Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kinh tế nhập môn...

Tài liệu Kinh tế nhập môn

.PDF
50
486
63

Mô tả:

CHƯƠNG I: NHẬP MÔN KINH TẾ HỌC VĨ MÔ Thời lượng: 4 tiết Tài liệu tham khảo: - Kinh tế vĩ mô, TS. Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư, trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, NXB Phương Đông, 2006, trang 7 – 26. - Kinh tế vĩ mô, TS. Dương Tấn Diệp, trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, NXB Thống Kê, 1999, trang 13 – 42. - Kinh tế học vĩ mô, David Begg, Stanley Fischer and Rudiger Dornbusch, Nhóm giảng viên Khoa Kinh tế học, trường Đại học Kinh tế quốc dân dịch, NXB Thống Kê, 2008, trang 1 – 13. - Kinh tế học tập 2, Paul A Samuelson, nhóm tác giả Vũ Chương dịch, NXB Tài Chính, trang 11 – 52. Khái niệm kinh tế học Vĩ mô, Phân biệt Vĩ mô và Vi mô Các vấn đề cơ bản của kinh tế Vĩ mô Mục tiêu: SV cần biết Mục tiêu của môn học NỘI DUNG CHÍNH 1 • Khái niệm, sự ra đời và phát triển của kinh tế học Vĩ mô • Một số khái niệm cơ bản của kinh tế học Vĩ mô 2 3 4 • Tổng cung, tổng cầu • Mục tiêu, công cụ điều tiết trong kinh tế Vĩ mô 1. Khái niệm kinh tế học, kinh tế Vi mô, kinh tế Vĩ mô a. Kinh tế học: Là môn học nghiên cứu phương thức xã hội quản lý nguồn lực khan hiếm của mình Nghiên cứu quá trình thăm dò khai thác, phân bổ và sử dụng hiệu quả tối ưu các nguồn lực trong điều kiện các nguồn lực ngày cành khan hiếm và cạn kiệt. b. Kinh tế Vi mô và kinh tế Vĩ mô Kinh tế hoc vi mô nghiên cứu giá cả, sản lượng và thị trường riêng rẻ Kinh tế học Vĩ mô là khoa học nghiên cứu tổng thể hành vi của cả nền kinh tế. Nó xem xét mức sản lượng, mức thất nghiệp và mức giá chung của một quốc gia. Kinh tế Vi mô Kinh tế Vĩ mô Nghiên cứu sự hoạt động của Nghiên cứu sự hoạt động của nền kinh tế bằng cách tách biệt nền kinh tế như một tổng thể từng phần. thống nhất. Nghiên cứu các hành vi ứng Nghiên cứu các chỉ tiêu đánh xử của các cá nhân (người tiêu giá tổng thể nền kinh tế trong dùng, nhà sản xuất) trên từng loại quan hệ tác động qua lại. thị trường. Rút ra những quy luật cơ bản Đề suất chính sách để điều tiết của nền kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Ví dụ: Kinh tế học vi mô xem xét cách thức một liên minh dầu mỏ định giá dầu của họ. Kinh tế học vĩ mô lại hỏi xem tại sao một sự tăng mạnh trong giá dầu quốc tế lại gây ra lạm phát và thất nghiệp Kinh tế học vi mô nghiên cứu xem liệu việc đi học có phải là một cách thức sử dụng tốt thời gian của bạn hay không. Kinh tế học vĩ mô lại khảo sát tỷ lệ thất nghiệp ở độ tuổi thành niên Ví dụ: Kinh tế học vi mô xem xét các khoảng mục riêng rẻ trong ngoại thương như tại sao nước Mỹ nhập khẩu Toyota và xuất khẩu xe tải hạng nặng. Kinh tế học vĩ mô cho biết xu hướng chung trong hoạt động xuất khẩu, đặt ra những câu hỏi như tại sao Hoa Kỳ lại có mức thâm hụt thương mại lớn và trở thành nước vay nợ lớn nhất thế giới vào những năm 1980 2. Sự ra đời và phát triển của kinh tế học Vĩ mô Tự cung tự cấp Phân công lao động xã hội Kinh tế Vi mô Kinh tế học (Thế kỷ 17) Kinh tế Vĩ mô (khủng hoảng 1929 – 1933) 3. Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc Kinh tế học thực chứng: mô tả và giải thích các sự kiện xảy ra trong thực tế khách quan. Nó trả lời cho các câu hỏi: như thế nào? Tại sao?... Ví dụ: Tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp năm 2008 là bao nhiêu? Điều gì làm thất nghiệp cao như vậy? Tăng thuế nhập khẩu ảnh hưởng tới nền kinh tế như thế nào?.... Kinh tế học chuẩn tắc: đưa ra các kiến nghị dựa trên những đánh giá chủ quan, kinh nghiệm của các nhà kinh tế học. Nó trả lời cho các câu hỏi: tốt hay xấu? Cần hay không? Nên như thế này hay nên như thế kia?... Ví dụ: Chính phủ tăng chi tiêu cho sản xuất vũ khí là tốt hay xấu? Có nên trợ giá cho hàng nông sản hay không?.... 4. Nội dung môn học: Gồm 9 chương Chương 1: Giới thiệu những tư tưởng chủ yếu của Kinh tế Vĩ mô, giới thiệu các khái niệm cơ bản của môn học Chương 2: Giới thiệu các phương pháp đo lường sản lượng quốc gia Chương 3: Giới thiệu tổng cầu, cách xác định tổng cầu, phương pháp xác định sản lượng cân bằng quốc gia, các đồng thức sản lượng, cân bằng, số nhân tổng cầu Chương 4: Tìm hiểu về tài khóa và chính sách tài khóa Chương 5: Giới thiệu một số khái niệm về tiền tệ, ngân hàng và chính sách tiền tệ Chương 6: Phân tích mô hình IS - LM Chương 7: Lạm phát và thất nghiệp Chương 8: Kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở Chương 9: Tăng trưởng kinh tế bền vững II. Một số khái niệm cơ bản của kinh tế học Vĩ mô 1. Tăng trưởng và phát triển Tăng trưởng Phát triển kinh tế Tăng lên về qui mô sản xuất của Chứa giá trị tăng lên về chất, nền kinh tế, không quan tâm về trình độ của nền kinh tế các vấn đề khác Là sự phát triển về quy mô, số Là quá trình tăng tiến của nền lượng hàng hóa và dịch vụ trong kinh tế trên các mặt bao gồm sự 1 thời kỳ nhất định (thường là 1 tăng thêm về qui mô sản lượng, năm) tiến bộ về cơ cấu kinh tế xã hội. Công thức tính tốc độ tăng trưởng kinh tế: Yt - Yt-1 gt = 100% Yt-1 2. Lạm phát và giảm phát Lạm phát Tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng lên trong 1 thời gian nhất định Giảm phát Tình trạng mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống trong 1 thời gian nhất định Ví dụ: Năm 2006 mua một ổ bánh mì trứng với giá 3000 đồng/ổ. Năm 2010, mua một ở bánh mì trứng giá 10.000 đồng/ổ. Đây là tình trạng lạm phát hay giảm phát? 3. Việc làm và thất nghiệp Thất nghiệp: gồm những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, không có việc và đang tích cực tìm kiếm việc làm. Mức dân dụng: những người đang trực tiếp tham gia hoạt động trong nền kinh tế Lực lượng lao động: những người đang hoạt động trong nền kinh tế và những người thất nghiệp Tỷ lệ thất nghiệp: phản ánh tỷ lệ % số người thất nghiệp so với lực lượng lao động
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng