Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sách - Truyện đọc Ngôn tình Kỳ nghỉ hè tươi đẹp duong chi thanh ...

Tài liệu Kỳ nghỉ hè tươi đẹp duong chi thanh

.PDF
181
759
128

Mô tả:

Lời giới thiệu Mùa hè về trong tiếng ve râm ran, cái nắng vàng ươm, trong những tán lá xanh và trong những cơn mưa đầu mùa mát lành. Mùa hè gợi mở những không gian bao la để ta hòa mình vào thanh âm và sắc màu tuyệt vời của cuộc sống. Đối với những cô cậu học trò, mùa hè bắt đầu khi tiếng trống trường cuối cùng vang lên. Mùa hè đầy nắng, đầy gió, chứa đựng nhiều dự định và hứa hẹn những chuyến đi xa để được khám phá bao điều hay ho. Nhưng mùa hè trong bước chân chầm chậm của cô bé Minh Mẫn khi bước ra khỏi cổng trường trở thành một nỗi ám ảnh. Mùa hè ư? Có gì chờ đợi không? Tưởng chừng mùa hè của cô bé sẽ nhạt nhẽo trôi qua cùng chú cá “Mắt to”. Nhưng không, một dịp tình cờ đã đưa Minh Mẫn đến với viện dưỡng lão Nhân Thiện trong vai trò của một tình nguyện viên. Tại đây, cô bé đã có những tháng ngày đáng nhớ, được tiếp xúc với những con người kỳ lạ và cùng chia sẻ với họ nhiều cung bậc cảm xúc. “Triết lý ô mai” và câu chuyện của những cụ già ở viện đã giúp Minh Mẫn thấu hiểu được nhiều lẽ nhân sinh ở đời. Một tình bạn trong sáng! Những trải nghiệm khó quên! Những bài học sâu sắc! Tất cả đã mang đến cho cô bé một kỳ hè tươi đẹp và trọn vẹn. “Kỳ nghỉ hè tươi đẹp” là lát cắt nhỏ về cuộc sống của một cô bé mười hai tuổi nhưng lại chứa đựng những triết lý nhẹ nhàng và sâu sắc. Suy nghĩ và hành động của Minh Mẫn sẽ khiến chúng ta nhìn lại cuộc sống và bản thân mình. Hãy đọc và thấu cảm! Trên hết, hãy tin rằng “triết lý ô mai” sẽ theo ta đến suốt cuộc đời! Chương 1 Không muốn về nhà sớm Những cơn gió nhè nhẹ thổi qua sân trường. Ánh mặt trời chiếu xuống bãi cỏ sau mưa khiến những giọt nước trông như những giọt thủy tinh treo trên lá cỏ. Cả bãi cỏ phát ra ánh sáng lấp lánh. Tất cả tạo nên một khung cảnh tuyệt đẹp. Trong góc lớp, Minh Mẫn chống cằm nhìn lên bầu trời xanh với những đám mây trắng bên ngoài cửa sổ phòng học. Hôm nay là buổi học cuối cùng ở cấp tiểu học, nhưng Minh Mẫn lại hy vọng đừng ai để ý đến mình. Kỳ nghỉ hè sẽ chính thức bắt đầu vào ngày mai. Xung quanh, các bạn đang rôm rả bàn luận về những ngày tháng tươi đẹp sắp tới ấy. Trông ai cũng hào hứng, chẳng chút buồn rầu vì sự chi xa sắp đến. - Ngày mai mình sẽ đến Cát Long Ba phụ giúp quán ăn của chú mình. Mỗi ngày mình được trả đến 50 ringgit(1) luôn. Hết hè, mình sẽ giàu to. Mà nghe nói thành phố Cát Long Ba to lắm đó, đến đó mình sẽ tha hồ khám phá. - Lưu Hạnh dõng dạc tuyên bố về kế hoạch hè của mình. - Còn cô mình thì có một tiệm hoa ở Tân Sơn. Mình sẽ đến đó phụ cô. Nhất định kỳ hè này sẽ rất tuyệt với mình. - Trịnh Khải Thanh cướp lời Lưu Hạnh. Trong khi cả lớp đang sôi nổi bàn tán thì Minh Mẫn giả vờ ngắm nghía cảnh vật bên ngoài, ước gì mình đừng nghe thấy những điều xung quanh. Cô bé chẳng có dự định nào để chia sẻ với các bạn cả. Ở nhà ăn uống, tắm rửa, xem phim, ngủ nghỉ… - những điều mà cha mẹ Minh Mẫn cho là phải được ưu tiên - đâu thể nói ra, nếu không sẽ bị cười cho thúi mũi mất. Minh Mẫn ngoảnh đầu nhìn các bạn, thèm muốn được như mọi người đi àm thêm trong kỳ hè, tự kiếm tiền tiêu vặt. “Chỉ có mình là không thể thôi”,– Minh Mẫn tủi thân nhủ thầm. Thấy Minh Mẫn ngoái đầu lại nhìn, Hà Mễ Tử bèn gọi to: - Minh Mẫn! Ngồi một mình ở đó chi vậy? Lại đây nói chuyện với bọn mình đi. Hà Mễ Tử vốn tên thật à Phiên Văn Tường. Vì có cha bán tôm ở Ba Sa nên Mễ Tử được mọi người “đặt” cho cái tên như vậy(2). Nhưng vừa nghe thấy tiếng gọi của Mễ Tử, Minh Mẫn vội ngoảnh mặt đi, giả vờ không biết. Bấy giờ, mọi người mới bắt đầu nhìn về phía Minh Mẫn. Hà Mễ Tử gọi thêm lần nữa: - Minh Mẫn. Lúc này, Minh Mẫn đành phải quay mặt lại, miễn cưỡng mỉm cười. - Có chuyện gì vậy, các bạn? - Lại đây ngồi nói chuyện với bọn mình đi. – Mọi người đồng thanh gọi lớn. Nói chuyện à? Có gì để nói đâu chứ? Nếu để mọi người biết kỳ nghỉ hè này chỉ ru rú ở nhà thì Minh Mẫn xấu hổ chết đi được. Nhưng chẳng biết từ chối bằng cách nào, cô bé đành bước lại chỗ các bạn. Vừa đi, Minh Mẫn vừa cầu mong đừng ai hỏi đến kế hoạch của mình trong kỳ nghỉ này. ừng ai hỏi, đừng ai hỏi!Rất nhanh chóng, cả bọn quay lại đề tài đang bàn uận. - Hương Hương! Bạn có kế hoạch gì cho kỳ nghỉ hè? - Hà Mễ Tử chỉ vào Hương Hương. Trông cậu ấy như vị chủ tọa điều khiển buổi “đại hội võ âm” vậy. Hương Hương cúi đầu, hai tay để trước ngực thành hình chữ thập, y như người chuẩn bị tế thần.
Kỳ nghỉ hè tươi đẹp Dương Chí Thành Chia sẻ ebook: http://downloadsach.com Follow us on Facebook: https://facebook.com/caphebuoitoi Table of Contents Lời giới thiệu Chương 1 Không muốn về nhà sớm Chương 2 Hương vị tự do Chương 3 “Mắt to" Chương 4 Con muốn làm tình nguyện viên Chương 5 Ngày đầu ra mắt Chương 6 Người bạn mới Chương 7 Tử Vi và dì Bình Chương 8 Thần tiên hội Chương 9 Phòng số 8 Chương 10 Một ngày bận rộn Chương 11 Kẻ lừa đảo Chương 12 Nhật ký phát tờ rơi Chương 13 em đang nhơ Chương 14 Thế nào là tự do? Chương 15 Ngày hội Chương 16 Con không muốn đến viện dưỡng lão Chương 17 Cháu muốn nói sự thật Chương 18 Bí mật của dì Liên Chương 19 Bà Xảo đi rồi Chương 20 Kỳ nghỉ hè tươi đẹp Muc uc Lời giới thiệu Mùa hè về trong tiếng ve râm ran, cái nắng vàng ươm, trong những tán lá xanh và trong những cơn mưa đầu mùa mát lành. Mùa hè gợi mở những không gian bao la để ta hòa mình vào thanh âm và sắc màu tuyệt vời của cuộc sống. Đối với những cô cậu học trò, mùa hè bắt đầu khi tiếng trống trường cuối cùng vang lên. Mùa hè đầy nắng, đầy gió, chứa đựng nhiều dự định và hứa hẹn những chuyến đi xa để được khám phá bao điều hay ho. Nhưng mùa hè trong bước chân chầm chậm của cô bé Minh Mẫn khi bước ra khỏi cổng trường trở thành một nỗi ám ảnh. Mùa hè ư? Có gì chờ đợi không? Tưởng chừng mùa hè của cô bé sẽ nhạt nhẽo trôi qua cùng chú cá “Mắt to”. Nhưng không, một dịp tình cờ đã đưa Minh Mẫn đến với viện dưỡng lão Nhân Thiện trong vai trò của một tình nguyện viên. Tại đây, cô bé đã có những tháng ngày đáng nhớ, được tiếp xúc với những con người kỳ lạ và cùng chia sẻ với họ nhiều cung bậc cảm xúc. “Triết lý ô mai” và câu chuyện của những cụ già ở viện đã giúp Minh Mẫn thấu hiểu được nhiều lẽ nhân sinh ở đời. Một tình bạn trong sáng! Những trải nghiệm khó quên! Những bài học sâu sắc! Tất cả đã mang đến cho cô bé một kỳ hè tươi đẹp và trọn vẹn. “Kỳ nghỉ hè tươi đẹp” là lát cắt nhỏ về cuộc sống của một cô bé mười hai tuổi nhưng lại chứa đựng những triết lý nhẹ nhàng và sâu sắc. Suy nghĩ và hành động của Minh Mẫn sẽ khiến chúng ta nhìn lại cuộc sống và bản thân mình. Hãy đọc và thấu cảm! Trên hết, hãy tin rằng “triết lý ô mai” sẽ theo ta đến suốt cuộc đời! - First News Chương 1 Không muốn về nhà sớm Những cơn gió nhè nhẹ thổi qua sân trường. Ánh mặt trời chiếu xuống bãi cỏ sau mưa khiến những giọt nước trông như những giọt thủy tinh treo trên lá cỏ. Cả bãi cỏ phát ra ánh sáng lấp lánh. Tất cả tạo nên một khung cảnh tuyệt đẹp. Trong góc lớp, Minh Mẫn chống cằm nhìn lên bầu trời xanh với những đám mây trắng bên ngoài cửa sổ phòng học. Hôm nay là buổi học cuối cùng ở cấp tiểu học, nhưng Minh Mẫn lại hy vọng đừng ai để ý đến mình. Kỳ nghỉ hè sẽ chính thức bắt đầu vào ngày mai. Xung quanh, các bạn đang rôm rả bàn luận về những ngày tháng tươi đẹp sắp tới ấy. Trông ai cũng hào hứng, chẳng chút buồn rầu vì sự chi xa sắp đến. - Ngày mai mình sẽ đến Cát Long Ba phụ giúp quán ăn của chú mình. Mỗi ngày mình được trả đến 50 ringgit(1) luôn. Hết hè, mình sẽ giàu to. Mà nghe nói thành phố Cát Long Ba to lắm đó, đến đó mình sẽ tha hồ khám phá. - Lưu Hạnh dõng dạc tuyên bố về kế hoạch hè của mình. - Còn cô mình thì có một tiệm hoa ở Tân Sơn. Mình sẽ đến đó phụ cô. Nhất định kỳ hè này sẽ rất tuyệt với mình. - Trịnh Khải Thanh cướp lời Lưu Hạnh. Trong khi cả lớp đang sôi nổi bàn tán thì Minh Mẫn giả vờ ngắm nghía cảnh vật bên ngoài, ước gì mình đừng nghe thấy những điều xung quanh. Cô bé chẳng có dự định nào để chia sẻ với các bạn cả. Ở nhà ăn uống, tắm rửa, xem phim, ngủ nghỉ… - những điều mà cha mẹ Minh Mẫn cho là phải được ưu tiên - đâu thể nói ra, nếu không sẽ bị cười cho thúi mũi mất. Minh Mẫn ngoảnh đầu nhìn các bạn, thèm muốn được như mọi người đi àm thêm trong kỳ hè, tự kiếm tiền tiêu vặt. “Chỉ có mình là không thể thôi”,– Minh Mẫn tủi thân nhủ thầm. Thấy Minh Mẫn ngoái đầu lại nhìn, Hà Mễ Tử bèn gọi to: - Minh Mẫn! Ngồi một mình ở đó chi vậy? Lại đây nói chuyện với bọn mình đi. Hà Mễ Tử vốn tên thật à Phiên Văn Tường. Vì có cha bán tôm ở Ba Sa nên Mễ Tử được mọi người “đặt” cho cái tên như vậy(2). Nhưng vừa nghe thấy tiếng gọi của Mễ Tử, Minh Mẫn vội ngoảnh mặt đi, giả vờ không biết. Bấy giờ, mọi người mới bắt đầu nhìn về phía Minh Mẫn. Hà Mễ Tử gọi thêm lần nữa: - Minh Mẫn. Lúc này, Minh Mẫn đành phải quay mặt lại, miễn cưỡng mỉm cười. - Có chuyện gì vậy, các bạn? - Lại đây ngồi nói chuyện với bọn mình đi. – Mọi người đồng thanh gọi lớn. Nói chuyện à? Có gì để nói đâu chứ? Nếu để mọi người biết kỳ nghỉ hè này chỉ ru rú ở nhà thì Minh Mẫn xấu hổ chết đi được. Nhưng chẳng biết từ chối bằng cách nào, cô bé đành bước lại chỗ các bạn. Vừa đi, Minh Mẫn vừa cầu mong đừng ai hỏi đến kế hoạch của mình trong kỳ nghỉ này. ừng ai hỏi, đừng ai hỏi! Rất nhanh chóng, cả bọn quay lại đề tài đang bàn uận. - Hương Hương! Bạn có kế hoạch gì cho kỳ nghỉ hè? - Hà Mễ Tử chỉ vào Hương Hương. Trông cậu ấy như vị chủ tọa điều khiển buổi “đại hội võ âm” vậy. Hương Hương cúi đầu, hai tay để trước ngực thành hình chữ thập, y như người chuẩn bị tế thần. - Mình sẽ ở lại Tân Thành… Nghe thấy vậy, Minh Mẫn khấp khởi mừng thầm: “Cuối cùng thì cũng có người ở nhà như mình. Dù có bị chế giễu thì cũng có người chịu chung rồi”. - Mình muốn ở nhà luyện đàn, tháng tới mình thi rồi. Nếu mọi chuyện suôn sẻ, mình sẽ đạt được cấp bảy. Minh Mẫn nghe vậy lại càng thêm bối rối. Trong lúc Hà Mễ Tử ngẩng đầu nhìn xung quanh, tìm xem còn ai chưa nói ra kế hoạch riêng không thì Minh Mẫn cố gắng cúi thấp đầu, òng đầy lo lắng. Thật may là Hà Mễ Tử không phát hiện ra. Minh Mẫn ngước nhìn lên chiếc đồng hồ treo trên tường. ã 1 giờ chiều. Mừng thầm vì chỉ còn 15 phút nữa là tan học, cô bé lấy cớ phải xếp tập vở nên đứng dậy, rời khỏi cuộc bàn luận. Vừa đúng úc đó, Hà Mễ Tử thốt lên: - úng rồi, còn Minh Mẫn vẫn chưa nói. Mọi ánh mắt đều đổ dồn về phía Minh Mẫn. Không kịp phản ứng mà cũng chẳng biết phản ứng bằng cách nào, cô bé ấp úng: - Mình… à, mình… Tất cả im lặng đợi Minh Mẫn nói tiếp. Minh Mẫn thầm nghĩ: “Mình đâu phải là tội phạm mà cũng có làm sai điều gì đâu. Sao mọi người lại nhìn mình với ánh mắt như vậy chứ? Buông tha cho mình đi mà. Đừng hỏi mình nữa mà”. - À… nghỉ hè mình… - Các em về chỗ ngồi. - úng úc Minh Mẫn không biết nên trả lời sao thì thầy Nhan Thiên Thanh bước vào lớp. Cả đám vội trở về chỗ ngồi của mình, còn Minh Mẫn thở phào nhẹ nhõm. “Thoát nạn rồi. May quá! Thầy Nhan đúng là cứu tinh của mình!” Tất cả đều cảm thấy mất hứng, dĩ nhiên à trừ Minh Mẫn. Thầy xuất hiện chẳng đúng úc tí nào. Cả lớp yên lặng chờ đợi. Năm phút trôi qua, thầy vẫn không nói câu nào, đưa mắt nhìn từng đứa học trò. ột nhiên, khóe mắt thầy rưng rưng. - Thầy ơi…! - Cả lớp đồng thanh gọi lớn. Thầy Nhan xua xua tay, ngỏ ý không có chuyện gì. Mắt Minh Mẫn cũng đỏ hoe, rồi những giọt nước mắt chảy dài và cứ thế tuôn rơi. Cô bé cắn môi để khỏi nấc lên thành tiếng. Bầu không khí lớp bỗng trầm lại, man mác buồn. Nếu trước đó, cả bọn đều cảm thấy không vui vì sự xuất hiện của thầy thì giờ đây, khóe mắt rưng rưng của thầy lại gợi cho tất cả nhớ về những kỷ niệm đã cùng nhau trải qua suốt sáu năm học (3). Thầy Nhan là giáo viên dạy Văn của cả lớp từ năm ớp 1 đến nay. Việc ngày mai đám học trò nhỏ sẽ tốt nghiệp khiến thầy Nhan không kiềm được cảm xúc. Còn 10 phút nữa mới tan học, thầy rút khăn chấm những giọt nước trên khóe mắt. Nhưng có vẻ như không thể au khô được dòng ký ức nên gương mặt thầy vẫn còn xúc động. Thời khắc này không thể diễn đạt bằng lời mà chỉ có thể ghi khắc trong tim mà thôi. - Ngày mai các em sẽ rời xa mái trường này, nơi các em đã có những bài học đầu tiên. Thầy chúc mọi điều tốt đẹp sẽ đến với các em. Tương ai của các em sẽ giống như bộ đồng phục mà các em đang khoác trên người, thật tinh khiết và tươm tất. Sau này, nếu có thời gian, hãy ghé về thăm trường, thầy uôn chào đón các em. - Thầy ơi…!. – Cả lớn đồng thanh gọi lớn, giọng đầy xúc động. - Thầy ơi! Em sẽ trở lại thăm thầy. - Thầy ơi! Em sẽ không bao giờ quên thầy. - Thầy! Thầy nhớ giữ gìn sức khỏe. - Thầy ơi! Em không muốn xa thầy đâu. - Thầy! Thầy à người thầy tuyệt vời nhất. Cả căn phòng trở nên náo động. Thầy Nhan không thể ngăn được sự xúc động của học trò, mỗi đứa một câu, tranh nhau nói lên cảm nghĩ của mình. Mắt Minh Mẫn đã ầng ậc nước từ khi nãy. Không phải cô bé không muốn nói với thầy đôi ời mà cô nhận ra rằng, chỉ cần trong lòng mình có hình ảnh thầy là đủ, không nhất thiết phải nói ra hay để cho người khác biết. Tiếng chuông báo tan học vang lên. Cả lớp chia tay nhau bằng những cử chỉ đơn giản. Tất cả xếp hàng, từng người một lên bắt tay tạm biệt và cảm ơn sự chỉ dạy của thầy trong suốt 6 năm qua. Vốn à người nhạy cảm, úc này nước mắt Minh Mẫn lại càng chảy dữ. - Minh Mẫn đừng khóc nữa, sau này phải cố gắng học tập nhé. Nghe lời thầy, nhưng nước mắt Minh Mẫn cứ chảy ròng ròng. Cô bé ra khỏi phòng học rồi từng bước rời ngôi trường mến yêu. - Minh Mẫn! Tạm biệt. - Minh Mẫn! ừng quên mình nhé. - Minh Mẫn! Nhớ giữ liên lạc nha. Dọc đường đi, Minh Mẫn nghe rất nhiều lời tạm biệt của các bạn nhưng cô bé chỉ đáp ại bằng một cái gật đầu lịch sự bởi cô không giỏi bày tỏ cảm xúc. Vừa đặt chân ra khỏi cổng trường, cảnh tượng náo nhiệt của phố phường ập vào mắt Minh Mẫn, xe buýt, taxi, xe máy nối đuôi nhau khiến đường bị tắc nghẽn. Cô bé không muốn về nhà quá sớm, bởi nếu đã đặt chân vào nhà thì đố mà được ra ngoài lần nữa. Sự nghiêm khắc của cha mẹ khiến Minh Mẫn có cảm tưởng như mình đang sống trong nhà giam vậy. Mà chỉ ngày mai thôi, “cuộc sống trong nhà giam” ấy sẽ bắt đầu. Buổi học cuối cùng hôm nay sẽ à cơ hội để cô bé được về nhà trễ. Minh Mẫn muốn tận dụng buổi chiều này để tản bộ phố phường. Trong khi hầu hết các bạn đều rất háo hức đón nhận kỳ hè này thì Minh Mẫn lại chỉ muốn trốn chạy nó. Chỉ có những ngày dài đằng đẵng đón chờ cô bé phía trước. Thế có chán không cơ chứ. Minh Mẫn rút trong cặp cái bóp tiền màu hồng phấn hiệu Hello Kitty, lấy ra 20 xu, đi đến trạm điện thoại công cộng. Cô bé không muốn dùng điện thoại di động, dù có lần cha đã có ý định tặng cho cô một cái. Minh Mẫn không có nhiều bạn nên cũng chẳng cần liên lạc với ai. ối với cô bé, điện thoại di động là một vật thừa thãi. Cô bé cầm ống nghe, bỏ 20 xu vào khe máy. Tút…tút… - A lô, mẹ ạ? Con Minh Mẫn đây. Hôm nay con đi ăn với các bạn nên sẽ về nhà trễ một chút. Chúng con sắp chia tay rồi, hôm nay là buổi gặp mặt cuối cùng nên con muốn ở lại thêm với các bạn. - Minh Mẫn nói dối mẹ, nhưng biết àm sao được. Nếu không muốn về nhà sớm thì cô bé chỉ còn cách này thôi. Mặc dù lý do của Minh Mẫn rất chính đáng nhưng mẹ cô bé vẫn cảm thấy nghi ngờ. - Nhất định phải đi sao? Không đi không được à? - Mẹ à! Nếu lần này không đi thì sau này con khó có cơ hội gặp lại đông đủ các bạn lắm. Mà tụi con chỉ đi ăn và nói chuyện thôi. Mẹ cho con đi, nha mẹ. Minh Mẫn cứ nài nỉ nên cuối cùng, mẹ cô bé đành phải đồng ý: - ược rồi, được rồi… Ăn xong thì nhớ về nhà liền nhé! Gác điện thoại, Minh Mẫn thở phào nhẹ nhõm. Cuối cùng thì cũng xin phép mẹ được rồi. Cô bé nhìn đồng hồ. ã 1 giờ 45 phút. “Nhất định phải đến 6 giờ mình mới về nhà. Hôm nay mà không đi chơi thì ngày mai cũng chả còn cơ hội”. - Minh Mẫn nhủ thầm. Cô bé băng qua con ộ trước trường rồi rảo bước tiến về phía trước, dù chẳng biết nên đến nơi nào. Chương 2 Hương vị tự do Minh Mẫn vừa đi vừa nhìn ngắm xung quanh. Khi đi ngang qua trung tâm ngoại khóa, một cô gái nhét vào tay Minh Mẫn một tờ rơi mà chẳng cần biết cô bé có muốn nhận hay không. - Em gái, cầm tờ giấy này về đưa cha mẹ, nếu thích thì đến ghi danh nhé. Ở đây có nhiều giáo viên giỏi lắm đấy. Minh Mẫn cầm lấy tờ giấy rồi vội bước đi. Nhưng không nén được tò mò, cô bé mở ra xem. BẠN MUỐN THÀNH CÔNG? Bạn muốn đạt thành tích cao? Bạn muốn dẫn đầu lớp? Bạn muốn đạt toàn điểm A? Bạn muốn tương ai xán ạn? Trung tâm ngoại khóa với những giáo viên chuyên nghiệp sẽ giúp bạn đạt được những điều đó! Hãy đến với chúng tôi. ọc xong, Minh Mẫn quẳng tờ giấy vào thùng rác bên đường vì biết rằng nó sẽ chẳng ích lợi gì với mình. Chưa bao giờ Minh Mẫn được tham gia các chương trình ngoại khóa, mà có phải vì nhà cô bé khó khăn hay đi ại bất tiện đâu. Trong khi các bậc phụ huynh khác chỉ mong vừa đến hè à cho con đi học thêm hay tham gia các lớp phát triển kỹ năng này nọ thì cha mẹ Minh Mẫn lại hoàn toàn khác. Thành tích không quan trọng. Ngoan ngoãn ở nhà mới à ưu tiên hàng đầu. “Ôi trời, chỉ có cha mẹ mình là kỳ lạ thôi”. – Minh Mẫn nhủ thầm và cảm thấy mình tội nghiệp quá chừng. Những cơn gió chiều vẫn nhè nhẹ thổi tới. Cô bé dừng chân tự hỏi: “Mình muốn được tự do, nhưng àm sao mới được vậy chứ?”, rồi lại tiếp tục cất bước. Nhưng chưa thấy tự do đâu thì cơn đói đã kéo đến. Bụng Minh Mẫn sôi lên từng hồi. Cô bé đưa tay xoa bụng, nghĩ: “Muốn có tự do thì phải ăn trước đã, bụng mình đói meo rồi. Người đấu tranh cho tự do cũng có úc đói bụng mà”. Minh Mẫn nhìn đồng hồ, 3 giờ 10 phút rồi. Sao thời gian được ở bên ngoài trôi nhanh thế nhỉ, chẳng bù cho lúc ở nhà, đúng à “một ngày ở nhà bằng ở ngoài ngàn năm”. “Ăn ở đâu bây giờ nhỉ?” - Minh Mẫn tự hỏi rồi nghĩ ngay đến tiệm thức ăn nhanh với gà rán và khoai tây chiên - những món ăn mà cô bé thích nhất, - và thêm một y đầy nước ngọt mát lạnh nữa thì còn gì bằng. Ôi, chẳng có niềm hạnh phúc nào lớn lao hơn thế! Chỉ nghĩ đến thôi cũng đủ khiến dạ dày Minh Mẫn sôi lên, cô bé chép chép miệng rồi rảo bước về ngã tư phía trước. Tiệm thức ăn hiện ra ngay trước mặt. Trong bộ đồng phục của trường, Minh Mẫn chậm rãi bước vào quán. Vừa đẩy cửa vào, mùi gà rán thơm ngậy xộc ngay vào mũi Minh Mẫn khiến cô bé nuốt nước bọt đánh ực. Tiệm ăn chật ních người. Dòng người xếp hàng đợi mua thức ăn dài dằng dặc như con rắn. Minh Mẫn móc chiếc ví hiệu Hello Kitty ra, còn tổng cộng 50 ringgit – gia tài được đựng trong chiếc hộp “Bách bảo” mới được lấy ra tối qua. Mỗi khi được cha mẹ cho tiền tiêu vặt, Minh Mẫn đều cho cả vào đó. Ngoài đựng tiền, chiếc hộp “Bách bảo” còn chứa thêm nhiều đồ vật khác do cô bé sưu tầm được: một cuốn sổ tay, mấy cây bút chì xinh xắn, những tấm hình hoạt họa… Minh Mẫn giấu chiếc hộp đó dưới tận gầm giường, chẳng ai phát hiện ra, ngay cả cha mẹ. Cầm chặt 50 ringgit trong tay, Minh Mẫn kiên nhẫn xếp hàng chờ đợi. Xưa nay, trong mắt bạn bè, cô bé à người cực kỳ nhẫn nại và uôn ôn hòa. ợi khoảng 10 phút, Minh Mẫn đến trước quầy phục vụ, lắp bắp nói bằng tiếng Anh: - Two chicken, one fun fries, one coke… (4) - Having here?(5) - Người phục vụ hơi nhướn mắt nhìn lên, hỏi. - Or take away? (6) - HAVING HERE! - Minh Mẫn vội vàng đáp ớnkhiến những người xung quanh đều quay sang nhìn. Cô bé ngượng ngùng cười gượng. - Fourteen ringgit(7). - Người phục vụ nói rõ ràng. Khả năng nghe tiếng Anh của Minh Mẫn không tốt lắm nên cô bé nghe thành 40 ringgit. Minh Mẫn hết sức kinh ngạc - sao lại mắc thế này chứ? Chỉ có hai miếng gà rán, một bịch khoai tây chiên và một y nước ngọt thôi mà. - Fourteen ringgit. - Người phục vụ nhắc lại. Minh Mẫn vẫn cho rằng mình không hề nghe sai. “Tôi biết là 40 ringgit rồi, nhưng àm gì mà mắc vậy chứ! Cái quán này đúng à ‘ăn cướp’ mà!” - Minh Mẫn nghĩ thầm. Nhưng đồ ăn đã được mang ra trước mặt nên chẳng còn cách nào khác, Minh Mẫn đành đưa 50 ringgit cho người phục vụ. Xưa nay, dù có chịu thiệt một chút thì cô bé cũng chẳng phản ứng gì. Người phục vụ gõ lách cách bàn phím máy tính rồi trả lại tiền thừa. Cầm tiền, Minh Mẫn chợt nghĩ: “Sao tiền thối lại nhiều thế này? Không phải à 40 ringgit à?”. Nhưng nhìn thấy dòng người dằng dặc phía sau, cô bé vội vàng nhét tiền vào túi xách, mang thức ăn đi. ưa mắt nhìn xung quanh, bàn nào cũng chật ních người, Minh Mẫn chẳng biết nên ngồi chỗ nào. “Chẳng lẽ phải lên lầu ư?” - Ý nghĩ này khiến cô bé hơi chột dạ. Vì không giỏi giữ thăng bằng nên Minh Mẫn luôn tỏ ra luống cuống khi phải bê đồ đạc. Lần này, cô bé sợ sẽ àm đổ hết nước ngọt ra ngoài. Nhưng xung quanh đã chật ních người, Minh Mẫn chỉ còn cách lên đó mà thôi. Hít một hơi thật sâu, cô bé bước từng bước cẩn thận, tay giữ chặt khay thức ăn. Người ên người xuống tấp nập nhưng Minh Mẫn chỉ tập trung vào những bước chân của mình. Cô bé không ngừng tự nhủ: “Mình phải toàn tâm toàn ý cho nhiệm vụ duy nhất úc này: Bước lên lầu an toàn. Nhưng mà mọi người đừng có làm tôi rối lên chứ”. Chỉ có hơn mười bậc thang mà Minh Mẫn thấy như mình phải vượt qua trăm nghìn khổ ải. Cuối cùng thì cô bé cũng thở phào nhẹ nhõm khi ên đến nơi an toàn: “Mình àm được rồi! Mình àm được rồi! úng à ‘không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền’, hi hi”. Khách trên lầu không nhiều nên còn khá nhiều bàn trống. Minh Mẫn hồ hởi nhanh chân bước tới chiếc bàn nằm gần cửa sổ, nơi có thể nhìn thấy phong cảnh xung quanh và con đường phía dưới. Lòng ngập tràn hạnh phúc khi bước lên lầu thành công và có được chỗ ngồi ý tưởng, Minh Mẫn tán dương mình: “Nếu lúc nãy mình không hạ quyết tâm lên lầu thì bây giờ àm gì được thoải mái như thế này. Có khi lại đang chen chúc trong đám đông chật chội phía dưới ấy chứ”. Cô bé cẩn thận đặt khay thức ăn ên bàn, thả người xuống ghế rồi móc số tiền mà người phục vụ đã thối lại và cẩn thận đếm lại. 5 ringgit, 1 ringgit, 10 ringgit … 10 ringgit … 10 ringgit. - 36 ringgit à! - Minh Mẫn thốt lên. - Thì ra phần thức ăn này không phải giá 40 ringgit. Vậy thì bao nhiêu nhỉ? 50 trừ 36 bằng… Minh Mẫn ngước mắt lên trần nhà, miệng lẩm nhẩm: - Bằng… 14 ringgit. Thì ra vừa rồi người phục vụ nói 14 ringgit chứ không phải 40. – Cô bé cúi đầu, tự thấy mắc cỡ ghê. – Thì ra là mình nghe nhầm. Minh Mẫn nhướng mắt nhìn ra ngoài cửa sổ, nhà cửa nối tiếp nhau còn người và xe thì đông đúc quá mức. Cô bé lắc lắc đầu: “Không nhìn nữa”, rồi cầm lọ tương ớt lên, dốc ngược và bóp mạnh. Minh Mẫn chậm rãi thưởng thức hương vị của món ăn. Gà rán có tương ớt đi kèm thật tuyệt vời. Sau cùng, cô bé uống một hơi hết sạch y nước ngọt. - Ôi, no quá rồi! Giá mà ngày nào cũng được như thế này thì sướng phải biết. Sau khi lau sạch tay, cô bé đưa đồng hồ ên nhìn, đã 3 giờ 55 phút. Thời gian không còn nhiều, Minh Mẫn vội khoác túi xách ên, hướng về phía cầu thang đi xuống. Cô bé đẩy cửa, sải bước ra đường, bất chợt cảm thấy một luồng gió nóng hắt vào người. Cơn gió thổi tung mái tóc dài của Minh Mẫn khiến cô bé phải dùng tay giữ lại. Minh Mẫn buồn rầu đứng ở đầu đường, không biết nên đi về hướng nào. - Chẳng lẽ không có chỗ nào để đi sao? Lẽ nào lại phải về nhà à? Nếu về nhà, thì chẳng thể đi đâu được nữa rồi… Chương 3 “Mắt to" - Cô bé nuôi cá không? Cá ở tiệm cô vừa rẻ lại vừa đa dạng đó. - Một người phụ nữ to béo gọi mời Minh Mẫn. Dù cá trong tiệm đều là cá cảnh nhưng Minh Mẫn vẫn cảm thấy chán phèo: “Xem làm gì chứ, chẳng ích lợi gì cả”. - Vào đây xem chút đi cô bé. Cá ở tiệm cô rất rẻ đấy. - Người phụ nữ ấy vẫn tiếp tục chào mời Minh Mẫn. Chần chừ một lúc, Minh Mẫn cũng quyết định bước vào. Quả không sai, cơ man nào à cá, lại đầy đủ chủng loại, màu sắc và hình dáng. Cô bé không biết nên xem chỗ nào trước. - ây à cá ma. Hôm nay tiệm của cô đang đại hạ giá loại này đó. Một con chỉ bán có 6 ringgit thôi à. - Cô bán hàng chỉ về phía hồ cá trước mặt. - Ồ! - Minh Mẫn thốt ên nhưng tiếp tục dạo bước dọc theo các hồ cá. Cô bé không thích cá ma. Tên gọi và hình dáng của nó thật giống nhau, nhìn phát khiếp. Y chang một con ma! - ây à oại cá đá. Chỉ cần đặt hai con cá này gần nhau là chúng sẽ xáp lại đá nhau kịch liệt ngay. Coi đã ắm. – Người phụ nữ vừa nói vừa dùng tay diễn tả. Minh Mẫn lại ồ lên khi nghe cô bán hàng giới thiệu, rồi lại tiếp tục dạo bước. Cô bé không thích cá đá. Cá gì mà bạo lực quá thể. - Còn đây à cá ba đuôi. Cô bán hàng chỉ vào những cái hồ phía trước, giới thiệu về chủng loại và đặc trưng của từng loại cá. Minh Mẫn vừa đi vừa nhìn, rồi dừng mắt trước cái hồ nhỏ chứa những con cá cũng tí teo. Cô bé cảm thấy mình giống hệt những con cá kia, suốt ngày bơi đi bơi ại mà chẳng biết tìm kiếm điều gì. - ây à cá gì vậy cô? Người phụ nữ cúi đầu nhìn vào cái hồ mà Minh Mẫn vừa chỉ. - ây à cá vàng. Loại cá được ưa chuộng nhất ở tiệm của cô đấy. Rất nhiều người mua nó về nuôi. Minh Mẫn đứng hẳn dậy, nhìn cô bán hàng rồi hỏi: - Loại này giá bao nhiêu ạ? Cháu muốn mua một con. - Một con chỉ 4 ringgit thôi. Mà này cô bé, người ta ít khi mua một con lắm, họ mua một lúc 8 con luôn. Nhiều người rất coi trọng ý nghĩa của những con số. Tám chính à “phát phát phát phát”, phát tài, haha. – Cô bán hàng cười lớn, tự hào về câu nói vừa rồi của mình. - Cháu không muốn mua nhiều mà cũng không quan tâm đến ý nghĩa con số đâu ạ. Cháu chỉ mua một con thôi. – Minh Mẫn kiên quyết. – Cô bán cho cháu đi. Người phụ nữ không nói thêm gì nữa, lấy cái vợt cho vào hồ vớt ra một con cá, sau đó cho vào túi ni- lông trong suốt đã chứa hơn nửa nước. Cô bơm thêm oxy rồi dùng sợi thun buộc lại. Rất nhanh chóng và thành thục! - Xong rồi. Cô bán hàng nói và đưa bịch cá cho Minh Mẫn. Cô bé một tay cầm lấy bịch cá, tay kia đưa tiền trả. - Cám ơn cô bé nhé! Lần sau quay lại nghen! – Người bán hàng mỉm cười tiễn Minh Mẫn ra về. Minh Mẫn cầm chặt bịch cá và chào lại. - Cô bé! - Cô bán hàng đứng ở cửa tiệm huơ tay nói với theo. - ợi đã. - Có chuyện gì vậy cô? - Minh Mẫn quay lại, ngạc nhiên hỏi. Người phụ nữ mang ra một bình nhỏ đựng thức ăn cho cá. - Nếu muốn nuôi cá thì cháu phải mua thức ăn cho nó chứ. ây là thức ăn của cá, chỉ có 5 ringgit thôi. Minh Mẫn nhấc bịch cá lên, ngó nghiêng rồi quay sang nhìn người phụ nữ, rồi lại nhìn vào hũ đựng thức ăn. Lưỡng lự một lúc, cô bé lấy ra 5 ringgit. - Dạ… Vậy cháu lấy một hũ. Minh Mẫn vừa đi vừa ngắm con cá, ngẫm nghĩ: “Mình với nó giống nhau thật, đều bị nhốt trong không gian bé tẹo, chẳng biết gì đến thế giới ngoài kia. úng à ‘đồng cảnh tương ngộ’ mà”. Minh Mẫn không khỏi chạnh lòng khi thấy mình đã 12 tuổi đầu rồi mà chưa một lần được ra khỏi Tân Thành. Cô bé muốn được như các bạn, đến Cát Long Ba, Tân Sơn… biết bao nhiêu. Nghĩ đến điều này, sống mũi Minh Mẫn chợt cay cay, chực khóc “Sao mình ại mít ướt thế n nhỉ? Chưa gì đã khóc. Phải h tập con cá vàng này mà lạc quan lên chứ”. Cô bé quyết tâm sẽ nuôi chú cá vàng này thật tốt để bầu bạn với mình. Dù chưa tới 6 giờ - thời điểm Minh Mẫn phải về nhà, nhưng vì muốn cá vàng có chỗ ở ngay nên cô bé khoác túi lên vai rồi ra trạm xe buýt. Trên trời, những đám mây nhiều hình dáng đang ơ ửng trôi; mặt trời bắt đầu xuống thấp. Xe chạy đến khu chung cư, Minh Mẫn cùng vài người bước xuống. Ánh mặt trời chiếu thẳng vào bức tường của chung cư khiến cả khu như được nhuộm màu vàng rộm. Những bức tranh quảng cáo trên tường đã ngả sang màu tối. Chung cư có 12 tầng cả thảy, gia đình Minh Mẫn ở tầng 10. Lòng bùi ngùi, cô bé chậm rãi bước về nhà. Minh Mẫn một tay cầm bịch cá, một tay tra khóa vào cửa. Khi cánh cửa bật mở, cô bé thở hắt ra. “Vào thôi! Kỳ nghỉ hè tĩnh ặng bắt đầu rồi đấy”. Tiếng mở cửa vọng lại, kèm theo tiếng của mẹ: - Minh Mẫn, con về rồi đấy à? - Dạ! Con về rồi. - Minh Mẫn trả lời. - Cơm sắp xong rồi. - Mẹ mặc tạp dề từ nhà bếp bước ra. - Con mua cá cảnh à? Minh Mẫn bỏ túi xách xuống ghế xô-pha, tay vẫn cầm bịch cá, trả lời mẹ: - Vâng ạ! Con cá vàng này dễ thương quá. Con nhớ hình như nhà mình có một cái hồ nhỏ, phải không mẹ? ể đâu rồi mẹ nhỉ? - Ở trong cái phòng nhỏ kìa. - Mẹ nói xong thì trở lại nhà bếp, chẳng biểu lộ cảm xúc gì. Nếu muốn nuôi cá thì con phải chăm sóc nó, không được nuôi vài ngày rồi chán đâu đấy. Gia đình Minh Mẫn sống trong một căn hộ trung bình, chỉ có ba phòng. Cha mẹ ở phòng lớn, Minh Mẫn ở phòng vừa, phòng nhỏ được dùng để chứa những thứ lặt vặt. Cha Minh Mẫn là một viên chức nhà nước, mẹ thì ở nhà nội trợ. Mọi chuyện lớn nhỏ trong nhà đều do một tay mẹ quán xuyến. Minh Mẫn bỏ bịch cá xuống, chưa vội thay đồ mà bước ngay vào phòng nhỏ tìm cái hồ cá. Ngày trước, cha cô bé nuôi hai con rùa trong chiếc hồ kính vuông đó. Một ngày, hai con rùa đó eo ra ngoài rồi đi đâu mất, cái hồ thì bị quẳng vào phòng nhỏ. Minh Mẫn gạt chiếc khăn xanh ra khỏi mấy chiếc rương. Cô bé tin thể nào chiếc hồ nhỏ cũng nằm ở trong mấy chiếc rương này. Và quả thật, ngay khi mở chiếc rương đầu tiên ra, cô bé đã reo ên: - Thấy rồi. Mình đúng à tài. Minh Mẫn bê cái hồ vào phòng tắm, kỳ cọ kỹ ưỡng rồi mang về phòng riêng, đặt trên bàn học. Cô bé mở bịch ni-lông và cho cá vào hồ. Nước trong hồ sóng sánh tạo nên những vòng tròn nhỏ tuyệt đẹp. ược đổi từ bịch ni-lông bé xíu sang hồ, chú cá vàng tung tăng bơi lội. Nó quẫy đuôi, úc thì hướng ên trên, khi thì bơi xuống đáy. Minh Mẫn cũng vui không kém.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan