Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm giỏi...

Tài liệu Kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm giỏi

.DOC
10
130
84

Mô tả:

Sáng kiến kinh nghiệm - về công tác chủ nhiệm lớp PHÒNG GD&ĐT GIÁ RAI Trường TH Phong Tân CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM GIỎI A/ ĐẶC VẤN ĐỀ 1 . Thuận lợi : Được sự quan tâm của BGH trường và các cấp lãnh đạo tạo điều kiện về mọi mặt đảm bảo cho việc dạy - học. Các phụ huynh đã quan tâm hơn và bước đầu có sự phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để giáo dục học sinh. Giao thông thuận lợi cho việc đến trường của giáo viên và học sinh. Bản thân tôi đã làm công tác chủ nhiệm nhiều năm, luôn yêu nghề, mến trẻ, luôn học hỏi đồng nghiệp để nâng cao chất lượng giảng dạy . 2 . Khó khăn : Do địa bàn thuộc xã nông thôn sâu, xa nên trình độ năng lực của các em còn nhiều hạn chế. Mặt khác một số gia đình các em còn bận đi làm ăn xa, gửi con ở với ông bà nên việc kèm các em học ở nhà là ít có. Còn nhiều đối tượng học sinh con gia đình nghèo ít được quan tâm của gia đình nên thiếu đồ dùng học tập.Trường lớp xuống cấp, thời tiết bất thường nên gây khó khăn cho việc dạy - học. Do vậy ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng của lớp. B/ NỘI DUNG I. KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM 1.Thực hiện tốt các mặt giáo dục. a. Về đức dục: - Ở tiểu học, quá trình giáo dục đạo đức nhằm hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu của những phẩm chất đạo đức. Để giáo dục các em về phẩm chất đạo đức, cần giải quyết đồng bộ nhiều vấn đề nhằm giúp học sinh có ý thức (Nhận thức, niềm tin…) về phẩm chất đó, có thái độ tích cực và có hành vi, thói quen hành vi tương ứng . Vì vậy công tác giáo dục đạo đức phải thực hiện các nhiệm vụ sau : Giáo viên: Lê Thị Tuyết Trang – Năm hoc: 2011 - 2012 1 Sáng kiến kinh nghiệm - về công tác chủ nhiệm lớp Giáo dục ý thức đạo đức: Đối với từng chuẩn mực đạo đức hay phẩm chất nhân cách, trước hết cần cho học sinh hiểu: Trong những tình huống tương tự hay đối với chuẩn mực đạo đức đó, những tri thức đạo đức đó giúp các em phân biệt được cái đúng - cái sai; cái tốt - cái xấu; cái thiện - cái ác. Từ đó các em làm theo cái đúng, ủng hộ cái tốt, tán thành cái thiện và đấu tranh phê bình, tránh cái xấu, cái sai, cái ác. - Giáo dục thái độ, tình cảm đạo đức: Đời sống tinh thần của con người nói chung hay trẻ em nói riêng sẽ trở nên khô cứng, nếu như con người đó không biết yêu, không biết ghét, không có cảm xúc. Giáo dục tình cảm cho học sinh là một nhiệm vụ hết sức quan trọng nhưng cũng rất khó khăn, bởi vì các tác động đến thế giới nội tâm thế giới cảm xúc của những đứa trẻ. Giáo dục tình cảm đạo đức cho trẻ là thức tỉnh chúng ở những rung động trái tim đối với hiện thực xung quanh, làm cho chúng biết yêu, biết ghét rõ ràng có thái độ đúng đắn đối với các hiện tượng đời sống tập thể . - Giáo dục hành vi, thói quen hành vi: Tôi đã giáo dục đạo đức cho học sinh theo “Năm điều Bác Hồ dạy” thiếu niên nhi đồng, cung cấp và hình thành cho học sinh những chuẩn mực hành vi đạo đức qua các môn học, thông qua việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Ví dụ : Tổ chức cho các em thi đọc, thi viết chữ đẹp, thi văn nghệ, thi đua học tập và rèn luyện ….để các em có ý thức đạt tốt các nhiệm vụ học tập, luôn học bài và làm bài đầy đủ, tham gia đầy đủ, thường xuyên các buổi hoạt động ngoài giờ, làm vệ sinh các lớp học, luyện tập thể dục, thể thao. Biết vâng lời kính trọng ông bà, cha mẹ, anh chị em. Đối với thầy cô phải kính trọng lễ phép, đối với bạn bè phải tôn trọng, đoàn kết. Có lòng yêu quê hương, đất nước, gìn giữ và bảo vệ của công. Ngoài ra tôi còn trao đổi với học sinh về cách ăn mặc, nói năng, đi đứng, cư xử với mọi người sao cho đúng. Muốn làm tốt những điều này, trước hết tôi luôn hoàn thiện mình từ ăn, nói, cách đi đứng , ăn mặc, lúc nào tôi cũng là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Vì vậy, đến nay các em trong lớp ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, ăn nói văn minh, lịch sự. Kiên quyết khéo léo kỷ luật những em cố tình vi phạm nội quy của lớp, của trường. Giáo viên: Lê Thị Tuyết Trang – Năm hoc: 2011 - 2012 2 Sáng kiến kinh nghiệm - về công tác chủ nhiệm lớp b. Về trí dục: - Nhiệm vụ của giáo viên tiểu học là dạy đủ các môn học bắt buộc, ngoài ra còn tham gia đầy đủ các công tác khác của lớp, của trường. Dạy học sinh bằng sự nhiệt tình, mang hết năng lực truyền thụ kiến thức cho học sinh theo phương pháp mới. - Nhiệm vụ của học sinh là học tập, nắm vững những mục tiêu cơ bản về kiến thức, kỹ năng các môn học đã quy định, biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Học tập là nhiệm vụ hàng đầu của học sinh. Giáo viên phải khuyến khích ở các em lòng ham muốn học tập, gây cho các em hứng thú học tập, mở rộng hiểu biết và trau dồi kỹ năng, khắc phục khó khăn hoàn thành mọi nhiệm vụ. Để làm được việc này tôi cùng các em đề ra biện pháp thi đua trong học tập. - Tổ chức hình thức học nhóm, đối với những em yếu, kém chọn những em học giỏi kèm cặp giúp đỡ, giáo viên luôn theo dõi, bồi dưỡng thêm. - Liên tục kiểm tra vở bài tập vào 15 phút đầu giờ. Lớp trưởng và lớp phó học tập có nhiệm vụ kiểm tra vở bài tập, có nhận xét hàng tháng, hàng kỳ, gửi tới bậc phụ huynh giúp đỡ thêm. - Từ những hình thức trên đến nay lớp học rất tiến bộ, tự giác học và làm bài ở nhà đầy đủ, giữ gìn vở sạch, chữ đẹp , thi đua nhau trong học tập, ý thức tự giác cao trong học tập. c. Về lao động: - Giáo dục học sinh yêu lao động, biết gìn giữ thành quả lao động, tích cực tham gia bất kỳ công việc nào do lớp và trường tổ chức. Trong lao động trước hết các em phải có thái độ học tập tốt. Đồng thời tôi hình thành cho các em một số kỹ năng và thói quen đối với lao động, biết sử dụng một số dụng cụ thông thường như : Kéo, chổi, dao, giá....Có thói quen lao động tự phục vụ và lao động giúp đỡ người thân trong gia đình. Bất kỳ một công việc nào các em cũng sắp xếp nơi làm việc ngăn nắp, sạch sẽ, an toàn. Sau khi các em làm xong giáo viên kiểm tra, khen, chê kịp thời để các em sửa chữa. Các em phải được tham gia đầy đủ các hình thức lao động: - Lao động học tập. - Lao động dọn vệ sinh lớp học . Giáo viên: Lê Thị Tuyết Trang – Năm hoc: 2011 - 2012 3 Sáng kiến kinh nghiệm - về công tác chủ nhiệm lớp - Nhặt rác, gạch đá ở sân trường. - Lao động tự phục vụ. - Lao động giúp đỡ gia đình những việc nhỏ. Để giáo dục lao động cho các em tôi đã tổ chức đồng bộ các loại hình lao động này. d. Giáo dục thể chất. - Qua các giờ học thể dục giúp học sinh nắm vững những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo được vận dụng tối thiểu trong chương trình học, tạo thành cơ sở cho việc rèn luyện thể chất cho học sinh.Trong một tiết thể dục các em thực hiện được một số kỷ luật và vệ sinh tập luyện, biết vận dụng những điều đã học vào nề nếp sinh hoạt ở lớp, ở trường, tự giác, tích cực trong giờ thể dục, thể thao, có tác phong nhanh nhẹn, kỷ luật. Giúp học sinh tự luyện tập vào buổi sáng sớm ở nhà khi ngủ dậy, tập giữa giờ học. e. Giáo dục thẩm mỹ - Ở trường tiểu học giáo viên có nhiệm vụ giáo dục thẩm mỹ cho các em. Giáo viên phát triển những tình cảm thẩm mỹ cho các em qua quá trình lĩnh hội kiến thức, giúp học sinh biết yêu cái hay, cái đẹp, hiểu và biết làm đẹp bản thân cũng như làm đẹp cuộc sống xung quanh mình. - Giáo dục cho các em nhận thấy được những lời hay, ý đẹp, cách xưng hô với mọi người nhất là với bạn bè trong lớp, trong trường. Cái đẹp trong giờ học, hoạt động ngoài giờ lên lớp, giáo dục thẩm mỹ trong môn nghệ thuật. Ngoài ra các môn học khác cũng phục vụ cho giáo dục thẩm mỹ. Ví dụ : Giáo dục tình yêu quê hương đất nước, tình yêu thương giữa con người với con người. Cách xưng hô với bạn bè như: Bạn – mình ; tớ - cậu ; mình – bạn ; cậu – mình..... 2. Làm tốt công tác tổ chức lớp . a. Chọn đội ngũ cán bộ lớp có năng lực quản lý: - Những em có năng lực quản lý là những em có ý thức tổ chức kỷ luật, có năng lực học tốt, có ý thức tự quản tốt, có tinh thần trách nhiệm vì tập thể, thẳng thắn, trung thực, nhanh nhẹn, hoạt bát, có đầu óc tư duy sự việc để làm nòng cốt, là chỗ Giáo viên: Lê Thị Tuyết Trang – Năm hoc: 2011 - 2012 4 Sáng kiến kinh nghiệm - về công tác chủ nhiệm lớp dựa vững chắc, là cánh tay đắc lực giúp giáo viện chủ nhiệm trong quá trình giảng dạy và giáo dục đạo đức, thúc đẩy phong trào học tập và các mặt hoạt động khác. Chính vì thế khi mới nhận lớp, tôi đã theo dõi các em về lực học, về ý thức và chọn học sinh làm lớp trưởng, làm lớp phó phụ trách học tập, lao động, văn thể phù hợp với khả năng của từng em. b. Sắp xếp chỗ ngồi - Sau khi nhận lớp, nhận phòng học tôi tiến hành sắp xếp chỗ ngồi. Tôi đọc theo danh sách lớp cứ hai em vào ngồi một bàn từ trên xuống dưới cho đến hết. Làm như vậy để học sinh không thắc mắc ngồi bàn đầu hay cuối. Cứ sau một tuần học, tôi luân chuyển chỗ ngồi cho học sinh. Ba dãy bàn chia làm ba tổ, mỗi tổ đều có cán sự lớp ngồi theo ba dãy để tiện theo dõi và quản lý lớp. Đặc biệt là giáo viên không nên xếp hai em thường xuyên gây gổ nhau ngồi cùng một bàn . c. Hướng dẫn cán sự lớp làm việc: - Họp ban cán sự lớp : Đánh giá tình hình lớp đầu năm học, rút ra kinh nghiệm trong việc quản lý lớp. - Tự bản thân các em đánh giá, nhận xét, nêu những tồn tại của lớp, mỗi em tự đánh giá, khẳng định mình. - Sau đó tôi góp ý bình đẳng như là một cán sự lớp, phải thảo kế hoạch chuẩn bị cho buổi họp đầu năm của lớp. - Vạch kế hoạch chi tiết cho từng hoạt động, giao cho từng cán sự lớp chịu trách nhiệm về việc được giao. 3. Xây dựng đội ngũ học sinh tích cực. - Trước hết giáo viên cần tìm hiểu để phát hiện ra những em học sinh chấp hành tốt nội quy của lớp, của trường, được các bạn tin tưởng, quý mến. Sau đó tôi giao cho các em những nhiệm vụ riêng, thay mặt giáo viên kiểm tra, theo dõi giúp đỡ các bạn trong học tập. Dựa theo địa bàn nơi ở của các em, xây dựng đôi bạn giúp đỡ nhau sao cho phù hợp, những em học giỏi nhiệt tình giúp đỡ những em học kém. - Cuối tuần vào giờ sinh hoạt, các nhóm báo cáo kết quả học tập của nhóm mình cho giáo viên và cả lớp nghe. Sau đó rút kinh nghiệm của từng nhóm, nhóm nào học Giáo viên: Lê Thị Tuyết Trang – Năm hoc: 2011 - 2012 5 Sáng kiến kinh nghiệm - về công tác chủ nhiệm lớp tiến bộ thì khen ngợi, nhóm nào chưa tiến bộ thì động viên các em tuần sau tiến bộ hơn và giao nhiệm vụ tuần tới cho các em . 4. Giáo dục thông qua công tác thi đua - Khen thưởng, kỷ luật. - Việc xây dựng các phong trào thi đua của lớp có tác dụng rất lớn trong việc học tập và rèn luyện đạo đức của các em, nó là cái đích trong khoảng thời gian ngắn để các em vươn tới. - Muốn đạt được mục đích đó đòi hỏi giáo viên sau khi đã phát động phong trào thi đua phải luôntheo dõi, kiểm tra và mỗi đợt phát động phải tổng kết, khen chê rõ ràng, có phần thưởng cho những em thực hiện có hiểu quả tốt. Ví dụ : Phát động phong trào thi đua học tập tốt đạt điểm 10 chào mừng ngày 20/11; 22/12; 8/3; 26/3; 19/5….Hoạt động theo chủ điểm là con đường giáo dục quan trọng, chính nó biến quá trình giáo dục trẻ em trở nên hiện thực hơn, sinh động hơn. * Thi đua vở sạch chữ đẹp. Tuần học thứ nhất giáo viên quy định sổ sách và vở ghi của học sinh. Tuần thứ hai giáo viên tiến hành kiểm tra sách vở đã mua đủ chưa, kiểm tra bọc bìa, dán nhãn cho đúng quy định, kết hợp kiểm tra đồ dùng học tập. Em nào chưa có đầy đủ thì giáo viên nhắc nhở để học sinh mua cho đủ. Giữa kỳ I: Tổ chức cho các tổ kiểm tra chéo vở và chữ, phân loại vở, chữ thi đua giữa các tổ. Cuối kỳ I: Giáo viên cùng cán bộ lớp kiểm tra từng tổ viên, em nào viết chữ xấu, vở để quăn mép, sờn bìa, vở ghi chưa đúng quy định, giáo viên nhắc nhở, hướng dẫn cách gìn giữ, luyện viết nhiều hơn nữa để học kỳ II các em gìn giữ và viết chữ đẹp hơn. Tiếp đó giáo viên chọn một vài bộ vở sạch chữ đẹp của lớp, cho cả lớp xem và học tập bạn. 5. Kết hợp với gia đình, các đoàn thể và các lực lượng khác. - Để giáo dục học sinh có hiệu quả trước hết phải tìm hiểu kỹ nguyên nhân của từng học sinh và từng gia đình cuả học sinh đó Ví dụ : + Cha mẹ li hôn hoặc li thân. Giáo viên: Lê Thị Tuyết Trang – Năm hoc: 2011 - 2012 6 Sáng kiến kinh nghiệm - về công tác chủ nhiệm lớp + Ham chơi, quên học. + Thường xuyên gây gổ đánh chửi nhau với bạn bè. + Cha mẹ đi làm ăn xa. + Cha mẹ thường xuyên đánh đập hoặc chửi bới...... - Mặt khác, giáo viên chủ nhiệm lớp phải thường xuyên liên lạc với gia đình, các đoàn thể và các lực lượng khác bằng nhiều hình thức khác nhau trực tiếp và gián tiếp nhằm nắm được những thông tin cần thiết để phối hợp chặt chẽ với gia đình nhằm hỗ trợ cho nhau để hoàn thành nhiệm vụ là giáo dục học sinh trở thành một con người toàn diện, xứng đáng là con ngoan trò giỏi - Đội viên tốt-cháu ngoan Bác Hồ mà gia đình – thầy cô và xã hội đang mong chờ. Từ đó giáo viên áp dụng các biện pháp cụ thể để giáo dục học sinh của mình. Biện pháp giáo dục: -Đối với giáo viên chủ nhiệm phải có lòng vị tha, thương yêu học sinh như chính người thân của mình. Công bằng trong thưởng phạt, giáo dục các em tinh thần tương thân tương ái. An ủi ,động viên kịp thời trong mọi hoạt động, giúp các em không mặc cảm, tự ti và vươn lên. Ngoài ra giáo viên cần phải chịu khó lắng nghe tâm tư, tình cảm và những nguyện vọng của các em, qua đó phân tích lí giải những ý kiến của các em, tạo cơ hội cho các em tâm sự gỡ những khúc mắc trong lòng các em. -Tác động và tư tưởng, tình cảm và danh dự của từng em, mềm dẻo nhưng cương quyết và luôn nhận xét công bằng “ Tế nhị “ về sai lầm của em đó trước lớp. Theo tôi nghĩ đối với những em này do suy nghĩ còn hạn chế nên hành động bột phát, hiếu thắng chứ bản chất không phải là xấu có thể hướng thiện được. Vì vậy bản thân tôi luôn coi trọng các em từ cách xưng hô, lời ăn, tiếng nói, nhận xét khen chê,tạo điều kiện cho các em thấy được lỗi lầm, thầy cô quý trọng mình và ý thức về sự đền ơn trỗi dậy. - Luôn theo dõi mọi hoạt động của học sinh này, nếu thấy tiến bộ dù nhỏ cũng khen hoặc tuyên dương kịp thời để gây hứng thú phấn đấu cho các em, tạo điều kiện cho các em học tập tốt hơn. Giáo viên: Lê Thị Tuyết Trang – Năm hoc: 2011 - 2012 7 Sáng kiến kinh nghiệm - về công tác chủ nhiệm lớp - Gặp gỡ trực tiếp với phụ huynh hoặc thông qua sổ liên lạc để trao đổi, kết hợp với nhà trường với gia đình giáo dục các em. Đến nay lớp không còn học sinh cá biệt. Nhờ các biện pháp trên các em học tập rất chăm chỉ, ngoan ngoãn, giáo viên không phải nhắc nhở nhiều hay thường xuyên phải giải quyết, phân xử và làm công tác hòa giải cho các em học sinh. II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN TRONG NĂM QUA: - Bằng những kinh nghiệm làm công tác chủ nhiệm mà bản thân tôi đã thực hiện qua nhiều năm, cùng với sự nhiệt tình, áp dụng một số kinh nghiệm như đã nêu trên, và cách làm công tác chủ nhiệm mới đã làm thay đổi một cách có hiệu quả. Cụ thể như sau: Kết quả Tổng số Đầu năm 29/17 Cuối năm 29/17 Giỏi Khá TB yếu 29 03 07 19 C/ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Qua nhiều năm nghiên cứu, tìm hiểu và thực hiện công tác chủ nhiệm lớp 5. Trường tiểu học Phong Tân. Tôi thấy rằng, công tác chủ nhiệm lớp là một quá trình giáo dục và rèn luyện thường xuyên, lâu dài và liên tục, diễn ra ở nhiều môi trường khác nhau, liên quan nhiều đến các mối quan hệ giữa gia đình – nhà trường và xã hội. Chính vì vậy mà đòi hỏi người thầy (cô) chủ nhiệm lớp phải có kiên trì, khéo léo trong ứng xử; bền bỉ, tế nhị để có thể tìm hiểu sâu sắc từng đối tượng học sinh và từng gia đình của học sinh, thương yêu các em với một tình cảm chân thành. Cần có cách cư xử nhẹ nhàng, chừng mực với từng đối tượng, thể hiện sự quan tâm ,an ủi ,động viên các em kịp thời, đúng lúc, đúng nơi, đúng đối tượng. Qua đó tạo cho các em có sự tin tưởng tuyệt đối với giáo viên, các em xem thầy (cô) như người cha, người mẹ; người anh, người chị hay là một người thân mà em quý mến. Giáo viên: Lê Thị Tuyết Trang – Năm hoc: 2011 - 2012 8 Sáng kiến kinh nghiệm - về công tác chủ nhiệm lớp Muốn công tác giáo dục đạt hiệu quả cao thì công tác chủ nhiệm là nhiệm vụ hết sức quan trọng, đặt ngang với công tác chuyên môn. Vì vậy để giáo dục cho học sinh theo hướng tích cực toàn diện thì trong các năm tới sẽ tiếp tục: - Kết hợp với Nhà trường tổ chức làm chuyên đề để trao đổi kinh nghiệm và nhân rộng phạm vi trong tổ và sau đó là toàn trường. - Tiếp tục vận dụng những kinh nghiệm mà bản thân tôi đã tích lũy và chắt lọc được trong những năn trước đây vào công tác chủ nhiệm lớp . Phong Tân, ngày 20 tháng 01 năm2012 Người viết Lê Thị Tuyết Trang Giáo viên: Lê Thị Tuyết Trang – Năm hoc: 2011 - 2012 9 Sáng kiến kinh nghiệm - về công tác chủ nhiệm lớp ĐƠN VỊ: …………. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc PHIẾU NHẬN XÉT, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: Kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp Mã số:…………………………………………………… Tác giả: Lê Thị Tuyết Trang Chức vụ: giáo viên chủ nhiệm lớp 5 Bộ phận công tác: Trường TH Phong Tân TỔ CHUYÊN MÔN Nhận xét: ………………………………………….. ………………………………………….. ………………………………………….. ………………………………………….. ………………………………………….. ………………………………………….. Xếp loại:………….. Ngày…. Tháng 01 năm 2012 Tổ trưởng HỘI ĐỒNG KHGD TRƯỜNG Nhận xét: ……………………………………… ……………………………………… ……………………………………… ……………………………………… ……………………………………… ……………………………………… Xếp loại:………….. Ngày…. Tháng 01 năm 2012 Hiệu trưởng PHÒNG GD&ĐT GIÁ RAI Nhận xét: ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… Xếp loại:………….. Ngày…. tháng….. năm…… Trưởng Phòng Giáo viên: Lê Thị Tuyết Trang – Năm hoc: 2011 - 2012 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan