Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kinh tế, xã hội và văn hóa làng vân (xã vân hà, huyện việt yên, tỉnh bắc giang) ...

Tài liệu Kinh tế, xã hội và văn hóa làng vân (xã vân hà, huyện việt yên, tỉnh bắc giang) thế kỷ xvii xix

.PDF
201
436
143

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM *3333 KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGÔ VĂN CƯỜNG NGÔ VĂN CƯỜNG KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA LÀNG VÂN (XÃ VÂN HÀ, HUYỆN VIỆT YÊN, TỈNH BẮC GIANG) THẾ KỶ XVII - XIX Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 62.22.03.13 LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS. Nguyễn Quang Ngọc HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tư liệu sử dụng trong Luận án hoàn toàn trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Những kết qủa của Luận án chưa được công bố trong bất cứ công trình nào khác. Tác giả Ngô Văn Cường MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu .......................................................... 7 1.1. Tình hình nghiên cứu về làng xã Việt Nam ......................................................... 7 1.2. Làng Vân và tình hình nghiên cứu về làng Vân ................................................ 18 1.3. Một vài nhận xét về tình hình nghiên cứu các vấn đề liên quan đến luận án 24 Chương 2: Kinh tế .................................................................................................. 26 2. 1. Nông nghiệp ...................................................................................................... 26 2.2. Thủ công nghiệp ................................................................................................. 41 2.3. Thương nghiệp ................................................................................................... 47 Tiểu kết chương 2...................................................................................................... 56 Chương 3: Xã hội .................................................................................................... 57 3.1. Tổ chức quản lý làng xã ..................................................................................... 57 3.2. Kết cấu cư dân .................................................................................................... 65 3.3. Các loại hình tổ chức và tập hợp cư dân của làng xã ......................................... 68 3.4. Gia đình, dòng họ ............................................................................................... 81 Tiểu kết chương 3...................................................................................................... 88 Chương 4: Văn hóa ................................................................................................. 90 4.1. Khái quát về cảnh quan, kiến trúc làng Vân ...................................................... 90 4.2. Điêu khắc, mỹ thuật .......................................................................................... .92 4.3. Tôn giáo, tín ngưỡng .......................................................................................... 96 4.4. Giáo dục khoa cử.............................................................................................. 108 4.5. Văn học viết và văn học dân gian .................................................................... 110 4.6. Lễ hội................................................................................................................ 115 4.7. Một số tục lệ ..................................................................................................... 124 Tiểu kết chương 4.................................................................................................... 132 Kết luận .................................................................................................................. 134 Tài liệu tham khảo ................................................................................................ 139 Danh mục các công trình liên quan đến đề tài luận án ..................................... 152 DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Viết đầy đủ Viết tắt 1 Nghị quyết/Trung ương NQ/TW 2 Nghị quyết-Chính phủ NQ-CP 3 391 mẫu, 6 sào, 2 thước, 0 tấc 391.6.2.0 4 Nhà xuất bản Nxb DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. So sánh diện tích ruộng công, tư và đất ở, ao, vườn của xã Yên Viên (làng Vân) với các xã khác qua địa bạ. .............................................................................. 27 Bảng 2.2. Thống kê ruộng cung tiến vào chùa.......................................................... 30 Bảng 2.3.Thống kê chất lượng ruộng tư. .................................................................. 33 Bảng 2.4. Thống kê quy mô các thửa ruộng tư. ........................................................ 33 Bảng 2.5. Thống kê quy mô sở hữu ruộng tư của chủ sở hữu người làng Vân ........ 33 Bảng 2.6. Thống kê quy mô sở hữu của chức sắc làng Vân. .................................... 34 Bảng 2.7. Thống kê sở hữu ruộng của các chức dịch làng Vân năm Gia Long thứ 8 (1809) với Địa bạ năm Gia Long thứ 4 (1805). ....................................................... 35 Bảng 2.8. Thống kê chủ ruộng phụ canh tại làng Vân. ............................................ 36 Bảng 2.9. Thống kê các ao làng cuối thế kỷ XIX. .................................................... 45 Bảng 2.10. Thống kê hệ thống bến đò làng Vân. ...................................................... 52 Bảng 2.11. Thống kê chợ làng Vân trong hệ thống chợ vùng. ................................. 53 Bảng 2.12. Thống kê số tiền công đức vào chùa, giáp, đình qua văn bia. ................ 54 Bảng 3.1. Thống kê Hội hưng công qua một số văn bia. .......................................... 80 Bảng 3.2. Thống kê họ và tên đệm qua danh sách hội Tư văn năm Tự Đức thứ 13 (1860). ...................................................................................................................... 85 Bảng 4.1. Thống kê những người đỗ đạt qua văn bia. ............................................ 109 Bảng 4.2. Thống kê một số tiết lệ, hội lệ năm Minh Mệnh thứ 2 (1821). .............. 116 Bảng 4.3: Sơ đồ vị trí trong tế lễ ............................................................................. 120 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong tiến trình lịch sử Việt Nam từ buổi đầu thời đại dựng nước cho đến ngày nay, làng xã có vai trò quan trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa. Đất nước đang đẩy mạnh công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế, các yếu tố nông dân, nông nghiệp, nông thôn tiếp tục có vị trí quan trọng chi phối nhiều mặt của đời sống xã hội. Do vậy, việc nghiên cứu làng Việt Nam luôn được coi là đề tài và xu hướng nghiên cứu cơ bản trong sử học, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học ở cả trong và ngoài nước từ hơn một thế kỷ, tính từ những thập kỷ cuối của thế kỷ XIX cho đến nay. Thành tựu nghiên cứu về làng xã Việt Nam to lớn và bao trùm nhiều lĩnh vực khoa học chuyên ngành, tuy vậy chỉ đạt kết quả bước đầu, chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và công cuộc xây dựng nông thôn mới. Nước ta hiện nay là một nước nông nghiệp có hơn 70% dân cư đang sống ở nông thôn. Phát triển nông nghiệp, nông thôn đã, đang và sẽ là mối quan tâm hàng đầu, có vai trò quyết định đối với ổn định kinh tế xã hội đất nước. Tổng kết quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, ngày 5 tháng 8 năm 2008, tại Hội nghị lần thứ VII, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X ra Nghị quyết đã chỉ rõ: “Nhận thức về vị trí, vai trò của nông nghiệp, nông dân, nông thôn còn bất cập so với thực tiễn; chưa hình thành một cách có hệ thống các quan điểm lý luận về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; cơ chế chính sách phát triển các lĩnh vực này thiếu đồng bộ, thiếu tính đột phá; một số chủ trương chính sách không hợp lý, thiếu tính khả thi nhưng chậm điều chỉnh, bổ sung kịp thời…” [85, tr.122]. Quán triệt Nghị quyết Đại hội X, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ bảy (khóa X) ra Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5 tháng 8 năm 2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã nêu quan điểm của Đảng về xây dựng nông thôn mới, ngày 28 tháng 10 năm 2008, Chính phủ ra Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ về xây dựng nông nghiệp, nông dân và nông thôn, thống nhất nhận thức, hành động về nông nghiệp, nông dân, nông 1 thôn và Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu làng Việt hiện nay được nhiều nhà sử học quan tâm, tiêu biểu tác giả Phan Đại Doãn trong cuốn sách: Làng xã Việt Nam: Một số vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội đã có nhận định “Ngày nay, làng quê đang ở trong một giai đoạn thử thách quyết liệt: truyền thống và đổi mới, dân tộc và hiện đại, quốc gia và quốc tế. Mà làng vốn là cơ sở của các xã hội tiền tư bản chủ nghĩa, của phong kiến, tất nhiên phải đổi mới, phải công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhưng đồng thời lại phải giữ được bản sắc và truyền thống tốt đẹp của nền văn hóa dân tộc. Hiện đại hóa, đô thị hóa là quy luật tất yếu của phát triển, làng quê sẽ bị thu hẹp lại, nhưng chính nó sẽ là điểm xuất phát của đô thị hoá. Muốn thế phải hiểu cụ thể bản chất của làng Việt… Tìm hiểu làng xã là tìm hiểu một mặt quan trọng, thậm chí là chủ yếu của con người và xã hội Việt Nam hiện nay”. [21, tr.7.] Làng Vân là làng cổ truyền nằm ở phía Bắc của xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Về kinh tế, làng Vân có sự kết hợp giữa yếu tố nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp. Về văn hóa, làng còn lưu giữ được nhiều nguồn sử liệu, tuy vậy chưa có công trình chuyên khảo về làng Vân. Tác giả là người con của quê hương huyện Việt Yên, sinh ra và lớn lên ở làng xã nên mong muốn tìm hiểu sâu sắc hơn về làng xã vừa là tri ân quê hương, vừa là hiểu thêm về chính mình. Nghiên cứu về làng Vân là một nghiên cứu trường hợp. Do vậy, với nghiên cứu này, tác giả sẽ tìm hiểu sâu sắc hơn về kinh tế, xã hội và văn hóa làng Vân ở thế kỷ XVII - XIX, trên cơ sở đó, góp phần vào nghiên cứu lịch sử làng xã, lịch sử đất nước ở những thế kỷ này. Từ ý nghĩa lý luận và thực tiễn nêu trên, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: Kinh tế, xã hội và văn hóa làng Vân (xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) thế kỷ XVII - XIX, làm Luận án Tiến sĩ Lịch sử của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án - Phân tích, mô tả kinh tế, xã hội và văn hóa làng Vân từ thế kỷ XVII - XIX, qua đó làm rõ mối quan hệ giữa kinh tế, xã hội và văn hóa làng Vân. - Làm rõ mối liên hệ đồng đại trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội và văn hóa của làng Vân đối với một số làng nghề trong vùng ở cùng thời gian. - Tìm hiểu kinh tế, văn hóa, xã hội ở làng Vân thế kỷ XVII - XIX. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng Lựa chọn làng Vân trong các thế kỷ XVII, XVIII, XIX làm đối tượng nghiên cứu, tác giả tập trung khảo tả và phục dựng một cách khách quan, trung thực bức tranh kinh tế, xã hội và văn hóa làng Vân thế kỷ XVII, XVIII, XIX, làm cơ sở đánh giá những chuyển biến và con đường phát triển của làng Vân trong thời kỳ Cận hiện đại. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian, không gian nghiên cứu của Luận án được giới hạn là làng Vân, từ thế kỷ XVII - XIX có đơn vị hành chính là xã Yên Viên, tổng Tiên Lát, huyện Yên Việt (năm 1820 huyện Yên Việt đổi tên là huyện Việt Yên). Ngày nay, làng Vân có đơn vị hành chính là thôn Yên Viên, xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Về thời gian, Luận án nghiên cứu về làng Vân với thời gian từ thế kỷ XVII XIX. Tuy nhiên, lịch sử là một quá trình liên tục, do vậy, trong khi nghiên cứu, tác giả có đề cập đến phần nào khoảng thời gian cận kề nhằm làm sáng tỏ hơn về làng Vân thế kỷ XVII - XIX. Về nội dung, Luận án tìm hiểu về kinh tế, xã hội và văn hóa của làng Vân từ thế kỷ XVII - XIX. Do nguồn tài liệu có hạn chế, do vậy có vấn đề chưa cho phép đi sâu và toàn diện mà chỉ có thể tìm hiểu về những nét cơ bản nhất, đặc trưng nhất trong lĩnh vực nghiên cứu. Luận án nghiên cứu về kinh tế của làng Vân bao gồm nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp và mối quan hệ của các lĩnh vực kinh tế này trong làng và các làng trong vùng ở cùng thời gian. Luận án nghiên cứu về tổ chức quản lý làng xã, kết cấu cư dân, các thiết chế gia đình, dòng họ, các hình thức tổ chức và tập hợp cư dân như xóm, giáp, hội…Luận án tìm hiểu các khía cạnh nổi bật của văn hóa làng như kiến trúc, cảnh quan làng xã; tôn giáo tín ngưỡng, giáo dục khoa cử, lễ hội, văn học… 3 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận Luận án sử dụng phương pháp luận mác xít. Nhìn nhận kinh tế, xã hội và văn hóa trong mối quan hệ ràng buộc, tương tác với nhau. Lĩnh vực xã hội, văn hóa có cơ sở của kinh tế và tác động trở lại kinh tế. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện luận án, tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu. Trong đó, phương pháp lịch sử và phương pháp lô gíc được sử dụng xuyên suốt trong quá trình thực hiện. Đề tài nghiên cứu làng xã về cơ bản là một đề tài xã hội học - dân tộc học. Khi nghiên cứu nó như một đề tài sử học nghĩa là biến nó thành một đề tài xã hội học lịch sử. Một đề tài xã hội học lịch sử, ngoài những tài liệu quan sát trực tiếp không thể không đặc biệt quan tâm đến những tài liệu lịch đại. Do ở làng Vân sau thế kỷ XIX còn nhiều nguồn tài liệu, nên nghiên cứu làng Vân, tác giả sử dụng phương pháp hồi cố. Sử dụng phương pháp hồi cố sẽ góp phần phục dụng hiện thực lịch sử làng Vân thế kỷ XVII - XIX, nhưng có mặt hạn chế của nó là dễ dẫn đến suy diễn quá xa mà bản thân tư liệu không cho phép. Đối với việc sưu tầm tài liệu, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu diền dã, thực địa nhằm tiếp cận, khai thác nguồn sử liệu có ở địa phương như văn bia, hệ thống công trình kiến trúc nhà ở, tôn giáo, tín ngưỡng, văn tự, gia phả, truyền thuyết, thần tích, ca dao tục ngữ. Nghiên cứu về làng Vân, chúng tôi sử dụng phương pháp hệ thống - cấu trúc. Theo phương pháp này làng Vân được coi như một hệ thống riêng gồm những yếu tố hợp thành như Kinh tế, văn hóa, xã hội...Trong mỗi yếu tố lại có các yếu tố nhỏ hơn. Đồng thời, tác giả Luận án chú ý đến những mối liên hệ ngoài hệ thống, hay mối liên hệ ngoài cấu trúc. Đó là liên hệ giữa làng Vân với các làng xung quanh, qua các mối liên hệ đó đối chiếu, so sánh nhằm nhận thức sâu sắc về làng Vân trong nền cảnh làng Việt Nam và làng Vân trong khu vực ở thế kỷ XVII - XIX Khi thực hiện Luận án, với nguồn tài liệu phong phú, đa dạng, mỗi nguồn tài liệu có đặc điểm, tính chất khác nhau, do vậy tác giả Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành như khảo cổ học, văn bản học, phê phán sử liệu, thống kê 4 định lượng… kết hợp với phương pháp nghiên cứu chuyên ngành nhằm nhằm làm rõ chân giả, niên đại, giá trị thông tin từ sử liệu để đạt được hiệu quả khi thực hiện Luận án. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Luận án góp phần nhận thức đầy đủ, toàn diện hơn về chủ đề làng ở Việt Nam và làng Vân. - Lần đầu tiên, qua luận án các lĩnh vực kinh tế, xã hội và văn hóa làng Vân thế kỷ XVII - XIX được nghiên cứu toàn diện trên cơ sở hệ thống các tài liệu được khảo sát, sưu tầm, nghiên cứu ở trong và ngoài làng Vân. - Làng Vân từ thế kỷ XVII - XIX là một làng có sự kết hợp kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp trong bối cảnh làng xã đồng bằng Bắc Bộ, tuy nhiên sự tiêu biểu của các yếu tố trên được kết hợp với vị trí là một lỵ sở của huyện Yên Việt và phân phủ Thiên Phúc đã tạo cho làng Vân có nhiều nét đa dạng, đặc sắc về kinh tế, văn hóa, xã hội. Đồng thời, những nét riêng trên đã hòa nhập vào mối quan hệ với các làng trong khu vực về kinh tế, xã hội và văn hóa. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Luận án khi hoàn thành sẽ có thêm một công trình nghiên cứu về lịch sử làng xã ở tỉnh Bắc Giang và lịch sử làng xã trong phạm vi toàn quốc. Qua đó góp phần nhìn nhận những nét chung và tính đa dạng, riêng biệt của làng xã Việt Nam truyền thống, làm cho nhân dân làng Vân thêm hiểu sâu sắc và tự hào về làng quê của mình. - Các kết quả của Luận án có thể được sử dụng trong việc nghiên cứu, tìm hiểu làng xã, nông thôn xứ Bắc trong lịch sử. Công trình còn có thể là nguồn tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu, biên soạn, giáo dục, truyền về lịch sử địa phương. - Từ kết quả nghiên cứu trong Luận án sẽ góp thêm luận cứ khoa học cho việc đề ra các chính sách, giải pháp đối với phát triển làng nghề, đối với quản lý xã hội ở nông thôn; bảo tồn, phát huy các giá trị di sản lịch sử, văn hóa, đồng thời góp phần vào công việc xây dựng nông thôn mới đang diễn ra. 5 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung của Luận án được trình bày trong 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề. Chương 2: Kinh tế. Chương 3: Xã hội. Chương 4: Văn hóa. 6 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu về làng xã Việt Nam 1.1.1. Các công trình của tác giả người nước ngoài Từ thế kỷ XVII, làng Việt đã được phản ánh trong tài liệu, một số cuốn sách của các thương nhân và giáo sĩ phương Tây. Hiện nay, các tư liệu của Công ty Đông Ấn ở Anh, Hà Lan, Pháp… còn nhiều nguồn tài liệu, trong đó có tài liệu phản ánh về làng ở Việt Nam thế kỷ XVII, XVIII như các cuốn sách: Mô tả Vương quốc Đàng ngoài (S.Baron); Lịch sử Đàng Ngoài (Richard); Vương quốc Đàng Ngoài, Hành trình và truyền giáo (A.de Rhodes); Tập du ký mới và kỳ thú về Vương quốc Đàng Ngoài của Jean Baptiste Tavernier; Một chuyến du hành đến Đàng Ngoài năm 1688 của Dampier William… dù là những ghi chép có đề cập đến làng ở Việt Nam từ sớm với góc độ tiếp cận mô tả, nhật ký hành trình nhưng đó chưa phải là những nghiên cứu chuyên khảo về làng Việt. Cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, trong chiến lược thực dân hóa đất nước ta, với các chính sách vơ vét kinh tế, đàn áp về chính trị, xã hội, thực dân Pháp đã đẩy mạnh việc tìm hiểu, nghiên cứu về làng Việt, từ cơ sở khoa học của việc nghiên cứu đã giúp cho chính quyền thực dân Pháp hiểu rõ hơn từ đó có chính sách cai trị hợp lý. Tiêu biểu là các công trình: Làng xã An Nam ở Bắc Kỳ (P.Ory, 1894); Thành bang An Nam (C.Briffaut, 1909)… Đến năm 1900, Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp (EFEO) được thành lập, với chức năng cơ bản là nghiên cứu khoa học và sưu tầm tài liệu, EFEO đã tập hợp được nhiều nhà khoa học người Pháp, người Việt tham gia vào các hoạt động nghiên cứu, sưu tầm tài liệu. Nhiều chương trình nghiên cứu điền dã, sưu tầm văn bia, khảo tả các công trình kiến trúc như đình, chùa, đền, tháp, quán… được tiến hành. Kết quả đã đem lại một khối lượng tài liệu lớn về lịch sử, văn hóa Việt Nam, trong đó có những nghiên cứu đóng góp về làng ở Việt Nam. Đến những năm 30 và 40 của thế kỷ XX, công việc nghiên cứu về làng có những thành tựu lớn hơn trước. Các tác giả người nước ngoài đã có nhiều công trình khảo sát có giá trị về nghiên cứu làng. Pierre Gourou, Y.Henry là các nhà khoa học 7 người Pháp xuất bản nhiều công trình có giá trị về kinh tế nông nghiệp và người nông dân ở châu thổ Bắc Bộ. Với tác phẩm: Người nông dân châu thổ Bắc Kỳ (1936), tác giả Pierre Gourou phản ánh về đời sống, kinh tế của người ở Bắc Kỳ, tác phẩm mang giá trị khoa học cao. Từ năm 1945 đến năm 1975, tác giả nghiên cứu về làng tiêu biểu như: - Hickey. Gerald. C: Village in Vietnam (Newhaven Yale University Press, 1964). Trong giai đoạn từ 1975 đến năm 1986, các học giả người nước ngoài có một số nghiên cứu về làng ở Việt Nam tiêu biểu như: - James C.Cott: The Moral Economy of Peasant, Newhaven Yale University Press, 1976. - Samuel L.Popkin: The Rational Peasant: The Political Economy of Rural Society in Vietnam, University of California Press, 1978. - Neil Jamieson: The tradition Village in Vietnam, Vietnam Forum 1980. Đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam sau năm 1986 đã tác động đến quan hệ quốc tế trong nghiên cứu khoa học. Nhiều nhà khoa học nước ngoài đã tăng cường nghiên cứu về làng ở Việt Nam. Tác giả Lương Văn Hy (Đại học Toronto, Canada) có tác phẩm: Revolution in the Village (Cách mạng ở làng xã). Insun Yu (Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc) có tác phẩm: Law and Society in Seventeenth and Eighteenth Century Vietnam (Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ XVII - XVIII), Korea University, 1990. Tác giả Insun Yu đã phân tích luật Việt Nam thời Lê, có so sánh và đi sâu vào các nguồn sử liệu; đi sâu phân tích mối quan hệ xã hội trong làng. Đây là công trình chuyên khảo có giá trị của người nước ngoài khi nghiên cứu về làng Việt Nam. Do tiếp cận với các nguồn sử liệu chưa nhiều như văn bia, hương ước, sách tục lệ… do vậy phần sách nghiên cứu về xã hội ở làng Việt Nam vẫn còn những vấn đề cần nghiên cứu toàn diện hơn. Hiện nay, xu hướng nghiên cứu về một làng cụ thể đang được các nhà nghiên cứu ở trong và ngoài nước quan tâm, sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu, nghiên cứu trong một thời gian dài về một làng cụ thể sau đó so sánh với các làng ở khu vực khác, nước khác. Tiêu biểu như Ueda Shinya (Đại học Osaka- Nhật Bản) 8 nghiên cứu về làng Thanh Phước, xã Hương Phong, huyện Hương Trà, Thừa Thiên Huế; Suenari (Nhà Nhân học người Nhật Bản) nghiên cứu làng Triều Khúc, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội, sau đó viết cuốn sách Nghi lễ tổ tiên ở Việt Nam: Đời sống xã hội làng Triều Khúc (1998); Iwai Misaki (Đại học Kanda Nhật Bản) nghiên cứu về làng Trang Liệt (nay là phường Trang Hạ, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). 1.1.2. Các công trình của các tác giả trong nước Khi thực hiện cuộc cải lương hương chính do Chính quyền Pháp thực hiện năm 1921, 1927, nhiều học giả đã tập trung nghiên cứu về phong tục ở nông thôn và bàn luận nhiều về chủ trương cải lương hương chính. Tiêu biểu như: Đỗ Thiện: Cải lương hương chính trong Nam Phong (số 99 năm 1925); Hoàng Hữu Đôn: Cải lương hương tục trong Nam Phong (số 37, năm 1920); Nguyễn Như Ngọc: Bàn về góp phần cải lương hương chính, trong Nam Phong (số 41, năm 1920)… Trong khoảng thời gian này, nhiều công trình khác của các tác giả người Pháp, người Việt tiếp tục phản ánh về các lĩnh vực liên quan đến làng Việt như: Luận về cái đình và tục thờ cúng thành hoàng làng ở làng xã Bắc Kỳ của Nguyễn Văn Khoan (1930). Nhiều nhà nghiên cứu ở Việt Nam đã có các tác phẩm: Vấn đề dân cày của Qua Ninh và Vân Đình (1937). Xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác để tìm hiểu về người nông dân thời thuộc địa, các tác giả đã quan tâm đến vấn đề đời sống, ruộng đất của người nông dân. Cùng thời điểm này, Học giả Đào Duy Anh có tác phẩm Việt Nam văn hóa sử cương (1938). Năm 1939, Vũ Văn Hiền có tác phẩm Sở hữu công ở Bắc Kỳ; Góp phần nghiên cứu lịch sử pháp luật và kinh tế công điền công thổ nước An Nam. Học giả Nguyễn Văn Huyên xuất bản cuốn sách Văn minh Việt Nam, nghiên cứu về làng xã dưới góc độ dân tộc học. Nội dung của công trình này có nhiều khảo tả về làng ở Việt Nam. Năm 1945, Phan Kế Bính viết cuốn Việt Nam phong tục, cuốn sách đã cung cấp cho độc giả nhiều nội dung về đời sống, về sinh hoạt văn hoá và các lễ nghi trong làng. Các công trình nghiên cứu về làng trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã thu thập được một khối lượng lớn những tư liệu nằm ở các địa phương, nhờ vào 9 đó các nhà nghiên cứu có điều kiện tra cứu tư liệu để phản ánh sinh động, phong phú về hiện thực các làng. Các học giả đã tiến hành nghiên cứu kinh tế nông nghiệp và đời sống ở làng trên cơ sở tư liệu về sở hữu ruộng đất. Các công trình khoa học về làng được khảo cứu công phu, hệ thống hóa các phong tục tập quán và các mặt của đời sống xã hội nông thôn. Tuy nhiên, những công trình đó chủ yếu chỉ là mô tả, chưa phản ánh được tính đa dạng của làng xã Việt Nam, chưa đi sâu lý giải được những hiện tượng văn hóa, xã hội… trong mối quan hệ với điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái và hoàn cảnh lịch sử. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 vừa thành công, ngay sau đó là cuộc Kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược với 9 năm đã chi phối và tác động đến nghiên cứu về làng Việt. Do vậy, thời gian này ít công trình nghiên cứu về làng Việt. Tuy vậy, tiêu biểu trong giai đoạn này là bản luận án tiến sĩ kinh tế học Đại học Đông Dương (1950): Nền kinh tế công xã Việt Nam của Vũ Quốc Thúc. Sau năm 1954, do điều kiện lịch sử mới đã tác động đến việc nghiên cứu về làng xã. Do đất nước Việt Nam bị chia cắt làm hai miền Nam - Bắc, tác động của chiến tranh ác liệt, của thể chế chính trị ở hai miền khác nhau, học giả của hai miền không có quan hệ hợp tác nghiên cứu, do vậy khuynh hướng nghiên cứu về làng khác nhau. Các nhà nghiên cứu ở miền Bắc trên cơ sở lí luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng Mác - Lê Nin quan tâm đến cơ sở kinh tế của làng, nhất là về chế độ sở hữu ruộng đất, cơ cấu kinh tế xã hội của làng nhằm làm sáng tỏ diễn trình của hình thái kinh tế xã hội và vai trò của giai cấp nông dân trong lịch sử, trong đấu tranh giai cấp và chống ngoại xâm. Điển hình như Xã thôn Việt Nam của Nguyễn Hồng Phong (1958); Chế độ ruộng đất và kinh tế nông nghiệp thời Lê sơ của Phan Huy Lê (1959); Viện kinh tế học có các công trình: Kinh tế Việt Nam 1945 - 1960 (Hà Nội, 1960); Cách mạng ruộng đất ở Việt Nam (Hà Nội, 1968)… Qua các công trình này, các tác giả đã cho biết về chính sách ruộng đất của nhà nước trung ương, những biểu hiện trong phân phối, sở hữu ruộng đất, những quan hệ, tổ chức, sinh hoạt làng trong lịch sử. Khuynh hướng phổ biến của các nghiên cứu trong giai đoạn này là việc tìm hiểu những đặc trưng kinh tế, xã hội của làng xã nhằm phục vụ cho sự nghiệp tập thể hoá nông thôn và phát huy truyền thống cộng đồng trong sản xuất 10 và đời sống, đề cao nghĩa vụ phục vụ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Các nghiên cứu đã khái quát những mặt tích cực, hạn chế của nông thôn truyền thống, mô tả được bức tranh về lịch sử chế độ ruộng đất ở đồng bằng Bắc Bộ qua nguồn sử liệu chủ yếu là các bộ sử biên niên và một số thư tịch ở địa phương. Các nhà nghiên cứu ở miền Nam do ít có điều kiện đi khảo sát thực địa, họ quan tâm đến làng miền Bắc chủ yếu dựa vào các ghi chép trong tư liệu cũ để biên soạn các công trình về phong tục tập quán, lễ hội, tôn giáo, tín ngưỡng. Cuối những năm 60 của thế kỷ XX, tác giả Toan Ánh đã cho ra đời bộ sách Nếp cũ gồm 6 tập: Hội hè đình đám (hai quyền thượng, hạ), Tín ngưỡng Việt Nam (hai quyển thượng, hạ), Con người Việt Nam và Làng xóm Việt Nam. Đây là bộ sách khảo tả, cung cấp nhiều tài liệu về phong tục, văn hóa làng Việt Nam. Đối với làng ở miền Nam, các nhà nghiên cứu miền Nam nghiên cứu về quá trình khai phá vùng đồng bằng sông Cửu Long và sự thành lập, phát triển của các thôn, ấp ở vùng này. Tiêu biểu như Nguyễn Văn Hầu: Thoại Ngọc Hầu và những cuộc khai phá miền Hậu Giang (Sài Gòn, 1972); Phan Khoang: Việt sử xứ Đàng Trong 1558 - 1777 (Sài Gòn, 1970); Sơn Nam: Lịch sử khẩn hoang miền Nam (Sài Gòn, 1973). Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước kết thúc, mở đầu cho thời kỳ mới đã có nhiều nghiên cứu về làng xã, tiêu biểu bộ sách gồm hai tập Nông thôn Việt Nam trong lịch sử của Viện Sử học (1977, 1978). Công trình này đã nghiên cứu về làng xã cổ truyền ở Việt Nam trong nhiều lĩnh vực như quan hệ sở hữu ruộng đất; hệ tư tưởng; thiết chế chính trị, xã hội; vai trò của làng trong đấu tranh bảo vệ đất nước… Các công trình nghiên cứu về làng giai đoạn này có nhiều công trình chuyên sâu về một làng cụ thể hoặc từng lĩnh vực của các làng Việt. Một số chuyên khảo về làng tiểu biểu như tác phẩm Chế độ ruộng đất ở Việt Nam từ thế kỷ XI- XVIII của tác giả Trương Hữu Quýnh, thông qua công trình này, tác giả đã phân tích, khảo tả về sở hữu ruộng đất của nhà nước trung ương, tác giả đã cung cấp về thực trạng sở hữu ruộng đất ở làng. Tác phẩm Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ của tác giả Trần Từ (1984), đây là chuyên khảo có nhiều giá trị khoa học trong nghiên cứu về cơ cấu tổ chức xã hội của làng Việt. Tác phẩm: Lệ làng phép nước của Bùi Xuân Đính (1985) đã đi sâu phân tích về mối quan hệ giữa phong tục tập quán của 11 làng với luật pháp của nhà nước. Chuyên khảo của Nguyễn Đức Nghinh (1979, 1980): Mấy nét phác thảo về chợ làng (qua những tài liệu các thế kỷ XVII, XVIII); Chợ Chùa ở thế kỷ XVII, từ nguồn sử liệu chủ yếu là văn bia, tác giả đã lý giải sự hình thành, mô mô, sở hữu, hệ thống chợ làng chủ yếu ở miền Bắc. Việc nghiên cứu về một làng cụ thể được đẩy mạnh. Nhiều công trình nghiên cứu về những làng có nhiều người biết đến vì là quê hương của các nhân vật lịch sử như Mộ Trạch, Đông Ngạc… một số làng nghề như Bát Tràng, Thổ Hà, Ngũ Xá, Hiền Lương…Những công trình nghiên cứu này tiêu biểu cho việc nghiên cứu trường hợp. Do vậy có thể tham khảo cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu khi chúng tôi nghiên cứu về làng Vân. Do điều kiện của lịch sử nên việc hợp tác nghiên cứu về làng Việt của các học giả Việt Nam và người nước ngoài hầu như không có. Các tác giả là người nước ngoài thời gian này ít có điều kiện tiếp cận với các nguồn sử liệu vốn phong phú, đa dạng phản ánh về làng Việt nên kết quả có những hạn chế. Trong khi đó, các tác giả là người Việt Nam nghiên cứu làng Việt dù được tiếp cận nhiều nguồn tài liệu phong phú nhưng phương pháp tiếp cận và nghiên cứu còn cảm quan, cá nhân, chưa tổ chức nghiên cứu nhóm… Tựu trung lại, giai đoạn năm 1975 - 1986, các nghiên cứu về làng đã được tiếp cận và nghiên cứu toàn diện hơn giai đoạn trước. Nguồn sử liệu được sử dụng sâu, rộng hơn. Do vậy đã có nhiều chuyên khảo giá trị về làng. Khuynh hướng nghiên cứu trường hợp từ một làng cụ thể đã xuất hiện và đây là một hướng đi mới. Tháng 4 năm 1986, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội đã tổ chức Hội thảo khoa học: Làng xã và vấn đề xây dựng nông thôn mới. Qua Hội thảo, các nhà khoa học nhìn nhận làng Việt Nam với những ưu việt, hạn chế để đưa ra những luận cứ khoa học góp phần phục vụ cho công cuộc thực hiện đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra vào tháng 12 năm 1986 đã đề ra đường lối đổi mới đất nước. Bối cảnh của công cuộc đổi mới đã tạo điều kiện, đặt nhiệm vụ cho khoa học xã hội và nhân văn trong đó có sử học nghiên cứu về làng xã. Trong giai đoạn này được coi là thời kỳ phát triển mạnh với nhiều thành tựu khả quan nghiên cứu về làng. 12 Các công trình có đóng góp về cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu làng Việt của tác giả Hà Văn Tấn (1987): Làng, liên làng và siêu làng - Mấy suy nghĩ về phương pháp; Diệp Đình Hoa chủ biên (1990) công trình: Tìm hiểu làng Việt. Phan Huy Lê (1991): Làng xã cổ truyền của người Việt: tiến trình lịch sử và kết cấu kinh tế - xã hội; Phan Đại Doãn (2001): Làng xã Việt Nam, một số vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội; Nguyễn Quang Ngọc (2009): Một số vấn đề làng xã Việt Nam… Các công trình đã tiếp cận khái niệm, sự hình thành làng, xã, thôn trong lịch sử, cái nhìn tổng quát về làng xã; phân tích và từng bước làm rõ về bản chất của làng qua các lĩnh vực từ diện mạo, kinh tế, xã hội, văn hóa.... Hàng chục công trình chuyên khảo nghiên cứu toàn diện hoặc cụ thể như nghiên cứu về kinh tế, xã hội làng; về kinh nghiệm tổ chức, quản lý xã thôn đã ra đời như: Kinh nghiệm tổ chức quản lý nông thôn Việt Nam trong lịch sử (1993) của Phan Đại Doãn, Nguyễn Quang Ngọc; Về một số làng buôn ở đồng bằng Bắc Bộ thế kỷ XVIII - XIX của tác giả Nguyễn Quang Ngọc (1993); Một làng Việt cổ truyền ở đồng bằng Bắc Bộ của tác giả Nguyễn Hải Kế (1996); Làng Việt Nam đa nguyên và chặt (2006) của khoa Lịch sử, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn; Tìm lại làng Việt xưa (2006) và Hương ước cổ làng xã đồng bằng Bắc Bộ (2010) của tác giả Vũ Duy Mền; Hành trình về làng Việt cổ (2008) của Bùi Xuân Đính; Từ làng đến nước (2010) của Phan Đại Doãn… Trong các công trình trên, các tác giả Phan Đại Doãn, Nguyễn Quang Ngọc từ hiện thực lịch sử của hệ thống chính quyền làng xã nêu lên các luận cứ về kinh nghiệm tổ chức quản lý nông thôn góp phần giúp cho công cuộc quản lý nông thôn đang trong quá trình đổi mới đất nước. Tác giả Nguyễn Quang Ngọc với Luận án Tiến sĩ sử học: Một số làng buôn ở đồng bằng Bắc Bộ đã làm rõ tình hình thương nghiệp, kinh tế, xã hội, văn hóa ở các làng buôn thế kỷ XVIII - XIX. Tác giả Nguyễn Hải Kế từ các nguồn sử liệu đã tập trung nghiên cứu về làng Dục Tú, huyện Đông Anh. Đây là công trình chuyên khảo qua việc nghiên cứu trường hợp. Tác giả Bùi Xuân Đính với tác phẩm: Hành trình về làng Việt cổ (2008) đã nghiên cứu từ nguồn tài liệu Hán Nôm kết hợp với tài liệu điền dã hàng chục năm nghiên cứu ở 14 làng ở Hà Nội. Tác giả có hàng chục công trình và chọn đề tài làng xã là nghiên cứu cả đời của mình. Tác giả Vũ Duy Mền sau hàng chục năm lấy làng xã là hướng nghiên cứu 13 chủ yếu, đã điền dã nhiều vùng quê ở đồng bằng Bắc Bộ, sau đó cho ra đời tác phẩm: Hương ước cổ làng xã đồng bằng Bắc Bộ. Với nguồn sử liệu phong phú, tác giả đã tiếp cận từ khái niệm hương ước, khoán ước đến sự hình thành hương ước, nội dung, đặc điểm và vai trò của hương ước đối với đời sống cộng đồng làng xã. Tác giả Vũ Duy Mền (chủ biên) đã có công trình nghiên cứu so sánh hương ước làng xã Bắc Bộ Việt Nam với luật làng Kanto Nhật Bản (thế kỷ XVII - XIX). Đây là nghiên cứu tiêu biểu về việc sử dụng phương pháp nghiên cứu so sánh giữa làng xã Bắc Bộ và làng Kanto ở Nhật Bản. Đây là hướng nghiên cứu mới. Trong khía cạnh nghiên cứu lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam có công trình: Làng xã Việt Nam trong kháng chiến chống ngoại xâm (Từ thế kỷ X đến cuối thế kỷ XIX) (2006). Trong các công trình bàn về lý luận, phương pháp nghiên cứu về làng Việt, tác giả Nguyễn Quang Ngọc có chuyên luận: Đổi mới cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu lịch sử làng xã Việt Nam. Tác giả đã khái quát tầm quan trọng của việc nghiên cứu về làng xã, đánh giá thực trạng nghiên cứu về làng xã, nêu lên những hạn chế nghiên cứu về làng xã. Từ việc chỉ ra các hạn chế, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm xử lý hiệu qủa các mối quan hệ: Giữa nghiên cứu tổng thể và nghiên cứu cụ thể; giữa nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu gắn với nhu cầu của cuộc sống thực tiễn, xử lý mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại trong bài toán phát triển bền vững nông thôn; sử dụng đồng thời và hiệu quả các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành và nghiên cứu liên ngành, đa ngành các phương pháp nghiên cứu truyền thống và hiện đại; phối hợp chặt chẽ giữa nghiên cứu của các chuyên gia trong và ngoài nước; nghiên cứu so sánh giữa các vùng, các loại hình làng xã trong nước, khu vực và trên thế giới. Đó cũng là những định hướng, giải pháp mà chúng tôi có thể kế thừa và khắc phục những hạn chế những nghiên cứu về làng xã của các nghiên cứu đi trước. Trong tác phẩm Lịch sử Việt Nam truyền thống và hiện đại của Vũ Minh Giang [37], tác giả đã dành các phần II, phần III trong tổng thể 4 phần của cuốn sách nghiên cứu về các lĩnh vực của đời sống làng xã như vấn đề ruộng đất, kinh tế - xã hội Việt Nam thế kỷ XV - XVII; thiết chế làng xã cổ truyền và quá trình dân 14 chủ hóa ở nước ta; giới thiệu các phương pháp tiếp cận mới… Tác giả đã lý giải những di sản của làng xã, vận dụng trong đời sống hiện tại, đồng thời bàn về các phương pháp, cách tiếp cận mới khi nghiên cứu sử học nhất là nghiên cứu khu vực học… Một số nghiên cứu về làng với cách tiếp cận nghiên cứu trường hợp như tác giả Bùi Thị Tân (1994): Tình hình ruộng đất và phương thức sử dụng ruộng đất công ở làng Câu Hoan (huyện Hải Lăng - Quảng Trị) thế kỷ XIX. Mai Phương Ngọc (2013): Cơ cấu kinh tế, xã hội và văn hóa xã Hoằng Lộc (Hoằng Hóa, Thanh Hóa) thời kỳ trung đại. Nhóm nghiên cứu của Đại học quốc gia Hà Nội dưới sự điều hành của tác giả Phan Huy Lê đã triển khai chương trình: Tư liệu địa bạ. Đây là nguồn tư liệu lớn, có thể góp phần tìm hiểu sâu sắc về ruộng đất ở các làng vào thế kỷ XIX. Do vậy, công trình nghiên cứu này góp phần nghiên cứu tình hình sở hữu ruộng đất, chất lượng đất… về làng vào thế kỷ XIX. Tiêu biểu cho công trình nghiên cứu về Địa bạ có công trình: Chính sách quân điền năm 1839 ở Bình Định qua tư liệu địa bạ của Phan Phương Thảo (2004). Bằng phương pháp thống kê chọn mẫu qua nghiên cứu địa bạ ở 2 thời điểm khác nhau nửa đầu thế kỷ XIX, tác giả đã làm rõ tình hình sở hữu ruộng đất nửa đầu thế kỷ XIX và chủ trương quân điền năm 1839 ở Bình Định, sở hữu ruộng đất ở Bình Định trước chính sách quân điền năm 1839 qua Địa bạ Gia Long. Các công trình nghiên cứu về Địa bạ trên góp phần nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp làng xã, đồng thời sử dụng phương pháp định lượng trong xử lý tài liệu đám đông từ Địa bạ từ đó đưa ra nhiều luận cứ khoa học về tình hình ruộng đất thời Nguyễn. Do nhu cầu nghiên cứu về nông thôn, nông nghiệp, nông dân đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công cuộc đổi mới, hiện đại hoá đất nước, do vậy ngày càng có nhiều Hội thảo khoa học, nhiều Chương trình hợp tác nghiên cứu có quy mô về làng Việt được tiến hành. Tiêu biểu như Hội thảo Quốc tế về Việt Nam học (đến nay tổ chức 4 lần); Chương trình hợp tác Việt - Pháp; Chương trình hợp tác Việt Nhật… Các tác giả đã đưa ra nhiều cách đánh giá, nghiên cứu về nông thôn Việt Nam. Nhiều vấn đề của làng được đặc biệt quan tâm nghiên cứu. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan