Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá tra (pangasianodon hypophthalmus) ở trung tâm giốn...

Tài liệu Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá tra (pangasianodon hypophthalmus) ở trung tâm giống caseamex – tp cần thơ

.DOCX
53
166
86

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN PHẠM THẾ HIỂN KỸ THUẬT SINH SẢN NHÂN TẠO CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) Ở TRUNG TÂM GIỐNG CASEAMEX – TP CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN 2009 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN PHẠM THẾ HIỂN KỸ THUẬT SINH SẢN NHÂN TẠO CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) Ở TRUNG TÂM GIỐNG CASEAMEX – TP CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN TS. DƯƠNG NHỰT LONG KS. NGUYỄN HOÀNG THANH 2009 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com LỜI CẢM TẠ Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Cần Thơ cùng quí Thầy Cô Khoa Thủy Sản đã nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Đặc biệt có sự hướng dẫn tận tình của thầy Dương Nhựt Long và kỹ sư Nguyễn Hoàng Thanh. Em xin chân thành cảm ơn cán bộ Trại Cá Thực Nghiệm – Bộ Môn Kỹ Thuật Nuôi Thủy Sản Nước Ngọt – Đại Học Cần Thơ đã tạo điều kiện về vật chất và tinh thần để em hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn cô cố vấn học tập và tập thể lớp Bệnh Học Thủy Sản K31 đã đóng góp ý và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Cuối cùng xin kính chúc quí thầy cô, các anh chị và các bạn luôn dồi dào sức khỏe và thành công trong cuộc sống. i PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com TÓM TẮT Đề tài nghiên cứu đặc điểm thành thục tuyến sinh dục của cá Tra trong quá trình nuôi vỗ trong ao đất ở trung tâm giống Caseamex- TP Cần Thơ trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2009, đồng thời cũng tiến hành kích thích cá Tra sinh sản nhân tạo và một số thao tác kỹ thuật trong quá trình sinh sản nhân tạo cá Tra. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tuyến sinh dục của cá Tra đã có sự phát triển qua từng tháng (cụ thể là ở tháng 1 và tháng 2 tuyến sinh dục chủ yếu là ở giai đoạn I-II nhưng ở tháng 4 và tháng 5 đã chuyển sang giai đoạn III và IV. Đặc biệt vào tháng 6 thì tuyến sinh dục hầu như ở giai đoạn III và IV). Trong quá trình kích thích sinh sản thì dùng 2 kích dục tố là HCG (Việt Nam) và HCG (Trung Quốc) với các tổng liều là 5000UI, 5500UI và 6000UI. Ở cả hai thí nghiệm thì liều lượng HCG từ 5500UI – 6000UI thông qua 4 lần tiêm thì cho hiệu quả sinh sản tốt nhất và HCG (Trung Quốc) có tác dụng làm cho sức sinh sản của cá Tra tốt hơn HCG (Việt Nam). Tỷ lệ thụ tinh và tỉ lệ nở không chỉ chịu ảnh hưởng của HCG mà còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường và phôi phát triển tốt ở nhiệt độ trung bình 29,50C, Oxy 4,3ppm, NH3/NH4 0,59mg/l. ii PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com MỤC LỤC CHƯƠNG I .............................................................................................................. 1 GIỚI THIỆU............................................................................................................. 1 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 1 Nội dung nghiên cứu ................................................................................................ 2 CHƯƠNG II ............................................................................................................. 3 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU......................................................................................... 3 2.1 Đặc điểm sinh học của cá Tra (Pangasius hypophthalmus) ............................. 3 2.1.1 Phân loại ......................................................................................................... 3 2.1.2 Phân bố .......................................................................................................... 3 2.1.3 Hình thái, sinh lý ............................................................................................ 4 2.1.4 Ðặc điểm dinh dưỡng ..................................................................................... 4 2.1.5 Ðặc điểm sinh trưởng ..................................................................................... 4 2.1.6 Ðặc điểm sinh sản........................................................................................... 5 2.2 Sơ lược về kích dục tố và sử dụng kích dục tố trong sinh sản cá Tra ................ 6 2.1 Sơ lược về kích dục tố:....................................................................................... 6 2.2.2 Việc sử dụng kích dục tố trong sinh sản cá Tra .............................................. 8 2.3 Các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục cá tra: ............................................ 8 2.3.1 Sự phát triển của tuyến sinh dục cái:............................................................... 8 2.3.2 Sự phát triển của tuyến sinh dục đực: ............................................................. 11 2.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của việc sản xuất giống cá Tra ở Đồng Bằng Sông Cửu Long ..................................................................................... 12 2.4 Sản xuất giống cá Tra chất lượng cao – hướng đi mới của ngành thủy sản Đồng Bằng Sông Cửu Long ..................................................................................... 13 CHƯƠNG III............................................................................................................ 17 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................. 17 3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...................................................................... 17 3.1.1 Thời gian ......................................................................................................... 17 iii PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com 3.1.2 Địa điểm .......................................................................................................... 17 3.2 Vật liệu nghiên cứu ............................................................................................ 17 3.3 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 17 3.3.1 Quá trình nuôi vỗ cá bố mẹ ............................................................................. 17 3.3.2 Chọn cá bố mẹ để tiến hành cho sinh sản nhân tạo......................................... 18 3.3.3 Kỹ thuật kích thích cá tra sinh sản .................................................................. 18 3.3.4 Xác định thời điểm vuốt trứng và kỹ thuật thụ tinh trứng .............................. 19 3.3.5 Kỹ thuật ấp trứng............................................................................................. 20 3.3.6 Một số chỉ tiêu theo dõi trong kỹ thuật cho cá tra sinh sản nhân tạo .............. 20 CHƯƠNG IV ........................................................................................................... 21 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................................. 21 4.1 Kết quả của quá trình nuôi vỗ ............................................................................ 21 4.2 Kết quả kích thích sinh sản ................................................................................ 22 4.2.1 Kết quả kích thích sinh sản bằng kích dục tố HCG (Việt Nam) ..................... 23 4.2.2 Kết quả kích thích sinh sản bằng kích dục tố HCG (Trung Quốc) ................. 25 4.2.3 So sánh kết quả kích thích sinh sản giữa HCG (Việt Nam) và HCG (Trung Quốc) ............................................................................................................ 28 4.3 thụ tinh nhân tạo và ấp trứng .............................................................................. 30 4.3.1 Thụ tinh nhân tạo............................................................................................. 30 4.3.2 Quá trình ấp trứng ........................................................................................... 31 Phần V ...................................................................................................................... 34 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ..................................................................................... 34 5.1 Kết luận .............................................................................................................. 34 5.2 Đề xuất ............................................................................................................... 34 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 35 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 37 iv PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com DANH SÁCH BẢNG VÀ DANH SÁCH BIỂU ĐỒ DANH SÁCH BẢNG Bảng 4.1: Tỷ lệ các giai đoạn thành thục của cá từ tháng 01-06/2009 .................... 19 Bảng 4.2: Đường kính trứng cá tra qua các lần tiêm kích dục tố............................. 20 Bảng 4.3: Kết quả kích thích HCG (Việt Nam) ....................................................... 21 Bảng 4.4: Kết quả kích thích HCG (Trung Quốc) ................................................... 24 Bảng 4.5: Các chỉ tiêu môi trường trong quá trình ấp trứng .................................... 30 Bảng 4.6: Theo dõi phát triển phôi cá tra ................................................................. 30 DANH SÁCH BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1: So sánh sức sinh sản ở các nghiệm thức ứng với liều lượng 5000UI, 5500UI và 6000UI ..................................................................................... 22 Biểu đồ 4.2: So sánh tỉ lệ thụ tinh và tỉ lệ nở ở các nghiệm thức ứng với liều lượng 5000UI, 5500UI và 6000UI ........................................................................... 23 Biểu đồ 4.3: So sánh sức sinh sản ở các nghiệm thức ứng với liều lượng 5000UI, 5500UI và 6000UI ..................................................................................... 24 Biểu đồ 4.4: So sánh tỉ lệ thụ tinh và tỉ lệ nở ở các nghiệm thức ứng với liều lượng 5000UI, 5500UI và 6000UI ........................................................................... 25 Biểu đồ 4.5: So sánh kết quả kích thích sinh sản giữa HCG (Việt Nam) và HCG (Trung Quốc) .................................................................................................. 26 Biểu đồ 4.6: So sánh tỉ lệ thụ tinh giữa sử dụng HCG (Việt Nam) và HCG (Trung Quốc) ............................................................................................................ 27 Biểu đồ 4.7: So sánh tỉ lệ thụ tinh giữa sử dụng HCG (Việt Nam) và HCG (Trung Quốc) ............................................................................................................ 28 v PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com DANH SÁCH HÌNH Hình 2.1: Cá Tra ....................................................................................................... 3 Hình 4.1: Vuốt trứng cá Tra .................................................................................... 28 Hình 4.2: Vuốt tinh cá Tra....................................................................................... 28 Hình 4.3: Hệ thống ấp bình Jar ............................................................................... 29 Hình 4.4.1 – 4.4.15: Quá trình phát triển phôi cá tra .............................................. 31 vi PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Ctv: cộng tác viên ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long ĐHCT: Đại Học Cần Thơ KL: Khối Lượng SSS: Sức Sinh Sản TL: Tỉ Lệ vii PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com CHƯƠNG I GIỚI THIỆU Cá Tra là đối tượng được nuôi ở nhiều nơi trên thế giới đặc biệt là ở Châu Á và ngày càng phát triển. Nguồn lợi, sản phẩm, lợi ích kinh tế do nghề nuôi cá Tra mang lại chiếm một phần quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Ngày nay nghề nuôi cá tra phát triển rất mạnh do được đầu tư đúng mức và áp dụng công nghệ khoa học kĩ thuật tiên tiến. Nghề nuôi cá tra chiếm tỉ lệ cao trong nghề nuôi thủy sản và đã tạo ra một lượng sản phẩm lớn phục vụ cho nhu cầu trong nước và đáp ứng cho xuất khẩu thu ngoại tệ cho đất nước. Ở Việt Nam, trong những năm vừa qua, nghề nuôi cá Tra đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về mặt kinh tế cũng như sự phát triển của công nghệ nuôi mới, đồng thời đã góp phần quan trọng vào giá trị xuất khẩu của cả nước cũng như đã giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người dân, góp phần cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống của một bộ phận người dân. Đồng Bằng Sông Cửu Long là trung tâm kinh tế thủy sản của cả nước, nghề nuôi cá tra đã trở thành một bộ phận kinh tế chủ lực của vùng vì thế nó có tác động rất lớn đối với kinh tế xã hội của toàn vùng. Không chỉ mang về ngoại tệ mà nó còn có vai trò rất quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm cho người dân. Sự phát triển mạnh mẽ của nghề nuôi cá tra đã đặt ra một đòi hỏi rất cao về con giống, cả về số lượng cũng như chất lượng. Do vậy mà thị trường con cá Tra giống có tiềm năng rất lớn và sự thành công của nghề sản xuất cá tra ngày nay gần như đặt trọng tâm vào kỹ thuật sản suất để có con giống tốt. Tuy nhiên, hiện nay do chất lượng cá tra giống quá thấp, kỹ thuật ương nuôi còn hạn chế, nên tỷ lệ cá giống bị hao hụt rất lớn. Theo đánh giá của Trung tâm Quốc gia Giống thuỷ sản nước ngọt Nam Bộ, hiện nay, từ cá bột lên cá hương, tỷ lệ hao hụt tới trên 80%. Từ cá hương lên cá giống, tỷ lệ hao hụt tới 40-50%. Do đó để nâng cao được chất lượng cũng như hạn chế tỉ lệ hao hụt trong việc sản xuất cá Tra giống thì đề tài “Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá Tra (Pangasius hypophthalmus) ở trung tâm giống Caseamex – Tp Cần Thơ” được thực hiện. Mục tiêu nghiên cứu: Đề tài thực hiện với mục tiêu là: 1 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com Tìm hiểu kỹ thuật kích thích cá tra sinh sản nhân tạo ở trung tâm giống Caseamex – Tp Cần Thơ đồng thời nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên. Nội dung nghiên cứu: Nội dung đề tài nghiên cứu là: Kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ để tiến hành cho sinh sản nhân tạo. Kỹ thuật kích thích kích dục tố trong quá trình sinh sản nhân tạo cá tra. 2 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com CHƯƠNG II LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Đặc điểm sinh học của cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus): Hình 2.1: Cá tra 2.1.1 Phân loại Cá Tra có tên khoa học là Pangasianodon hypophthalmus trước đây còn có tên là P. micronemus, là một loài cá nuôi truyền thống trong ao của nông dân các tỉnh ĐBSCL. Ngoài tự nhiên cá sống ở lưu vực sông Me Kong (Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia và Việt Nam) ( Nguyễn Văn Thường,2001). Cá tra có đặc điểm phân loại như sau: Bộ: Cá nheo Siluriformes Họ: Cá tra Pangasiidae Giống: Cá tra dầu Pangasianodon Loài: Cá tra Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage 1878) 2.1.2 Phân bố Cá Tra phân bố ở lưu vực sông Mê kông, có mặt ở cả 4 nước Lào, Việt Nam, Cămpuchia và Thái lan. Ở Thái Lan còn gặp cá tra ở lưu vực sông Mekong và Chao Phraya. Ở nước ta những năm trước đây khi chưa có cá sinh sản nhân tạo, cá bột và cá giống Tra được vớt trên sông Tiền và sông Hậu. Cá trưởng thành chỉ thấy trong ao nuôi, rất ít gặp trong tự nhiên địa phận Việt nam, do cá có tập tính di cư ngược dòng sông Mê kông để sinh sống và tìm nơi sinh sản tự 3 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com nhiên. Khảo sát chu kỳ di cư của cá tra ở địa phận Campuchia cho thấy cá ngược dòng từ tháng 10 đến tháng 5 và di cư về hạ lưu từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm (Nguyễn Chung, 2007). 2.1.3 Hình thái, sinh lý Cá Tra là cá da trơn (không vẩy), thân dài, lưng xám đen, bụng hơi bạc, miệng rộng, có 2 đôi râu dài. Cá Tra sống chủ yếu trong nước ngọt, có thể sống được ở vùng nước hơi lợ (nồng độ muối 7-10 ), có thể chịu đựng được nước phèn với pH >5, dễ chết ở nhiệt độ thấp dưới 15oC, nhưng chịu nóng tới 39oC Cá tra có số lượng hồng cầu trong máu nhiều hơn các lòai cá khác. Cá có cơ quan hô hấp phụ và còn có thể hô hấp bằng bóng khí và da nên chịu đựng được môi trường nước thiếu oxy hòa tan. Tiêu hao oxy và ngưỡng oxy của cá Tra thấp hơn 3 lần so với cá mè trắng (Nguyễn Chung, 2007). 2.1.4 Ðặc điểm dinh dưỡng Cá Tra khi hết noãn hoàng thì thích ăn mồi tươi sống, vì vậy chúng ăn thịt lẫn nhau ngay trong bể ấp và chúng vẫn tiếp tục ăn nhau nếu cá ương không được cho ăn đầy đủ, thậm chí cá vớt trên sông vẫn thấy chúng ăn nhau trong đáy vớt cá bột. Ngoài ra khi khảo sát cá bột vớt trên sông, còn thấy trong dạ dày của chúng có rất nhiều phần cơ thể và mắt cá con các lòai cá khác. Dạ dày của cá phình to hình chữ U và co giãn được, ruột cá Tra ngắn, không gấp khúc lên nhau mà dính vào màng treo ruột ngay dưới bóng khí và tuyến sinh dục. Dạ dày to và ruột ngắn là đặc điểm của cá thiên về ăn thịt. Ngay khi vừa hết noãn hoàng cá thể hiện rõ tính ăn thịt và ăn lẫn nhau, do đó để tránh hao hụt do ăn nhau trong bể ấp, cần nhanh chóng chuyển cá ra ao ương. Trong quá trình ương nuôi thành cá giống trong ao, chúng ăn các loại phù du động vật có kích thước vừa cỡ miệng của chúng và các thức ăn nhân tạo. Khi cá lớn thể hiện tính ăn rộng, ăn đáy và ăn tạp thiên về động vật nhưng dễ chuyển đổi loại thức ăn. Trong điều kiện thiếu thức ăn, cá có thể sử dụng các lọai thức ăn bắt buộc khác như mùn bã hữu cơ, thức ăn có nguồn gốc động vật. Trong ao nuôi cá Tra có khả năng thích nghi với nhiều loại thức ăn khác nhau như cám, rau, động vật đáy (Nguyễn chung, 2007). 2.1.5 Ðặc điểm sinh trưởng Cá Tra có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, còn nhỏ cá tăng nhanh về chiều dài. Cá ương trong ao sau 2 tháng đã đạt chiều dài 10-12 cm (14-15 gam). Từ khoảng 2,5 kg trở đi, mức tăng trọng lượng nhanh hơn so với tăng chiều dài cơ thể. Cỡ cá trên 10 tuổi trong tự nhiên (ở Campuchia) tăng trọng rất ít. Cá tra 4 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com trong tự nhiên có thể sống trên 20 năm. Ðã gặp cỡ cá trong tự nhiên 18 kg hoặc có mẫu cá dài tới 1,8 m. Trong ao nuôi vỗ, cá bố mẹ cho đẻ đạt tới 25 kg ở cá 10 năm tuổi. Nuôi trong ao 1 năm cá đạt 1-1,5 kg/con ( năm đầu tiên ), những năm về sau cá tăng trọng nhanh hơn, có khi đạt tới 5-6 kg/năm tùy thuộc môi trường sống và sự cung cấp thức ăn cũng như loại thức ăn có hàm lượng đạm nhiều hay ít. Ðộ béo Fulton của cá tăng dần theo trọng lượng và nhanh nhất ở những năm đầu, cá đực thường có độ béo cao hơn cá cái và độ béo thường giảm đi khi vào mùa sinh sản (Nguyễn Chung, 2007). 2.1.6 Ðặc điểm sinh sản Tuổi thành thục của cá đực là 2 tuổi và cá cái 3 tuổi, trọng lượng cá thành thục lần đầu từ 2,5-3 kg. Trong tự nhiên chỉ gặp cá thành thục trên sông ở địa phận của Campuchia và Thái lan. Ngay từ năm 1966, Thái lan đã bắt cá Tra thành thục trên sông ( trong đầm Bung Borapet) và kích thích sinh sản nhân tạo thành công. Sau đó họ nghiên cứu nuôi vỗ cá tra trong ao. Ðến năm 1972 Thái lan công bố quy trình sinh sản nhân tạo cá Tra với phương pháp nuôi vỗ cá bố mẹ thành thục trong ao đất (Nguyễn Chung, 2007). Cá Tra không có cơ quan sinh dục phụ (sinh dục thứ cấp), nên nếu chỉ nhìn hình dáng bên ngoài thì khó phân biệt được cá đực, cái. Ở thời kỳ thành thục, tuyến sinh dục ở cá đực phát triển lớn gọi là buồng tinh hay tinh sào, ở cá cái gọi là buồng trứng hay nõan sào. Tuyến sinh dục của cá tra bắt đầu phân biệt được đực cái từ giai đọan II tuy màu sắc chưa khác nhau nhiều. Các giai đọan sau, buồng trứng tăng về kích thước, hạt trứng màu vàng, tinh sào có hình dạng phân nhánh, màu hồng chuyển dần sang màu trắng sữa. Hệ số thành thục của cá tra khảo sát được trong tự nhiên từ 1,76-12,94 (cá cái) và từ 0,83-2,1 (cá đực) ở cá đánh bắt tự nhiên trên sông cỡ từ 8-11kg (Nguyễn văn Trọng, 1989). Trong ao nuôi vỗ, hệ số thành thục cá Tra cái có thể đạt tới 19,5%. Mùa vụ thành thục của cá trong tự nhiên bắt đầu từ tháng 5-6 dương lịch, cá có tập tính di cư đẻ tự nhiên trên những khúc sông có điều kiện sinh thái phù hợp thuộc địa phận Campuchia và Thái lan, không đẻ tự nhiên ở phần sông của Việt Nam. Bãi đẻ của cá nằm từ khu vực ngã tư giao tiếp 2 con sông Mêkông và Tonlesap, từ thị xã Kratie (Campuchia) trở lên đến thác Khone, nơi giáp biên giới Campuchia và Lào. Nhưng tập trung nhất từ Kampi đến hết Koh Rongiev thuộc địa giới 2 tỉnh Kratie và Stung Treng. Tại đây có thể bắt được những cá tra nặng tới 15 kg với buồng trứng đã thành thục. Cá đẻ trứng dính vào giá thể thường là rễ của loài cây sống ven sông Gimenila asiatica, sau 24 giờ thì trứng nở thành cá bột và trôi về hạ nguồn (Nguyễn Chung, 2007). 5 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com Trong sinh sản nhân tạo, ta có thể nuôi thành thục sớm và cho đẻ sớm hơn trong tự nhiên (từ tháng 3 dương lịch hàng năm), cá tra có thể tái phát dục 1-3 lần trong một năm. Số lượng trứng đếm được trong buồng trứng của cá gọi là sức sinh sản tuyệt đối. Sức sinh sản tuyệt đối của cá tra từ 200 ngàn đến vài triệu trứng. Sức sinh sản tương đối có thể tới 135 ngàn trứng/kg cá cái. Kích thước của trứng cá tra tương đối nhỏ và có tính dính. Trứng sắp đẻ có đường kính trung bình 1mm. Sau khi đẻ ra và hút nước đường kính trứng khi trương nước có thể tới 1,51,6mm (Nguyễn Chung, 2007). 2.2 Sơ lược về kích dục tố và sử dụng kích dục tố trong sinh sản cá Tra: 2.2.1 Sơ lược về kích dục tố: a.Não Thùy Thể Người ta lấy não thùy từ những cá thuộc họ cá chép, trắm, mè, trê… đã thành thục còn tươi sống. Ở cá chết sau vài giờ, hoạt tính kích dục chỉ còn 50 % (Marcel, 1980).Trong cùng trường hợp và thể trọng và mức độ thành thục thì não thùy của cá chép cái có hoạt tính của GTH II cao gấp 2 lần so với não thùy thể cá đực cùng loài (Blannc va Abraham, 1968) Cá chép có hệ số thành thục cao, càng gần thời điểm sinh sản thì hoạt tính kích dục của não thùy càng cao Ngay trước khi lấy não thùy người ta phải tiến hành giết chết cá để tránh vùng vẫy. Não thùy thể mới lấy phải được làm sạch khỏi những mảnh vỡ, mô liên kết, máu đông..trước khi cho chúng vào lọ, cố định bằng Acetol nguyên chất. Acetol có tác dụng khử nước và mỡ, sau một đêm ngâm não thùy, người ta thay Acetol. Có thể làm nhue thế vài lần cho đến khi Acetol không còn biến màu nữa. từ đó có thể bảo quản bằng cách để nguyên não thùy trong lọ Acetol nơi mát và tránh ánh nắng. Có thể dùng cồn 960 thay vì Acetol Việc định liều não thùy cho cá bố mẹ các loài tùy thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng hoạt tính của não thùy, tùy thuộc vào tình thành thục, hệ số thành thục, nhiệt độ nước, các điều kiện khác của môi trường chứa cá sau khi được tiêm thuốc kích thích giống như các yếu tố ở bãi đẻ tự nhiên của cá. Cá được tiêm 1 hay nhiều lần tùy thuộc từng loại cá, liều sơ bộ có tác dụng đưa nhân noãn bào đang trên đường di chuyển ra ngoại biên, đến sát vi khổng. 6 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com Tình trạng túy mầm nằm sát biên là tình trạng thành thục hoàn toàn của noãn bào, sẵn sàng chín và rụng khi được kích thích bằng liều quyết định. Hạn chế của việc sử dụng phương pháp tiêm não thùy để kích thích cá sinh sản là việc phải giết chết cá đã thành thục có thể làm giảm cá bố mẹ hay làm giảm giá trị thương phẩm của cá bị lấy não thùy, ngoài ra là sự không ổn định hoạt tính của não và não là hồn hợp nhiều loại hormone gây phản ứng phụ có hại, thậm chí làm chết cá bố mẹ. (Nguyễn Tường Anh, 1999). b.HCG: Là một glycoprotein tan trong nước, việc chiết xuất HCG từ nước tiểu phụ nữ có thai hoặc từ nhau thai dựa vào nguyên lý tách protein tan trong nước. HCG gây được những phản ứng oxy hóa cho các enzym chuyển hóa protein và lipid như dehydrogenaza và estaraza của cá mè trắng tương tự như tác dụng của não thùy cá chép trên loài này. Có thể nói HCG là loại kích dục tố dị chủng được dùng có hiệu quả cho nhiều loài cá nhất, ngoài cá mè, các loài cá trê. HCG còn có tác dụng gây rụng trứng cho các loài cá khác ở nước ta như cá chày, cá vền, cá trôi, cá bống, cá vàng….(Nguyễn Tường Anh, 1999). c.GnRH-A Là chất tổng hợp, có thành phần là các maminoacid trên cơ bản giống với các GnRH tự nhiên. Có 3 loại GnRH-A: mGnRH-A (Trung Quốc), Buerelin (Đức), và Superfact nasal (Thái Lan), trong đó sGnRH- A (cá hồi) mạnh nhất vì có ái lực thụ thể cao nhất. Ovaprim là hỗn hợp của 2 loại chất có thành phần là 20 mg sGnRH-A và 10 mg donperidon trong khoảng 1 ml propylene glycol, dành riêng để kích thích cá sinh sản (Nguyễn Tường Anh,1997) GnRH- A có tác dụng gây phóng thích kích dục tố ở cá, vì thế chúng có thể được dùng làm chất kích thích sinh sản cho tất cả các loài Lợi thế của GnRH-A là giá rẻ, hoạt tính ổn định nếu được bào chế bảo quản tốt, không gây phản ứng miễn dịch.Tuy nhiên cần lưu ý khi sử dụng GnRH cho cá đó là thời gian hiệu ứng dài, ở cá bố mẹ sau khi tiêm GnRH và đã đẻ xong thì tuyến yên không còn kích dục tố nên thời gian tái phát dục lâu (Nguyễn Tường Anh, 1999). 7 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com d.Domperidone (DOM) Domperidone là chất kết hợp với LnRH-A để ức chế cá tiết dopamine (Nguyễn Tường Anh, 1999). e.OVAPRIM Kích thích phóng thích tố và ức chế sự tiết dopamine 2.2.2 Việc sử dụng kích dục tố trong sinh sản cá Tra Hormone được sử dụng rộng rãi nhất để kích thích sinh sản cá tra hiện nay là HCG. Sử dụng phương pháp nhiều lần đối với cá cái (thường 4 lần) và một lần đối với cá đực. Liều lượng HCG sử dụng tổng cộng cho cá tra cái từ 5000- 6000 IU, các liều dẫn 1, 2, 3 sử dụng 400-500 IU cho mỗi liều. Khoảng cách thời gian giữa hai liều từ 20-24 giờ. Cá đực được tiêm cùng thời điểm với liều quyết định của cá cái. Sau khi tiêm cá được thả vào bể chứa, khoảng 8-10 giờ sau thì thăm trứng để xác định thời điểm vuốt trứng (Nguyễn Văn Kiểm, 2004). 2.3 Các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục cá tra 2.3.1 Sự phát triển của tuyến sinh dục cái Theo Nguyễn Văn Kiểm, (2004), mô tả buồng trứng có hình ống hơi dài, màu vàng nhạt, vách trong buồng trứng có vách ngăn ngang (tấm trứng). Phía trong buồng trứng có nhiều mạch máu. Đoạn cuối của buồng trứng kết hợp với nhau để tạo thành ống dẫn trứng đổ ra ngoài qua lỗ huyệt. Giai đoạn I: buồng trứng là hai sợi chỉ nhỏ và mảnh do mô liên kết chưa phát triển, chúng nằm sát và dọc hai bên xương sống, màu trắng trong hay trắng xám do mạch máu chưa phát triển. Về mặt bào học thì tế bào sinh dục là những noãn nguyên bào, các noãn nguyên bào này là nguồn dự trữ để bổ sung cho các chu kỳ sinh dục khác nhau. Nhân tế bào rất lớn và chiếm ½ thể tích tế bào trứng. Giai đoạn II: Buồng trứng có hình dẹp bằng, kích thước lớn hơn rất nhiều giai đoạn I do mô liên kết phát triển. Mạch máu tăng về sồ lượng và kích thước do vậy buồng trứng có màu trắng hồng hoặc hồng nhạt. Về mặt tổ chức tế bào thì đa số tế bào sinh dục thuộc thời kì sinh trưởng tuy nhiên cũng gặp các tế bào đang phân cắt. 8 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com Giai đoạn III: Thể tích buồng trứng tăng lên, bề mặt buồng trứng có màu xám nhạt hoặc trắng hồng nhạt. Mắt thường đã phân biệt được tế bào trứng nhưng tế bào trứng chưa tách khỏi tấm trứng. Đường kính của tế bào trứng 0,25-0,5 mm. buông trứng ở giai đoạn này có thời gian phát triển khá dài ( từ 1-3 tháng). Về mặt tổ chức tế bào học thì tế bào trứng tăng nhanh về kích thước do quá trình tích lũy noãn hoàng xảy ra mạnh, màng dính cũng được hình thành. Giai đoạn IV: Thể tích buồng trứng chiếm phần lớn xoang bụng, hạt trứng tròn và căng dễ tách ra khỏi tấm trứng, màu vàng nhạt. Buồng trứng trở nên mềm. Về tổ chức tế bào học thì tế bào trứng đã hoàn thành quá trình tích lũy noãn hoàng, có hiện tượng phân cực của trứng, nhân di chuyển về lỗ thụ tinh. Đường kính của tế bào trứng 0,6-0,8 mm. Giai đoạn V: Buồng trứng đang trong tình trạng sinh sản, đại đa số tế bào trứng đã chín và rụng. Ngoài ra buồng trứng còn chứa các nang trứng và tế bào ở các giai đoạn I, II, III. Toàn bộ buồng trứng mềm nhão, đường kính của tế bào 0,9-1,2 mm. Giai đoạn VI: Buồng trứng đã đẻ xong nên mềm nhão, teo nhỏ lại. Trong buồng trứng chứa đầy các nang trứng và một số trứng rụng nhưng không được đẻ ra cùng với các tế bào ở giai đoạn đầu của quá trình tạo trứng. 2.3.2 Sự phát triển của tuyến sinh dục đực: Theo Nguyễn Văn kiểm (2004), buồng tinh cá đực là hai dải nhỏ nằm sát hai bên xương sống, bên ngoài được bao phủ bởi một lớp màng mỏng, có hình thái bên ngoài phân làm nhiều nhánh, nhiều thùy. Một đầu dính vào lỗ sinh dục, còn đầu kia nằm tự do trong xoang nội quan. Giai đoạn I: Tuyến sinh dục chưa phát triển, nó như hai sợi chỉ nhỏ nằm sát hai bên xương sống. Giai đoạn II: Tuyến sinh dục có dạng hai dải mỏng có màu hồng nhạt. Giai đoạn III: Tuyến sinh dục có màu trắng phớt hồng, cuối giai đoạn này có màu trắng ngà, mạch máu phân bố nhiều. Giai đoạn IV: Buồng tinh có màu trắng sữa, quá trình tạo tinh cơ bản kết thúc. trong ống dẫn tinh chứa đầy các tinh trùng đã chín muồi. Ở giai đoạn này tinh trùng rất dễ dành thoát ra ngoài. 9 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com Giai đoạn V: Buồng tinh ở trạng thái sinh sản, tinh trùng chứa đầy trong ống dẫn tinh và sẵn sàng tham gia vào hoạt đọng sinh sản. Giai đoạn VI: Buồng tinh đã sinh sản xong, bề mặt tinh sào có màu đỏ hồng nhạt, mềm nhão. 2.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của việc sản xuất giống cá Tra ở Đồng Bằng Sông Cửu Long: Hầu như tất cả các vùng nuôi đều đã xuất hiện những loại bệnh phổ biến trên cá Tra như xuất huyết, trắng mang, trắng gan, và nhất là căn bệnh nguy hiểm gan thận mủ… Có những vùng nuôi, tỷ lệ cá tra nhiễm bệnh gần như tới 100% (www.fishnet.gov.vn , Anh Thi,2008). Cá Tra ở ĐBSCL bị bệnh từ nhiều nguyên nhân. Trước hết, là do cá bị nhiễm khuẩn gây các bệnh xuất huyết, đốm trắng…, hoặc bị các loài ký sinh trùng (trùng mặt trời, trùng bánh xe…), giáp xác ký sinh và nấm gây hại. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng cho cá không cân đối đã gây ra hội chứng thiếu vitamin, thiếu canxi; môi trường vùng nuôi bị ô nhiễm… Nhưng nguyên nhân quan trọng nhất chính là chất lượng cá Tra giống đã xuống cấp đến mức đáng báo động. Hiện nay, vùng sản xuất cá tra bột tập trung chủ yếu ở tỉnh Đồng Tháp, với khoảng 300 cơ sở, tổng diện tích sản xuất khoảng 4.000 ha, cung ứng 65-70% cá tra giống cho toàn vùng ĐBSCL. Trong đó, chỉ khoảng ¼ cơ sở có đăng ký kinh doanh đàng hoàng, tổ chức sản xuất thường xuyên với diện tích lớn, sản lượng nhiều. Còn phần lớn các cơ sở còn lại sản xuất không ổn định, khi nào giá cá giống cao thì họ làm, còn khi giá cá giống thấp, thì nghỉ. Theo đánh giá của các nhà khoa học, nghề làm giống cá Tra ở ĐBSCL hiện nay khá… tự phát. Nhiều cơ sở, do chỉ chạy theo lợi nhuận trước mắt, nên đang đưa vào sử dụng một số “công nghệ” nguy hiểm nhằm làm tăng sản lượng cá giống bằng mọi giá. Trong đó, việc lạm dụng thuốc kích dục tố trở nên khá phổ biến. Với loại thuốc này, người ta có thể ép cá đẻ tới 5-6 lứa/năm. Vì cá phải đẻ quá nhiều, năm này qua năm khác, dẫn tới chất lượng cá tra giống ngày càng xuống thấp. Mặt khác, do hiện nay hầu hết cá tra giống đều có nguồn gốc từ sinh sản nhân tạo, nên giống nhanh chóng bị thoái hoá. Theo ông Phạm Văn Khánh, trước đây, cá giống lấy từ môi trường tự nhiên, phải từ 2,5 đến 3 năm tuổi mới bắt đầu thành thục (sinh sản). Còn bây giờ, cá mới 5-6 tháng tuổi đã… thành thục 10 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com rồi. Điều đáng nói là nhiều trại cá giống vẫn cho những con cá thành thục quá sớm này đẻ luôn, vì thế, chất lượng cá giống lại càng khó đảm bảo. Do chất lượng cá tra giống quá thấp, kỹ thuật ương nuôi còn hạn chế, nên tỷ lệ cá giống bị hao hụt rất lớn. Theo đánh giá của Trung tâm Quốc gia Giống thuỷ sản nước ngọt Nam Bộ, hiện nay, từ cá bột lên cá hương, tỷ lệ hao hụt tới trên 80%. Từ cá hương lên cá giống, tỷ lệ hao hụt tới 40-50%. Do tỷ lệ hao hụt quá lớn, nên hàng năm, để đảm bảo đủ lượng cá giống cho nhu cầu, ĐBSCL đang phải cần tới một lượng cá bột khổng lồ khoảng vài chục tỷ con. Và để có được lượng cá bột này, phải cần tới vài ngàn tấn cá bố mẹ. Trong khi đó, theo tính toán của các nhà khoa học, nếu tỷ lệ cá bột, cá hương bị hao hụt không quá cao như vậy, mỗi năm, ĐBSCL chỉ cần khoảng 60 tấn cá bố mẹ. Đây quả là sự lãng phí quá lớn. Chất lượng giống cá tra thấp ảnh hưởng lớn đến năng suất và thời vụ nuôi cá tra hiện nay. Theo Phạm Văn Khánh (2007) cho biết, trước đây, do chất lượng giống khá tốt, người nuôi cá tra chỉ cần 5-6 tháng là đã có cá đạt kích cỡ đúng tiêu chuẩn xuất khẩu (khoảng 1-1,1 kg/con). Còn bây giờ, chất lượng cá giống xuống thấp, nên để đạt được kích cỡ cá trên, người nuôi phải bỏ ra tới 7-8 tháng trời. Đây chính là nguyên nhân quan trọng làm tăng chi phí sản xuất cá Tra hiện nay. Tình trạng sản xuất và chất lượng cá Tra giống, có thể nói đã đến mức báo động. Thế nhưng, đến giờ, cơ quan chức năng ở các địa phương ĐBSCL hầu như chưa quản lý được việc sản xuất, lưu thông giống cá tra trong dân. Người ta vẫn đang vô tư mang cá giống từ nơi này sang nơi khác mà không cần phải qua khâu kiểm định, kiểm dịch (www.fishnet.gov.vn, Anh Thi, 2008). 2.5 Sản xuất giống cá Tra chất lượng cao – hướng đi mới của ngành thủy sản Đồng Bằng Sông Cửu Long: Tháng 3/2006, Trung Tâm Nghiên cứu & Sản xuất giống Thủy Sản An Giang (TT NC&SXGTS)đã đón nhận một sự kiện có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu quá trình phát triển đi lên của ngành sản xuất giống thủy sản An Giang và góp phần tạo nên hiệu quả cho hoạt động của các Liên hợp sản xuất cá sạch trong Tỉnh đó là các Trại và các vệ tinh sản xuất giống cá Tra, Basa trực thuộcTrung tâm đã được công ty SGS (Mỹ) chứng nhận đạt tiêu chuẩn SQF 1000 (SQF: Safe quality food). Đây là đơn vị đầu tiên trong ngành sản xuất giống cá Tra, Basa ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được chứng nhận đạt tiêu chuẩn Quốc tế về quy 11 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan