Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Kinh tế và quản lý công nghiệp...

Tài liệu Kinh tế và quản lý công nghiệp

.PDF
371
408
146

Mô tả:

_ _ _ _ :■ ĩ Ĩ W * I BỘ G IẨ O D Ụ C V À Đ À O T Ạ O TRƯ Ờ NG Đ Ạ I H Ọ C K IN H T E Q U O C DÂN GT.0000020352 WEU 1 I®!** K i . # Đồng chủ biên: GS. TS. Nguyễn Đ ình Phan GS. TS. N guyễn K ếT u ấ n , Giáo trình CÔNG NGHIỆP JGUYEN 'C LIỆU 1 NHÀ X U Ấ T BẢN ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TÊ Q ư ố c DÂN KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH b o Ê O OS Đổng chủ biên: GSỂTS. NGUYỄN ĐÌNH PHAN GS.TS. NGUYỄN KẾ TUẤN KINH TÊ VÀ QUẢN LÝ c a n g n g h iệ p N H À XU Ấ T BẢN ĐẠI H Ọ C K IN H TÊ' Q u ố c DÂN Lời nói đẩu LỜI NỐI ĐẤU Giáo trình Kinh tế và quản lý công nghiệp do GS.TS. Nguyễn Đình Phan chủ biên được biên soạn năm 1997 và tái bản năm 2000. Giáo trình này đã kế thừa có chọn lọc giáo trình Kinh tế công nghiệp xuất bàn năm 1986 do PGS. Nguyễn Lang và PGS. Nguyễn Hồ Phương chù biên, và giáo trình Kinh tế và quàn lý công nghiệp xuất bàn năm 1992 do GS.TS. Nguyễn Đình Phan chù biên. Nhàm đáp ứng yêu cầu đào tạo cán bộ quàn lý kinh tế và quản trị kinh doanh, Bộ môn Kinh tế, Quản trị kinh doanh công nghiệp và xây dựng thuộc Khoa Quản trị kinh doanh Trường Đại học Kinh tế quốc dân, tiến hành tái bản lần thứ 2 giáo trình Kinh tế và quản lý công nghiệp. Trong lần tái bản này, kết cấu chung của giáo trình vẫn được giữ nguyên như lần xuất bản năm 1997, nhưng nhiều nội dung của các chương đã được sừa chữa và bổ sung theo tinh thần cập nhật những kiến thức mới và phù hợp với quá trình xây dụng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Tham gia sửa chừa và bổ sung cuốn giáo trình này có: - GS.TS. Nguvễn Kế Tuấn, Trưởng khoa Quản trị kinh doanh, chù biên và phụ trách các chương I, II, XV và XVI. - GS.TS. Nguyễn Đình Phan, Chủ tịch Hội đồng trường, đồng chù biên và phụ trách các chương III và IV. - PGS.TS. Lê Công Hoa, Phó trưởng khoa Quàn trị kinh doanh, phụ trách các chương XI và XII. - PGS.TS. Trương Đoàn Thể, Trưởng bộ môn Quản trị chất lượng, phụ trách chương VI. - PGS.TS. Vũ Minh Trai, Trưởng phòng Hành chính tồng hợp, phụ trách chương IX. - TS. Trương Đức Lực, giáo viên Bộ môn Kinh tế, Quàn trị kinh doanh công nghiệp và xây dựng, phụ trách các chương X và XIII. - ThS. Trần Thị Thạch Liên, Phó trưởng bộ môn Kinh tế, Quản trị kinh doanh cône nahiệp và xây dựng, phụ trách các chương VIII và XIV. 3 m KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP ThS. Mai Xuân Được, giáo viên Bộ môn Kinh tế, Quàn trị kinh doanh công nghiệp và xây dựng, phụ trách các chương VII và VIII. GS.TS. Nguyễn Kế Tuấn phụ trách biên tập chung toàn bộ giáo trình. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc sửa chừa và bổ sung cho lần tái bản này, nhưng giáo trình không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Tập thể tác giả mong nhận được ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp, các nhà nghiên cứu và anh chị em sinh viên. Hà Nội, tháng 5 năm 2007 T ập thể tác giả 4 Phẩn thứ nhất: Xây dựng và phát triển công nghiệp Phần thứ nhất XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP 5 IMIN11 11 VA UUAN LY CONG NGHIEP Đê thực hiện các hoạt động đó, dưới sự tác động của phân công lao động xã hội trên cơ sở phát triển khoa học công nghệ, trong nền kinh tế quôc dân hình thành hệ thống các ngành công nghiệp: khai thác, chế biến và dịch vụ sửa chữa. Xét trong tổng thể quá trình tái sàn xuất xà hội, khai thác là hoạt động khởi đâu toàn bộ quá trình sản xuất công nghiệp. Hoạt động này có nhiệm vụ căt đứt mối liên hệ trực tiếp của đối tượng lao động với điêu kiện tự nhiên. Chê biên là hoạt động sử dụng các tác động cơ học, lý học, hoá học và sinh học làm thay đổi hình thức, tính chất, kích thước của các loại nguyên liệu nguyên thuỷ để tạo ra các sản phẩm trung gian và tiếp tục chế biến ra các sản phẩm cuối cùng đưa vào sừ dụng trong sản xuất và sinh hoạt. Từ một loại nguyên liệu, hoạt động chế biến có thể tạo ra một loại sản phẩm hoặc nhiều loại sản phẩm có giá trị sừ dụng khác nhau. Trong chế biến công nghiệp, một loại sản phẩm thường được tạo thành từ những loại nguyên liệu khác nhau. Sản phẩm trung gian là kết quả của hoạt động chế biến nguyên liệu nguyên thuỷ và được sử dụng làm nguyên liệu cho các quá trình chế biến tiếp theo. Sản phẩm cuối cùng là sản phẩm đã bảo đàm đủ các yêu cầu cần thiết cho sản xuất hoặc tiêu dùng cá nhân. Sửa chữa là một loại hoạt động dịch vụ quan trọng nhằm phục hồi giá trị sử dụng của một số loại máy móc thiết bị và vật phẩm tiêu dùng sau một thời gian sừ dụng nhất định. Dịch vụ sửa chừa công nghiệp là loại hoạt động ra đời sau so với hoạt động khai thác và chế biến. Lúc đầu, loại hoạt động này được thực hiện trực tiếp bằng những người sử dụng máy móc và vật phẩm tiêu dùng. Sau đó, do quy mô yêu cầu sửa chữa tăng lên, hoạt động này được tách khòi quá trình sử dụng trực tiếp và trở thành một lĩnh vực chuyên môn hoá do những bộ phận độc lập thực hiện. Sự phát triển dịch vụ sửa chữa giữ vị trí trọng yếu trong quá trình sản xuất, nó vừa bảo đảm tiết kiệm của cải vật chất, vừa là điều kiện bảo đảm quá trình sản xuất của các ngành diễn ra bình thường và an toàn. Mối quan hệ giữa hoạt động khai thác, chế biến và sửa chữa các sản phẩm công nghiệp được khái quát trong sơ đồ dưới đây (sơ đồ 1.1 )ẽ 7.2ề N hữ ng đặc trưng chủ yếu của công nghiệp Quá trình sản xuất xã hội là sự tổng họp của hai mặt: mặt kỹ thuật của sản xuất và mặt kinh tế - xã hội của sản xuất. Do sự phát triển của phân công lao động xã hội, các ngành sản xuất vật chất được chia thành nhiều ngành kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, xây dựng... Song, xét trên phương diện sự khác biệt về công nghệ sản xuất, 8 Chương một: Con đường phát triển và vai trò của công nghiệp công nghiệp và nông nghiệp được coi là hai ngành lớn có tính chất đại diện, còn các ngành kinh tế khác chỉ là những dạng đặc thù của hai ngành này. Từ đó, việc xem xét các đặc trưng của công nghiệp chủ yếu là xem xét sự khác biệt giữa công nghiệp và nông nghiệp trên hai mặt kỹ thuật sàn xuất và kinh tế - xã hội của sản xuất. Các đặc trưng về kỹ thuật sản xuất của công nghiệp được thể hiện trên những khía cạnh chủ yếu sau đây: - về công nghệ sản xuất Sản xuất công nghiệp chủ yếu sử dụng các phương pháp cơ học, lý học hoá học và quá trình sinh học làm thay đổi hình dáng, kích thước và tính chất của nguyên liệu để tạo ra các sản phẩm phục vụ sản xuất hoặc sinh hoạt; trong khi đó, sản xuất nông nghiệp chủ yếu sử dụng các quá trình sinh học thể hiện ở quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng và con vật nuôi. Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, các phương pháp cơ học, lý học, hoá học (làm đất, bón phân, sừa dụng các chế phẩm hoá học...) chỉ là những tác động làm cây trồng và con vật nuôi thích ứng với điều kiện môi trường tự nhiên hoặc thúc đẩy rút ngắn chu kỳ sản xuất nông nghiệp. Nghiên cứu đặc trưng về công nghệ sàn xuất có ý nghĩa quan trọng với việc tổ chức sàn xuất và ứng dụng những thành tựu mới của khoa học công nghệ thích úng với mỗi ngành. - về sự biến đổi cùa đối tượng lao động sau mỗi chu kỳ sản xuất Sau mồi giai đoạn của quá trình công nghệ, các đối tượng lao động nguyên liệu của công nghiệp có sự thay đổi về hình dáng, kích thước, tính chất. Trong sàn xuất công nghiệp, từ một loại nguyên liệu có thê tạo ra nhiều loại sàn phẩm có giá trị sử dụng khác nhau. Trong khi đó, trong quá trình sản xuất nông nghiệp, đối tượng lao động, gôm các loại động, thực vật khác nhau, có thể có sự thay đổi về hình dáng, kích thước, nhưng cuối quá trình sản xuất, người ta lại thu được sản phẩm giống như nguyên liệu ban đầu nhưng với khối lượng lớn hơn. Nghiên cứu đặc trưng này của sản xuất công nghiệp, ngoài việc thấy rõ hơn khả năng của sàn xuất công nghiệp, còn có ý nghĩa thiêt thực với việc tổ chức sản xuất và tổ chức lao động trong công nghiệp. 9 MNH 11 VA UUAN LY CONG NGHIEP S ơ đô i.7 Ể ’ M ôi quan hệ giữa các hoạt động khai thác, ché biến và sửa chữa công nghiệp Sản phẩm cuối cùng sử dụng trong sản xuất và sinh hoạt Sửa chữa mảy móc và vật phẩm tiêu dùng Chế bỉế n công đoạn thứn > 1 Phế thải tronịị sản XIlất Chế biế n công đoạn thứ 2 Nguồn nguyên liệu tái sinh Chế biế n công đoạn fhứ 1 Khai th ác tài ngu)lên 10 Ị Chương một: Con đường phát triển và vai trò của công nghiệp - về công dụng kinh tế của sản phẩm Trong khi sản phẩm nông nghiệp chủ yếu đáp ứng nhu cầu ăn uống của con người và dùng làm nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, thì sản phẩm công nghiệp có khả năng đáp ứng hầu hết mọi nhu cầu của sản xuất và đời sống, phát triển khoa học công nghệ của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Công nghiệp là ngành kinh tế duy nhất sản xuất các loại tư liệu lao động, từ những công cụ, dụng cụ thủ công đơn giản, tới hệ thống máy móc có trình độ hiện đại. Do vậy, sự phát triển công nghiệp có tác động trực tiếp và to lớn đến quá trình hiện đại hoá nền kinh tế, phát triển sản xuất và nâng cao mức sống của dân cư. - về mức độ ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến quá trình sàn xuất Sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên nhiều hơn so với sản xuất công nghiệp. Các yếu tố thổ nhưỡng, địa hình, thời tiết, khí hậu...được coi là điều kiện không thể thiếu để phát triển trồng trọt và chăn nuôi. Trong quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, việc bố trí các loại cây trồng, con vật nuôi phải bảo đảm thích ứng với điều kiện tự nhiên của từng vùng. Tuy các thành tựu khoa học công nghệ được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, nhưng tình trạng phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên của sản xuất nông nghiệp vẫn không thể khắc phục được. Trong khi đó, các ngành công nghiệp khác nhau chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên với những mức độ khác nhau: các ngành công nghiệp khai thác chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên với mức độ lớn hơn các ngành công nghiệp chế biển. Với sự phát triển khoa học công nghệ, công nghiệp có thể phát triển mạnh ngay cả khi điều kiện tự nhiên không thuận lợi. Đặc điểm này cho thấy công nghiệp có khả năng sản xuất cao hơn nông nghiệp và các ngành kinh tế khác và vai trò chủ đạo của công nghiệp trong nền kinh tế được xác định như một vấn đề tất yếu. Các đặc trưng về kinh tế - xã hội của công nghiệp được biểu hiện trên những khía cạnh chù yếu sau đây: - về trình độ xã hội hoả sản xuất Công nghiệp là ngành có trình độ xã hội hoá cao. Một sản phẩm công nghiệp thường lậ kểt tinh lao động của nhiều đơn vị khác nhau, các đơn vị này có thể cùne trong một tổ chức, hoặc thuộc những tô chức khác nhau được phân bố ờ những địa điểm khác nhau, thậm chí ở các nước khác nhau. Sự liên kết giữa chúng, từ khâu nghiên cứu thiết kế sản phẩm, đến khâu tiêu 11 KINH TẾ VÁ QUẢN LÝ CỒNG NGHIỆP thụ sản phẩm và thực hiện những dịch vụ sau bán hàng tạo thành chuồi liên kết có sự ràng buộc chặt chẽ với nhau. Quan hệ liên kết này không chi được thực hiện giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành, mà còn được thực hiện giữa các ngành khác nhau, không chi giữa các doanh nghiệp trong phạm vi một nước, mà còn ở phạm vi giữa các nước. Trong khi đó, sản xuất nông nghiệp ngày nay cũng đạt tới trình độ xã hội hoá nhất định, nhưng ở trình độ thấp hơn nhiều so với công nghiệp. Các khâu cùa quá trình sản xuất có thể được thực hiện ở phạm vi hẹp, thậm chí chỉ ở phạm vi hộ nông dân. - về đội ngũ lao động Sự phát triển công nghiệp kéo theo sự phát triển đội ngũ lao động công nghiệp. Do những đặc trưng về kỹ thuật sản xuất, công nghiệp đại diện cho phương thức sản xuất mới, lao động công nghiệp có tư duy, tác phong và kỷ luật cao, nhanh nhạy với sự thay đổi của môi trường và có những đổi mới mang tính cách mạng. Sự phát triển, mở rộng quy mô và nâng cao trình độ phát triển công nghiệp, dẫn đến sự phát triển đội ngũ lao động công nghiệp cả về mặt số lượng và chất lượng. Trong khi đó, vốn dĩ gắn với nền sản xuất nông nghiệp phân tán, trình độ kỹ thuật thấp, lao động nông nghiệp có chất lượng thấp hơn, tính bảo thủ cao hơn, sự đổi mới và khả năng thích ứng với cái mới chậm hơn so với lao động công nghiệp. Hom nữa, tươne ứng với sự thay đổi vị trí các ngành trong cơ cấu kinh tế, tỷ trọng lao động nông nghiệp trong cơ cấu lao động xã hội ngày càng giảm. Liên minh giữa giai cấp công nghiệp và giai cấp nông dân là nhân tố bảo đảm sự thành công của cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa, nhưng trong đó, giai cấp công nghiệp luôn giữ vai trò lãnh đạo. - về quản lý công nghiệp Do trình độ kỹ thuật của sản xuất ngày càng hiện đại, trình độ xã hội hoá sản xuất ngày càng được nâng cao, phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc, quản lý quá trình sản xuất công nghiệp được thực hiện hết sức chặt chẽ và khoa học. Đó là điều kiện để bảo đảm quá trình sản xuất diễn ra liên tục với hiệu quả kinh tế cao. Các phương pháp quản lý công nghiệp ngày càng được hoàn thiện gắn liền với việc ứng dụng những thành tựu mới của khoa học công nghệ và để bảo đảm thích ứng với trình độ khoa học công nghệ ngày càng hiện đại. Các mô hình và phương pháp quàn lý công nghiệp thường được coi là hình mẫu cho đổi mới quản lý của các ngành kinh tế quốc dân, trong đó có nông nghiệp. 12 gp Chương một: Con dường phát triển và vai trò của công nghiệp Nghiên cứu các đặc trưng của công nghiệp cho phép thấy rõ hơn những ưu thế của công nghiệp, điều kiện bảo đảm công nghiệp có được vai trò lãnh đạo dẫn dắt các ngành kinh tế quốc dân trong quá trình xây dựng nền sàn xuất lớn. 2. Phân loại công nghiệp Một trong những nhiệm vụ quan trọng quản lý là phải xác định rõ đối tượng quản lý. Đối tượng quản lý công nghiệp là hệ thống công nghiệp. Với sự phát triển của khoa học - công nghệ và phân công lao động xã hội, công nghiệp phát triển thành một hệ thống phức tạp với nhiều bộ phận khác nhau, các bộ phận ấy được xác định theo những căn cứ khác nhau và có những đặc trưng khác nhau. Phân loại hệ thống công nghiệp thực chất là xác định những tiêu chí để phân chia công nghiệp thành những bộ phận khác nhau làm cơ sở để xác định những nội dung và phương thức quản lý phù hợp hướng tới mục tiêu phát triển hài hoà và có hiệu quà các bộ phận ấy. Dưới đây sẽ trình bày một số cách phân loại công nghiệp đang được áp dụng ở Việt Nam. 2.1. Phân loại căn cứ vào công dụng kinh tế của sản phẩm Xem xét công dụng kinh tế của sản phẩm là xem xét một cách tổng quát sản phẩm công nghiệp đáp ứng nhu cầu tiêu dùng sản xuất hay nhu cầu tiêu dùng cá nhân. Những sản phẩm công nghiệp đáp ứng nhu cầu tiêu dùng sản xuất, gọi là tư liệu sàn xuất, được xếp vào nhóm A. Còn những sản phẩm công nghiệp đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân, gọi là tư liệu tiêu dùng, được xếp vào nhóm B. Theo đó, sản phẩm của hệ thống công nghiệp được phân chia thành nhóm A và nhóm B. Trong thực tế, người ta thường có quy ước xếp các doanh nghiệp công nghiệp sản xuất tư liệu sàn xuất vào nhóm công nehiệp nặng và các doanh nghiệp công nghiệp sàn xuât tư liệu tiêu dùng vào nhóm công nghiệp nhẹ. Neu sản phâm cùa một doanh nghiệp công nghiệp vừa có thể dùng làm tư liệu sản xuất, vòra có thể dùng làm tư liệu tiêu dùng, thì việc sắp xếp lại căn cứ vào tỷ trọng sàn phẩm chủ yếù đáp ứng loại nhu cầu nào. Phân loại công nghiệp theo cách này là cơ sở quan trọng để kế hoạch hoá phát triển công nghiệp bảo đảm sự cân đối giữa sàn xuất tư liệu sản xuất và sản xuất tư liệu tiêu dùng phù hợp với yêu câu cụ thê của đât nước và quan hệ kinh tế với các nước khác. 13 HP KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ CỒNG NGHIỆP 2.2. Phăn loại căn cứ vào phương thức tác động đến đối tượng lao động Quá trình sản xuất công nghiệp là quá trình người lao động sử dụng tư liệu lao động tác động đến đối tượng lao động để tạo ra sàn phẩm. Những loại sản xuất sử dụng tư liệu lao động cắt đứt mối liên hệ trực tiếp của đối tượng lao động với các điều kiện tự nhiên để tạo ra các loại sản phẩm thô được xếp vào công nghiệp khai thác. Đối tượng lao động của công nghiệp khai thác là các loại đối tượng lao động do tự nhiên tạo ra. sự phát triển gắn liền với điều kiện tự nhiên; sản phẩm của công nghiệp khai thác thường là các loại nguyên liệu nguyên thuỷ. Những loại sản xuất sừ dụng tư liệu lao động với các phương pháp cơ học, lý học, hoá học, sinh học làm thay đổi hình dáng, kích thước, tính chất của nguyên liệu để tạo ra các sản phẩm trung gian và các sản phẩm cuối cùng được xếp vào công nghiệp chế biến. Phân loại công nghiệp theo phương pháp này là cơ sờ để kế hoạch hoá quan hệ cân đối giữa phát triển công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến sản phẩm của công nghiệp khai thác tương ứngỄSự cân đối này không phải hiểu theo nghĩa quy mô và tốc độ phát triển khai thác một loại tài nguyên phải tương ứng với quy mô và tốc độ phát triển chế biến loại tài nguyên đó. Sự “cân đối” giữa chúng phải được xem xét phù hợp với trình độ phát triển của công nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và quan hệ kinh tế của đất nước trong mỗi thời kỳ. 2.3. Phân loại căn cứ vào sự tương đòng về kinh tế - kỹ thuật Hệ thống công nghiệp được cấu thành bởi nhiều phân hệế Đến lượt mình, mỗi phân hệ ấy lại được cấu thành bởi nhiều phần tử, mà mồi phân tử là mỗi doanh nghiệp công nghiệp. Trong đó, có những doanh nghiệp công nghiệp có sự tương đồng về công dụng cụ thể của sản phẩm, về công nghệ sản xuất, về nguyên vật liệu sử dụng và về cơ cấu lao động. Dựa vào những/hoặc một trong những sự tương đồng ấy của các doanh nghiệp công nghiệp người ta xếp chúng vào các ngành công nghiệp chuyên môn hoá khác nhau (trong thực tế, còn gọi là ngành kinh tê - kỹ thuật). N hư vậy, ngành công nghiệp chuyên môn hoá là tập hợp các doanh nghiệp công nghiệp có sự tương đồng về công dụng cụ thê của sản phâm, vê công nghệ sản xuất, về nguyên vật liệu sử dụng và vê cơ câu lao động. Một ngành công nghiệp chuyên môn hoá tổng hợp lại có thê được phân chia thanh một 14 m__Chương một: Con đường phát triển và vai trò của công nghiệp số ngành chuyên môn hoá hẹp tuỳ theo trình độ phát triển công nghiệp và yêu cầu quản lý chuyên sâu. Cách phân loại công nghiệp này là cơ sở để thực hiện quản lý theo ngành kinh tế - kỹ thuật và tiến hành kế hoạch hoá cơ cấu ngành công nghiệp. Ở Việt Nam, ngày 27 tháng 10 năm 1993 Chính phủ đã ra Nghị định số 75/CP ban hành hệ thống ngành kinh tế quốc dân bao gồm 20 ngành cấp I. Nghị định này được Tổng cục Thống kê cụ thể hoá thành các ngành cấp II, III và IV. Theo đó, công nghiệp có công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến và sản xuất, phân phối điện, khí đốt và nước. Mỗi ngành đó lại được chia thành nhiều phân ngành theo các đặc trưng kinh tế - kỹ thuật cụ thể. 2.4. Phân loại căn cứ vào hình thức sở hữu Tương ứng với các hình thức sở hữu khác nhau, các doanh nghiệp công nghiệp được sắp xếp vào các thành phần kinh tế khác nhau. Ờ Việt Nam, hệ thống công nghiệp đa thành phần bao gồm: công nghiệp thuộc thành phần kinh tế nhà nước; công nghiệp thuộc thành phần kinh tế tập thể; công nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân và tư bản nhà nước; công nghiệp thuộc thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Trong cơ cấu công nghiệp đa thành phần, mỗi thành phần kinh tế có vai trò, vị trí riêng và có quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành nền tảng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy khác nhau về hình thức sở hữu, nhưng các doanh nghiệp công nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đều bình đẳng với nhau, tồn tại trong môi trường vừa cạnh tranh, vừa hợp tác với nhau. Vai trò của Nhà nước là phải tạo lập môi trường bình đẳng cho các doanh nghiệp cùng phát triển, khai thác mọi nguồn lực trong và. ngoài nước phục vụ công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 2ế5. Phân loại căn cứ vào trình độ trang z>/ếkỹ thuật Nâng cao trình độ trang bị kỹ thuật là xu hướng chung của sự phát triển các ngành, các lĩnh vực kinh tế. Nhưng trong những thời kỳ nhất định, bên cạnh các doanh nghiệp hiện đại, vẫn còn các doanh nghiệp sàn xuất ở trình độ thủ công. Theo đó, công nghiệp được chia thành hai bộ phận: công nghiệp hiện đại và thù công nghiệp. Sản xuất thủ công sẽ dần được thay thế bằng máy móc thiết bị, nhưng có những loại sàn xuất hoặc những bộ phận nhất định trên dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị không thể thay thế được lao động thủ công. Chẳng 15 m kinh t ế v à q u ả n lý c ồ n g nghiệp hạn, trong một số ngành sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, lao động thủ công sẽ tạo nên những sản phẩm độc đáo, mang đậm bàn sắc dân tộc phục vụ xuất khẩu. Xét về trình độ công nghệ, công nghiệp một nước sẽ gồm các doanh nghiệp với nhiều “tầng công nghệ” khác nhau. II. TÍNH QUY LUẬT CỦA PHÁT TRIỂN CÔNG NG HIỆP VÀ CON ĐƯỜNG PHÁT TRIẺN CÔNG N G H IỆP VIỆT NAM 1. Tính quy luật của quá trình phát triển công nghiệp Xét trong cả quá trình lịch sừ phát triển, tuy mỗi nước có những đặc thù riêng, song các nước lại có nhiều điểm tương đồng về sự ra đời và phát triển công nghiệp. Sự tương đồng ấy được coi là tính quy luật của quá trinh phát triển công nghiệp. 1.1. Quá trình phát triển của công nghiệp gắn liền với sự phát triển nông nghiệp Mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp trong quá trình phát triển nền sản xuất xã hội có thể chia thành ba giai đoạn cơ bản: sản xuất công nghiệp là một bộ phận phụ thuộc vào nông nghiệp; sản xuất công nghiệp tách khỏi sản xuất nông nghiệp; sản xuất công nghiệp kết hợp với sản xuất nông nghiệp ở trình độ cao. Hoạt động sản xuất công nghiệp xuất hiện từ khi xuất hiện xã hội loài người dưới hình thức khai thác tài nguyên động, thực vật để sinh sống, sản xuất các loại công cụ, vật phẩm tiêu dùng và vũ khí thô sơ. Loại sản xuất này chưa trở thành một ngành sản xuất vật chất độc lập mà chi là một bộ phận phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, do chính những người nông dân thực hiện và mang tính chất tự cung tự cấp. Sự phát triển của nền sản xuất xã hội gắn liền với sự phát triển của phân công lao động xã hộiễ Cuộc phân công lao động lớn lân thứ hai đã tách sản xuất công nghiệp ra khỏi sản xuất nông nghiệp trở thành ngành sản xuất vật chất độc lập dưới hình thức ban đầu là sản xuất thủ công nghiệp của những người thợ thủ công chuyên nghiệp. Sản phâm cùa các ngành nghề thủ công nghiệp này trở thành hàng hoá, được sản xuât ra với mục đích trao đổi trên thị trường. Tuy tách ra khỏi nông nghiệp, nhưng giữa công nghiệp và nông nghiệp luôn có môi liên hệ sản xuât mật thiết với nhau: nông nghiệp cung cấp cho công nghiệp chê biên một số loại 16 (fp__Chương một: Con đường phát triển và vai trò của công nghiệp nguyên liệu, lao động và là thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp; ngược lại, công nghiệp cung cấp cho nông nghiệp nhiều loại sản phẩm phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng cá nhân. Sự phát triển của cả công nghiệp và nông nghiệp chịu ảnh hưởng to lớn và trực tiếp vào việc tổ chức mối liên hệ sản xuất giữa chúng. Ở trình độ phát triển cao, mối liên hệ sản xuất giữa công nghiệp và nông nghiệp cần được tổ chức một cách chủ động với những nội dung và hình thức thích hợp. 7.2ề Công nghiệp từ một ngành kinh tế cỏ quy mô nhỏ và vị trí thứ yếu phát triển thành một ngành có phạm vi to lớn và vị trí quan trọng hàng đầu trong cơ cấu kinh tế quốc dân Sự chuyển hoá vị trí của công nghiệp và nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế quốc dân gắn liền với sự phát triển của nền sản xuất xã hội, tiến bộ khoa học công nghệ và sự thay đổi nhu cầu của sản xuất và sinh hoạt. Ở trình độ phát triển thấp, nhu cầu của sản xuất và sinh hoạt còn đơn giản, nông nghiệp là ngành sản xuất có quy mô lớn và vị trí quan trọng hàng đầu vì chính nó là ngành cung cấp sản phẩm đáp ứng nhu cầu cơ bản nhất, thiết yếu nhất - nhu cầu ăn uống để bảo đảm sự sinh tồn của con người. Lúc này, công nghiệp có quy mô còn nhỏ bé và giữ vị trí hàng thứ trong cơ cấu kinh tế quốc dân. Khoa học công nghệ không ngừng phát triển tạo ra những khả năng mới, trình độ của các ngành kinh tế được nâng cao, nhu cầu của sản xuất và sinh hoạt ngày càng trở nên phức tạp. Sản xuất nông nghiệp, với những điều kiện hạn chế của mình, không thể đáp ứng được toàn diện và đầy đủ những nhu cầu ngày càng cao ấy. Lúc này, với khả năng và điều kiện của mình, công nghiệp trở thành ngành chủ yếu đáp ứng nhu cầu của sản xuất và sinh hoạt của dân cư, quy mô của nó cũng ngày càng được mở rộng. Do vậy, công nghiệp từ vị trí hàng thứ sẽ trở thành ngành chiếm vị trí quan trọng hàng đầu. Nghiên cứu tính quy luật này cho thấy, do điều kiện và trình độ phát triển cụ thể của mỗi nước mà cơ cấu kinh tế của các nước có thể khác nhau, song theo xu thế phát triển chung của quá trình công nghiệp hoá, cơ cấu kinh tế của mỗi nước sẽ chuyển dịch từ cơ cấu nông - công nghiệp sang cơ cấu công - nông nghiệp hiện đại. 1.3. Quá trình phát triển công nghiệp gắn liền với quá trình phát triển sản x uất hàng hoá Trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển, các nghề thủ công nghiệp 17 m KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP __________ sản xuât hàng hoá nhăm đáp ứng nhu câu của chính nguời sản xuảt và gia đình họ. Nói cách khác, sự ra đời và phát triển cùa một số nghề thù công trong giai đoạn đầu của sự phát triển xã hội loài người xuất phát từ yêu cầu thoả mãn những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống và của sản xuất ờ trình độ thấp kém. Quá trình này gắn liền với sự phát triển cùa sự phân công lao động xã hội và sự hình thành sở hữu riêng với các loại sản phẩm khác nhau. Hai yếu tố đó (phân công lao động xã hội và sở hữu riêng về các loại sàn phẩm) là tác nhân thúc đẩy sự ra đời và phát triển của sản xuất hàng hoá. Người sản xuất không thể tự sản xuất tất cả sản phẩm mà họ cần, họ lập trung vào sản xuất một hoặc một số loại sản phẩm nhất định, dùng sản phẩm ấy để trao đổi lấy sản phẩm khác cần cho sản xuất và sinh hoạt của mình. Sản phẩm trở thành hàng hoá. Trong thực tế, trong quá trình phát triển sản xuất, một số người nông dân không còn tiến hành nghề nông quen thuộc của mình, mà chuyển sang tập trung vào làm những nghề thủ công nhất định. Sự phân công lao động ấy dẫn đến chuyên môn hoá lao động và hình thành hình thức sơ khai đầu tiên của công nghiệp. Ngày nay, sản xuất công nghiệp là ngành có trình độ xã hội hoá cao. Sản xuất một sản phẩm công nghiệp luôn đòi hỏi có sự tham gia của nhiêu loại lao động khác nhau với sự phân công và hiệp tác chặt chẽ. Phạm vi phân công hiệp tác được mở rộng ở phạm vi toàn thế giới, đồng thời việc giao lưu trao đổi hàng hoá công nghiệp cũng diễn ra ở phạm vi thế giới. Sự phát triển và mở rộng thị trường được coi là điều kiện cơ bản cùa phát triển sản xuất công nghiệp. Phát triển theo kiểu “tự cung, tự câp” và ‘‘khép kín” là hoàn toàn không thích ứng với sự phát triển công nghiệp hiện đại. 1.4. Quá trình phát triển công ngltiệp cũng là quả trình đỗi m ới nâng cao trình độ khoa học công nghệ Trong buổi ban đầu mới hình thành, sản xuất công nghiệp được tiến hành hoàn toàn bàng các công cụ thủ công với phương pháp công nghệ giàn đơn và chỉ sản xuất ra những sản phẩm đơn giản. Từ quá trinh sản xuất, người lao động tích luỹ dần kinh nghiệm, cải tiến hoặc sáng chê ra nhừng công cụ và phương pháp sản xuất có trình độ ngày càng cao hơn. Đẻn lượt mình, những điều đó lại thúc đẩy sản xuất công nghiệp phát triển với tốc độ nhanh hơn, quy mô mở rộng hơn. sàn xuất những sản phẩm có trình độ ngày càng tiên tiến và hiện đại hơn. Xét trong toàn bộ hệ thống công nghiệp, sự phát triển và nâng cao trình độ kỹ thuật diễn ra sons song theo hai con đường: tuần tự từ thấp đến cao. 18 ÉP Chương một: Con đường phát triển và vai trò của công nghiệp từ giản đơn đến phức tạp, từ từng bộ phận riêng lẻ mờ rộng ra toàn bộ hệ thông; nhảy vọt từ trình độ thâp lên trình độ cao hơn hăn vê chât bỏ qua các trình độ trung gian để đạt sức sản xuất cao hơn hẳn. Ngày nay, nền công nghiệp của một nước thường bao gồm các loại công nghệ với nhiều trình độ khác nhau - gọi là công nghệ nhiều tầng. Sự tồn tại công nghệ nhiều tầng này xuất phát từ sự khác biệt về khả năng đổi mới công nghệ của các bộ phận khác nhau trong hệ thống công nghiệp. Xu hướng chung là trình độ công nghệ của sản xuất công nghiệp sẽ được nâng lên trình độ hiện đại. Tuy nhiên, một số loại công nghệ truyền thống vẫn tồn tại tạo ra những sản phẩm độc đáo của mỗi nước trong thương mại quốc tế. Quá trình hiện đại hoá không chỉ diễn ra trong quá trình sản xuất, mà còn diễn ra một cách mạnh mẽ trong quá trình quản lý công nghiệp với việc ứng dụng ngày càng rộng rãi các phương tiện kỹ thuật hiện đại và các phương pháp quản lý mới. 2. Khái quát quá trình phát triển công nghiệp Việt Nam Từ điểm xuất phát ban đầu là một nước nông nghiệp lạc hậu, phân tán, sản xuất nhỏ mang nặng tính chất tự cung tự cấp, đến nay Việt Nam đã xây dựng được một nền công nghiệp đa ngành, quy mô ngày càng mở rộng, có ảnh hưởng to lớn đến tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Việt Nam đang phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại. Quá trình phát triên công nghiệp đến nay có thể chia thành những thời kỳ chủ yếu sau đây: - Thời kỳ thuộc Pháp Nền công nghiệp được hình thành theo chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Đặc trưng cơ bản của chính sách này là khai thác nguồn nhân công dồi dào và rẻ mạt, tập trung khai thác tài nguyên thành nguyên liệu để cung cấp cho công nghiệp chế biến của chính quốc. Một số ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng được phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu tại chỗ. Toàn bộ máy móc thiêt bị và phân lớn nguyên vật liệu cho sản xuất công nghiệp đều phải nhập khâu từ nước Pháp. Với chính sách đó. công nghiệp Việt Nam là một nền công nghiệp lạc hậu quy mô nhò và thực chất chỉ là một bộ phận phát triển thấp kém của công nghiệp Pháp. - Thời kỳ khảng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) Trong thời kỳ này, công nghiệp Việt Nam chia thành hai bộ phận lớn: 19 KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ CỔNG NGHIỆP công nghiệp trong vùng tự do của Nhà nước Việt Nam dân chu cộng hoà; công nghiệp trong vùng thực dân Pháp tạm chiếm. Hai bộ phận này dược phát triển theo những phương hướng hoàn toàn khác nhau. Trong vùng tự do, công nghiệp và thủ công nghiệp được phát triển sản xuất một số loại vù khí và quân trang phục vụ các lực lượng vũ trang và một số hàng tiêu dùng thông thường phục vụ đời sống dân cư. Các cơ sờ này có trình độ trang bị thấp kém, sản xuất thù công và nửa cơ khí là chủ yếu, quy mô sàn xuất nhò và bố trí phân tán. Trong vùng thực dân Pháp tạm chiếm, công nghiệp phát triển theo phương hướng không khác nhiều so với phương hướng phát triển công nghiệp thời kỳ thuộc địa. Một số loại sản xuất công nghiệp tiếp tục được phát triển với mục đích phục vụ chiến tranh và khai thác thuộc địa. - Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 -1975) Hai nhiệm vụ chiến lược được song song thực hiện trong thời kỳ này là vừa tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, vừa hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam. Sau hơn 10 năm phát triển trong điều kiện hoà bình (1954 - 1964), với sự nỗ lực bản thân và sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa anh em, miền Bắc không những đã hoàn thành nhiệm vụ khôi phục kinh tế sau chiến tranh, mà còn xây dựng được một số cơ sở công nghiệp nặng và công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng quan trọng phục vụ công cuộc xây dựng kinh tế, đáp ứng nhu cầu hàng hoá tiêu dùng thông thường cùa nhân dân và chi viện cho cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam. Tới năm 1965. đế quốc Mỹ mở rộng cuộc chiến tranh phá hoại ra miền Bắc, chủ trưcma phát triên công nghiệp có sự chuyển hướng cơ bản: vừa duy trì và bảo vệ sàn xuất, vừa trực tiếp chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Các cơ sờ sàn xuất lớn được phân tán thành nhiều bộ phận nhỏ, công nghiệp địa phương được phát triển manh để thực hiện nhiệm vụ “hậu cần tại chỗ”. Vè cơ bàn, sản xuất công nghiệp vẫn được duy trì và góp phần tích cực vào công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc. Ở miền Nam, công nghiệp trong vùng giải phóng được phát triên với quy mô nhò bé để sản xuất một số vũ khí thông thường và thuôc men phục vụ chiếũ đấu. Trong vùng do Mỳ nguỵ kiểm soát, công nghiệp phát triển theo định hướng phục vụ chiến tranh, phục vụ hậu cân cho quản đội Mỹ nguỵ và hàng tiêu dùng thông thường cho dân cư. Chiên tranh đã gâv nhiều khó khăn cản trở cho phát triển công nghiệp, nhưng một số cơ sò công 20 13 Chương một: Con đuửng phát triển và vai trò của công nghiệp nghiệp hiện đại và khu công nghiệp cũng đã hình thành và phát triển. - Thời kỳ phục hồi và phát triển kinh tế sau khi thốne nhất đất nước (1975 1985) Trong thời kỳ này, công nghiệp được phát triển theo đường lối “Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ”. Theo đó, công nghiệp nặng tiếp tục được chú trọng đầu tư phát triển nhằm đáp ứng một số nhu cầu tư liệu sản xuất trong nước. Công nghiệp nhẹ nhanh chóng được phục hồi và phát triển nhằm sản xuất sản phẩm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của dân cư. Sau một thời gian ngắn, các cơ sở sản xuất công nghiệp cũ đã được phục hồi và xây dựng thêm một số cơ sở sản xuất mới. Trong thời kỳ này, tình hình quốc tế có nhiều biến động lớn bất lợi cho phát triển công nghiệp Việt Nam, trong đó nổi bật là Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu lâm vào tình trạng khủng hoảng ngày càng sâu sắc cả về chính trị và kinh tế. Sự giúp đỡ từ bên ngoài giảm sút nghiêm trọng làm cho các cơ sở sản xuất thiếu nguyên vật liệu và phụ tùng thaỵ thế, dân cư thiếu thốn nhiều hàng tiêu dùng thiết yếu. Ở trong nước, cơ chế kế hoạch hoá tập trung chậm được đổi mới đã thực sự trở thành lực cản với việc huy động các nguồn lực vào phát triển kinh tế. Việt Nam cũng lâm vào tình trạng khủng hoảng: sản xuất của các doanh nghiệp bị đình đốn; lạm phát ở mức cao; đời sống nhân dân, đặc biệt là những người làm công ăn lương, gặp nhiều khó khăn. - Thời kỳ đỗi m ới (1986 đến nay) Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI là đại hội lịch sử mở đầu công cuộc đổi mới mạnh mẽ và toàn diện của Việt Nam. Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, Đại hội đã đánh giá một cách nghiêm khắc tình hình trong nước, bối cảnh quốc tế và đề ra đường lối đổi mới đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng. Trong đường lối đổi mới kinh tế, chủ trương phát triển công nghiệp có những thay đổi hết sức cơ bản: - Tập trung phát triển mạnh công nghiệp nhẹ và công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu; phát triển có chọn lọc một số ngành công nghiệp nặng trong nước có nhu cầu và có khả năng sản xuất có hiệu quà. - Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ 21 KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ CỒNG NGHIỆP chế thị trường có sự quàn lý cùa Nhà nước theo định hướng xã hội chù nghĩa. Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, thu hút đầu tư nước ngoài nhàm khai thác lợi thế, giải quyết thêm việc làm, nâng cao trình độ công nghệ, học tập kỹ năng quản lý ... Trong 20 năm đổi mới vừa qua, công nghiệp Việt Nam có những bước phát triên vượt bậc: đã hình thành cơ cấu công nghiệp nhiều thành phần; duy trì được tốc độ phát triển cao trong thời gian dài; quy mô ngày càng mờ rộng và trình độ kỹ thuật ngày càng được nâng cao; là ngành có đóng góp quyết định vào tăng trưởng chung cùa toàn bộ nền kinh tế và đóng góp lớn nhất vào kim ngạch xuất khẩu; nhiều sản phẩm công nghiệp Việt Nam đã xác lập được vị thế vững chắc trên thị trường quốc tế ... Tuy nhiên, nhiều mặt yếu kém cùa công nghiệp Việt Nam vẫn chưa được khắc phục một cách cơ bản. Đen nay, tuy giá trị sản xuất công nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế quốc dân, nhưng Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi tình trạng nước nghèo và kém phát triển. Mối liên hệ sản xuất 'giữa công nghiệp với các ngành kinh tế khác, giữa các ngành công nghiệp chuyên môn hoá trong hệ thống kinh tế còn lỏng lèo và kém hiệu quả. Trình độ công nghệ, năng suất, chất lượng, hiệu quả và khà năng cạnh tranh của công nghiệp Việt Nam còn thấp kém... Đe đạt mục tiêu đến năm 2020 đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, đòi hỏi phải có sự nỗ lực rất cao cả từ phía Nhà nước và từ phía cộng đồng các doanh nghiệp công nghiệp. r a . VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHIỆP TRONG NÈN KINH TÉ QUỐC DÂN 1. Nội dung vai trò chủ đạo của công nghiệp trong quá trinh phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam Trong quá trình công nghiệp hoá, hướng tới mục tiêu đưa Việt Nam cơ bản trở thảnh nước công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, công nghiệp giữ vai trò định hướng phát triển các ngành kinh tế và tạo những điêu kiện vật chất để thực hiện định hướng đó. Tuy công nghiệp hoá, hiện đại hoá không đồng nhất với phát triển công nghiệp, nhưng công nghiệp là phương tiện truyền tải những thành tựu mới cùa khoa học công nghệ tới tát cả các mặt của đời sống kinh tế - xã hội của đât nước, là hình mâu đẻ cải tạo các ngành kinh tế quốc dân. Sứ mệnh lịch sử đó của công nghiệp băt nguôn từ những lý do chú yêu 22
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan