Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kinh nghiem to chuc hoat dong ngoai troi cho tre mau giao 3-4 tuoi...

Tài liệu Kinh nghiem to chuc hoat dong ngoai troi cho tre mau giao 3-4 tuoi

.DOC
29
1260
103

Mô tả:

S¸ng kiÕn kinh nghiÖm NguyÔn Thu H¬ng MỞ ĐẦU Trẻ mầm non “Học mà chơi – chơi mà học”. Vui chơi là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi mầm non, mà trong đó vui chơi ngoài trời là một hoạt động không thể thiếu được với trẻ. Tham gia hoạt động ngoài trời, trẻ sẽ được hít thở không khí trong lành, được quan sát thế giới xung quanh, được khám phá những điều mới lạ từ thiên nhiên, được tự do hoạt động theo ý thích, tích lũy kiến thức, rèn luyện các kỹ năng và tăng thêm vốn kinh nghiệm sống cho bản thân. Hoạt động ngoài trời là một trong những hoạt động vui chơi mà trẻ hứng thú nhất, mang lại cho trẻ nhiều niềm vui và kiến thức cần thiết về thế giới xung quanh trẻ. Trẻ nhận thức được thế giới xung quanh bằng cách tiếp xúc, tìm hiểu, khám phá và quan tâm đến những gì xảy ra ở cuộc sống xung quanh mình. Qua hoạt động ngoài trời trẻ thỏa mãn nhu cầu hoạt động, nhu cầu tìm hiểu, khám phá của bản thân. Hoạt động vui chơi ngoài trời tạo cho trẻ sự nhanh nhẹn và hứng thú với môi trường tự nhiên đồng thời trẻ tự tin, mạnh dạn trong cuộc sống. Môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời là một môi trường hấp dẫn và lôi cuốn trẻ nếu chúng ta biết nắm bắt và tận dụng tất cả những yếu tố có sẵn trong thiên nhiên, tác động vào chúng qua các trò chơi, quan sát, tìm hiểu sự vật xung quanh trẻ trong các tình huống. Những câu hỏi như: Vì sao? Làm thế nào?... và sự tò mò ham hiểu biết của trẻ, sẽ giúp giáo viên hình thành hành vi đẹp, thói quen tốt cho trẻ. Thực tế trong nhiều năm qua, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Trì đã hết sức quan tâm đến việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ: Đã tổ chức các lớp tập huấn, kiến tập cho giáo viên mầm non. Ủy ban nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân xã đã quan tâm tạo điều kiện về cơ sở vật chất; quy hoạch sân trường; trang bị đồ chơi ngoài trời; xây dựng vườn cổ tích. Bên cạnh đó, Ban giám hiệu nhà trường đã trang bị nhiều cuốn sách, nhiều tài liệu liên quan đến việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ, đã đầu tư các đồ dùng đồ chơi, nguyên vật liệu cần thiết và triển khai bồi dưỡng cho giáo viên về cách thức tổ chức hiệu quả hoạt động ngoài trời. Tuy nhiên, nhận thức của một số phụ huynh còn chưa tích cực với việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ như: Sợ nắng, sợ gió, sợ con mệt … Nhiều giáo viên còn ngần ngại chưa chú ý đến chất lượng tổ chức hoạt động ngoài trời, nhiều giáo viên khi tổ chức còn mang tính chất hình thức đại khái, qua loa. Nếu thực tế này kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển toàn diện nhân cách của trẻ. Là một giáo viên trẻ, được đào tạo chính quy, rất tâm huyết với nghề, hiểu được tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động ngoài trời đối với trẻ, tôi luôn băn khoăn, trăn trở “Làm thế nào để phát huy tính tích cực, chủ động cho trẻ hoạt động ngoài trời?”. Sau một năm nghiên cứu, tìm tòi, áp dụng một số biện pháp, tôi thấy trẻ lớp tôi tích cực hơn, mạnh dạn hơn trong các giờ hoạt động ngoài trời. Hơn thế nữa nhận thức của các cháu về thế giới xung quanh cũng phát triển rõ rệt, các cháu chủ động hơn, tích cực hơn, quan sát đối tượng kỹ ... Vì vậy tôi xin phép được trao đổi với chị em đồng nghiệp: Trêng mÇm non A Tø HiÖp Trang 1 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm NguyÔn Thu H¬ng “Kinh nghiệm tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi, lớp C1 trường mầm non A Tứ Hiệp”. * Mục đích nghiên cứu: - Đánh giá thực trạng chất lượng hoạt động ngoài trời của trẻ 3 - 4 tuổi, lớp C1 trường mầm non A Tứ Hiệp. - Tìm ra hệ thống các biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi, lớp C1 trường Mầm non A Tứ Hiệp. * Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi, lớp C1 trường Mầm non A Tứ Hiệp. * Phạm vi nghiên cứu: Trẻ 3 - 4 tuổi lớp C1 trường Mầm non A Tứ Hiệp, năm học 2012 - 2013. NỘI DUNG Trêng mÇm non A Tø HiÖp Trang 2 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm NguyÔn Thu H¬ng I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Việc giáo dục trẻ nhỏ về những giá trị của môi trường sống, giúp trẻ được gần gũi với thiên nhiên, tìm hiểu và học cách hòa nhập với môi trường xung quanh là vô cùng cần thiết. Quá trình giáo dục này có thể tiến hành thông qua nhiều hoạt động khác nhau nhưng hoạt động ngoài trời vẫn được coi là hoạt động có nhiều ưu thế. Rất nhiều nhà khoa học đã chứng minh rằng: “Sau các hoạt động giáo dục có chủ đích, giáo viên cho trẻ tham gia vào các hoạt động ngoài trời, có khi chỉ cần đi dạo quanh sân trường cũng đủ giúp trẻ vận động thân thể và hít thở không khí trong lành, giúp đầu óc trẻ thoải mái, sảng khoái hơn. Ngoài ra, khi luyện tập và tham gia các trò chơi vận động ngoài trời thường xuyên với thời gian thích hợp sẽ giúp cho cơ thể trẻ tự tổng hợp Vitamin D (Vitamin D được tổng hợp từ chất 7 – Dehydrocholesterol ở dưới da dưới tác dụng bức xạ của tia cực tím trong ánh sáng mặt trời thành cholecalciferol – Vitamin D3) góp phần giúp cho hệ xương phát triển. Đặc biệt, ở lứa tuổi đang lớn này, xương hấp thụ nhiều canxi hơn nên tham gia các hoạt động ngoài trời giúp cho các tế bào tạo xương xây đắp cho xương đặc hơn, rắn chắc hơn, dẻo dai hơn. Trẻ sẽ phát triển tối đa về chiều cao, về trọng lượng, về sự rắn chắc của thể hình”. Nhiều nghiên cứu khoa học cũng đã chứng minh: “Không gì khiến trẻ thấy thoải mái, tự tin và vui vẻ hơn khi trẻ được chạm tay vào mọi thứ xung quanh và tự khám phá sự việc bằng các giác quan, cảm xúc của mình”. Trong tài liệu hướng dẫn, tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non - Mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi, xuất bản tháng 9 năm 2009 có đoạn viết hướng dẫn giáo viên lưu ý đến mục đích của việc tổ chức hoạt động ngoài trời: “Với trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi, giáo viên tổ chức cho trẻ chơi và tham gia các hoạt động ngoài phạm vi lớp học với mục đích: Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với không khí trong lành của thiên nhiên, rèn luyện sức khỏe, thiết lập mối quan hệ giữa trẻ với môi trường xung quanh, góp phần mở rộng vốn hiểu biết của trẻ về môi trường tự nhiên, xã hội; thỏa mãn nhu cầu chơi và hoạt động theo ý thích của trẻ”. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN: 1. Mô tả thực trạng - Trường mầm non A Tứ Hiệp là một trong hai trường mầm non đầu tiên của huyện Thanh Trì được công nhận là trường chuẩn quốc gia cấp độ 1 (vào tháng 2 năm 2009) nên có đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho học tập và vui chơi. - Năm học 2012 - 2013, tôi được Ban giám hiệu phân công phụ trách lớp mẫu giáo bé 3- 4 tuổi ở tại khu Cương Ngô I, lớp có 3 cô. - Trình độ: + 1 cô Đại học + 2 cô Trung cấp Sư phạm (hiện 1 cô đang theo học lớp Đại học Sư phạm khoa Giáo dục Mầm non ) - Lớp có 46 cháu và 100% các cháu ăn bán trú tại trường nên rất thuận tiện cho việc chăm sóc giáo dục trẻ. - Khuôn viên trường lớp rộng, thoáng mát, đẹp phù hợp với trẻ mầm non. Với tình hình thực trạng như trên trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau: Trêng mÇm non A Tø HiÖp Trang 3 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm NguyÔn Thu H¬ng 2. Điều kiện thuận lợi : - Đối với cô: Các cô trong nhóm lớp nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ và có khả năng sư phạm vững vàng. - Đối với trẻ: 100% trẻ cùng độ tuổi nên thuận lợi trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ. Trẻ đi học tương đối đều nên tỉ lệ chuyên cần cao. Trẻ tích cực tham gia hoạt động chơi - Cơ sở vật chất: Nhà trường đã đầu tư và được đầu tư mua đồ dùng đồ chơi hoạt động ngoài trời đẹp, hiện đại. + Trường có khu vườn cổ tích, sân trường có nhiều cây xanh, vườn rau, vườn hoa, nhiều cây ăn quả. - Đối với phụ huynh: Các bậc phụ huynh rất nhiệt tình ủng hộ các nguyên vật liệu phế thải để giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ. 3. Điều kiện khó khăn: - Sân trường đã có vườn hoa tuy nhiên vẫn chưa phong phú về các loại hoa. - Đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động ngoài trời đã có song chưa phong phú về chủng loại. - Giáo viên còn ngần ngại chưa chú ý đến chất lượng tổ chức hoạt động ngoài trời: Chưa linh hoạt tận dụng những điều kiện tự nhiên để cho trẻ được tìm tòi, khám phá; hệ thống câu hỏi đặt ra còn chưa phát huy được tính tích cực của trẻ… - Kỹ năng quan sát, phán đoán, suy luận của trẻ còn hạn chế. Do nhiều lớp hoạt động ngoài trời cùng thời gian nên làm phân tán sự chú ý của trẻ. - Đa số phụ huynh làm nông nghiệp, buôn bán nhỏ nên chưa nhận thức đúng đắn vai trò của hoạt động ngoài trời đối với trẻ, chưa tận dụng điều kiện tự nhiên xung quanh để giáo dục trẻ. Căn cứ vào đặc điểm tình hình và các điều kiện thuận lợi khó khăn như trên, tôi đã áp dụng hệ thống các biện pháp sau để nâng cao chất lượng hoạt động ngoài trời cho trẻ: III. CÁC BIỆN PHÁP: 1, Biện pháp 1: Khảo sát - đánh giá. Để xây dựng được các biện pháp đạt kết quả tốt, trước hết tôi dùng biện pháp khảo sát - đánh giá. Tôi đã khảo sát: Kỹ năng quan sát, kỹ năng phán đoán suy luận, khả năng chú ý, khả năng phối hợp tập thể, mức độ hứng thú của trẻ tham gia vào hoạt động ngoài trời và số lượng đồ dùng đồ chơi sử dụng trong hoạt động ngoài trời. Có khảo sát - đánh giá mới nắm được mức độ nhận thức, các kỹ năng khi tham gia hoạt động ngoài trời của trẻ và lượng đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động để từ đó thực hiện các biện pháp tiếp theo. Tôi đã tiến hành khảo sát như sau: 1.1. Khảo sát trẻ: Để đánh giá được chính xác thực trạng sự phát triển của trẻ về nhận thức, kỹ năng rồi từ đó mới có các biện pháp phù hợp. Do vậy tôi tiến hành khảo sát trẻ qua việc theo dõi các hoạt động trong ngày của trẻ cùng với việc tổ chức cho Trêng mÇm non A Tø HiÖp Trang 4 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm NguyÔn Thu H¬ng trẻ tham gia 1 số hoạt động trải nghiệm, giao lưu, tham quan…và đến khi đánh giá trẻ đầu năm tôi thu được kết quả như sau: Kết quả khảo sát đầu năm: STT Nội dung khảo sát Tốt Khá Trung bình Yếu Tỉ lệ Số trẻ Tỉ lệ % Số trẻ Tỉ lệ % Số trẻ % Tỉ lệ Số % trẻ 1. 2 Kỹ năng quan sát. Kỹ năng phán đoán 3 suy luận. Khả năng chú ý. Khả năng phối hợp 4 tập thể. 5 Mức độ hứng thú. 7/46 15.2 12/46 26.1 21/46 45.7 6/46 13 5/46 10.8 12/46 26.1 21/46 45.7 8/46 17.4 8/46 17.4 14/46 30.4 17/46 27.7 37 7/46 15.2 8/46 17.4 13/46 18/ 39.1 7/46 15.2 19.5 11/46 46 24 21/46 45.7 5/46 9/46 10.8 1.2. Khảo sát đồ dùng - đồ chơi phục vụ hoạt động ngoài trời: Đồ chơi đối với cô giáo là phương tiện để tổ chức cho trẻ chơi và học. Vì vậy đồ dùng, đồ chơi được sử dụng không chỉ biểu diễn minh họa lời giải thích của cô mà phải được sử dụng như là một phương tiện nhận thức, là nguồn tri thức giúp trẻ tự khám phá, tìm tòi. Chính vì vậy ngay từ đầu tháng 8/2012 tôi đã khảo sát đồ dùng đồ chơi. Qua đó để biết được đã có những đồ dùng gì? Đồ dùng nào đã cũ, đồ dùng nào đã hỏng, đồ dùng nào còn thiếu theo từng chủ đề. Sau khi có kết quả khảo sát tôi tiến hành xây dựng kế hoạch đề xuất Ban giám hiệu mua và có kế hoạch tự làm vào các chủ đề. Sau đây là kết quả khảo sát đồ dùng đồ chơi của lớp tôi: Kết quả khảo sát đồ dùng đồ chơi lớp C1 trường Mầm non A Tứ Hiệp Trêng mÇm non A Tø HiÖp Trang 5 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm Chủ đề Tên hoạt động - Quan sát có chủ đích Trường mầm non A Tứ Hiệp của bé NguyÔn Thu H¬ng Đồ dùng, đồ chơi hiện có - 1 tranh tường trường mầm non - Đồ chơi ngoài trời: + 4 Cầu trượt (1 đã hỏng) + 2 đu quay + 1 xích đu - Các phòng học và phòng chức năng. - Các lá cờ nhỏ có màu sắc khác nhau. - Trò chơi vận động - Quan sát - Tranh các kiểu nhà. có chủ - Màu nước đích - Tranh vẽ bé trai, bé gái Bé và gia đình Nghề nghiệp - Trò chơi - 1 con bướm buộc vận động vào que. - 1 chiếc khăn nhỏ không nhìn qua được. - Ghế nhỏ. - Quan sát - Các khu vực trong có chủ trường đích - Các cô, bác trong trường - Mũ mèo - Trò chơi - Mũ chuột Trêng mÇm non A Tø HiÖp Đồ dùng, đồ Đồ dùng, đồ chơi cần chơi còn thiếu - 1 tranh tường về chủ đề. - Các đồ chơi ngoài trời. - Các phòng học và phòng chức năng. - 1 dây thừng dài 5m - Tranh tường về chủ đề gia đình cho trẻ quan sát - 1 bộ thí nghiệm vật chìm, vật nổi - Đồ dùng cho trẻ thí nghiệm với các giác quan. - Mũ chó sói - 1 dây thừng dài 5m - Tranh tường về chủ đề gia đình cho trẻ quan sát - 1 bộ thí nghiệm vật chìm, vật nổi - Đồ dùng cho trẻ thí nghiệm với các giác quan. - Mũ chó sói - Các khu vực trong trường - Các cô, bác trong trường - Mũ thỏ - Mũ cáo - Mũ thỏ - Mũ cáo Trang 6 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm NguyÔn Thu H¬ng vận động - Nón nhỏ - Gậy thể dục - Quan sát - 1 tranh tường các có chủ con vật sống trong đích rừng Thế giới động vật - Trò chơi - Mũ mèo, mũ chim, vận động mũ cò - Ghế của trẻ - Quan sát - 1 cây đào có chủ - Cây hoa bỏng Tết và lễ đích - Cây hoa cúc hội mùa - Tranh ảnh về ngày xuân Tết - Trò chơi - Bóng vận động - Túi cát - Quan sát - Các loại cây xanh, có chủ cây hoa trong vườn đích trường Thế giới thực vật - Trò chơi - Mũ gà vận động - Quan sát - Nhà để xe có xe có chủ đạp, xe máy. Phương đích - Tranh tường về chủ tiện và đề giao thông quy định - Trò chơi - Thuyền gấp bằng giao vận động giấy thông - Cờ xanh, đỏ, vàng - Đèn hiệu xanh, đỏ làm bằng bìa - Quan sát - Chậu đựng nước, Nước và có chủ chai lavie, túi nilon các hiện đích tượng tự nhiên - Trò chơi vận động Trêng mÇm non A Tø HiÖp - Mũ gấu - Mũ ong - Mũ chó sói - 1 cây đào - Cây hoa bỏng - Cây hoa cúc - Tranh ảnh về ngày Tết - 1 dây thừng dài 5m - Các loại cây xanh, cây hoa trong vườn trường - Mũ gấu - Mũ ong - Mũ chó sói - 1 dây thừng dài 5m - 1 bộ đồ làm thí nghiệm về cây - Bình tưới nước - Xe đạp, xe máy - Tranh tường về chủ đề giao thông. - 1 bộ thí nghiệm về nước (bình đựng nước, chai lavie) - Mũ cò, ếch - Mũ cò, ếch Trang 7 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm NguyÔn Thu H¬ng - Quan sát - 1 tranh tường về - 1 tranh tường Quê có chủ Bác Hồ về Bác Hồ hương - đích - Tranh ảnh về 1 số di - Tranh ảnh về Bác Hồ tích lịch sử, danh lam 1 số di tích lịch kính yêu thắng cảnh sử, danh lam - Trò chơi thắng cảnh vận động - Mũ chó sói - Mũ chó sói - Đối với hoạt động tham quan: Trên địa bàn đã có 1 số cửa hàng phục vụ cho hoạt động này như: quầy bán thuốc, cửa hàng sửa chữa xe máy, Trạm y tế… 2. Biện pháp 2: Sưu tầm một số thí nghiệm khoa học, một số trò chơi vận động, trò chơi dân gian cho trẻ hoạt động ngoài trời: 2.1. Sưu tầm một số thí nghiệm khoa học cho trẻ hoạt động ngoài trời: Trẻ mầm non rất thích tìm hiểu và khám phá môi trường xung quanh. Trẻ rất vui sướng khi được quan sát, cùng cô làm các thí nghiệm rồi từ đó rút ra kết luận. Từ những thí nghiệm nhỏ này sẽ hình thành ở trẻ những biểu tượng về môi trường tự nhiên: cây cỏ, hoa lá, các hiện tượng tự nhiên. Cách học trắc nghiệm trực tiếp này rất thích hợp với trẻ lứa tuổi mầm non và là một trong những nhiệm vụ của công tác đổi mới giáo dục mầm non hiện nay. Thông qua việc cho trẻ làm các thí nghiệm, đòi hỏi trẻ phải sử dụng tích cực các giác quan. Chính vì vậy sẽ phát triển ở trẻ năng lực quan sát, khả năng phân tích, so sánh tổng hợp nhờ vậy khả năng cảm nhận của trẻ nhanh nhạy, chính xác, những biểu tượng, kết quả thu nhận được trở nên cụ thể và sinh động, hấp dẫn hơn. Qua đó khơi dậy cho trẻ tính tò mò tự nhiên và tạo cơ hội cho trẻ khám phá về đặc điểm nổi bật và ích lợi của cây cối, điều kiện sống của cây và một vài mối liên hệ đơn giản giữa cây với môi trường sống, cách chăm sóc và bảo vệ chúng, đồng thời trau dồi óc quan sát, so sánh, nhận xét và phán đoán của trẻ, hình thành ở trẻ tình cảm, thái độ đúng đắn đối với cây cỏ, hoa lá… Với trẻ 3 - 4 tuổi nhận thức của trẻ còn hạn chế nên các thí nghiệm đơn giản, dễ thực hiện là phù hợp với trẻ. Để khơi dậy sự hứng thú, tính tò mò của trẻ tôi đã tranh thủ các giờ nghỉ trưa để nghiên cứu sách báo, các cuốn tài liệu như: Bé đến với khoa học qua trò chơi, Trẻ mầm non khám phá khoa học, Khám phá thí nghiệm môi trường xung quanh cho trẻ mầm non, trên mạng internet… Ngoài ra, tôi còn sưu tầm từ các chị em đồng nghiệp về các thí nghiệm khoa học dành cho trẻ mẫu giáo bé. * Kết quả đạt được: Tôi đã sưu tầm được 16 thí nghiệm và khi tổ chức các thí nghiệm này đã gây được sự tập trung chú ý rất cao của trẻ. Bên cạnh đó qua việc tổ chức các thí nghiệm này tôi thấy kỹ năng phán đoán, suy luận của trẻ lớp tôi cũng được tăng lên rõ rệt. Tôi đã sưu tầm được các thí nghiệm sau: - Các thí nghiệm về nước + Quả trứng thần bí + Chìm và nổi + Tại sao có mưa + Nước ô nhiễm Trêng mÇm non A Tø HiÖp - Các thí nghiệm về không khí + Sao nước không chảy + Nhốt không khí vào túi + Thổi để lấy ra + Điện thoại bóng bay Trang 8 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm + Chất nào tan trong nước + Bé khám phá màu sắc + Đồ chơi nhảy lên - Thí nghiệm về cây và hạt + Trong hạt có gì + Cỏ cần ánh sáng không NguyÔn Thu H¬ng - Thí nghiệm về ánh sáng + Cái nào nóng hơn - Thí nghiệm về sự chuyển động + Quả trứng quay - Thí nghiệm về nam châm + Kẹp ghim giấy biết leo trèo 2.2. Sưu tầm một số trò chơi vận động, trò chơi dân gian cho trẻ hoạt động ngoài trời: Trò chơi nói chung chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống của trẻ mầm non. Trong sự đa dạng của các trò chơi dành cho trẻ phải đặc biệt chú ý đến loại trò chơi vận động, vì trong trò chơi này, tất cả trẻ tham gia chơi đều được thu hút vào vận động. Trò chơi vận động thuộc loại trò chơi có luật, là sự phối hợp giữa các thao tác vận động và một số vận động cơ bản. Ở trường mầm non trò chơi vận động được sử dụng một cách tối đa, nó vừa là nội dung học trong chương trình giáo dục thể chất, vừa là phương pháp dạy học vận động còn đối với hoạt động ngoài trời thì trò chơi vận động là hình thức tổ chức vui chơi, nghỉ ngơi tích cực được trẻ rất ham thích. Khi chơi trò chơi vận động giúp trẻ mở rộng và khắc sâu thêm những biểu tượng của mình về thế giới xung quanh như: Đặc điểm lao động của người lớn, cách thức vận động của động vật và phương tiện giao thông…ở trẻ sẽ phát triển mối xúc cảm với thế giới xung quanh. Bên cạnh các trò chơi vận động nói chung thì trò chơi dân gian cũng chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống của trẻ mầm non. Có thể nói trò chơi dân gian là một di sản văn hóa quý báu của dân tộc. Nó được kết thành từ quá trình lao động và sinh hoạt, trong đó tích tụ cả trí tuệ và niềm vui sống của bao thế hệ người Việt xưa. Đặc biệt đối với trẻ em, trò chơi dân gian không chỉ chắp cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển tư duy, sáng tạo mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương đất nước. Các trò chơi dân gian đều rất dễ chơi, trẻ em chơi ở đâu cũng được. Thêm nữa đồ chơi lại dễ kiếm: chỉ cần cọng lá dừa, mảnh giấy, cái que tre…Không những thế nhiều trò chơi dân gian còn kết hợp với các khúc hát đồng dao và qua những lời hát đồng dao các em cũng yêu thêm nền văn hóa dân gian của dân tộc mình. Bên cạnh đó còn có những trò chơi dân gian kết hợp yếu tố vận động nhằm rèn luyện và phát triển thể lực cho trẻ nên đã gây được hứng thú, thu hút sự chú ý của trẻ. Tất cả những điều ấy đủ khẳng định: Trò chơi dân gian là vô cùng cần thiết đối với trẻ thơ. Do đó giáo giáo viên cần tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi nói chung và trò chơi vận động, trò chơi dân gian nói riêng. Hiểu được tầm quan trọng của các trò chơi vận động và trò chơi dân gian đối với trẻ tôi đã nghiên cứu sách báo, trong các cuốn sách họa mi, tài liệu, mạng internet…Ngoài ra còn sưu tầm từ chị em đồng nghiệp qua các buổi sinh hoạt chuyên môn các trò chơi vận động và trò chơi dân gian để tổ chức cho trẻ chơi ở hoạt động ngoài trời và trong các hoạt động khác. Trêng mÇm non A Tø HiÖp Trang 9 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm NguyÔn Thu H¬ng * Kết quả đạt được: Tôi đã sưu tầm được các trò chơi dân gian và trò chơi vận động sau: + Các trò chơi dân gian: - Dung dăng dung dẻ - Lộn cầu vồng - Kéo co - Rồng rồng rải rết - Tập tầm vông - Nhẩy bước - Nu na nu nống - Bịt mắt bắt dê - Thi vác củi chạy - Kéo cưa lừa xẻ - Xin lửa - Thả đỉa ba ba - Bẫy cá - Mèo đuổi chuột - Cò bắt ếch - Chi chi chành chành + Các trò chơi vận động - Quả bóng nảy - Bóng tròn to. - §«i b¹n. - Bắt bướm - Gà con và mẹ - Chim mÑ và chim con - Về ®óng nhµ. - Tạo dáng - Gà tìm mồi - L¸i m¸y bay. - B¸c n«ng d©n vµ ®µn bß. - Mèo và chim sẻ - Thá con d¹o ch¬i. - C¸o vµ thá. - Bồ câu và mèo - GÊu vµ ong. - Chó sói xấu tính - Đàn ong - Chim bay cò bay - Chuyền bóng - Ô tô và chim sẻ - Thuyền vào bến - Làm đoàn tàu - Máy bay - Đèn đỏ đèn xanh - Chèo thuyền - Tàu hỏa - Chuột vào nhà kho - Trời nắng trời mưa - Ai ném xa hơn 3. Biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch hoạt động ngoài trời theo chủ đề: Kế hoạch được ví như chìa khóa mở đường đi đến mục đích. Kế hoạch có tầm quan trọng đặc biệt, nó như kim chỉ nam, có tác dụng chỉ đường cho hoạt động thực hiện theo một con đường đã định sẵn. Nó như ngọn đèn pha dẫn lối cho chúng ta thực hiện công việc một cách khoa học. Căn cứ vào hướng dẫn quy chế chuyên môn của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội và quy chế chuyên môn của Phòng Giáo dục và Đào tạo Huyện Thanh Trì, căn cứ vào kế hoạch phiên chế chương trình của trường mầm non A Tứ Hiệp, căn cứ vào đồ dùng, đồ chơi của lớp, của trường và khả năng nhận thức của trẻ tại lớp, tôi đã lựa chọn các nội dung để xây dựng kế hoạch hoạt động ngoài trời một cách phù hợp. Tôi đã xây dựng kế hoạch về thực hiện hoạt động ngoài trời cho cả năm học cụ thể như sau: Kế hoạch hoạt động ngoài trời năm học 2012 - 2013 lớp C1 trường Mầm non A Tứ Hiệp Trêng mÇm non A Tø HiÖp Trang 10 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm NguyÔn Thu H¬ng Chủ đề Nội dung khám phá - Quan sát tranh tường theo chủ đề trường mầm non. Trường mầm non - Quan sát đồ chơi ngoài trời. A Tứ Hiệp của bé - Quan sát thời tiết trong ngày. - Giao lưu tập thể với lớp B1. Bé và gia đình Nghề nghiệp - Quan sát tranh tường theo chủ đề. - Quan sát tranh về các kiểu nhà. - Tham quan nhà bạn Hoàng Tùng - Tìm hiểu về chức năng của 1 số bộ phận và giác quan trên cơ thể bé, trải nghiệm với các bộ phận trên cơ thể: in hình àn tay, bàn chân. - Thí nghiệm vật chìm, vật nổi. - Tham quan phòng y tế, nhà bếp, phòng tài vụ, phòng bảo vệ của trường. - Tham quan cửa hàng tạp hóa.. - Quan sát công việc của các bác, các cô trong trường - Quan sát một số con vật nuôi trong gia đình: gà, vịt, mèo…, - Quan sát con vật sống dưới nước: tôm, cua, cá, trai, hến… - Quan sát hình ảnh con vật sống trong rừng Trò chơi vận động Trò chơi dân gian Quả bóng nảy Bóng tròn to. §«i b¹n. Bắt bướm Dung d¨ng dung dÎ. Lén cÇu vång. KÐo co. Rồng rồng rải rết Gà con và mẹ Chim mÑ và chim con Về ®óng nhµ. Gà mẹ và gà con Tạo dáng NhÈy bíc Nu na nu nống Bịt mắt bắt dê Dung dăng dung dẻ Gà tìm mồi L¸i m¸y bay. Mèo đuổi chuột B¸c n«ng d©n vµ ®µn bß. Thi v¸c cñi ch¹y Kéo cưa lừa xẻ Mèo và chim sẻ Thá con d¹o ch¬i. C¸o vµ thá. GÊu vµ ong. Chó sói xấu tính Đàn ong Thế giới động vật TËp tÇm v«ng Th¶ ®Øa ba ba Chim bay cò bay Cò bắt ếch - Quan sát các cây đặc trưng Ai ném xa hơn của mùa xuân. (đào, mai, Chuyền bóng Tết và lễ hội mùa cúc…) Mèo đuổi chuột. xuân Kéo co. Kéo cưa lừa xẻ Trêng mÇm non A Tø HiÖp Trang 11 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Quan sát các loại cây xanh, vườn rau, vườn hoa trong sân Thế giới thực vật trường. - Thí nghiệm cây có cần ánh sáng không. - Quan sát các PTGT có trong nhà xe. Phương tiện và - Quan sát đèn tín hiệu giao quy định giao thông thông - Quan sát tranh tường về chủ đề giao thong Nước và các hiện - Thí nghiệm về nước, không tượng tự nhiên khí, ánh sáng. NguyÔn Thu H¬ng Xin lửa Gieo hạt Gà trong vườn rau Qua cầu hái nấm Bắt bướm Chi chi chành chành Ô tô và chim sẻ Thuyền vào bến Làm đoàn tàu Máy bay Đèn đỏ đèn xanh Chèo thuyền Tàu hỏa Chuột vào nhà kho Trời nắng trời mưa Nắng và mưa Quê hương - Bác - Quan sát tranh ảnh về Bác Bồ câu và mèo Hồ kính yêu Hồ. Chó sói xấu tính - Quan sát tranh tường về bé với biển đảo. Với kế hoạch trên tôi thấy rằng: ở mỗi chủ đề khi tổ chức cho trẻ chơi, trẻ rất hào hứng, thích thú. Bên cạnh đó còn giúp trẻ phát triển các kỹ năng quan sát, kỹ năng phán đoán suy luận, khả năng chú ý, khả năng phối hợp tập thể. 4. Biện pháp 4: Làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo từ các nguyên vật liệu phế thải và các nguyên vật liệu từ thiên nhiên. Đồ dùng, đồ chơi và các phương tiện phục vụ cho hoạt động ngoài trời có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Đồ chơi là người bạn không thể thiếu trong các trò chơi của trẻ và là nguồn vui của trẻ thơ, là những phương tiện trẻ dùng để vui chơi, là những đồ vật cụ thể giúp trẻ cầm, nắm dễ dàng... giúp trẻ tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh. Đồ chơi còn có tác dụng thúc đẩy, hình thành và phát triển các chức năng tâm lý góp phần hình thành nhân cách ở trẻ trong đó việc phát triển tình cảm thẩm mỹ rất quan trọng. Thực tế đồ dùng, đồ chơi phục vụ hoạt động ngoài trời của lớp tôi đã được nhà trường trang bị rất nhiều, song đồ dùng, đồ chơi còn tập trung ở một số chủng loại chưa phong phú, trẻ chơi nhiều lần gây nhàm chán. Chính vì vậy việc tự làm đồ dùng, đồ chơi từ các nguyên vật liệu phế thải và các nguyên vật liệu từ thiên nhiên là rất cần thiết. Đồ chơi tự làm là tích hợp một vài ý tưởng, những kiến thức về làm đồ chơi và đặc điểm tâm lý của trẻ, sự khéo léo của chủ thể trong sáng tạo, dùng chính những nguyên vật liệu mở (vật liệu cũ, đồ phế thải...) để tái tạo ra những sản phẩm đồ chơi cho trẻ và qua đó giúp trẻ khám phá ra nhiều loại đồ chơi, tham gia trong quá trình vui chơi đáp ứng nhu cầu vui chơi của trẻ mầm non, đồng thời nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ ngay từ thuở ban đầu, góp Trêng mÇm non A Tø HiÖp Trang 12 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm NguyÔn Thu H¬ng phần hình thành cho trẻ mầm non kỹ năng, thói quen tốt về bảo vệ môi trường, xây dựng môi trường ngày càng trong sạch thân thiện hơn. Đồ chơi làm bằng các nguyên vật liệu phế thải sẵn có như: bìa lịch, vỏ lon, lõi giấy, vỏ chai nhựa…các đồ chơi này thường đơn giản nhưng có khả năng tạo cho trẻ những khám phá bất ngờ và cái nhìn mới mẻ về thế giới xung quanh. Sau khi đã xác định được tầm quan trọng của đồ dùng, đồ chơi tự làm. Tôi cùng các chị em giáo viên trong lớp đã vận động phụ huynh ủng hộ các nguyên vật liệu phế thải như: bìa lịch, vỏ hộp sữa, chai nước lavie…Sau khi thu gom được các nguyên vật liệu chúng tôi bắt tay ngay vào thực hiện một số công việc như sau: - Vệ sinh sạch sẽ nguyên liệu, phế liệu. - Phân loại nguyên liệu, phế liệu theo chất liệu và chủng loại. - Sắp xếp gọn gàng vào các hộp cát tông và để nơi dễ cất, dễ lấy, thuận tiện cho việc làm đồ dùng. - Tiến hành làm đồ dùng đồ chơi theo đúng kế hoạch đã xây dựng. Trong quá trình làm, chúng tôi luôn nghiên cứu và thống nhất với nhau chủ đề này làm gì? Làm như thế nào? Sử dụng nguyên liệu gì? Thời gian làm? Với sự thống nhất như trên, khi thực hiện đến chủ đề nào; chúng tôi làm bổ sung đồ dùng đồ chơi phù hợp với chủ đề đó. Bên cạnh việc tận dụng các nguyên vật liệu, phế liệu làm đồ dùng, đồ chơi thì làm đồ dùng, đồ chơi từ các nguyên vật liệu thiên nhiên để tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ cũng là một sự sang tạo. Qua các nguyên vật liệu mở như: các loại lá cây, cỏ, các loại hạt, cọng rau muống... Có thể kích thích sự sáng tạo ở trẻ. Trẻ được tham gia vào hoạt động ngoài trời với nhiều hình thức phong phú. * Kết quả đạt được: Chúng tôi đã làm được những đồ dùng sau từ các nguyên vật liệu phế thải: - Bình tưới nước. - Mũ các con vật. - Thùng rác mini. - Vô lăng ô tô. - Tín hiệu đèn xanh, đèn đỏ, đèn vàng. - Thuyền gấp bằng giấy. Ngoài ra từ các nguyên vật liệu từ thiên nhiên trẻ còn được cùng cô làm được các bức tranh từ lá cây, xếp hình các con vật bằng lá cây, làm các đồ chơi ngộ nghĩnh: làm con trâu từ lá mít, sỏ vòng bằng cọng rau muống. Trêng mÇm non A Tø HiÖp Trang 13 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm NguyÔn Thu H¬ng Chùm ảnh minh họa 1: Những đồ dùng - đồ chơi tự tạo 5. Biện pháp 5: Tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ. Hoạt động ngoài trời rất tốt đối với sức khỏe và việc học tập vui chơi của trẻ, là nhu cầu không thể thiếu được đối với trẻ mẫu giáo trong trường mầm non. Nó mang lại cho trẻ không khí trong lành, trẻ được tắm nắng ban mai, thỏa mãn nhu cầu vận động, tiếp cận thông tin, khám phá sự vật, hiện tượng thiên nhiên, xã hội dưới sự hướng dẫn của cô và do trẻ tự tìm tòi, khám phá. Chính vì vậy, giáo viên mầm non phải nghiêm túc thực hiện theo chương trình quy định. Hiểu được tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ. Tôi và các giáo viên tại lớp, trong năm học này đã luôn ý thức cần phải tổ chức tốt hoạt động ngoài trời cho trẻ theo đúng kế hoạch đã xây dựng. Để tổ chức tốt hoạt động ngoài trời cho trẻ chúng tôi đã sưu tầm 1 số thí nghiệm khoa học, 1 số trò chơi vận động, trò chơi dân gian kết hợp chuẩn bị các nguyên vật liệu phế thải, các nguyên vật liệu thiên nhiên làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ. Khi tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ chúng tôi đã nghiêm túc thực hiện theo các bước như sau: * Chuẩn bị cho hoạt động: - Tôi đã xác định chủ đề cần cho trẻ khám phá từ chủ đề lớn đến chủ đề nhỏ, giới thiệu chủ đề, hướng dẫn trẻ tìm hiểu khám phá chủ đề. - Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi, học liệu… các trò chơi theo chủ đề, môi trường cho trẻ hoạt động. - Trước khi ra ngoài trời, tôi cùng các chị em trong lớp luôn nhắc nhở trẻ tự phục vụ: mặc quần áo, đi giày dép phù hợp với thời tiết và chỉ hướng dẫn, giúp Trêng mÇm non A Tø HiÖp Trang 14 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm NguyÔn Thu H¬ng trẻ khi cần thiết. Chú ý tới thể trạng của trẻ để gợi ý, khuyến khích trẻ tham gia vào những nội dung phù hợp. - Giáo viên giới thiệu và nói rõ khu vực chơi của lớp. Tập cho trẻ làm quen với hiệu lệnh, khi cần tập trung trẻ lại một chỗ hoặc chuẩn bị vào lớp. * Tổ chức hoạt động: - Tùy thuộc vào nội dung của chủ đề trong tuần, điều kiện của trường, lớp, hoạt động ngoài trời của lớp, tôi được tiến hành với một số nội dung, hình thức hoạt động sau: + Tổ chức cho trẻ quan sát một số sự thay đổi của các hiện tượng thiên nhiên, âm thanh, thời tiết, cây cối, hoa lá, hoạt động của con người, con vật. + Tham gia vào các hoạt động chăm sóc ở góc thiên nhiên: Tưới cây, lau lá, nhặt lá rụng… + Dạo chơi trong sân trường, thăm các khu vực trong trường như: Nhà bếp, phòng y tế và các nhóm lớp học khác… hoặc tham quan ngoài khu vực vườn trường như: Cửa hàng bách hoá, trường tiểu học… thuộc cộng đồng dân cư gần trường. + Chơi với những trò chơi vận động, trò chơi dân gian mà trẻ yêu thích. + Chơi tự do với các thiết bị, đồ chơi ngoài trời; làm đồ chơi và chơi với các vật liệu thiên nhiên như: Cây, hoa, lá… - Trong quá trình chơi, giáo viên luôn quan sát, bao quát tất cả các nhóm chơi trong sân trường, nhắc nhở trẻ không được chơi quá khu vực quy định của lớp, giữ gìn vệ sinh… và chú ý quan sát kịp thời, xử lí nhanh nhạy những tình huống xảy ra trong quá trình chơi, đảm bảo an toàn cho trẻ. a. Tổ chức cho trẻ quan sát: * Quan sát có chủ đích: - Tôi cho trẻ đến gần đối tượng cần quan sát và đặt các câu hỏi gợi mở để hướng dẫn trẻ khám phá đối tượng. Tôi luôn động viên khuyến khích trẻ khi cần thiết. - Tôi và các giáo viên trong lớp tạo ra những hoạt động để trẻ có thể sử dụng được nhiều giác quan khác nhau trong việc quan sát, khám phá một hiện tượng, sự vật nào đó. VD: Ở chủ đề:"Trường mầm non A Tứ Hiệp của bé" tôi cho trẻ quan sát cầu trượt như sau: + Cô cho trẻ đứng xung quanh cầu trượt đảm bảo cho tất cả trẻ đều quan sát rõ cầu trượt và có thể trò chuyện cùng với cô. + Cô đặt các câu hỏi: Đây là cái gì? Ai có nhận xét gì về chiếc cầu trượt? Cầu trượt có những gì? Màu gì? Khi chơi cầu trượt con phải chơi như thế nào? + Cô chốt lại câu trả lời của trẻ và giáo dục trẻ. Trêng mÇm non A Tø HiÖp Trang 15 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm NguyÔn Thu H¬ng Ảnh minh họa 2: Trẻ lớp mẫu giáo bé C1 đang quan sát cầu trượt. Ảnh minh họa 3: Trẻ lớp mẫu giáo bé C1 đang quan sát 1 số loại hoa Ảnh minh họa 4: Trẻ lớp mẫu giáo bé C1 đang quan sát vườn rau khoai lang Trêng mÇm non A Tø HiÖp Trang 16 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm NguyÔn Thu H¬ng Ảnh minh họa 5: Trẻ lớp mẫu giáo bé C1 đang quan sát nhà xe. Ảnh minh họa 6: Trẻ lớp mẫu giáo bé C1 đang nhặt lá vàng rụng. * Trò chơi vận động: Đầu năm cô giới thiệu tên trò chơi, luật chơi, cách chơi đến cuối năm, cô giới thiệu tên trò chơi và hướng dẫn trẻ nói cách chơi, luật chơi của trò chơi đó. VD: Ở chủ đề "Bé và gia đình" có thể cho trẻ chơi trò chơi Tạo dáng + Mục đích: Giúp trẻ rèn luyện cách nhận biết và thể hiện các trạng thái khác nhau bằng những vận động biểu cảm. + Cách chơi: Cô yêu cầu trẻ bắt chước dáng đi của các con vật như: gấu, thỏ, vịt...Trẻ nào thể hiện giống nhất sẽ là người thắng cuộc. Trêng mÇm non A Tø HiÖp Trang 17 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm NguyÔn Thu H¬ng Ảnh minh họa 7: Trẻ lớp MGB C1 đang chơi TCVĐ: “Mèo đuổi chuột” Ảnh minh họa 8: Trẻ lớp mẫu giáo bé C1 đang chơi TCVĐ: “Cò bắt ếch” * Chơi tự do: Cho trẻ chơi với các đồ chơi ngoài trời. Cô bao quát đảm bảo an toàn cho trẻ, không để trẻ chơi quá sức. - Cho trẻ sử dụng các đồ dùng: vòng, gậy, phấn, lá cây chơi theo ý thích. Trêng mÇm non A Tø HiÖp Trang 18 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm NguyÔn Thu H¬ng Ảnh minh họa 9: Trẻ lớp MGB C1 đang chơi tự do với đồ chơi ngoài trời b. Tổ chức cho trẻ làm các thí nghiệm khoa học: - Tôi chuẩn bị đồ dùng đầy đủ, chu đáo. - Tôi thực hiện thí nghiệm và trong quá trình thực hiện tôi luôn đặt ra các câu hỏi để khơi gợi sự tò mò, hứng thú, tập trung của trẻ đặc biệt để trẻ đưa ra ý kiến phán đoán, nhận xét của mình. - Tổ chức cho trẻ làm các thí nghiệm. Đối với các thí nghiệm khó thì tôi làm cùng trẻ còn đối với những thí nghiệm dễ tôi chuẩn bị đủ đồ dùng sao cho mỗi trẻ đều được làm hoặc chia trẻ về các nhóm nhỏ để làm. - Sau mỗi lần làm thí nghiệm tôi tập trung trẻ lại cùng rút ra các kết luận từ các thí nghiệm đó và giáo dục trẻ cho phù hợp. Trêng mÇm non A Tø HiÖp Trang 19 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm NguyÔn Thu H¬ng Ảnh minh họa 10: Trẻ lớp MGB C1 đang làm thí nghiệm “Chìm và nổi” Ảnh minh họa 11: Trẻ lớp MGB C1 đang làm thí nghiệm “Đồ chơi nhảy lên” Ảnh minh họa 12: Cô và trẻ lớp MGB C1 đang làm thí nghiệm “Sao nước không chảy” Trêng mÇm non A Tø HiÖp Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan