Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh quảng ngãi (2)...

Tài liệu Kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh quảng ngãi (2)

.PDF
176
183
108

Mô tả:

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU KINH TÕ TËP THÓ TRONG X¢Y DùNG N¤NG TH¤N MíI ë TØNH QU¶NG NG·I LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2017 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN HIẾU KINH TÕ TËP THÓ TRONG X¢Y DùNG N¤NG TH¤N MíI ë TØNH QU¶NG NG·I LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ Mã số: 62 31 01 02 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN VĂN HẬU HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định./. Tác giả Phan Văn Hiếu Phan Văn Hiếu MỤC LỤC Trang 1 MỞ ĐẦU Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN KINH TẾ TẬP THỂ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 6 1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến kinh tế tập thể trong phát triển nông thôn 6 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước có liên quan đến kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới 16 1.3. Kết luận rút ra từ những công trình liên quan đến đề tài luận án và vấn đề tiếp tục nghiên cứu 23 Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KINH TẾ TẬP THỂ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 29 2.1. Bản chất, hình thức, nguyên tắc và xu hướng của kinh tế tập thể, quan hệ giữa phát triển kinh tế tập thể với xây dựng nông thôn mới 29 2.2. Nội dung phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới, tiêu chí đánh giá và điều kiện bảo đảm thực hiện 49 2.3. Kinh nghiệm trong nước và nước ngoài về phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới 66 Chương 3. THỰC TRẠNG KINH TẾ TẬP THỂ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2011-2015 76 3.1. Thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Quảng Ngãi liên quan đến kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới 76 3.2. Tình hình triển khai, vận dụng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới của tỉnh Quảng Ngãi 80 3.3. Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011 - 2015 91 Chương 4. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở TỈNH QUẢNG NGÃI 112 4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 112 4.2. Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn tới KẾT LUẬN 127 147 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 149 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 150 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN AFTA : ASEAN Free Trade Area, tiếng Việt: Khu vực thương mại tự do ASEAN CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa FTA : Free Trade Agreement, tiếng Việt: Hiệp định thương mại tự do GDP : Gross Domestic Product, tiếng Việt: Tổng sản phẩm trong nước GRDP : Gross Regional Domestic Product, tiếng Việt: Tổng sản phẩm trên địa bàn HĐND : Hội đồng nhân dân HTX : Hợp tác xã ICA : International Cooperative Allien, tiếng Việt: Liên minh hợp tác xã quốc tế KH&CN : Khoa học và công nghệ KTTT : Kinh tế tập thể NN : Nông nghiệp NT : Nông thôn NTM : Nông thôn mới THT : Tổ hợp tác TPP : Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement, tiếng Việt: Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương UBMTTQVN : Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam UBND : Ủy ban nhân dân DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN Trang Bảng 3.1: Số lượng cơ sở kinh tế tập thể ở khu vực nông thôn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011 - 2015 Bảng 3.2: Số thành viên trong các cơ sở kinh tế tập thể ở khu vực nông thôn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011 - 2015 Bảng 3.3: Số lao động làm việc trong các cơ sở kinh tế tập thể ở khu vực nông thôn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011 - 2015 Bảng 3.4: Vốn của các cơ sở kinh tế tập thể ở khu vực nông thôn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011 - 2015 Bảng 3.5: Chỉ tiêu tài chính của các cơ sở kinh tế tập thể ở khu vực nông thôn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011 - 2015 Bảng 3.6: Hiệu quả kinh doanh của các hợp tác xã ở nông thôn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2015 Bảng 4.1: Hướng phát triển kinh tế tập thể ở tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016-2020 91 94 94 95 96 107 124 DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG LUẬN ÁN Trang Hình 3.1: Cơ cấu hợp tác xã theo ngành ở khu vực nông thôn tỉnh Quảng Ngãi năm 2015 Hình 3.2: Quy mô tập trung vốn đầu tư trong các hình thức kinh tế tập thể ở tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2015 Hình 3.3: Mô hình chuỗi giá trị sản xuất lúa giống tại hợp tác xã dịch vụ nông nghiêp, nông thôn Tịnh Trà Hình 3.4: Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của các hợp tác xã ở nông thôn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011 - 2015 92 96 98 106 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Kinh tế tập thể (KTTT) là một hình thức tổ chức kinh tế phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới từ khoảng 200 năm gần đây. Phát triển hình thức kinh tế này đã trở thành phong trào quốc tế sâu rộng, liên kết trong Liên minh hợp tác xã (HTX) quốc tế (ICA). Nó không chỉ có ý nghĩa quan trọng về kinh tế mà còn có ý nghĩa to lớn về chính trị và xã hội đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, kể từ khi Bác Hồ viết thư kêu gọi điền chủ nông dân tham gia HTX (11/4/1946) đến nay, KTTT đã có lịch sử phát triển 70 năm. Phát triển KTTT là chủ trương lớn, nhất quán và xuyên suốt của Đảng ta từ trước tới nay. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều quyết sách để thúc đẩy phát triển KTTT. Trong công cuộc đổi mới đất nước, KTTT được xác định là một thành phần kinh tế có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, không chỉ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế mà còn có đóng góp quan trọng trong phát triển văn hoá, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) khẳng định: “KTTT không ngừng được củng cố và phát triển. Kinh tế nhà nước cùng với KTTT ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân” [26, tr. 73-74]. Bằng nhiều nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng và toàn dân, đến nay KTTT đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tính đến hết tháng 6/2016, cả nước đã có trên 20.000 HTX, 150.000 THT, gần 50 liên hiệp HTX, 1.148 quỹ tín dụng nhân dân và 43 quỹ hỗ trợ và phát triển HTX, đã đóng vai trò không nhỏ đối với nền kinh tế quốc dân [16]. Nhiều HTX, liên hiệp HTX mới được thành lập, hoạt động đa dạng về ngành nghề, lĩnh vực, số THT tiếp tục tăng. Nhiều HTX được củng cố, đổi mới về tổ chức và hoạt động, trong đó xuất hiện một số điển hình tiên tiến, hỗ trợ tốt hơn kinh tế hộ xã viên, tạo việc làm và thu 2 nhập thường xuyên cho người lao động. Liên kết giữa các HTX với nhau và với các tổ chức kinh tế khác [35]. Tuy nhiên, KTTT ở nước ta vẫn chưa thoát khỏi tình trạng yếu kém kéo dài, năng lực nội tại hạn chế, số HTX sản xuất kinh doanh có hiệu quả còn ít, lợi ích đem lại cho thành viên chưa nhiều. Tốc độ tăng trưởng của KTTT chậm, thiếu ổn định. KTTT chiếm tỷ trọng thấp trong tổng sản phẩm xã hội, tỷ lệ đóng góp vào GDP của cả nước có chiều hướng giảm dần. Sức cạnh tranh của không ít HTX còn yếu. Nhiều cơ sở KTTT vẫn chưa sẵn sàng ứng phó trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu với nền kinh tế thế giới. Nhiều HTX chưa tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật, còn có những biểu hiện hình thức, xa rời bản chất, các nguyên tắc và giá trị HTX. Thiếu sự liên kết, hợp tác của các HTX trong sản xuất tạo chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa chủ lực quy mô lớn. KTTT phát triển thiếu bền vững… Tình trạng này diễn ra ở khắp các tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước. Tại tỉnh Quảng Ngãi, tính đến hết năm 2015 đã có 6.704 đơn vị KTTT, tăng 5,4 lần so với năm 2011, trong đó có 204 HTX đã đi vào hoạt động tạo ra 401 tỷ đồng doanh thu, gần 10 tỷ đồng lợi nhuận. Nhưng sự phát triển chưa được như mong muốn, quy mô HTX còn nhỏ, vốn góp của xã viên giảm, mức độ liên kết còn sơ khai, hiệu quả thấp, tính bền vững trong phát triển KTTT còn phải quan tâm nhiều. Yêu cầu đặt ra hiện nay là phải tiếp tục phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT để nó làm tốt vai trò trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nói chung, xây dựng nông thôn mới (NTM) nói riêng, cần có những nghiên cứu khoa học làm rõ cơ sở lý luận của phát triển KTTT, phân tích và đánh giá đúng thực trạng KTTT nước ta hiện nay, đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển đúng hướng, có hiệu quả. Để góp phần vào giải quyết yêu cầu trên, bằng thực tế hoạt động của bản thân trong tổ chức phát triển KTTT trên địa bàn một tỉnh, tác giả lựa chọn đề tài: “Kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Quảng Ngãi” để nghiên cứu làm luận án Tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị tại Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 3 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Phân tích, đánh giá thực trạng KTTT trong xây dựng NTM ở tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2015, làm rõ những kết quả đạt được, những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân, để đề xuất quan điểm, phương hướng và giải pháp thúc đẩy phát triển KTTT trong xây dựng NTM ở tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích trên, luận án có các nhiệm vụ: - Hệ thống hóa và làm rõ điểm mới cơ sở lý luận về KTTT trong xây dựng NTM trước yêu cầu phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. - Tìm hiểu và nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn về phát triển KTTT trong xây dựng NTM trên thế giới và trong nước làm tài liệu để tỉnh Quảng Ngãi có thể tham khảo. - Phân tích và đánh giá thực trạng KTTT trong xây dựng NTM ở tỉnh Quảng Ngãi từ năm 2011 đến nay, làm rõ những thành tựu, hạn chế, yếu kém và nguyên nhân của thực trạng này. - Đề xuất quan điểm, phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển KTTT trong xây dựng NTM ở tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là KTTT bao gồm các THT, HTX, liên hiệp HTX trong các ngành, lĩnh vực nông nghiệp (NN), công nghiệp, dịch vụ và các quỹ tín dụng nhân dân với tính chất là một quan hệ kinh tế, một hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh ở khu vực NT gắn với 4 Chương trình xây dựng NTM dưới góc độ kinh tế chính trị học. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận án nghiên cứu KTTT trong xây dựng NTM bao gồm các hình thức THT, HTX, liên hiệp HTX hoạt động trong các ngành, lĩnh vực kinh tế ở nông thôn, chủ yếu tiếp cận về mặt quan hệ kinh tế, hình thức tổ chức kinh tế và có quan tâm đến quan hệ cộng đồng trong KTTT. - Về không gian: Nghiên cứu KTTT trước yêu cầu xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Phạm vi nghiên cứu kinh nghiệm được xác định ở các tỉnh trong và ngoài nước mà tỉnh Quảng Ngãi có nhiều điểm tương đồng mang tính thiết thực. - Về thời gian: Việc phân tích, đánh giá thực trạng KTTT được xác định từ sau khi Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết số 26­NQ/TW ngày 05/8/2008 của Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về NN, nông dân và NT, trong đó có nhiệm vụ xây dựng NTM, tức là từ năm 2011 đến nay. Các đề xuất về phương hướng và giải pháp thúc đẩy phát triển sẽ đặt trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Tác giả luận án dựa trên cơ sở và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử trong chủ nghĩa Mác - Lênin để xem xét nguồn gốc, bản chất của KTTT, vai trò và xu hướng phát triển của nó trong xây dựng NTM trước yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế sâu rộng. Các nghiên cứu về đường lối, chính sách và thực tiễn phát triển KTTT trong xây dựng NTM ở Việt Nam còn dựa trên nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam và chính 5 sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là từ khi ban hành và thực thi Chương trình xây dựng NTM. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp với chuyên ngành kinh tế chính trị như phương pháp trừu tượng hóa, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp lôgic kết hợp với lịch sử… Đồng thời, có sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như điều tra xã hội học, khảo sát thực tiễn, phương pháp thu thập xử lý thông tin trên các tài liệu tin cậy đã công bố, phương pháp thống kê, mô hình hóa và phương pháp so sánh trong quá trình nghiên cứu, phương pháp chuyên gia. Ngoài ra, trong luận án, tác giả còn sử dụng có chọn lọc một số kết quả của các công trình đã được công bố có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của Luận án. 5. Những đóng góp về khoa học và giá trị của luận án - Hệ thống hóa, bổ sung và phát triển cơ sở lý luận về KTTT trong xây dựng NTM ở Việt Nam dưới góc độ kinh tế chính trị. - Chọn lọc một số bài học kinh nghiệm về phát triển KTTT trong xây dựng NTM của một số tỉnh trong và ngoài nước để tỉnh Quảng Ngãi có thể tham khảo. - Làm rõ thực trạng KTTT trong xây dựng NTM ở tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2015, đánh giá các kết quả, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng đó. - Đề xuất quan điểm, phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển KTTT trong xây dựng NTM ở tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016- 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương, 11 tiết. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN KINH TẾ TẬP THỂ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI CÓ LIÊN QUAN ĐẾN KINH TẾ TẬP THỂ TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 1.1.1. Những nghiên cứu lý luận về kinh tế tập thể trong phát triển nông thôn - Cơ sở ra đời và phát triển của KTTT Khởi xướng cho tư tưởng này là những công bố trong “Social system the Constitution, the law and the charter of a community” (1826) và “A look at the social” (1824) của Robert Owen. Ông cho rằng, liên minh và hợp tác trong sản xuất kinh doanh rõ ràng là tăng sức mạnh của cá nhân một nghìn lần và giải thích tại sao các nguyên tắc hợp tác không nên cung cấp cho những người đàn ông quyền lực và lợi thế nhiều hơn trong việc xây dựng, bảo quản, phân phối và hưởng thụ sự giàu có? [135]. Trong “Report to the County of Lanark…” (1820), Robert Owen chỉ ra vai trò của các HTX (ông gọi là Palanse) trong phát triển kinh tế và để người lao động thoát khỏi sự bất công và cùng cực do sự bóc lột của các nhà tư bản. Trong hình thức đó, các thành viên của HTX sẽ có sự bình đẳng về quyền lợi và tài sản cũng như trao đổi hàng hóa với nhau. Mỗi người sẽ chỉ trả tiền cho các tài sản mà họ thực tế sử dụng, mà không phải chi một khoản nghĩa vụ tài chính nào khác [136]. Ông đã trực tiếp thành lập HTX ở London - HTX của những người lao động trong lĩnh vực lưu thông - vào năm 1821. Đây là hình thức KTTT đầu tiên của nhân loại. Trong giai đoạn này, ở Pháp cũng có những nghiên cứu của Saintsimon, Fourier và các nhà nghiên cứu khác như Considerant, Godin, Buchez, P.J.Benamin, Lamenmais, Cabert, J.Gay, T.Dezamy, Blanc… về KTTT, trong đó các tác giả đều chứng minh rằng sự ra đời và phát triển của KTTT là cần 7 thiết để tăng sức mạnh của các thành viên khi tham gia và tạo ra cộng đồng kinh tế phát triển xã hội. Tác giả Brett Fairbairn trong: “History of Ecological Perspective: Gaia theory and the problems of cooperatives in Turn-of-the-Century Germany”, thông qua nghiên cứu lịch sử đã cho thấy những nỗ lực về kinh tế và chính trị trong lý thuyết và các vấn đề về quá trình hình thành và phát triển các HTX trong NT ở nước Đức trước năm 1914 dưới góc nhìn sinh thái [114]. “Theory and History of Cooperatives” trong cuốn: “Bibliography of Cooperatives and Cooperative Development” do PhD, IIRA director and professor Christopher D. Merrett, tổng thuật về lý thuyết và Lịch sử của HTX. Có các chuyên đề: “Reviving the cooperative movement. World Marxist Review” của Abalkin, Leonid (31 June1988) viết về làm sống lại phong trào HTX, nhìn lại chủ nghĩa Mác thế giới; “History and theories of cooperatives. In International encyclopedia of civil society” của Altman, Morris (2005) về lịch sử và lý thuyết của HTX trong bách khoa toàn thư Quốc tế của xã hội dân sự; “The cooperative organization: Economic, organisational and policy issues” của Bernardi, Andrea (2007) viết về các tổ chức hợp tác xã, vấn đề kinh tế, tổ chức và chính sách; “A study of the organizational characteristics of successful cooperatives” của Carr, Amelia, Amanie Kariyawasam, and Maureen Casil (2008) trình bày nghiên cứu về các đặc điểm tổ chức thành công một HTX trong phát triển NT [122]. Dr. Hannes Gebhard trong cuốn: “Co-Operation in Finland” (1916) đã mô tả tóm tắt và hệ thống hóa những phong trào HTX trong khu vực NT của Phần Lan đầu thế kỷ XX và cho thấy sức lan tỏa của phong trào này đến các quần đảo của Anh, nhất là ở Ireland, ở Italia và một số nước khác. Tác giả đã có những khảo sát bằng con số thống kê về sự phát triển của phong trào hợp tác hóa. Đây là nghiên cứu có thể cung cấp kinh nghiệm về phát triển KTTT trong phát triển NT không chỉ đối với Phần Lan mà còn đối với một số nước Châu Âu khác [120]. 8 Cuốn: “A Century of the Philippine Cooperative Movement” của Jorge V. Sibal (2000) phân tích đánh giá lịch sử một thế kỷ của phong trào hợp tác xã trong phát triển NT ở Philippines, HTX được xác định là một trong những trụ cột chính của phong trào xã hội dân sự để phát huy các nỗ lực phát triển của xã hội. Sự ra đời và phát triển của các HTX là cần thiết cho sự phát triển kinh tế, xã hội. Tác giả nghiên cứu về lịch sử của phong trào HTX ở Philippines với 3 giai đoạn: 1895-1941, 1941 -1986 và giai đoạn 1986-2000 để chỉ ra những phát triển của hình thức kinh tế này [126]. “Chapter 2: Co-operation and co-operative movement - a theoretical frame work” (2011) nhóm nghiên cứu tại Đại học SG (Braxin), một chương giới thiệu khung lý thuyết về HTX và phong trào HTX, trong đó chỉ ra ý nghĩa của phong trào, phạm vi hợp tác, mục tiêu của hợp tác, đặc điểm của một doanh nghiệp HTX, nguyên tắc hợp tác, lợi ích của hợp tác và các phong trào HTX ở khu vực NT trên thế giới [128]. - Vai trò của KTTT trong phát triển NT Xuất phát từ nhận thức, HTX là một doanh nghiệp thuộc sở hữu chung tham gia vào việc sản xuất hoặc phân phối hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ, hoạt động của các thành viên của mình vì lợi ích chung của họ, thường được tổ chức bởi người tiêu dùng hoặc người nông dân (Dictionary.com), nhiều công trình nghiên cứu đã hướng vào phân tích ảnh hưởng của HTX đến phát triển cộng đồng, đến môi trường sinh thái ở NT, quan hệ giữa HTX với toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại, HTX với người dân thiểu số, với phong trào xã hội, với phát triển; việc tham gia của người nông dân vào HTX; HTX với nghiên cứu và phát triển công nghệ, vai trò của HTX đối với sự phát triển của phụ nữ và HTX và vấn đề dân chủ ở NT [122]. Ahmad Bello Dogarawa trong bài: “The Role of Cooperative Societies in Economic Development” (2010) xem xét vai trò của các hiệp hội hợp tác trong phát triển kinh tế NT. Tác giả đã điều tra khảo sát để mô tả những cách 9 thức mà các HTX có thể làm đại lý cho sự phát triển cộng đồng bền vững và cho thấy trong hơn 160 năm qua, các HTX đã phát huy vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tạo việc làm, thu nhập và ổn định kinh tế cho người dân, tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Trong quá trình phát triển, các HTX phải liên tục đạt được hai mục tiêu liên quan: tăng cường khả năng phát triển và nâng cao khả năng phục vụ các thành viên. HTX vẫn là một doanh nghiệp hiệu quả kinh tế, sáng tạo và cạnh tranh [111]. Suren Movsisyan, trong cuốn: “The Role of Cooperatives in the Development of Agriculture in Armenia” (2013), nghiên cứu chứng minh vai trò tiềm năng của HTX đối với phát triển NN ở Armenia. Tuy nhiên, từ khi chuyển đổi nền kinh tế, do sự kháng cự tâm lý của nông dân cá thể, những người không biết gì với những lợi thế được tổ chức trong các HTX và các hạn chế trong chính sách pháp luật về kinh tế và hỗ trợ của nhà nước, nên thực tế hoạt động của các HTX đã không được thành công lớn. Tác giả đề xuất các kiến nghị phát triển HTX của nước này dựa trên các nghiên cứu kinh nghiệm phát triển HTX trong NT ở các nước châu Âu và châu Á, Liên minh quốc tế HTX (ICA), Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ICARE, và được dựa trên các hướng dẫn và khuyến cáo của LHQ [138]. Wayne D.Rasmussen trong cuốn: “Farmers cooperation, and USDA a history of agricultural cooperative service” (1991) nghiên cứu về lịch sử các HTX dịch vụ NN ở Mỹ trong 65 năm kể từ khi thông qua Luật HTX tiếp thị năm 1926. Tác giả cho thấy hình thức HTX là một phần quan trọng trong chính sách của quốc gia để hỗ trợ các nhà sản xuất NN đối phó với các vấn đề phải đối mặt trên thị trường. Đây là hình thức tổ chức kinh doanh chính trong nhiều cộng đồng NT ở nước Mỹ và là tổ chức kinh tế nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân NT. Từ đó đặt ra vấn đề là làm thế nào để nâng cao vai trò ngày càng quan trọng của những nông dân độc lập khi họ phải đối mặt với một thị trường đặc trưng bởi hội nhập quốc tế nhiều hơn? [140]. 10 Bên cạnh đó còn có khá nhiều công trình đã công bố bàn về vai trò của các HTX trong phát triển NT trên các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường, tiêu biểu là cuốn: “The role of agricultural cooperatives in enhancing the efficiency of production” của Avetisyan, T. (2012), tại Đại học NN quốc gia Armenia nghiên cứu về vai trò của HTX NN trong nâng cao hiệu quả sản xuất ở Armenia. Cuốn “The role of co-operatives in community economic development” của Ryan Gibson (2005), đánh giá vai trò của HTX trong phát triển kinh tế cộng đồng NT ở miền Bắc và Manitoba, Canada [137]; “The role of cooperatives in achieving the sustainable development goals - the economic dimension” của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) (2014) nghiên cứu về vai trò của HTX trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, chiều kích kinh tế trong NT ở Nairobi, Kenya [124]; "The Role of Cooperative Organizations in Rural Community Development in Nigeria: Prospects and Challenges" của Muhammad Shehu Hussain (2014)… nghiên cứu về vai trò của Tổ chức HTX trong phát triển cộng đồng NT ở Nigeria, triển vọng và thách thức, đề xuất giải pháp để cải thiện các hoạt động của HTX tổ chức tại Nigeria theo hướng cần phải giáo dục cho các thành viên của tổ chức hợp tác kết quả tối ưu, cần có sự giám sát thích hợp bởi chính phủ, tổ chức các chương trình xóa mù chữ cho các thành viên ở cơ sở [131]; “The nature of cooperatives: Roles in economizing transaction cost is a new dimension for understanding value of co-ops” của Ling, K. Charles (2012), phân tích về bản chất của HTX và vai trò của nó trong tiết kiệm chi phí giao dịch coi đây là chiều hướng mới cho sự hiểu biết giá trị của HTX v.v... - Nguyên tắc và hình thức tổ chức của KTTT trong NT Về nguyên tắc tổ chức của KTTT trong NT, có cuốn: “Bàn về chế độ hợp tác” của V.I.Lênin viết vào tháng 1/1923, trong đó đánh giá quan điểm về HTX của các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng và đề xuất phương hướng tổ chức, quản lý HTX trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước Nga đầu thế kỷ XX với hình thức nông trang tập thể [52]. 11 Nghiên cứu của Đại học SG ở Braxin trong “Chapter 2: Co-operation and co-operative movement - a theoretical frame work” bàn về HTX và phong trào HTX - một khuôn khổ lý thuyết, trong đó cho thấy năm 1964 Ủy ban Liên minh HTX quốc tế (International Cooperative Alliance - ICA) đã đưa ra những các nguyên tắc cần được coi trọng trong phát triển các hợp tác xã của tất cả các loại và trong mọi xã hội và hệ thống kinh tế, bao gồm: (i) Tự nguyện và tự do thành viên; (ii) Quản lý dân chủ; (iii) Thu lãi theo trách nhiệm hữu hạn về vốn; (iv) Phân phối thặng dư cho các thành viên theo tỷ lệ giao dịch của họ; (v) Hợp tác giáo dục; và (vi) Hợp tác giữa các HTX. Các nguyên tắc này đều quan trọng và phải được coi trọng như nhau [128]. Akira Kurimoto trong cuốn: “Agricultural Cooperatives in Japan: An Institutional Approach” (2004), tiếp cận từ góc độ thể chế để giải thích sự tiến hóa rất khác nhau giữa các HTX NN ở Nhật Bản. Quá trình phát triển HTX NN ở Nhật Bản vào cuối thế kỷ XIX đã chịu ảnh hưởng có tính quyết định bởi sự tương tác giữa. Đây là giai đoạn chuyển đổi từ chế độ bảo hộ sang mở cửa cạnh tranh, đặt ra những thách thức đối với HTX. Chính sách của nhà nước có tác động điều chỉnh hoạt động của HTX trong môi trường mới để phát huy lợi thế của hình thức tổ chức kinh tế này [110]. Ngoài ra, còn có những nghiên cứu về nguyên tắc phát triển HTX, như “Co-operative Identity, values & principles” của International Co-operative Alliance (Quốc tế Hợp tác xã Alliance - 2013); “Legal Reforms Needed for the Effective Development of Cooperatives in Armenia” của Vardanyan, N. (2011) nghiên cứu về sự cần thiết phải cải cách pháp luật cho phát triển hiệu quả của HTX tại Armenia; “Determinants of producers’ participation in agricultural cooperatives: Evidence from Northern China” của Zheng, Shi, Zhigang Wang, and Titus Awokuse (2012) về yếu tố quyết định sự tham gia của nhà sản xuất trong các HTX NN - bằng chứng từ miền Bắc Trung Quốc, triển vọng kinh tế ứng dụng và chính sách v.v… 12 Về hình thức tổ chức của KTTT trong NT, có các nghiên cứu về các lĩnh vực HTX như: HTX sản xuất và kinh doanh, HTX chăm sóc và trông trẻ, HTX giáo dục, tài chính, tín dụng, và Liên hiệp tín dụng, thực phẩm và HTX NN, HTX quản lý rủi ro bảo hiểm, các HTX tiện ích công cộng (điện, khí đốt, điện thoại), du lịch, nghệ thuật và HTX thủ công mỹ nghệ. Nghiên cứu các loại hình HTX, có HTX người tiêu dùng và bán lẻ, HTX tiếp thị, HTX sản xuất dựa trên sở hữu công cộng ở các nước xã hội chủ nghĩa, HTX sản xuất ở các nước phát triển, HTX sản xuất ở các nước đang phát triển, HTX của người lao động v.v… [122]. Bài “Problems and prospects of the cooperative movement in India under the globalization regime” (2006) của Miss Banishree Das và các cộng sự nghiên cứu về triển vọng của các HTX ở Ấn Độ trong quá trình toàn cầu hóa; nó có khả năng và tiềm năng để trung hòa tác dụng phụ đang nổi lên trong quá trình này [130]. Có những nghiên cứu về cơ cấu quản lý HTX, như: “The Structure of a Cooperative Organization” (2012) của Gerald Hanks (California) quan tâm phân tích cấu trúc của một tổ chức HTX nói chung. Khác với doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty có một cơ cấu lãnh đạo phân cấp, HTX có một cấu trúc dân chủ nhiều hơn. Các thành viên của HTX có thể biểu quyết về nhiệm vụ, phương pháp kinh doanh của mình và thậm chí cả cấu trúc hình thức của nó. Có hai loại: cấu trúc HTX tập trung và cấu trúc HTX công ty con [119]. Giới thiệu của Tạp chí Trường Luật (Ấn Độ) Digital Repository: “Part II. Legal Aspects of Cooperative Organizational Structure,” (Spring 1952) các khía cạnh pháp lý của cơ cấu tổ chức HTX [133]. “German Rural Cooperatives” của PD Dr. Michael Prinz (2014) nghiên cứu về cơ cấu tổ chức của HTX NT ở Đức. Nó không chỉ là HTX sản xuất của những người nông dân, mà còn có những HTX tín dụng, HTX cung cấp của người tiêu dùng, HTX tiếp thị… Những hình thức này có vai trò quan trọng trong phát triển NT [129].
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan