Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kltn hằng...

Tài liệu Kltn hằng

.DOCX
46
376
87

Mô tả:

ng cứu phân bón lá axit humic trên xà lách
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI ---------------------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ PHÂN BÓN LÁ SUPER HUMIC ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CÂY XÀ LÁCH Người thực hiện : NGUYỄN THỊ THU HẰNG Lớp : K58-NHTN Khóa : 58 Chuyên ngành : NÔNG HÓA THỔ NHƯỠNG Giáo viên hướng dẫn : TS. NGUYỄN THU HÀ Hà Nội – 2017 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1. Họ và tên sinh viên: Tel: 0986905392 Nguyễn Thị Thu Hằng Mail: [email protected] 2. Chuyên ngành: Nông Hóa Thổ Nhưỡng 3. Lớp: K58-NHTN Khoá: 58 4. Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thu Hà Tel: 01242076169 Mail: [email protected] Tên đề tài: “Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá super humic đến năng suất và chất lượng cây xà lách” Người thực hiện (Ký và ghi rõ họ tên) DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CT : Công thức CV% : Cho phép sai số thí nghiệm LSD 5% : Mức xác suất có ý nghĩa NXB : Nhà xuất bản KL : Khối lượng TB : Trung Bình NST : Ngày sau trồng VTMC : Vitamin C TCVN : Tiêu Chuẩn Việt Nam DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH Hình ảnh 3.1 Giai đọan mới trồng cây con.................................Error: Reference source not found Hình ảnh 3.2 Giai đoạn 10 ngày sau trồng..................................Error: Reference source not found Hình ảnh 3.3 Giai đoạn 25 ngàytrồng sau...................................Error: Reference source not found Hình ảnh 3.4 Giai đoạn trước khi thu hoạch...............................Error: Reference source not found Hình ảnh 3.5 Thu hoạch xà lách..................................................Error: Reference source not found I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1-Tính cấp thiết của đề tài Rau xanh là loại thực phẩm không thể thiếu được trong bữa ăn hằng ngày của mỗi người Việt. Theo IFPRI (2002) và ICARD (2004) thì hầu hết các hộ gia đình đều tiêu thụ lượng rau tăng hơn so với năm trước đó. Các loại rau được tiêu thụ nhiều nhất là rau muống (95% số hộ), cà chua (88%). Hộ gia đình Việt Nam tiêu thụ trung bình 71 kg rau quả/người/năm, trong đó rau chiếm 3/4. Xà lách (Lactuca sativa L.) là loại rau ăn sống phổ biến, có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp cho cơ thể người các chất khoáng, enzim, hợp chất hữu cơ, đặc biệt nguồn vitamin E và C phong phú và rẻ tiền. Ngoài ra, trong xà lách còn chứa chất lactucarium có hoạt tính sinh học cao, có tác động đến thần kinh, làm giảm đau và gây ngủ. Xà lách còn có tác dụng giải nhiệt, kích thích tiêu hóa, lợi sữa, trị ho, suy nhược tâm thần, táo bón, thấp khớp. Từ cây xà lách có thể chiết ra một loại dịch như nhựa để chế thành xirô hoặc để khô làm thành viên thuốc chữa bệnh. Xà lách là loại rau được làm salad quan trọng nhất, nên được người tiêu dùng ưa chuộng, nhu cầu và khả năng tiêu thụ quanh năm rất lớn Xà lách là loại rau ăn lá có đặc điểm sinh trưởng như: cây thấp; rễ ngắn, ăn nông; có thể trồng dày; có khả năng cho năng suất cao; thích ứng rộng trên nhiều vùng sinh thái; ít sâu bệnh; thời gian sinh trưởng ngắn ngày, quay vòng 6 - 7 lần/năm... nên mang lại hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy, việc tác động các biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất, chất lượng cây xà lách là việc làm tất yếu và một trong các biện pháp kỹ thuật đó thì bón phân là biện pháp rất quan trọng. Axit humic cùng với các axit mùn khác bón vào đất có tác dụng kích thích sự phát triển của hê ê rễ để hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn, cây sinh trưởng phát triển mạnh hơn.Ngoài ra axit humic còn làm tăng sức đề kháng của cây với sâu bê nê h và các điều kiê nê bất lợi như nóng, rét, hạn, úng, chua phèn. Với các tác dụng trên, axit humic đang được khai thác sử dụng phổ biến trong các chế phẩm phân bón gốc và bón lá, chất kích thích sinh trưởng cây trồng và thuốc trừ bê ênh cây Từ những vấn đề trên, nhằm nâng cao hiệu quả của việc sử dụng phân bón trong sản xuất rau xà lách tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Ảnh hưởng của phân bón lá super humic đến năng suất , chất lượng cây xà lách” nhằm xác định được ảnh hưởng của loại phân bón lá này đến năng suất,khả năng chống chịu sâu bệnh của xà lách, từ đó xây dựng được các công thức bón phân hợp lý cho cây nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ nông dân. 1.2 Mục đích, Yêu cầu 1.2.1- Mục Đích - Đánh giá ảnh hưởng của nồng độ phân super humic tới năng suất, chất lượng rau xà lách - Xác định nồng độ phân bón super humic hợp lý cho rau xà lách 1.2.2-Yêu cầu - Xác định được nồng độ phân super humic phù hợp bón cho rau xà lách để mang lại năng suất, chất lượng tốt CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC TÀI LIỆU 1.1Tình hình sản xuất và giá trị của cây rau xà lách 1.1.1 Giá trị của cây rau và rau xà lách 1.1.1.1 Giá trị của cây rau Rau là cây hoặc phần có thể ăn được và thường là mọng nước, ngon và bổ được sử dụng như là món ăn chính hoặc đồ phụ gia để nấu hoặc ăn sống. Rau rất đa dạng và phong phú. Rau xanh là loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của mỗi người trên khắp hành tinh, đặc biệt khi lương thực và các loại thức ăn giàu super humic đã được đảm bảo thì nhu cầu về rau xanh lại càng gia tăng, như một nhân tố tích cực trong cân bằng dinh dưỡng và kéo dài tuổi thọ. Vai trò của cây rau đã được khẳng định qua câu tục ngữ “cơm không rau như đau không thuốc”. Giá trị của rau được thể hiện nhiều mặt trong cuộc sống.[1] a,Về mặt dinh dưỡng Rau là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể con người. Theo tính toán của các nhà dinh dưỡng học thì nhu cầu tiêu thụ rau bình quân hàng ngày của mỗi người trên thế giới cần khoảng 250-300g/ngày/người tức 90110kg/người/năm. Rau cung cấp cho cơ thể con người các chất dinh dưỡng quan trọng như các loại vitamin, muối khoáng, axit hữu cơ, các hợp chất thơm, cũng như protein, lipit, chất xơ, vv...Trong rau xanh hàm lượng nước chiếm 85-95%, chỉ có 5-15% là chất khô. Giá trị dinh dưỡng cao nhất ở rau là hàm lượng đường. Nhờ khả năng hoà tan cao, chúng làm tăng sự hấp thu và lưu thông của máu, tăng tính hoạt hoá trong quá trình ôxy hoá năng lượng của các mô tế bào. Rau là nguồn cung cấp vitamin phong phú và rẻ tiền. Rau có chứa các loại vitamin A (tiền vitamin A), B1, B2, C, E và PP vv... Trong khẩu phần ăn của nhân dân ta, rau cung cấp khoảng 95 - 99% nguồn vitamin A, 60-70% nguồn vita min B (B1, B2, B6, B12) và gần 100% nguồn vitamin C. [ 1] Vitamin có tác dụng làm cho cơ thể phát triển cân đối, điều hòa, các hoạt động sinh lý của cơ thể tiến hành bình thường. Thiếu một loại vitamin nào đó sẽ làm cho cơ thể phát triển không bình thường và phát sinh ra bệnh tật. Trong lao động, công tác, học tập sinh hoạt hàng ngày mỗi người đều cần một lượng vita min nhất định, nhu cầu vitamin hàng ngày mỗi người cần 100mg C trong đó 90% lấy từ rau quả.[ 1] Rau chứa các chất khoáng chủ yếu như Ca, P, Fe, là thành phần cấu tạo của xương và máu. Những chất khoáng có tác dụng trung hòa độ chua do dạ dày tiết ra khi tiêu hóa các loại thức ăn như thịt, các loại ngũ cốc. Hàm lượng Ca rất cao trong các loại rau cần, rau dền, rau muống, nấm hương, mộc nhĩ (100- 357 mg%). [1] Rau cung cấp cho cơ thể các axit hữu cơ, các hợp chất thơm, các vi lượng, các xellulo (chất xơ) giúp cơ thể tiêu hoá thức ăn dễ dàng, phòng ngừa các bệnh về tim mạch áp huyết cao. Ngoài ra nhiều loại rau còn chứa các kháng sinh thực vật như Linunen, Carvon, Pinen ở cần tây, allixin ở tỏi, hành có tác dụng như một dược liệu đối với cơ thể. Bởi vậy nhu cầu ăn rau ngày càng cao ở tất cả mọi người. Theo tính toán của các nhà dinh dưỡng học thì mức tiêu dùng rau tối thiểu cho mỗi người cần 90-110 kg/năm tức 250-300g/người/ngày. Liên hệ với các nước phát triển có đời sống cao đã vượt quá xa mức quy định này: Nam Triều Tiên: 141,1 kg; Newzealands: 136,7 kg. Hà Lan lên tới 202 kg/người/năm. Ở Canada mức tiêu thụ rau bình quân hiện nay là 227 kg/người/năm. Xu hướng các nước phát triển là để cải thiện đời sống nhân dân cần tăng tỷ lệ thịt, trứng, sữa, rau, quả. [1] Ở nước ta, do đời sống chưa cao, nhu cầu về rau ngày càng tăng nhưng so với các nước thì sản lượng bình quân trên đầu người vẫn còn thấp. Tiêu thụ rau nhiều chủ yếu ở các thành phố lớn nhưng năm 2000 trở lại đây mức tiêu thụ tăng lên xấp xỉ nhu cầu bình quân của thế giới: Năm 2005 cả nước có dân số 88 triệu người, phấn đấu bình quân nhu cầu tiêu thụ 96,3 kg/người/năm, tức khoảng 263,8 g/người/ ngày. Phấn đấu đến năm 2010 mức tiêu thụ 105,9 kg/người/năm tức 290,1 g/người/ngày với dân số chừng 95,8 triệu người.[1] b, Về mặt kinh tế Rau là một mặt hàng xuất khẩu giá trị và có ý nghĩa chiến lược. Rau là cây trồng đem lại nhiều lợi nhuận góp phần phát triển kinh tế quốc dân đáng kể, ngoài ra rau còn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao. Trong những năm gần đây thị trường xuất khẩu rau được mở rộng, năm 2001 tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam 329.972 ngàn USD.[1] Các loại rau chính xuất khẩu của Việt Nam hiện nay là dưa chuột, cà chua, cà rốt, hành, ngô rau, đậu rau, ớt cay, nấm... trong đó dưa chuột và cà chua có nhiều triển vọng và chúng có thị trường xuất khẩu tương đối ổn định. Thị trường xuất khẩu rau chủ yếu của Việt Nam là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Australia, Singapore, Hàn Quốc, Mỹ.. và các nước châu Âu. Hàng năm lượng rau được xuất khẩu rất nhiều cả dạng rau tươi và qua chế biến như rau đóng hộp, rau gia vị, rau muối... trong đó rau tươi là hơn trên 200.000 tấn/năm.[1] Bảng 1.1: Thị trư ờng xuất khẩu rau quả tháng 4 và 4 tháng năm 2005 Thời gian Thị trư ờng Trung Quốc N hật Bản Đài Loan Nga Indonesia Mỹ Hàn Quốc Hà Lan Pháp Singapore Malaysia Thá ng 4/2005 (USD) 5.208.971 2.905.127 2.055.040 1.316.290 1.178.316 998.720 786.192 656.111 500.743 489.692 466.616 4 tháng nă m 2005 (USD) 15.359.231 10.741.899 6.824.588 4.773.691 4.233.744 4.112.364 2.598.249 2.170.692 2.048.384 1.785.933 1.538.967 Đứ c Brazin Arập Thống nhất 308.694 1.426.445 245.157 1.331.510 303.166 1.136.787 (N guồn: t ổng cục Hải Quan Việt N am 2006) Rau là nguyên liệu của ngành công nghiệp thực phẩm Những loại rau được sử dụng trong công nghiệp chế biến xuất khẩu dưới dạng tươi, muối, làm tương, sấy khô, xay bột... công nghệ đồ hộp (dưa chuột, cà chua, ngô rau, măng tây, nấm...), công nghiệp bánh kẹo (bí xanh, cà rốt, khoai tây, cà chua...), công nghiệp sản xuất nước giải khát (cà chua, cà rốt...), công nghiệp chế biến thuốc dược liệu (tỏi, hành, rau gia vị), làm hương liệu (hạt ngò (hạt mùi), ớt, tiêu...). Đồng thời cũng là loại rau dự trữ được sử dụng trong nội địa.[1] Rau là nguồn thức ăn cho gia súc Với chăn nuôi gia súc, gia cầm, rau giữ vai trò khá quan trọng: 1 đầu lợn tiêu thụ 1 ngày 2-3kg rau, trong đó có 50 - 60% loại rau dùng cho người: rau muống, bắp cải, su hào, dền, mồng tơi, rau ngót, rau đậu, lang. Trung bình 9kg rau xanh thì cho 1đơn vị thức ăn và 100g super humic tiêu hóa được. Rau thường chiếm 1/3 - 1/2 trong tổng số đơn vị thức ăn giành cho chăn nuôi, vậy muốn đưa chăn nuôi lên ngành sản xuất chính phải tính toán vấn đề sản xuất rau và các loại rau có giá trị dinh dưỡng cao. Trồng rau sẽ phát huy thế mạnh của vùng, tăng thu nhập hơn so với một số loại cây trồng khác. Cây rau dễ trồng, lại có thời gian sinh trưởng ngắn nhưng cho năng suất cao, có thể gieo trồng nhiều vụ trong năm, tận dụng được đất đai, thời tiết khí hậu, công lao động nông nhàn, quay vòng đồng vốn nhanh, có thể chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mang lại lợi nhuận cao so với một số cây trồng khác cũng trồng trên chân đất ấy. Sản xuất rau là ngành mang lại hiệu quả kinh tế cao. Giá trị sản xuất 1 ha rau gấp 2 - 3 lần một ha lúa. Từ 2003 đến nay, ngành nông nghiệp phấn đấu thu nhập 50 triệu/ha/năm, thì cây rau có thể thu được giá trị sản xuất 70-100 triêụ đồng/ha/năm. Tại vùng chuyên canh rau Hà Nội (2002-2004) theo mô hình trồng rau ngoài đồng 4 vụ thu nhập bình quân 76-83 triệu đồng/ha/năm, trong nhà lưới 124 - 153 triệu là mức có thu nhập cao so với 26,8 triêụ/ha bình quân của ngành trồng trọt. Nông dân trồng rau có xu hướng tạo thu nhập cao hơn nông dân trồng cây khác vì năng suất và giá trị của cây rau cao hơn một cách đáng kể. Vì vậy đây là điều kiện thuận lợi để người nông dân đầu tư mở rộng diện tích trồng rau.[1] Từ 2003 đến nay, ngành nông nghiệp phấn đấu thu nhập 50 triệu/ha/năm, thì cây rau có thể thu được giá trị sản xuất 70-100 triêụ đồng/ha/năm. Tại vùng chuyên canh rau Hà Nội (2002-2004) theo mô hình trồng rau ngoài đồng 4 vụ thu nhập bình quân 76-83 triệu đồng/ha/năm, trong nhà lưới 124 - 153 triệu là mức có thu nhập cao so với 26,8 triêụ/ha bình quân của ngành trồng trọt. Nông dân trồng rau có xu hướng tạo thu nhập cao hơn nông dân trồng cây khác vì năng suất và giá trị của cây rau cao hơn một cách đáng kể. Vì vậy đây là điều kiện thuận lợi để người nông dân đầu tư mở rộng diện tích trồng rau.[1] Bảng 1.2 So sánh chi phí sản xuất và tổng thu nhập từ rau và lúa ở Đài Loan STT 1 2 3 4 5 6 7 Cây trồng Lúa Cà chua Khoai tây Cải canh Súp lơ Hành Tỏi Chi phí sản xuất Nắng suất Tổngthu nhập (USD/ha) (tạ/ha) (USD/ha) 7.663 5,6 399 16.199 60,1 4.860 3.876 29,3 1.104 2.426 39,7 1.016 4.411 23,9 1.836 6.421 59,5 4.196 6.834 9,5 5.677 ( Nguồn cẩm nang trồng rau, Nxb cà mau, 2000) c, Về giá trị làm thuốc Một số loại rau còn được sử dụng để làm thuốc, được truyền miệng từ đời này qua đời khác, đặc biệt cây tỏi được xem là dược liệu quý trong nền y học cổ truyền của nhiều nước như Ai Cập, Trung Quốc, Việt Nam... Dùng nhánh tỏi để chữa bệnh huyết áp cao và bệnh thấp khớp. Một số loại rau có tính trừ sâu như xà lách, một số loại rau lại có giá trị cho giá trị thẩm mỹ như ớt đỏ, dưa leo, cà chua, mướp đắng...[ Lê Thị Khánh, 2013] d, Về ý nghĩa về mặt xã hội Vị trí cây rau trong đời sống - xã hội ngày càng được coi trọng nên diện tích gieo trồng và sản lượng rau ngày càng tăng. Ngành sản xuất rau phát triển sẽ góp phần tăng thu nhập, sử dụng lao động hợp lý, mở rộng ngành nghề, giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn người lao động ở các vùng nông thôn, ngoại thành và các lĩnh vực kinh doanh khác như marketting, chế biến và vận chuyển. Ngoài ra ngành sản xuất rau còn thúc đẩy các ngành khác trong nông nghiệp phát triển như cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến... 1.1.1.2 giá trị của cây rau xà lách - Gía trị dinh dưỡng Xà Lách được sử dụng là rau sống quan trọng và phổ biến ở vùng ôn đới trước đây. Tuy nhiên ngày nay nó cũng có vai trò lớn trong hỗn hợp rau ở vùng nhiệt đới. Rau xà lách có giá trị dinh dưỡng cao. Trước hết nó cung cấp chất tươi, chất xơ cho cơ thể để cân bằng và tiêu thụnồng độ Super humic, mỡ từ thịt cá trong thức ăn. Phần lớn các loại thực phẩm,được nấu chín vì vậy enzim và vitamin không có nhiều, chỉ duy rau xà lách luôn luôn được dùng tươi sống với số lượng lớn trong mỗi bữa ăn. Vì vậy xà lách là nguồn vitamin chủ yếu cho mỗi bữa ăn. Ở Việt Nam xà lách chủ yếu được dùng để ăn sống, còn ở các nước nó được sử dụng như rau trộn với muối và dấm, nếu nấu chín thì mất vitamin có trong rau. Xà lách có tác dụng như thuốc an thần, làm lợi tiểu.[11] Xà lách chứa nhiều vitamin A, C chất khoáng: kali, canxi, sắt có vai trò chữa một số bệnh. Theo viện nghiên cứu ung thư ở Mỹ, thực vật chứa nhiều vitamin A, C như xà lách có khả năng ngăn chặn một số dạng ung thư. Bảng 1.3 Thành phần dinh dưỡng trong rau xà lách ở một số nước và Việt Nam (trong 100g phần ăn được) Nước T.p dinh dưỡng Calori (calo) Dietari (fiber) Protein (g%) Carborhydrate (g) Mỹ Ấn Độ Việt Nam 9 1,3 1 1,34 21 2,1 2,5 15 1,5 2,2 Chất béo (%) 0,3 Nước (%) 93,4 95,0 Chất khoáng (g) 1,2 Vitamin A (IU) 1456 1650 Caroten (mg) 66 2,0 Vitamin C (mg%) 13,44 10 15 B1 (mg) 0,14 B2 (mg) 0,12 P p (mg) 0,70 Tro (g%) 0,8 Xenllulose (g%) 0,5 Ca (mg) 20,16 50 77 Fe (mg) 0,62 0,7 0,9 P (mg) 34 K (mg) 162,4 Thiamin (mg) 0,09 Riboflavin (mg) 0,13 Nguồn (Viện ung thư Mỹ 1988; viện dinh dưỡng quốc gia Ấn Độ 1980)[12] - Gía trị kinh tế Xà lách chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu cây lương thực thực phẩm nói chung và các loại rau nói riêng. Cây lương thực: lúa, ngô, khoai, sắn, cao lương ... chủ yếu cung cấp năng lượng cho con người. Cây thực phẩm bao gồm các loại đậu, rau, gia vị... nhằm bổ sung chất dinh dưỡng các loại.Trong các loại rau thì xà lách có diện tích trồng nhiều nhất nên chiếm một vị trí đáng kể trong cơ cấu cây rau các loại. Với khoảng thời gian sinh trưởng đến thu hoạch ngắn, xà lách thường được trồng gối vụ, trồng xen giữa 2 vụ cây lương thực như ngô, khoai, sắn...Nhờ vậy nó góp phần tăng thu nhập cho nông dân, tạo thêm việc làm cho hàng trăm người lao động ở khu vực nông thôn. Xà lách còn giúp đất được luân canh với giai đoạn ngắn để đất có thêm thời gian tiêu hủy chất hữu cơ và phục hồi dinh dưỡng đất với cây trồng chính ở vụ tiếp theo.Xà lách còn là cây ít có sâu bệnh. Do vậy việc luân canh xà lách giúp làm sự gián đoạn vòng đời sâu bệnh, giảm thiểu được sự tồn tại của sâu bệnh đối với vụ trồng chính tiếp theo. Thêm vào đó là bộ lá phát triển nhanh và rộng che phủ toàn bộ diện tích đất canh tác đã góp phần hạn chế cỏ dại cho vụ sau. Gía trị dược liệu: Xà lách là một cây trồng phổ biến với nhiều giá trị dược liệu như : + Giải nhiệt, giảm đau đầu: Y học dân gian phương Tây cho rằng dùng dịch ép xà lách pha với tinh dầu hoa hồng thoa vào trán và thái dương sẽ giúp cắt những cơn đau đầu ngoài ra nước ép xà lách còn có tác dụng giải nhiệt. Do chứa một hàm lượng cao magnesium nên nước ép xà lách có một năng lực siêu phàm trong việc hồi phục các mô cơ, tăng cường chức năng não, (Theo báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh ) + Điều trị táo bón: Là một kho cung cấp chất xơ, giàu cellulose nên xà lách còn giúp ruột thêm chút gì để... co bóp, nhờ đó giúp thoát khỏi tình trạng táo bón. + Hỗ trợ ngăn ngừa ung thư: Do có chứa nhiều beta-carotene nên xà lách được các nhà y học xem là một ứng cử viên tiềm năng trong việc ngăn ngừa ung thư, việc phòng tránh các bệnh tim mạch , thấp khớp, đục thủy tinh thể… + Tốt cho bệnh nhân tiểu đường: Đối với bệnh nhân tiểu đường, xà lách là một loại thực phẩm lý tưởng vì thuộc nhóm rau sống có thành phần carbohydrate thấp hơn 3%. + Tốt cho phụ nữ mang thai và cho con bú:Phụ nữ trong thời gian mang thai và cho con bú nếu ăn thường xuyên xà lách sẽ rất có lợi cho thai nhi và trẻ sơ sinh do trong xà lách chứa rất nhiều axit folic. + Giảm cân, làm đẹp da:Xà lách là một giải pháp giảm cân lý tưởng vì chúng có tác dụng làm đầy bao tử, giúp người dùng không có cảm giác đói. Ngoài ra, do hàm lượng nước cao và chứa các vitamin nên ăn xà lách còn giúp chúng ta có một làn da tươi .mát. + Giúp ngủ ngon: Xà lách còn có một lợi ích khác là chăm sóc giấc ngủ vì chứa letucarium - một chất gây ngủ. Người La Mã và Hy Lạp cổ cũng từng sử dụng xà lách để giúp ngủ ngon. + Tăng cường chức năng sinh lý: Xà lách cũng là món ăn tốt cho giới mày râu vì có thể cải thiện tình trạng xuất tinh sớm. Nhiều tài liệu phương Tây cũng ghi lại, người Ai Cập cổ đại còn dùng rau xà lách để ăng cường sinh lý. + Tốt cho người thiếu máu: Xà lách còn chứa một hàm lượng đáng kể chất sắt, vì vậy, đây loại thực phẩm rất tốt cho người bị thiếu máu do thiếu sắt. Chất sắt từ xà lách sẽ được cơ thể hấp thu tốt hơn nhiều so với những chế phẩm bổ sung sắt. + Giúp cơ thể tỉnh táo, xả stress:Xà lách còn chứa rất nhiều muối khoáng với những nguyên tố kiềm cùng một lượng khá cao magie, nhờ đó nó có thể giúp cho cơ thể tỉnh táo, giảm stress (do có chất lactuarium, một chất giúp làm dịu sự kích thích thần kinh), tăng cường chức năng não và các mô cơ. 1.2- Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau và rau xà lách trên thế giới và Việt Nam 1.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau trên thế giới Nhu cầu tiêu thụ rau của người dân ngày càng cao, do đó diện tích cũng như sản lượng rau ngày càng tang cao. Hiện nay nhiều nước trên thế giới trồng rau với diện tích lớn, tại các nước đang phát triển tỷ lệ cây rau/cây lương thực là 2/1, còn ở các nước đang phát triển tỷ lệ này là 1/2.[18] Bảng 1.3 Diện tích, năng suất, sản lượng rau của thế giới giai đoạn 2006 – 2010 STT 1 2 3 4 5 Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Diện tích (nghìn ha) Năng Suất (tạ/ha) 17.192,59 17.276,08 17.624,38 17.881,68 18.075,29 141,71 142,24 141,68 138,70 132,88 Sản lượng (nghìn tấn) 243.631,02 245.731,56 249.702,20 248.026,11 240.177,29 (Nguồn: FAO statistic,2011) Số liệu bảng 1.3 cho thấy diện tích rau trên thế giới không ngừng tăng. Năm 2010 trồng được 18.075.290 ha, tăng 882.70 ha so với năm 2006 (trung bình 1 năm tăng 220.675 ha Năng suất rau của thế giới không ổn định qua các năm. Năm 2010 năng suất rau trên thế giới chỉ đạt 132,88 tạ/ha, thấp hơn so với năm 2006 là 8,83 tạ/ha. [18] Bảng 1.4 Diện tích, năng suất, sản lượng rau của các châu lục năm 2010 STT 1 2 3 4 Vùng, Châu Lục Châu Á Châu Phi Châu Âu Châu Mỹ Diện tích Năng Suất Sản lượng (nghìn ha) 14.110,82 2.747,52 642,37 541,62 (tạ/ha) 145,54 61,39 168,03 121,57 (nghìn tấn) 205.368,87 16.867,03 10.793,74 6.584,47 5 6 Châu Đại Dương Vùng Đông Nam Á 32,97 1.812,37 167,16 551,13 130,30 23.615,18 (Nguồn: FAO statistic, 2011) Tình hình sản xuất rau của các châu lục biến động khá lớn. Châu Á có diện tích trồng rau lớn nhất thế giới. Năm 2010 toàn châu lục trồng được 14.110.820 ha, chiếm 78,07% diện tích rau của thế giới. Châu phi có diện tích trồng rau lớn thứ 2, đạt 2.747.520 ha, bằng 19,47% diện tích rau của châu Á. Châu Đại dương có diện tích trồng rau thấp nhất, chỉ có 32.970 ha bằng 0,23% diện tích rau của châu Á. Mặc dù châu Á có diện tích trồng rau lớn nhất thế giới nhưng năng suất rau đứng hàng thứ 3 trong các châu lục. Năm 2010 năng suất rau của châu Á đạt 145,54 tạ/ha, cao hơn năng suất trung bình của thế giới là 12,66 tạ/ha. Châu Âu có năng suất rau cao nhất thế giới (168,03 tạ/ha), cao hơn năng suất trung bình của thế giới là 35,15 tạ/ha và cao hơn năng suất rau của châu Á là 22,49 tạ/ha. Châu Phi có năng suất rau thấp nhất thế giới, chỉ đạt 61,39 tạ/ha, bằng 46,2% năng suất rau của thế giới, 42,18% năng suất rau của châu Á.[17] Do có diện tích trồng rau lớn nên sản lượng rau của Châu Á cao nhất là 205.368.870 tấn, chiếm 85,51% sản lượng rau của thế giới. Châu Phi có sản lượng rau đứng thứ 2 là 16.867.030 tấn, chiếm 7,02% sản lượng rau của thế giới, bằng 8,21% sản lượng rau của châu Á. Châu Đại dương mặc dù có năng suất rau cao thứ 2 thế giới nhưng do diện tích gieo trồng ít nên sản lượng thấp nhất là 551.130 ha, chỉ bằng 0,23% sản lượng rau của thế giới, bằng 0,27% sản lượng rau của châu Á. Vùng Đông Nam Á có diện tích trồng rau khá lớn, năm 2010 toàn vùng trồng được 1.812.370 ha, bằng 12,84% diện tích rau của châu Á, bằng 10,03% diện tích rau của thế giới. Năng suất rau của vùng cũng xấp xỉ năng suất bình quân của thế giới, đạt 130,3 tạ.ha, sản lượng đạt 23.615.180 tấn (chiếm 11,5% sản lượng rau của châu Á, chiếm 9,83% sản lượng rau của thế giới).[18] Rau xà lách Theo Tổ chức lương thực và nông nghiệp của Liên hợp quốc ( FAO,2013), sản lượng rau xà lách trên thế giới năm 2013 là 23,1 triệu tấn, đến năm 2011, sàn lượng này là 23,2 triệu tấn, năm 2012 là 25 triệu tấn, tăng 1,9 triệu tấn so với năm 2010 và 1,8 triệu tấn so với năm 2011. Trong đó, sản lượng chủ yếu do Trung Quốc sản xuất ra (57%), Mỹ (17%) và Ấn Độ (4%). Trung Quốc là nước dẫn đầu về sản xuất rau xà lách, năm 2010 là 13004,9 nghìn tấn,năm 2011 là 13434,5 nghìn tấn, tang 429,6 nghìn tấn so với năm 2010.Mặc dù Trung Quốc là nước dẫn đầu thế giới về sản xuất rau xà lách, nhưng phàn lớn sản phẩm sản xuất ra chỉ phục vụ nhu cầu tiêu dung nội địa. Mặt khác, Tây Ban Nha, một nước trong Liên Minh Châu Âu, là nước đứng thứ tư về sản xuất rau xà lách, năm 2010 chỉ đạt 809,1 nghìn tấn( tổng sản lượng xà lách sản xuất của Liên Minh Châu Âu đạt gần 3 triệu tấn năm 2017) đến năm 2011 đạt 868,4 nghìn tấn, tắng 59 nghìn tấn so với năm 2010 nhưng lại là nước xuất khẩu xà lách lớn nhất thế giới. Tiếp theo là Mỹ, đứng thứ hai về sản lượng xà lách xuất khẩu ( USEU và cộng sự,2013) Tây Âu và Bắc Mỹ là những thị trường chính bắt đầu trong sản xuất rau xà lách quy mô lớn. Vào cuối năm 1900, Châu Á,Nam Mỹ, Usc và Châu Phi đã trở thành những thị trường tiềm năng lớn. Các nước khác nhau có xu hướng yêu thích các loại rau xà lách khác nhau, với xà lách bắp cuộn phổ biến ở các nước Bắc Âu, Vương Quốc Anh, loại xà lách lá dài ở Địa Trung Hải và xà lách cho thu hoạch thân tiêu thụ nhiều ở Trung Quốc và Ai Cập. Vào cuối thế kỉ XX nhu cầu về các loại rau xà lách này bắt đầu có sự thay đổi, giống xà lách bắp cuộn chiếm ưu thế ở Bắc Âu và Vương Quốc Anh, phổ biến hơn ở Tây Âu. Sau những năm 1940 với sự phát triển của giống xà lách bắp cuộn chúng dần chiếm tới 95% rau xà lách trồng và tiêu thụ ở Mỹ. đến cuối thế kỉ này, nhu cầu về các loại xà lách khác bắt đầu phổ biến và cuỗi cùng chiếm hơn 30% các giống trong sản xuất (Daniel và William, 2012) loại xà lách cho thu hoạch thân vẫn chủ yếu được trồng và tiêu thụ phổ biến ở Trung Quốc ( Simoooms và Frederick,1991) Ở các nước cộng đồng chung Châu Âu, diện tích trồng xà lách khoảng 90.000ha, sản lượng 2 triệu tấn, năng suất trung bình 22 tấn/ha, 16% diện tích và 23% sản lượng được sản xuất trong nhà kính. Hàng năm, diện tích trồng xà lách trên thế giới khoảng 300.000ha, sản lượng 3 triệu tấn. Xà lách là loại rau chỉ được buôn bán ở châu Âu, được trồng ở gần các thành phố lớn, nhất là từ khi có công nghệ bảo quản rau tươi. Loại xà lách xoăn, cuộn dễ bảo quản, được sản xuất ở các nước Đông Nam Á từ Malaisia xuất khẩu đi Singapore, từ Thái Lan và Việt Nam (Đà Lạt) xuất khẩu đi Hồng Kông [13]. 1.2.2: ở Việt Nam Ở Việt Nam rau được sản xuất chủ yếu từ hai vùng: Đối với vùng rau đặc biệt thường được trồng dọc theo vành đai của các thành phố với tổng diện tích ước tính 40% tương đương với 113.000 ha và 48% sản lượng tương đương với 153 triệu tấn. [12] Đối với các loại rau quay vòng theo mùa vụ dùng làm thực phẩm chủ yếu tập trung vào mùa Đông từ tháng 11 đến tháng 1 ở miền Bắc Việt Nam, đồng bằng châu thổ sông MêKông và miền Đông Nam Bộ, với hơn 10 triệu hộ gia đình trồng rau có diện tích đất bình quân 36m2/hộ. Ở Đà Lạt, Lâm Đồng là vùng trồng rau đạt sản lượng cao nhất là 20.500 kg /ha vào năm 1993. Các mô hình sản xuất rau sạch được triển khai ở một số thành phố như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Lạt bước đầu đã thu được kết quả nhất định. Hiện nay việc sản xuất và tiêu thụ rau xà lách không ngừng gia tăng.[16] - Tình hình tiêu thụ Một số nghiên cứu về tình hình tiêu thụ các loại rau ở Việt Nam trong thời gian qua cho thấy rau sản phẩm khá phổ biến trong các hộ gia đình. Thành phần tiêu thụ rau theo từng vùng, đậu, su hào, bắp cải là những loại rau tiêu thụ rộng rãi ở miền Bắc. Rõ nét nhất là có thể thấy là trường hợp su hào với trên 96% hộ nông thôn ở miền núi phía Bắc và Đồng Bằng Sông Hồng tiêu thụ nhưng dưới 15% số hộ ở Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long. Theo tính toán của IFPRI, tiêu thụ ở khu vực thành thị có xu hướng tăng mạnh hơn so với các vùng nông thôn. Khi thu nhập tăng lên thì các hộ cũng tiêu thụ rau nhiều hơn, tiêu thụ rau quả theo đầu người giữa hộ giàu gấp 5lần so với hộ nghèo, từ 26kg đến 134kg. Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu về thực phẩm và sức khỏe tính bình quân là 250 - 300g/người/ngày. Theo tính toán thì tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện hiện tại lao động một ngày hoạt động nặng cần dùng 400 – 500g rau. Theo tính toán của Dorolle năm 1942 thì lượng rau cần thiết cho mỗi người Vệt Nam khoảng 360g/người/ngày[16] Bảng 1.4 Tiêu thụ rau trên đầu người tại Việt Nam Năm Dân số (triệu Tiêu thụ (kg/người/năm) Diện tích Năng trồng (ha) suất(tạ/ha) 500000 135,20 Sản lượng (1000 tấn) người) 2000 82,10 82,30 6760,00 2005 88,50 96,3 600000 140,00 8520,00 2010 95,80 105,90 700000 145,00 10105,00 (Nguồn: FAO,2010) Rau xà lách Xà lách xuất hiện ở Việt Nam là do người Pháp mang đến từ thế kỷ 19, đến nay đã được thuần hóa thành các giống địa phương như xà lách Đăm cuộn chặt, xà lách Hải Phòng không cuộn, lá trơn màu xanh nhạt, xà lách Bắc Ninh cuộn chặt chỉ trồng vào vụ đông [5]. Do xà lách không kén đất, chỉ yêu cầu thoát nước tốt, ưa đất cát pha đến thịt nhẹ, giàu dinh dưỡng và nhiều chất hữu cơ, pH từ 5,8 – 6,6 nên xà lách được trồng ở rất nhiều nơi trên cả nước [12]. 1.3- Những vấn đề về cây xà lách 1.3.1- đặc điểm thực vật học của cây xà lách - Thân: Thân thuộc loại thân thảo, mềm, rất ngắn, không phân nhánh, phát sinh các lá mọc sít nhau. Thân là nơi kết nỗi giữa bộ rễ và lá, vận chuyển chất khoáng do bộ rễ hút lên và chất hữ u cơ cho bộ lá tổng hợp nuôi cây. Thân xà lách rất giòn, có dịch trắng như sữa trong thân tiết ra có thể dùng làm thuốc trong y học. Cây có bộ rễ rất phát triển và phát triển rất nhanh. Thời gian đầu thân phát triển rất chậm như ng giai đoạn sau khi cây đạt cao nhất về sinh khối trở đi thân phát triển cao vống rất nhanh và bắt đầu ra hoa. - Rễ: Bộ rễ xà lách thuộc loại rễ chùm, phân bố chủ yếu tầng đất 0 - 20cm. Tuy nhiên bộ rễ có thể nhìn thấy 2 phần: rễ chính là rễ thẳng khá phát triển làm nhiệm vụ giữ cây, bám vào đất chắc hơn, ngoài ra còn làm nhiệm vụ hút nước và dinh dưỡng nuôi cây. Trên rễ chính còn có rất nhiều rễ phụ giúp cây bám đất, hút nước và chất khoáng. Bộ rễ ăn nông 10 - 15cm, phân bố hẹp, nhưng phát triển rất nhanh, tái sinh mạnh nên thường gieo cây con rồi nhổ đi trồng. Rễ xà lách ưa ẩm, có khả năng chịu úng tốt hơn chịu hạn, do đó xà lách còn là đối tượng thường dung để nghiên cứu thuỷ canh - Lá: Lá cây xà lách thường mọc dày trên trục thân với số lượng rất lớn, lá sắp xếp trên thân hình xoắn ốc, lúc đầu mật độ lá rất dày, giai đoạn sau mật độ lá thưa dần. Lá ngoài có màu xanh đậm, xanh hoặc xanh nhạt, lá trong có màu xanh nhạt, xanh trắng hoặc trắng ngà. Các lá phía trong mềm, chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn các lá ngoài. Bề mặt
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng