Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG SẢN XUẤT CƠ KHÍ ...

Tài liệu KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG SẢN XUẤT CƠ KHÍ

.PDF
197
282
72

Mô tả:

KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG SẢN XUẤT CƠ KHÍ
HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ BỘ MÔN CHẾ TẠO MÁY-KHOA CƠ KHÍ DƯƠNG QUỐC DŨNG - NGUYỄN TRUNG THÀNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG SẢN XUẤT CƠ KHÍ (Sử dụng cho đào tạo đại học ngành cơ khí và chuyên ngành công nghệ chế tạo máy) HÀ NỘI - 2013 HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ BỘ MÔN CHẾ TẠO MÁY-KHOA CƠ KHÍ DƯƠNG QUỐC DŨNG - NGUYỄN TRUNG THÀNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG SẢN XUẤT CƠ KHÍ (Sử dụng cho đào tạo đại học ngành cơ khí và chuyên ngành công nghệ chế tạo máy) HÀ NỘI – 2013 MỤC LỤC MỤC LỤC .................................................................................................... 3 LỜI NÓI ĐẦU .............................................................................................. 7 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VÀ LUẬT PHÁP BẢO HỘ LAO ĐỘNG ........................................................................................................... 9 1.1. Bảo hộ lao động(BHLĐ) ............................................................................ 9 1.1.1. Khái niệm cơ bản ................................................................................. 9 1.1.2. Mục đích, ý nghĩa, tính chất .............................................................. 13 1.1.3. Thống kê, phân tích tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp .................. 15 1.2. Bảo hộ lao động và bảo vệ môi trường ................................................... 17 1.2.1. Quan điểm về môi trường .................................................................. 17 1.2.2. Đặc điểm môi trường ......................................................................... 21 1.2.3. Tầm quan trọng bảo vệ môi trường ................................................... 23 1.3. Nội dung khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động ......................................... 26 1.3.1. Nội dung khoa học kỹ thuật ............................................................... 26 1.3.2. Luật pháp về BHLĐ........................................................................... 33 1.4. Nội dung về ATVSLĐ .............................................................................. 38 1.4.1. Đối tượng và phạm vi áp dụng .......................................................... 39 1.4.2. Nghĩa vụ và quyền của các bên ......................................................... 40 1.4.3. Thời giờ làm việc, nghỉ ngơi ............................................................. 46 1.4.4. Quy định ATVSLĐ............................................................................ 47 1.4.5. Bảo hộ lao động đối với lao động đặc biệt ........................................ 48 Chương 2 KỸ THUẬT VỆ SINH LAO ĐỘNG ....................................... 51 2.1. Kỹ thuật vệ sinh lao động ......................................................................... 51 2.1.1. Đối tượng, nhiệm vụ .......................................................................... 51 2.1.2. Phòng chống tác hại nghề nghiệp ...................................................... 54 2.2. Vi khí hậu trong sản xuất.......................................................................... 54 2.2.1. Vi khí hậu ........................................................................................... 54 2.2.2. Biện pháp phòng chống....................................................................... 61 2.3. Tiếng ồn trong sản xuất ............................................................................ 62 3 2.3.1. Đặc trưng, phân loại ............................................................................ 62 2.3.2. Biện pháp phòng chống....................................................................... 66 2.4. Rung động trong sản xuất ......................................................................... 68 2.4.1. Thông số, nguồn rung ......................................................................... 68 2.4.2. Biện pháp phòng chống....................................................................... 72 2.5. Chiếu sáng trong sản xuất ....................................................................... 73 2.5.1. Tiêu chuẩn, yếu tố ảnh hưởng ............................................................. 73 2.5.2. Chiếu sáng hiệu quả ............................................................................ 76 2.6. Phòng chống bụi trong sản xuất ............................................................... 79 2.6.1. Bụi và ảnh hưởng của bụi.................................................................... 79 2.6.2. Biện pháp phòng chống....................................................................... 81 2.7. Thông gió trong sản xuất .......................................................................... 83 2.7.1. Mục đích thông gió ............................................................................. 83 2.7.2. Biện pháp thông gió ............................................................................ 84 2.8. Phòng chống nhiễm độc trong sản xuất ................................................. 84 2.8.1. Đặc tính, phân loại ............................................................................. 84 2.8.2. Tác hại của hoá chất........................................................................... 90 2.8.3. Biện pháp phòng chống ..................................................................... 93 2.8.4. Cấp cứu khi nhiễm hóa chất .............................................................. 98 2.9. Phòng chống bức xạ ion hoá .................................................................... 98 2.9.1. Phân loại và ảnh hưởng ....................................................................... 98 2.9.2. Biện pháp phòng chống..................................................................... 101 2.10. Ảnh hưởng của các điều kiện lao động khác ..................................... 102 Chương 3 KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG .................................. 103 3.1. Yếu tố nguy hiểm, vùng nguy hiểm ....................................................... 103 3.1.1. Nguyên nhân gây chấn thương ........................................................ 103 3.1.2. Biện pháp an toàn ............................................................................ 106 3.2. Kỹ thuật an toàn cơ khí .......................................................................... 111 3.2.1. Nguyên nhân .................................................................................... 111 3.2.2. Biện pháp an toàn ............................................................................ 116 4 3.3. Kỹ thuật an toàn điện ............................................................................. 145 3.3.1. Yếu tố ảnh hưởng............................................................................ 145 3.3.3. Biện pháp an toàn ............................................................................ 149 3.4. Kỹ thuật an toàn đối với thiết bị chịu áp lực ......................................... 157 3.4.1. Yếu tố nguy hiểm và nguyên nhân .................................................. 157 3.4.2. Biện pháp an toàn ............................................................................ 160 3.5. Kỹ thuật an toàn đối với thiết bị nâng chuyển ...................................... 162 3.5.1. Phân loại và thông số ....................................................................... 162 3.5.2. Biện pháp an toàn ............................................................................ 165 Chương 4 KỸ THUẬT AN TOÀN PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ ...... 172 4.1. Khái niệm về cháy, nổ ............................................................................ 172 4.1.1. Quá trình cháy.................................................................................. 172 4.1.2. Nguyên nhân gây cháy, nổ............................................................... 173 4.2. Phòng và chống cháy, nổ ....................................................................... 176 4.2.1. Biện pháp ......................................................................................... 176 4.2.2. Phương tiện chữa cháy..................................................................... 177 Chương 5 BẢO HỘ LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP ........... 180 5.1. Bộ máy tổ chức quản lý công tác BHLĐ trong doanh nghiệp ............. 180 5.1.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức ...................................................................... 180 5.1.2. Công tác chuyên trách BHLĐ.......................................................... 183 5.1.3. Chức năng đơn vị liên quan ............................................................. 185 5.2. Nội dung công tác BHLĐ trong doanh nghiệp..................................... 189 5.2.1. Kế hoạch bảo hộ lao động ............................................................... 189 5.2.2. Công tác huấn luyện ATLĐ, VSLĐ ................................................ 190 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 196 5 6 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm gần đây, tình hình tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp trong cả nước có xu hướng gia tăng, trong đó có nhiều vụ tai nạn lao động nghiêm trọng làm chết, bị thương nhiều người và thiệt hại nhiều về tài sản. Các quy định của pháp luật về huấn luyện an toàn vệ sinh lao động ngày càng được hoàn thiện và cụ thể hơn. Các cấp, các ngành và các doanh nghiệp đó quan tâm, chú trọng việc huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động. Tuy nhiên, qua điều tra về nhu cầu huấn luyện an toàn vệ sinh lao động trong những năm qua cho thấy công tác huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động cũng còn nhiều hạn chế, bất cập như tỷ lệ huấn luyện còn thấp và mang tính hình thức, số lượng giảng viên cũng thiếu và chưa được đào tạo bài bản, phương pháp huấn luyện chưa phù hợp, chưa có những bộ giáo trình chuẩn về các nội dung huấn luyện để phục vụ cho từng đối tượng huấn luyện... Giáo trình môn học an toàn lao động trong sản xuất cơ khí được biên soạn theo đề cương môn học của Bộ môn Chế tạo máy - Khoa cơ khí- Học viện kỹ thuật quân sự. Nội dung biên soạn được xây dựng trên cơ sở các giáo trình đã được giảng dạy tại các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp. Một số nội dung mới được cập nhật và thay đổi nhằm đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng học tập của sinh viên trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Với những tiêu chí nêu trên tác giả đã đưa vào giáo trình các nội dung nhằm cung cấp cho sinh viên, học viên trong nhà trường, cũng như những người đang làm việc trong nhà máy, xí nghiệp những kiến thức cơ bản về khoa học bảo hộ lao động, luật pháp, chế độ chính sách bảo hộ lao động, vệ sinh lao động, kỹ thuật an toàn trong lao động và sản xuất, phòng chống cháy nổ và công tác bảo hộ lao động trong doanh nghiệp. Nọi dung giáo trình gồm: Chương 1: Những vấn đề chung và luật pháp bảo hộ lao động Chương 2: Kỹ thuật vệ sinh lao động Chương 3: Kỹ thuật an toàn lao động Chương 4: Kỹ thuật an toàn phòng chống cháy nổ Chương 5: Bảo hộ lao động trong doanh nghiệp 7 Trong quá trình biên soạn, mặc dù đã rất có gắng nhưng không thể tránh khỏi thiếu sót. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về Bộ môn Chế tạo máy - Khoa cơ khí- Học viện kỹ thuật quân sự. Các tác giả 8 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VÀ LUẬT PHÁP BẢO HỘ LAO ĐỘNG 1.1. Bảo hộ lao động(BHLĐ) 1.1.1. Khái niệm cơ bản a, Điều kiện lao động Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố về tự nhiên, xã hội, kỹ thuật, kinh tế, tổ chức thể hiện qua quy trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao động, môi trường lao động, con người lao động và sự tác động qua lại giữa chúng tạo điều kiện cần thiết cho hoạt động của con người trong quá trình sản xuất. Điều kiện lao động có ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng con người. Những công cụ và phương tiện có tiện nghi, thuận lợi hay ngược lại gây khó khăn nguy hiểm cho người lao động, đối tượng lao động. Đối với quá trình công nghệ, trình độ cao hay thấp, thô sơ, lạc hậu hay hiện đại đều có tác động rất lớn đến người lao động. Môi trường lao động đa dạng, có nhiều yếu tố tiện nghi, thuận lợi hay ngược lại rất khắc nghiệt, độc hại, đều tác động rất lớn đến sức khỏe người lao động. b, Các yếu tố nguy hiểm và có hại Yêú tố nguy hiểm có hại là trong một điều kiện lao động cụ thể, bao giờ cũng xuất hiện các yếu tố vật chất có ảnh hưởng xấu, nguy hiểm, có nguy cơ gây tai nạn hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Cụ thể là: - Các yếu tố vật lý như nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn, rung động, các bức xạ có hại, bụi… - Các yếu tố hoá học như hoá chất độc, các loại hơi, khí, bụi độc, các chất phóng xạ… - Các yếu tố sinh vật, vi sinh vật như các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng, côn trùng, rắn… - Các yếu tố bất lợi về tư thế lao động, không tiện nghi do không gian chổ làm việc, nhà xưởng chật hẹp, mất vệ sinh… - Các yếu tố tâm lý không thuận lợi... 9 c, Tai nạn lao động Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ lao động. Nhiễm độc đột ngột cũng là tai nạn lao động. Tai nạn lao động được phân ra: Chấn thương, nhiễm độc nghề nghiệp và bệnh nghề nghiệp - Chấn thương: Là tai nạn mà kết quả gây nên những vết thương hay huỷ hoại một phần cơ thể người lao động, làm tổn thương tạm thời hay mất khả năng lao động vĩnh viễn hay thậm chí gây tử vong. Chấn thương có tác dụng đột ngột. - Nhiễm độc nghề nghiệp: Là sự huỷ hoại sức khoẻ do tác dụng của các chất độc xâm nhập vào cơ thể người lao động trong điều kiện sản xuất - Bệnh nghề nghiệp: Là bệnh phát sinh do tác động của điều kiện lao động có hại, bất lợi (tiếng ồn, rung...) đối với người lao động. Bệnh nghề nghiệp làm suy yếu dần dần sức khoẻ hay làm ảnh hưởng đến khả năng làm việc và sinh hoạt của người lao động. Tuy nhiên, các bệnh này thường xảy ra từ từ và mãn tính. Bệnh nghề nghiệp có thể phòng tránh được mặc dù có một số bệnh khó cứu chữa và để lại di chứng. Các nhà khoa học đều cho rằng người lao động bị bệnh nghề nghiệp phải được hưởng các chế độ bồi thường về vật chất để có thể bù đắp được phần nào thiệt hại cho họ khi mất đi một phần sức lao động do bệnh đó gây ra. Cần thiết phải giúp họ khôi phục sức khoẻ và phục hồi chức năng trong khả năng của y học. Các quốc gia đều công bố danh mục các bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm và ban hành các chế độ đền bù hoặc bảo hiểm. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã ban hành danh mục gồm 54 nhóm bệnh nghề nghiệp, ở Pháp có 88 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm, Trung Quốc có 102 bệnh nghề nghiệp. Như vậy, danh mục bệnh nghề nghiệp ở Việt Nam mới có 28 bệnh được bảo hiểm là còn thiếu. Nguyên nhân do ở nước ta, một bệnh nghề nghiệp nếu được bổ sung vào danh mục bảo hiểm cần phải có nghiên cứu thuyết minh về yếu tố nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp (có ở nghề gì? đặc điểm sức khỏe của người lao động tiếp xúc với yếu tố độc hại như thế nào?...); Sau đó mới đến việc xây dựng Tiêu chuẩn chẩn đoán và Tiêu chuẩn giám định cho bệnh nghề nghiệp đó. Quy trình này đòi hỏi phải có thời gian, có kinh phí, có năng lực cán bộ y tế lao động để nghiên cứu, có máy móc trang thiết bị phát 10 hiện yếu tố nguy cơ trong môi trường lao động… Chính vì vậy, số bệnh nghề nghiệp hiện nay ở nước ta được giám định còn ít. Cho đến nay, Việt Nam có 29.928 người lao động mắc bệnh nghề nghiệp đã được cấp sổ bảo hiểm và được đền bù, trong đó hơn 75% là nhóm các bệnh bụi phổi (bụi phổi – silic, bụi phổi bông, bụi phổi amiang, talc…), khoảng 12% là bệnh nghề nghiệp do các yếu tố vật lý (điếc nghề nghiệp do tiếng ồn, bệnh nhiễm xạ tia X), khoảng 5 – 7% là các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp (nicotine, TNT, chì, benzen, hóa chất trừ sâu…). Các bệnh nghề nghiệp trong nhóm nghề có tiếp xúc với yếu tố vi sinh vật (viêm gan nghề nghiệp, lao nghề nghiệp…) được phát hiện và đền bù còn rất ít. Thực tế số người mắc bệnh nghề nghiệp cao hơn rất nhiều, do đa phần các cơ sở sản xuất không khám bệnh nghề nghiệp và hơn nữa lực lượng bác sĩ chuyên ngành sức khỏe nghề nghiệp còn quá mỏng so với nhu cầu thực tế của nước ta hiện nay. Giai đoạn 2007 – 2010 Bộ Y tế đã nghiên cứu xây dựng 04 mô hình phòng chống bệnh nghề nghiệp: Mô hình phòng chống bệnh bụi phổi – silic, bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn, bệnh sạm da nghề nghiệp, bệnh viêm gan vi rút nghề nghiệp và các mô hình này đã được áp dụng và nhân rộng trên nhiều tỉnh trên toàn quốc và bước đầu thu được các kết quả khả quan. Trong thời gian tới thực hiện chương trình Quốc gia về An toàn Vệ sinh lao động gia đoạn 2012 – 2015, Cục Quản lý Môi trường Y tế hoàn thiện dự thảo, trình Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quyết định bổ sung thêm 3 bệnh nghề nghiệp mới cần đưa vào danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm, đó là bệnh sốt rét nghề nghiệp, bệnh bụi phổi – Talc nghề nghiệp và bụi phổi than nghề nghiệp tăng cường nghiên cứu. Bệnh da dị ứng nghề nghiệp do tiếp xúc với cao su tự nhiên và các hóa chất phụ gia đã nghiên cứu xong và dự kiến xây dựng tiêu chuẩn chẩn đoán và tiêu chuẩn giám định vào năm 2012. Các bệnh nghề nghiệp được ưu tiên nghiên cứu là các bệnh có số lượng lớn công nhân tiếp xúc với những yếu tố tác hại nghề nghiệp và các bệnh nghề nghiệp này làm ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, làm giảm năng suất lao động và thường để lại di chứng và đã được ILO đưa vào danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm: - Nhóm bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do hóa chất như điếc nghề nghiệp do dung môi hữu cơ, một số bệnh nhiễm độc nghề nghiệp như nhiễm độc Formaldehyt… 11 - Nhóm bệnh da nghề nghiệp như: viêm da tiếp xúc với nilel, viêm da tiếp xúc với dung môi hữu cơ… - Nhóm bệnh nghề nghiệp do yếu tố vật lý như bệnh nghề nghiệp do tiếp xúc với bức xạ điện từ siêu cao tần… - Nhóm các bệnh phổi nghề nghiệp như: bệnh phổi do nhôm, bệnh bụi phổi sắt… Nhóm I: Các bệnh bụi phổi và phế quản 1. Bệnh bụi phổi do Silic 2. Bệnh bụi phổi do Amiăng 3. Bệnh bụi phổi bông 4. Bệnh viêm phế quản mãn tính nghề nghiệp 5. Bệnh hen phế quản nghề nghiệp. Nhóm II: Các bệnh nghề nghiệp do yếu tố vật lý 1. Bệnh do quang tuyến X và các tia phóng xạ 2. Bệnh điếc nghề nghiệp 3. Bệnh rung chuyển nghề nghiệp 4. Bệnh giảm áp nghề nghiệp. Nhóm III: Các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp 1. Bệnh nhiễm độc chì và hợp chất chì 2. Bệnh nhiễm độc Benzen và đồng đẳng của Benzen 3. Bệnh nhiễm độc Hg và hợp chất của Thuỷ ngân 4. Bệnh nhiễm độc Mangan và hợp chất của Mangan 5. Bệnh nhiễm độc TNT (trinitrotoluen) 6. Bệnh nhiễm độc Asen và hợp chất Asen 7. Bệnh nhiễm độc Nicotin nghề nghiệp 8. Bệnh nhiễm độc hoá chất, thuốc trừ sâu nghề nghiệp 9. Bệnh nhiễm độc cacbon monoxit nghề nghiệp 10. Bệnh nhiễm độc Cadimi nghề nghiệp 11. Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân Nhóm IV: Các bệnh về da nghề nghiệp 12 1. Bệnh sạm da nghề nghiệp 2. Bệnh loét dạ dày, loét vách ngăn mũi, viêm da, chàm tiếp xúc 3. Bệnh viêm loét da, viêm móng và xung quanh móng nghề nghiệp 4. Bệnh nốt dầu nghề nghiệp Nhóm V: Các bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp 1. Bệnh lao nghề nghiệp 2. Bệnh viên gan do virus nghề nghiệp 3. Bệnh do xoắn khuẩn Leptospira nghề nghiệp. 4. Nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp 1.1.2. Mục đích, ý nghĩa, tính chất a, Mục đích của công tác BHLĐ Mục tiêu của công tác BHLĐ là thông qua các biện pháp về khoa học kỹ thuật, tổ chức, kinh tế, xã hội để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại được phát sinh trong quá trình sản xuất, tạo nên một điều kiện lao động thuận lợi. Ngày càng được cải thiện tốt hơn để ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hạn chế ốm đau làm giảm sút sức khoẻ cũng như những thiệt hại khác đối với người lao động, nhằm bảo vệ sức khoẻ, đảm bảo an toàn về tính mạng người lao động và cơ sở vật chất, trực tiếp góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động. b, Ý nghĩa của công tác BHLĐ Bảo hộ lao động trước hết là phạm trù của lao động sản xuất, do yêu cầu của sản xuất và gắn liền với quá trình sản xuất. Bảo hộ lao động mang lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người nên nó mang ý nghĩa nhân đạo sâu sắc. Mặt khác, nhờ chăm lo sức khoẻ của người lao động mà công tác BHLĐ mang lại hiệu quả xã hội và nhân đạo rất cao. BHLĐ là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, là nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu được trong các dự án, thiết kế, điều hành và triển khai sản xuất. BHLĐ mang lại những lợi ích về kinh tế, chính trị và xã hội. Lao động tạo ra của cải vật chất, làm cho xã hội tồn tại và phát triển. Bất cứ dưới chế độ xã hội nào, lao động của con người cũng là yếu tố quyết định nhất. Xây dựng quốc gia giàu có, tự do, dân chủ cũng nhờ người lao động. Trí thức mở mang cũng nhờ lao động (lao động trí óc) vì vậy lao động là động lực chính của sự tiến bộ loài người 13 c, Tính chất của công tác BHLĐ BHLĐ Có 3 tính chất chủ yếu là: pháp lý, khoa học kỹ thuật và tính quần chúng. Chúng có liên quan mật thiết và hỗ trợ lẫn nhau. 1. BHLĐ mang tính chất pháp lý Những quy định và nội dung về BHLĐ được thể chế hoá chúng thành những luật lệ, chế độ chính sách, tiêu chuẩn và được hướng dẫn cho mọi cấp mọi ngành mọi tổ chức và cá nhân nghiêm chỉnh thực hiện. Những chính sách, chế độ, quy phạm, tiêu chuẩn, được ban hành trong công tác bảo hộ lao động là luật pháp của Nhà nước. Xuất phát từ quan điểm: Con người là vốn quý nhất, nên luật pháp về bảo hộ lao động được nghiên cứu, xây dựng nhằm bảo vệ con người trong sản xuất, mọi cơ sở kinh tế và mọi người tham gia lao động phải có trách nhiệm tham gia nghiên cứu, và thực hiện. Đó là tính pháp lý của công tác bảo hộ lao động 2. BHLĐ mang tính khoa học kỹ thuật( KHKT) Mọi hoạt động của BHLĐ nhằm loại trừ các yếu tố nguy hiểm, có hại, phòng và chống tai nạn, các bệnh nghề nghiệp... đều xuất phát từ những cơ sở của KHKT. Các hoạt động điều tra khảo sát phân tích điều kiện lao động, đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố độc hại đến con người để đề ra các giải pháp chống ô nhiễm, giải pháp đảm bảo an toàn đều là những hoạt động khoa học kỹ thuật. Hiện nay, việc vận dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật mới vào công tác bảo hộ lao động ngày càng phổ biến. Trong quá trình kiểm tra mối hàn bằng tia gamma (γ), nếu không hiểu biết về tính chất và tác dụng của các tia phóng xạ thì không thể có biện pháp phòng tránh có hiệu quả. Nghiên cứu các biện pháp an toàn khi sử dụng cần trục, không thể chỉ có hiểu biết về cơ học, sức bền vật liệu mà còn nhiều vấn đề khác như sự cân bằng của cần cẩu, tầm với, điều khiển điện, tốc độ nâng chuyển... Muốn biến điều kiện lao động cực nhọc thành điều kiện làm việc thoải mái, muốn loại trừ vĩnh viễn tai nạn lao động trong sản xuất, phải giải quyết nhiều vấn đề tổng hợp phức tạp không những phải hiểu biết về kỹ thuật chiếu sáng, kỹ thuật thông gió, cơ khí hoá, tự động hoá... mà còn cần phải có các kiến thức về tâm lý lao động, thẩm mỹ công nghiệp, xã hội học lao động...Vì vậy công tác bảo hộ lao động mang tính chất khoa học kỹ thuật tổng hợp. 14 3. BHLĐ mang tính quần chúng Tất cả mọi người từ người sử dụng lao động đến người lao động đều là đối tượng cần được bảo vệ. Đồng thời họ cũng là chủ thể phải tham gia vào công tác BHLĐ để bảo vệ mình và bảo vệ người khác. BHLĐ có liên quan đến tất cả mọi người tham gia sản xuất. Công nhân là những người thường xuyên tiếp xúc với máy móc, trực tiếp thực hiện các qui trình công nghệ... do đó họ có nhiều khả năng phát hiện những sơ hở trong công tác bảo hộ lao động, đóng góp xây dựng các biện pháp về kỹ thuật an toàn, tham gia góp ý kiến về mẫu mã, quy cách dụng cụ phòng hộ, quần áo làm việc… Mặt khác dù các qui trình, quy phạm an toàn được đề ra tỉ mỉ đến đâu, nhưng công nhân chưa được học tập, chưa được thấm nhuần, chưa thấy rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của nó thì rất dễ vi phạm. Muốn làm tốt công tác bảo hộ lao động, phải vận động được đông đảo mọi người tham gia. Cho nên BHLĐ chỉ có kết quả khi được mọi cấp, mọi ngành quan tâm, được mọi người lao động tích cực tham gia và tự giác thực hiện các luật lệ, chế độ tiêu chuẩn, biện pháp để cải thiện điều kiện làm việc, phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. BHLĐ là hoạt động hướng về cơ sở sản xuất và trước hết là người trực tiếp lao động. Nó liên quan với quần chúng lao động. BHLĐ bảo vệ quyền lợi và hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà, cho toàn xã hội, vì thế BHLĐ luôn mang tính quần chúng sâu rộng. 1.1.3. Thống kê, phân tích tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp a, Tình hình tai nạn lao động (TNLĐ) Theo báo cáo của 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong những năm qua trên toàn quốc đã xảy ra rất nhiều vụ tai nạn lao động. Trong đó, có các vụ tai nạn lao động chết người, người bị thương nặng, có cả nạn nhân là lao động nữ. Những địa phương xảy ra nhiều vụ TNLĐ chết người đều nằm ở các tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế cao, nhiều khu công nghiệp như TP Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Hà Nội, Bình Dương, Hải Phòng, Đồng Nai, Bà Rịa -Vũng Tàu, Long An, Hải Dương và Quảng Bình. Về cơ bản số lượng vụ tai nạn, số nạn nhân và mức độ nghiêm trọng đều gia tăng. Lĩnh vực xảy ra nhiều TNLĐ nghiêm trọng tập trung vào những ngành nghề là khai thác mỏ, xây dựng, lao động giản đơn và thợ gia công kim loại, lắp 15 ráp cơ khí. Yếu tố gây chấn thương bao gồm rơi ngã, điện giật, vật rơi, vùi dập, mắc kẹt giữa vật thể. b, Nguyên nhân xảy ra các vụ TNLĐ Theo thống kê của cục ATVSLĐ, tại thời điểm 6 tháng đầu năm 2010, nguyên nhân xảy ra TNLĐ được đề cập đến. Hình 1-1. Số ca tai nạn lao động trong sản xuất năm 2009 1. Về phía người sử dụng lao động Bảng 1-1 Tỷ lệ, Tổng số vụ TT Nguyên nhân Số vụ báo cáo Không huấn luyện về an toàn lao động cho 1 270 5,26% người lao động 2 Thiết bị không đảm bảo an toàn 349 6,8% 3 Không có thiết bị an toàn 145 2,83% Không có quy trình, biện pháp an toàn lao 4 225 4,39% động 5 Do tổ chức lao động 114 2,22% Không trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân 6 111 2,16% cho người lao động 16 2. Về phía người lao động TT 1 2 3 Nguyên nhân Vi phạm các quy trình, biện pháp làm việc an toàn về an toàn lao động Không sử dụng các trang bị, phương tiện bảo vệ cá nhân Do người khác vi phạm quy định về an toàn lao động Số vụ Bảng 1-2 Tỷ lệ/ Tổng số vụ báo cáo 1514 29,54% 258 5,03% 177 3,45% 3.Về phía các cơ quan quản lý Nhà nước - Các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực Bảo hộ lao động, ATLĐ hiện nay là khá đầy đủ. Tuy nhiên, nhiều quy định đặt ra nhưng không có chế tài ràng buộc, xử lý hoặc chế tài chưa đủ mạnh dẫn đến tình trạng người sử dụng lao động, người lao động cố ý không chấp hành. - Trong những năm gần đây, mặc dù lực lượng thanh tra lao động đã được bổ sung, nhưng chưa tương xứng với tốc độ phát triển của các doanh nghiệp cả về số lượng lẫn quy mô sản xuất, kinh doanh, do vậy không thể thanh tra việc chấp hành pháp luật về An toàn - Vệ sinh lao động ở nhiều cơ sở (nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ), nên chưa kịp thời phát hiện và ngăn chặn các vụ TNLĐ nghiêm trọng đã xảy ra. - Một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, các hộ kinh doanh cá thể, các làng nghề, nông nghiệp chưa được các cơ quan quản lý Nhà nước hướng dẫn đầy đủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn lao động, chưa tổ chức huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người sử dụng lao động và người lao động nên việc vi phạm các quy định về An toàn - vệ sinh lao động và nguy cơ TNLĐ và bệnh nghề nghiệp là lớn. 1.2. Bảo hộ lao động và bảo vệ môi trường 1.2.1. Quan điểm về môi trường Lý thuyết sản xuất và chi phí nguyên cứu sự phối hợp các yếu tố sản xuất. Trong thuyết kinh điển của hệ thống Gutenberg trước đây chỉ phân biệt các yếu tố cơ bản là: lao động, phương tiện sản xuất và nguyên liệu. Theo quan điểm 17 cận đại, người ta còn đưa thêm các yếu tố khác: yếu tố cá nhân và yếu tố cộng đồng, yếu tố tự tin… Môi trường thiên nhiên trong hệ thống của Gutenberg chỉ được lưu ý trong chức năng là nguồn cung cấp tài nguyên thiên nhiên. Ví dụ : như vai trò của yếu tố nguyên liệu. Trong định nghĩa về đặc điểm của một yếu tố sản xuất Gutenberg đã nêu không thể thiếu được trong việc tạo nên sản phẩm. Điều đó không những đúng với môi trường ở nội dung là nơi khai thác nguyên liệu và năng lượng ở các dạng rắn, lỏng, khí thậm chí cả phóng xạ cũng như tiếng ồn. Nguyên nhân của sự không lưu ý đến môi trường là một yếu tố sản xuất chủ yếu là ở chỗ người ta đã coi môi trường thiên nhiên là một sản phẩm tự do. Với quan điểm đó là tự do nên không tính đến như một yếu tố sản xuất, nếu như nó không phải là khan hiếm – có nghĩa là nó không có giá trị kinh tế, việc khai thác và sử dụng nó sẽ gây nên chi phí cho kinh tế doanh nghiệp. Vì lẽ đó môi trường đã không được đưa vào lý thuyết sản xuất và lý thuyết chi phí. Hiện nay nhu cầu về môi trường ngày càng tăng và môi trường đã trở thành một ngành kinh tế với chi phí đáng kể thì sự khiếm khuyết trong lý thuyết kinh điển ngày càng bộc lộ rõ nét. Tuy vậy, vấn đề này có thể xử lý từng phần mà không cần đến sự thay đổi về lý thuyết, bởi vì nhu cầu về môi trường được thể hiện bằng việc gia tăng giá cả các yếu tố sản xuất là “ phương tiện sản xuất” và là “ nguyên nhiên vật liệu”. Ngay trong bản thân giá cả của một yếu tố sản xuất như yếu tố lao động cũng có thể chứng minh một cách gián tiếp là hiệu ứng “ môi trường”. Ví dụ : vì lý do ô nhiễm không khí trong nơi sản xuất cho nên số người ốm đau tăng được thể hiện bằng việc tăng chi phí trong quĩ lương và do đó giá thành sản phẩm tăng. Như vậy, hiệu ứng ngoại vi ở đâu ra phát sinh? Đó là việc người không gây ô nhiễm không khí cũng phải gánh chịu sự tăng giá thành của sản phẩm. Hiệu ứng này cũng có giá trị đối với yếu tố sản xuất khác, bởi lẽ đó cũng có hiệu ứng ngoại vi tác động đến. Giá cả tăng là do các điều kiện môi trường đã đụng chạm đến tất cả những người có nhu cầu về “ đầu vào” và nó không phụ thuộc vào mức độ và thể thức của nhu cầu về môi trường trong sản xuất mà do các yếu tố đầu vào mang lại. Hiệu ứng ngoại vi càng lớn thì yêu cầu về môi trường trong sản xuất sẽ là một yếu tố có trong xây dựng giá thành sản phẩm càng tăng. 18 Hoặc càng làm giảm hiệu lực của ý nghĩa cải tiến sản xuất để giảm giá thành. Điều này có giá trị ở mức độ tối thiểu là chi phí ngoại vi của yêu cầu môi trường sẽ được thực hiện theo nguyên tắc “ cùng gánh chịu” và nó được phân bổ cho các đối tượng có liên quan. Có một điều không dễ làm được đó là chi phí ngoại vi của chủ thể kinh tế này gây tác động môi trường được phân bổ cho chủ thể kinh tế khác mà từ đó dẫn đến sự thay đổi về kết cấu chi phí. Đứng trên phương diện tổng thể của nền kinh tế thì các tài nguyên thiên nhiên của môi trường đã từ lâu không còn là sản phẩm tự do nữa. Tuy vậy, để nó được xem là một ngành kinh tế thì điều đó còn thiếu đặc tính về chi phí. Chỉ một khi chi phí cho môi trường được phân bổ theo nguyên tắc “ ai gây nên, người đó chịu” một cách công bằng thì nó mới đem lại sự thay đổi về tư duy trong lý thuyết sản xuất và chi phí. Điều này sẽ được thực hiện một phần bằng sự thay đổi yếu tố giá cả cho các yếu tố cơ bản kinh điển. Ngoài ra, cần phải coi tài nguyên môi trường là một yếu tố sản xuất và đưa nó vào lý thuyết sản xuất và chi phí. Khác với tất cả các mô hình về lý thuyết sản xuất và giá trị, thiên nhiên đã được coi là một yếu tố sản xuất trong ngành nông nghiệp ở thế kỷ XVIII. Hans Immler đã dẫn dắt trong sách của mình như sau: “ đó là một phát minh về lý thuyết kinh tế và kinh tế chính trị của nhà canh nông mà đặc biệt là của Wuesnays”. Theo họ, tài nguyên thiên nhiên là một sức sản xuất và họ đã khẳng định rằng: - Thứ nhất: Sức sản xuất của tài nguyên thiên nhiên chính là sức mạnh vật lý và vật chất. - Thứ hai: Sự tận dụng có hệ thống và kinh tế sức sản xuất của tài nguyên thiên nhiên đã cho tiền đề để hình thành lý thuyết sản xuất. - Thứ ba: Cần suy nghĩ về sự bảo tồn và chăm sóc các điều kiện sản xuất từ tài nguyên thiênnhiên. Tất cả các điều đó đã chứng minh cho lý thuyết cơ bản về tái sản xuất vật chất. Nói một cách chặt chẽ theo quan điểm của nhà nông thì chỉ có ngoại cảnh tự nhiên mới có thể “ sản sinh ra giá trị mới”, ngắn gọn mà nói là “ thiên nhiên sản xuất và con người hỗ trợ vào”. Chìa khoá của lý thuyết sản xuất nằm trong tư duy là phải sử dụng tất cả các phương tiện kinh tế sao cho thiên nhiên sẵn sàng sản sinh và cung ứng sản phẩm. Kinh tế hoá thiên nhiên sẽ trở thành một quá trình tổ chức của sản phẩm. 19 a, Môi trường là yếu tố đầu vào Việc sử dụng sản phẩm hoá thạch và sản phẩm của môi trường thiên nhiên trong quá trình kinh tế được giới thiệu trong hệ thống đầu vào kinh điển như là nguyên liệu và phương tiện sản xuất. Thế nhưng, nhu cầu về môi trường được tính đến trong giá thành sản phẩm được lưu ý đến mức độ nào thì vẫn chưa có lời giải thoả đáng. Song có thể mạn phép cho rằng xu hướng là tuỳ thuộc vào chi phí trong khai thác và nó được coi như thang để tính giá thành chứ không phải là dự toán về sự khan hiếm hay thực chất nó là nhu cầu của môi trường. Việc sử dụng môi trường cho đến nay chủ yếu vẫn là không mất tiền ( không chi phí ). Chỉ có điều là chi phí cho việc khai thác ngày càng tăng do đã mất sự dồi dào về nguồn dự trữ, chi phí cao lên do sự điều chỉnh đền bù và phần nhiều do các yêu cầu trách nhiệm của các biện pháp phòng ngừa nhằm ngăn chặn hay giảm thiệt hại. Ngoài ra, còn có chi phí cho nhu cầu môi trường là đất, là cảnh quan, là không khí, là nước , v.v.. để tiếp nhận chất thải của sản xuất và tiêu dùng. Tất cả các cái đó đã làm tăng các yêu cầu lên và với nó là chi phí. Ví dụ: - Tăng yêu cầu về xử lý chất thải rắn trong đó có chất thải đặc biệt hoặc nguy hại, kỹ thuật xử lý. - Tăng yêu cầu về xử lý nước thải ( hệ thống kỹ thuật để xử lý, lệ phí xử lý). - Tăng yêu cầu trong việc xử lý khí thải và tiếng ồn. Tuy nhiên, trong khai thác yếu tố đầu vào và trong việc tận dụng môi trường là nơi tiếp nhận các loại chất thải vẫn chưa được đưa vào sổ sách kế toán bởi vì còn sự chênh lệch giữa từng vùng lãnh thổ giữa các quốc gia. b, Môi trường là nơi tiếp nhận đầu ra Trong phần trước đã nêu lên chức năng của môi trường là “ Nguồn cung cấp yếu tố đầu vào”, là phương tiện sản xuất và nguyên liệu thì đồng thời môi trường cũng làm nhiệm vụ là nơi tiếp nhận đầu ra. Trong bảng cân đối về nguyên nhiên vật liệu và năng lượng của quá trình sản xuất trong doanh nghiệp thì phế liệu và chất độc hại là đầu ra. Theo nhận thức của học thuyết kinh tế doanh nghiệp thì phế thải và chất thải độc hại thuộc danh mục đầu ra không mong muốn. Đó là : chất thải ở dạng rắn, lỏng, khí, phóng xạ, tiếng ồn, sự toả nhiệt và tiếng động. Chúng luôn đi liền với quá trình tạo ra sản phẩm cũng như với quá 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng