất khẩu( dưa chuột, ngô ngọt, bí đỏ, bí xanh,…). +Chuyển từ chủ yếu là trồng trọt sang chăn nuôi, áp dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; chuyển đổi những chân ruộng trũng sang sản xuất đa canh hiệu quả cao. - Trong Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phục vụ nông thôn: +Khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân. +Phát triển ngành công nghiệp chế biến, bảo quản thực phẩm nông sản trên địa bàn huyện nhằm nâng cao chất lượng nông sản đồng thời tạo công ăn việc làm cho người lao động. - Thương mại và dịch vụ: +Đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại, các chợ trên địa bàn huyện. +Phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như: phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, vật nuôi, dịch vụ internet,… 1.3.2. Ứng dụng tiến bộ khoa học- kỹ thuật vào trong nông nghiệp, nông thôn Bình Lục CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn huyện Bình Lục chính là việc áp dụng rộng rãi công nghệ sinh học, tiến bộ khoa học- kỹ thuật vào các khâu của quá trình sản xuất nông- lâm- ngư nghiệp: lai tạo và sử dụng các giống mới, sử dụng các chất kích thích hợp lý để giúp cây trồng vật nuôi tăng Tống Hoàng Linh 17 Lớp K39- GDCD Tiểu luận chuyền đề ĐHSP Hà Nội 2 trưởng nhanh, cho năng suất chất lượng cao; sử dụng phân vi sinh để vừa tăng năng suất cây trồng vừa hạn chế ô nhiễm môi trường. Đồng thời phát triển công nghiệp chế biến nông sản theo hướng hiện đại, sạch, nâng cao giá trị nông phẩm trong nhu cầu tiêu dung của nhân dân và xuất khẩu trong cả nước Từng bước thực hiện cơ khí hóa, thủy lợi hóa, điện khí hóa, hóa học hóa trong nông nghiệp, nông thôn của huyện Bình Lục. Cụ thể: + Cơ khí hóa: đưa tiến bộ của ngành cơ khí vào nông nghiệp, sử dụng các loại máy móc trong sản xuất nông nghiệp. Cần tập trung cơ giới hóa các khâu làm đất, chăm sóc, thu hoạch,… Cơ giới hóa khâu vận tải để vận chuyển nông sản, hàng hóa. + Thủy lợi hóa: mở rộng diện tích đất canh tác được tưới tiêu, trước hết cần tập trung vào các vùng trọng điểm cây lương thực, cây xuất khẩu. + Điện khí hóa: đưa điện vào nông nghiệp, nông thôn nơi có điều kiện ưu tiên thủy lợi hóa và chế biến nông sản. + Hóa học hóa: sử dụng rộng rãi phân bón hóa học, thuốc trừ sâu bệnh với quy trình kỹ thuật phù hợp cho từng loại cây trồng ở từng thời điểm thích hợp nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. 1.3.3. Đào tạo nguồn nhân lực ở Bình Lục đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Nguồn nhân lực bao gồm: đội ngũ công nhân lành nghề, đội ngũ cán bộ khoa học- kỹ thuật có trình độ cao, lực lượng lao động phổ thông phù hợp với yêu cầu của sản xuất hàng hóa và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH. Chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn từ lao động thủ công sang lao động cơ giới, giải phóng mạnh mẽ lực lượng lao Tống Hoàng Linh 18 Lớp K39- GDCD Tiểu luận chuyền đề ĐHSP Hà Nội 2 động trong sản xuất nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp ở nông thôn Bình Lục. Trọng tâm là nâng cao dân trí, trình độ chuyên môn người lao động, đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý trong nông nghiệp. 1.3.4. Phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng ở Bình Lục phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Thực hiện đô thị hóa nông thôn, xây dựng các xã trong toàn huyện đạt nông thôn mới hiện đại. Cơ sở hạ tầng nông thôn bao gồm nhiều nội dung: điện, đường, trường học, trạm y tế, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống thủy lợi, hệ thống cung cấp nước sạch cho nông thôn và các cơ sở dịch vụ kinh tế xã hội khác. Các bộ phận này có liên hệ khăng khít với nhau. Các nội dung trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và làm nền tảng cho nhau thúc đẩy quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở huyện Bình Lục góp phần xây dựng nông thôn Bình Lục nói riêng và nông thôn cả nước nói chung ngày càng văn minh, giàu đẹp. Tống Hoàng Linh 19 Lớp K39- GDCD Tiểu luận chuyền đề ĐHSP Hà Nội 2 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở HUYỆN BÌNH LỤC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 2.1. Một số thành tựu của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Bình Lục đã đạt được trong giai đoạn hiện nay. Nhìn lại sau quá trình đổi mới, chúng ta thấy được CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là rất cần thiết và cấp bách. Những thành tựu đáng tự hào mà huyện Bình Lục làm được đã trở thành động lực để tỉnh Hà Nam ta phấn đấu hơn nữa, đưa đất nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển. Xu hướng cơ bản trong phát triển kinh tế của huyện Bình Lục là tăng tỷ trọng của công nghiệp, dịch vụ nông thôn, giảm tỷ trọng của nông nghiệp trong cơ cấu giá trị sản xuất. Kinh tế của huyện tăng trưởng cao với nhịp độ tăng bình quân 5 năm đạt 13,46%. Cơ cấu kinh tế huyện chuyển dịch đúng hướng: Nông nghiệp hiện đang chiếm tỷ trọng 34,7%, công nghiệp – xây dựng chiếm 32,5% và thương mại - dịch vụ chiếm 32,8%, sản xuất lương thực cũng như chăn nuôi gia súc đều đạt những kết quả hết sức khả quan, công tác chăm sóc và quản lý bảo vệ rừng, khai thác lâm sản được chú trọng. Qua sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, kinh tế nông thôn huyện Bình Lục đã có những thay đổi theo hướng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. -Trong công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Tống Hoàng Linh 20 Lớp K39- GDCD
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan