Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ KLTN Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh ...

Tài liệu KLTN Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh

.DOC
70
140
97

Mô tả:

Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
LỜI CẢM ƠN Sau gần 5 tháng thực tập tại chi nhánh Hà Nội của công ty TNHH Dược phẩm & TTBYT Hoàng Đức, tôi thấy rằng trong những năm vừa qua chi nhánh đã kinh doanh rất hiệu quả. Ngoài ra, tôi thấy được sự thân thiện của các anh, chị làm việc trong chi nhánh công ty qua những hành động giúp đỡ để tôi có thể thực hiện tốt chuyên đề tốt nghiệp này. Tuy nhiên do hạn chế về hiểu biết và kinh nghiệm thực tế nên tôi không tránh khỏi những sai sót khi viết chuyên đề này. Vì vậy, tôi mong sự góp ý và giúp đỡ của các cô giảng viên hướng dẫn và các nhà quản lý chi nhánh công ty để tôi có thể hoàn thiện kiến thức của mình hơn nữa. Tôi xin chân thành cảm ơn các cô giảng viên Th.S Bùi Thị Phúc và Trần Minh Huệ đã tận tình hướng dẫn tôi trong thời gian thực tập và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn các anh, chị nhân viên trong phòng Kế toán – Hành chính, đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của chị Nguyễn Thị Tố Hoa (kế toán trưởng) tại chi nhánh công ty TNHH Dược phẩm & TTBYT Hoàng Đức đã giúp đỡ tôi hoàn thành bài chuyên đề tốt nghiệp này. Hà Nô ôi, ngày 22 tháng 05 năm 2011 Sinh viên thực hiê nê Đỗ Thuâ nê Hòa 1 PHẦN I – MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của vần đề nghiên cứu Trong cơ chế mới, với sự hoạt động của nhiều thành phần kinh tế thì tính độc lập, tự chủ trong các doanh nghiệp ngày càng cao hơn. Mỗi doanh nghiệp phải năng động sáng tạo trong kinh doanh, phải chịu trách nhiệm trước kết quả kinh doanh của mình, bảo toàn được vốn kinh doanh và quan trọng hơn là kinh doanh có lãi. Do đó, các doanh nghiệp phải tự mình quyết định sản xuất và kinh doanh những loại mặt hàng để tạo được doanh thu lớn nhất. Doanh nghiệp nào tổ chức tốt khâu tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá đảm bảo thu hồi vốn, bù đắp các chi phí đã bỏ ra và xác định đúng đắn kết quả kinh doanh sẽ có điều kiện tồn tại và phát triển. Ngược lại, doanh nghiệp nào không tiêu thụ được hàng hoá của mình, xác định không chính xác kết quả bán hàng sẽ dẫn đến tình trạng “lãi giả, lỗ thật” thì sớm muộn cũng đi đến chỗ phá sản. Do vậy, ngoài các biện pháp quản lý chung, việc tổ chức hợp lý công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong mỗi doanh nghiệp là rất cần thiết. Công tác này giúp các doanh nghiệp có đầy đủ thông tin kịp thời và chính xác để đưa ra quyết định kinh doanh đúng đắn. Chi nhánh Công ty TNHH Dược phẩm và trang thiết bị y tế Hoàng Đức thuộc Công ty TNHH Dược phẩm và trang thiết bị y tế Hoàng Đức. Công ty nhận giấy phép đăng kí kinh doanh và hoạt động từ năm 1999. Hoạt động chủ yếu của công ty là cung cấp các loại dược phẩm ra thị trường trong nước. Đây là công ty kinh doanh thương mại nên công tác bán hàng và xác định kết quả kinh doanh là rất quan trọng, tổ chức hợp lí công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh sẽ giúp công ty đưa ra những quyết định đúng đắn là cơ sở để doanh nghiệp tồn tại và phát triển vững chắc hơn nữa. 2 Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh, kết hợp với cơ sở lí thuyết đã được trang bị tại trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, tôi đã chọn đề tài: ''Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh” tại chi nhánh Hà Nội của Công ty TNHH Dược phẩm và trang thiết bị y tế Hoàng Đức để nghiên cứu và viết chuyên đề của mình. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Tìm hiểu quá trình hạch toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh của chi nhánh Công ty TNHH dược phẩm và trang thiết bị y tế Hoàng Đức. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lí luận về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh. - Tìm hiểu thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Chi nhánh công ty TNHH Dược phẩm và trang thiết bị Y tế Hoàng Đức. - Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại chi nhánh Công ty TNHH Dược phẩm và trang thiết bị y tế Hoàng Đức. 1.3. Nội dung, phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại chi nhánh Hà Nội của Công ty TNHH Dược phẩm và trang thiết bị y tế Hoàng Đức qua 3 năm (từ năm 2008 – 2010). 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 01/01/2011 đến ngày 27/05/2011. - Không gian nghiên cứu: Phòng kế toán thuộc chi nhánh tại Hà Nội của Công ty TNHH Dược phẩm và trang thiết bị Y tế Hoàng Đức. 3 1.4. Phương pháp nghiên cứu a, Phương pháp thu thập số liệu - Thu thập số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp là các thông tin chưa được công bố, người nghiên cứu phải tự tổ chức thu thập, phỏng vấn điều tra trực tiếp hoặc nguồn tài liệu cơ bản còn ít hoặc chưa được chú giải. - Thu thập số liệu thứ cấp: Các nguồn tài liệu này có nguồn gốc từ tài liệu sơ cấp đã được phân tích giải thích, thảo luận và diễn giải. Phương pháp này dùng để thu thâ êp các tài liê uê , số liê êu thông tin có sẵn phục vụ cho nô êi dung nghiên cứu của đề tài, thông qua những người có liên quan đến tài liê uê , số liê êu, sách báo, các kết quả nghiên cứu khoa học, các tài liê uê thống kê các cấp, các chủ chương chính sách của nhà nước. b, Phương pháp xử lí số liệu - Phương pháp thống kê kinh tế: Lập bảng tổng hợp các số liệu trên các báo cáo tài chính qua các năm 2008 – 2010. - Phương pháp so sánh kinh tế + Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). + So sánh kết quả giữa các năm, các giai đoạn để thấy rõ xu hướng phát triển của doanh nghiệp. + So sánh bằng số tuyệt đối, số tương đối và bằng số bình quân c, Phương pháp chuyên môn của kế toán - Chứng từ kế toán: Là phương pháp thông tin và kiểm tra sự phát sinh và hoàn thành của các nghiệp vụ kinh tế, qua đó thông tin và kiểm tra về hình thái và sự biến động của từng đối tượng kế toán cụ thể. - Đối ứng tài khoản: Là phương pháp phản ánh sự biến động của tài sản, nguồn vốn và các quá trình hoạt động được thể hiện trong mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh. - Tính giá: Là phương pháp thông tin và kiểm tra về sự hình thành và phát sinh chi phí có liên quan đến từng loại vật tư, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Tính 4 giá là phương pháp dùng thước đo giá trị để biểu hiện các loại tài sản khác nhau cung cấp thông tin cho quản lí. - Tổng hợp cân đối kế toán: Là phương pháp khái quát tình hình tài sản, kết quả kinh doanh và các mối quan hệ kinh tế khác thuộc đối tượng hạch toán trên những mặt bản chất và trong các mối quan hệ cân đối vốn có của đối tượng hạch toán kế toán. 5 PHẦN II – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1. Một số vấn đề chung về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh 2.1.1. Sơ lược về công tác bán hàng 2.1.1.1. Khái niệm bán hàng Bán hàng là quá trình doanh nghiệp bán sản phẩm hoặc hàng hóa của mình ra ngoài thị trường với kì vọng về lợi nhuận. Bán hàng là quá trình cung cấp dịch vụ và thực hiện công việc đã thoả thuận theo hợp đồng trong một kỳ hoặc nhiều kỳ như: Cung cấp dịch vụ vận tải, du lịch, cho thuê TSCĐ theo phương thức cho thuê hoạt động. 2.1.1.2. Bản chất của quá trình bán hàng Bán hàng là việc chuyển quyền sở hữu của doanh nghiệp về hàng hoá, thành phẩm, dịch vụ cho khách hàng, đồng thời doanh nghiệp thu được tiền hay được quyền thu tiền . Đó chính là quá trình vận động vốn trong kinh doanh từ vốn thành phẩm, hàng hoá sang vốn bằng tiền và hình thành kết quả. Ngoài quá trình bán hàng hóa ra thị trường, doanh nghiệp còn có thể phát sinh nghiệp vụ bán hàng nội bộ doanh nghiệp theo yêu cầu phân cấp quản lý và tiêu dùng nội bộ. 2.1.1.3. Các phương thức bán hàng và các phương thức thanh toán Các doanh nghiệp thương mại có thể bán hàng theo các phương thức sau: a) Bán buôn Bán buôn là phương thức bán hàng cho các đơn vị tổ chức kinh tế khác nhằm mục đích tiếp tục chuyển bán hoặc tiêu dùng cho sản xuất. Hàng hoá bán buôn là hàng hoá vẫn nằm trong lĩnh vực lưu thông, chưa đi vào lĩnh vực tiêu dùng vì vậy giá trị sử dụng của hàng hoá chưa được thực hiện. Hàng hóa bán buôn thường được bán với số lượng lớn. b) Bán lẻ Bán lẻ là hình thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc các tổ chức kinh tế. Hàng hóa bán lẻ đã ra khỏi lĩnh vực lưu thông và đi vào lĩnh vực tiêu dùng, 6 giá trị và giá trị sử dụng của hàng đã được thực hiện. Khối lượng khách hàng lớn, khối lượng hàng bán nhỏ, hàng hóa phong phú về mẫu mã, chủng loại và thường xuyên biến động theo nhu cầu thị trường. c) Phương thức bán hàng trả góp Theo phương thức này, khi giao hàng cho người mua thì hàng hóa được coi là tiêu thụ. Người mua phải thanh toán lần đầu ngay tại thời điểm mua một phần số tiền, số tiền còn lại được trả hàng tháng và phải chịu một lãi suất nhất định. Thông thường giá bán trả góp thường lớn hơn giá bán theo phương thức thông thường. d) Phương thức bán hàng đại lý, ký gửi Đối với hàng hóa nhận đại lý thì đây không phải là hàng hóa của doanh nghiệp, nhưng doanh nghiệp phải có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn. Khi nhận hàng hóa đại lý, ký gửi, kế toán ghi đơn tài khoản 003 và phải mở sổ (thẻ) chi tiết để ghi chép phản ánh cụ thể theo từng mặt hàng. Đơn vị nhận được một khoản hoa hồng theo tỉ lệ khi bán được hàng. Các phương thức thanh toán của các doanh nghiệp: - Thanh toán bằng tiền mặt: Theo phương thức này, việc chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng và việc thu tiền được thực hiện đồng thời và người bán sẽ nhận được ngay số tiền mặt tương ứng với giá trị số hàng hoá mà mình đã bán. - Thanh toán không dùng tiền mặt: Theo phương thức này, người mua có thể thanh toán bằng các loại séc, trái phiếu, cổ phiếu, các loại tài sản có giá trị tương đương ..... 2.1.1.4. Ý nghĩa của công tác bán hàng Công tác bán hàng có ý nghĩa hết sức to lớn. Nó là giai đoạn tái sản xuất. Doanh nghiệp khi thực hiện tốt công tác bán hàng sẽ đảm bảo thu hồi vốn, trang trải các khoản chi phí, thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước thông qua việc nộp thuế, đầu tư phát triển tiếp, nâng cao đời sống của người lao động. 7 2.1.2. Kế toán doanh thu, các khoản giảm trừ doanh thu, nguyên tắc xác định doanh thu và giảm trừ doanh thu 2.1.2.1. Kế toán doanh thu a) Khái niệm và quy định khi hạch toán doanh thu Doanh thu là tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá trị hợp lý của các khoản đã thu được tiền, hoặc sẽ thu được tiền từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư, cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Doanh thu bán hàng nội bộ là tổng giá trị các khoản đã thu được tiền, hoặc sẽ thu được tiền từ việc cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc trong cùng doanh nghiệp, tính theo giá bán nội bộ. Doanh thu hoạt động tài chính là tổng giá trị các khoản tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp. Điều kiện ghi nhận doanh thu: Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn 5 điều kiện sau: - Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua. - Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa. - Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. - Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng. - Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng. 8 Điều kiện xác nhận doanh thu: (Theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) doanh thu bán hàng được xác định khi thỏa mãn 4 điều kiện sau: - Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được. - Doanh thu phát sinh từ giao dịch được xác định bởi thỏa thuận giữa doanh nghiệp với bên mua hoặc bên sử dụng tài sản. Nó được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ (-) các khoản chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại. - Đối với các khoản tiền hoặc tương đương tiền không được nhận ngay thì doanh thu được xác định bằng cách quy đổi giá trị danh nghĩa của các khoản sẽ thu được trong tương lai về giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu theo tỷ lệ lãi suất hiện hành. Giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu có thể nhỏ hơn giá trị danh nghĩa sẽ thu được trong tương lai. - Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ khác không tương tự thì việc trao đổi đó được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu. Trường hợp này doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ nhận về, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm. Khi không xác định được giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ nhận về thì doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm. 9 b) Kết cấu, sơ đồ hạch toán của tài khoản Doanh thu - Kết cấu của tài khoản Doanh thu TK 511 (Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ) - Phản ánh số thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế Phản ánh doanh thu bán sản phẩm hàng hóa bất xuất khẩu phải nộp tính trên doanh thu bán động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ của doanh hàng thực tế của sản phẩm, hàng hóa, dịch nghiệp thực hiện trong kì kế toán. vụ đã cung cấp cho khách hàng và được xác định là đã bán trong kì kế toán. - Số thuế GTGT phải nộp của doanh nghiệp (tính thuế theo phương pháp trực tiếp). - Các khoản giảm trừ doanh thu - Kết chuyển doanh thu thuần vào TK911 Tài khoản này không có số dư cuối kì TK 512 (Doanh thu bán hàng nội bộ) - Trị giá hàng bán bị trả lại, khoản giảm giá Tổng doanh thu bán hàng nội bộ của đơn vị hàng bán đã chấp nhận trên khối lượng sản thực hiện trong kì kế toán. phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán nội bộ kết chuyển cuối kì kế toán. - Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp của số sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán nội bộ. - Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp của số sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ nội bộ. - Kết chuyển doanh thu bán hàng nội bộ thuần vào TK 911 Tài khoản này không có số dư cuối kì 10 TK 515 (Doanh thu hoạt động tài chính) - Số thuế GTGT phải nộp tính theo - phương pháp trực tiếp - Tiền lãi, cổ tức và lợi nhuận được chia Kết chuyển doanht hu hoạt động tài - Chiết khấu thanh toán được hưởng chính thuần sang TK 911 - Doanh thu hoạt động tài chính khác Tài khoản này không có số dư cuối kì Sơ đồ hạch toán của tài khoản 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ TK 521, 531, 532 TK511 TK 111, 112, 131 Doanh thu bán hàng Xác định doanh thu thuần TK 333.1 TK 911 TK 131 Bán hàng trả chậm Xác định kết quả kinh doanh TK 338.7 TK 333.2, 333.3 Thuế TTĐB, thuế XK phải nộp 11 2.1.2.2. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu a) Chiết khấu thương mại - Là các khoản mà doanh nghiệp đã giảm trừ, hoặc đã thanh toán cho người mua hàng do việc người mua hàng đã mua hàng, dịch vụ với khối lượng lớn và theo thỏa thuận bên bán sẽ dành cho bên mua một khoản chiết khấu thương mại. - Kết cấu và sơ đồ hạch toán TK 521- Chiết khấu thương mại TK 521- Chiết khấu thương mại Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận Cuối kì kế toán, kết chuyển toàn bộ số chiết thanh toán cho khách hàng. khấu thương mại sang TK 511 để xác định doanh thu thuần. Tài khoản này không có số dư cuối kì Sơ đồ hạch toán TK 521- Chiết khấu thương mại TK 111, 112, 131 Chiết khấu PS trong kì TK 521 TK 511 Kết chuyển cuối kì b) Hàng bán bị trả lại - Là giá trị của số sản phẩm, hàng hóa bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân: Vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị kém, mất phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách. 12 - Kết cấu và sơ đồ hạch toán TK 531- Hàng bán bị trả lại TK 531- Hàng bán bị trả lại Doanh thu của hàng bán bị trả lại, đã trả Kết chuyển doanh thu của hàng bán bị tiền cho người mua hoặc tính trừ vào khoản trả lại vào bên Nợ TK 511 hoặc TK 512 phải thu khách hàng về số sản phẩm hàng để xác định doanh thu thuần trong kì báo hóa đã bán. cáo. Tài khoản này không có số dư cuối kì Sơ đồ hạch toán TK 531- Hàng bán bị trả lại TK 111, 112, 131 TK 531 Tiền hàng bị trả lại trong kì TK 511 Kết chuyển cuối kì c) Giảm giá hàng bán - Là các khoản giảm giá hàng bán thực tế phát sinh và việc xử lí khoản giảm giá hàng bán trong kì kế toán. Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do sản phẩm, hàng hóa kém phẩm chất hay không đúng quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế. - Kết cấu và sơ đồ hạch toán TK 532- Giảm giá hàng bán TK 532- Giảm giá hàng bán Các khoản giảm giá hàng bán đã chấp thuận Kết chuyển toàn bộ số tiền giảm giá cho người mua hàng do hàng bán kém, mất hàng bán sang TK 511 hoặc TK 512 phẩm chất hoặc sai quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế. Tài khoản này không có số dư cuối kì 13 Sơ đồ hạch toán TK 532- Giảm giá hàng bán TK 111, 112, 131 TK 532 Tiền hàng giảm giá trong kì TK 511 Kết chuyển cuối kì 2.1.3. Kế toán giá vốn hàng bán a) Khái niệm giá vốn hàng bán Giá vốn hàng bán là trị giá vốn của số sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bất động sản đầu tư, giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp (đối với doanh nghiệp xây lắp) bán trong kì. Giá vốn hàng bán còn phản ánh các chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư như: Chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, chi phí nghiệp vụ cho thuê bất động sản đầu tư theo phương thức cho thuê hoạt động, chi phí nhượng bán hoặc thanh lí bất động sản đầu tư. b) Kết cấu và sơ đồ hạch toán của TK 632- Giá vốn hàng bán Trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh 14 TK 632- Giá vốn hàng bán - Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ - hàng hóa, dịch vụ đã bán trong kì Các khoản Chi phí 621, 622 vượt mức bình sang TK 911. - Kết chuyển toàn bộ chi phí bất động Các khoản hao hụt mất mát của hàng tồn sản đầu tư phát sinh trong kì để xác kho. định kết quả kinh doanh. Chi phí xây dựng, tự chế TSCĐ vượt mức - bình thường. - Kết chuyển giá vốn của sản phẩm, đã bán trong kì. thường, chi phí 627 cố dịnh không phân bổ. - - Khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính. Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn - Trị giá hàng bán bị trả lại nhập kho. kho. Tài khoản này không có số dư cuối kì Sơ đồ hạch toán TK 632- Giá vốn hàng bán TK 154, 155, 156, 157 TK 632 Xuất bán sản phẩm, dịch vụ TK 911 Kết chuyển xác định kết quả kinh doanh TK 152, 153, 156, 138 Hao hụt, mất mát hàng tồn kho TK 154, 241 Tự xây dựng chế tạo TSCĐ TK 159 Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho 15 2.1.4. Kế toán chi phí bán hàng, chi phí quản lí doanh nghiệp, chi phí tài chính 2.1.4.1. Kế toán chi phí bán hàng a) Khái niệm chi phí bán hàng Chi phí bán hàng là các khoản chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ bao gồm: Chi phí chào hàng, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo hành sản phẩm hàng hóa, chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển… b) Kết cấu và sơ đồ hạch toán TK 641- Chi phí bán hàng TK 641- Chi phí bán hàng Các chi phí phát sinh liên quan đến quá Kết chuyển chi phí bán hàng vào TK 911 trình bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp để tính kết quả kinh doanh trong kì. dịch vụ. Tài khoản này không có số dư cuối kì Sơ đồ hạch toán TK 641- Chi phí bán hàng TK 334, 338 TK 641 TK 911 Tiền lương, phụ cấp, ăn ca của BP bán hàng TK 214 Kết chuyển xác định kết quả kinh doanh Trích khấu hao TSCĐ dùng cho BP bán hàng TK 131 Trích hoa hồng đại lí TK 133 16 2.1.4.2. Kế toán chi phí quản lí doanh nghiệp a) Khái niệm Chi phí quản lí doanh nghiệp Chi phí quản lí doanh nghiệp là các khoản chi phí chung của doanh nghiệp bao gồm các khoản chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lí doanh nghiệp, BHXH, BHYT, KPCĐ…của nhân viên quản lí doanh nghiệp, chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùng cho quản lí doanh nghiệp, tiền thuê đất, khoản lập dự phòng phải thu khó đòi, dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác. b) Kết cấu và sơ đồ hạch toán TK 642- chi phí quản lí doanh nghiệp TK 642- Chi phí quản lí doanh nghiệp - Các chi phí quản lí doanh nghiệp - phát sinh trong kì - Trích lập dự phòng phải thu khó đòi Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi - Kết chuyển chi phí quản lí doanh nghiệp vào TK 911 Tài khoản này không có số dư cuối kì 17 Sơ đồ hạch toán TK 642- Chi phí quản lí doanh nghiệp TK 334, 338 TK 642 TK 911 Tiền lương, phụ cấp, ăn ca của BP quản lí TK 152, 153 Kết chuyển xác định kết quả kinh doanh Công cụ, dụng cụ làm việc văn phòng TK 111, 112, 331 Mua đồ dùng văn phòng TK 133 TK 214 Trích khấu hao TSCĐ dùng văn phòng TK 139 Trích lập dự phòng phải thu khó đòi 2.1.4.3. Kế toán chi phí tài chính a) Khái niệm chi phí tài chính Chi phí tài chính là những khoản chi phí hoạt động tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan quan đến hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, liên kết ,lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán,…., dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán. 18 b) Kết cấu và cách hạch toán TK 635- Chi phí tài chính TK 635- Chi phí tài chính - Chi phí lãi tiền vay, lãi mua hàng - trả chậm… - tư chứng khoán Chiết khấu thanh toán cho người - mua - Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu Kết chuyển chi phí tài chính trong kì vào TK 911 để xác định kết quả Các khoản lỗ do thanh lý nhượng bán các khoản dầu tư - Trích lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán - Chi phí hoạt động đầu tư khác Tài khoản này không có số dư cuối kì Sơ đồ hạch toán TK 635- Chi phí tài chính TK 221, 222, 223 TK 635 TK 911 Góp vốn bị lỗ K/c xác định kết quả kinh doanh TK 129, 229 Trích lập dự phòng giảm giá đầu tư TK 111, 112, 131 Các khoản chiết khấu thanh toán 19 2.1.5. Kế toán xác định kết quả kinh doanh 2.1.5.1. Khái niệm và một số quy định về xác định kết quả kinh doanh a) Khái niệm Kết quả kinh doanh phản ánh kết quả của quá trình hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kì kế toán năm. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh; kết quả hoạt động tài chính; kết quả hoạt động khác. - Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh: Là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và trị giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp. - Kết quả hoạt động tài chính: Là số chênh lệch giữa thu nhập của hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính. - Kết quả hoạt động khác: Là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác, các khoản chi phí khác và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. b) Một số quy định chung khi hạch toán tài khoản Xác định kết quả kinh doanh - Tài khoản này phải phản ánh đầy đủ, chính xác các khoản kết quả hoạt động kinh doanh của kì kế toán theo đúng quy định của chính sách tài chính hiện hành. - Kết quả hoạt động kinh doanh phải được hạch toán chi tiết theo từng loại hoạt động. - Các khoản doanh thu và thu nhập được kết chuyển vào tài khoản này là doanh thu thuần và thu nhập thuần. 2.1.5.2. Kết cấu và cách hạch toán TK 911- Xác định kết quả kinh doanh a) Kết cấu tài khoản Xác định kết quả kinh doanh 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng