Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ KLTN Đánh giá nguồn lực và xây dựng mô hình sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộ...

Tài liệu KLTN Đánh giá nguồn lực và xây dựng mô hình sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi

.DOC
156
323
148

Mô tả:

Đánh giá nguồn lực và xây dựng mô hình sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi
LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, rèn luyện tại trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội và thời gian nghiên cứu đề tài tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều tổ chức, cá nhân. Tôi xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa và các thầy cô giáo trong khoa Kế toán & QTKD, đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến cô giáo Th.S Nguyễn Thị Thu Trang, giáo viên Bộ môn Quản trị kinh doanh, Khoa Kế toán & QTKD đã giành thời gian hướng dẫn, chỉ bảo tận tình trong quá trình học tập và thực hiện đề tài khóa luận của tôi. Tôi vô cùng cảm ơn đến lãnh đạo huyện Sơn Tây nói chung và đặc biệt cán bộ hai xã Sơn Bua và Sơn Mùa đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian thực tập cũng như nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp này. Tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới bà con hai xã Sơn Mùa và Sơn Bua đã giúp đỡ và trả lời phỏng vấn giúp tôi hoàn thiện bài khóa luận của mình. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn động viên và giúp đỡ tôi trong thời gian học tập cũng như nghiên cứu đề tài tốt nghiệp. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do thời gian và trình độ chuyên môn còn hạn chế, bài khóa luận của tôi không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong các thầy giáo, cô giáo, các bạn sinh viên góp ý để nội dung nghiên cứu này được hoàn thiện hơn. Hà Nội ngày 30 tháng 11 năm 2013 Sinh viên Vũ Thị Thanh i MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN........................................................................................................i MỤC LỤC.............................................................................................................ii DANH MỤC BẢNG.............................................................................................v DANH MỤC BIỂU ĐỒ......................................................................................vii DANH MỤC SƠ ĐỒ.........................................................................................viii PHẦN 1 MỞ ĐẦU................................................................................................1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................2 1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu chung..........................................................................2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể, ngắn hạn............................................................................2 1.2.3 Mục tiêu dài hạn...........................................................................................3 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................3 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu...................................................................................3 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu......................................................................................3 1.4 Kết quả nghiên cứu dự kiến đề tài...................................................................3 PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........4 2.1 Cơ sở lí luận về đánh giá nguồn lực và phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số...............................................................................................4 2.1.1 Các vấn đề cơ bản sinh kế bền vững............................................................4 2.1.2 Sinh kế bền vững..........................................................................................6 2.1.3 Khung phân tích sinh kế bền vững...............................................................8 2.1.4 Phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số.......................23 2.1.5 Đánh giá nguồn lực sinh kế........................................................................29 2.1.6 Mô hình sinh kế bền vững..........................................................................30 2.1.7 Cơ sở thực tiễn...........................................................................................36 2.2 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu....................................................44 2.2.1 Cách tiếp cận..............................................................................................44 ii 2.2.2 Phương pháp nghiên cứu............................................................................49 PHẦN III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..................................58 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.......................................................................58 3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và các nguồn tài nguyên huyện Sơn Tây – tỉnh Quảng Ngãi..................................................................................................58 3.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội......................................................................68 3.1.3. Đánh giá chung về tình hình phát triển kinh tế xã hội huyện Sơn Tây tỉnh Quảng Ngãi..........................................................................................................81 3.2. Thực trạng nguồn lực sinh kế đồng bào dân tộc thiểu số huyện Sơn Tây tỉnh Quảng Ngãi..........................................................................................................83 3.3.1 Vốn con người............................................................................................84 3.3.2 Vốn xã hội..................................................................................................87 3.3.3 Vốn tài chính..............................................................................................94 3.3.4 Vốn tự nhiên.............................................................................................101 3.3.5 Vốn vật chất..............................................................................................103 3.4 Đánh giá nguồn lực cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Sơn Tây tỉnh Quảng Ngãi........................................................................................................109 3.4.1 Đánh giá vốn con người...........................................................................109 3.4.2 Đánh giá nguồn vốn xã hội.......................................................................110 3.5 Một số giải pháp phát triển sinh kế bền vững và đề xuất mô hình sinh kế bền vững cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Sơn Tây tỉnh Quảng Ngãi........118 3.5.1 Một số chính sách, định hướng..................................................................118 3.5.2 Giải pháp chung phát triển sinh kế bền vững cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ngãi...................................................................................119 3.5.3 Giải pháp về nguồn lực phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Sơn Tây tỉnh Quảng Ngãi.........................................................120 3.5.4 Mô ôt số đề xuất xây dựng các mô hình sinh kế bền vững cho các vùng đồng bào dân tô ôc thiểu số tỉnh Quảng Ngãi...............................................................128 iii 3.5 Xây dựng mô hình phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi......................................................................133 KẾT LUẬN.......................................................................................................141 4.1 Kết luận.......................................................................................................141 4.2 Kiến nghị.....................................................................................................142 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................145 PHỤ LỤC..........................................................................................................147 iv DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Công cụ PRA để thực hiện phân tích sinh kế bền vững SLA.............47 Bảng 22: Cơ cấu mẫu nghiên cứu.......................................................................52 Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất huyện Sơn Tây từ năm 2010 – 2012...............61 Bảng 3.2: Thể hiện dân số huyện Sơn Tây qua 3 năm 2010 - 2012....................69 Bảng 3.3: Thể hiện quy mô và cơ cấu lao động huyện Sơn Tây qua 3 năm 2010 - 2012 .............................................................................................................................70 Bảng 3.4: Thể hiện phân phối nguồn lao động qua 3 năm..................................72 Bảng 3.5: Thể hiện giáo dục huyện Sơn Tây qua 3 năm 2010 – 2012................80 Bảng 3.6: Bảng thể hiện nguồn lực con người qua phiếu điều tra......................84 huyện Sơn Tây.....................................................................................................84 Bảng 3.7: Mức độ tham gia họp thôn của các hộ được điều tra..........................87 Bảng 3.8: Mục đích tham gia họp thôn của hộ....................................................89 Bảng 3.9: Nội dung của các cuộc họp thôn qua phiếu khảo sát..........................90 Bảng 3.10: Tỉ lệ tham gia tiếp xúc cử tri qua phiếu điều tra...............................91 Bảng 3.11: Thể hiện tình hình tham gia các tổ chức đoàn thể............................92 qua phiếu điều tra................................................................................................92 Bảng 3.12: Mức độ tham gia các hoạt động khuyến nông qua phiếu điều tra....93 Bảng 3.13: Thể hiện tình trạng thiếu ăn và hướng giải quyết khi bị thiếu ăn qua phiếu điều tra.......................................................................................................95 Bảng 3.14: Thể hiện tình hình tiêu dùng lương thực, thực phẩm qua phiếu điều tra.........................................................................................................................96 Bảng 3.15: Thể hiện tình hình tiêu dùng điện nước, nhà ở bình quân và quần áo giầy dép qua phiếu điều tra nông hộ....................................................................97 Bảng 3.16: Thể hiện khả năng và nguồn tích lũy tài chính của người dân.........98 Bảng 3.17: Thể hiện nguồn vốn vay của người dân............................................99 v Bảng 3.18: Thể hiện số hộ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi........101 Bảng 3.19: Thể hiện đồ dùng lâu bền của hộ dân qua phiếu điều tra................104 Bảng 3.20: Thể hiện tình trạng nhà ở của người dân qua phiếu điều tra...........105 Bảng 3.21 : Thể hiện tỉ lệ nguồn nước và loại hình nhà vệ sinh qua phiếu điều tra ...........................................................................................................................107 Bảng 3.22: Thể hiện tỉ lệ hộ dân dùng điện thắp sáng......................................108 Bảng 3.23: Thể hiện chỉ số đánh giá nguồn vốn con người..............................109 Bảng 3.24: Thể hiện chỉ số đánh giá nguồn vốn xã hội qua phiếu điều tra.......111 Bảng 3.25: Thể hiện chỉ số đánh giá vốn tài chính qua phiếu điều tra..............113 vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1 : Diện tích rừng và đất lâm nghiệp..................................................64 Biểu đồ 3.2: Thể hiện phân phối nguồn lao động qua 3 năm 2010 – 2012.........72 Biểu đồ 3.3: Thể hiện tình hình sử dụng đất phân theo mục đích.......................75 sử dụng năm 2012 huyện Sơn Tây......................................................................75 Biểu đồ 3.4: Thể hiện trình độ học vấn của người dân qua phiếu điều tra..........86 Biểu đồ 3.5: Thể hiện nội dung của các cuộc họp thôn.......................................90 Biểu đồ 3.6: Thể hiện mức độ tham gia các hoạt động khuyến nông.................93 của người dân......................................................................................................93 Biểu đồ 3.7: Thể hiện nguồn vốn vay của người dân..........................................99 Biểu đồ 3.8: Thể hiện diện tích nhà ở trung bình qua phiếu điều tra................106 Biểu đồ 3.9: Thể hiện tỉ lệ dùng điện lưới thắp sáng qua phiếu điều tra...........108 vii DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Khung sinh kế bền vững....................................................................12 Sơ đồ 2.2: Khung phân tích sinh kế bền vững....................................................14 Sơ đồ 2.3: Phân tích sinh kế bền vững................................................................45 Sơ đồ 2.4: Các phương pháp điều tra thu thập số liệu.........................................49 Sơ đồ 3.1: Thể hiện mô hình đào tạo nghề........................................................123 Sơ đồ 3.2: Mô hình sinh kế bền vững cho người dân huyện Sơn Tây..............135 viii PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Sinh kế bền vững đang là mối quan tâm đặt lên hàng đầu hiện nay của con người. Nó là điều kiện cần thiết cho quá trình phát triển, nâng cao đời sống của con người nhưng vẫn đáp ứng được đòi hỏi về chất lượng môi trường tự nhiên. Trên thực tế đã có nhiều chương trình, tổ chức dự án hỗ trợ cho cộng đồng để hướng đến mục tiêu phát triển ổn định và bền vững. Thực tế cho thấy, việc lựa chọn những hoạt động sinh kế của người dân chịu ảnh hưởng rất lớn từ nhiều yếu tố: Điều kiện tự nhiên, xã hội, yếu tố con người, vật chất, cơ sở hạ tầng… Việc đánh giá thực trạng về các nguồn lực của địa phương cũng như hiệu quả các hoạt động sinh kế như nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi… giúp chúng ta hiểu rõ được những phương thức sinh kế đó của người dân có phù hợp với điều kiện của địa phương hay không. Các hoạt động sinh kế đó có bền vững, phát triển lâu dài và ổn định. Huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi với dân số 18.158 người, có diện tích đất tự nhiên là 38.221,68 km 2, là một huyện miền núi đồng bào dân tộc thiểu số chiếm phần đông số dân toàn huyện, điều kiện kinh tế - xã hội ở những nơi này còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí, đời sống kinh tế và hiểu biết pháp luật của bà con còn thấp. Với đặc điểm như vậy cho nên cuộc sống của bà con dân tộc nơi đây bị hạn chế về nhiều mặt. Ở những xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, cơ sở vật chất kinh tế, kỹ thuật hạ tầng còn nhiều thiếu thốn cho nên bà con dân tộc ở đây ít có cơ hội để tiếp xúc với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, trình độ nhận thức của bà con còn nhiều hạn chế. 1 Trong những năm qua tại nhiều địa phương đã có những hoạt động sinh kế, đạt năng suất và hiệu quả khá lớn, rất phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế, góp phần giúp người dân nâng cao đời sống và thoát nghèo, đời sống tinh thần cũng được nâng cao cùng với đó là trình độ học vấn ngày một cải thiện. Để tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số cần khai thác một cách có hiệu quả các nguồn lực sẵn có như về tự nhiên, con người... giúp người dân thấy được nguyên nhân chính gây ra cái nghèo, giúp họ tránh đầu tư sai lầm trong sản xuất kinh doanh, bảo quản nguồn vốn tốt. Xuất phát vấn đề trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá nguồn lực và xây dựng mô hình sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi” cho khóa luận tốt nghiệp của mình. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu chung Đề tài nghiên cứu, phân tích và đánh giá nguồn lực sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Sơn Tây tỉnh Quảng Ngãi. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp và xây dựng mô hình sinh kế bền vững nhằm phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể, ngắn hạn - Xây dựng được những luận cứ khoa học và thực tiễn về phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số. - Nghiên cứu thực trạng nguồn lực phát triển sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ngãi. - Đánh giá nguồn lực phát triển sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Sơn Tây. - Đề xuất một số giải pháp và xây dựng mô hình phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Sơn Tây. 2 1.2.3 Mục tiêu dài hạn - Chiến lược phát triển sinh kế bền vững dài hạn cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Sơn Tây. - Định hướng phát triển mô hình phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Sơn Tây trên cơ sở không làm suy thoái nguồn tài nguyên và xuống cấp môi trường. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu đánh giá nguồn lực và đưa ra giải pháp nhằm xây dựng mô hình phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Sơn Tây. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu đối với đồng bào dân tộc thiểu số huyện Sơn Tây tỉnh Quảng Ngãi. - Phạm vi về thời gian: Đề tài được thực hiện trong 3 năm (2010- 2012). 1.4 Kết quả nghiên cứu dự kiến đề tài - Báo cáo luận cứ khoa học và thực tiễn về vấn đề phát triển sinh kế bền vững của người dân đồng bào dân tộc thiểu số. - Báo cáo thực trạng về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và các nguồn lực sinh kế huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi - Báo cáo đánh giá các nguồn lực của người dân huyện Sơn Tây - Báo cáo đề xuất giải pháp và xây dựng mô hình sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi. 3 PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lí luận về đánh giá nguồn lực và phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số 2.1.1 Các vấn đề cơ bản sinh kế bền vững 2.1.1.1 Sinh kế Phương pháp tiếp cận sinh kế là một trong các phương pháp tiếp cận mới trong phát triển nông thôn nhằm không chỉ nâng cao mọi mặt đời sống hộ gia đình mà còn phát triển nông nghiệp, nông thôn theo xu hướng bền vững và hiệu quả. Người đi đầu về nội dung sinh kế đó là Robert Chambers trong tác phẩm của ông vào những năm 1980 (sau đó được phát triển và hoàn thiện hơn nữa bởi Chamber, Conway và những người khác vào đầu những năm 1990). Từ đó một số cơ quan phát triển đã tiếp nhận khái niệm sinh kế và cố gắng đưa vào thực hiện. Phương pháp tiếp cận sinh kế đã được phát triển và hoàn thiện ở các nước phát triển trên thế giới, dựa trên khuôn khổ cam kết hỗ trợ của Bộ phát triển quốc tế Anh (DFDI) về “Những chính sách và hành động cho việc xúc tiến các loại hình sinh kế bền vững”. Đây là một trong ba mục tiêu mà DFDI đã đặt ra trong Sách Trắng năm 1997 nhằm đạt được những mục đích chung về xoá đói giảm nghèo. Theo khái niệm của DFID đưa ra thì: “Một sinh kế có thể được miêu tả như là sự tập hợp các nguồn lực và khả năng con người có được kết hợp với những quyết định và hoạt động mà họ thực thi nhằm để kiếm sống cũng như để đạt được các mục tiêu và ước nguyện của họ”. Theo khái niệm nêu trên thì chúng ta thấy sinh kế bao gồm toàn bộ những hoạt động của con người để đạt được mục tiêu dựa trên những nguồn lực sẵn có của con người như các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các nguồn vốn, lao động, trình độ phát triển của khoa học công nghệ. 4 Tiếp cận sinh kế là cách tư duy về mục tiêu, phạm vi và những ưu tiên cho phát triển nhằm đẩy nhanh tiến độ xoá nghèo. Đây là phương pháp tiếp cận sâu rộng với mục đích nắm giữ và cung cấp các phương tiện để tìm hiểu nguyên nhân và các mặt trọng của đói nghèo với trọng tâm tập trung vào một số yếu tố (như các vấn đề kinh tế, an ninh lương thực). Nó cũng cố gắng phác họa những mối quan hệ giữa các khía cạnh khác nhau của nghèo đói, giúp xác lập ưu tiên tốt hơn cho những hoạt động xoá nghèo. Phương pháp tiếp cận sinh kế có mục đích giúp người dân đạt được thành quả lâu dài trong sinh kế mà những kết quả đó được đo bằng các chỉ số do bản thân họ tự xác lập và vì thế họ sẽ không bị đặt ra bên ngoài. Điều đó thể hiện tính chất lấy người dân làm trung tâm. Phương pháp này thừa nhận người dân có những quyền nhất định, cũng như trách nhiệm giữa họ với nhau và xã hội nói chung. Phương pháp tiếp cận sinh kế được sử dụng để xác định, thiết kế và đánh giá các chương trình, dự án mới, sử dụng cho đánh giá lại các hoạt động hiên có, sử dụng để cung cấp thông tin cho việc hoạch định chiến lược và sử dụng cho nghiên cứu. Một trong những điểm nổi trội của tiếp cận sinh kế là khả năng linh hoạt và khả năng áp dụng của chúng đối với nhiều tình huống. Chiến lược sinh kế là quá trình ra quyết định về các vấn đề cấp hộ, bao gồm những vấn đề như thành phần của hộ, tính gắn bó giữa các thành viên, phân bổ các nguồn lực vật chất và phi vật chất của hộ (Seppala, 1996). Để duy trì hộ, hộ gia đình thường có các chiến lược sinh kế khác nhau, theo (Seppala, 1996) chiến lược sinh kế có thể chia làm 3 loại: - Chiến lược tích luỹ: Là chiến lược dài hạn nhằm hướng tới tăng trưởng và có thể là kết hợp của nhiều hoạt động hướng tới tích luỹ và giàu có. - Chiến lược tái sản xuất: Là chiến lược trung hạn gồm nhiều hoạt động tạo thu nhập, những ưu tiên có thể nhắm tới hoạt động của cộng đồng và an sinh xã hội. - Chiến lược tồn tại: Là chiến lược ngắn hạn, gồm cả các hoạt động tạo thu nhập chỉ để tồn tại mà không tích luỹ. 5 Như vậy sinh kế theo nghĩa chung nhất bao gồm các khả năng, tài sản (bao gồm cả các nguồn lực vật chất và xã hội) và các hoạt động cần thiết để kiếm sống. Ở Việt Nam, khái niệm về sinh kế của hộ hay một cộng đồng được hiểu là một tập hợp các nguồn lực, và khả năng của con người kết hợp với những quyết định và những hoạt động mà họ sẽ thực hiện để kiếm sống đồng thời đạt được những mục tiêu đa dạng hơn. Một cách đơn giản và dễ hiểu, sinh kế của một hộ gia đình hay một cộng đồng chính là kế sinh nhai của hộ hay cộng đồng đó. Từ đó ta có thể hiểu sinh kế bao gồm hai khía cạnh cơ bản: - Các nguồn lực, nguồn vồn để đảm bảo sinh kế. - Các hoạt động sinh kế cụ thể. Đặc điểm sinh kế: - Một sinh kế bao gồm năng lực tiềm năng, tài sản và các hoạt động cần có để kiếm sống. - Một sinh kế bao gồm ba thành tố chính: Nguồn lực và khả năng mà con người có được, chiến lược sinh kế và kết quả sinh kế. - Kết quả của sinh kế: Những thay đổi có lợi cho sinh kế của cộng đồng. Nhờ các chiến lược sinh kế mang lại cụ thể là thu nhập cao hơn, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần, cuộc sống ổn đinh hơn, giảm rủi ro, đảm bảo tốt hơn an tòa lương thực và sử dụng bền vững hơn nguồn tài nguyên thiên nhiên 2.1.2 Sinh kế bền vững Theo R.Chamber (1989); R.Reardon, and J.E.Taylor, (1996), một sinh kế được xem là bền vững khi nó có thể đối phó và khôi phục được trước tác động của những áp lực và những cú sốc, duy trì hoặc tăng cường những năng lực lẫn tài sản của nó trong hiện tại và tương lai, trong khi không làm suy thoái nguồn tài nguyên thiên nhiên. Các chính sách để xác định sinh kế cho người dân theo hướng bền vững được xác định liên quan chặt chẽ đến bối cảnh kinh tế vĩ mô và tác động của các yếu tố bên ngoài. Tiêu biểu cho các nghiên cứu này là Ellis (2004, 2005); Barrett 6 and Reardon (2000). Các nghiên cứu này đã chỉ ra mối liên hệ giữa mức độ tăng trưởng kinh tế, cơ hội sinh kế và cải thiện đói nghèo của người dân. Đồng thời nhấn mạnh vai trò của thể chế, chính sách cũng như các mối liên hệ và hỗ trợ xã hội đối với cải thiện sinh kế, xóa đói giảm nghèo. Sự bền vững trong các hoạt động sinh kế phụ vào rất nhiều yếu tố như khả năng trang bị nguồn vốn, trình độ của lao động, các mối quan hệ trong cộng đồng, các chính sách phát triển… Tuy vậy, sự bền vững của tài nguyên thiên nhiên là yếu tố nền tảng trong việc quyết định một sinh kế có bền vững hay không. Sinh kế của một cá nhân, một hộ gia đình, một hộ gia đình được xem là bền vững khi cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng đó có thể vượt qua những biến động trong cuộc sống do thiên tai, dịch bệnh hoặc khủng hoảng kinh tế gây ra. Phát triển hơn nguồn tài sản hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên thiên nhiên. Hiện nay, sinh kế bền vững đã và đang là mối quan tâm hàng đầu của các nhà nghiên cứu cũng như hoạch định chính sách phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới. Mục tiêu cao nhất của quá trình phát triển kinh tế ở các quốc gia là cải thiện được sinh kế và nâng cao phúc lợi xã hội cho cộng đồng dân cư, đồng thời phải luôn đặt nó trong mối quan hệ với phát triển bền vững. các nghiên cứu về sinh kế hiện nay về cơ bản đã xây dựng khung phân tích sinh kế bền vững trên cơ sở các nguồn lực của hộ gia đình bao gồm nguồn lực vật chất, tự nhiên, tài chính, xã hội và nhân lực. Đặc điểm sinh kế bền vững - Được xây dựng dựa trên các nguồn lực của người dân chứ không phải dựa trên các nhu cầu của họ. - Đưa mọi khía cạnh đời sống và sinh kế con người vào trong lập kế hoạch phát triển, thực hiện và đánh giá kế hoạch. - Liên kết các lĩnh vực khác nhau vào trong cùng một chủ đề chung. 7 - Tính đến yếu tố các quyết định phát triển ảnh hưởng mỗi nhóm người riêng biệt như thế nào, đến nam giới khác so với nữ giới. - Nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hiểu biết các mối liên kết giữa các quyết định chính sách và các hoạt động ởcấp hộ gia đình. - Thu hút các đối tác có liên quan, có thể thuộc nhà nước, nhân dân hay tư nhân, địa phương hay toàn quốc, trong khu vực hay quốc tế. - Phản ứng nhanh chóng với các tình huống thay đổi. Nguyên tắc sinh kế bền vững Phát triển sinh kế bền vững phải đảm bảo được cuộc sống của người dân cả về vật chất lẫn tinh thần. Phát triển những vẫn bảo tồn được những nét đẹp văn hóa truyền thống và đời sống tinh thần của người dân. Phát triển mà không làm ảnh hưởng cũng như gây tổn hại các nguồn lực ở cả hiện tại và tương lai. 2.1.3 Khung phân tích sinh kế bền vững 2.1.3.1 Khung sinh kế bền vững Khung sinh kế là một công cụ được xây dựng nhằm xem xét những yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến sinh kế con người, đặc biệt là những yếu tố gây khó khăn hoặc tạo cơ hội trong sinh kế. Đồng thời khung sinh kế cũng nhằm mục đích tìm hiểu xem những yếu tố này liên quan với nhau như thế nào trong những bối cảnh cụ thể. Khung sinh kế bền vững bao gồm những nhân tố chính ảnh hưởng đến sinh kế của con người, và những mối quan hệ cơ bản giữa chúng. Nó có thể sử dụng để lên kế hoạch cho những hoạt động phát triển mới và đánh giá sự đóng góp vào sự bền vững sinh kế của những hoạt động hiện tại. Cụ thể là: - Cung cấp bảng liệt kê những vấn đề quan trọng nhất và phác hoạ mối liên hệ giữa những thành phần này. 8 - Tập trung sự chú ý vào các tác động và các quy trình quan trọng. . - Nhấn mạnh sự tương tác phức tạp giữa các nhân tố khác nhau, làm ảnh hưởng tới sinh kế. 2.1.3.2 Nguồn lực sinh kế bền vững Tình trạng cạn kiệt tài nguyên và khan hiếm nguồn lực đang đặt loài người vào thế phải tìm cách thoát ra và bứt lên. Một vấn đề đặt ra là làm thế nào để sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong tình hình như hiện nay. Có thể nói cho đến nay, chúng ta chưa nhận thức được đầy đủ về nguồn lực, người dân sử dụng nhưng lại không biết tiết kiệm và ý thức phải bảo vệ cũng như tái tạo lại những tài nguyên đó. Về nguồn lực: Lâu nay không có gì tranh luận lớn, nhưng nhìn nhận về nguồn lực chưa nhất quán và thiếu cách nhìn định lượng, chưa quan tâm đúng mức đến việc tranh giành và độc quyền đối với một số nguồn lực nhờ danh nghĩa tổ chức nhà nước. Việc lãng phí nguồn lực cũng chưa được xem xét đúng mức. Thực tiễn khai thác và sử dụng nguồn lực hiện nay đặt ra nhiều vấn đề từ nhận thức đến phương cách tiếp cận mới theo chiều hướng thực tế, thiết thực hơn, kết hợp định tính với định lượng trong đánh giá nguồn lực; làm cho nguồn lực mang giá trị đúng của nó để phát triển đất nước nhanh, có chất lượng và bền vững. Những thứ được coi là nguồn lực phải là những thứ được sử dụng hoặc có khả năng sử dụng trong thời kì dự kiến phát triển. Tiềm năng chưa đưa được vào sử dụng hoặc chưa có khả năng đưa vào sử dụng thì chưa được xem là nguồn lực. Các nguồn lực được xem xét dưới nhiều góc độ. Có nghĩa là dưới nhiều góc độ, người ta chia các nguồn lực thành các loại khác nhau để có thái độ đúng đắn và có cách ứng xử với chúng thích hợp. Với các nhận thức như thế và trên quan điểm thiết thực, việc phân chia các nguồn lực được tiến hành theo hai cách chủ yếu: 9 - Người ta chia ra thành nguồn lực vật chất và nguồn lực tinh thần. Nhóm nguồn lực vật chất gồm có: Tài nguyên thiên nhiên (tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài nguyên biển, tài nguyên thủy điện, tài nguyên nước, tài nguyên khí hậu, vị trí địa lí kinh tế...) và cơ sở vật chất kĩ thuật đã tạo dựng (nhà cửa, công trình công cộng, đướng xá, hải cảng, sân bay, hệ thống sản xuất và truyền tải điện, hệ thống cung cấp và thoát nước, hệ thống xử lí chất thải, hệ thống viễn thông và truyền thông...). Nguồn vốn sinh kế được hiểu như là các điều kiện khách quan và chủ quan tác động vào một sự vật hiện tượng làm cho nó thay đổi về chất hoặc lượng. Theo DFID’s Sustainable Livelihood Guidance Sheet có 5 loại cơ bản: - Vốn tự nhiên: Bao gồm các loại như đất đai và nguồn tài nguyên rừng. Trong điều kiện thiếu lương thực, hộ gia đình có thể phải bán hoặc cho thuê một phần hay toàn bộ những loại tài sản này để lấy tiền. Hộ cũng có thể thay đổi hình thức sử dụng đất hiện tại, hoặc phương thức canh tác để giảm mức đầu tư cho sản xuất nông nghiệp của hộ, thậm chí phải sử dụng nguồn thức ăn khai thác từ thiên nhiên nhằm thay thế nguồn lương thực từ canh tác bị thiếu thốn. Những thay đổi về cách các hộ sử dụng vốn tự nhiên có thể dẫn tới những hậu quả khác nhau đối với hộ: Bán đất canh tác đồng nghĩa với việc hộ không có đất canh tác trong tương lai, điều này đe dọa nghiêm trọng đến sinh kế của họ hoặc cả hộ phải vào rừng khai thác gỗ và các sản phẩm phi gỗ để bán, mặc dù biết rằng làm những việc đó là vi phạm luật pháp. - Vốn xã hội: Trong điều kiện thiếu lương thực hộ có thể phải nhờ đến sự giúp đỡ từ bạn bè hoặc người thân. Hình thức giúp đỡ rất đa dạng: Có thể là lương thực hoặc tiền mặt. Với sự giúp đỡ từ người thân hoặc bạn bè, hộ có thể chuyển đi nơi khác hoặc tới các thành phố để kiếm kế sinh nhai. Điều này có thể đem laị cho hộ những hậu quả không lường trước: Hộ không có khả năng tự trả nợ, hoặc bị rơi vào bẫy nghèo đói. 10 - Vốn con người: Trong tình trạng thiếu lương thực, thành viên của hộ có thể sử dụng tri thức của mình để kiếm kế sinh nhai, thông qua các công việc khác nhau như làm mộc, thêu thùa, đan lát… Hộ có thể phải bán sức lao động của mình đi làm thuê cho người trong cộng đồng hoặc tại các nơi khác. Một số hộ phải giảm số bữa ăn trong ngày, hoặc giảm hàm lượng dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn của gia đình, hậu quả của những việc làm đó rất nghiêm trọng. Khả năng lao động của hộ bị giảm bởi các công việc đòi hỏi sức lực lớn, hộ cũng có thể bị nhiễm phải những tệ nạn xã hội ở nơi mà họ làm việc. Việc giảm số bữa ăn trong ngày và giảm lượng dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn có thể dẫn đến thành viên hộ gia đình mất sức lao động và thiếu hụt các vi khoáng như Vitamin A, iốt, sắt… Sự thiếu hụt đó gây ra những hậu quả hết sức nghiêm trọng cho sự phát triển của trẻ nhỏ như suy dinh dưỡng, đần độn, tàn phế hoặc chậm chạp. Việc giảm số lượng bữa ăn trong ngày và chất lượng của mỗi bữa ăn cũng có thể gây ra những bệnh không thể đoán trước được. - Vốn tài chính: Trong tình trạng thiếu lương thực, hộ có thể phải tìm nguồn thu nhập thay thế. Hộ có thể phải chấp nhận bất cứ việc gì, bất kể rằng việc đó có ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của mình. Hộ có thể phải cắt giảm chi tiêu và điều này cũng ảnh hưởng tới một số khía cạnh trong cuộc sống, ví dụ, do khó khăn về nguồn thu nhập, hộ có thể phải cắt giảm đầu tư cho học hành của con cái, hoặc thậm chí bắt con cái phải bỏ học. Hộ cũng có thể không có tiền để chữa trị bệnh tật cho các thành viên khi bị ốm. - Vốn vật chất: Trong điều kiện thiếu lương thực hộ có thể phải bán hoặc cho thuê nhà, phương tiện sản xuất, các vật dụng trong gia đình để kiếm thu nhập. Hậu quả của những việc làm như vậy rất lớn, trong tương lai, hộ có thể không có nơi ở tốt như nơi cũ. Việc bán phương tiện sản xuất sẽ dẫn tới tình trạng năng lực sản xuất của hộ bị giảm. 11 2.1.3.3 Khung phân tích sinh kế bền vững và các hợp phần của khung phân tích sinh kế bền vững Khung chương trình sinh kế bền vững là một công cụ trực quan hóa được Bộ Phát triển Quốc tế Anh (Department for International Development – DIFID) xây dựng từ những năm 80 của thế kỉ trước nhằm tìm hiểu các loại hình sinh kế. Mục đích của nó là giúp người sử dụng nắm bắt được những khía cạnh khác nhau của các loại hình sinh kế, đặc biệt là những yếu tố làm nảy sinh vấn đề hay những yếu tố tạo cơ hội. Một số tổ chức khác cũng đã phát triển nững khung sinh kế tương tự và có sự bổ xung cho khung của DIFID. H N S - Sốc Ảnh hưởng & tiếp cận - Xu hướng HỆ QUẢ SINH KẾ Cấu trúc và quá trình biến đổi Bối cảnh tổn thương P F - Mùa vụ H: Nguồn vố con người Các cấp chính quyền CHIẾN - Tăng thu nhập Khu vực tư nhân LƯỢC - Tăng mức sống Pháp luật, chính sách,văn hóa, thể chế SINH KẾ - Giảm tình trạng dễ bị tổn thương Quy trình thực hiện F: Nguồn vốn tài chính P: Nguồn vốn vật chất - Cải thiện an ninh lương thựctăng tính bền vững khi sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên N: Nguồn vốn tự nhiên S: Nguồn vốn xã hội Sơ đồ 2.1: Khung sinh kế bền vững Khung sinh kế có thể chia thành năm hợp phần chính: Bối cảnh tổn thương; các tài sản sinh kế; những chính sách; thể chế và tiến trình; các chiến lược sinh kế và các hệ quả sinh kế. Khung sinh kế đưa ra sự hình dung trực quan về cách thức những yếu tố này gắn kết với nhau như thế nào. Trên thực tế, các mối liên kết giữa chúng (thể hiện bằng mũi tên trong khung chương trình) vẫn còn nhiều điều cần bàn đến, khi chúng được dùng để thể hiện cách thức người dân chuyển từ các tài sản sinh 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng