Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kinh nghiệm giáo dục trẻ tử kỷ hòa nhập tại lớp...

Tài liệu Kinh nghiệm giáo dục trẻ tử kỷ hòa nhập tại lớp

.PDF
7
513
134

Mô tả:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: "KINH NGHIỆM GIÁO DỤC TRẺ TỰ KỶ HỌC HÒA NHẬP TẠI LỚP MẪU GIÁO BÉ C3 – TRƯỜNG MẦM NON" ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay tự kỷ là một vấn đề nóng trên toàn thế giới. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này. Lượng trẻ mắc bệnh tự kỷ ngày càng tăng. Theo Th.s Nguyễn Thị Hồng Thúy (khoa Tâm bệnh – Bệnh viện Nhi TƯ) cho biết: Số lượng trẻ chậm nói có dấu hiệu tự kỷ đến bệnh viện khám tăng dần theo hàng năm. Cụ thể, nếu năm 2008 có 900 trẻ đến khám, 6 tháng gần đây con số này đã là 1700 trẻ khám mới và 716 trẻ khám lại. Trung bình mỗi ngày có 10-20 trẻ tới khám. Trẻ trai khám nhiều hơn trẻ gái 6-8 lần. Trong số đó, khoảng 50% trẻ tự kỷ thể điển hình, còn lại ở thể nhẹ và trung bình. Tuổi của trẻ đến khám và phát hiện ngày càng sớm hơn, chủ yếu 2-3 tuổi, một số gia đình cho trẻ đến khám sớm từ dưới 16 tháng. Trẻ tự kỷ có khiếm khuyết trong ba lĩnh vực: Tương tác xã hội, giao tiếp xã hội và tưởng tượng. Hành vi và sở thích bị thu hẹp và lặp lại. Tự kỷ có năm thể khác nhau trong đó có nhiều trẻ tự kỷ liên quan đến vấn đề sức khỏe (rối loạn ngủ, tiêu hóa, động kinh…). Chính những điều này làm cản trở và giảm hiệu quả của việc nuôi dưỡng, giáo dục và phát triển của trẻ tự kỷ. Vì vậy,việc giáo dục trẻ tự kỷ là hết sức quan trọng và cần thiết để giúp trẻ tự kỷ phát triển hết khả năng và phát huy tiềm năng học hỏi. Ngày nay, giáo dục trẻ tự kỷ là một vấn đề quan trọng trong việc đào tạo thế hệ mầm non của đất nước. Thực tế trong thời gian gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Trì rất quan tâm đến vấn đề này, đã phát hành các cuốn tài liệu, đăng bài viết trong các quyển tạp chí, tổ chức tập huấn chuyên đề nhằm hướng dẫn giáo viên cách giáo dục trẻ tự kỷ và học hòa nhập trong các trường mầm non. Đặc biệt trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2013 – 2014 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Trì, trường mầm non A Tứ Hiệp đều đưa ra các chỉ tiêu cụ thể về việc giáo dục trẻ khuyết tật học và hòa nhập. Ngay từ đầu năm học Ban giám hiệu trường mầm non A đã chỉ đạo các lớp rà soát, báo cáo số lượng trẻ khuyết tật thể nhẹ – trong đó có trẻ tự kỷ, hướng dẫn, chỉ đạo giáo viên lập hồ sơ theo dõi sự phát triển của trẻ, xây dựng mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục hòa nhập cụ thể, phù hợp với trẻ khuyết tật. Mặc dù được các cấp lãnh đạo và Ban giám hiệu nhà trường quan tâm chỉ đạo sát sao nhưng với tôi đây là một vấn đề rất mới mẻ, hết sức khó khăn. Với bảy năm trong nghề, đây là năm đầu tiên lớp tôi có một trẻ mắc bệnh tự kỷ. Bên cạnh khó khăn đó của bản thân thì trong thời gian đầu, phụ huynh trẻ mắc bệnh tự kỷ còn không chấp nhận sự thật về căn bệnh của con mình, không phối hợp với cô giáo để tìm ra những phương pháp giáo dục tốt nhất cho trẻ. Là một giáo viên trẻ có lòng say mê, nhiệt huyết với nghề, với mong muốn trẻ tự kỷ học tại lớp cũng được quan tâm và chăm sóc giáo dục như các cháu bình thường để phát triển nhân cách toàn diện, tôi đã luôn băn khoăn, trăn trở, để tìm ra các biện pháp thực hiện hiệu quả. Qua một năm tích cực nghiên cứu, áp dụng các biện pháp hữu hiệu, trẻ mắc bệnh tự kỷ đã phát triển, tiến bộ rõ rệt, các cháu khác trong lớp đã có những kỹ năng giúp đỡ bạn mình hòa nhập và học tập tốt hơn. Do đó tôi xin mạnh dạn trao đổi cùng chị em đồng nghiệp dưới dạng đề tài sáng kiến kinh nghiệm : “Kinh nghiệm giáo dục trẻ tự kỷ học hòa nhập tại lớp mẫu giáo bé C3 – Trường mầm non” – Mục đích của đề tài: + Đánh giá thực trạng sự nhận thức, tương tác xã hội, giao tiếp xã hội và tưởng tượng của trẻ tự kỷ khi học hòa nhập với môi trường giáo dục bình thường. + Tìm ra các biện pháp giáo dục trẻ tự kỷ học hòa nhập trong môi trường giáo dục bình thường – Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp giáo dục trẻ tự kỷ lớp mẫu giáo bé học hòa nhập – Phạm vi áp dụng: Lớp mẫu giáo bé C3 trường mầm non A, năm học 2013-2014 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN Tự kỷ là một loại khuyết tật phát triển suốt đời do rối loạn của hệ thần kinh gây ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ. Tự kỷ có thể xảy ra không phân biệt giới tính, chủng tộc, giàu nghèo và địa vị xã hội. Tự kỷ được thể hiện ra ngoài bằng các khiếm khuyết về tương tác xã hội, giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, hành vi, sở thích và hoạt động mang tính hạn hẹp, lặp đi lặp lại.(Theo chuyên trang tự kỷ của Liên hiệp quốc). Trẻ tự kỷ thường quá say mê một vật gì đó, lúc nào cũng giữ và ôm khư khư trong tay. Chúng rất thích sắp xếp đồ vật theo thứ tự, ngăn nắp một cách kỳ lạ và có biểu hiện hung hăng khi thứ tự đó bị xáo trộn. Trẻ tự kỷ có kỹ năng cao về nhìn nhận không gian, giỏi học vẹt, hình thức bề ngoài có vẻ linh hoạt, thông minh khác hẳn với các trẻ chậm phát triển trí tuệ. Tình trạng này có thể phát hiện sớm nếu cha mẹ giáo viên thường xuyên chú ý đến trẻ. Trẻ tự kỷ rất hạn chế trong vấn đề giao tiếp xã hội. Khi giao tiếp thì trẻ tự kỷ không giao tiếp bằng mắt, không có những giao tiếp “không lời” bằng những cử chỉ cơ thể. Tình cảm rất hạn chế ngay cả với bố mẹ và người thân trong gia đình. Không chia sẻ cảm xúc buồn vui, không quan tâm đến những hoạt động xung quanh trẻ. Trong lớp học, trẻ tự ỷ thường lầm lì, ít nói, cô giáo hỏi không trả lời, ít biểu hiện cảm xúc, không giơ tay phát biểu ý kiến. Không thích hoạt động theo nhóm, và không thiết lập được quan hệ với bạn cùng tuổi. Nếu trẻ phát triển lời nói, thường lời nói cũng sẽ có bất thường. Trẻ không hiểu lời người khác và cũng không biểu đạt được ý nghĩ của mình nên hay nói những câu, từ vô nghĩa hoặc không ăn nhập với hoàn cảnh. Trẻ có thể nhại lại lời nói của người khác một cách chính xác, nhưng thường ít hoặc chẳng hiểu được ý nghĩa của chúng. Trẻ tự kỷ có những sở thích, thói quen kỳ lạ nên trẻ thường ứng xử không đúng với những chuẩn mực xã hội thông thường. Khi người lớn thấy vậy và ngăn chặn hành vi bất thường đó sẽ làm trẻ rất khó chịu và có những hành vi nổi cáu, la hét, đánh lại người khác. Đồng thời do trẻ tự kỷ gặp khó khăn về ngôn ngữ, không biểu đạt được những ý nghĩ của mình ra ngoài nên người lớn không hiểu trẻ và những nhu cầu của trẻ. Vì vậy, sự khó chịu của trẻ xuất hiện khá thường xuyên so với trẻ bình thường. Trẻ tự kỷ có thể đặt tên riêng cho đồ vật theo cách của mình, hoặc dùng những từ riêng mà người khác không thể hiểu được. Nhưng trẻ không biết sử dụng hoặc sử dụng không đúng các giới từ, liên từ và đại từ. Vì vậy, mỗi một trẻ tự kỷ khác nhau sẽ được tiến hành các phương pháp giáo dục khác nhau. Giáo dục trẻ tự kỷ là cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu về cuộc sống xung quanh áp dụng các biện pháp giúp trẻ hòa nhập trong lớp học, đồng thời áp dụng các phương pháp can thiệp hành vi không phù hợp. Từ đó, trẻ tự kỷ biết sống tích cực, có kỹ năng giao tiếp xã hội, phát triển ngôn ngữ, điều chỉnh hành vi phù hợp. Nội dung giáo dục trẻ tự kỷ trong trường mầm non: – Giáo dục trẻ tham gia vào các bài tập thể dục sáng, thể dục tiết học với các vận động cơ bản theo chủ đề cùng bạn, có sự giúp đỡ của cô. – Giáo dục trẻ nhận biết và có 1 số hiểu biết cơ bản về thế giới xung quanh qua các chủ đề. – Giúp trẻ giao tiếp, hỗ trợ trẻ giao tiếp bằng hành động kết hợp nói từ, câu ngắn, không nên cưỡng bắt trẻ phải nói bằng được. – Hình thành ở trẻ ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân (ăn uống vệ sinh: rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, thực hiện ăn chín, uống sôi…). – Hình thành ở trẻ kỹ năng điều chỉnh hành vi, các kỹ năng liên quan đến xúc cảm, tình cảm và tâm lý của trẻ xảy ra trong các thời điểm trong ngày. II/ CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Mô tả thực trạng: – Trường mầm non A xã Tứ Hiệp nằm trên địa bàn xã Tứ hiệp – Thanh Trì – Hà Nội, có ba điểm trường nằm ở hai thôn Cương Ngô và thôn Văn Điển, là một ngôi trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, có 4 năm liên tục đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc cấp Thành phố. Năm học 2012 – 2013, trường được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. – Năm học 2013 – 2014, tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công phụ trách lớp mẫu giáo bé 3- 4 tuổi C3 tại khu Cương Ngô 2. Lớp có 03 cô giáo, bản thân tôi đã tốt nghiệp Đại học Sư phạm Mầm non, 02 cô trình độ Trung cấp Sư phạm Mầm non. Trong đó có 01 cô giáo đang theo học lớp Đại học Sư phạm Mầm non. – Lớp mẫu giáo bé C3 trường mầm non A xã Tứ Hiệp có tổng số 35 cháu, trong đó có 16 cháu gái và 19 cháu trai, có 1 cháu trai mắc bệnh tự kỷ: Cháu Nguyễn Minh Nhật. Với tình hình thực trạng như trên trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau: 2. 2. Điều kiện thuận lợi : – Bản thân tôi là một giáo viên trẻ luôn nhiệt tình tâm huyết với nghề, ham học hỏi, trau dồi kiến thức, có trình độ nghiệp vụ, chuyên môn vững vàng. – Lớp rộng rãi, thoáng mát, cơ sở vật chất khang trang, sạch đẹp. Nhà trường đầu tư đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị tương đối đầy đủ cho cả cô và trẻ để phục vụ cho các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. – Hầu hết phụ huynh làm nghề kinh doanh, buôn bán… Phụ huynh của lớp rất nhiệt tình, quan tâm đến công tác chăm sóc – giáo dục trẻ; hiểu, thông cảm và chia sẻ với các hoạt động của cháu tự kỷ tại lớp . – Đối với trẻ tự kỷ: + Thể chất: Sức khỏe phát triển bình thường thể hiện là trẻ khỏe mạnh và ăn uống đủ dinh dưỡng. + Kỹ năng vận động thô: Trẻ đi đứng, chạy nhảy, trèo lên cầu thang, bước chân luân phiên nhịp nhàng… + Kỹ năng nhận thức: Có khả năng phối hợp tay, mắt, biết cầm bút vẽ, tô màu… 3. 3. Điều kiện khó khăn: – Bản thân tôi tuổi nghề còn ít và không được theo học chuyên ngành Giáo dục đặc biệt nên chưa có được nhiều kinh nghiệm về giáo dục trẻ tự kỷ học hòa nhập trong môi trường giáo dục bình thường. – Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy, chăm sóc giáo dục trẻ được đầu tư đầy đủ, nhưng nhiều khi vẫn chưa đáp ứng đủ theo yêu cầu và điều kiện cho việc chăm sóc, giáo dục chuyên biệt trẻ tự kỷ. Bên cạnh đó các tài liệu về giáo dục trẻ tự kỷ học hòa nhập với môi trường giáo dục bình thường còn ít, nên giáo viên chúng tôi có ít tài liệu để tham khảo và học tập. – Phụ huynh cháu Nguyễn Minh Nhật còn hạn chế về những kiến thức, kỹ năng cuộc sống – giáo dục trẻ tự kỷ, nên sự phối hợp cùng giáo viên để giáo dục cho trẻ ở nhà còn gặp nhiều khó khăn. – Đối với trẻ tự kỷ: + Khó khăn khi tham gia với các trẻ khác + Cười không đúng lúc, đúng cách. + Thích chơi một mình, có phong cách lạ: Múa tay, chạy lung tung… + Giảm tập trung, không phản ứng với phương pháp giáo dục truyền thống. + Không phản ứng với lời nói của người khác + Khó khăn trong việc bày tỏ nhu cầu: Trẻ chưa có ngôn ngữ nói, khóc la hét khi không được đáp ứng nhu cầu. + Kỹ năng vận động thô và vận động tinh không phát triển đồng đều. Xuất phát từ những thuận lợi và khó khăn trên, bản thân tôi đã trăn trở suy nghĩ để tìm ra những biện pháp giáo dục trẻ tự kỷ học hòa nhập. Bước đầu đã thu được những kết quả đáng khích lệ trên trẻ. Sau đây, tôi xin trình bày một số biện pháp mà tôi đã áp dụng có hiệu quả: III/ CÁC BIỆN PHÁP 1. Biện Pháp 1: Khảo sát, đánh giá trẻ. * Để nắm được khả năng nhận thức, kỹ năng khi tham gia các hoạt động của trẻ: kỹ năng vận động thô, kỹ năng nhận thức, kỹ năng giao tiếp xã hội, kỹ năng điều chỉnh hành vi của trẻ tự kỷ thì ngay từ đầu năm học (tháng 9/2013) giáo viên phải tiến hành đánh giá trẻ. Từ đó, giáo viên sẽ xây dựng được những kế hoạch cụ thể để giáo dục trẻ trong năm học và tìm ra những phương pháp, biện pháp phù hợp nhất lồng ghép tích hợp giáo dục trẻ tự kỷ học hòa nhập. * Cách làm: Từ tuần 1 tháng 9 năm 2013, tôi và các giáo viên cùng lớp đã tiến hành đánh giá mức độ nhận thức của trẻ tự kỷ, xây dựng hệ thống các câu hỏi, đặt ra các tình huống, tổ chức một số hoạt động quan sát, lao động, dạo chơi, tham quan, trải nghiệm cho trẻ tự kỷ tham gia. Thông qua kết quả của các hoạt động đó, giáo viên đã đánh giá được mức độ nhận thức những kỹ năng cơ bản của trẻ tự kỷ, kết quả đánh giá được ghi vào bảng đánh giá riêng của trẻ (Phụ lục 1 kèm theo) * Kết quả đạt được: Kết quả sau khi tiến hành khảo sát, đánh giá cháu Nguyễn Minh Nhật (trẻ tự kỷ):
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan