Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kth[2009] 4053688 hoang thi xuan yen (www.kinhtehoc.net)...

Tài liệu Kth[2009] 4053688 hoang thi xuan yen (www.kinhtehoc.net)

.PDF
86
33733
86

Mô tả:

www.kinhtehoc.net TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ – QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG,TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI PHÍ LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN CAFATEX http://www.kinhtehoc.net www.kinhtehoc.net LỜI CẢM ƠN  Trong suốt thời gian bốn năm học ở Trường Đại học Cần Thơ và khoảng thời gian thực tập tốt nghiệp tại Công ty cổ phần thủy sản Cafatex là quá trình kết hợp lý thuyết được học ở trường và môi trường bên ngoài đã giúp cho em nắm vững hơn những kiến thức chuyên ngành của mình, đồng thời hiểu biết thêm những kinh nghiệm cũng như cách làm việc bên ngoài xã hội. Đến nay, em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài “ Phân tích tình hình lao động, tiền lương và các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí lương tại công ty Cổ Phần Thuỷ Sản Cafatex”. Luận văn hoàn thành ngoài sự cố gắng của bản thân, trong thời gian qua, em còn được sự giúp đỡ tận tình từ phía Thầy Cô ở nhà trường và các Cô Chú, Anh Chị ở phòng kế toán của Công ty. Và nhân dịp này, em xin được nói lên lòng biết ơn sâu sắc đến quý thầy cô Khoa Kinh Tế Quản Trị Kinh Doanh Trường Đại Học Cần Thơ. Quý thầy cô đã đem cả tâm quyết và sự nhiệt tình để truyền đạt cho chúng em những kiến thức vô cùng quý báo. Đặc biệt là Thầy Lê Long Hậu là người đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp. Xin cảm ơn Ban Giám đốc, các Cô Chú, Anh Chị và anh Nguyễn Hữu Thiều của công ty đã nhiệt tình cung cấp cho em các số liệu cần thiết để hoàn thành luận văn. Cuối cùng, xin kính chúc quý thầy cô, các cô chú và các anh chị nhiều sức khỏe, nhiều thành công và hạnh phúc. Cần Thơ, ngày 29 tháng 04 năm 2009 Sinh viên thực hiện Hoàng Thị Xuân Yến http://www.kinhtehoc.net www.kinhtehoc.net LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Cần Thơ, Ngày 29 tháng 04 năm 2009 Sinh viên thực hiện Hoàng Thị Xuân Yến http://www.kinhtehoc.net www.kinhtehoc.net BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - Họ và tên người hướng dẫn: - Học vị:…………………………………………………………………… - Chuyên ngành:…………………………………………………………… - Cơ quan công tác:………………………………………………………… - Tên học viên: Hoàng Thị Xuân Yến - Mã số sinh viên: 4053688 - Chuyên ngành: Kế toán tổng hợp - Tên đề tài: Phân tích tình hình lao động, tiền lương và các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí lương tại công ty Cổ Phần Thuỷ Sản Cafatex NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: …………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………. 2. Về hình thức: …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………….. 3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài …………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………. 4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………….. 5. Nội dung và các kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu) …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………….. http://www.kinhtehoc.net www.kinhtehoc.net 6. Các nhận xét khác …………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………. 7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa,…) …………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………. Cần Thơ, ngày …… tháng …….năm 2009 NGƯỜI NHẬN XÉT http://www.kinhtehoc.net www.kinhtehoc.net MỤC LỤC  Trang CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU ................................ ................................ . 1 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.............................................................................. 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu chung ................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................... 2 1. 3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ......................................................................... 2 1.3.1. Phạm vi về không gian ...................................................................... 2 1.3.2. Phạm vi thời gian............................................................................... 2 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 2 1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ........................................................................... 3 CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............ ..................................................................................................................... 4 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN ............................................................................ 4 2.1.1 Khái quát về lao động......................................................................... 4 2.1.2 Phân tích yếu tố lao động ảnh hưởng đến sản xuất ............................ 7 2.1.3 Khái quát về tiền lương ...................................................................... 9 2.1.4 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí lương trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ..................................................................16 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................19 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ...........................................................19 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu .........................................................19 2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................19 http://www.kinhtehoc.net www.kinhtehoc.net CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG, TIỀNLƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN CAFATEX ................................ .......... 20 3.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY .....................................................................20 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển...........................................................20 3.1.2 Mục tiêu, chức năng, phạm vi sản xuất kinh doanh .............................21 3.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty ...............................................22 3.1.4 Tổng quan về thuận lợi, khó khăn và phương hương hoạt động của công ty 23 3.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY ........................25 3.2.1 Phân loại lao động ................................................................................25 3.2.2 Tổ chức hoạch toán lao động ...............................................................28 3.2.3 Phân tích tình hình sử dụng số lượng lao động trong năm 2008 ......... ....................................................................................................................30 3.3 PHÂN TÍCH HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG ...............................................32 3.3.1 Hình thức tiền lương áp dụng tại công ty.............................................32 3.3.2 Quy trình trả lương ...............................................................................39 3.3.3 Cách thanh toán lương .........................................................................39 3.3.4 Phân tích mối quan hệ giữa lao đông và tiền lương .............................40 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ................................ . ....................................................................................................................45 4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ SẢN XUẤT .....................................................................................................45 4.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI PHÍ TIỀN LƯƠNG TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRONG 3 NĂM (2006-2008)......................................................................................................46 4.2.1.Phân tích các chỉ tiêu năm 2006 và năm 2007 .....................................47 4.2.2.Phân tích các chỉ tiêu năm 2007 và năm 2008 .....................................51 http://www.kinhtehoc.net www.kinhtehoc.net CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ LAO ĐÔNG VÀ TIỀM LƯƠNG TẠI CÔNG TY ................................ ................................ ......................... 58 5.1 ĐÁNH GIÁ ................................................................................................58 5.1.1 Lực lương lao động ..............................................................................58 5.1.2 Hình thức trả lương và chính sách lương .............................................59 5.2 GIẢI PHÁP ................................................................................................61 5.2.1 Về lao động ..........................................................................................61 5.2.2 Về tiền lương ........................................................................................62 CHƯƠNG VI: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................ ......................... 65 6.1 KẾT LUẬN ................................................................................................65 6.2 KIẾN NGHỊ ...............................................................................................66 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................68 http://www.kinhtehoc.net www.kinhtehoc.net DANH MỤC BIỂU BẢNG Bảng 1 : CƠ CẤU LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY THÁNG 12/ 2008..............25 Bảng 2 : TRÌNH ĐỘ LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY ........................................26 Bảng 3: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CÔNG NHÂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI KẾT QUẢ SẢN XUẤT NĂM 2008................................................................30 Bảng 4 : BẢNG TÍNH LƯƠNG SẢN PHẨM THÁNG 12/2008 ...................35 Bảng 5 : SO SÁNH LAO ĐỘNG VÀ QŨY TIỀN LƯƠNG TRONG NĂM 2008 40 BẢNG 6 : TÌNH HÌNH THU NHẬP CỦA CÔNG NHÂN VIÊN .................43 Bảng 7: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI SẢN LƯỢNG ..................................................................................................45 Bảng 8: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI DOANH THU ..................................................................................................45 Bảng 9: TÌNH HÌNH TĂNG GIẢM SẢN LƯỢNG QUA 2 NĂM 2006 VÀ 2007 ...........................................................................................................47 Bảng 10: TÌNH HÌNH SẢN LƯỢNG VÀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG VÀ LAO ĐỘNG BÌNH QUÂN NĂM 2006 VÀ NĂM 2007 ................................49 Bảng 11: TÌNH HÌNH TĂNG GIẢM SẢN LƯỢNG QUA 2 NĂM 2007 VÀ 2008 ................................................................................................................51 Bảng 12: TÌNH HÌNH SẢN LƯỢNG VÀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG VÀ LAO ĐỘNG BÌNH QUÂN NĂM 2008 VÀ NĂM 2007 ................................53 Bảng 13 : BIẾN ĐỘNG CỦA TỶ SUẤT CHI PHÍ LƯƠNG .........................55 Bảng 14: SO SÁNH TIỀN LƯƠNG BÌNH QUÂN VỚI NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG BÌNH QUÂN .......................................................................................56 http://www.kinhtehoc.net www.kinhtehoc.net DANH MỤC HÌNH Hình 1: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TRÌNH ĐỘ LAO ĐỘNG CÔNG TY CAFATEX ......... ………………………………………………………………………….26 Hình 2 :BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TRÌNH ĐỘ LAO ĐỘNG GIÁN TIẾP CÔNG TY CAFATEX .......................................................................................................27 Hình 3: BIỂU DIỄN SỐ LAO ĐỘNG TRONG CÁC THÁNG NĂM 2008 ......... ................................................................................................................41 Hình 4: BIỂU DIỄN QUỸ LƯƠNG CÁC THÁNG TRONG NĂM 2008 ....41 BIỂU ĐỒ 5: BIỂU DIỄN TỔNG QUỸ LƯƠNG ........................................... 43 BIỂU ĐỒ 6: BIỂU DIỄN THU NHẬP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG ..............44 http://www.kinhtehoc.net www.kinhtehoc.net DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT  ..LĐTL : Lao động tiền lương  ..BHXH : Bảo hiểm xã hội  ..BHYT : Bảo hiểm y tế  ..KPCĐ : Kinh phí công đoàn  ..ĐGTL : Đơn giá tiền lương  ..BQ : Bình quân  ..LĐ : Lao động  ..CB – CNV : Cán bộ - công nhân viên http://www.kinhtehoc.net www.kinhtehoc.net TÓM TẮT NỘI DUNG Lao động của con người là một trong những yếu tố quan trọng và giữ vai trò quyết định trong quá trình sản xuất kinh doanh, được biểu hiện ở khả năng tư duy sáng tạo. Trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển, doanh nghiệp nào thu hút, sử dụng tốt lao động sáng tạo, chất xám thì doanh nghiệp đó sẽ đứng vững và phát triển. Muốn vậy, doanh nghiệp đó phải có chính sách tiền lương tiến bộ, đảm bảo sự công bằng và hợp lý. Đề tài “Phân tích tình hình lao động, tiền lương và các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí lương tại công ty Cổ Phần Thuỷ Sản Cafatex” tập trung vào các vấn đề như phân tích và đánh giá tình hình lao động và tiền lương thông qua các báo cáo tài chính, báo cáo về tình hình sản xuất – tiêu thụ và hiện trạng về quản lý ở doanh nghiệp để biết được tình hình lao động và chính sách tiền lương ở công ty Cafatex, từ đó đưa ra các kiến nghị và giải pháp cho các cơ quan chức năng và doanh nghiệp. Khi phân tích tác giả đã sử dụng chủ yếu phương pháp so sánh, để thấy được sự biến động số liệu ở các năm, ngoài ra còn sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn. Kết quả phân tích cho thấy tình hình doanh nghiệp là không tốt, biểu hiện ở chỗ doanh thu giảm liên tục qua các năm, thị trường tiêu thụ gặp khó khăn do yêu cầu của nhà nhập khẩu ngày càng khắc khe hơn, rồi các vụ kiện chống bán phá giá, rồi đồng Dolla bị mất giá, v.v. Những khó khăn khách quan ấy đã ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp. Doanh thu giảm nhưng doanh nghiệp tăng đơn giá tiền lương để tăng thu nhập bình quân cho người lao động. Tuy nhiên, tốc độ tăng tiền lương bình quân lớn hơn tốc độ tăng năng suất lao động. Công ty tăng tiền lương để đảm bảo đời sống cho người lao động là hợp lý. Bên cạnh đó, cũng cho thấy doanh nghiệp quản lý và sử dụng lao động chưa thực sự có hiệu quả, chưa tận dụng tối đa nguồn nhân lực vào sản xuất. Nhận thấy được những điều đó, tác giả đã đưa ra một số kiến nghị và giải pháp cho vần đề lao động và tiền lương tại công ty. http://www.kinhtehoc.net www.kinhtehoc.net LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, đứng trước sự khủng hoảng của nền kinh tế cùng với sự canh tranh gay gắt và khốc liệt giữa các doanh nghiệp đòi hỏi các doanh nghiệp phải củng cố và hoàn thiện hơn nếu muốn tồn tại và phát triển. Trong bất kỳ ngành nghề, lĩnh vực nào từ sản xuất, thương mại, dịch vụ…đều phải cần đến lao động. Lao động là một trong những yếu tố mang tính chất quyết định đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Xã hội ngày càng phát triển thì đòi hỏi người lao động càng phải tiến bộ, phát triển cao hơn, từ đó càng biểu hiện rõ tính quan trọng cần thiết của lao động. Để có thể duy trì cũng như thu hút lao động có trình độ, tay nghề cao đòi hỏi doanh nghiệp phải tuyển dụng và giữ lại đúng người, làm đúng việc thì cả nhân viên đó và công ty đó đều có lợi. Vậy thì động cơ nào, nhu cầu lợi ích nào, đã khuyến khích người lao động phát huy trí tuệ và sự sáng tạo? Thực chất động cơ chính là tiền công. Tiền công cao hay thấp có thể trả lời phần lớn các câu hỏi: tại sao mọi người lại hăng say làm việc, họ làm vì cái gì? Tại sao họ lại chọn công viêc ở doanh nghiệp này mà không chọn ở doanh nghiệp khác? Thật vây, vấn đề là ở chỗ, bên cạnh các điều kiện làm việc, thì vấn đề quyền lợi luôn được quan tâm hàng đầu. Người lao động luôn suy nghĩ, mình được gì và có quyền lợi như thế nào khi tham gia lao động? Để thu hút lao động, doanh nghiệp cần có một hệ thống thù lao cạnh tranh và công bằng. Ngày nay, các doanh nghiệp đã thấy được những ảnh hưởng to lớn của tiền lương đối với người lao động, đối với doanh nghiệp và cách sử dụng nó một cách hợp lý hay chưa hay chỉ biết tìm cách giảm chi phí lương trả cho người lao động để từ đó giảm chi phí của doanh nghiệp, tăng lợi nhuận. Đó vẫn đang là vấn đề nóng bỏng chưa được giải quyết đúng đắn thỏa đáng. Vì vậy, mục đích em chọn đề tài: “ Phân tích tình hình lao động, tiền lương và các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tiền lương tại công ty cổ phần thủy sản Cafatex” để tìm GVHD: Th.S Lê Long Hậu http://www.kinhtehoc.net Trang 1 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến www.kinhtehoc.net LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP hiểu công ty đã xây dựng hệ thống lương hợp lý chưa, có kích thích người lao động làm việc tốt không? Đồng thời đề tài cũng tìm hiểu chi phí tiền lương ảnh hưởng đến tổng chi phí hoạt động sản xuất của doanh nghiệp như thế nào? Từ đó tìm ra giải pháp tốt hơn cho vấn đề lao động, tiền lương của công ty. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích tình hình lao động, tiền lương và các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tiền lương từ đó tìm ra giải pháp nhằm hoàn thiện tốt việc quản lý, sử dụng lao động và chính sách lương của công ty. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể: (1) Phân tích tình hình lao động tại công ty Cổ Phần Thuỷ Sản Cafatex năm 2008.  Đánh giá tình hình lao động  Nhận định điểm mạnh – điểm yếu (2) Phân tích yếu tố lao động ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh để xác định hiệu quả quản lý và sử dụng lao động tại công ty. (3) Phân tích hình thức trả lương áp tại công ty để xác định cơ chế hình thành tiền lương của người lao động và công ty áp dụng hình thức trả lương có thực sự phù hợp. (4) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tiền lương để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố: lao động, tiền lương bình quân, đơn giá tiền lương từ đó có những biện pháp thích hợp tăng cường hiệu quả sử dụng lao động. (5) Phân tích mối quan hệ giữa số lượng lao động và tổng quỹ lương 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian Đề tài được thực hiện tại Công ty Cổ phần Thủy sản Cafatex 1.3.2 Thời gian nghiên cứu Luận văn này được thực hiện trong thời gian từ ngày 02/02/2009 đến ngày 25/04/2009 và luận văn được thực hiện trên cơ sở số liệu giai đọan 2006- 2008 GVHD: Th.S Lê Long Hậu http://www.kinhtehoc.net Trang 2 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến www.kinhtehoc.net LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Lao động, tiền lương và các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí lương tại công ty cổ phần thủy sản Cafatex 1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Để chuẩn bị cho việc thực hiện đề tài này, em đã có tham khảo qua một số luận văn. Trên cơ sở những lý luận, phân tích chuyên môn của các tài liệu đó vận dụng vào thực tiễn vào tại Công ty Cổ phần Thủy Sản Cafatex. - Đề tài .Kế Toán Tiền Lương Và Sự ảnh Hưởng Của Tiền Lương Đối Với Người Lao Động Tại Công Ty Liên Doanh May An Giang. Của sinh viên Lưu Phước Vẹn trường Đại học An Giang; đề tài nghiên cứu công tác kế toán tiền lương trong việc hạch toán, thanh toán lương cho người lao động, cũng như xem xét sự ảnh hưởng của tiền lương đối với người lao động, đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kế toán tiền lương tại doanh nghiệp. - Đề tài .Phân Tích Tình Hình Lao Động , Tiền Lương Và Ảnh Hưởng Của Chính Sách Lương Đến Năng Suất Lao Động. Của sinh viên Lâm Hồng Minh Trường Đại học An Giang. Đề tài Phân tích tình hình lao động, phân tích và đánh giá hình thức trả lương , Phân tích ảnh hưởng của chính sách lương đến năng suất lao động của người lao động. Sau khi đánh giá những vấn đề này, đề tài sẽ đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của về viêc sử dụng lao động và hệ thống tiền lương ở Công ty, qua đó nâng cao năng suất của người lao động đồng thời tăng lợi nhuận cho Công ty. GVHD: Th.S Lê Long Hậu http://www.kinhtehoc.net Trang 3 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến www.kinhtehoc.net LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Khái quát về lao động 2.1.1.1 Khái niệm lao động Lao động là hoạt động bằng chân tay hay trí óc có mục đích của con người nhằm biến đổi các vật thể trong tự nhiên để sản xuất sản phẩm có ích phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của con người. Lao động là điều kiện đầu tiên cần thiết và vĩnh viễn cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. 2.1.1.2 Tầm quan trọng của lao động Lao động là một trong ba yếu tố cơ bản cấu thành của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Lao động là yếu tố mang tính quyết định nhất. Chi phí về lao động là một trong các yếu tố chi phí cơ bản nhất cấu thành nên giá trị sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra. Quản lý lao động là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý toàn diện của các đơn vị sản xuất kinh doanh. Vì vậy việc sử dụng hợp lý lao động cũng chính là tiết kiệm chi phí về lao động sống trong giá thành sản phẩm, từ đó góp phần hạ thấp giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp và nâng cao đời sống cho người lao động trong doanh nghiệp. 2.1.1.3 Phân loại lao động Do lao động trong doanh nghiệp có nhiều loại khác nhau nên để thuận lợi cho việc quản lý và hạch toán, cần thiết phải tiến hành phân loại. Phân loại lao động là việc sắp xếp lao động vào các nhóm khác nhau theo những đặc trưng nhất định. Về mặt quản lý và hạch toán, lao động thường được phân theo các tiêu thức sau: - Phân loại lao động theo thời gian lao động Theo thời gian lao động, toàn bộ lao động có thể chia thành lao động thường xuyên, trong danh sách (gồm cả số hợp đồng ngắn hạn và dài hạn) và lao động tạm thời, mang tính thời vụ. Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp nắm được tổng số lao động của mình; từ đó, có kế hoạch sử dụng, bồi dưỡng GVHD: Th.S Lê Long Hậu http://www.kinhtehoc.net Trang 4 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến www.kinhtehoc.net LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP tuyển dụng và huy động khi cần thiết. Đồng thời, xác định các khoản nghĩa vụ với người lao động và với Nhà nước được chính xác. - Phân loại lao động theo quan hệ với quá trình sản xuất. Dựa theo mối quan hệ của lao động với quá trình sản xuất, có thể phân lao động của doanh nghiệp thành hai loại sau: + Lao động trực tiếp sản xuất: là bộ phận công nhân trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ. Thuộc loại này bao gồm những người điều khiển thiết bị, máy móc để sản xuất sản phẩm (kể cả cán bộ kỹ thuật trực tiếp sử dụng), những người phục vụ quá trình sản xuất (vận chuyển, bốc dỡ nguyên, vật liệu trong nội bộ, sơ chế nguyên, vật liệu trước khi đưa vào sản xuất…) + Lao động gián tiếp sản xuất: là bộ phận lao động tham gia một cách gián tiếp vào quá trình sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp. Thuộc bộ phận này bao gồm nhân viên kỹ thuật, nhân viên quản lý kinh tế (trực tiếp lãnh đạo, tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất – kinh doanh như giám đốc, phó giám đốc kinh doanh; cán bộ các phòng ban kế toán, thống kê,…), nhân viên quản lý hành chính (những người làm công tác tổ chức, nhân sự, văn thư, đánh máy,…) Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp đánh giá được tính hợp lý của cơ cấu lao động. Từ đó, có biện pháp tổ chức, bố trí lao động phù hợp với yêu cầu công việc, tinh giản bộ máy gián tiếp. - Phân theo chức năng của lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh + Lao động thực hiện chức năng sản xuất, chế biến: những lao động tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện các dịch vụ như công nhân trực tiếp sản xuất, nhân viên phân xưởng… + Lao động thực hiện chức năng bán hàng: là những lao động tham gia hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ như nhân viên bán hàng, tiếp thị, nghiên cứu thị trường, quảng cáo, marketing… + Lao động thực hiện chức năng quản lý: là những lao động tham gia hoạt động quản trị kinh doanh và quản lý hành chính của doanh nghiệp như: nhân viên quản lý kinh tế, nhân viên quản lý hành chính… GVHD: Th.S Lê Long Hậu http://www.kinhtehoc.net Trang 5 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến www.kinhtehoc.net LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Cách phân loại này có tác dụng giúp cho việc tập hợp chi phí lao động được kịp thời, chính xác, phân định được chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ. 2.1.1.4 Hạch toán lao động @ Hạch toán tình hình sử dụng số lượng lao động và thời gian lao động - Số lượng lao động trong doanh nghiệp: thường có sự biến động tăng giảm trong từng đơn vị, bộ phận cũng như phạm vi toàn doanh nghiệp. Sự biến động trong doanh nghiệp có ảnh hưởng đến cơ cấu lao động, chất lượng lao động và do đó có ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để phản ảnh số lượng lao động hiện có và theo sự biến động lao động trong từng đơn vị, bộ phận, doanh nghiệp sử dụng “Sổ Danh Sách Lao Động”. Cơ sở số liệu để ghi vào sổ “Sổ Danh Sách Lao Động” là các chứng từ tuyển dụng, các quyết định thuyên chuyển công tác, cho thôi việc, hưu trí,.. - Thời gian lao động của nhân viên: cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để phản ánh kịp thời chính xác tình hình sử dụng thời gian lao động, kiểm tra việc chấp hành kỹ luật lao động của công nhân viên trong doanh nghiệp, kế toán sử dụng “Bảng Chấm Công” (mẫu số 01- LĐTL ban hành theo qui định số 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ Tài Chính). Bảng chấm công là tài liệu quan trọng để tổng hợp, đánh giá phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động, là cơ sở để kế toán tính toán kết quả lao động và tiền lương cho công nhân viên. Bên cạnh bảng chấm công kế toán còn sử dụng một số chứng từ khác để phản ảnh cụ thể tình hình sử dụng thời gian lao động của công nhân viên trong một số trường hợp sau: − Phiếu nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội (Mẫu số 03-LĐTL): phiếu này được lập để xác định số ngày được nghỉ do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, nghỉ trông con ốm,…của người lao động, làm căn cứ tính bảo hiểm xã hội trả thay lương theo chế độ qui định. GVHD: Th.S Lê Long Hậu http://www.kinhtehoc.net Trang 6 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến www.kinhtehoc.net LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP − Phiếu báo làm thêm giờ (Mẫu số 07-LĐTL): đây là chứng từ xác nhận số giờ công, đơn giá và số tiền làm thêm được hưởng của từng công việc và là cơ sở để tính trả lương cho người lao động. − Biên bản điều tra tai nạn lao động (Mẫu số 09-LĐTL) @ Hạch toán kết quả lao động Kết quả lao động của công nhân viên trong doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố: thời gian lao động, trình độ thành thạo, tinh thần làm việc, phương tiện sử dụng,…Khi đánh giá phân tích kết quả lao động của công nhân viên phải xem xét một cách đầy đủ các nhân tố trên. Kết quả lao động của công nhân viên trong doanh nghiệp được phản ảnh vào các chứng từ : − Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành (Mẫu số 06LĐTL). − Hợp đồng giao khoán (Mẫu số 08-LĐTL). 2.1.2. Phân tích yếu tố lao động ảnh hưởng đến sản xuất 2.1.2.1. Ý nghĩa • Để tiến hành sản xuất phải có đầy đủ ba yếu tố: sức lao động, đối tượng lao động, tư liệu lao động. Trong ba yếu tố trên thì sức lao động là yếu tố cơ bản nhất, với tính năng động chủ quan và sức sáng tạo sẵn có, nó có ý nghĩa quyết định trên một mức độ lớn tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất. • Yếu tố lao động tác động đến sản xuất tổng hợp ở cả hai mặt của nó là: số lượng và chất lượng mà cụ thể là số lượng lao động và trình độ sử dụng lao động (năng suất lao động). Sự tác động này có thể biểu hiện bằng công thức: Giá trị số công nhân trực tiếp = Sản xuất Năng suất bình quân x sản xuất bình quân một lao động 2.1.2.2. Phân tích tình hình lao động về mặt số lượng : @ Phân tích tình hình tăng, giảm công nhân sản xuất: GVHD: Th.S Lê Long Hậu http://www.kinhtehoc.net Trang 7 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến www.kinhtehoc.net LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Công nhân sản xuất là người trực tiếp làm ra sản phẩm, trực tiếp phục vụ sản xuất, sự biến động của lực lượng này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sản xuất của xí nghiệp.  Nội dung, trình tự phân tích + So sánh số công nhân giữa thực tế và kế hoạch để đánh giá tình hình tuyển dụng và đào tạo, thấy được mức độ đảm bảo sức lao động. + Nếu dừng lại ở phép so sánh này thì không thấy được tình hình quản lý và sử dụng số công nhân. Bởi vì có trường hợp xí nghiệp không đảm bảo được số công nhân cho sản xuất, nhưng kết quả sản xuất không giảm hoặc giảm với tốc độ nhỏ hơn, điều này chứng tỏ xí nghiệp tổ chức quản lý, sử dụng tốt số công nhân nên năng suất lao động tăng lên, và ngược lại. Vì thế, phải so sánh số công nhân thực tế với kế hoạch đã điều chỉnh theo tỉ lệ hoàn thành kế hoạch giá trị sản xuất để đánh giá tình hình quản lý sử dụng công nhân. Số công nhân giảm = tương đối số công nhân thực tế - số công nhân kế hoạch Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch giá trị sản xuất x + Nếu số lượng công nhân tăng chứng tỏ việc quản lý không tốt + Nếu số công nhân giảm chứng tỏ việc tổ chức quản lý tốt + Sau khi đánh giá tình hình biến động về số công nhân, cần xác định rõ ảnh hưởng của tình hình tuyển dụng, đào tạo và tình hình quản lý, sử dụng công nhân tức là năng suất lao động đến giá trị tổng sản lượng để thấy rõ kết quả sản xuất do nguyên nhân nào ảnh hưởng chủ yếu. + Phương pháp phân tích: áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn hoặc phương pháp số chênh lệch. Giá trị số công nhân trực tiếp = sản xuất Năng suất bình quân x sản xuất bình quân một lao động + Mức độ ảnh hưởng của nhân tố số lượng công nhân (Số công nhân thực tế - số công nhân kế hoạch) x Năng suất LĐ kếhoạch GVHD: Th.S Lê Long Hậu http://www.kinhtehoc.net Trang 8 SVTH: Hoàng Thị Xuân Yến
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng