Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kỹ thuật thơ lê đạt...

Tài liệu Kỹ thuật thơ lê đạt

.PDF
105
579
148

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI LÊ THỊ HẠNH KĨ THUẬT THƠ LÊ ĐẠT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam hiện đại Mã số: 60.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. ĐẶNG THU THỦY HÀ NỘI - 2017 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 3 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu .................................................................. 8 4. Nhiệm vụ, đóng góp của luận văn .............................................................. 9 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................ 9 6. Cấu trúc luận văn...................................................................................... 10 Chƣơng 1: VÀI NÉT VỀ “KĨ THUẬT THƠ” VÀ QUAN NIỆM THƠ CỦA LÊ ĐẠT ............................................................................................. 11 1.1. Khái niệm “Kĩ thuật thơ” ................................................................... 11 1.2. Quan niệm thơ Lê Đạt ......................................................................... 12 1.2.1. Quan niệm của Lê Đạt về thơ ......................................................... 12 1.2.2. Quan niệm của Lê Đạt về nhà thơ................................................... 21 1.2.3. Quan niệm của Lê Đạt về ngƣời đọc ............................................... 24 Tiếu kết chƣơng 1 ....................................................................................... 27 Chƣơng 2: KĨ THUẬT CHỮ TRONG THƠ LÊ ĐẠT ............................. 28 2.1. Kĩ thuật chế tạo từ. .............................................................................. 29 2.1.1. Từ trong mối quan hệ nội tại .......................................................... 30 2.1.2. Từ trong mối quan hệ mở rộng ....................................................... 45 2.2. Kĩ thuật trình bày sắp con chữ ........................................................... 56 Chƣơng 3. THỂ THƠ HAIKAU VÀ LIÊN VĂN BẢN ............................ 64 3.1. Thể thơ haikau ..................................................................................... 64 3.1.1. Vài nét về thể thơ Haikâu................................................................ 64 3.1.2. Thơ Haikâu Lê Đạt ......................................................................... 65 3.2. Liên văn bản ........................................................................................ 70 3.2.1 Thiết lập mạng lƣới liên văn bản ..................................................... 70 3.2.2. Kĩ thuật cắt dán, lắp ghép ............................................................... 88 KẾT LUẬN ................................................................................................. 94 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 97 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1. Tiếp nối dòng chảy thi ca lâu đời, trải qua bao thăng trầm biến thiên lịch sử, thơ sau 1975 có một diện mạo hoàn toàn mới. Thơ ca giai đoạn này có sự vận động và biến đổi hòa nhập với những biến chuyển của đời sống xã hội và công cuộc đổi mới của nền văn học nƣớc nhà. Đổi mới và cách tân không chỉ là nhu cầu thiết yếu mà còn là quy luật vận động của cuộc sống. Bản chất của nghệ thuật là sáng tạo vì thế văn học không nằm ngoài quy luật vận hành ấy. Sự đổi mới không chỉ nằm ở thời đại, ở đời sống văn học nói chung mà còn nằm ở cá thể sáng tạo nói riêng. Đó là đội ngũ sáng tạo, những ngƣời tiên phong, luôn khát khao sáng tạo đem đến cho nền thi ca dân tộc một luồng gió mới. Nhìn lại, vào khoảng thời gian sau năm 90 của thế kỉ XX, khi khuynh hƣớng hiện đại chủ nghĩa bắt đầu lan rộng trong giới văn chƣơng, đã xuất hiện nhiều tập thơ mới lạ mà phần lớn chủ thể sáng tạo lại là những nhà thơ của thế hệ kháng chiến. Những tập thơ của Hoàng Cầm (Về Kinh Bắc, Mƣa Thuận Thành) Dƣơng Tƣờng, Lê Đạt (36 bài tình), Đặng Đình Hƣng (Bến lạ, ô mai) Và những sáng tác của các tác giả nhóm “ Dòng chữ”: Trần Dần, Lê Đạt, Dƣơng Tƣờng…bắt đầu đƣợc công chúng đón nhận nhƣ những đóng góp tích cực trên hành trình tìm tòi đổi mới và phát triển thi ca dân tộc. 2. Lê Đạt là một trong số ít những nhà thơ “ôm mộng cách tân thơ Việt” từ rất sớm. Trong suốt chặng đƣờng thơ của mình ông tỏ ra là một ngƣời không thỏa mãn với hệ hình thi pháp đã định hình trƣớc đó nhƣ là một hằng số mà thế hệ “cây đa cây đề” đã để lại vì vậy ông luôn nỗ lực bằng nhiều cách khác nhau để làm mới thơ của mình. Với tƣ cách là thành viên nhóm “Dòng chữ” ông cùng với Trần Dần, Hoàng Cầm, Dƣơng Tƣờng...đã có những đóng góp tích cực trên con đƣờng phát triển thơ ca dân tộc. Vƣợt qua 1 những quan niệm truyền thông về thơ, vƣợt qua những cách diễn đạt quen thuộc họ đi tìm con đƣờng biểu đạt mới cho thơ, từ đó tạo lập những hệ giá trị mới chuẩn mực mới. 3. Mặc dù các nhà thơ trong nhóm dòng chữ đề đề cao tính phi lí của đời sống tiềm thức nhƣng mỗi nhà thơ lại chọn cho mình những thể nghiệm khác nhau. Với Trần Dần, Dƣơng Tƣơng họ có những trải nghiệm mới mẻ với thơ ngoài lời, thơ thị giác, thơ âm thanh…. Còn Lê Đạt ông dành cả tâm huyết của mình với con chữ. Mọi thể nghiệm của ông đều xoanh quanh vấn đề làm mới chữ, làm chữ chính là mục đích hàng đầu trong hành trình làm thơ.Theo ông “làm thơ tức là làm chữ” và quá trình làm chữ là một quá trình chuộc tuổi: “Khi nhà thơ còn non tuổi, thƣờng nói tiếng sẵn của tổ tiên nên tiếng nói già. Khi nhà thơ đủ bản lĩnh để tạo ra tiếng nói mới từ việc tái tạo các ngôn ngữ thông dụng hằng ngày đã sáo mòn, cạn kiệt sức biểu hiện thành sinh động, mới lạ, hấp dẫn nhà thơ càng trẻ hóa.Chính từ quan niệm này mà trong quá trình làm thơ của mình, ông đã sáng tạo ra rất nhiều kĩ thuật để chinh phục con chữ, tạo ra tính đa diện của chữ trong thơ. 4. Không phải đến Lê Đạt mới đặt ra vấn đề “kĩ thuật thơ”. Trên thực tế “cách làm thơ” là vấn đề đƣợc đặt ra từ rất lâu.Thơ Đƣờng luật vốn xuất xứ từ Trung Hoa. Vào giai đoạn những năm cuối của thiên niên kỉ thứ I sau Công nguyên. Là thể thơ đặt trong khuôn khổ luật lệ ngặt nghèo, niêm luật, vần điệu chặt chẽ. Việc các nhà thơ tuân thủ theo các nguyên tắc ấy trong quá trình làm thơ chính là vận dụng kĩ thuật để sáng tạo thi ca. Đến với Lê Đạt “kĩ thuật làm thơ” lại thể hiện ở một khía cạnh khác. Bằng việc vận dụng một cách có ý thức những kĩ thuật trong quá trình sáng tạo nghệ thuật ông đã có những tác phẩm độc đáo kích thích tƣ duy ngƣời đọc từ nhiều phía. Sự tranh cãi ở một hiện tƣợng nghệ thuật bao giờ cũng là sự gọi mời để ngƣời tiếp nhận tiếp tục hành trình khám phá. Một hiện tƣợng lạ, một ẩn số, một cách 2 làm mới thơ nhƣ Lê Đạt cần có thời gian và sự nghiên cứu đúng mực hơn nữa để có thể nhìn nhận khách quan dựa trên tinh thần khoa học. 6. Cho đến nay, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về thơ Lê Đạt tiếp cận từ nhiều hƣớng khác nhau. Nhƣng nghiên cứu một cách hệ thống và chặt chẽ về “Kĩ thuật thơ” của ông thì chƣa có luận văn nào để cập tới. Việc tìm hiểu “Kĩ thuật thơ Lê Đạt” chúng tôi hy vọng sẽ đóng góp một góc nhìn mới, một cách hiểu về thơ Lê Đạt. Giúp chúng ta nhận thức rõ hơn dấu ấn riêng của nhà thơ trong quá trình sáng tác thơ. Đồng thời ghi nhận sự dày công, tận tụy và sự nhiệt huyết của ông trên con đƣờng “thơ” nhọc nhằn của mình. Đặc biệt là trong chặng đƣờng hiện đại hóa thơ Việt. 2. Lịch sử vấn đề Ngay từ khi còn trẻ Lê Đạt đã ôm mộng cách tân thơ Việt. Ông luôn nghiêm túc trên con đƣờng sáng tác của mình. Những tác phẩm của ông là thành quả lao động “khổ sai” với con chữ mà thành. Với tƣ cách là một hiện tƣợng mới lạ, những tác phẩm thơ của ông con rất nhiều ẩn số chƣa thể giải mã tƣờng minh. Đặc biệt là là những tìm tòi về hình thức của Lê Đạt đã thách thức ngƣỡng tiếp nhận thông thƣờng của bạn đọc cũng nhƣ giới chuyên môn. Sự xuất hiện trở lại của ông vào những năm 90 của thế kỉ XX thêm một lần nữa gây xôn xao dƣ luận trên thi đàn văn chƣơng.Trong giới nghiên cứu, phê bình thơ Lê Đạt có hai luồng ý kiến: “Phê phán, ủng hộ”. Ngƣời khen thì hết lời vì sự cách tân, sáng tạo về đổi mới tƣ duy, những thứ rất cần trong văn học nghệ thuật. Những ngƣời ủng hộ mạnh mẽ đầu tiên đến từ Paris đó là: Đỗ Kh, Đặng Tiến, Thụy Khuê… Sau khi không khí cởi mở hơn, các nhà nghiên cứu trong nƣớc bắt đầu vào cuộc nhƣ Đỗ Lai Thúy, Phạm Xuân Nguyên vv..Còn ngƣời chê dùng mọi lĩ lẽ “đánh đòn” thơ ông, bày tỏ thái độ phủ nhận, phê phán quyết liệt, gay gắt những hình thức lạ và cho rằng thơ ông lai căng, lập dị, là thứ thơ “hũ nút, tắc tịt, khó hiểu” [43]. Tiêu biểu cho khuynh hƣớng này là Trần Mạnh Hảo, Đỗ Minh Tuấn. 3 Những cây bút ủng hộ thơ Lê Đạt đều thể hiện thái độ ghi nhận và trân trọng công sức, sự sáng tạo và những thể nghiệm độc đáo của ngƣời “phu chữ” trên con đƣờng nỗ lực cách tân thơ Việt. Thụy Khuê là ngƣời rất tâm huyết với những sáng tác của Lê Đạt. Qua việc phân tích tác phẩm bà có những bài viết rất sâu sắc.Thụy Khuê luôn coi những tác phẩm của Lê Đạt là sự ra đời của một dòng thơ mới, là sự tiếp nối trên hành trình đổi mới thơ từ truyền thống đến hiện đại “Với Bóng Chữ thơ mới đã thực sự nhƣờng ngôi cho một dòng thơ khác, Thơ Tạo Sinh hiện đại trong tinh thần khuynh đảo và tái sinh những giá trị cổ điển” [61]. Khi đặt thơ Lê Đạt vào dòng chảy chung của tiến trình văn học để xem xét, bà coi những tác phẩm ấy phù hợp với dòng chảy bộn bề của thời hiện đại và đúng với hai tƣ tự do dân chủ mà chúng ta vẫn thƣờng hay sử dụng. “Bà khẳng định thơ Lê Đạt là thứ thơ tạo sinh đáng đƣợc trân trọng.Là thứ thơ sinh sôi nảy nở, đa tầng bậc, phức âm và đa nghĩa”. Đặng Tiến một nhà phê bình hải ngoại, trong cuốn “Thơ thi pháp và chân dung” đã đánh giá cao những đóng góp mới mẻ của tập thơ “ Bóng chữ” trên hành trình phát triển thơ ca dân tộc. Trong bài viết “Lê Đạt và Bóng chữ” đăng trên báo Hà Nội mới số 14 (3/6/1995) và số 15 (10/6/1995) ông cho rằng: “Thơ Việt Nam qua hai mƣơi năm qua là hành trình qua sa mạc...thi thoảng có những câu thơ, bài thơ hay những chƣa làm nên đƣợc nền thơ. Có nhiều tác giả mà không có tác gia... Giữa sa mạc mênh mông kia, may thay có dăm mƣời ốc đảo...trong có có ngƣời nhiều tuổi nhƣ Lê Đạt”. Trong “Bóng chữ còn in bóng ngƣời” nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên đã viết về Lê Đạt nhƣ sau: “Ông không ngừng sục sạo các ngõ ngách của từ và tiếng, của chữ và lời, không ngại làm mới và không sự bị coi là khác lạ...thơ Lê Đạt có vẻ đẹp hiện đại và tân kì” [88] Đỗ Lai Thúy khi ông cho rằng Lê Đạt đã nhể bỏ các từ hoặc cấy, ghép, cắt dán, nhằm tạo nên những cấu trúc ngôn ngữ mới, thoáng đọc có thể gây 4 cảm giác nhịu. Thanh Tâm trong bài viết “Cách làm chữ của nhà thơ” Lê Đạt cho rằng: “mỗi chữ của Lê Đạt đều có khả năng vẫy gọi những tiền giả định trong ký ức con ngƣời. Hiệu quả của nó chính là việc sự đọc bị chặn lại khi đang trơn tru theo thói quen, buộc phải dừng để suy ngẫm, để liên hội các ý niệm gợi lên từ chữ, xác lập lại những tri thức, cảm xúc, nhịp điệu có liên quan. Phép tƣơng giao ở đây diễn ra trong ý niệm, trong tâm tƣởng, bởi vậy rất kín đáo, không phô phang nhƣ những miêu tả thông thƣờng. Cái sâu xa, bí mật của tâm thức, mỹ cảm qua lao động nhà thơ đã đƣợc vực dậy, vƣơn lên trên những sáo mòn, tự mãn của thi ca đƣơng đại”. Văn Chinh qua bài viết “Bây giờ xin đƣợc nói về thơ Lê Đạt” qua tập “Bóng chữ” lại cho rằng “Bóng chữ, rất hay, rất độc đáo và dân chủ ở chỗ ta có thể hiểu từng bài từng chữ qua những cách khác nhau” và “ Thơ Lê Đạt và thơ nói chung không thể đọc trong những lúc to tiếng, lúc vƣợt dốc. Nó không kén bạn đọc mà nó kén tâm thế khi bạn đọc nó. Trong bài viết” Mã thơ Lê Đạt” Đỗ Lai Thúy có lời nhận xét: “Ngƣời phu chữ Lê Đạt không đi tìm những thần tự, nhãn tự để làm sang cho thơ. Sự tìm chữ của ông thực chất là tìm cách phát nghĩa mới: chữ đanh thổi lửa. Mỗi từ của Lê Đạt đều phát nhiều nghĩa, bởi nó nằm trong nhiều mối quan hệ với các từ khác trên cả trục kề cận lẫn trục liên tƣởng”. Thông qua viêc sáng tạo chữ bằng cách ghép những từ mà trong đời sống tự nhiên chúng chẳng bao giờ có duyên kết hợp với nhau với nhau và sử dụng rất nhiều nguyên âm của tiếng Việt, những tiếng đầu tiên của con ngƣời chuyển từ "ngôn ngữ" không phân tiết của loài vật sang ngôn ngữ phân tiết của ngƣời. Sự ú ớ của họ mang nặng bao tình cảm, kinh nghiệm của thời tiền sử. Việc Lê Đạt sử dụng nhiều nguyên âm u (u là mẹ, u là đất, đất mẹ) nhƣ một tiếng mời gọi trở về với cội nguồn nguyên thuỷ, cội nguồn vô thức. Tác giả Đặng Thu Thủy trong bài viết “Lịch sử chữ” trong thơ Lê Đạt có viết: “Lê Đạt có nhiều đóng góp đáng ghi nhận cả trên phƣơng diện lí 5 thuyết với những lập ngôn, lập thuyết ấn tƣợng và sâu sắc, cá tính và phƣơng diện thực hành thơ với những thể nghiệm độc đáo, có giá trị. Trong tâm của những cách tân thơ Lê Đạt chính là việc làm mới tiếng Việt, làm mới con chữ theo cách riêng của ông. Gần nhƣ suốt cuộc đời cầm bút, Lê Đạt dồn tâm huyết vào việc kiến tạo chữ”. [117,34]. Tác giả Nguyễn Văn Long cũng cho rằng: “Điều đáng ghi nhận ở những nhà thơ theo xu hƣớng này (dòng chữ) là họ rất chú ý khai thác và làm giàu mỗi chữ trong tiếng Việt, làm mới những chữ quá quen thuộc bằng cách tạo ra những cách kết hợp chữ khác với cách thông thƣờng của một thứ trật tự ngữ pháp cứng nhắc”. [86] Trong luận văn “Liên văn bản trong thơ Lê Đạt” tác giả Nguyễn Thị Duyến đã chỉ ra đóng góp của Lê Đạt trong việc dung hòa giữa truyền thống và hiện đại trong thơ, tạo ra hàm súc đa nghĩa cho tác phẩm. Điều đặc biệt là luận văn đã có những ghi nhận về những tìm tòi của Lê Đạt trong việc làm thơ, đó là sự tìm tòi và xây dựng hình thức mới, bằng những thủ pháp nghệ thuật: tỉnh lƣợc, cắt dán, lắp ghép và tạo đƣợc những hiệu ứng nghệ thuật đặc sắc, tạo ra một thế giới thơ đa tầng, đa nghĩa. Xu hƣớng phản đối đã lên án thơ Lê Đạt một cách gay gắt và cho rằng đó là thứ thơ “què quặt, bệnh hoạn”. Trong bài viết “nhân đọc bóng chữ bàn về chữ trong thơ”(1994), “Thơ và Phản thơ” (1995), “ Từ thơ vọt trào đến hội chứng thơ trào vọt”(2001). “Có nên giết chết thơ bằng đƣờng lối phi ngữ nghĩa” (2005) Trần Mạnh Hảo phản đối kịch liệt cũng nhƣ thể hiện thái độ nghi ngờ những thể nghiệm mới mà những nhà cách tân thơ Việt đang theo đuổi. Coi Lê Đạt và các tác giả trong nhóm dòng chữ là những nhà“ vô nghĩa học” đã tạo ra một thứ thi pháp thơ ú ớ u ơ. Khi đánh giá về bài thơ Ông phó cả ngựa, bài thơ đƣợc coi là hay nhất trong tập “Bóng chữ”. Trần Mạnh Hảo gay gắt: “Hầu hết là những câu vô nghĩa ghép vào nhau, linh tinh, lảm nhảm, nhƣ một ngƣời bị lú lẫn đã 6 lâu từ bỏ xã hội loài ngƣời. Từ bỏ ý nghĩa của từ ngữ, xua đuổi lý trí, không chấp nhận sự tồn tại của nhận thức trong quá trình tạo ra thi ca, tác giả toan đƣa ngƣời đọc vào một thế giới phi nhân tính...”[41]. Với cái nhìn từ một con ngƣời truyền thống và với tƣ cách là ngƣời làm thơ truyền thống, coi sức nặng của chữ nằm ở nghĩa, ông phê phán Lê Đạt gay gắt: “... cố ý rặn ra trò chơi chữ, đeo chữ, mạ chữ, phá chữ, cuồng chữ, ngộ chữ và mụ chứ” Là những dòng chữ xô sát theo một trật tự vô thức dồn ngƣời đọc vào thế bức bách và rồi để phản bác lại quan niệm “ làm thơ tức là làm chữ của Lê Đạt”. Ông kết luận những tác phẩm thơ cách tân ấy là “ thứ thơ mới què quặt và bệnh hoạn”.[42] Tác giả Đỗ Minh Tuấn trong bài viết “Từ một kì trận chữ đến những mạch đời” (1996) in trên sách ngày văn học lên ngôi. Ông đƣa ra những nhận định phản đối thơ Lê Đạt rất quyết liệt, ông thẳng thắn cho Lê Đạt xếp vào hàng “thi pháp thơ bí hiểm hũ nút...” Lê Đạt bị bệnh đó là thứ bệnh “Say chữ, say hình thức”.[91,103] Bên cạnh nhƣng nhà phê bình công khai ủng hộ, tán thành hoặc phê phán nhƣ trên đã nêu thì vẫn có những nhà phê bình khá thận trọng, chỉ đƣa ra những nhận xét chung cho các nhà thơ trong nhóm “Dòng chữ” nhƣ Phong Lê, Lê Lƣu Oanh, Nguyễn Phong Sơn.... Một mặt họ ghi nhận khát vọng đổi mới thi ca, mặt khác nhìn vào thực tế sáng tác của họ để chỉ ra những đóng góp và hạn chế củ họ trong dòng chảy thi ca dân tộc. Trong cuốn thơ trữ tình Việt Nam 1975-1990 Lê Lƣu Oanh có lời khen: “Lê Đạt có những câu thơ rất đẹp, đầy màu sắc và ấn tƣợng”. Nhƣng qua đó bà cũng đƣa ra những hạn chế của thơ Lê Đạt: “thiên về hình thức chủ nghĩa...thơ cầu kì nhƣng xa cuộc đời”. Vấn đề nghiên cứu thơ Lê Đạt đã đƣợc đặt ra từ rất lâu và nhận đƣợc nhiều sự quan tâm từ nhiều phƣơng diện khác nhau. Bên cạnh những bài phê bình tâm huyết từ những cây bút đại thụ còn có một số đề tài nghiên cứu khoa học và luận văn thạc sĩ viết về Lê Đạt. Rải rác trên báo chí cũng liên tục xuất 7 hiện những bài giới thiệu, phê bình thơ về Lê Đạt. Tất cả đều công nhận những đóng góp tích cực của Lê Đạt trong quá trình đổi mới thơ dân tộc. Những đánh giá, lí giải của các nhà phê bình dù tán thành hay phản đối đều có những lí lẽ rất logic. Nhƣng thiết nghĩ, những gì có giá trị thực sự sẽ tồn tại và những gì tồn tại nghĩa là nó có giá trị. Thơ Lê Đạt cho tới hôm nay vẫn còn là mảnh đất màu mỡ và bí ẩn cần đƣợc khai phá, tƣờng minh những giá trị nghệ thuật ẩn trong bề sâu của con chữ. Chính điều này đã tạo điều kiện thôi thúc chúng tôi thực hiện luận văn này. Trên cơ sở tiếp thu, nhìn nhận những đánh giá về Lê Đạt cũng nhƣ soi chiếu vào vấn đề “kĩ thuật thơ Lê Đạt”. Luận văn sẽ đi sâu tìm hiểu một cách hệ thống các kĩ thuật mà tác giả đã sử dụng trong việc làm thơ, những giá trị hiệu quả nghệ thuật mà các kĩ thuật đem lại. Từ đó góp một tiếng nói nhỏ vào việc lí giải “hiện tƣợng” thơ Lê Đạt. Đem đến một cách tiếp cần mới, một cách hiểu cho ngƣời đọc trong quá trình cảm thụ thơ Lê Đạt. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn sẽ nghiên cứu vấn đề “Kĩ thuật thơ Lê Đạt”. Xuất phát từ những quan niệm của tác giả về thơ, về nhà thơ, về độc giả đến cách làm thơ. Tới những thể nghiệm trong việc sáng tạo chữ trong việc làm thơ. Đó là những kĩ thuật độc đáo mang lại hiệu quả nghệ thuật riêng biệt. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Thực hiện luận văn chúng tôi tiến hành khảo sát ở một số tập thơ tiêu biểu của nhà thơ Lê Đạt: -Bóng chữ, Ngó Lời-thơ haikâu NXB Hội Nhà Văn, 2014 - Đƣờng chữ, NXB Hội Nhà Văn, 2009 -U75 Tự Tình, NXB Phụ nữ, 2007 8 4. Nhiệm vụ, đóng góp của luận văn 4.1. Nhiệm vụ Trên cơ sở những quan niệm lí thuyết đến những thể nghiệm cách tân của nhà thơ Lê Đạt, Luận văn sẽ đi sâu tìm hiểu vấn đề “ Kĩ thuật thơ Lê Đạt”.Chỉ ra các kĩ thuật tác giả đã sử dụng trọng việc chế tạo chữ trong trình làm thơ cũng với mối tƣơng quan với quan niệm “chữ” và “nghĩa”. Từ đó cho thấy sức mạnh của kĩ thuật trong việc sáng tác thơ tạo ra những hiệu quả nghệ thuật Qua nó khẳng định những đóng góp của Lê Đạt trong nền thơ đƣơng đại Việt Nam. 4.2. Đóng góp của luận văn Luận văn là quá trình nghiên cứu khách quan và nghiên túc về một vấn đề có ý nghĩa trong cả nghiên cứu văn học và thực tiễn sáng tác. Kết quả của luận văn sẽ đem lại một cách tiếp cận tác phẩm văn học mới, giúp cho việc đánh giá tác phẩm văn học trở nên khách quan hơn, chỉ ra những đóng góp và hạn chế của nhà thơ khi cố gắng làm mới thơ mình nhằm đáp ứng yêu cầu của thời đại.Qua đây, luận văn đóng góp một tiếng nói của cá nhân ngƣời nghiên cứu vào việc thƣởng thức, đánh giá các hiện tƣợng văn học còn gây nhiều tranh luận trên thi đàn. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng kết hợp nhiều phƣơng pháp nghiên cứu: Pƣơng pháp phân tích-tổng hợp: Phân tích những quan niệm nghệ thuật của tác giả, những đánh giá, nhận xét về thơ Lê Đạt. Phân tích những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc. Từ đó chỉ ra những hiệu quả nghệ thuật, những đóng góp của Lê Dạt và đƣa ra hƣớng nghiên cứu cho luận văn. Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu:nhằm làm nổi bật nét riêng biệt của thơ Lê Đạt so với các tác phẩm thơ của các tác giả trong nhóm dòng chữ, so với thơ ca truyền thống và một số cây bút đƣơng đại nói chung. 9 Phƣơng pháp thống kê phân loại: Thống kê, phân loại các bài thơ sử dụng chung kĩ thuật nào đó mà tác giả vận dụng. Từ đó cho thấy ý thức của Lê Đạt trong việc sử dụng các kĩ thuật trong việc làm thơ của mình. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và tài liệu tham khảo, Luận văn đƣợc cấu trúc thành ba chƣơng nhƣ sau: Chƣơng 1: Giới thuyết về khái niệm “kĩ thuật thơ-Quan niệm thơ Lê Đạt. Chƣơng 2: Kĩ thuật sáng tạo chữ trong thơ Lê Đạt Chƣơng 3: Thể thơ Haikâu và Liên văn bản. 10 Chƣơng 1 VÀI NÉT VỀ “KĨ THUẬT THƠ” VÀ QUAN NIỆM THƠ CỦA LÊ ĐẠT 1.1. Khái niệm “kĩ thuật thơ” Thơ Lê Đạt thuộc khuynh hƣớng cách tân hình thức ngôn ngữ thơ trong dòng chảy của thơ Việt Nam đƣơng đại. Ông và những ngƣời cùng chí hƣớng với ông nhƣ Trần Dần, Dƣơng Tƣờng từng tuyên bố “làm thơ tức là làm chữ” Với quan niệm này các thi sĩ đã đi đến tận cùng chiều năng nghĩa. Với quan niệm nhƣ thế, qua những thể nghiệm của ông ta thấy ông thực sự là một nhà thơ mê chữ, thờ chữ, tin chữ, tự coi mình là “phu chữ”, nhà thơ ít nhiều ngoại cảm với chữ. Chữ vừa là cứu cánh vừa là phƣơng tiện truyền tải thông điệp thơ ca. Lê Đạt tâm sự: “Tôi không chỉ là một nhà thơ việt Nam, tôi muốn mình là nhà thơ tiếng việt, khi làm thơ bao giờ tôi cũng muốn làm cho tiếng Việt phong phú hơn”[22]. Chính khát vọng làm thơ là “ làm cho tiếng việt phong phú hơn” đã khiến ông trở thành nhà thơ “Dòng chữ”. Ông dành rất nhiều tâm huyết để sáng tạo con chữ trong những bài thơ của mình. Ông đã vận dụng rất nhiều kĩ thuật để sáng tạo thơ nhƣng khác với Trần Dần và Dƣơng Tƣờng: khai thác chữ phần nhiều ở mặt âm thanh thì Lê Đạt lại rất chú ý đến tính đa nghĩa của con chữ, mỗi con chữ đều có khả năng phát nghĩa và có đời sống lịch sử của mình. Làm thơ suy cho cùng đấy chính là làm chữ. Quan niệm này thực sự mới mẻ so với thơ giai đoạn trƣớc khi thơ tồn tại với tƣ cách là công cụ truyền tải tƣ tƣởng. Đọc thơ là đi lãnh thụ cái tƣ tƣởng của ngƣời sáng tác thì nay thơ là để cảm nhiều hơn để hiểu. [17] Ở đây, Kĩ thuật thơ đƣợc hiểu là những tất cả những phƣơng cách vận dụng giúp cho việc diễn đạt ý tƣởng trong thơ đƣợc khéo léo, tinh tế, gây cảm xúc mạnh cho ngƣời thƣởng thức. Trong thơ Lê Đạt, ông đã vận dụng một số 11 phƣơng cách đặc biệt để tạo nên sức hấp dẫn, thi vị và diễn đạt tƣ tƣởng một cách độc đáo. Nói đến thơ ngƣời ta vẫn hay cho rằng đó là “bài văn có vần”. Ngôn ngữ của Thơ là những từ ngữ trong sáng, súc tích, và cô đọng nên tác động của Thơ rất mãnh liệt và sâu xa, có thể tạo những chuyển biến toàn diện trong tâm tƣ con ngƣời. Nhắc đến kĩ thuật, tƣởngchừng nhƣ điều gì rất khô khan, sơ cứng nhƣng thực ra kĩ thuật thơ là vấn đề đƣợc đặt ra từ rất lâu, nó là hiện thân của những quy tắc, luật lệ ngƣời làm thơ phải tuân thủ khi thực hiện quá trình sáng tạo của mình. Những nguyên tắc nghệ thuật ấy đƣợc thể hiện rất rõ trong thơ Đƣờng Luật. Vì vậy không phải đến Lê Đạt mới đặt ra vấn đề “kĩ thuật thơ” nhƣng ý thức, trách nhiệm về sự lao động cực nhọc để làm chữ, làm thơ của ông đƣợc thể hiện vô cùng mãnh liệt, khác biệt so với các thế hệ đi trƣớc và cả những nhà thơ trẻ sau này. Chính cách tạo ra một tác phẩm nghệ thuật sẽ cho ta biết đƣợc ngƣời nghệ sĩ tâm huyết nhƣ thế nào với “đứa con mà mình thai nghén”. Làm thơ cũng là một quá trình nhƣ ngƣời nông dân chăm sóc cây lúc của mình từ khi gieo hạt cho tới ngày thu hoạch những hạt thóc vàng ƣơm. Niềm vui của ngƣời nông dân khi mùa màng đƣợc bội thu có lẽ có chút đồng cảm tƣơng lân với niềm vui của ngƣời làm thơ khi “đứa con của mình” có một đời sống riêng, một đời sống đƣợc độc giả đón nhận. Có lẽ ý thức đƣợc quá trình tạo ra những con chữ làm phong phú hơn đời sống văn chƣơng quả thực rất nhọc nhằn gian khổ nên Lê Đạt mới luôn coi mình là “Phu chữ” và cũng theo ông: “Nhà thơ phải luôn luôn có ý thức về nghề nghiệp. Chừng nào ngƣời viết thơ thấu sự khó khăn của nghề chữ, biết luyện chữ, dùng chữ một cách tinh thông, thì chừng đó mới đƣợc câu chữ bầu cử làm nhà thơ đích thực.” [22] 1.2. Quan niệm thơ Lê Đạt 1.2.1. Quan niệm của về thơ Lê Đạt là nhà thơ đƣơng đại luôn khát khao cách tân thơ, làm mới thơ. Ông là một nhà thơ “Dòng chữ”, coi chữ nhƣ chính sinh mệnh của mình, ông 12 coi thơ là báu vật đƣợc sản sinh ra từ quá trình lao động khổ sai của “phu chữ” từ đó mà ông cho rằng thơ phải cô đúc, đa tầng, đa nghĩa và đa ngã. Qua đó Lê Đạt có những quan niệm rất độc đáo về thơ khác biệt hoàn toàn so với thơ ca truyền thống của dân tộc. Có rất nhiều ngƣời đọc thơ Lê Đạt vừa đọc đã muốn gập sách lại. Thoạt đầu không hiểu rồi cũng không muốn hiểu và quy kết cho nó cái tội “hũ nút, tắc tịt, bệnh hoạn”. Nhƣng bên cạnh đó vẫn có những độc giả, những cây bút có hứng thú với thơ Lê Đạt, coi đó là mảnh đất màu mỡ, nơi hội tụ những trầm tích văn hóa lịch sử. Nếu lắng nghe sẽ nghe đƣợc rất nhiều, nếu gạt đi cái chán nản ban đầu, chủ động đào sâu vào tầng lịch sử bên trong của con chữ ắt hẳn sẽ khám phá đƣợc nhiều điều thú vị. Thật vậy, mỗi thời đại đều có quan niệm thơ riêng của mình. Thơ truyền thống là một bản giao hƣởng mẫu mực về đời, về ngƣời, về nghệ thuật về kiếp nhân sinh. Thơ Mới là một thanh âm lãng mạng mà ở đó con ngƣời ta nhìn ra những cảm xúc mỏng manh vốn là phần ẩn ức đƣợc giấu kín, thì nay ca từ đã cho họ một vùng đất màu mỡ để tỏ bày tỏ. Thơ kháng chiến, chống Pháp, chống Mỹ là những bản trƣờng ca hào hùng mang tính chiến đấu, phục vụ chiến trƣờng và hƣớng tới quần chúng nhân dân. Còn với thơ Đƣơng đại, thơ đƣợc coi nhƣ là một trò chơi ngôn từ. Ngôn từ trƣớc đây chỉ là công cụ thể hiện cái biểu đạt thì nay chính nó là cái biểu đạt trong nghệ thuật.Đây là xu hƣớng thơ hiện đại ở một số nƣớc Phƣơng Tây. Các nhà thơ nhóm dòng chữ là những ngƣời trực tiếp chịu sự ảnh hƣởng của nền văn hóa phƣơng Tây và các trƣờng phái văn học hiện đại từ rất sớm. Chính thế mà ý thức đổi mới thơ trọng họ mạnh mẽ, quyết liệt hơn rất nhiều những nhà thơ cùng thời.Họ chú ý nhiều đến hình thức của thơ. Việc “Thơ nói cái gì” không còn quan trọng bằng việc “Thơ nói nhƣ thế nào”? 13 Mỗi nhà thơ chân chính đều có cách riêng thể hiện quan niệm của mình về thơ, về quá trình sáng tác văn chƣơng. Có những ngƣời bộc lộ bằng những phát ngôn trực tiếp, có ngƣời gửi gắm vào trong tác phẩm của mình thông qua hệ thống hình tƣợng. Những nhà thơ nhà văn có quan niệm nghệ thuật độc đáo, riêng biệt và thể hiện đƣợc quan niệm đó trong các sáng tác của mình gây đƣợc sự chú ý và quan tâm của đông đảo bạn đọc. Trần Dần, Lê Đạt, Dƣơng Tƣờng là những ngƣời nhƣ vậy. Quan điểm về nghệ thuật của Lê Đạt sẽ cho chúng ta một cái nhìn về sự đổi mới, về nhu cầu của tự do sáng tạo văn nghệ cũng nhƣ cách lạ hóa tài tình những thể nghiệm thơ của ông. Lê Đạt có những quan niệm mới lạ, khác biệt so với quan niệm về thơ trong truyền thống. Nếu nhƣ trong truyền thống lời thơ đƣợc rút từ “gan ruột” của ngƣời nghệ sĩ, đƣợc phát lộ từ mặt tƣ tƣởng, tầm nhìn cũng nhƣ chí hƣớng của họ nhƣ Lê Quý Đôn từng nói “Thơ khởi phát từ lòng ngƣời” hay “làm thơ cốt ở tấm lòng. Hãy để tấm lòng điều khiển bàn tay”, thơ là vỏ bọc gói gém tƣ tƣởng, truyền đạt đạo lí, đôi khi là phƣơng tiện truyền đạo. Ngƣời làm thơ dù có những phút thăng hoa trong cảm xúc nhƣng vẫn phải lựa chọn cho mình một chiếc bình phong làm hình thức truyền tải và cần phải tuân theo những quy tắc, luật lệ đã trở thành xác tín trong nghệ thuật. Lê Đạt đã sớm nhận ra nhu cầu đổi mới và đòi hỏi tự do sáng tạo nghệ thuật để hƣớng đến một nền văn nghệ tự do dân chủ:“Thơ phải luôn tự thân đổi mới…Quen dần trong nếp cũ sẽ không còn khả năng vạch ra cái mới, cái có ích, tức là mất đi khả năng khám phá, là chết dần với cái cũ lặp lại” [5] Lê Đạt sớm nhận ra những hạn định của thi pháp truyền thống đã có ý thức thoát ra khỏi thế giới gò bó ấy. Ông cho rằng: “truyền thống là một ga xuất phát chứ không phải ga đến”, “truyền thống là đối tƣợng cần vƣợt qua chứ không phải cúi đầu trƣớc nó.[11 ] Dù nhận thức rất rõ về giới hạn của thi pháp truyền thống nhƣng Lê Đạt chƣa khi nào phủ định sạch trơn những giá trị mà truyền thống đem lại. Trái 14 lại, ông luôn đề cao vai trò của thơ ca truyền thống đối với thơ ca hiện đại. Sự phát triển của thơ ca là một quá trình, mà trên con đƣờng ấy nên văn hóa cũng nhƣ giá trị thơ ca dân tộc là ngọn nguồn cho sự sáng tạo của thơ hiện đại. “Một nền văn hóa thuần túy truyền thống là một nền văn hóa khăn xếp, áo dài búi tó,một nền văn hóa bảo tàng, một nền văn hóa chết. Một nền văn hóa thuần túy hiện đại là một nền văn hóa chân không đến đất, cật không đến trời, một nền văn hóa tân thời, một nền văn hóa dởm- Một nền văn hóa đích thực bao giờ cũng tồn tại cả hai mặt truyền thống và hiện đại” [13] Điều này cho thấy, Dù Lê Đạt có háo hức với cái mới nhƣng ông vẫn luôn coi truyền thống là điều cốt lõi của sáng tạo nghệ thuật, đặc biệt là trong thi ca. Nắm vững truyền thống, tiếp thu cái mới, không ngừng học hỏi, thử nghiệm cách tân là con đƣờng đi đúng đắn. Trong quá trình cách tân thơ của mình, Lê Đạt chú ý đến “cách tân chữ” bởi theo ông: “Ngƣời làm thơ không phải bằng ý mà bằng chữ. Nhà thơ làm chữ chủ yếu không phải ở “nghĩa tiêu dùng”, nghĩa tự vị của nó mà ở diện mạo, âm lƣợng, độ vang vọng, sức gợi cảm của chữ trong mối tƣơng quan hữu cơ với câu thơ, bài thơ”. (11, 461).Trong thơ, chữ phải là bình chứa tất cả nội dung mà tự nó đã là nội dung, mỗi con chữ với thiên chức và đặc trƣng riêng của mình về âm lƣợng, hình thức, khả năng gợi cảm đã ẩn chứa một tiềm năng gợi nghĩa khác nhau. Chữ trong thơ Lê Đạt luôn đƣợc đặt trong mối tƣơng quan với nghĩa bởi “Chữ không có nghĩa đơn thuần chỉ là âm thanh, không còn là chữ nữa” (13,8). Nhƣng cần chú ý rằng, nghĩa ở đây không phải là nghĩa có sẵn, đã đƣợc xác định để chữ minh họa, cũng không phải nghĩa đƣợc rút ra sau khi nhà thơ hoàn thành tác phẩm. Mà nghĩa ở đây là nghĩa tạo sinh từ sự tƣơng tác giữa các con chữ và đƣợc tạo sinh qua sự tiếp nhận của ngƣời đọc. Hay 15 nói cách khác sáng tác thơ Lê Đạt quan tâm tới “chiều năng nghĩa” nghĩa là cái nghĩa đƣợc nhắc đến chƣa đƣợc định hình mà vẫn đang trong quá trình hình thành nghĩa và nó phụ thuộc vào ngƣời đọc. “Tôi viết-tức là tôi để con chữ tự mình làm nghĩa” hay “chữ ám sát vật để tạo ra nghĩa mới” (Trần Dần). Ý niệm đó cho phép ta liên hệ đến nhận định của Milan Kundera về nghệ thuật hiện đại. Theo Milan Kundera, nghệ thuật hiện đại là cuộc nổi loạn chống lại nguyên tắc bắt chƣớc hiện thực nhân danh những quy luật tự trị của nghệ thuật. Hành vi “ám sát sự vật” ở đây có thể hiểu là sự nổi loạn của chữ để khẳng định giá trị tự thân của mình, không nhất thiết phải quy chiếu về hiện thực, sự vật. Tự nó đủ tƣ cách làm một hiện thực, một sự vật và “nghĩa” thoát thai từ sự tự do đó. Những cây bút hiện nay không còn thỏa mãn với lỗi viết cũ, hệ thi pháp đã định hình. Nhiều nhà thơ có khao khát bứt phá, thoát ra khỏi lối mòn cũ về thơ. Từ nhận thức nhƣ thế các nhà thơ nhận định lại vai trò của ngôn ngữ thơchữ. Trong thơ, ngôn ngữ không còn đơn thuận chỉ là công cụ diễn nghĩa, tải ý tƣởng. Sức muôn thƣở của thi ca là ở khả năng khiêu gợi, đem đến cho chúng ta những cảm giác mới lạ rộng hơn những gì mà chúng ta vẫn tƣởng ở trƣớc đó. Với Lê Đạt, Chữ gồm có hai phần: âm thanh (son) và ý nghĩa (sens). Ngƣời làm thơ không thể loại bỏ một trong hai bộ phận cấu thành đó của chữ. Chữ dƣờng nhƣ phải đảm nhận hai vị tí khác nhau: biểu thị (singifier) và hình dung (representer). Để thực hiện chức năng biểu thị, chữ hoạt động với tƣ cách của một ký hiệu, khi đó, chữ phải trở lên đơn giản, rõ ràng, minh bạch, ý nghĩa của chữ phải là cái đã quen, đã ít nhiều cố định. Trong khi đó, ở địa hạt hình dung, chữ không bị vắt kiệt thành ký hiệu mà tự bản thân nó là một sự vật có diện mạo, âm lƣợng, sức gợi cảm, ký ức lịch sử của mình và luôn ở trong trạng thái vận động. Nói nhƣ Lê Đạt: mỗi chữ có một chân dung. Nói 16 nhƣ vậy không có nghĩa là Lê Đạt cho rằng không cần nghĩa, thơ là một hành vi phi giao tiếp. Có điều, “nghĩa” của bài thơ ở đây cần phải đƣợc nhận thức lạị mà thôi. Lê Đạt luôn đặt “chữ” trong mối quan hệ với “nghĩa”. Với ông “chữ không có nghĩa đơn thuần là âm thanh, không còn là chữ nữa”[13] hay “không một nhà thơ nào có chút ít theo dõi nghiên bút lại chủ trƣơng vứt bỏ nghĩa” nhƣng nghĩa đƣợc nhắc tới ở đây không phải là nghĩa đã sẵn có, đã đƣợc xác định trƣớc đó, cũng không phải nghĩa đƣợc nhà thơ rút ra sau khi hoàn thành tác phẩm. Mà nghĩa đƣợc “tạo sinh” từ sự tƣơng tác giữa các con chữ và đƣợc làm giàu lên nhờ sự tiếp cận của ngƣời đọc. Chữ đƣợc khai thác để tạo nên khả năng tạo nghĩa cho tác phẩm. Sự chuyển đổi quan niệm là cả một quá trình tƣ duy lâu dài. Từ quan niệm ở thời trung đại “văn dĩ tải đạo”, “thi dĩ ngôn chí”, văn chƣơng là con thuyền trở đạo đức, với những quy phạm đạo đức “ chở bao nhiêu đạo thuyền không thẳm” sang quan niệm hiện đại văn chƣơng là vũ khí chiến đấu “nay ở trong thơ nên có thép”, là công cụ tuyên truyền giáo huấn.Thì nay, quan niệm văn chƣơng ở thời đƣơng đại là một bƣớc chuyển mình. Các nhà thơ đƣơng đại không ngừng sục sạo ngõ ngách từng con chữ, đào sâu từng tầng của con chữ để tìm cho ra nghĩa tán xạ của từng con chữ nhằm tạo ra tính đa tầng đa nghĩa cho chữ. Tiêu biểu là Lê Đạt, ngƣời phu chữ luôn ý thức làm mới thơ, làm mới chữ, chữ sinh sôi trong câu thơ, một bài thơ, một tập thơ, một đời thơ, cả “ một đời vẫy chữ thăng hoa”. Sau này, Thụy Khuê gọi thơ ông là thơ “ tạo sinh” thứ thơ “sinh nghĩa” độc đáo. Từ những quan niệm rõ ràng về thơ, tƣơng ứng với nó Lê Đạt có những lí lẽ về cách làm thơ cho riêng mình. Ta thấy, mọi thời đại đều có những quan điểm riêng về văn học nghệ thuật. Thời kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ thơ thiên về nội dung có tính chiến đấu, phục vụ mặt trận và hƣớng đến quần 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan