Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kinh nghiệm phát triển kinh tế xanh tại một số nước và bài học cho việt nam...

Tài liệu Kinh nghiệm phát triển kinh tế xanh tại một số nước và bài học cho việt nam

.PDF
110
295
135

Mô tả:

1 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH ...... 6 1.1. KHÁI NIỆM KINH TẾ XANH .................................................................................. 6 1.2. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN KINH TẾ XANH ......................................... 8 1.2.1. Tăng trưởng xanh .............................................................................................. 9 1.2.2. Việc làm xanh............................................................................................................ 10 1.2.3. Sản xuất bền vững và tiêu dùng bền vững ................................................................. 11 1.2.4. Chỉ số đo lường kinh tế xanh – GDP xanh ................................................................ 13 1.3. PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH .............................................................................. 17 1.3.1. Các điều kiện cần thiết để phát triển kinh tế xanh ............................................ 17 1.3.2. Các lĩnh vực của nền kinh tế xanh ................................................................... 20 1.4. VAI TRÒ CỦA KINH TẾ XANH ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI ... 22 1.4.1. Đối với vấn đề phát triển bền vững.................................................................. 22 1.4.2. Đối với tăng trưởng kinh tế ............................................................................. 22 1.4.3. Đối với thị trường lao động ............................................................................. 23 1.4.4. Đối với môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu ....................................... 23 1.4.5. Đối với lối sống văn minh đô thị ..................................................................... 23 CHƯƠNG 2: KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM ............................................................ 25 2.1. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA ...... 25 2.1.1. Kinh nghiệm phát triển kinh tế xanh của Hàn Quốc......................................... 25 2.1.2. Kinh nghiệm phát triển kinh tế xanh của Trung Quốc ..................................... 33 2.1.3. Kinh nghiệm phát triển kinh tế xanh của Hoa Kỳ ............................................ 38 2.1.4. Kinh nghiệm phát triển kinh tế xanh ở Uganda................................................ 46 2.2. ĐÁNH GIÁ CHUNG................................................................................................ 52 2.2.1. Ưu điểm .......................................................................................................... 52 2.2.2. Nhược điểm .................................................................................................... 53 2.3. BÀI HỌC CHO VIỆT NAM..................................................................................... 55 2.3.1. Kinh nghiệm cần học tập ................................................................................. 55 2.3.2. Những hạn chế cần tránh ................................................................................. 57 2 CHƯƠNG 3: ÁP DỤNG KINH NGHIỆM NƯỚC NGOÀI NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH Ở VIỆT NAM ................................................................................. 58 3.1. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH.... 58 3.2. CƠ SỞ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ XANH Ở VIỆT NAM ................................ 61 3.2.1. Những cơ hội của Việt Nam trong việc phát triển kinh tế xanh........................ 62 3.2.2. Những thách thức trong việc phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam .................... 63 3.3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH TẠI VIỆT NAM ........... 66 3.3.1. Các giải pháp chung về mặt chính sách của Đảng, Chính phủ và các cơ quan nhà nước, các cấp ngành tại các địa phương............................................................... 66 3.3.2. Các giải pháp cụ thể cho các lĩnh vực của nền kinh tế xanh ............................. 70 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 81 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 82 3 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo của Trung Quốc ................................ 35 Bảng 2.2: Tỷ lệ phần trăm đầu tư “xanh” trong tổng giá trị gói kích thích kinh tế ............. 54 Bảng 3.1: Tiềm năng lý thuyết khí sinh học................................................................... 75 Bảng 3.2: Tiềm năng sản xuất Bio-ethanal .................................................................... 75 Bảng 3.3: Tiềm năng sản xuất bio-diezel tại Việt Nam .................................................. 75 4 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1: Ba yếu tối kinh tế, xã hội, môi trường trong nền kinh tế truyền thống………..7 Hình 1.2: Ba yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường trong nền kinh tế xanh…………………7 Hình 1.3: Các lĩnh vực của nền kinh tế xanh……………………………………………21 Hình 1.4: Dự báo xu thế về tỷ lệ tăng trưởng GDP thường niên………………………..22 Hình 1.5: Tóm tắt vai trò của kinh tế xanh đối với tăng trưởng và phát triển…………..24 Hình 2.1: Sản lượng dầu thô của Mỹ từ năm 2000 đến năm 2010……………………...40 Hình 2.2: Dự báo công suất điện tái tạo ở Mỹ…………………………………………..43 Hình 2.3: Tỷ lệ phần trăm diện tích đất hữu cơ chứng nhận sử dụng để sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Châu Phi ……………………………………………………….............49 Hình 3.2: Tóm tắt mô hình văn phòng xanh…………………………………………….79 5 DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Một số ví dụ về việc làm xanh tại các doanh nghiệp trong một số lĩnh vực của nền kinh tế........................................................................................................ 90 Phụ lục 2: Một số đặc điểm thân thiện với môi trường của sản phẩm, dịch vụ……… 92 Phụ lục 3: Đầu tư hàng năm vào nền kinh tế xanh theo khu vực…………………….. 93 Phụ lục 4: Giới thiệu mô hình doanh nghiệp kinh tế xanh…………………………… 95 Phụ lục 5: Chương trình nhãn xanh Việt Nam……………………………………….. 96 Phụ lục 6: Đề xuất ý tưởng xây dựng mô hình văn phòng xanh cho doanh nghiệp….. 97 6 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Phần viết tắt Phần viết đầy đủ 1. BAU Business as Usual (Mô hình kinh tế truyền thống) 2. CIA Centre Intellegence Agency (Cơ quan tình báo Trung ương Hoa Kỳ) 3. DOE United States Department of Energy (Bộ năng lượng Hoa Kỳ) 4. EPA Environmental Protection Agency (Cơ quan bảo vệ môi sinh Hoa Kỳ) 5. FAO Food and Agriculture Organization (Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc) 6. GDP Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội) 7. GE Green economy (Kinh tế xanh) 8. GGGI Global Green Growth Institute (Viện Tăng trưởng Xanh toàn cầu) International Energy Agency (Cơ quan Năng lượng Quốc tế) 9. IEA 10. IFOAM Liên đoàn Quốc tế các tổ chức nông nghiệp hữu cơ 11. ISWM Integrated Scrap and Waste Management (Phương pháp tích hợp quản lý chất thải rắn) 12. MLTPRE Chương trình phát triển kế hoạch vừa và dài hạn về năng lượng tái tạo của chính phủ Trung Quốc 13. R&D Research & Development (nghiên cứu và phát triển) 14. SEEA System of Environmental and Economic Accounting (Hệ thống hạch toán sinh thái và kinh tế) 15. SNA 16. UNCSD System of National Accounts (Hệ thống tài khoản quốc gia) United Nations Conference on Sustainable Development (Hội nghị Liên hợp quốc về phát triển bền vững) 17. UNDP United Nations Development Programme (Chương trình Phát triển Liên hợp quốc) 18. UNEP United Nations Environment Program (Chương trình Môi trường Liên hợp quốc) 0 TÓM TẮT ĐỀ TÀI Trong lời mở đầu, nhóm tác giả sẽ nêu ra tính cấp thiết của đè tài, tầm quan trọng của kinh tế xanh đối với kinh tế, xã hội và môi trường ngày nay. Bên cạnh đó, nhóm tác giả sẽ đưa ra tổng quan tình hình nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu cùng phạm vi, đối tượng và mục tiêu của đề tài. Đề tài “Kinh nghiệm phát triển kinh tế xanh tại một số nước và bài học cho Việt Nam” gồm 3 chương. Trong chương I, sau khi đưa ra các khái niệm và quan điểm phát triển kinh tế xanh của các học giả trên thế giới, giới thiệu các vấn đến về phát triển kinh tế xanh và các khu vực của nền kinh tế xanh, nhóm nghiên cứu sẽ phân tích vai trò của kinh tế xanh trong việc phát triển kinh tế - xã hội được đặt trong bối cảnh của thế giới với những biến động và sự phát triển như hiện nay. Trong chương II, ở phần đầu, nhóm nghiên cứu tập trung phân tích kinh nghiệm phát triển kinh tế xanh của Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc và Uganda – những quốc gia đã thành công trong việc xây dựng và phát triển kinh tế theo mô hình tăng trưởng xanh. Từ đó, nhóm nghiên cứu tổng kết những bài học kinh nghiệm trong việc áp dụng mô hình kinh tế xanh ở các nước đã nghiên cứ, tạo tiền đề để phần sau của chương II, nhóm đưa ra được những bài học có thể áp dụng cho Việt Nam cùng những hạn chế cần khắc phục. Trong chương III, với mục đích đề xuất các giải pháp giúp xây dựng và phát triển nền kinh tế xanh, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia đã nghiên cứu và tìm hiểu ở chương II, đề tài đi phân tích các quan điểm của Đảng và Nhà nước thông qua các chính sách, luật và các văn bản dưới luật về phát triển kinh tế xanh. Tiếp đó, nhóm phân tích cơ sở phát triển nền kinh tế xanh ở Việt Nam, những cơ hội và thách thức mà nó đã, đang và sẽ đem tới cho Việt Nam. Mặc dù cơ sở phân tích chưa thật đầy đủ và khúc triết, nhưng trên cơ sở lý luận đó, nhóm nghiên cứu cũng đã đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng mô hình phát triển kinh tế xanh hiệu quả với tình hình hiện tại của Việt Nam. Sau nội dung ba chương, các phụ lục đưa ra sẽ làm rõ hơn nhiều vấn đề được nhắc đến trong đề tài cùng với các hoạt động bên lề của nhóm thực hiện trong thời gian nghiên cứu để hỗ trợ cho đề tài. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Những năm cuối thế kỉ 20 và đầu của thế kỉ 21 đã chứng kiến nhiều biến động về kinh tế, chính trị cũng như trên nhiều phương diện khác của đời sống xã hội. Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu cho thấy những mâu thuẫn, rủi ro và các tác động tiêu cực khó lường của toàn cầu hóa trong thế kỉ 21. Bên cạnh đó, thế giới đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức an ninh phi truyền thống1 toàn cầu mà không một quốc gia riêng lẻ nào có thể giải quyết được. Phát triển kinh tế xanh trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang được một số quốc gia ưu tiên lựa chọn nhằm giải quyết thực trạng trên. Tăng trưởng xanh là cách thức để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế và đồng thời bảo vệ môi trường, ngăn chặn suy giảm đa dạng sinh học và giảm thiểu việc sử dụng không bền vững tài nguyên thiên nhiên. Hiện nay, tăng trưởng xanh đã được xác định là trọng tâm chính sách phát triển quốc gia của nhiều nước trên thế giới, trong nỗ lực đạt được sự phát triển bền vững. Trong đó, đáng chú ý nhiều quốc gia như Hàn Quốc, Trung Quốc; Đức, Anh, Hoa Kỳ... đã đi tiên phong trong việc thúc đẩy tăng trưởng xanh với nhiều nội dung quan trọng thể hiện sự cam kết mạnh mẽ hướng tới nền kinh tế xanh. Việt Nam được dự báo là một trong 5 quốc gia trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, vấn đề xây dựng kinh tế xanh càng trở nên cấp thiết. Tuy có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế xanh nhưng Việt Nam hiện nay chưa bắt kịp xu thế phát triển mới này. Học hỏi và tiếp thu kinh nghiệm của các quốc gia đi đầu về mô hình tăng trưởng xanh là một trong những phương pháp giúp Việt Nam đạt được mục tiêu nhanh nhất. Do đó, nhóm tác giả chọn đề tài “Kinh nghiệm phát triển kinh tế xanh tại một số nước và bài học cho Việt Nam” với mong muốn tìm hiểu, nghiên cứu một cách hệ thống vấn đề phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam, áp dụng những bài học kinh nghiệm từ một số quốc gia đã xây dựng thành công mô hình kinh tế xanh, qua đó làm rõ những thuận lợi, khó khăn trong việc xây dựng và phát triển kinh tế xanh 1 Theo PGS, TS. Nguyễn Mạnh Hưởng, Viện Khoa học xã hội và nhân văn quân sự, Bộ Quốc phòng,"An ninh phi truyền thống" được xuất hiện chính thức trong “Tuyên bố chung ASEAN – Trung Quốc về hợp tác trên lĩnh vực an ninh phi truyền thống" tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 6, giữa các nước ASEAN và Trung Quốc tại Phnôm Pênh ngày 01-11-2002. Đó là những vấn đề về các loại tội phạm xuyên quốc gia, đặc biệt là tội phạm khủng bố và ma túy đe dọa an ninh khu vực và thế giới, đồng thời tạo ra những thách thức mới đối với hòa bình, ổn định trong và ngoài khu vực. Tuy nhiên, cho đến nay, việc nhận thức và xác định những vấn đề an ninh phi truyền thống vẫn chưa có sự thống nhất. Quan niệm của Liên hợp quốc về vấn đề an ninh phi truyền thống gồm 7 lĩnh vực chính: kinh tế, lương thực, sức khỏe, môi trường, con người, cộng đồng, chính trị. 2 tại Việt Nam và đề xuất ra những giải pháp góp phần xây dựng và phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam hướng đến phát triển bền vững cho đất nước. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Kinh tế xanh là vấn đề dành được sự quan tâm của Liên hợp quốc, các quốc gia và các nhà nghiên cứu trên thế giới với nhiều báo cáo khoa học đã ra đời. Cụ thể: Cuốn sách “Blueprint for a Green Economy” của 3 tác giả David William Pearce, Anil Markandya và Edward Barbier xuất bản năm 1989. Tác phẩm đã chỉ ra sự ô nhiễm đang đe dọa cuộc sống chúng ta và cho thấy cách các chính phủ có thể thực hiện để giảm ô nhiễm môi trường, đồng thời phát triển kinh tế bền vững. Cuốn sách “Natural Resources and Economic Development” (Cambridge University Press, Cambridge) do Edward B. Barbier viết năm 2005. Trong cuốn sách này, Barbier đã khám phá một nghịch lý quan trọng: “Tại sao khai thác tài nguyên thiên nhiên lại không mang lại lợi ích kinh tế lớn cho các nền kinh tế nghèo tại châu Phi, châu Á và Mĩ Latinh?”. Barbier xem các nghịch lý này qua các ví dụ lịch sử, các lý thuyết hiện hành và các mô hình thực nghiệm suy thoái đất và sử dụng nước… Từ đó, ông đã đề xuất các biện pháp, chính sách, thể chế cần thiết cho sự thành công của các nước đang phát triển dựa vào tài nguyên thiên nhiên và chính sách phát triển nền kinh tế xanh bền vững. Cùng chủ đề này, năm 2010, Edward B. Barbier tiếp tục cho ra đời cuốn sách “A Global Green New Deal: Rethinking the Economic Recovery” (Cambridge University Press and UNEP, Cambridge, UK). Tác phẩm đã đưa ra những chính sách hiệu quả không chỉ trong việc khôi phục tăng trưởng và tạo công ăn việc làm mà còn bảo vệ môi trường, hệ sinh thái, tài nguyên nước và xóa đói giảm nghèo. Tại Việt Nam, cũng đã có một số nhà nghiên cứu quan tâm về kinh tế xanh với đó là các báo cáo khoa học được ra đời. Có thể kể ra: Cuốn sách “Hướng tới nền kinh tế xanh, lộ trình cho phát triển bền vững xóa đói giảm nghèo - Báo cáo tổng hợp phục vụ các nhà hoạch định chính sách” của Viện chiến lược Chính sách Tài nguyên và Môi trường (Tài liệu dịch của UNEP) do Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội phát hành năm 2011. Cuốn sách “Tái cấu trúc kinh tế theo mô hình tăng trưởng xanh: Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý cho Việt Nam” của nhiều tác giả do nhà xuất bản Khoa học Xã hội phát hành năm 2012. Cuốn sách gồm 18 bài tham luận tại hội thảo với nội dung chính: Tái cấu trúc kinh tế sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, khuôn khổ lý thuyết 3 và kinh nghiệm quốc tế về kinh tế xanh, hướng tới phát triển bền vững, đề xuất chính sách cho Việt Nam. Ngoài ra còn có nhiều báo cáo khoa học bàn luận và đưa ra những chiến lược cụ thể, lâu dài cho việc phát triển kinh tế xanh ở khắp nơi trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng tại các hội nghị: Hội nghị khu vực Đông Nam Á về Kinh tế học của Đa dạng sinh học và các hệ sinh thái hướng tới nền kinh tế xanh (TEEB) diễn ra ngày 28/6/2011 tại Hà Nội; Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc về phát triển bền vững (Rio+20) ngày 20/6/2012 diễn ra tại Braxin với sự tham dự của trên 100.000 đại biểu đến từ 193 quốc gia, trong đó 63 tổng thống và thủ tướng đã tập trung thảo luận giải pháp thúc đẩy kinh tế xanh thông qua việc thúc đẩy tăng trưởng bền vững, bảo vệ môi trường; Hội nghị thượng đỉnh “Tăng trưởng Xanh Toàn cầu (GGGS)” diễn ra tại Seoul, Hàn Quốc vào ngày 10/5/2012 do Viện Tăng trưởng Xanh Toàn cầu (GGGI) kết hợp với OECD, UNEP và Ngân hàng Thế giới cùng tổ chức với chủ đề "Quản trị toàn cầu đối với tăng trưởng xanh và nền kinh tế xanh" thảo luận một lĩnh vực hợp tác lớn hơn nữa giữa các tổ chức quốc tế và các chính phủ các nước trong việc theo đuổi chiến lược tăng trưởng xanh và nền kinh tế xanh; Tuy nhiên, đến nay, Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình xây dựng kinh tế xanh và không có nhiều công trình nghiên cứu một cách hệ thống kinh nghiệm từ một số quốc gia đã áp dụng thành công mô hình kinh tế xanh trên thế giới. Dựa vào những quyết sách, chiến lược về việc đẩy mạnh phát triển kinh tế xanh học tập kinh nghiệm các quốc gia đi tiên phong trong việc xây dựng và phát triển kinh tế xanh, nhóm nghiên cứu sẽ đúc rút và đưa ra những bài học cụ thể, thích hợp với bối cảnh Việt Nam để từ đó đề xuất những giải pháp khả thi và lâu dài. 3. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài “Kinh nghiệm phát triển kinh tế xanh tại một số nước và bài học cho Việt Nam” được nghiên cứu với 3 mục đích chính, đó là: - Làm rõ những vấn đề lý luận về kinh tế xanh, đặc thù và vai trò của kinh tế xanh đối với sự phát triển kinh tế xã hội trên thế giới; - Nghiên cứu tình hình phát triển của kinh tế xanh của một số quốc gia; - Đề xuất những giải pháp khắc phục những khó khăn và tận dụng những lợi thế của đất nước nhằm đẩy mạnh việc xây dựng và phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam. 4 4. Phương pháp nghiên cứu Với đề tài “Kinh nghiệm phát triển kinh tế xanh tại một số nước và bài học cho Việt Nam”, công trình sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp thu thập thông tin: - Phương pháp quan sát nhằm quan sát sự ảnh hưởng của môi trường đến sự phát triển của kinh tế xã hội. Theo dõi sự phát triển của nền kinh tế xanh từ những kinh nghiệm mà một số nước như Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Uganda; từ đó chỉ ra vai trò của kinh tế xanh đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trên thế giới; - Phương pháp nghiên cứu khoa học qua thư viện, sách báo, internet nhằm thu thập tài liệu về kinh tế xanh đã được nghiên cứu trước đó; - Phương pháp phỏng vấn nhằm phỏng vấn lấy ý kiến từ các bạn sinh viên và người dân nhằm khảo sát nhận thức của cộng đồng về kinh tế xanh. Phương pháp xử lý thông tin: - Phương pháp khảo sát thực tế nhằm khảo sát tình hình phổ biến vấn đề kinh tế xanh ở Việt Nam, khảo sát mức độ ảnh hưởng của môi trường đến tình hình kinh tế xã hội đất nước; - Phương pháp thống kê nhằm liệt kê những thành tựu tại một số quốc gia đã xây dựng kinh tế xanh thành công, liệt kê các số liệu về sự tăng trưởng và phát triển kinh tế tại một số nước trên thế giới sau khi kinh tế xanh được áp dụng; - Phương pháp định lượng nhằm xác định sự phát triển của các nước sau khi này áp dụng thành công kinh tế xanh (Tỷ lệ phần trăm của cấu phần “xanh” trong tổng giá trị gói kích thích kinh tế , số tiền tiết kiệm được, sự phát triển của xã hội…); - Phương pháp tóm lược nhằm tóm lược những thành tự trong công cuộc “xanh hóa” nền kinh tế, tình hình phát triển và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam; - Phương pháp so sánh nhằm chỉ ra những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam trong việc áp dụng kinh tế xanh so với các nước phát triển trên thế giới; - Phương pháp phân tích nhằm phân tích rõ vai trò của kinh tế xanh đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tại Việt Nam, từ đó đánh giá những ưu điểm, nhược điểm xây dựng kinh tế xanh tại Việt Nam và đưa ra giải pháp kinh tế xanh từ kinh nghiệm các nước; - Phương pháp tổng hợp nhằm tổng hợp tài liệu, những bài học đã được rút ra, từ đó đề xuất các giải pháp đẩy mạnh việc phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam. 5 5. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu Đối tượng được đề tài nghiên cứu là tình hình phát triển Kinh tế xanh tại Hoa Kỳ; Hàn Quốc, Trung Quốc và nền nông nghiệp xanh tại Uganda, từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm và đưa ra những giải pháp phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu Nhằm giới hạn phạm vi nghiên cứu theo như các mục tiêu đã đề ra, đề tài tập trung xem xét, phân tích đánh giá các yếu tố nằm trong phạm vi sau: Về không gian, nền kinh tế xanh được nghiên cứu là mô hình phát triển kinh tế xanh được áp dụng thành công tại Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Trung Quốc và nền nông nghiệp xanh của Uganda. Về thời gian, giai đoạn nghiên cứu trọng tâm từ 2008 khi khái niệm “kinh tế xanh” được đề cập và dành được nhiều sự quan tâm trên thế giới. 6. Kết quả nghiên cứu dự kiến Sau khi công trình nghiên cứu được thực hiện, nhóm tác giả dự kiến: - Một báo cáo tổng thể về “Kinh nghiệm phát triển kinh tế xanh tại một số nước và bài học cho Việt Nam” - Báo cáo được đăng trên tạp chí nghiên cứu khoa học của sinh viên, góp phần xây dựng và thúc đẩy sự phát triển của kinh tế xanh tại Việt Nam, hướng đến sự phát triển của kinh tế - xã hội đất nước. Quan đề tài, nhóm nghiên cứu hi vọng có thể nâng cao nhận thức của cộng đồng về kinh tế xanh cũng như khuyến khích các bạn trẻ có thêm nhiều ý tưởng kinh tế xanh đóng góp cho sự phát triển bền vững của đất nước trong tương lai. 7. Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài “Kinh nghiệm phát triển kinh tế xanh tại một số nước và bài học cho Việt Nam” được xây dựng theo cấu trúc sau: Chương I: Những vấn đề cơ bản về phát triển kinh tế xanh Chương 2: Kinh nghiệm phát triển kinh tế xanh của một số quốc gia và bài học cho Việt Nam Chương 3: Đề xuất giải pháp cho Việt Nam nhằm xây dựng và phát triển nền kinh tế xanh, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững 6 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH 1.1. KHÁI NIỆM KINH TẾ XANH Trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng như: Khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008 – 2009; khủng hoảng về khí hậu và đa dạng sinh học, tình trạng thiếu nước sạch, gia tăng phát thải gây hiệu ứng nhà kính và mất cân bằng sinh thái; khủng hoảng nhiên liệu với cú sốc giá nhiên liệu năm 2007 – 2008; khủng hoảng lương thực với giá lương thực thực phẩm tăng cao và tình trạng thiếu lương thực tại một số khu vực, năm 2008, Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc (UNEP) đề xuất ý tưởng kinh tế xanh, hay còn được gọi với tên quốc tế là Green economy (GE). Ngày môi trường thế giới 5/6/2012 với chủ đề “Kinh tế xanh: Có vai trò của bạn”, kinh tế xanh được coi như bước phát triển mới của thế kỷ 21 với nền kinh tế phát triển bền vững, ít cacbon và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên. Khái niệm kinh tế xanh lần đầu tiên được UNEP đưa ra đề cập tới 3 trụ cột chính đó là kinh tế, xã hội và môi trường. Theo đó, phát triển kinh tế không còn là mục tiêu duy nhất mà đồng thời cần phải quan tâm đến ổn định xã hội, bảo vệ môi trường toàn cầu2. Kinh tế xanh được hiểu như một hệ thống kinh tế đặc thù có sự tương hợp với tự nhiên, thân thiện với môi trường hệ sinh thái và toàn xã hội. Có thể định nghĩa kinh tế xanh như sau: “Kinh tế xanh là một nền kinh tế năng lượng sạch, bao gồm 4 lĩnh vực chủ yếu là năng lượng tái tạo, công trình xanh và công nghệ hiệu quả về năng lượng; cơ sở hạ tầng và giao thông hiệu quả về năng lượng, tái chế và biến chất thải thành năng lượng”3. Kinh tế xanh không chỉ tập trung vào khả năng sản xuất năng lượng sạch mà còn tập trung vào các loại công nghiệp hỗ trợ cho quá trình sản xuất sạch và phát triển thị trường sản xuất và tiêu dùng các loại sản phẩm, tiêu hao ít năng lượng. Do đó, có thể hiểu kinh tế xanh tập trung vào hai vấn đề chính đó là quá trình sản xuất sạch và quá trình thực hiện tiêu dùng xanh, tiết kiệm năng lượng, thân thiên với môi trường. Báo cáo của chương trình phát triển Canada (ECO) định nghĩa “Kinh tế xanh là tổng hợp các hoạt động với mục đích chính là giảm thiểu các hoạt động tiêu thụ tài 2 PGS.TS. Bùi Cách Tuyến, Thứ trưởng kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, 2012, Hội nghị Liên hợp quốc về phát triển bền vững: Tương lai mà chúng ta mong muốn từ ngày 13-22/6/2012 3 Karen Chapple, 2008, Defining the Green Economy: A Primer on Green Economic Development, trang 1 7 nguyên, khí thải độc hại và giảm thiểu tối đa các tác động tới môi trường. Kinh tế xanh tập trung vào các yếu tố đầu vào, các hoạt động, kết quả đầu ra trong quá trình sản xuất các sản phẩm, dịch vụ xanh.”4 Khái niệm kinh tế xanh mà UNEP đưa ra tập trung vào 2 nội dung chính. Thứ nhất, nền kinh tế vĩ mô tập trung đầu tư vào sản xuất các sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường (đầu tư xanh). Thứ hai, khuyến khích các nhà hoạch định chính sách hỗ trợ tăng cường đầu tư xanh. Kinh tế xanh như một kết quả của việc nâng cao đời sống con người, công bằng xã hội trong khi giảm thiểu đáng kể rủi ro về môi trường và khan hiếm tài nguyên thiên nhiên. Có thể hiểu, kinh tế xanh là nền kinh tế ít cacbon, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên nhưng vẫn đảm bảo phát triển và ổn định xã hội. Nói cách khác, mục đích khi các quốc gia chuyển đổi sang nền kinh tế xanh là cho phép tăng trưởng kinh tế và phát triển các nguồn đầu tư, trong khi đó chất lượng môi trường tự nhiên và xã hội vẫn được đảm bảo toàn diện. Trong nền kinh tế xanh, sự tăng trưởng về thu nhập và việc làm thông qua đầu tư của nhà nước và tư nhân cho nền kinh tế làm giảm ô nhiễm môi trường, bảo vệ tài nguyên, ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái. Như vậy, khác với nền kinh tế truyền thống, phát triển kinh tế là trọng tâm của quá trình tăng trưởng, kinh tế xanh tập trung phát triển đồng thời 3 trụ cột chính đó là phát triển kinh tế, ổn định xã hội và bảo vệ môi trường nhằm phát triển một cách toàn diện và bền vững cuộc sống con người, thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa 3 trụ cột trên. Hình 1.1: Ba yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường trong nền kinh tế truyền thống 4 Hình 1.2: Ba yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường trong nền kinh tế xanh ECO Canada Labour Market research, Defining the Green Economy, 2010, truy cập ngày 28/1/2013 http://www.eco.ca/publications/Defining-the-Green-Economy-(2010)/5/Green-Jobs-&-Emerging-Areas/ 8 Kinh tế xanh phải là nền kinh tế lấy con người làm trung tâm, trong đó chính sách tạo ra các nguồn lực mới về tăng trưởng kinh tế bền vững và bình đẳng. Thúc đẩy nền kinh tế xanh và cải tổ quản lý môi trường là hai nhân tố căn bản bảo đảm tiến trình phát triển bền vững của mỗi quốc gia và trên phạm vi toàn cầu.5 Sự đầu tư cho nền kinh tế xanh cũng cần chú ý tới nhóm người nghèo bởi sinh kế và an sinh của họ phụ thuộc nhiều vào tự nhiên và họ là những đối tượng dễ bị tổn thương do tác động của thiên tai và sự biến đổi khí hậu. Khái niệm kinh tế xanh không thay thế cho khái niệm phát triển bền vững, tuy nhiên, để đạt được phát triển bền vững thì kinh tế xanh đóng vai trò chủ đạo.6 Một số yếu tố chính của kinh tế xanh đó là: phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo; sử dụng năng lượng hiệu quả; giảm thiểu và xử lý chất thải; bảo tồn và khai thác bền vững các nguồn tài nguyên, tạo ra công việc ổn định; an toàn cho người dân. Nền kinh tế xanh phải đảm bảo các đặc điểm sau7: Thứ nhất, nền kinh tế có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, tối thiểu lượng cacbon xả ra môi trường; Thứ hai, hệ thống xử lý nguồn nước, chất thải và nước thải được xây dựng và vận hành dựa trên cơ sở bền vững lâu dài; Thứ ba, duy trì và bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái, rừng tự nhiên thông qua việc tạo ra các mô hình quản lý thị trường, các mô hình kinh doanh bền vững; Thứ tư, nền kinh tế phát triển bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu cấp địa phương, khu vực và toàn cầu. 1.2. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN KINH TẾ XANH Kinh tế xanh đóng vai trò chủ đạo trong tăng trưởng bền vững, tập trung vào hai vấn đề chính đó là quá trình sản xuất bền vững các sản phẩm thân thiện với môi trường và tiêu dùng xanh. Bên cạnh phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, nền kinh tế xanh cũng góp phần ổn định xã hội, giải quyết vấn đề việc làm bằng cách tạo ra nhiều việc làm trong cách lĩnh vực trọng tâm của nền kinh tế. Đi cùng với khái niệm kinh tế xanh là hàng loạt các khái niệm liên quan đã được xây được xây dựng. 5 Huyền Minh, Hướng tới nền kinh tế xanh: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam, 2012, truy cập ngày 29/1/2013 http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Viet-nam-tren-duong-doi-moi/2012/16399/Huong-toi-mot-nen-Kinhte-Xanh-Co-hoi-va-thach-thuc.aspx 6 UNEP, Towards a Green Economy: Pathways to sustainable development and poverty eradication, 2011, trang 16 7 Green economy group, n.d, Green economy definition, truy cập ngày 3/3/2013, http://greeneconomygroup.com/company/green-economydefinition/?doing_wp_cron=1359246521.0679728984832763671875 9 1.2.1. Tăng trưởng xanh Nhận thức và nội hàm của tăng trưởng xanh còn là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Có quan niệm cho rằng tăng trưởng xanh gần đồng nghĩa với GDP xanh. Nghĩa là đánh giá sự tăng trưởng kinh tế theo sự tăng trưởng của GDP truyền thống trừ cho các chi phí về môi trường và tài nguyên. Cũng có quan niệm coi tăng trưởng xanh là sự đầu tư vào các lĩnh vực nhằm mang lại hiệu quả kinh tế, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, đầu tư phục hồi hệ sinh thái, sử dụng năng lượng tái tạo, xây dựng nền kinh tế cacbon thấp, giảm phát thải khí nhà kính nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậụ.8 Theo Luật cơ bản về Tăng trưởng xanh, ít cacbon của Hàn Quốc: “Tăng trưởng xanh” là tăng trường có sự hài hòa giữa kinh tế và môi trường, bằng việc tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng, tài nguyên nhằm giảm thiểu biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường; đồng thời phát triển nghiên cứu năng lượng sạch và công nghệ xanh để đảm bảo động lực tăng trưởng mới và tạo ra những việc làm mới.”9 Tại Việt Nam, trong dự thảo Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đệ trình Thủ tướng Chính phủ ngày 25 tháng 9 năm 2012, quan điểm tăng trưởng xanh là:10 - Tăng trưởng xanh là một nội dung của phát triển bền vững, đảm bảo phát triển kinh tế theo hướng nhanh, hiệu quả và bền vững, đồng thời góp phần quan trọng thực hiện Chiến lược Quốc gia về biến đổi khí hậu. - Tăng trưởng xanh phải do con người và vì con người, góp phần tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân. - Tăng trưởng xanh dựa trên tăng cường đầu tư vào bảo tồn, phát triển và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tự nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, cải thiện nâng cao chất lượng môi trường, qua đó kích thích tăng trưởng kinh tế. - Tăng trưởng xanh phải dựa trên cơ sở khoa học và công nghệ hiện đại, phù hợp với điều kiện Việt Nam, nguồn nhân lực chất lượng cao, kết hợp giữa nội lực với mở rộng hợp tác quốc tế. 8 Nguyễn Thế Chinh, Phó viện trưởng, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, Bộ tài nguyên và môi trường, 2012, Những trở ngại chính về tăng trưởng xanh ở các quốc gia đang phát triển, truy cập ngày 29/1/2012,http://isponre.gov.vn/home/dien-dan/855-nhng-tr-ngi-chinh-v-tng-trng-xanh--cac-quc-gia-ang-phat-trin 9 Luật cơ bản về Tăng trưởng xanh ít cacbon, Hàn Quốc 10 Nguyễn Tuấn Anh, Phó Vụ trưởng, Vụ KHGDTN&MT - Bộ KH&ĐT, 2012, Chiến lược và chính sách ưu tiên của Việt Nam về Tăng trưởng xanh, truy cập ngày 20/4/2012, http://vea.gov.vn/vn/truyenthong/tapchimt/cccs/Pages/Chi%E1%BA%BFn-l%C6%B0%E1%BB%A3cv%C3%A0-ch%C3%ADnh-s%C3%A1ch-%C6%B0u-ti%C3%AAn-c%E1%BB%A7a-Vi%E1%BB%87t-Namv%E1%BB%81-T%C4%83ng-tr%C6%B0%E1%BB%9Fng-xanh.aspx 10 - Tăng trưởng xanh là sự nghiệp của toàn Đảng, các cấp chính quyền, các bộ, ngành và địa phương; của các cơ quan, doanh nghiệp, đoàn thể xã hội, các cộng đồng dân cư và mọi người dân. Mục tiêu chung của tăng trưởng xanh là tiến tới nền kinh tế cacbon thấp, làm giàu vốn tự nhiên, giảm khả năng phát thải. Điều này trở thành tiêu chí bắt buộc trong phát triển kinh tế - xã hội. Tăng trưởng xanh có mục tiêu cụ thể như sau: - Tái cấu trúc hoàn thiện thể chế kinh tế theo hướng xanh hóa các ngành kinh tế hiện có và khuyến khích các ngành kinh tế sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên với giá trị gia tăng cao; - Nghiên cứu, ứng dụng rộng rãi công nghệ tiên tiến nhằm sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm cường độ phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, góp phần ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu; - Nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng lối sống lành mạnh, thân thiện với môi trường thông qua tạo việc tạo ra nhiều việc làm xanh. 1.2.2. Việc làm xanh Tổ chức Lao động Quốc tế - UNEP - Tổ chức Giới chủ Quốc tế - Liên minh Công đoàn Quốc tế định nghĩa: “Việc làm xanh là những việc làm trong nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và quản lý, đóng góp vào bảo vệ và gìn giữ chất lượng môi trường…đảm bảo xã hội phát triển bền vững cho cả thế hệ hiện tại và tương lai, thực hiện công bằng và bình đẳng cho mọi người.”11 Với cách định nghĩa trên, phạm vi của việc làm xanh không chỉ bao gồm những việc làm trong các ngành liên quan trực tiếp đến lĩnh vực môi trường mà còn là những việc làm trong các ngành nghiên cứu, sản xuất, dịch vụ, góp phần làm giảm lượng cacbon thải ra môi trường, tiết kiệm năng lượng, nguyên nhiên vật liệu, tối thiểu hóa rác thải, giảm ô nhiễm trong các hoạt động sản xuất, sinh hoạt, tiêu dùng (Phụ lục 1). Trong lộ trình phát triển kinh tế xanh, sự phát triển của lực lượng lao động hiện tại cũng bị ảnh hưởng bởi 4 xu hướng chính12: - Thứ nhất, xanh hóa các việc làm hiện có bằng các phương pháp thân thiện với môi trường, đồng thời nhiều việc làm trong các ngành hiện có sẽ được tăng thêm; - Thứ hai, một số việc làm sẽ được thay thế trong việc chuyển đổi từ việc sử dụng năng lượng hóa thạch sang năng lượng tái tạo, từ chôn lấp sang tái chế rác thải…; 11 12 UNEP, ILO, IOE, ITUC, 2008, Green jobs: Toward decent work in a subtainable, low-cacbon wold, tr 3 UNEP, ILO, IOE, ITUC, 2008, Green jobs: Toward decent work in a subtainable, low-cacbon wold, tr 3 11 - Thứ ba, một số công việc hiện có mà không thay thế được, sẽ được hạn chế một cách tối đa và áp dụng hiệu quả các phương pháp thân thiện với môi trường; - Thứ tư, nhiều việc làm mới sẽ được tạo ra trong các lĩnh vực của nền kinh tế xanh. Xu hướng xanh hóa việc làm sẽ đáp ứng một lượng lớn nhu cầu việc làm, phù hợp với nhiều trình độ. Sự phát triển của việc làm xanh cần được đảm bảo các yếu sau: - Tăng hiệu quả sử dụng năng lượng, làm giảm lượng cacbon và phát thải hiệu ứng nhà kính, góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ đa dạng sinh học; - Việc làm tốt, cung cấp đầy đủ tiền lương và triển vọng nghề nghiệp hợp lý; - Điều kiện việc làm tốt, đảm bảo an toàn lao động và đảm bảo tiếng nói cùng với các quyền lợi của người lao động; - Đảm bảo an sinh xã hội, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội hiện có. Đối với thị trường lao động, việc làm xanh phải đảm bảo các yêu cầu: xanh hóa doanh nghiệp, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực với các kỹ năng và hiểu biết năng cần thiết; sử dụng công nghệ thân thiện môi trường; yêu cầu ổn định an ninh, linh hoạt trên thị trường lao động, mang lại lợi ích cho xã hội và doanh nghiệp, tạo ra nhiều việc làm mới với năng suất lao động, thu nhập cao hơn. 1.2.3. Sản xuất bền vững và tiêu dùng bền vững UNEP định nghĩa sản xuất và tiêu dùng bền vững là một sự cố gắng để hài hòa giữa việc tăng nhu cầu hàng hóa và dịch vụ mà vẫn đáp ứng được nhu cầu cơ bản và mang lại một cuộc sống chất lượng hơn trong khi giảm đến mức tối đa sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, phát thải chất thải và chất ô nhiễm vào quá trình sống, nhằm không ảnh hưởng tới khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai. Trong đó sản xuất bền vững chú trọng vào các tác động kinh tế, xã hội và môi trường của quá trình cung cấp; tiêu dùng bền vững liên quan đến khía cạnh nhu cầu, chú trọng vào các thói quen và sự lựa chọn của người tiêu dùng trong sử dụng hàng hóa và các dịch vụ.13 Cả hai khía cạnh này đều tác động mạnh tới môi trường, đồng thời nó thừa nhận tầm quan trọng của các mối quan hệ qua lại giữa các hoạt động thương mại, các quyết định chính trị cùng các thói quen tiêu dùng hàng ngày.14 Điểm nổi bật của hướng đi này là chúng ta có thể xem xét và đánh giá các mối quan hệ giữa các nguồn tài nguyên được sử dụng trong suốt quá trình sản xuất và tiêu dùng. Thông qua đó, chúng ta có thể xác định được mức độ tác động tới môi trường 13 Trần Thị Tuyết, Viện nghiên cứu môi trường và phát triển bền vững, 2011, Sản xuất và tiêu dùng bền vững, giải pháp hướng tới nền kinh tế xanh, 14 Swichasia Network Facility, 2009, A key solution to climate change 12 của từng giai đoạn trong vòng đời sản phẩm và đưa ra những biện pháp can thiệp phù hợp với từng giai đoạn, từng sản phẩm khác nhau. 1.2.3.1. Sản xuất bền vững Sản xuất bền vững gồm giảm tiêu thụ nguyên liệu, năng lượng cho một đơn vị sản phẩm, loại bỏ tối đa các vật liệu độc hại, giảm lượng và mức độ độc hại của tất cả các dòng thải trước khi ra khỏi quá trình; đồng thời yêu cầu áp dụng công nghệ, thay đổi thái độ, từng bước cải thiện công nghệ hiện có và dần thay thế những công nghệ lỗi thời. Sản xuất bền vững bao gồm việc áp dụng các giải pháp kỹ thuật mới, sáng tạo trong thiết kế và cải tiến sản phẩm, chú trọng đến các quá trình sản xuất và chất lượng sản phẩm như khuyến khích áp dụng sinh thái công nghiệp, các tiếp cận vòng đời sản phẩm… (Phụ lục 2) Tại một số nước, những cải tiến về công nghệ sản xuất đã góp phần giảm bớt năng lượng cần sử dụng, giảm thiểu phát thải các chất ô nhiễm và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, những thành quả về môi trường và kinh tế đạt được bị bù trừ do ảnh hưởng của nhu cầu tiêu thụ, như gia tăng dân số và nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống.15 1.2.3.2. Tiêu dùng bền vững Tiêu dùng bền vững được xây dựng trên quan điểm phát triển bền vừng được phổ biến từ năm 1987 trong “Báo cáo Tương Lai của chúng ta” (Brundtland) của Ủy ban môi trường và phát triển thế giới. Tiêu dùng bền vững tạo cho người tiêu dùng cơ hội để tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của họ một cách hiệu quả, giảm thiểu hậu quả về môi trường, xã hội và kinh tế. Mục đích cuối cùng của tiêu dùng bền vững là cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của người tiêu dùng hiện nay và các thế hệ mai sau, đồng thời giảm thiểu các tác động tới môi trường16. Tiêu dùng bền vững không phải là tiêu dùng ít đi mà nó đòi hỏi con người biết sử dụng sản phẩm, dịch vụ và kiểm soát tài nguyên hiệu quả hơn, giảm gánh nặng tới môi trường, tiêu dùng phát triển mà không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững. Nền kinh tế tăng trưởng nhanh, thị trường mở rộng, thu nhập bình quân đầu người tăng sẽ dẫn đến nhu cầu tiêu dùng tăng cao trong tương lai. Thay đổi thói quen tiêu dùng và nhận thức của người dân về vai trò và trách nhiệm của mình trong nền kinh tế xanh là yếu tố quan trọng góp phần xây dựng nền kinh tế xanh. 15 UNEP, 3/2008, Planning for change- Guidelines for National Programmes on Sustainable Consumption and Production, , trang 19 16 Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc, 2005, Thúc đẩy tiêu dùng bền vững ở Châu Á 13 1.2.4. Chỉ số đo lường kinh tế xanh – GDP xanh Trong thực tế, tăng trưởng kinh tế được theo GDP. Tuy nhiên, quá trình tăng trưởng kinh tế không bền vững cũng đồng thời tăng sử dụng tài nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trường và suy giảm sinh thái, trong khi GDP chỉ phản ảnh tổng số sản phẩm đầu ra của nền kinh tế mà không tính đến phí tổn về môi trường. Để đo lường kinh tế xanh, cần có hệ thống thống kê đánh giá rõ ràng và chính xác phí tổn môi trường bên cạnh các hoạt động kinh tế. UNEP đã phối hợp với các đối tác như Tổ chức phát triển kinh tế (OECD) và Ngân hàng thế giới để phát triển một bộ các chỉ tiêu mà từ đó chính phủ có thể lựa chọn sao cho phù hợp, tùy thuộc vào tình hình của mỗi quốc gia. Các chỉ số này có thể được chia làm 3 nhóm: - Các chỉ số kinh tế: Chỉ số về tỉ lệ đầu tư, tỉ lệ sản lượng và việc làm trong các lĩnh vực đáp ứng các tiêu chuẩn bền vững, như GDP xanh; - Các chỉ số môi trường: chỉ số sử dụng hiệu quả tài nguyên, về mức độ ô nhiễm trong ngành và toàn bộ nền kinh tế; - Các chỉ số tổng hợp về tiến bộ và phúc lợi xã hội: Ví dụ, các chỉ số tổng hợp về kinh tế vĩ mô, bao gồm ngân sách quốc gia về kinh tế và môi trường, hoặc những chỉ số đem lại cái nhìn toàn diện hơn về phúc lợi…17 Trong các chỉ số đo lường được UNEP đưa ra, GDP xanh là chỉ số đang được xây dựng một cách hoàn thiện và phù hợp nhất để đo lường sự phát triển của nền kinh tế xanh theo mức sản lượng trong nước. GDP xanh (hoạch toán xanh) là một chỉ số nhằm đánh giá chất lương tăng trưởng kinh tế bằng việc khấu trừ chi phí về môi trường kinh tế. GDP xanh = GDP – (chi phí tiêu dùng tài nguyên + mất mát về môi trường do các hoạt động kinh tế) Chỉ số này nhằm tính toán chi phí thiệt hại môi trường với tiêu thụ và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên tác động đến GDP thuần, để tính chỉ số này thì người ta dựa vào cách tính toán của Liên Hợp Quốc theo cách hạch toán môi trường (SEEA) vào năm 1993 và được cải tiến nhiều lần, gần đây nhất là năm SEEA 2003, một hệ thống SNA mới vì đã đưa yếu tố môi trường vào tài khoản SNA thông thường. 17 UNEP, 2011, How to measure green economy, truy cập ngày 25/1/2012, http://www.unep.org/greeneconomy/AboutGEI/FrequentlyAskedQuestions/tabid/29786/Default.aspx
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng