Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kinh nghiem giao duc tre mau giao nho su dung nang luong tiet kiem hieu qua...

Tài liệu Kinh nghiem giao duc tre mau giao nho su dung nang luong tiet kiem hieu qua

.DOC
56
771
80

Mô tả:

S¸ng kiÕn kinh nghiÖm NguyÔn ThÞ Mai Trang ĐẶT VẤN ĐỀ Năng lượng có vai trò sống còn đối với cuộc sống con người, nó quyết định sự tồn tại, phát triển và chất lượng cuộc sống của con người. Vai trò của năng lượng thể hiện cụ thể qua việc sử dụng năng lượng của con người cho các hoạt động sản xuất, đi lại, xây dựng và đời sống hằng ngày. Chúng ta đang sống trong thời đại dùng rất nhiều điện. Điện được dùng trong cuộc sống hàng ngày: Lò điện, quạt máy, bàn ủi, tủ lạnh, đài, ti vi...Điện được dùng trong các nhà máy để chế tạo biết bao vật dụng cần thiết, từ vật nhỏ như cái đinh đến vật lớn như con tàu xuyên đại dương. Chúng ta thử tưởng tượng nếu ngày hôm nay không có điện, cuộc sống xung quanh sẽ ra sao? Nếu con người chỉ biết sử dụng, mà không biết giữ gìn, bảo vệ thì nguồn năng lượng sẽ cạn kiệt, dẫn đến tình trạng thiếu điện, mất điện, ảnh hưởng đến sản xuất, kinh tế, sinh hoạt và cuộc sống của con người. Tuy nhiên, nguồn năng lượng của chúng ta đang dần bị cạn kiệt, gây nên mất cân bằng sinh thái, cạn kiệt các nguồn tài nguyên, ảnh hưởng đến sản xuất, kinh tế, cuộc sống của con người. Một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên cạn kiệt năng lượng là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người. Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả góp phần giảm lượng khí gây ô nhiễm, có tác dụng bảo vệ môi trường: Hiện nay, môi trường trên thế giới và ở Việt Nam đang bị ô nhiễm nặng. Một trong những nguồn gây ô nhiễm là khói, bụi bẩn, chất thải từ các nhà máy và phương tiện giao thông. Hằng ngày, chúng ta phải đối mặt với khói bụi của các ống xả từ xe máy, ô tô, bụi đường, khói than, củi…Vì vậy hiểu biết về năng lượng và giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trở thành một vấn đề cấp bách có tính chiến lược toàn cầu và là vấn đề có tính xã hội sâu sắc cần được giáo dục cho con người ngay từ tuổi thơ. Thực tế trong thời gian gần đây Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Sở Giáo Dục và Đào Tạo Hà Nội, Phòng Giáo Dục và Đào Tạo Huyện Thanh Trì cũng đã rất quan tâm đến vấn đề này, đã phát hành các cuốn tài liệu, đăng các bài viết trong các cuốn tạp chí để hướng dẫn giáo viên cách giáo dục trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả…Đối với trường mầm non A Tứ Hiệp, ngay từ đầu năm học khi xây dựng phiên chế chương trình thì nội dung giáo dục trẻ cách sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả đã được ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo giáo viên thực hiện theo hướng tích hợp vào các nội dung hoạt động chăm sóc và giáo dục hàng ngày. Đối với trẻ mẫu giáo nhỡ B1- lớp tôi phụ trách, các cháu đã có những nhận thức đơn giản về cách sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả như các cháu đã biết tắt nước khi không sử dụng, khi bật điều hòa phải đóng cửa…Nhưng những nhận thức sâu xa hơn thì các cháu vẫn chưa có như: Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả làm giảm lượng khí gây ô nhiễm, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cho gia đình và cộng đồng, góp phần giữ gìn nguồn năng lượng đảm bảo nhu cầu sử dụng trước mắt cũng như lâu dài của gia đình và cộng đồng. Bên cạnh đó, đây là một nội dung mới đòi hỏi người giáo viên phải nghiên cứu tìm tòi, tích cực, khéo léo lồng ghép vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ mới Trêng mÇm non A Tø HiÖp Trang 1 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm NguyÔn ThÞ Mai Trang mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, các bạn đồng nghiệp của tôi còn e ngại về nội dung này, đôi khi có lồng ghép vào các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ nhưng mới chỉ đại khái, qua loa chưa mang lại hiệu quả cao. Là một giáo viên trẻ, có lòng say mê nhiệt huyết với nghề, với mong muốn giúp cho 100% trẻ lớp mình có những hiểu biết cơ bản về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả tôi đã luôn băn khoăn, trăn trở, để tìm ra các biện pháp thực hiện hiệu quả. Qua một năm tích cực nghiên cứu, áp dụng các biện pháp hữu hiệu, trẻ lớp tôi đã được nâng cao tầm hiểu biết và có những kỹ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Do đó, tôi xin mạnh dạn trao đổi cùng chị em đồng nghiệp dưới dạng đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Kinh nghiệm giáo dục trẻ lớp mẫu giáo nhỡ B1 trường mầm non A Tứ Hiệp sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả”. - Mục đích của đề tài: + Đánh giá thực trạng sự nhận thức của trẻ về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. + Tìm ra các biện pháp giáo dục trẻ cách sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. - Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo nhỡ sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. - Phạm vi áp dụng: Lớp mẫu giáo nhỡ B1 trường mầm non A xã Tứ Hiệp - Thanh Trì - Hà Nội, năm học 2013 - 2014. Trêng mÇm non A Tø HiÖp Trang 2 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm NguyÔn ThÞ Mai Trang GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1- CƠ SỞ LÝ LUẬN: Năng lượng bao gồm năng lượng tự nhiên và năng lượng nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người. Năng lượng tiêu thụ trong gia đình thuộc dạng năng lượng không tái tạo. Nguồn tài nguyên năng lượng không tái tạo đang có nguy cơ cạn kiệt, dẫn đến những hậu quả như thiên tai lũ lụt do chặt phá rừng, động đất do hút cạn kiệt dầu, khí trong lòng đất. Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả là sử dụng năng lượng một cách hợp lý, nhằm giảm mức tiêu thụ năng lượng, giảm chi phí năng lượng cho hoạt động của các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng mà vẫn đảm bảo nhu cầu năng lượng cần thiết cho các quá trình sản xuất, dịch vụ, sinh hoạt. Tiết kiệm năng lượng mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình và xã hội. Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả góp phần giảm lượng khí gây ô nhiễm, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cho gia đình và cộng đồng. Sử dụng năng lượng tiết kiệ m, hiệu quả góp phần giữ gìn nguồn năng lượng, tiết kiệm chi phí cho cá nhân, gia đình mà còn tiết kiệm cho quốc gia. Vì vậy, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả là trách nhiệm của mỗi người và được đưa vào giáo dục ngay từ lứa tuổi mầm non. Giáo dục trẻ mầm non sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả là cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu ảnh hưởng của cạn kiệt năng lượng đối với môi trường và cuộc sống xung quanh trẻ. Từ đó, trẻ biết cách sống tích cực với môi trường, có kỹ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh về cơ thể và trí tuệ... Nội dung giáo dục trẻ về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong trường mầm non: - Giáo dục trẻ hiểu biết về năng lượng bao gồm: Điện, nhiên liệu, năng lượng mặt trời, năng lượng gió... - Giáo dục trẻ hiểu biết về lợi ích của năng lượng: Cung cấp ánh sáng, làm mát hoặc làm ấm ở nhà, giúp trẻ và mọi người có thể xem ti vi, nghe đài, làm chín cơm, thức ăn, giúp phương tiện chuyển động, làm khô quần áo... - Thực hiện những yêu cầu, hướng dẫn của người lớn sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. - Hình thành ở trẻ kỹ năng tự sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: Không mở cửa sổ, cửa ra vào khi máy điều hòa, máy sưởi đang hoạt động, tắt đèn, tắt quạt khi ra khỏi phòng, không được mở cánh cửa tủ lạnh trong thời gian quá dài, luôn đóng kín cửa tủ, tắt đài khi không nghe, tắt ti vi khi không xem, tắt máy tính khi không sử dụng... - Hình thành hành vi luôn sử dụng điện, năng lượng an toàn. - Hình thành hành vi, thái độ sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng. - Hình thành ở trẻ ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường, tiết kiệm điện, nước, bảo vệ nguồn nước, cây xanh. Trêng mÇm non A Tø HiÖp Trang 3 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm NguyÔn ThÞ Mai Trang Các nội dung trên có thể tiến hành giáo dục trẻ trong các hoạt động học và trong các hoạt động hằng ngày, mọi lúc, mọi nơi, trong những tình huống, thời điểm thích hợp. 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN: 2.1. Mô tả thực trạng: - Trường mầm non A xã Tứ Hiệp nằm trên địa bàn thôn Cương Ngô xã Tứ Hiệp huyện Thanh Trì ngoại thành Hà Nội. Trường được tách ra từ trường mầm non Tứ Hiệp và hoạt động độc lập từ tháng 9/2008. Trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 vào tháng 2/2009, 4 năm liên tục đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc cấp thành phố. Năm 2012, trường được nhận bằng khen của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. Năm 2013, trường được nhận bằng khen của Thủ Tướng Chính Phủ. Khung cảnh sư phạm của trường luôn xanh - sạch - đẹp, phòng lớp rộng rãi, được đầu tư nhiều đồ dùng, đồ chơi và cơ sở vật chất phục vụ chăm sóc giáo dục trẻ. - Năm học 2013 - 2014 tôi được Ban giám hiệu trường mầm non A xã Tứ Hiệp phân công phụ trách lớp mẫu giáo nhỡ B1 (4 - 5 tuổi) tại khu Cương Ngô 1. Lớp có 4 cô giáo, bản thân tôi đang theo học lớp đại học sư phạm mầm non, 2 cô giáo cùng lớp đã tốt nghiệp đại học sư phạm mầm non, 1 cô có trình độ trung cấp. - Lớp mẫu giáo nhỡ B1 có tổng số 65 cháu, trong đó có 27 cháu gái và 38 cháu trai. - Phụ huynh của trẻ rất nhiệt tình ủng hộ các hoạt động của trường, lớp. Với tình hình thực trạng như trên trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau: 2.2. Điều kiện thuận lợi : - Bản thân tôi là một giáo viên trẻ luôn nhiệt tình tâm huyết với nghề, ham học hỏi, trau dồi kiến thức, có trình độ nghiệp vụ, chuyên môn vững vàng. - 100% trẻ đúng độ tuổi 4 - 5 tuổi, 45/65 = 69.2% trẻ đã học qua lớp nhà trẻ, mẫu giáo bé nên nhiều trẻ cũng đã có thói quen, hành vi về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. - Lớp rộng rãi, thoáng mát, đầy đủ cơ sở vật chất. Nhà trường đầu tư đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị tương đối đầy đủ cho cả cô và trẻ để phục vụ cho các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ và các hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. - Nhiều phụ huynh trẻ rất nhiệt tình quan tâm tới việc học tập của các con, đóng góp nhiều cây xanh, nguyên vật liệu phế thải đã qua sử dụng cho lớp. 2.3. Điều kiện khó khăn: - Sĩ số trẻ của lớp rất đông (65 cháu) nên còn gặp khó khăn khi tổ chức các hoạt động. Bên cạnh đó lớp có nhiều bé trai rất hiếu động nên việc đưa trẻ vào nề nếp còn rất khó khăn. Nhiều trẻ là con em của các gia đình ở các tỉnh khác đến tạm trú làm ăn sinh sống nên mức độ nhận thức của trẻ không đồng đều. - Bản thân các giáo viên của lớp tuổi nghề còn ít nên chưa có được nhiều kinh nghiệm về giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Trêng mÇm non A Tø HiÖp Trang 4 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm NguyÔn ThÞ Mai Trang - Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy, chăm sóc giáo dục trẻ được đầu tư tương đối đầy đủ. Tuy nhiên nhiều loại đồ dùng, đồ chơi đã cũ trẻ học nhiều nên nhàm chán, một số đồ dùng phục vụ hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả còn thiếu. - Một số phụ huynh trẻ làm nghề tự do, buôn bán, bận nhiều công việc nên nhiều khi còn chưa quan tâm chú trọng đến việc học của trẻ. Sự phối hợp cùng cô giáo rèn nề nếp cho trẻ ở nhà còn hạn chế. - Mặt khác, nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong trường mầm non không được xây dựng theo chương trình giáo dục riêng lẻ mà được lồng ghép vào các nội dung của chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Bên cạnh đó, các tài liệu về giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cho trẻ mầm non còn ít, nên giáo viên chúng tôi có ít tài liệu để tham khảo và học tập. Xuất phát từ những thuận lợi và khó khăn trên, bản thân tôi đã trăn trở suy nghĩ để tìm ra những biện pháp giáo dục trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Bước đầu đã thu được những kết quả đáng khích lệ trên trẻ. Sau đây tôi xin trình bày một số biện pháp mà tôi đã áp dụng có hiệu quả 3. CÁC BIỆN PHÁP: 3.1 Biện pháp 1: Khảo sát, đánh giá trẻ. * Để nắm được mức độ nhận thức của trẻ về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Nên ngay từ đầu năm học (tháng 9/2013) giáo viên phải tiến hành đánh giá chất lượng học sinh đầu năm. Từ đó, giáo viên sẽ tự xây dựng cho mình những kế hoạch cụ thể để giáo dục trẻ trong năm học và tìm ra những phương pháp, biện pháp phù hợp nhất để lồng ghép tích hợp vấn đề giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả vào các nội dung của chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ. Nhằm bồi dưỡng, giáo dục kịp thời cho những trẻ còn yếu kém. * Cách làm: Từ tuần 2 tháng 9 năm 2013, tôi và các giáo viên cùng lớp đã chia số trẻ trong lớp thành 4 nhóm, mỗi cô sẽ chịu trách nhiệm theo dõi, đánh giá, khảo sát chất lượng của nhóm trẻ mà mình phụ trách. Để đánh giá mức độ nhận thức của trẻ về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Tôi và các giáo viên cùng lớp đã xây dựng nên hệ thống các câu hỏi, đặt ra các tình huống, tổ chức một số hoạt động quan sát, lao động, dạo chơi, tham quan, trải nghiệm cho trẻ tham gia. Thông qua kết quả của các hoạt động đó mà tôi và giáo viên cùng lớp đã đánh giá được mức độ nhận thức của trẻ về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Kết quả đánh giá của trẻ được ghi vào bảng đánh giá riêng của mỗi trẻ với các tiêu chí cần đạt cho trẻ mầm non. Sau đây tôi xin minh hoạ bảng đánh giá mức độ nhận thức của trẻ lớp mình: Trêng mÇm non A Tø HiÖp Trang 5 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm NguyÔn ThÞ Mai Trang BẢNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VỀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM, HIỆU QUẢ ( LỨA TUỔI MẪU GIÁO NHỠ 4 -5 TUỔI) Họ và tên trẻ:................................................................................................... Ngày sinh:....................................................................................................... Học sinh lớp:....................... Trường mầm non :............................................. TT MỤC TIÊU GIÁO DỤC TRẺ VỀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM, HIỆU QUẢ ĐẠT CHƯA ĐẠT VỀ KIẾN THỨC 1 2 3 4 5 - Trẻ có những hiểu biết về một số dạng năng lượng thường hay sử dụng trong gia đình và nhà trường. - Trẻ có những hiểu biết đơn giản về một số loại hình năng lượng như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng nước... - Trẻ biết về lợi ích của năng lượng: Cung cấp ánh sáng, làm mát hoặc làm ấm ở nhà, giúp trẻ và mọi người có thể xem ti vi, nghe đài, làm chín cơm, thức ăn, giúp phương tiện chuyển động, làm khô quần áo... - Trẻ có những kiến thức đơn giản về cách sử dụng năng lượng trong gia đình và trường mầm non - Biết những việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm năng lượng. VỀ KỸ NĂNG, HÀNH VI 6 7 8 9 10 11 - Có thói quen sống gọn gàng, ngăn nắp, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sạch sẽ. - Tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn, bảo vệ môi trường với những công việc vừa sức với trẻ để bảo vệ nguồn năng lượng. - Tiết kiệm, chia sẻ và hợp tác với bạn bè và những người xung quanh. - Có thói quen tiết kiệm các nguồn năng lượng: Tiết kiệm nước, tiết kiện điện.... - Có phản ứng với hành vi của con người không biết tiết kiệm năng lượng - Có một số kỹ năng, hành vi về tiết kiệm năng lượng như: khi ra khỏi phòng thì phải tắt điện; tắt quạt, tắt đài, tắt ti vi khi không sử dụng... VỀ THÁI ĐỘ, TÌNH CẢM 12 - Yêu thích và gần gũi với thiên nhiên. Trêng mÇm non A Tø HiÖp Trang 6 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm 13 14 NguyÔn ThÞ Mai Trang - Có thái độ không đồng tình với người không biết sử dụng năng lượng tiết kiệm. - Quan tâm đến các vấn đề về môi trường của trường, lớp học, gia đình; Tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường như: Vệ sinh thân thể, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi, giữ gìn lớp học sạch sẽ, chăm sóc vật nuôi, cây trồng, thu gom lá, rác thải ở sân trường…. TỔNG Tứ Hiệp, ngày …. tháng…. .năm….... Giáo viên đánh giá (Ký tên) * Kết quả đạt được: Sau khi tiến hành khảo sát, đánh giá chất lượng học sinh đầu năm. Kết quả đánh giá mức độ nhận thức của trẻ về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, đã được tổng hợp từ các bảng đánh giá cá nhân từng trẻ như sau: KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NHẬN THỨC CỦA TRẺ LỚP MẪU GIÁO NHỠ B1 - TRƯỜNG MẦM NON A XÃ TỨ HIỆP ( THÁNG 9/ 2013) MỤC TIÊU SỐ TRẺ Tổng số: 65 cháu Tỷ lệ % VỀ KIẾN THỨC Đ 27 41.5 CĐ 38 58.5 VỀ KỸ NĂNG HÀNH VI Đ 31 47.7 CĐ 34 52.3 VỀ THÁI ĐỘ TÌNH CẢM Đ 30 46.2 CĐ 35 53.8 3.2 Biện pháp 2: Sưu tầm các bài thơ, bài hát, câu chuyện, trò chơi dân gian, các thí nghiệm khoa học có nội dung giáo dục trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. * Các bài thơ, bài hát, đồng dao, ca dao, thành ngữ, tục ngữ, trò chơi, câu chuyện có nội dung gần gũi, dễ nhớ, phù hợp với trẻ. Vì vậy khi trẻ được học tập những kiến thức, kỹ năng mà lại thông qua các bài hát, bài thơ, đồng dao, ca dao, thành ngữ, tục ngữ, câu chuyện, trò chơi thì trẻ rất thích, hứng thú. Thông qua các bài hát, bài thơ, câu chuyện, đồng dao, ca dao, thành ngữ, tục ngữ, trò chơi trẻ sẽ dễ dàng tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng và nhớ rất lâu. Từ đó sẽ trở thành một tiềm thức ăn sâu trong ý thức của trẻ. * Cách làm: Tôi sưu tầm các bài hát có nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong các tuyển tập bài hát dành cho trẻ mầm non. Các bài thơ, đồng dao, ca dao, thành ngữ, tục ngữ, câu chuyện, trò chơi, tôi cũng sưu tầm trong các quyển tuyển chọn trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện, câu đố. Bên cạnh đó, ngày nay công nghệ thông tin hiện đại cập nhật thường xuyên, nên tôi cũng sưu tầm được một số câu chuyện, bài hát trên mạng. * Kết quả đạt được: Tôi đã sưu tầm và sáng tác được như sau: a. Đồng dao, ca dao, thành ngữ, tục ngữ: Qua các câu đồng dao, ca dao, Trêng mÇm non A Tø HiÖp Trang 7 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm NguyÔn ThÞ Mai Trang thành ngữ, tục ngữ này trẻ sẽ học tập được những kinh nghiệm về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. - Số lượng: 4 câu. (Nội dung các câu đồng dao, ca dao, thành ngữ, tục ngữ kèm theo ở phần phụ lục 2.1) b. Bài hát: - Em yêu cây xanh: Hoàng Văn Yến - Khám tay: Đào Việt Hưng - Mưa rơi: Dân ca Xá - Ra chơi vườn hoa: Văn Tấn - Cho tôi đi làm mưa với: Hoàng Hà - Trồng cây: Phạm Tuyên - Cháu vẽ ông mặt trời: Tân Huyền c. Thơ ca: - Những bài thơ trong chương trình: + Cây dây leo: Xuân Tiến + Ông mặt trời óng ánh: Ngô Thị Bích Hiền + Gió: Xuân Quỳnh - Những bài thơ ngoài chương trình: + Nước: Thụy Anh + Tiết kiệm nước: Thu Thủy + Rửa tay: Tâm Giao + Tắm gội: NhượcThủy + Uống: Phạm Hổ + Bé có thích: Phương Hoa + Mưa: Xuân Tử (Nội dung các bài thơ kèm theo ở phần phụ lục 2.2) d. Trò chơi: - Trò chơi: Phân loại hành vi nên, không nên - Trò chơi: Nối nhiên liệu với các đồ dùng sử dụng nhiên liệu - Trò chơi : Khoanh tròn các cách tiết kiệm năng lượng. (Nội dung các trò chơi kèm theo ở phần phụ lục 2.3) e. Câu chuyện: Tôi đã sáng tác một số câu chuyện để kể cho trẻ, nhằm mục đích giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. - Chủ đề thực vật : + Truyện: Cây bắp cải thiếu nước (tự sáng tác) - Chủ đề động vật: + Truyện: Mèo con quên tắt điện (tự sáng tác) - Chủ đề trường mầm non: + Truyện: Lớp Bin mất điện (tự sáng tác) (Nội dung các câu chuyện kèm theo ở phần phụ lục 2.4) g. Các thí nghiệm khoa học: - Thí nghiệm: Làm thế nào để nhìn thấy vật trong hộp: giúp trẻ nhận biết được nhờ ánh sáng mà ta có thể nhìn thấy được các vật trong cuộc sống. ( Hình ảnh 1 minh họa ở phần phụ lục 1) Trêng mÇm non A Tø HiÖp Trang 8 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm NguyÔn ThÞ Mai Trang - Thí nghiệm: Nguồn ánh sáng: Giúp trẻ nhận biết được ánh sáng và nguồn phát sáng - Thí nghiệm: Tại sao các vật lại nóng lên: Giúp trẻ nhận biết được ánh nắng mặt trời làm các vật nóng lên và các vật hấp thu nhiệt. - Thí nghiệm: Gió có từ đâu: Giúp trẻ nhận biết được gió có từ đâu và cảm nhận được gió thổi như thế nào. ( Hình ảnh 2 minh họa ở phần phụ lục 1) - Thí nghiệm: Bé làm sạch nước: Trẻ hiểu được cách làm cho nguồn nước được trong sạch. - Thí nghiệm: Nước đẩy được vật chạy như thế nào: Trẻ hiểu được nước cũng có sức mạnh nhất định có thể đẩy vật. - Thí nghiệm: Những đồ vật bay và không bay: Giúp trẻ nhận biết và phân biệt được những thứ gió có thể thổi bay và có những thứ gió không thổi bay. (Nội dung các thí nghiệm kèm theo ở phần phụ lục 2.5) 3.3 Biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả theo các chủ đề. * Trong chương trình giáo dục mầm non, nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cho trẻ lứa tuổi mầm non được tích hợp trong từng chủ đề, từng hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. Căn cứ vào nội dung từng chủ đề và các hoạt động trong ngày, giáo viên lựa chọn nội dung giáo dục phù hợp để lồng ghép tích hợp vào các hoạt động dạy trẻ. Nhưng vẫn phải đảm bảo các nguyên tắc sau: - Nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả xuất phát từ cuộc sống thực tế của trẻ, phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ, hướng tới việc hình thành ý thức và kỹ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. - Triển khai nội dung giáo dục trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cần đảm bảo tuyệt đối an toàn cho trẻ. * Cách làm: Căn cứ vào mục đích yêu cầu và nội dung của từng chủ đề, căn cứ vào nguyên tắc lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Ngay từ đầu năm học tôi đã lựa chọn nội dung giáo dục trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả để xây dựng kế hoạch giáo dục theo các chủ đề phù hợp với lứa tuổi của trẻ. * Kết quả đạt được: Qua thời gian nghiên cứu tôi đã xây dựng được kế hoạch giáo dục trẻ cách sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả theo các chủ đề như sau: KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TRẺ LỚP MGN B1 SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM, HIỆU QUẢ NĂM HỌC 2013 - 2014. STT 1 TÊN CHỦ ĐỀ NỘI DUNG GIÁO DỤC * Về con Trêng mÇm non A Tø HiÖp Trang 9 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm NguyÔn ThÞ Mai Trang người và môi trường sinh hoạt trong trường mầm non: + Đồ dùng để thắp sáng: Bóng đèn tuýp, đèn tròn, đèn trùm, đèn bàn,… + Đồ dùng nghe, nhìn: Catset, ti vi, … + Đồ dùng TR phục vụ ƯỜ trong ăn NG uống: Tủ MẦ lạnh, lò vi M bếp NO sóng, điện, ấm N đun điện, nồi cơm điện,… + Đồ dùng phục vụ sinh hoạt: Máy giặt, bình nóng lạnh, quạt, máy điều hòa,… + Hiểu môi trường mầm non bao gồm: Lớp có những thiết bị sử dụng Trêng mÇm non A Tø HiÖp Trang 10 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm NguyÔn ThÞ Mai Trang điện và năng lượng như: Ti vi, đầu, máy tính, điều hòa, vòi nước… + Xây dựng môi trường bằng hành vi phù hợp: Vứt rác đúng nơi quy định, không khạc nhổ bừa bãi, quét dọn, lau bụi, yêu quý giữ gìn bảo vệ các đồ dùng, đồ chơi ở nhà, ở trường, chăm sóc các con vật nuôi, cây trồng, tham gia lao động hàng ngày. * Lợi ích của điện trong gia đình, lớp học: + Giúp cho đèn sáng để cung cấp ánh sáng. + Giúp quạt, máy điều hòa Trêng mÇm non A Tø HiÖp Trang 11 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm NguyÔn ThÞ Mai Trang chạy để làm mát hoặc làm ấm. + Giúp cho ti vi, đài hoạt động + Giúp tủ lạnh hoạt động để làm đá và giữ thức ăn, hoa quả không bị ôi thiu. + Giúp nồi cơm điện nấu chín cơm, ấm đun nước đun sôi nước. * Cách sử dụng năng lượng tiết kiệm ở gia đình và ở lớp học: + Tắt đèn, quạt, ti vi, máy vi tính khi không sử dụng. + Không mở cửa sổ, cửa ra vào khi máy điều hòa đang bật. + Không mở tủ lạnh lâu. Trêng mÇm non A Tø HiÖp Trang 12 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm BÉ VÀ GIA ĐÌNH NguyÔn ThÞ Mai Trang - Về nhu cầu sống của con người: + Bé cần điện để đọc sách, xem tivi, nghe nhạc… + Biết quý trọng và giữ gìn đồ dùng, đồ chơi và áo quần. * Bé cần làm gì để tiết kiệm năng lượng: + Có ý thức tiết kiệm điện, nước, nhiên liệu, lương thực, thực phẩm trong sinh hoạt hàng ngày. + Không mở cửa sổ, cửa ra vào khi máy lạnh đang hoạt động. + Tắt đèn, tắt quạt khi ra khỏi phòng. + Không được mở cánh cửa tủ lạnh trong thời gian dài, luôn đóng kín cửa tủ. + Tắt đài, tắt tivi, tắt đầu đĩa hoặc máy vi tính khi không sử dụng. + Trẻ biết những thiết bị nào cần sử dụng thì mới bật, còn thiết bị nào không cần thiết thì tắt. + Tạo môi trường nhà ở xanh sạch. - Trẻ nhận biết đồ vật và nơi nguy hiểm: Nhận biết kí hiệu nơi nguy hiểm, không tự mình đến gần nơi chứa nước, kể cả xô nước, chậu nước, giếng nước, ao, hồ, ổ cắm điện và những thiết bị điện; không nghịch lửa, bao diêm, bật lửa… * Có ý thức, hành vi tiết kiệm năng lượng: + Trẻ chú ý quan sát và bắt chước những việc làm của người lớn: Khi ra khỏi nhà phải tắt điện; tắt quạt, tắt đài, tắt ti vi khi không sử dụng. + Có thái độ không đồng tình với những người không có ý thức tiết kiệm năng lượng. + Nhận ra người sử dụng năng lượng tiết kiệm, sử dụng không tiết kiệm. 2 3 NGHỀ NGHIỆP Mối quan hệ của động TẾT VÀ MÙA XUÂN - Trẻ biết một số nghề như: Công nhân nhà máy điện, công nhân nhà máy xăng dầu, thợ điện... - Liên hệ với một số nghề gần gũi góp phần tạo ra nguồn năng lượng, ví dụ nghề công nhân nhà máy điện, nghề công nhân nhà máy xăng dầu... - Liên hệ trực tiếp tới bản thân: Trẻ có thể làm gì để sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm, hiệu quả - Môi trường trong dịp tết dễ bị ô nhiễm do có nhiều người đi lại thăm hỏi, tham quan, nhiều xe cộ đi lại trên đường...Mùa xuân là mùa lễ hội, nhiều người đi chùa, đi hội, có tập tục ngày xuân đi hái lộc, bẻ cây, bẻ Trêng mÇm non A Tø HiÖp Trang 13 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm vật, thực vật với môi trườ ng: Cây là thức ăn của động vật, là nơi ở của nhiề u loài động vật. Cây cho bóng mát, làm khôn g khí trong lành, giữ cho đất khôn g bị sói mòn khi mưa bão. Nếu chặt phá cây sẽ làm cho các loài động vật NguyÔn ThÞ Mai Trang cành... - Biện pháp tiết kiệm năng lượng: Khuyến khích mọi người đi bộ, sử dụng các phương tiện giao thông công cộng như đi xe buýt thay cho việc sử dụng xe máy để tiết kiệm nhiên liệu.... - Có ý thức và nhắc nhở mọi người xung quang mình biết tiết kiệm các nguồn năng lượng. Trêng mÇm non A Tø HiÖp Trang 14 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm NguyÔn ThÞ Mai Trang mất nguồ n thức ăn, nơi ở nên có thể bị chết. ..4 Mối qua n hệ giữ a con ngư ời với độn g vật và cây cối. + Độn g vật và cây cối có ích cho con ngư ời, cun g cấp thức ăn, Trêng mÇm non A Tø HiÖp Trang 15 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm NguyÔn ThÞ Mai Trang thuố c chữ a bện h, đồ dùn g, đồ chơi , giúp con ngư ời vận chu yển hàn g hoá. .. + Con ngư ời cần chă m sóc vật nuôi cây trồn g: Bảo vệ rừn g, khô ng chặt phá, Trêng mÇm non A Tø HiÖp Trang 16 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm làm đất, chă m sóc, tưới nướ c cho cây, khô ng chặt cây khô ng bẻ càn h, chă m sóc các loài vật nuôi ... 6TH Ế GIỚ I ĐỘ NG VẬ T VÀ TH ỰC VẬ T 5 PHƯƠNG TIỆN VÀ MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ GIAO THÔNG. NguyÔn ThÞ Mai Trang - Nhận biết các đồ dùng sử dụng nhiên liệu trong gia đình: Đồ dùng sử dụng xăng dầu: máy bơm, ô tô, xe máy... - Lợi ích của nhiên liệu (xăng, dầu, gas, củi, rơm, rạ) + Giúp cho các phương tiện giao thông như xe máy, xe ô tô, tàu hỏa... chạy được. + Giúp các thiết bị, đồ dùng hoạt động như bếp gas, bếp củi để nấu chín thức ăn. - Sử dụng nhiên liệu tiết kiệm: + Giới thiệu cho trẻ cách tiết kiệm xăng dầu: Đi xe đạp, đi bộ thay cho việc đi ô tô, xe máy; tái sử dụng các túi ni lông cũ... * Nguồn năng lượng sạch: Nguồn năng lượng này được tạo ra từ những thứ có rất nhiều và không bao giờ cạn kiệt. Nguồn năng lượng sạch bao gồm: Trêng mÇm non A Tø HiÖp Trang 17 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm 7 8 NƯỚC VÀ CÁC HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC, BÁC HỒ, TRƯỜNG TIỂU HỌC NguyÔn ThÞ Mai Trang - Năng lượng mặt trời. - Năng lượng gió. - Năng lượng nước. * Lợi ích của năng lượng sạch: - Lợi ích của năng lượng mặt trời: + Năng lượng mặt trời có thể tạo ra điện: Nên lắp đặt những tấm pin thu nạp ánh nắng mặt trời lên mái nhà để tạo ta điện sử dụng trong nhà. + Sử dụng năng lượng mặt trời làm khô quần áo, thay cho việc sấy khô hoặc là quần áo. + Nhà kính sử dụng năng lượng mặt trời để sưởi ấm làm cho cây cối phát triển + Năng lượng mặt trời có thể làm cho ô tô chuyển động. - Lợi ích năng lượng gió: + Những chiếc tua – bin khổng lồ có thể sử dụng năng lượng gió tạo ra điện. + Thuyền sử dụng sức gió để chạy trên sông, trên biển. + Chúng ta dùng sức gió để diều bay lên bầu trời. - Lợi ích năng lượng nước: + Sử dụng sức nước để giã gạo, cắt gỗ. + Sử dụng sức nước để tạo ra điện. - Tự hào về các danh lam thắng cảnh của đất nước, nơi trẻ sống. - Những việc cần làm để bảo vệ danh lam thắng cảnh: Vứt rác đúng nơi quy định, không gây mất trật tự khi đi tham quan những danh lam thắng cảnh của đất nước. - Giáo dục trẻ học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại luôn tiết kiệm, không lãng phí nguồn năng lượng sẵn có. 3.4 Biện pháp 4: Tích hợp nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong mọi hoạt động học tập, vui chơi, lao động, sinh hoạt của trẻ theo các chủ đề. Trêng mÇm non A Tø HiÖp Trang 18 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm NguyÔn ThÞ Mai Trang * Nội dung giáo dục trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả không chỉ được lồng ghép tích hợp dạy trẻ trong các giờ học theo chủ đề. Mà còn được tích hợp dạy trẻ trong mọi hoạt động vui chơi, lao động, sinh hoạt của trẻ một ngày. Nhằm ôn luyện củng cố kiến thức, rèn kỹ năng hành vi, thái độ cho trẻ, để nó trở thành một thói quen ăn sâu vào trong ý thức, hành vi của trẻ. * Cách làm: Trong mọi hoạt động của trẻ một ngày, tôi luôn đưa các nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả vào dạy trẻ một cách hợp lý, nhẹ nhàng. - Ví dụ: Đưa nội dung giáo trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả vào hoạt động một ngày của trẻ 4 - 5 tuổi với chủ đề bé và gia đình. Hoạt động trong giờ đón, trả trẻ, thể dục sáng: + Cô trò chuyện với trẻ, cho trẻ kế về những thiết bị, vật dụng trong gia đình sử dụng điện. + Cho trẻ lựa chọn những vật dụng sử dụng điện, xăng dầu, gas…trong đồ chơi gia đình. + Khi cho trẻ ra sân tập thể dục cô trò chuyện cho trẻ biết lợi ích của ánh nắng buổi sáng đối với cơ thể. Hoạt động có chủ đích: Hoạt động khám phá khoa học: “Đồ dùng sử dụng điện trong gia đình”. + Tôi cho trẻ trải nghiệm về các đồ dùng sử dụng điện trong gia đình. + Qua các hoạt động trải nghiệm, đưa ra tình huống cho trẻ dự đoán, quan sát bằng hình ảnh thật, tôi cung cấp cho trẻ những kiến thức đơn giản về đặc điểm của các đồ dùng sử dụng điện trong gia đình đó như: Khi cắm bàn là vào điện thì sẽ sử dụng được, Muốn gạo chín thành cơm thì phải cắm điện,…Khi sử dụng điện cô giáo dục trẻ sử dụng tiết kiệm điện như là: Tắt các đồ dùng điện khi không sử dụng, chỉ sử dụng khi cần thiết: Nóng thì mới bật quạt; Khi học bài thì mới bật đèn học; khi quần áo nhàu thì sử dụng bàn là…Giáo dục trẻ sử dụng điện an toàn: Khi trời mưa to giông bão thì không nên sử dụng các đồ dùng điện, chân hoặc tay ướt không nên sờ vào đồ dùng điện và ổ cắm điện, chỉ sử dụng những đồ dùng điện đơn giản như: Bật, tắt công tắc đèn, quạt, ti vi … + Mở rộng: Tôi cung cấp cho trẻ thêm những đồ dùng sử dụng điện khác: Ti vi, tủ lạnh, điều hòa, máy vi tính, máy giặt, xe đạp điện, bình nóng lạnh, bếp điện… + Giáo dục trẻ: Có những hành động thiết thực, vừa sức của trẻ để sử dụng điện tiết kiệm. Góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên điện đang dần bị cạn kiệt. Giáo dục trẻ có ý thức tiết kiệm điện ở mọi lúc, mọi nơi. Nhắc nhở mọi người trong gia đình cùng thực hiện. + Sau khi đàm thoại trò chuyện cung cấp kiến thức, mở rộng thực tế tôi tổ chức cho trẻ chơi một số trò chơi nhằm ôn luyện củng cố những kiến thức trẻ vừa được học như: Trò chơi Đội nào nhanh nhất: Thi đua giữa 3 đội lên chọn các hình ảnh đồ dùng sử dụng điện trong gia đình. Trò chơi Ai giỏi nhất: Trẻ khoanh tròn các hành vi sử dụng điện đúng. Hoạt động tạo hình: Vẽ ngôi nhà tiết kiệm năng lượng. Trêng mÇm non A Tø HiÖp Trang 19 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm NguyÔn ThÞ Mai Trang + Tôi cung cấp cho trẻ biết các kiểu nhà tiết kiệm năng lượng: Ngôi nhà có nhiều cửa sổ, ngôi nhà nhiều cây xanh, ngôi nhà sử dụng pin năng lượng mặt trời. - Cô trò chuyện với trẻ, cho trẻ kể về những thiết bị, vật dụng trong gia đình sử dụng điện từ đó thảo luận trách nhiệm của trẻ trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả như: Tắt quạt, đèn, ti vi, máy vi tính…Khi không sử dụng đến. - Nhắc nhở mọi người trong gia đình cùng thực hiện. (Một số giáo án tiêu biểu có lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả đạt được hiệu quả cao khi dạy trẻ - phần phụ lục 3) Hoạt động ngoài trời: + Quan sát và nhận biết phương tiện nào trong gia đình sử dụng điện, xăng dầu…Từ đó trò chuyện giáo dục trẻ: Khi dừng xe phải tắt máy, nên sử dụng xe đạp để tiết kiệm nhiên liệu. + Trẻ chơi tự chọn nhắc nhở trẻ không chạy nhảy, không giẫm lên cỏ, không hái hoa, bẻ cành cây, chơi nhẹ nhàng bảo vệ các đồ chơi ở sân trường để chơi được lâu. Hoạt động góc: + Nhắc nhở trẻ chơi giao tiếp với nhau nhưng không gây ồn ào, không vứt, ném đồ chơi để bảo vệ đồ chơi, sau khi trẻ chơi xong biết cất đồ chơi gọn gàng, đúng nơi quy định. + Góc sách truyện: Dạy trẻ cầm sách đúng chiều, không cuộn sách, không tẩy xoá, không xé sách chuyện, mở nhẹ nhàng từng trang. Xem sách ảnh về những thiết bị trong gia đình sử dụng điện và cách sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả. + Góc thiên nhiên: Dạy trẻ chăm sóc cây, tưới cây, gieo hạt, nhặt cỏ cho bồn cây, bảo vệ cây, làm các thí nghiệm về cây xanh với ánh sáng và nước, thí nghiệm hiệu ứng nhà kính, thí nghiệm nước ô nhiễm, làm sạch nước bẩn, thí nghiệm với kính lúp. + Góc nội trợ: Dạy trẻ có ý thức tiết kiệm nước, thực phẩm, thu gom đồ dùng gọn gàng sau khi chế biến các món ăn + Góc tạo hình: Vẽ, xé dán ngôi nhà đặc biệt: Ngôi nhà có nhiều cửa sổ. Dạy trẻ dùng các nguyên vật liệu, phế thải, chai lọ đã qua sử dụng để làm thành sản phẩm theo ý tưởng của trẻ. Dạy trẻ tiết kiệm các đồ dùng như: Keo dán, hồ, giấy. + Góc gia đình: Mua sắm các đồ dùng tiết kiệm điện, tắt các đồ dùng điện khi không dùng đến… Vệ sinh trước khi ăn: + Trước khi rửa tay, hỏi trẻ “Phải làm thế nào để tiết kiệm nước?” + Tôi nhắc trẻ vặn vòi nước vừa phải, rửa xong vặn chặt vòi nước lại, rửa gọn gàng, không làm nước bắn ra ngoài. Giờ ăn cơm: Trêng mÇm non A Tø HiÖp Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan