Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Ktpt ttla nguyen thi quynh anh...

Tài liệu Ktpt ttla nguyen thi quynh anh

.PDF
27
204
120

Mô tả:

Ktpt ttla nguyen thi quynh anh
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI NGUYỄN THỊ QUỲNH ANH GIẢI PHÁP KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CHO PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN CÁC HUYỆN PHÍA NAM THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 62 31 01 05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI, NĂM 2014 Công trình hoàn thành tại: Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Người hướng dẫn hoa học: 1. PGS.TS. Phạm Văn Hùng 2. PGS.TS. Đỗ Văn Viện Phản biện 1: GS. TSKH. Lương Xuân Quỳ Tường Đại học Kinh tế quốc dân Phản biện 2: PGS.TS. Trần Đình Thao Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Phản biện 3: PGS. TS. Nguyễn Hữu Đạt Viện Kinh tế Việt Nam Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội vào hồi , ngày tháng năm 2014 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu Thuỷ sản là một trong những ngành hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn của đất nước (đứng thứ tư về kim ngạch xuất khẩu). Thủy sản có đóng góp đáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội và quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nó còn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đảm bảo an sinh xã hội. Phát triển nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) của Hà Nội đang chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Mặt khác, sự phát triển NTTS một cách tự phát, ồ ạt cũng đã dẫn đến nhiều vấn đề bất cập. Hầu hết các hộ NTTS sử dụng trực tiếp nguồn nước tự nhiên cho NTTS, không qua kiểm tra chất lượng đầu vào, nước thải không xử lý mà xả thải trực tiếp ra môi trường (MT), việc sử dụng hoá chất và chất kháng sinh một cách tuỳ tiện, việc quản lý chất thải rắn kém hiệu quả, đã làm cho MT NTTS bị ô nhiễm. Đây là những vấn đề kinh tế, xã hội và MT bức xúc cần được giải quyết và nó có ảnh hưởng đến sự phát triển của các ngành kinh tế khác. Trước thực tế đa dạng, phong phú, rộng lớn và lại có nhiều đặc thù như vậy, cần phải thay đổi cách nhìn nhận về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) cũng như bảo vệ môi trường (BVMT) trong NTTS. Vì vậy, tôi tiến hành lựa chọn nghiên cứu đề tài “Giải pháp kinh tế và quản lý môi trường cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản các huyện phía Nam thành phố Hà Nội”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của đề tài là đánh giá thực trạng phát triển NTTS và việc thực hiện các giải pháp kinh tế và quản lý môi trường (QLMT) NTTS ở các huyện phía Nam thành phố Hà Nội từ đó đề xuất và hoàn thiện hệ thống các giải pháp kinh tế và QLMT cho phát triển NTTS trong thời gian tới nhằm đảm bảo phát triển bền vững ngành NTTS vùng nghiên cứu. Mục tiêu cụ thể - Luận giải cơ sở khoa học về giải pháp kinh tế và QLMT cho phát triển NTTS trong điều kiện hiện nay; - Đánh giá thực trạng phát triển NTTS, ô nhiễm môi trường NTTS, thực trạng mối quan hệ giữa NTTS và ÔNMT và tình hình thực hiện các giải pháp kinh tế và QLMT cho phát triển NTTS tại các huyện phía Nam thành phố Hà Nội; - Nghiên cứu đề xuất và hoàn thiện hệ thống các giải pháp kinh tế và QLMT cho phát triển NTTS các huyện phía Nam thành phố Hà Nội thời gian tới. 3. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các giải pháp kinh tế và QLMT cho phát triển NTTS; môi trường, sự ô nhiễm do quá trình phát triển NTTS. Phạm vi được bao quát là 1 kinh nghiệm, biện pháp kinh tế, vai trò quản lý của Nhà nước, việc sử dụng chúng trong quá trình BVMT; - Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề kinh tế, quản lý và một phần kỹ thuật liên quan các giải pháp kinh tế và QLMT cho phát triển NTTS tại các huyện phía Nam thành phố Hà Nội. 4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu 2 nhóm nội dung lớn (i) các giải pháp kinh tế nhằm BVMT trong NTTS và (ii) Giải pháp QLMT cho phát triển NTTS tại các huyện phía Nam thành phố Hà Nội. Địa bàn nghiên cứu: các huyện phía Nam thành phố Hà Nội, tập trung tại 4 huyện: Thanh Trì, Phú Xuyên, Thường Tín, và Chương Mỹ. Thời gian nghiên cứu: Tài liệu sử dụng nghiên cứu từ hệ thống số liệu chủ yếu từ năm 2006 đến năm 2011, trong đó số liệu sơ cấp tập trung chủ yếu vào 2 năm, 2010 và 2011. Đề xuất định hướng và giải pháp kinh tế và QLMT cho phát triển NTTS đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020. 5. Những đóng góp mới của đề tài (1) Thông qua việc nghiên cứu tổng quan các công trình khoa học liên quan trong nước và quốc tế, đề tài luận giải các nội dung kinh tế và QLMT cho phát triển NTTS; Bản chất các vấn đề về MT; phân tích ảnh hưởng của các yếu tố (quy mô, cơ cấu NTTS) đến hiện trạng MT cũng như ảnh hưởng của MT đến phát triển NTTS. (2) Đề tài tập trung phân tích, đánh giá kết quả phát triển NTTS giai đoạn 2009 2011, những ảnh hưởng của sự phát triển này đến các thành phần MT, các kết quả đánh giá, phân tích dựa trên những nguồn số liệu khảo sát (sơ cấp và thứ cấp); khẳng định mối quan hệ giữa phát triển NTTS với chất lượng MT nước. (3) Đề tài phân tích các giải pháp kinh tế và QLMT cho phát triển NTTS hiện đang áp dụng đồng thời chỉ ra mặt mạnh, mặt yếu trong việc thực thi chính sách, pháp luật BVMT trong hoạt động phát triển NTTS nhằm đáp ứng yêu cầu hiện nay. (4) Luận án đề xuất, hoàn thiện hệ thống các giải pháp về kinh tế và QLMT nhằm thức đẩy NTTS phát triển ổn định hơn nữa trong tương lai. Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở lý luận về giải pháp kinh tế và quản lý môi trường cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản 1.1.1 Phát triển nuôi trồng thuỷ sản Luận án phân tích các quan điểm về phát triển NTTS, nội dung của phát triển NTTS; Các hướng chính của phát triển NTTS bao gồm bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế; Vai trò của phát triển NTTS bao gồm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu và đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm. 2 1.1.2 Môi trường nuôi trồng thuỷ sản Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 đưa ra khái niệm “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo, quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên” (Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam, 2005). Môi trường NTTS chủ yếu là MT nước và là yếu tố quan trọng trong phát triển NTTS. Nó thường bị ảnh hưởng do nguồn nước, quá trình nuôi, nước thải từ các hồ ao cá nuôi, hoá chất sử dụng trong sản xuất. Ô nhiễm MT nước là sự thay đổi thành phần và chất lượng nước không đáp ứng cho các mục đích sử dụng khác nhau, vượt quá tiêu chuẩn cho phép và có ảnh hưỏng xấu đến đời sống con người và sinh vật. Nước bị ô nhiễm nghĩa là thành phần của nó tồn tại các chất khác, mà các chất này có thể gây hại cho con người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên. Luận án còn đề cập đến khái niệm tổn thất do vấn đề MT. Những tổn thất do tác động tiêu cực của MT nước đến NTTS và của NTTS đến MT là rất lớn. Trung bình ở Việt Nam hàng năm có khoảng 25 - 30% người nuôi cá bị thua lỗ. Ô nhiễm nguồn nước do nuôi cá dẫn đến tự gây ô nhiễm của các ao nuôi và bệnh dịch phát sinh. 1.1.3 Giải pháp kinh tế nhằm bảo vệ môi trường nuôi trồng thủy sản Giải pháp kinh tế là những chính sách, biện pháp nhằm thay đổi chi phí và lợi ích của những hành động kinh tế thường xuyên tác động tới MT, tăng cường ý thức trách nhiệm trước việc gây huỷ hoại MT. Giải pháp kinh tế bao gồm các loại thuế, các loại phí và lệ phí MT, quỹ MT đánh vào thu nhập bằng tiền của hoạt động sản xuất kinh doanh. Giải pháp kinh tế chỉ có thể áp dụng có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường và nó được dựa trên các công cụ kinh tế. Công cụ kinh tế là các biện pháp khuyến khích hay kìm hãm về kinh tế, được xây dựng trên cơ sở các quy luật thị trường, được sử dụng để gây ảnh hưởng đối với hành vi của người gây ô nhiễm ngay từ giai đoạn chuẩn bị cho đến khi thực hiện quyết định. Công cụ kinh tế nhằm BVMT NTTS được áp dụng dựa trên hai nguyên tắc cơ bản là “Người gây ô nhiễm phải trả tiền” và “Người hưởng thụ phải trả tiền”. 1.1.4 Quản lý môi trường cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản Giải pháp QLMT là các phương thức hay biện pháp hành động thực hiện công tác QLMT của Nhà nước, các tổ chức khoa học và sản xuất. QLMT cho phát triển NTTS là một hoạt động trong lĩnh vực quản lý xã hội, có tác động điều chỉnh các hoạt động của con người dựa trên sự tiếp cận có hệ thống và các kỹ năng điều phối thông tin đối với các vấn đề MT có liên quan đến con người, xuất phát từ quan điểm định lượng hướng tới phát triển bền vững và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thuỷ sản. QLMT nước là quản lý các nguồn nước nhằm hạn chế tối đa sự tạo thành của các 3 chất gây ô nhiễm. Sự ô nhiễm các nguồn nước có thể xảy ra do ô nhiễm tự nhiên và ô nhiễm nhân tạo. Nguồn nước bị ô nhiễm có ảnh hưởng rất lớn đến hệ thuỷ sinh vật, việc sử dụng nguồn nước vào mục đích cấp nước hoặc mỹ quan. Hệ thống QLMT cho phát triển NTTS có thể phân chia thành 4 cấp (trung ương, địa phương, cộng đồng và cá nhân/hộ NTTS). Các loại công cụ QLMT NTTS cơ bản bao gồm: pháp luật và chính sách, kỹ thuật quản lý, và giáo dục và truyền thông MT. 1.1.5 Yếu tố ảnh hưởng đến môi trường nuôi trồng thuỷ sản Các yếu tố ảnh hưởng đến MT NTTS bao gồm nhóm các yếu tố tự nhiên, KT-XH và chính sách. Một số yếu tố cơ bản là vị trí khu vực nuôi, nguồn nước và chất lượng nước, lựa chọn và quản lý thức ăn trong NTTS, chất thải, và sử dụng nguồn lợi. 1.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thực hiện giải pháp kinh tế và quản lý môi trường cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thực thi hay tình hình tuân thủ các quy định QLMT cho phát triển NTTS. Ảnh hưởng của các yếu tố này tuỳ thuộc vào thể chế luật pháp, tình trạng nền kinh tế, vấn đề đạo đức, văn hoá của mỗi cộng đồng cũng như mỗi quốc gia, phụ thuộc vào mỗi cá nhân, chủ đơn vị sản xuất kinh doanh… Nếu chi tiết các yếu tố ảnh hưởng có thể theo nội dung của chính sách và các tác nhân tham gia vào quá trình quản lý và thực thi chính sách. Luận án cũng đề cập đến nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến cộng đồng và hộ NTTS. 1.2 Cơ sở thực tiễn Luận án đã tổng hợp các giải pháp kinh tế và quản lý môi trường cho phát triển NTTS áp dụng bởi các nước Trung Quốc và Thái Lan làm cơ sở để đúc rút kinh nghiệm cho Việt Nam. Trung Quốc hạn chế số lượng và qui mô các trang trại NTTS ở một số tỉnh, nhất là phái Nam, áp dụng khoa học kỹ thuật như công nghệ “hiếu khí”, sử dụng cây thuốc truyền thống địa phương. Thái Lan áp dụng tiêu chuẩn đói với các công ty sản xuất thức ăn thủy sản (TS), sử dụng cây thuốc địa phương, khuyến cáo giảm sử dụng hóa chất trong trồng trọt, liên kết các tác nhân lớn trong chuỗi cung ứng TS. Bên cạnh đó Luận án cũng tổng hợp tình hình QLMT và bảo vệ MT NTTS tại Việt Nam. Các địa phương được nghiên cứu là Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam và Bắc Ninh. Từ đó đã tổng kết các bài học kinh nghiệm trong QLMT cho phát triển NTTS ở Việt Nam và vùng nghiên cứu. Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 2.1.1 Điều kiện tự nhiên - Vị trí địa lý: Hà Nội là trung tâm của vùng, đầu mối giao thông chính, trung tâm nghiên cứu, dịch vụ tài chính, thương mại, văn hoá, du lịch và dịch vụ hạ tầng xã hội. 4 - Đặc điểm địa hình: đa dạng, có nhiều loại địa hình thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Nhiều vùng đất thấp, úng trũng, khó tiêu nước có thể chuyển đổi sang phát triển NTTS. - Đất đai, thổ nhưỡng: màu mỡ, khá thuận lợi trong quá trình sản xuất, thích hợp để phát triển cây trồng có chất lượng với cơ cấu phong phú và đa dạng. - Đặc điểm khí tượng: đa dạng, phong phú, phù hợp với sự phát triển của các đối tượng thuỷ sản. - Đặc điểm thuỷ văn: có nguồn nước mặt và nước ngầm dồi dào và đa dạng, thuận lợi cho khai thác để phục vụ phát triển nông nghiệp, NTTS và cải tạo cảnh quan MT. 2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội - Dân số, lao động và việc làm: mật độ dân số của Hà Nội vào loại cao so với cả nước chỉ đứng sau thành phố Hồ Chí Minh; Tỷ lệ đô thị hoá ở Hà Nội rất cao. - Lao động và việc làm: lao động trong độ tuổi lao động chiếm 61,64% dân số toàn Thành phố Hà Nội. Chất lượng lao động: lao động nông nghiệp khu vực nông thôn vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của Thành phố. - Chuyển dịch cơ cấu lao động và việc làm: cơ cấu lao động ở khu vực nông thôn chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp và tăng tỷ trọng lao động ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. - Điều kiện cơ sở hạ tầng: đang trên đà hoàn thiện đồng bộ để kịp xứng tầm với các nước bạn trong khu vực - Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2005 - 2011 khoảng 27%/ năm. 2.1.3 Thuận lợi và khó khăn Các huyện phía Nam thành phố Hà Nội là vùng gần trung tâm văn hoá, chính trị xã hội, dễ dàng giao lưu kinh tế với các vùng lân cận; Có điều kiện tự nhiên tốt để phát triển nuôi trồng các đối tượng thuỷ sản khác nhau. Vùng cũng có nhiều tiềm năng phát triển NTTS với hệ thống ao, hồ có trữ lượng nước khá lớn, hệ thống sông phong phú. Những khó khăn chính là tình hình thời tiết, khí hậu trong những năm gần đây biến đổi thất thường, trong khi công tác dự báo còn hạn chế nên ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất NTTS. Hệ thống sông trong khu vực nội thành bị ô nhiễm nặng do phải tiếp nhận một lượng lớn chất thải sinh hoạt, y tế, chất thải công nghiệp. 2.2 Phương pháp nghiên cứu - Luận án sử dụng hướng kết hợp tiếp cận định tính và định lượng. Tiếp cận định tính được sử dụng để đưa ra các nhận định, đánh giá dựa trên các ý kiến của chuyên gia, cán bộ, người NTTS (PRA). Tiếp cận định lượng chủ yếu sử dụng các phương pháp phân tích của thống kê. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng mô hình hàm sản xuất và mô hình phân tích biến rời rạc (mô hình logit). Hai phương pháp: tiếp cận có sự tham gia và tiếp cận từ dưới lên 5 cũng được sử dụng, đó là dựa trên các số liệu điều tra hộ NTTS, tham vấn và ý kiến từ các nhà quản lý, các cán bộ thực thi QLMT để tổng quát vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp thu thập số liệu, thông tin: Thu thập thông tin thứ cấp ở các cơ quan, ban ngành, các báo cáo nghiên cứu, các công trình công bố. Thông tin và số liệu sơ cấp được thu thập từ 225 hộ NTTS của 4 huyện: Thanh Trì, Phú Xuyên, Chương Mỹ và Thường Tín. - Phương pháp xử lý số liệu: gồm kiểm chứng số liệu, phân loại số liệu theo phương pháp phân tổ thống kê và xử lý số liệu theo chương trình SPSS, LIMDEP. - Các phương pháp phân tích chủ yếu gồm: thống kê mô tả, thống kê so sánh, đánh giá có sự tham gia, phương pháp Delphi và thảo luận nhóm. Ngoài ra, đề tài cũng sử dụng phương kiểm định thống kê để kiểm định số bình quân các tổ, giúp cho việc so sánh và và kết luận trong phân tích. - Trong đề tài này chúng tôi sử dụng mô hình hồi quy hàm sản xuất để nghiên cứu mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả NTTS. Mô hình thực nghiệm như sau: NS = a. X 1α 1 X 2α 2 X 3α 3 X 4α 4 X 5α 5 e β1D1 + β2 D2 + β3 D3 +u (1) Trong đó: NS là năng suất NTTS của các hộ (tấn/ha) (năng suất đã qui đổi); X1: Diện tích nuôi (ha); X2: tiền giống (triệu đồng/ha); X3: Tiền thức ăn (triệu đồng/ha); X4: Tiền thức ăn công nghiệp (triệu đồng/ha); X5: Tiền thuê lao động (triệu đồng/ha); D1: Hình thức nuôi (D1 = 1, nếu hộ nuôi thâm canh, D1 =0, nếu hộ nuôi khác); D2: Kênh lấy nước riêng (D2 = 1 là hộ có kênh lấy nước vào ao riêng, D2=0 là không có kênh lấy nước riêng); D3: Dùng hóa chất xử lý ao nuôi (D3=1 là hộ có dùng hóa chất xử lý ao nuôi, D3=0 là không dung hoá chất xử lý ao nuôi). Chúng tôi cũng sử dụng mô hình Logit để phân tích ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến xác suất xảy ra biến cố nào đó. Mô hình lý thuyết có dạng: Prob(Y=1) = eβ X = F(β’X) 1 + eβ X (2) “Hiệu ứng biên” (Marginal effect) được xác định theo: ∂E (Y ) = F(β’X) [1 - F(β’X)] β = f(β’X) β ∂X (3) Mô hình thực nghiệm như sau: β X = β0 + β1 X 1 + β2 X 2 + β3 X 3 + β4 X 4 + δ1 D1 + u (4) Trong đó: Y phản ánh trong năm hộ có thiệt hại do dịch bệnh NTTS (Y = 1, nếu hộ có thiệt hại và Y=0, nếu chưa từng thiệt hại); X1 là Kinh nghiệm NTTS của chủ hộ (năm); X2 là Trình độ học vấn của chủ hộ (năm); X3 là Diện tích nuôi của hộ (ha); X4 là Mức độ 6 ô nhiễm, có 5 mức theo đánh giá của hộ1; D1 là biến giả phản ánh hình thức nuôi (như mô hình 1). Để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của hộ sử dụng các biện pháp BVMT (sử dụng kênh lấy nước riêng hoặc hoá chất), đề tài sử dụng mô hình muti-logit (mô hình biến rời rạc có nhiều mức khác nhau). Mô hình lý thuyết như sau: Pr ob(Y = j | X ) = e β ' ji X i n 1+ ∑ e (5) β ' ji X i j =0 Trong đó: Y là kết quả của sự kiện j xảy ra; Xi là yếu tố thứ i ảnh hưởng đến kết quả j. Luận án sử dụng mô hình thực nghiệm sau: β' j X = β0 + β1 X 1 + β2 X 2 + β3 X 3 + β4 X 4 + β5 X 5 + δ1 D1 +u (6) Trong đó: Y = 0, Hộ không sử dụng biện pháp nào; Y = 1, Hộ chỉ sử dụng hóa chất; Y = 2, Hộ đồng thời sử dụng hóa chất và có kênh lấy nước riêng; Các biến độc lập Xj (j=1,...5) và D1 được kí hiệu như trên (mô hình 4). Ngoài các phương pháp nêu trên, Ma trận phân tích điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức cũng được Luận án sử dụng để đề xuất và hoàn thiện các giải pháp. Trong đề tài chúng tôi áp dụng hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu, gồm chỉ tiêu phản ánh tình hình và kết quả NTTS, nhóm chỉ tiêu phản ánh MT thuỷ sản và ảnh hưởng đến NTTS, nhóm chỉ tiêu phản ánh nội dung kinh tế và QLMT cho phát triển NTTS. Chương 3: ĐÁNH GIÁ CÁC GIẢI PHÁP KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CHO PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN CÁC HUYỆN PHÍA NAM THÀNH PHỐ HÀ NỘI 3.1 Thực trạng nuôi trồng thuỷ sản các huyện phía nam thành phố Hà Nội 3.1.1 Tổng quan tình hình phát triển NTTS của các huyện Cũng như các vùng khác trên cả nước, các huyện phía Nam Hà Nội ít có hộ nào chuyên về nghề cá hay NTTS. NTTS thường được kết hợp với nông nghiệp và các nghề khác theo mùa vụ và thời gian. Những năm qua, trong vùng số hộ tham gia NTTS đều có xu hướng tăng, BQ gần 15% trong giai đoạn 2008-2010. Số lao động TS cũng có xu hướng tăng, từ 12.141 lên 16.082 lao động trong cùng thời kì. Các huyện phía Nam thành phố Hà Nội có nhiều tiềm năng phát triển NTTS nước ngọt. Vùng có nhiều loại hình mặt nước lớn và có lợi thế phát triển nhiều hình thức nuôi 1 Rất tốt, Khá tốt, Bình thường, Ô nhiễm, và Rất ô nhiễm. Tuy nhiên, không có hộ nào phản ánh mức rất tốt. 7 khác nhau, như nuôi thâm canh, bán thâm canh. Tốc độ tăng diện tích NTTS BQ cao, gần 7%, từ 5.392 ha năm 2005 lên 8.083 ha năm 2011. Trong 6 huyện của vùng thì huyện Chương Mỹ có diện tích NTTS nhiều nhất với 1.852,6 ha (năm 2011). Bảng 3.1 Diện tích nuôi thuỷ sản giai đoạn 2005 – 2011 của vùng (ĐVT: ha) Tốc độ TT Huyện 2005 2006 2007 2008 2009 2010 PTBQ (%) 1 Thanh Trì 754,0 784,1 812,5 852,3 831,3 823,1 101,47 2 Thường Tín 518,0 924,0 597,0 624,5 1.049,8 1.050,1 1.022,8 112,01 1.266,0 1.446,0 1.331,0 1.379,3 1.343,0 1.381,0 1.366,4 101,28 991,8 1.000,5 1.005,6 112,24 5 Ứng Hoà 1.154,0 1.234,0 1.707,0 1.725,0 1.889,1 2.026,0 2.013,0 109,72 6 Chương Mỹ 1.197,0 1.302,0 1.266,0 1.093,9 1.471,5 1.891,7 1.852,6 107,55 5.392,0 6.156,1 6.376,5 6.356,9 7.603,5 8.180,6 8.083,5 106,98 3 Phú Xuyên 4 Thanh Oai Tổng 503,0 466,0 663,0 681,9 858,3 2011 Nguồn: Cục Thống kê Hà Nội, UBND các huyện (2005 - 2011) Sản lượng cá hiện nay chiếm gần như toàn bộ sản lượng NTTS. Năm 2011, sản lượng cá huyện Ứng Hoà đạt được lớn nhất, 10.863 tấn, chiếm 1/3 sản lượng của vùng trong khi huyện Thanh Oai đạt thấp nhất, chỉ với 2.994 tấn. 3.1.2 Thực trạng phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở các điểm nghiên cứu 3.1.2.1 Thông tin chung về hộ điều tra Bình quân mỗi hộ NTTS có diện tích 2,88 ha, cao nhất là ở huyện Thanh Trì và thấp nhất là Phú Xuyên và Chương Mỹ. Trong vùng chỉ có 2 hình thức NTTS các hộ áp dụng là thâm canh và bán thâm canh. Có 77% số hộ nuôi theo hình thức bán thâm canh, còn lại là hình thức nuôi thâm canh. Riêng huyện Thường Tín không có mô hình NTTS thâm canh. Huyện Thanh Trì là huyện có truyền thống phát triển NTTS lâu đời và đã được đầu tư theo chiều sâu nên tỷ lệ hộ NTTS thâm canh chiếm cao nhất (trên 50%), trong khi ở huyện Chương Mỹ có tỷ lệ hộ nuôi bán thâm canh chiếm cao nhất (gần 30%). Kết quả khảo sát cho thấy số lao động BQ hộ không khác nhau nhiều giữa hình thức nuôi bán thâm canh và thâm canh (tương ứng 2,11 và 2,13 lao động). Trình độ của chủ hộ chủ yếu là cấp 1, cấp 2 (chiếm 70%), như vậy có thể thấy trình độ chủ hộ NTTS còn thấp. Đây là một trở ngại lớn đối với việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong NTTS, cũng như hạn chế khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng và thị trường của hộ. 3.1.2.2 Nguồn lực nuôi trồng thủy sản của các hộ điều tra Các hộ nuôi theo hình thức bán thâm canh đầu tư bình quân 370 triệu đồng/năm; trong khi các hộ nuôi thâm canh đầu tư cao hơn 1,41 lần (521 triệu đồng/năm). Nguồn vốn chủ yếu của các hộ NTTS là vốn tự có (gần 75%), phần còn lại là vốn vay từ ngân hàng, người thân, bạn bè. Trong số vốn vay, chỉ có 35% số vốn vay của các hộ nuôi bán thâm canh là từ ngân hàng, trong khi các hộ nuôi thâm canh con số này chỉ xấp xỉ 18%. 8 Điều này cho thấy nguồn vay chính thống đang còn hạn chế, có tới 90% hộ NTTS có nhu cầu vay vốn, nhưng chỉ khoảng 20% trong số đó được ngân hàng đáp ứng. Nước cho NTTS là ưu tiên hàng đầu nên tất cả các hộ NTTS đều có máy bơm và giá trị khoản mục này trong tổng giá trị tư liệu phục vụ NTTS thường chiếm cao nhất (BQ trên 67%). Với đầu tư cơ sở vật chất cho ao nuôi, các hộ NTTS phần nhiều chỉ đào đắp bờ bao xung quanh ao chứ chưa đầu tư nhiều vào kè vở, thời gian sử dụng chỉ được khoảng 2 - 3 năm, thậm chí có những hộ chỉ đến năm nào lo tu sửa năm đó. Cách làm này không hiệu quả và rủi ro cao khi lũ lụt xảy ra. Chi phí về giống BQ khoảng 24 triệu đồng/ha chiếm 13,15% tổng chi phí. Chi phí thức ăn chiếm khá lớn trong tổng chi phí đầu vào NTTS (trên 50%). Bình quân hộ NTTS chi 28,75 triệu đồng/ha thức ăn tươi và 68,35 triệu đồng thức ăn công nghiệp (tương ứng 15,87% và 37,73% tổng chi phí). Như vậy, sử dụng hợp lý và có hiệu quả thức ăn là yếu tố quyết định đến giá thành và hiệu quả kinh tế trong NTTS. Thực tế khảo sát cho thấy hiện nay các hộ NTTS còn sử dụng một lượng lớn thức ăn tươi, vượt nhiều so với yêu cầu kỹ thuật cho phép. Đây là yếu tố chính gây ô nhiễm môi trường (ÔNMT) nước do dư lượng thức ăn tươi. 3.1.2.3 Kết quả và hiệu quả nuôi cá của các hộ nuôi trồng thuỷ sản Kết quả cho thấy năng suất cá thịt của hộ nuôi theo hình thức thâm canh cao hơn 46% so với hộ nuôi bán thâm canh (12,1 và 8,29 tấn/ha). Tương tự như chi phí, năng suất của những hộ có qui mô nuôi dưới 1 ha cũng cao hơn nhiều so với hộ nuôi có qui mô 1-3 ha và trên 3 ha, tương ứng là 44 và 55% (mức sai khác có ý nghĩa thống kê). Bình quân chung, các hộ đạt năng suất gần 9 tấn cá/ha và sản lượng hơn 26 tấn/hộ. Nếu xét theo chỉ tiêu giá trị sản xuất (GO), giá trị gia tăng (VA) và thu nhập hỗn hợp (MI) thì hình thức nuôi và qui mô nuôi có ảnh hưởng tới các chỉ tiêu kinh tế này (bảng 3.2). GO, VA và thu nhập/hộ đều đạt giá trị cao nhất ở hình thức nuôi thâm canh. Thu nhập từ NTTS của hộ đạt trên 200 triệu chiếm tỷ lệ 51% đối với mô hình thâm canh và 43% với bán thâm canh. Bảng 3.2 Kết quả và hiệu quả NTTS của các hộ phân theo quy mô nuôi (Bình quân 1 ha) Hình thức nuôi Quy mô nuôi Tính ĐVT Bán Thâm Dưới Từ Trên chung th.canh Canh 1ha 1 - 3ha 3ha 1 GO Trđ/ha 267,01 449,67*** 419,54 298,41*** 272,91*** 308,41 2 IC Trđ/ha 122,16 232,26*** 198,21 139,49*** 135,14*** 147,11 *** ** 3 VA Trđ/ha 144,85 217,41 221,33 158,92 137,77** 161,30 4 MI Trđ/ha 115,47 167,52** 179,75 124,20* 108,12** 127,27 5 GO/IC Lần 2,49 1,95 2,26 2,34 2,47 2,37 6 VA/IC Lần 1,49 0,95 1,26 1,34 1,47 1,37 7 MI/IC Lần 1,08 0,70 1,00 0,98 1,01 0,99 Ghi chú: So sánh bán thâm canh với thâm canh, qui mô từ 1-3 ha và trên 3 ha với dưới 1 ha; ***, **, và * tương ứng với các mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%; ns: Không có ý nghĩa thống kê. STT Chỉ tiêu 9 3.1.3 Đánh giá chung ngành nuôi trồng thuỷ sản các huyện phía Nam thành phố Hà Nội 3.1.3.1 Điểm mạnh và tác động tích cực Các mô hình NTTS đã góp phần huy động được nguồn vốn trong dân vào đầu tư phát triển sản xuất, cải tạo ao, hồ, đầm lầy bị bỏ hoang thành những ao cá có giá trị kinh tế cao. Phát triển NTTS góp phần nâng cao thu nhập và đời sống cho các tầng lớp dân cư ở khu vực nông thôn. Mô hình NTTS đã làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn: nhiều ruộng trũng cấy lúa hiệu quả thấp, đã được thay thế bằng các mô hình NTTS có hiệu quả hơn. Mô hình NTTS có vai trò quan trọng góp phần vào việc bảo đảm an ninh thực phẩm cho các hộ nông dân các huyện phía nam Thành phố Hà Nội. Trong vùng nghiên cứu có ¾ số hộ NTTS vẫn nuôi theo hình thức quảng canh. Trong tương lai, khi vấn đề ÔNMT trầm trọng hơn thì nuôi quảng canh lại là hướng để có thể BVMT tốt hơn. 3.1.3.2 Điểm yếu và tác động tiêu cực đến môi trường Những điểm yếu và tác động tiêu cực đến MT bao gồm (i) Suy giảm chất lượng MT nước; (ii) Tài nguyên bị suy thoái; và (iii) Một số vấn đề kinh tế - xã hội có thể nảy sinh (mâu thuẫn trong sử dụng đất, qui hoạch hạn chế, vấn đề an toàn thực phẩm, ...). 3.2 Ô nhiễm môi trường nuôi trồng thuỷ sản các huyện phía Nam Hà Nội 3.2.1 Hiện trạng môi trường nước Các chỉ tiêu chính được sử dụng để phân tích chất lượng nước trong ao nuôi và nguồn nước bao gồm: DO, PH, NH3, BOD5, COD,... Đánh giá theo chỉ số oxy hòa tan (DO) thì hầu hết các ao có mức độ ô nhiễm cao, ao nuôi cá thường kết hợp với nuôi gia cầm hoặc lợn trên bờ nên chỉ số này cao. Trên 65% các ao của hộ NTTS có hàm lượng COD vượt quá ngưỡng cho phép chủ yếu vào tháng 1 và 3 và trên 40% các hộ nuôi đều có hàm lượng BOD cao hơn giới hạn cho phép. Các khí độc (NH3, H2S) trong ao nuôi vượt quá giới hạn cho phép từ 1,2 - 2,7 lần. Ô nhiễm do kim loại năng cũng đã xuất hiện. Nguồn nước mặt chính của NTTS các huyện phía Nam thành phố Hà Nội bao gồm: sông Hồng, sông Nhuệ, sông Đáy, sông Tô Lịch, trong đó sông Nhuệ và sông Đáy nước đã bị ô nhiễm nghiêm trọng phía huyện Thanh Trì. Nguồn nước ngầm của vùng khá dồi dào. Tuy nhiên, việc khai thác nguồn nước ngầm với cường độ lớn đã và đang dẫn đến tình trạng nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, đồng thời gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Vùng bị nhiễm bẩn nặng chủ yếu thuộc huyện Thanh Trì. Trong vùng, lượng nước thải không nhỏ từ sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, hoạt động chăn nuôi, vệ sinh chuồng trại...) và các ngành tiểu thủ công nghiệp đều không qua xử lý cũng là nguồn gây ÔNMT cần được quan tâm giải quyết. 3.2.2 Đánh giá môi trường nước ở cấp hộ Theo kết quả điều tra, có 66% số hộ đánh giá MT nước ở mức rất ô nhiễm và ô 10 nhiễm. Theo hình thức nuôi, có trên 62% số hộ nuôi bán thâm canh cho rằng MT nước trong ao nuôi của họ ở mức độ ô nhiễm, rất ô nhiễm gần 14%, còn lại là mức bình thường. Tỷ lệ hộ nuôi thâm canh cho rằng nước ở mức rất ô nhiễm cao hơn 6% so với hộ nuôi bán thâm canh. Nếu phân theo quy mô nuôi, mức độ ô nhiễm nguồn nước cao nhất được đánh giả bởi nhóm hộ nuôi có quy mô nhỏ dưới 1 ha (Bảng 3.3). Bảng 3.3 Ý kiến của các hộ về môi trường nước NTTS năm 2011 ĐVT: % số hộ Hình thức nuôi Ý kiến của hộ Quy mô nuôi Bán thâm canh Thâm canh Dưới 1ha Từ 1-3ha Trên 3ha Tính chung 19,54 43,68 33,33 13,73 62,75 21,57 17,14 54,29 28,57 23,21 45,54 26,79 11,54 48,72 37,18 18,22 48,00 30,67 3,45 1,95 0,00 4,46 2,56 3,11 Rất ô nhiễm Ô nhiễm Bình thường Khá tốt 3.2.3 Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến nuôi trồng thuỷ sản của các hộ 3.2.3.1. Ảnh hưởng tới kết quả nuôi trồng thủy sản Kết quả cho thấy có 28,5% số hộ (64 hộ) trả lời là đã từng bị thiệt hại, họ có năng suất, sản lượng NTTS thấp hơn hẳn những hộ chưa từng bị thiệt hại. Trong đó, số hộ NTTS huyện Chương Mỹ cho rằng họ bị thiệt hại nhiều nhất (56,7% số hộ). Hai huyện ít bị thiệt hại (và thậm chí không bị thiệt hại) là Thanh Trì và Thường Tín. Điều này cho thấy rằng thiệt hại trong NTTS chủ yếu là do dịch bệnh và khác nhau theo theo vùng. Bình quân mỗi hộ trong vùng nghiên cứu bị thiệt hại 43,44 triệu đồng, trong đó huyện Chương Mỹ bị thiệt hại nặng nhất, BQ 85,3 triệu đồng/hộ. Bảng 3.4 Mối quan hệ giữa kết quả NTTS và mức độ ô nhiễm Đánh giá Năng suất của nhóm hộ (tấn/ha) 1. Rất ô nhiễm (n=41) Sản lượng Chi phí/ha (tấn) (tr đ) Thu Mức độ nhập/ha thiệt hại (tr đ) (tr đ) 5,32 11,57 148,78 63,95 20,93 10,63 27,75 225,92 162,03 14,06 3. Bình thường (n=69) 7,49 21,07 131,76 109,61 5,84 4. Khá tốt (n=7) 7,51 18,71 166,75 135,86 0,00 + Đã từng (n=64) 6,58 12,58 142,30 51,78 43,44 + Chưa từng (n=161) 9,41 26,41 196,58 157,28 0 2. Ô nhiễm (n=108) Hộ đã từng thiệt hại do dịch bệnh 11 Để phân tích các yếu tố, bao gồm cả ÔNMT, ảnh hưởng tới năng suất NTTS của các hộ tại vùng nghiên cứu, chúng tôi sử dụng hàm sản xuất (Chương 2). Kết quả mô hình cho thấy, mô hình xây dựng phù hợp với thực tế số liệu vùng nghiên cứu (giá trị F = 31,2889 và có ý nghĩa thống kê tại mức 1%, hệ số xác định điều chỉnh đạt 0,55). Chúng tôi sử dụng biến kênh lấy nước riêng và sử dụng hóa chất trong ao nuôi của hộ để phản ánh biện pháp xử lý ô nhiễm. Kết quả mô hình cho thấy, các hộ có sử dụng kênh lấy nước riêng hay dùng hóa chất xử lý ao nuôi (chủ yếu dùng pencolit để khử trùng hay sunfat đồng xử lý ao) thì năng suất đều cao hơn, tương ứng gần 0,28 và 0,12%. Kết quả này cho thấy ÔNMT trong NTTS có thể có ảnh hưởng tới năng suất NTTS (gián tiếp thông qua 2 biện pháp này). Như vậy, các hộ bước đầu đã biết ứng xử với công tác BVMT trong NTTS (họ cố gắng để có thể có được nguồn nước sạch trong NTTS). Diện tích của hộ có ảnh hưởng ngược chiều đối với năng suất (hệ số -0,2). Điều này có nghĩa trong vùng nghiên cứu, ngành NTTS đang có hiệu quả theo qui mô giảm dần, những hộ có nhiều diện tích thì năng suất thấp hơn. Kết quả này phản ánh mức độ quản lý của hộ còn thấp nên khi diện tích nhiều, kết quả sản xuất của hộ thường không cao. Một nguyên nhân nữa là những hộ diện tích nhiều thường là diện tích đấu thầu hay đi thuê, thời hạn ngắn, nên mức độ đầu tư cải tạo chưa cao. Mục tiêu của những hộ này chủ yếu hướng sang tận dụng diện tích. Bảng 3.5 Kết quả ước lượng hàm sản xuất của các hộ NTTS các huyện phía nam thành phố Hà Nội Các biến Hệ số Sai số chuẩn t kiểm định Hệ số tự do (C) 1,8098*** 0,0965 18,7602 LnX1 (Diện tích) -0,2008*** 0,0426 -4,7122 0,0265 -0,2198 ns LnX2 (Giống) -0,0058 LnX3 (Thức ăn tươi) 0,0516*** 0,0085 6,0550 LnX4 (Thức ăn công nghiệp) 0,0356*** 0,0097 3,6573 0,0135 0,4446 LnX5 (Chi thuê lao động) 0,0060 ns D1 (Nuôi thâm canh) 0,2668*** 0,0985 2,7071 D2 (Kênh lấy nước riêng) 0,2798*** 0,0997 2,8075 0,1175* 0,0678 1,7339 D3 (Dùng hóa chất xử lý ao nuôi) R 2 0,5634 2 0,5454 R điều chỉnh Số quan sát 202 F – Statistic 31,2889*** Ghi chú: *, **, và *** có ý nghĩa tương ứng tại mức 10%, 5%, và 1%; ns là không có ý nghĩa thống kê. 12 3.2.3.2 Ảnh hưởng tới rủi ro và thiệt hại trong nuôi trồng thuỷ sản Bảng 3.6 Kết quả ước lượng hàm logit Các biến Hệ số - 5,5366*** 0,0658** - 0,0561 ns - 0,0549ns 1,1629*** - 0,9878** Hệ số tự do (β0) Kinh nghiệm NTTS của chủ hộ (X1) Trình độ học vấn của chủ hộ (X2) Diện tích nuôi (X3) Mức độ ô nhiễm (X4) Hình thức nuôi (D1) Likelihood ratio test statistic (Kiểm định thống kê tỷ lệ Likelihood) Hiệu ứng biên (Marginal effect) -1,0073 0,0120 -0,0102 -0,0010 0,2116 -0,1545 50,9580*** Ghi chú: *, **, và *** có ý nghĩa tương ứng tại mức 10%, 5%, và 1%; ns là không có ý nghĩa thống kê. Đơn vị tính và định nghĩa các biến được trình bày trong Chương 2. Để phân tích chúng tôi sử dụng mô hình Logit (Chương 2). Kết quả cho thấy mô hình phù hợp với số liệu nghiên cứu. (Kiểm định tỷ lệ hợp lý của mô hình (Likelihood Ratio Test Statistic) là 50,958 với mức ý nghĩa thống kê 1%). Kết quả ước lượng phản ánh mức độ ô nhiễm tăng lên thì khả năng xảy ra thiệt hại cũng tăng lên. Những hộ nuôi theo hình thức thâm canh thì tần suất xảy ra thiệt hại giảm (15,45%) (Bảng 3.6). Điều này phù hợp với thực tiễn NTTS của hộ tại điểm nghiên cứu. 3.2.4 Nguyên nhân ô nhiễm môi trường nuôi trồng thủy sản Nguyên nhân ÔNMT NTTS có thể có nhiều nhưng tập trung lại thuộc các nhóm: chất lượng nguồn cung cấp nước cho NTTS (nước mặt và nước ngầm), chất thải từ các ngành khác trong vùng NTTS và từ bản thân ngành NTTS. 3.2.4.1 Chất lượng nguồn nước cho nuôi trồng thuỷ sản Các sông chính chảy qua các huyện phía Nam thành phố Hà Nội bao gồm: sông Hồng, sông Nhuệ, sông Đáy, sông Tô Lịch. Đây là các sông chính cung cấp nước cho NTTS của vùng. Song, tình trạng ô nhiễm hữu cơ đã xuất hiện, đặc biệt sông Nhuệ và sông Đáy (khu vực cầu Mai Lĩnh). Kết quả cho thấy nguồn nước từ các sông đều có một số chỉ tiêu đã bị ô nhiễm và là nguyên nhân cơ bản làm ảnh hưởng đến MT NTTS của vùng nghiên cứu. 3.2.4.2 Chất lượng nước ngầm vùng nghiên cứu Vùng bị nhiễm bẩn nặng phân bổ chủ yếu ở phía Nam, thuộc huyện Thanh Trì. Việc khai thác nguồn tài nguyên nước ngầm với cường độ lớn đã, đang và sẽ dẫn đến tình trạng nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, đồng thời gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Qua các năm, tầng nước ngầm đang có xu hướng thấp dần. 13 3.2.4.3 Sử dụng nước thải trong vùng nuôi trồng thủy sản Vùng phía Nam Hà Nội vẫn là vùng tập trung sản xuất nông nghiệp. Đây là ngành sử dụng nhiều nước nhất, chủ yếu để phục vụ tưới cho cây trồng, lúa và hoa màu (tới 84%). Lượng nước thải này từ hoạt động chăn nuôi, vệ sinh chuồng trại, sử dụng hóa chất trong trồng trọt,... đều không qua xử lý và là nguồn gây ÔNMT trong NTTS cần được quan tâm giải quyết. 3.2.4.4 Sử dụng hóa chất trong ngành trồng trọt Diện tích gieo trồng, nhất là cây hàng năm của Hà Nội tập trung nhiều vào 6 huyện phía Nam của Thành phố. Một lượng không nhỏ thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng. Phần lớn lượng phân bón và hóa chất được hấp thụ bởi các cây trồng. Tuy nhiên, dư lượng của phân bón, thuốc bảo vệ thực vật vẫn còn lại trong đất và tan trong nước. Những dư lượng này sẽ theo nước ra các sông, hồ, ao và gây ô nhiễm nguồn nước của NTTS trong vùng. 3.2.4.5 Sử dụng thức ăn trong nuôi trồng thủy sản Một trong những nguyên nhân gây ra ÔNMT NTTS trong vùng nghiên cứu là do sử dụng thức ăn trong NTTS. Theo đánh giá của hộ thì sử dụng nhiều thức ăn công nghiệp thì MT nước của hộ cũng được xếp vào loại ô nhiễm. Hiện nay, các hộ nuôi theo hình thức thâm canh thường sử dụng nhiều thức ăn công nghiệp. Lượng thức ăn này, các đối tượng TS nuôi (chủ yếu cá) chưa ăn hết hoặc chưa tận dụng hết, sẽ phân hủy, tan vào nước gây ra ô nhiễm. 3.3 Thực trạng giải pháp kinh tế và quản lý môi trường cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản vùng nghiên cứu 3.3.1 Các giải pháp kinh tế nhằm bảo vệ môi trường nuôi trồng thuỷ sản 3.3.1.1 Các văn bản chính sách đã được ban hành và áp dụng Bao gồm các văn bản, chính sách của Thành phố Hà Nội; Các chính sách liên quan đến phát triển NTTS; Hà Nội chưa có chính sách riêng về QLMT NTTS nhưng trong thời gian qua cũng đã được đầu tư nhiều mặt do vận dụng các chính sách về MT và phát triển NTTS. Tuy nhiên, một số chính sách còn có những hạn chế và bất cập như chưa cụ thể, khó áp dụng và còn chồng chéo,.... 3.3.1.2 Thuế môi trường Giải pháp kinh tế trong QLMT NTTS được thực hiện dựa trên các công cụ kinh tế, trong đó thuế MT là công cụ chủ yếu. Thuế MT đã được quy định trong Luật BVMT 2005. Tuy nhiên, cho đến nay công cụ này vẫn chưa được thực hiện trong thực tế. Hiện tại, Chính phủ vẫn đang nghiên cứu để hoàn thiện danh mục tính thuế MT và mức thuế suất cho các trường hợp, bao gồm cả MT trong NTTS. 3.3.1.3 Quỹ môi trường Quỹ MT thành phố Hà Nội được thành lập năm 2000. Ban đầu Quỹ được thành 14 lập với mục đích hỗ trợ tài chính để đầu tư công nghệ xử lý chất thải, đổi mới thiết bị máy móc, cải thiện chất lượng MT ở khu công nghiệp Thượng Đình và các vùng lân cận. Tuy nhiên, Quỹ MT cho phát triển NTTS của thành phố Hà Nội nói chung và các huyện phía nam nói riêng đến nay vẫn chưa được thành lập và thực hiện. 3.3.1.4 Phí và lệ phí bảo vệ môi trường Hiện nay mới có phí BVMT đối với nước thải. Tuy nhiên phí nước thải trong NTTS và các loại phí BVMT NTTS chưa được áp dụng. 3.3.2 Các giải pháp quản lý môi trường cho phát triển nuôi trồng thủy sản 3.3.2.1 Quản lý môi trường ở cấp hộ + Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống TS của hộ: Người nuôi nhập giống chủ yếu là từ Trung tâm Giống TS (chiếm 34,67%) và cơ sở sản xuất giống tư nhân (36,89%). Các hộ nuôi TS cho rằng: giống do Trung tâm Giống TS cung cấp có chất lượng tốt, thuận lợi trong giao dịch. Kết quả cho thấy nhiều hộ đã kiểm dịch cá giống trước khi thả (kiểm tra giống bằng mắt thường chiếm 40% và khoảng ¼ số hộ đem đến phòng thí nghiệm để kiểm dịch). Tuy nhiên, số còn lại (chiếm tới 35%) không kiểm dịch cá giống trước khi thả. Đây cũng chính là nguy cơ tiềm ẩn gây ra dịch bệnh ở diện rộng khi trong ao nuôi của các hộ xuất hiện bệnh TS (hoặc cá giống đã có bệnh). + Cho ăn và quản lý thức ăn: Mặc dù chi phí thức ăn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí cho NTTS, nhưng các hộ cho ăn thừa vẫn còn phổ biến trong nhiều mô hình nuôi (hơn 22%) và là một trong những nguyên nhân của tình trạng ÔNMT nước, làm phát sinh bệnh tật của vật nuôi. Cho ăn thừa thường xuất phát từ kiến thức và kỹ thuật nuôi còn hạn chế của người nuôi, đặc biệt là ở những cơ sở nuôi quy mô nhỏ. + Về thức ăn: Trong quá trình nuôi, thức ăn CN chiếm gần 65%, thức ăn tinh 20%, cá tạp, thức ăn xanh và phân hữu cơ chiếm 15,11%. Hiện nay khoảng trên 80% lượng thức ăn phải nhập khẩu từ nước ngoài hoặc do các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài sản xuất. Sự quản lý của các cơ quan còn hạn chế. + Thuốc thú y thuỷ sản: Hiện nay trong vùng chưa có cửa hàng chuyên kinh doanh thuốc thú y TS, chủ yếu là kết hợp với thuốc thú y chăn nuôi nên việc quản lý gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, người NTTS cũng chưa có thói quen sử dụng thuốc thú y cho TS. Việc sử dụng thuốc, hoá chất bị cấm trong NTTS vẫn xảy ra (chiếm 11% số hộ). Nhiều hộ NTTS đã sử dụng hoá chất để xử lý MT nước (64,5%). Tuy nhiên, vẫn xuất hiện sản phẩm TS có tồn dư dư lượng kháng sinh. Một trong những lí do các cơ quan QLNN chưa thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát hoạt động NTTS. + Vị trí khu vực nuôi: NTTS của vùng tiếp tục phát triển nhưng chưa có quy hoạch không gian hài hoà và thân thiện với MT. Theo đánh giá của các hộ thì họ chọn đúng vị trí khu vực nuôi chỉ khoảng 40%, số còn lại chưa đúng vị trí. Công tác quản lý và quản lý quy hoạch còn nhiều hạn chế. Trong thời gian qua các địa phương vẫn chưa chú trọng 15 đúng mức đến quy hoạch phát triển theo chiều sâu (thay đổi cơ cấu, tăng chất lượng và tăng sản lượng), vẫn tập trung phát triển theo chiều rộng (mở rộng qui mô). + Hệ thống thuỷ lợi phục vụ NTTS: Trong những năm qua, thành phố đã đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương cho các vùng NTTS tập trung. Một số vùng nuôi đã được đầu tư khá hoàn chỉnh như xã Đông Mỹ, còn lại hầu hết các vùng nuôi khác do kinh phí hạn chế nên chỉ được đầu tư một phần. Hệ thống kênh mương hiện nay chủ yếu là kênh đất (chiếm 80%) chưa được cứng hoá bằng bê tông dẫn đến thường bị sạt lở bờ kênh gây khó khăn cho việc cấp thoát nước. + Hệ thống xử lý môi trường: MT nông thôn tại các huyện đang nghiên cứu có nguy cơ bị ô nhiễm nặng do thiếu hệ thống thoát nước, thiếu hệ thống thu gom và xử lý chất thải. 100% các hộ điều tra chưa có hệ thống xử lý MT cho NTTS. + Sử dụng hóa chất và kênh lấy nước riêng: Trong vùng, hộ NTTS sử dụng 2 biện pháp cơ bản để xử lý nước cho NTTS, bao gồm (i) Sử dụng hóa chất (dùng pencolit để khử trùng hay sunfat đồng xử lý ao) và (ii) Có kênh lấy nước riêng. Trong số 225 hộ khảo sát, có 35% số hộ không sử dụng 2 biện pháp này, gần 39% số hộ sử dụng hóa chất để xử lý, khoảng ¼ số hộ kết hợp vừa sử dụng hóa chất và có kênh lấy nước riêng. Chúng tôi sử dụng mô hình multi-logit để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng các biện pháp BVMT nước (xử lý nước) của hộ. Kết quả mô hình cho thấy Trình độ học vấn của chủ hộ, Mức độ ô nhiễm, Diện tích nuôi và Hình thức nuôi có ảnh hưởng đến việc quyết định đến việc có hay không hộ NTTS áp dụng 2 biện pháp xử lý môi trường. Trong đó, Hình thức nuôi và Mức độ ô nhiễm theo đánh giá của hộ có ảnh hưởng nhiều nhất đến các biện pháp xử lý MT nước NTTS (Bảng 3.7). Bảng 3.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng biện pháp xử lý môi trường Các biến Hộ chỉ sử dụng hóa chất (Y=1) Hộ sử dụng hóa chất và có kênh lấy nước riêng (Y=2) ME Hệ số *** -10,7958 -1,0874 ns -0,0128 -0,0053 *** 0,4175 0,0607 ** 0,2049 0,0369 Hệ số - 7,8594*** 0,0264ns 0,1393** 0,0054ns ME -0,7351 0,0080 0,0129 0,0218 Mức độ ô nhiễm (X4) 1,6823*** 0,2371 1,6065*** 0,1038 Hình thức thâm canh (D1) 2,0157*** 0,1794 2,8492*** 0,2936 Hệ số tự do (β0) Kinh nghiệm NTTS của hộ (X1) Trình độ học vấn của chủ hộ (X2) Diện tích nuôi (X3) Kiểm định thống kê tỷ lệ Likelihood 79,7707*** Ghi chú: **, và *** có ý nghĩa tương ứng tại mức 5%, và 1%; ns là không có ý nghĩa thống kê. ME=Hiệu ứng biên; Đơn vị tính và định nghĩa các biến khác được trình bày trong Chương 2. 16 3.3.2.2 Quy hoạch và thực hiện quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản Quy hoạch là giải pháp tổng thể, là bước đi đầu tiên trong BVMT NTTS. Quy hoạch tổng thể phát triển TS quốc gia và của Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng 2030 đã được phê duyệt (2013). Các quy hoạch đã được phê duyệt là: Quy hoạch phát triển NTTS ruộng trũng; Quy hoạch hệ thống cơ sở hậu cần cho NTTS; Quy hoạch hệ thống thương mại thuỷ sản. 3.3.2.3 Chất lượng và vệ sinh an toàn sản phẩm thuỷ sản Đối với TS tiêu thụ nội địa, các huyện phía nam mới xây dựng được 1 vùng nuôi tập trung sạch đó là ở xã Đông Mỹ, Thanh Trì. Vùng nuôi này cung ứng cho thị trường sản phẩm sạch, có chất lượng và là hướng đi bền vững đối với TS thành phố. 3.3.2.4 Công tác thông tin, tuyên truyền về môi trường nuôi trồng thuỷ sản Thông qua Trung tâm Khuyến nông Hà Nội hầu hết các đài phát thanh tại các vùng NTTS đều có các chuyên mục phát triển NTTS và BVMT. Nội dung các bản tin rất phong phú. Các cơ quan thông tấn, báo chí cả Trung ương và thành phố đều có tin, bài, phóng sự về MT NTTS. Người tiêu dùng cũng cho rằng sản phẩm TS cũng có những mối lo ngại, đặc biệt là dư lượng thuốc có trong sản phẩm. Tuy nhiên, việc xác định chất lượng của TS còn gặp rất nhiều khó khăn, người dân chỉ có thể xác định độ an toàn của sản phẩm TS bằng cách quan sát trực tiếp hoặc niềm tin với người bán hàng. 3.3.3 Đánh giá chung về thực hiện các giải pháp kinh tế và quản lý môi trường cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản Trong vùng nghiên cứu đang từng bước hình thành các vùng nuôi hiện đại, có quy mô lớn, không gây ÔNMT... Các giải pháp kinh tế nhằm BVMT NTTS hầu như chưa áp dụng. Các giải pháp QLMT cho phát triển NTTS đã có. Tuy nhiên, sự thiếu đồng bộ trong thể chế, chính sách; công tác quy hoạch còn chậm; cơ sở hạ tầng thiếu về số lượng và chất lượng; ứng xử của người NTTS và người tiêu dùng chưa thay đổi nhiều, người dân chỉ chú trọng vào lợi ích trước mắt mà chưa chú trọng đến việc BVMT, nên phát triển NTTS của vùng còn hạn chế. 3.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới giải pháp kinh tế và quản lý môi trường cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản 3.4.1 Chính sách về bảo vệ môi trường Một số các quy định, nghị định không rõ ràng, cụ thể điều này gây khó khăn cho Bộ Tài chính và Bộ TN và MT khi xác định số tiền cần bổ sung vào kinh phí hoạt động hàng năm cho Quỹ BVMT. Các quy định hiện hành về QLMT NTTS bộc lộ nhiều bất cập, chưa hoàn chỉnh. Điều này dẫn đến nhiều KCN có nhiều đường xả nước thải và rất khó kiểm soát tình trạng ô nhiễm môi trường. Việc thu phí và lệ phí BVMT NTTS chưa thực hiện được và còn gặp nhiều khó khăn do chưa có những hướng dẫn thực hiện rõ ràng, do năng lực thực hiện ở cấp cơ sở 17 còn yếu. Hiện mới chỉ thực hiện được việc thu phí nước thải ở các khu công nghiệp nhưng cũng không quan tâm đến lượng ô nhiễm ở địa phương. Số tiền phí này về Quỹ BVMT còn rất thấp, chỉ đạt dưới 10% (quy định là 40%). 3.4.2 Nhân lực tham gia quản lý môi trường Nguồn nhân lực phục vụ QLMT nói chung, QLMT NTTS nói riêng còn thiếu và yếu về chất lượng . Vì vậy việc kiểm tra, thanh tra tình hình vi phạm các quy định về BVMT NTTS chưa được thực hiện và không phản ánh được đầy đủ tình hình ÔNMT trong quá trình phát triển NTTS. Mặt khác, thù lao cho cán bộ làm công tác QLMT không cao, chi phí đi lại cho cán bộ, tình hình cung cấp các thiết bị còn hạn chế. Điều này dẫn đến nhiều cán bộ QLMT chưa nhiệt tình với công việc quản lý của mình. 3.4.3 Hỗ trợ kỹ thuật phục vụ công tác quản lý môi trường Công tác hỗ trợ kỹ thuật đã được triển khai trong những năm qua với nhiều hình thức nhưng vẫn còn nhiều hạn chế để thay đổi được ứng xử của người nuôi. Nội dung tuy đã được thực hiện, bước đầu thay đổi được nhận thức của người nuôi nhưng vẫn còn quá thấp so với yêu cầu và hiệu quả đạt không cao, nguyên nhân là do chưa tìm ra phương pháp và cơ chế hỗ trợ kỹ thuật hợp lý 3.4.4 Vốn đầu tư cho quản lý môi trường Hiện nay, vốn đầu tư thành phố dành cho TS chưa tương xứng với sự phát triển của ngành. Do đầu tư vào lĩnh vực TS có độ rủi ro cao nên hầu hết các nhà đầu tư tư nhân sẽ chọn đầu tư vào các lĩnh vực khác thuộc danh mục, lĩnh vực ưu đãi đầu tư có lợi nhuận cao, đặc biệt là ít rủi ro hơn. Đầu tư cho NTTS chủ yếu vẫn là từ hộ nên nhỏ lẻ, manh mún. Đây là khó khăn và thách thức đối với ngành TS trong thời gian tới, nếu không được hỗ trợ của thành phố về vốn đầu tư và chính sách ưu đãi riêng thì ngành TS sẽ gặp nhiều khó khăn. 3.4.5 Cơ chế phối hợp giữa các đơn vị trong quản lý môi trường nuôi trồng thủy sản Việc thực thi chính sách kinh tế và QLMT cho phát triển NTTS đòi hỏi có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các đơn vị trên địa bàn các huyện. Tuy nhiên trong thực tế việc phối kết hợp giữa các đơn vị này còn hạn chế. Chính quyền địa phương không tham gia tích cực trong việc QLMT, quản lý hoạt động nước xả thải, nộp phí BVMT, tuyên truyền và vận động xây dựng hệ thống xử lý nước thải... Điều này do cơ chế phối kết hợp giữa các đơn vị chưa rõ ràng, chính quyền địa phương không nhận được kinh phí hoặc không rõ cơ chế phân chia lợi ích khi tham gia các hoạt động QLMT cho phát triển NTTS. 3.4.6 Các yếu tố liên quan đến hộ, trang trại nuôi trồng thuỷ sản 3.4.6.1 Nhận thức của các hộ, trang trại về bảo vệ môi trường Trong những năm gần đây, nhận thức về vấn đề BVMT của người dân đã được nâng lên, nhưng nhìn chung vẫn còn ở mức thấp. Nhiều hộ NTTS cho rằng họ đang thải nước thải ra sông và nước sông chảy ra biển hoặc đi xa nơi mình sinh sống nên không 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất