Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kinh doanh tái bảo hiểm theo pháp luật việt nam...

Tài liệu Kinh doanh tái bảo hiểm theo pháp luật việt nam

.PDF
100
217
107

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT BỘ MÔN LUẬT KINH DOANH - THƯƠNG MẠI ---------- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT Khóa 34 (2008 - 2012) KINH DOANH TÁI BẢO HIỂM THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: ĐOÀN NGUYỄN MINH THUẬN NGUYỄN VĂN TỐ HỮU MSSV: 5085885 Luật Thương mại 1 - K34 Cần Thơ, 5/2012 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ……………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN ……………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… Luận văn tốt nghiệp khóa 34 - Kinh doanh tái bảo hiểm theo pháp luật Việt Nam MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ....................................................................................................... 1 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO HIỂM VÀ TÁI BẢO HIỂM . 4 1.1 TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM THƯƠNG MẠI ........................................... 4 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của bảo hiểm thương mại........................... 4 1.1.1.1 Trên thế giới........................................................................................... 4 1.1.1.2 Ở Việt Nam ........................................................................................... 5 1.1.2 Khái niệm về bảo hiểm ................................................................................ 7 1.1.3 Đặc điểm của bảo hiểm ................................................................................ 8 1.1.4 Vai trò của bảo hiểm .................................................................................. 10 1.2 TỔNG QUAN VỀ TÁI BẢO HIỂM............................................................. 12 1.2.1 Sự ra đời và phát triển của tái bảo hiểm...................................................... 12 1.2.2 Khái niệm về tái bảo hiểm.......................................................................... 16 1.2.3 Sự cần thiết của tái bảo hiểm...................................................................... 18 1.2.4 Bản chất và vai trò của tái bảo hiểm ........................................................... 20 1.2.5 Chức năng của tái bảo hiểm ....................................................................... 22 1.2.6 Phân loại tái bảo hiểm................................................................................ 23 1.2.6.1 Tái bảo hiểm tạm thời .......................................................................... 23 1.2.6.2 Tái bảo hiểm cố định hay bắt buộc....................................................... 25 1.2.6.3 Tái bảo hiểm mở hay tùy ý lựa chọn ..................................................... 26 1.3 PHÂN BIỆT TÁI BẢO HIỂM VỚI BẢO HIỂM VÀ ĐỒNG BẢO HIỂM 27 1.4 PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TÁI BẢO HIỂM ................................................................................................................... 31 Chương 2. QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ KINH DOANH TÁI BẢO HIỂM THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ................................................................................... 34 2.1 KINH DOANH TÁI BẢO HIỂM ................................................................. 34 2.1.1 Các phương thức tái bảo hiểm.................................................................... 34 2.1.1.1 Tái bảo hiểm số thành .......................................................................... 35 2.1.1.2 Tái bảo hiểm mức dôi........................................................................... 35 2.1.1.3 Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường....................................................... 36 2.1.1.4 Tái bảo hiểm vượt quá tỷ lệ bồi thường ................................................ 36 2.1.1.5 Tái bảo hiểm kết hợp............................................................................ 36 2.1.2 Hoạt động tái bảo hiểm .............................................................................. 37 GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Nguyễn Văn Tố Hữu Luận văn tốt nghiệp khóa 34 - Kinh doanh tái bảo hiểm theo pháp luật Việt Nam 2.1.2.1 Kế hoạch tái bảo hiểm.......................................................................... 38 2.1.2.2 Xác định mức giữ lại ............................................................................ 39 2.1.2.3 Quan hệ nhượng và nhận tái bảo hiểm ................................................. 44 2.2 HỢP ĐỒNG TÁI BẢO HIỂM ...................................................................... 45 2.2.1 Đặc trưng pháp lý của hợp đồng tái bảo hiểm ............................................ 46 2.2.1.1 Khái niệm hợp đồng tái bảo hiểm......................................................... 46 2.2.1.2 Đặc điểm của hợp đồng tái bảo hiểm ................................................... 47 2.2.1.3 Các loại hợp đồng tái bảo hiểm............................................................ 49 2.2.2 Chủ thể của hợp đồng tái bảo hiểm ............................................................ 50 2.2.3 Đối tượng của hợp đồng tái bảo hiểm......................................................... 56 2.2.4 Nội dung của hợp đồng tái bảo hiểm .......................................................... 56 2.2.5 Hình thức của hợp đồng tái bảo hiểm ......................................................... 62 2.3 XỬ LÝ VI PHẠM TRONG KINH DOANH TÁI BẢO HIỂM ................... 63 Chương 3. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH TÁI BẢO HIỂM........................................................................ 66 3.1 Về các phương thức tái bảo hiểm..................................................................... 73 3.1.1 Tồn tại ....................................................................................................... 73 3.1.2 Giải pháp................................................................................................... 74 3.2 Về hoạt động tái bảo hiểm............................................................................... 74 3.2.1 Tồn tại ....................................................................................................... 74 3.2.2 Giải pháp................................................................................................... 77 3.3 Về chủ thể trong hợp đồng tái bảo hiểm .......................................................... 79 3.3.1 Tồn tại ....................................................................................................... 79 3.3.2 Giải pháp................................................................................................... 81 3.4 Về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng tái bảo hiểm ...................... 82 3.4.1 Tồn tại ....................................................................................................... 82 3.4.2 Giải pháp................................................................................................... 82 3.5 Về xử lý vi phạm trong kinh doanh tái bảo hiểm ............................................. 83 3.5.1 Tồn tại ....................................................................................................... 83 3.5.2 Giải pháp................................................................................................... 83 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Nguyễn Văn Tố Hữu Luận văn tốt nghiệp khóa 34 - Kinh doanh tái bảo hiểm theo pháp luật Việt Nam LỜI NÓI ĐẦU  1. Sự cần thiết của đề tài Trong cuộc sống hằng ngày cũng như trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, con người luôn gặp phải những rủi ro bất thường không thể lường trước được, những rủi ro này thường gây hậu quả thiệt hại về mặt tài chính. Và để đối phó được với những rủi ro này, từ trước đến nay con người đã áp dụng rất nhiều các biện pháp như tự tích luỹ, đi vay, hình thành các quỹ tương hỗ. Tuy nhiên các biện pháp này không thể khắc phục được những hậu quả thiệt hại lớn. Để khắc phục được hậu quả thiệt hại đó thì ngày nay các cá nhân thường chuyển giao rủi ro bằng cách mua bảo hiểm. Điều này có nghĩa họ đã chuyển giao rủi ro của họ cho các doanh nghiệp bảo hiểm, thay vào đó họ phải trả cho doanh nghiệp bảo hiểm đó một khoản tiền nhất định phù hợp với những rủi ro mà họ gặp phải. Là một doanh nghiệp trên thị trường, doanh nghiệp bảo hiểm cũng có thể gặp phải những rủi ro tương tự. Để bảo vệ mình thì các doanh nghiệp bảo hiểm đã chọn giải pháp an toàn để san sẻ rủi ro đó là đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm. Nhưng biện pháp hiệu quả và hay được sử dụng hiện nay là tái bảo hiểm. Tái bảo hiểm là hoạt động rộng lớn, mang tính chất quốc tế. Thông qua hoạt động tái bảo hiểm rủi ro không chỉ được san sẻ giữa những người tham gia trong một quốc gia mà nó còn được san sẻ bởi rất nhiều người ở rất nhiều quốc gia khác nhau, mặt khác mong muốn của các doanh nghiệp bảo hiểm là tìm kiếm lợi nhuận từ việc tái bảo hiểm. Và pháp luật cũng có quy định về vấn đề này. Tuy nhiên, các quy định này còn ít, nhiều bất cập bên cạnh đó là những thiếu sót mà pháp luật chưa dự liệu được dẫn đến việc áp dụng luật vào thực tiễn còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là chưa quy định cụ thể về hợp đồng tái bảo hiểm để các bên tham gia vào quan hệ hợp đồng tái bảo hiểm cũng như các phương thức nào mà doanh nghiệp có thể áp dụng để tiến hành tái bảo hiểm. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, cùng với kiến thức đã học, người viết chọn đề tài: “Kinh doanh tái bảo hiểm theo pháp luật Việt Nam” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp cho mình. 2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu về vấn đề kinh doanh tái bảo hiểm mà cụ thể là hoạt động tái bảo hiểm, hợp đồng tái bảo hiểm và vấn đề xử lý vi phạm trong kinh doanh tái bảo hiểm, vì vậy người viết chủ yếu tập trung vào nghiên cứu các quy định của GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận -1- SVTH: Nguyễn Văn Tố Hữu Luận văn tốt nghiệp khóa 34 - Kinh doanh tái bảo hiểm theo pháp luật Việt Nam pháp luật có liên quan đến vấn đề kinh doanh tái bảo hiểm mà cụ thể là Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000, Bộ luật dân sự 2005 và các văn bản có liên quan. 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm giúp bản thân hiểu rõ hơn các quy định của pháp luật về kinh doanh tái bảo hiểm. Bên cạnh, người viết phân tích các quy định của pháp luật về kinh doanh tái bảo hiểm nhằm chỉ ra những điểm bất cập của pháp luật Việt Nam cùng với những khó khăn trong quá trình thực hiện các quy định đó, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về kinh doanh tái bảo hiểm. Mục đích cuối cùng là đóng góp một phần nhỏ trong việc xây dựng hoàn thiện khung pháp lý hiệu quả hơn, khả thi hơn về tái bảo hiểm và người viết muốn hoàn thành tốt kế hoạch học tập đã đề ra. 4. Phương pháp nghiên cứu đề tài Trong qua trình thực hiện luận văn người viết đã sử dụng các phương pháp như phương pháp liệt kê, phương pháp phân tích luật viết, phương pháp so sánh tổng hợp và diễn giải, suy luận logic để hoàn thành đề tài nghiên cứu. Cụ thể là quy định của pháp luật về hoạt động tái bảo hiểm rất ít, không bao quát hết thực tế hiện nay, vì vậy người viết đi phân tích từ quy định chung sau đó suy luận ra các nội dung mà người viết trình bày ở các chương bên dưới, ngoài ra người viết tự nhận xét vấn đề và nêu lên nội dung của vấn đề đó trên cơ sở lý luận và thực tiễn. Cuối cùng, người viết tổng hợp các vấn đề trong một mối liên hệ thống nhất, giúp người đọc có cái nhìn tổng quát và nhìn nhận đúng bản chất của vấn đề. 5. Thực tiễn đóng góp của luận văn Qua quá trình thực hiện luận văn người viết đã chỉ ra được các quy định còn bất cập của pháp luật về kinh doanh tái bảo hiểm và cũng đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về kinh doanh tái bảo hiểm hiện nay. 6. Bố cục của đề tài Ngoài lời nói đầu và kết luận thì nội dung chính của luận văn gồm có ba chương như sau: Chương 1: Những vấn đề chung về bảo hiểm và tái bảo hiểm. Chương 2: Quy chế pháp lý về kinh doanh tái bảo hiểm theo pháp luật Việt Nam. Chương 3: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về kinh doanh tái bảo hiểm. GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận -2- SVTH: Nguyễn Văn Tố Hữu Luận văn tốt nghiệp khóa 34 - Kinh doanh tái bảo hiểm theo pháp luật Việt Nam Qua quá trình làm luận văn em đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình của cô Đoàn Nguyễn Minh Thuận. Bên cạnh đó em cũng nhận được sự giúp đỡ của thầy, cô trong Khoa Luật và các bạn của em đã giúp đỡ em rất nhiều để em hoàn thành bài viết này. Tuy vậy, do kiến thức còn hạn chế cũng như còn thiếu nhiều kinh nghệm thực tế nên luận văn không tránh khỏi những sai sót mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cám ơn! GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận -3- SVTH: Nguyễn Văn Tố Hữu Luận văn tốt nghiệp khóa 34 - Kinh doanh tái bảo hiểm theo pháp luật Việt Nam Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO HIỂM VÀ TÁI BẢO HIỂM 1.1 TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM THƯƠNG MẠI 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của bảo hiểm thương mại 1.1.1.1 Trên thế giới Hình thức sơ khai nhất của bảo hiểm đó là hình thức dự trữ để đề phòng những rủi ro có thể xảy ra, và sau này dần dần con người nhận thầy dự trữ có tổ chức và dự trữ theo nhóm có hiệu quả và thuận lợi hơn dự trữ cá nhân đơn thuần. Ở Ai Cập, khoảng 4500 năm trước Công nguyên, những người thợ kéo đá đã lập ra các quỹ tương hỗ để giúp đỡ, chia sẻ rủi ro cho những người gặp hoạn nạn. Những người Trung Hoa cổ đại, thời nhà Chu vào khoảng 500 năm trước công nguyên cũng đã sử dụng kỹ thuật phân chia rủi ro đơn giản bằng cánh tổ chức các đoàn thuyền vận chuyển hàng hóa và súc vật trên dòng sông Dương Tử, trong đó hàng hóa của mỗi chủ hàng được chia nhỏ cho mỗi thuyền chuyên chở và nếu chiếc nào bị chìm thì các thương gia cùng nhau gánh chịu. Ở Babylone, vào khoảng 1700 năm trước công nguyên và ở Athens (Hy Lạp) khoảng 500 năm trước công nguyên đã xuất hiện quan hệ tín dụng với lãi suất rất cao trong lĩnh vực buôn bán. Vận chuyển hàng hóa trên biển và qua sa mạc. Điều đặc biệt trong quan hệ tín dụng này là nếu hàng hóa bị tổn thất thì người cho vay phải chịu rủi ro mất vốn và lãi. Tại Rôme, hệ thống cho vay với điều kiện tương tự đã ra đời lãi xuất có thể lên đến 50%. Thực chất đó đã là một sự kết hợp giữa hoạt động tín dụng với ý đồ bảo hiểm và do đặc trưng bằng cơ chế lãi suất cao đi đôi với chấp nhận rủi ro nên được mệnh danh là “cho vay mạo hiểm lớn”. Một phần lãi có thể hiểu như tiền thân của phí bảo hiểm. Hoạt động cho vay bảo hiểm lớn hoạt động khá lâu và phổ biến trên nhiều khu vực trên thới. Tại Rôme, kéo dài đến tận thời Trung cổ - thời kỳ thống trị của nhà thờ Thiên chúa giáo. Trước những đòi hỏi đó đã hình thành một hệ thống bảo đảm mới của bảo hiểm hàng hải: các nhà buôn chấp nhận một khoản tiền ấn định trước để nhận được bảo đảm giá trị tàu thuyền và hàng hóa chuyên chở trong trường hợp tổn thất. Những thỏa thuận bảo hiểm đầu tiên được gắn liền với hoạt động thương mại và vận chuyển hàng hóa đường biển đã ra đời vào khoảng giữa thế kỷ XIV. Bút tích của bản hợp đồng cổ xưa nhất mà người ta tìm thấy được ký kết tại Gênes năm 1347. Đến năm 1424, cũng tại hải cảng Gênes, công ty bảo hiểm đầu tiên của ngành vận GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận -4- SVTH: Nguyễn Văn Tố Hữu Luận văn tốt nghiệp khóa 34 - Kinh doanh tái bảo hiểm theo pháp luật Việt Nam tải đường biển và đường bộ cũng được thành lập. Sau bảo hiểm hàng hải, tiếp đến là sự ra đời của các loại bảo hiểm khác. Tại Luân Đôn, ngày 2 tháng 9 năm 1666, hỏa hoạn đã xảy ra và kéo dài trong nhiều ngày, thiêu cháy khoảng 13.200 nóc nhà, trong đó 87 nhà thờ. Mức độ nghiêm trọng của thảm họa đó đã khiến những nhà chức trách thành phố Luân Đôn mở văn phòng cháy đầu tiên ra đời, lấy tên là Friendly Society Fire Office. Công ty hoạt động trên nguyên tắc tương hỗ với hệ thống phí bảo hiểm cố định, người được bảo hiểm phải chịu một phần thiệt hại xảy ra. Sau đó, nhiều công ty bảo hiẻm cháy khác tiếp tục ra đời ở nước Anh, như là: Amicable (1969); Sun (1710); Union (1714); London (1714); Wesminister (1717). Tại Pháp, văn phòng bảo hiểm hỏa hoạn mang tên “La Royal Incedie” do CLAVER thành lập năm 1786 tại Paris, công ty bảo hiểm hàng hải đầu tiên ra đời năm 1686. Cuối thế kỷ 19, cùng với sự xuất hiện của nền sản xuất đại công nghiệp cơ khí, hàng loạt các nghiệp vụ bảo hiểm xuất hiện và phát triển rất nhanh như bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm vỡ kính, bảo hiểm mưa đá và băng tuyết, bảo hiểm ôtô, bảo hiểm máy bay, bảo hiểm trách nhiệm dân sự,… Ngày nay, bảo hiểm đã thâm nhập vào mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội và ngành bảo hiểm đang giữ một vị trí quan trọng trong nền kinh tế nhiều quốc gia, nhất là các nước phát triển.1 Có thể nói từ sự ra đời của bảo hiểm hàng hải đến bảo hiểm hỏa hoạn đã xuất hiện do mức độ rủi ro cao những tác động từ tự nhiên và con người mà hậu quả của những rủi ro ấy là rất lớn. Chính vì vậy, đó là sự ra đời tự nhiên và tất yếu của bảo hiểm trong hoạt động thương mại. 1.1.1.2 Ở Việt Nam Ở Việt Nam, không có tài liệu nào chứng minh một cách chính xác về thời gian xuất hiện của hoạt động bảo hiểm. Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, vào năm 1880 có các Hội bảo hiểm ngoại quốc như Hội bảo hiểm Anh, Pháp, Thụy Sĩ, Hoa Kỳ,… đã để ý đến Đông Dương. Các Hiệp hội bảo hiểm ngoại quốc đại diện tại Việt Nam bởi các công ty thương mại lớn. Ngoài việc buôn bán các công ty này còn mở thêm một trụ sở để làm đại diện bảo hiểm. Ở miền Nam, vào năm 1926, chi nhánh đầu tiên của công ty FrancoAsietique. Đến năm 1929, có công ty của Việt Nam đặt trụ sở tại Sài Gòn, đó là Việt Nam Bảo Hiểm Công ty, nhưng chỉ hoạt động về bảo hiểm xe ô tô. Từ năm 1952 về 1 ThS. Võ Thị Pha: Giáo trình Lý thuyết bảo hiểm, NXB Tài chính năm 2005, tr.37-40 GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận -5- SVTH: Nguyễn Văn Tố Hữu Luận văn tốt nghiệp khóa 34 - Kinh doanh tái bảo hiểm theo pháp luật Việt Nam sau hoạt động bảo hiểm mới được mở rộng với nhiều hình thức phong phú với sự hoạt động của nhiều công ty bảo hiểm trong nước và ngoại quốc.2 Giai đoạn từ năm 1954 đến 1975, ở miền Nam Việt Nam đã tồn tại 57 công ty bảo hiểm dưới nhiều loại hình pháp lý: công ty cổ phần, công ty tương hỗ và công ty bảo hiểm nước ngoài. Sau 1975, một số công ty bảo hiểm tư nhân ở miền Nam đã được quốc hữu hóa và sáp nhập vào Công ty Bảo hiểm Việt Nam.3 Ở miền Bắc, vào năm 1964, Chính phủ đã ký quyết định 1979/CP ngày 12-71964 cho phép thành lập Công ty bảo hiểm Việt Nam (tên giao dịch là Bảo Việt) trực thuộc Bộ Tài chính. Bảo Việt chính thức hoạt động vào tháng 1 năm 1965, thực hiện hai chức năng quản lý nhà nước và trực tiếp kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm. Sự độc quyền khiến hoạt động bảo hiểm trước năm 1990 được biết đến dưới tên là bảo hiểm nhà nước. Mặt dù có vị trí nhỏ bé với một doanh nghiệp bảo hiểm duy nhất, nhưng ngành bảo hiểm Việt Nam đã góp phần đáng kể trong việc chia sẻ rủi ro của những ngành kinh tế quan trọng như ngoại thương, vận tải biển thông qua hoạt động bảo hiểm hàng hải, tái bảo hiểm và hoạt động đại lý giám định cho các công ty bảo hiểm của các nước xã hội chủ nghĩa. Nghị định 100/1993/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/12/1993 về kinh doanh bảo hiểm được ban hành đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong nền kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam. Độc quyền trong kinh doanh bảo hiểm của một doanh nghiệp nhà nước duy nhất đã chấm dứt với sự ra đời một loạt các doanh nghiệp bảo hiểm. Ngày 3/5/1999 Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ đã có quyết định phê duyệt Điều lệ của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam. Hệ thống pháp luật kinh doanh bảo hiểm không ngừng được hoàn thiện, chỉnh sửa và bổ sung. Ngày 9 tháng 12 năm 2000, Luật Kinh doanh bảo hiểm được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ 8, khóa X và có hiệu lực từ ngày 1/4/2001, đặt nền móng pháp lý cơ bản cho sự phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam.4 Có thể nói, từ sự ra đời của bảo hiểm chẳng những trên thế giới mà tại Việt Nam thì hoạt động bảo hiểm phát triển một cách mạnh mẽ, tạo môi trường cạnh tranh cho các doanh nghiệp kinh doanh hoạt động bảo hiểm, góp phần đáp ứng nhu cầu bảo hiểm cho thị trường trong nước và hội nhập quốc tế. 2 PGS. TS. Phan Thị Cúc: Giáo trình Nguyên lý bảo hiểm, NXB Thống kê năm 2008 ThS. Võ Thị Pha: Giáo trình Lý thuyết bảo hiểm, NXB Tài chính năm 2005 4 ThS. Võ Thị Pha: Giáo trình Lý thuyết bảo hiểm, NXB Tài chính năm 2005 3 GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận -6- SVTH: Nguyễn Văn Tố Hữu Luận văn tốt nghiệp khóa 34 - Kinh doanh tái bảo hiểm theo pháp luật Việt Nam 1.1.2 Khái niệm về bảo hiểm Trong cuộc sống hàng ngày con người có rất nhiều hoạt đông như sinh hoạt, sản xuất kinh doanh, vui chơi giải trí, trong các hoạt động đó không thể tránh khỏi các rủi ro không thể lường trước được mặc dù con người đã cố ngăn ngừa. Để hạn chế rủi ro cũng như giảm bớt gánh nặng về mặt tài chính thì bảo hiểm đã ra đời. Hiện nay khoa học pháp lý chưa có một định nghĩa chính thức nào về bảo hiểm, Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 chỉ có định nghĩa thế nào là hoạt động kinh doanh bảo hiểm, “Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm”.5 Đây là định nghĩa riêng trong bảo hiểm thương mại mà lĩnh vực nghiên cứu của bài viết cũng là một phần của bảo hiểm thương mại và người viết cũng sẽ không đề cập đến bảo hiểm xã hội trong bài viết này. Do đáp ứng nhu cầu đảm bảo an toàn của con người vốn dĩ rất phong phú và biến động, nên cũng rất đa dạng nên có nhiều định nghĩa về bảo hiểm cho nhiều góc nhìn khác nhau, tương ứng với các lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế xã hội. Các nhà nghiên cứu kinh tế, xã hội, các học giả bảo hiểm lần lượt đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau: Theo góc độ xã hội, bảo hiểm là biện pháp chia sẻ rủi ro của một người hay của số một ít người cho cả cộng đồng những người có khả năng gặp rủi ro cùng loại, bằng cách mỗi người trong cộng đồng góp một số tiền nhất định vào một quỹ chung và từ quỹ chung đó bù đắp thiệt hại cho thành viên trong cộng đồng không may bị thiệt hại do rủi ro đó gây ra. Theo góc độ kinh tế, bảo hiểm là một nghiệp vụ qua đó, một bên là người được bảo hiểm cam đoan trả một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm thực hiện mong muốn để cho mình hoặc để cho người thứ ba trong trường hợp xảy ra rủi ro để nhận được một khoản tiền đền bù các tổn thất được trả bởi một bên khác: đó là người bảo hiểm. Người bảo hiểm nhận trách nhiệm đối với toàn bộ rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp của thống kê. Hay bảo hiểm đó là sự bảo đảm về mặt tài 5 Khoản 1 Điều 3 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 sửa đổi bổ sung năm 2010 GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận -7- SVTH: Nguyễn Văn Tố Hữu Luận văn tốt nghiệp khóa 34 - Kinh doanh tái bảo hiểm theo pháp luật Việt Nam chính khi gặp phải những thiệt hại, mất mát do biến cố rủi ro gây ra cho các chủ thể tham gia lập quỹ bảo hiểm. Theo góc độ pháp lý, có thể hiểu bảo hiểm là một loại hình dịch vụ theo đó người bảo hiểm sẽ trả tiền hay bồi thường cho người được bảo hiểm một khoản tiền khi xảy ra sự kiện bảo hiểm thuộc đối tượng, phạm vi bảo hiểm thông qua hợp đồng bảo hiểm, bên cạnh đó thì người được bảo hiểm phải đóng một khoản phí gọi là phí bảo hiểm. Từ các khái niệm về bảo hiểm ta có thấy được các đặc điểm cơ bản của bảo hiểm, qua đó hiểu rõ hơn về tác dụng và lợi ích của bảo hiểm trong đời sống kinh tế xã hội. 1.1.3 Đặc điểm của bảo hiểm Thứ nhất, bảo hiểm là một ngành dịch vụ đặc biệt Dịch vụ là toàn bộ các hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu nào đó của con người mà sản phẩm của nó tồn tại dưới hình thức phi vật thể. Như vậy, là một ngành dịch vụ bảo hiểm cũng mang đặc điểm là cung cấp sản phẩm dưới hình thức phi vật thể, các sản phẩm của bảo hiểm đều hình thành ở dạng vô hình nói đúng ra là một lời hứa và bên cạnh đó người mua sản phẩm bảo hiểm cũng phải trả một khoản phí để được cung cấp dich vụ. Tuy nhiên, không giống như các ngành dịch vụ khác, dịch vụ mà các doanh nghiệp bảo hiểm mang lại là sự đảm bảo về mặt vật chất, tài chính trước rủi ro để đáp ứng nhu cầu an toàn của con người, của xã hội. Và người mua bảo hiểm cũng muốn được an tâm trước những tổn thất mà họ không thể biết trước. Bảo hiểm là một dịch vụ tài chính cũng giống như những dịch vụ tài chính khác: tín dụng, chứng khoán, quỹ đầu tư, cho thuê tài chính. Tuy nhiên, xét ở khía cạnh người được bảo hiểm thì không có khái niệm lãi, lỗ. Người tham gia bảo hiểm với mục đích bù đắp tổn thất cho họ nếu không may gặp rủi ro. Nếu không gặp rủi ro thì họ không được hoàn tiền phí bảo hiểm đã đóng. Thứ hai, bảo hiểm là sự đóng góp của số đông Bản chất của bảo hiểm là sự phân chia tổn thất của một hoặc một số người cho tất cả những người tham gia bảo hiểm cùng chịu. Trong mối quan hệ của bảo hiểm không chỉ có người mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm mà là tổng thể các mối quan hệ giữa người được bảo hiểm trong cùng một cộng đồng bảo hiểm. Trong đó người tham gia bảo hiểm đồng ý đóng một khoản phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm hình thành nên quỹ bảo hiểm sẵn sàng bù đắp tổn thất bằng tiền khi một trong những người tham gia bảo hiểm bị tổn thất. Trong cộng đồng người GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận -8- SVTH: Nguyễn Văn Tố Hữu Luận văn tốt nghiệp khóa 34 - Kinh doanh tái bảo hiểm theo pháp luật Việt Nam tham gia bảo hiểm, từng cá nhân sẽ góp phần chia sẽ rủi ro cho người không may gặp thiệt hại, và với vai trò là người nắm giữ quỹ bảo hiểm doanh nghiệp bảo hiểm sẽ thực hiện chi trả bồi thường. Doanh nghiệp bảo hiểm muốn bảo đảm và ổn định nguồn tài chính cho việc bù đắp tổn thất trong hoạt động bảo hiểm thì phải thực hiện tốt nguyên tắc lấy số đông bù cho số ít. Trong trường hợp có hợp đồng có giá trị lớn hoặc đối tượng bảo hiểm có nguy cơ dẫn đến rủi ro cao thì doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện các biện pháp phân tán rủi ro như đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm, mặt khác để giảm bớt chi phí bồi thường các doanh nghiệp phải tăng cường các biện pháp đề phòng, ngăn ngừa và hạn chế tổn thất bảo hiểm. Thứ ba, bảo hiểm gắn liền với yếu tố rủi ro Rủi ro là khả năng xảy ra biến cố bất thường có hậu quả thiệt hại hoặc mang lại hậu quả không mong đợi. Rủi ro chính là sự không chắc chắn, những gì chắn chắn xảy ra thì không phải là rủi ro. Bảo hiểm chính là sự bù đắp, khắc phục hậu quả của rủi ro. Chính vì con người không thể biết trước được những gì không may sẽ đến với mình và đến lúc nào trong tương lai, nó hoàn toàn có thể xảy ra trong mọi mặt của đời sống xã hội, chẳng hạn như ốm đau, bệnh tật, va vẹt xe, cháy nhà, thiên tai,… nên họ mới mua bảo hiểm để đảm bảo rằng thiệt hại có thể được bù đắp thông qua bảo hiểm. Do tính bất ngờ của rủi ro bảo hiểm cả không gian, thời gian và quy mô nên doanh nghiệp phải xây dựng các quỹ dự phòng để thực hiện cam kết của mình trước bên tham gia bảo hiểm. Rủi ro là một khái niệm quan trọng, một thuật ngữ cơ bản trong bảo hiểm. Suy cho cùng, nguyên lý của bảo hiểm là “không có rủi ro thì không có bảo hiểm”. Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm, trong thực tế, không những cần phải nghiên cứu, nắm bắt được quy luật của rủi ro, dự kiến được rủi ro, phát hiện rủi ro, nhận diện rủi ro mà còn phải biết đánh giá rủi ro và lựa chọn những rủi ro có thể bảo hiểm để tiến hành hoạt động kinh doanh của mình. Còn đối với nhà nước, là chủ thể quản lý hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm, phải dựa vào đối tượng kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm mà có những quy định phù hợp nhằm thiết lập trật tự, kỷ cương trong kinh doanh bảo hiểm. Cụ thể, đối tượng kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm là rủi ro, là sự không chắc chắn, nên thực chất hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm là bán các lời hứa trong tương lai. Các lời hứa này chính là các cam kết chi trả về tài chính từ phía doanh nghiệp bảo hiểm và do vậy, pháp luật phải có cơ chế phù hợp để doanh nghiệp bảo hiểm đảm bảo được khả năng tài chính của mình. GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận -9- SVTH: Nguyễn Văn Tố Hữu Luận văn tốt nghiệp khóa 34 - Kinh doanh tái bảo hiểm theo pháp luật Việt Nam Thứ tư, bảo hiểm hoạt động theo quy định của pháp luật Bảo hiểm đóng vai trò là công cụ góp phần ổn định các hoạt động kinh tế xã hội đời sống của dân cư, thúc đẩy quá trình tích tụ vốn trong xã hội. Để tránh thất thoát cho tài sản các cá nhân, tổ chức có thể tham gia bảo hiểm cho tài sản của mình và nếu gặp rủi ro thì thiệt hại sẽ được bù đắp bằng tiền bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm chi trả. Đồng thời, cũng chính nhờ tiền bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm trả cho các cá nhân, tổ chức có thể duy trì được hoạt động bình thường, ổn định đời sống khi gặp rủi ro. Mặt khác an toàn về tính mạng, sức khoẻ là vấn đề được cá nhân, cộng đồng và Nhà nước quan tâm. Hoạt động bảo hiểm đóng vai trò tích cực trong việc bù đắp vật chất trong các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm, nó trở thành một trong những phương tiện bảo vệ tài sản của con người. Vì vậy bảo hiểm đã sớm được pháp luật điều chỉnh cụ thể là trong Bộ luật dân sự, Luật kinh doanh bảo hiểm và các văn bản có liên quan. Các hoạt động của bảo hiểm phải theo một cơ chế do luật định để đảm bảo an toàn, ổn định và phát triển. Do bản chất và chức năng của nó mà pháp luật đóng vai trò rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Nếu thiếu sự điều chỉnh của pháp luật thì hoạt động kinh doanh bảo hiểm không thể tiến hành thuận lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ bảo hiểm sẽ không được bảo đảm thực hiện trong những trật tự phù hợp với lợi ích của Nhà nước và cộng đồng. 1.1.4 Vai trò của bảo hiểm Từ khi hình thành và phát triển cho đến ngày nay bảo hiểm đã cho thấy được tầm quan trọng nó trên thế giới hiện đại. Ngày nay, ngành bảo hiểm đã có một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Hoạt động bảo hiểm có mặt hầu hết trong mọi lĩnh vực, có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển toàn bộ nền kinh tế - xã hội. Trong thời buổi kinh tế hội nhập chúng ta không thể phủ nhận giá trị to lớn của ngành bảo hiểm ở hiện tại và trong tương lai. Vai trò của bảo hiểm nổi bật ở những điểm sau: Một là, bảo hiểm đóng vai trò quan trọng trong việc bù đắp thiệt hại, khắc phục tổn thất kinh tế xã hội. Thiệt hại xảy ra do sự không lường trước của rủi ro, rủi ro có thể mang đến những thiệt hại bất thường, rủi ro tổn thất phát sinh làm thiệt hại đến các đối tượng: của cải vật chất do con người tạo ra và chính bản thân con người, làm gián đoạn quá trình sinh hoạt của dân cư ngừng trệ hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế. Một sự cố xảy ra do thiên nhiên như lũ lụt, hạn hán, sóng thần,… đã gây nên thiệt hại không nhỏ về con người và tài sản, hơn lúc nào hết các cá nhân cần một nguồn tài chính để bù đắp thiệt hại giúp họ khắc phục tổn thất hiện GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận - 10 - SVTH: Nguyễn Văn Tố Hữu Luận văn tốt nghiệp khóa 34 - Kinh doanh tái bảo hiểm theo pháp luật Việt Nam tại và dần ổn định cuộc sống trong tương tai. Sự có mặt của các công ty bảo hiểm đã đáp ứng được nhu cầu đó một cách nhanh chóng mà không cần đến sự hỗ trợ của các cơ quan nhà nước. Dịch vụ mà các công ty bảo hiểm mang lại là đảm bảo về mặt tài chính vật chất trước rủi ro. Không ngừng lại ở mặt tài chính vượt hơn cả là mang đến sự an tâm, giảm bớt lo âu của những người được bảo hiểm. Bên cạnh khả năng giải quyết các hậu quả như bù đắp thiệt hại, khắc phục tổn thất, bảo hiểm còn góp phần hạn chế rủi ro thông qua việc đề phòng và hạn chế thấp nhất những tổn thất có thể xảy ra. Việc tham gia bảo hiểm có tác dụng tích cực trong việc thúc đẩy người tham gia bảo hiểm áp dụng các biện pháp phòng tránh rủi ro và giảm bớt các hậu quả của rủi ro. Bởi vì, phòng tránh và giảm bớt hậu quả của rủi ro là nghĩa vụ của người tham gia bảo hiểm được pháp luật ghi nhận và thường được các bên tham gia hợp đồng bảo hiểm ghi thành các điều khoản hợp đồng. Do mối quan hệ ràng buộc như vậy giữa người tham gia bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm nên hoạt động kinh doanh bảo hiểm có vai trò tích cực trong việc bảo đảm an toàn cho đời sống cộng đồng và cho nền kinh tế. Nhờ đó những thiệt hại đáng tiết về người và tài sản được giảm thiểu, những hậu quả của nền kinh tế - xã hội cũng được chủ động phòng tránh. Hai là, bảo hiểm đóng vai trò trung gian tài chính trong hệ thống tài chính quốc gia. Khi một cá nhân, tổ chức tham gia bảo hiểm để được bù đắp tổn thất nói cách khác là bồi thường thì phải đóng một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm để các doanh nghiệp có thể hoạt động tốt, từ đó doanh nghiệp có được một quỹ tài chính để bồi thường khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra. Trong hoạt động kinh doanh mọi thành phần đều muốn kiếm được lợi nhuận để mở rộng sản xuất - kinh doanh và đương nhiên doanh nghiệp bảo hiểm cũng không ngoại lệ. Quỹ tài chính mà các doanh nghiệp có được là một khoản tiền không nhỏ, có khả năng sinh lợi lớn nếu đem đầu tư. Với vai trò trung gian tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện các hoạt động thu hút, tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi, chuyển hóa vốn và đầu tư vốn. Ngày nay, các công ty bảo hiểm là một kênh huy động vốn không thể thiếu trong nền kinh tế và đang ngày càng được khai thác một cách có hiệu quả do phạm vi hoạt động rộng, loại hình bảo hiểm phong phú. Thông qua các hợp đồng bảo hiểm, các công ty bảo hiểm đã tập trung lượng tiền, phân tán rãi rác thành những quỹ tiền tệ khá lớn. Quỹ bảo hiểm đã trở thành một định chế trung gian quan trọng trên thị trường vốn. Như vậy, bảo hiểm đã và đang đáp ứng được nhu cầu không ngừng tăng lên của quá trình tái sản xuất mở rộng, đặc biệt trong nền kinh tế thị GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận - 11 - SVTH: Nguyễn Văn Tố Hữu Luận văn tốt nghiệp khóa 34 - Kinh doanh tái bảo hiểm theo pháp luật Việt Nam trường. Bảo hiểm không những đóng vai trò là một công cụ an toàn mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc luân chuyển vốn, nắm giữ phần quan trọng trong các doanh nghiệp công nghiệp và thương mại lớn. Hoạt động đầu tư tài chính của các tổ chức bảo hiểm vì thế có ảnh hưởng lớn nhất là trên thị trường đầu tư trung và dài hạn. Tuy nhiên để đầu tư có hiệu quả và an toàn các doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện đúng quy định của pháp luật và chịu sự giám sát của nhà nước. Ba là, bảo hiểm cũng có vai trò tạo việc làm cho nguồn lao động. Hoạt động bảo hiểm ra đời từ đó huy động một số lớn lực lượng lao động, phân bố rải rác từ doanh nghiệp đến hệ thống đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và các nghề nghiệp liên quan như giám định tổn thất, giám định tài sản giám định sức khỏe,... Cụ thể là: theo số liệu thống kê của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, số lượng đại lý mới tuyển dụng trong 6 tháng đầu năm 2010 là 46.185 người, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Các doanh nghiệp có số lượng đại lý cao nhất là Prudential 76.195 người, Bảo Việt Nhân Thọ với 19.609 người, Dai-ichi Life Việt Nam 14.480 người.6 Sự gia tăng các đại lý bảo hiểm kéo theo sự tăng lên đáng kể của nhân sự trong ngành. Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay thì nguy cơ thất nghiệp đang đe dọa không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn cầu, cùng với sự phát triển của bảo hiểm thì số lượng lao động ngày càng gia tăng, đóng vai trò không nhỏ trong giải quyết việc làm cũng như các vấn đề xã hội liên quan. 1.2 TỔNG QUAN VỀ TÁI BẢO HIỂM 1.2.1 Sự ra đời và phát triển của tái bảo hiểm Như chúng ta đều biết, nếu như bảo hiểm là hình thức dàn trải tổn thất của một ít người cho nhiều người cùng chịu thì tái bảo hiểm là hình thức dàn trải một lần nữa những tổn thất mà doanh nghiệp bảo hiểm phải gánh chịu. Chính vì vậy, song song với sự ra đời và phát triển của bảo hiểm, tái bảo hiểm ra đời như một tất yếu khách quan và ngày càng khẳng định vai trò không thể thiếu trong sự phát triển của thị trường bảo hiểm thế giới nói chung. Vào giai đoạn cuối cùng của thời đại trung cổ, khi ngành bảo hiểm bắt đầu phát triển và mở rộng ở châu Âu thì nhu cầu tái bảo hiểm đã xuất hiện và ngày càng tăng nhanh cùng với sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Trước tiên, nghiệp vụ tái bảo hiểm được tiến hành cho loại hình bảo hiểm vận chuyển hàng hải, sau này dần dần được mở rộng sang bảo hiểm cháy, bảo hiểm nhân thọ. 6 http://baocongthuong.com.vn/p0c215s246n3428/nganh-bao-hiem-dau-dau-voi-bai-toan-nhan-su.htm GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận - 12 - SVTH: Nguyễn Văn Tố Hữu Luận văn tốt nghiệp khóa 34 - Kinh doanh tái bảo hiểm theo pháp luật Việt Nam Nước Ý là nước đầu tiên chứng kiến sự ra đời của dịch vụ tái bảo hiểm. Bản giao ước cổ nhất được biết đến với tính chất pháp lý như một hợp đồng tái bảo hiểm đã được ký kết tại thành phố Genés vào năm 1370 giữa một bên là hai thương nhân hoạt động với tư cách là nhà tái bảo hiểm với một bên là đại diện cho một nhà bảo hiểm. Hợp đồng tái bảo hiểm này được ký kết nhằm đảm bảo dịch vụ bảo hiểm cho các hàng hóa gửi đi bằng đường biển từ Genés đến Bruges. Sau này với sự phát triển rộng rãi về những mối quan hệ kinh tế thương mại giữa các thành phố của nước Ý và giữa các nước Bắc Âu, đặc biệt là nước Anh dịch vụ tái bảo hiểm đã phát triển lên một bước. Nhưng sau đó đã xuất hiện nhiều vụ lạm dụng có tính cách con buôn gây ra nhiều phản ứng chống lại bản chất tái bảo hiểm. Trong những vụ này các nhà bảo hiểm đã lợi dụng hình thức tái bảo hiểm để phân tán rủi ro nhưng theo tỷ lệ phí thấp hơn nhiều so với phí bảo hiểm gốc để kiếm lời. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự ra đời đạo luật cấm các hoạt động tái bảo hiểm hàng hải ở nước Anh trong một thời gian dài từ 1746 đến 1864. Đạo luật này đã vô hình chung tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức Lloyd’s phát huy ảnh hưởng của mình bằng cách đồng bảo hiểm và sau 1864 đã hiển nhiên trở thành thị trường tái bảo hiểm quan trọng nhất thế giới. Trong thời gian này các hình thức tái bảo hiểm khác cũng đã xuất hiện, ví dụ như tái bảo hiểm cháy. Lúc đầu nghiệp vụ tái bảo hiểm được các công ty bảo hiểm tiến hành, điều đó có ý nghĩa là họ vừa tiến hành bảo hiểm gốc vừa đồng thời tiến hành cả tái bảo hiểm. Hình thức tái bảo hiểm duy nhất được sử dụng đó là hình thức tái bảo hiểm tùy ý lựa chọn cho từng rủi ro riêng lẻ. Đến giữa thế kỷ thứ 19 nền kinh tế của các nước tư bản chủ nghĩa đã có những bước tiến nhảy vọt do áp dụng các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Quan hệ thương mại giữa các nước được mở rộng và phát triển mạnh. Do đó hình thức hợp đồng tái bảo hiểm trao đổi qua lại giữa các nhà bảo hiểm như trên không còn đáp ứng được nhu cầu. Điều kiện này dẫn đến sự tất yếu khách quan cho việc thành lập các công ty tái bảo hiểm chuyên nghiệp. Năm 1846 tại Kohn (Đức) công ty tái bảo hiểm chuyên nghiệp đầu tiên đã ra đời lấy tên là công ty tái bảo hiểm Kohn. Tiếp theo đó là một số công ty tái bảo hiểm có tên tuổi trên thị trường thế giới hiện nay cũng đã được thành lập như công ty tái bảo hiểm Thụy Sĩ (Swiss Re) năm 1863, công ty tái bảo hiểm London (London Guarantee Reinsurance Co. Ltd) năm 1869, công ty tái bảo hiểm Munich năm 1880. Việc thành lập các công ty tái bảo hiểm chuyên nghiệp là một sự kiện có tính chất quan trọng trong việc phát triển của ngành bảo hiểm. Qua đó các công ty bảo GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận - 13 - SVTH: Nguyễn Văn Tố Hữu Luận văn tốt nghiệp khóa 34 - Kinh doanh tái bảo hiểm theo pháp luật Việt Nam hiểm gốc đã có sẵn trong tay nguồn đảm bảo đắc lực cho hoạt động kinh doanh của họ và nhờ đó các công ty bảo hiểm gốc không còn phải e ngại hoặc lo sợ khi phải cung cấp thông tin và số liệu cho việc chào các hợp đồng tái bảo hiểm. Từ đó khả năng cạnh tranh của các công ty bảo hiểm gốc được tăng lên. Như vậy sự chuyên môn hóa dịch vụ tái bảo hiểm đã có thể đáp ứng được những yêu cầu của công ty bảo hiểm gốc một cách thỏa đáng. Khả năng phục vụ của các công ty tái bảo hiểm cũng được cải tiến thêm bằng việc mở rộng tái bảo hiểm ra các loại hình bảo hiểm khác và lan rộng ra các thị trường bảo hiểm nước ngoài thúc đẩy ngành bảo hiểm ngày càng phát triển. Trong thời kỳ này kỹ thuật của tái bảo hiểm cũng được cải tiến. Nhiều hình thức và phương pháp tái bảo hiểm đã được xây dựng. Trong giai đoạn này, hai cuộc chiến tranh thế giới cùng với các cuộc khủng hoảng kinh tế và lạm phát tiền tệ đã làm tổn hại lớn đến sự phát triển của ngành bảo hiểm nói chung và ngành tái bảo hiểm nói riêng. Bị tổn hại nhiều nhất phải kể đến các công ty tái bảo hiểm Đức. Trong hai cuộc chiến tranh thế giới này, các giới tư bản độc quyền đã lấy vốn và quỹ tiền tệ bảo hiểm (trong đó có dự trữ phí của bảo hiểm nhân thọ) của các công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm để chi phí cho chiến tranh. Trong khi đó các công ty tái bảo hiểm của những nước không bị chiến tranh đe dọa đã vươn lên, nắm lấy thị trường tái bảo hiểm quốc tế, ví dụ như công ty tái bảo hiểm Thụy Sĩ đã phát triển lên thành một công ty tái bảo hiểm đồ sộ. Ngoài ra, trong thời gian này có rất nhiều công ty tái bảo hiểm đã ra đời nhất là ở Mỹ, Thụy Sĩ. Thế chiến thứ hai đã kết thúc năm 1945 với sự thắng lợi của Hồng quân Liên Xô và phe đồng minh đánh bại chủ nghĩa phát xít đến tận gốc rễ. Nó đã mở ra một giai đoạn mới của lịch sử loài người cũng như nền kinh tế và ngành bảo hiểm. Hệ thống xã hội chủ nghĩa ra đời, phong trào giải phóng dân tộc của nhiều nước thuộc địa đã giành được thắng lợi. Chủ nghĩa đế quốc lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế mới, cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các nước đầu sỏ ngày càng gay gắt, tất cả các sự kiện trên đều ảnh hưởng đến sự phát triển của tái bảo hiểm. Giai đoạn này được đặc trưng qua các biến động lớn sau : Thứ nhất, sự phục hồi nhanh chóng của các công ty tái bảo hiểm của Cộng hòa liên bang Đức. Trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, các công ty tái bảo hiểm Đức đã bị cắt đứt quan hệ với quốc tế và năm 1947 lại bị cấm không cho hoạt động ở nước ngoài. Nhưng ngay sau khi lệnh cấm này được bãi bỏ năm 1950 thì các công ty tái bảo hiểm ở Cộng hòa liên bang Đức đã nhanh chóng khôi phục lại địa vị truyền thống của mình và thiết lập các quan hệ quốc tế rộng rãi. Nhiều công ty tái GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận - 14 - SVTH: Nguyễn Văn Tố Hữu Luận văn tốt nghiệp khóa 34 - Kinh doanh tái bảo hiểm theo pháp luật Việt Nam bảo hiểm mới được thành lập. Hoạt động bảo hiểm và tái bảo hiểm được phát triển với tốc độ nhanh. Đến những năm 70 tổng doanh thu phí của thị trường Cộng hòa liên bang Đức đã chiếm vị trí thứ ba trên thế giới, sau Nhật và Mỹ. Thứ hai, sự thành lập các công ty bảo hiểm nhà nước ở các nước xã hội chủ nghĩa: sự kiện này ảnh hưởng lớn đến chiều hướng phát triển của tái bảo hiểm quốc tế. Các nước xã hội chủ nghĩa đã tiến hành biện pháp độc quyền về tái bảo hiểm và hạn chế quan hệ với thị trường tái bảo hiểm tư bản chủ nghĩa. Đồng thời ở các nước xã hội chủ nghĩa không tiến hành tái bảo hiểm cho các loại hình bảo hiểm đối nội. Thứ ba, trong những nước chậm phát triển hoặc mới giành được độc lập những tổ chức độc quyền tái bảo hiểm, cục bộ hay toàn phần đã được thành lập nhằm bảo vệ lợi ích riêng của họ (Achentina, Braxin, Chile, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập). Sự kiện này có tác dộng làm thu hẹp khả năng hoạt động của các công ty tái bảo hiểm quốc tế ở những nước đó. Thứ tư, nhiều công ty tái bảo hiểm mới được thành lập và càng ngày có nhiều công ty bảo hiểm tiến hành đồng thời dịch vụ tái bảo hiểm. Do đó cuộc cạnh tranh giữa họ ngày càng gây gắt và dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong thời gian này, hình thức tái bảo hiểm không theo tỷ lệ là hình thức tối ưu nhất đáp ứng được nhu cầu đảm bảo của các công ty bảo hiểm gốc và ngày càng được phổ biến rộng rãi. Điều này làm cho các nhà tái bảo hiểm, có khó khăn hơn trong việc tính phí phù hợp với phần rủi ro mà họ phải gánh chịu. Thêm vào đó là khả năng xảy ra tổn thất ngày càng tăng. Vì vậy, đặc điểm của giai đoạn này là chiều hướng ngày càng giảm của kết quả kinh doanh nghiệp vụ tái bảo hiểm thuần túy, nhưng đồng thời chiều hướng ngày càng tăng của kết quả kinh doanh đầu tư quỹ tiền tệ bảo hiểm thông qua lãi suất cao.7 Cho đến nay tái bảo hiểm đã trở nên hết sức quen thuộc và phổ biến trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Ngày nay, khi quá trình hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra trên nhiều mặt, nhiều lĩnh vực thì tái bảo hiểm ngày càng có cơ hội phát triển. Như vậy, ta có thể khẳng định rằng sự ra đời của tái bảo hiểm là một tất yếu khách quan nhằm mục đích thúc đẩy sự phát triển hơn nữa của thị trường bảo hiểm đầy tiềm năng của các quốc gia nói riêng và thế giới nói chung. 7 http://www.baohiem.pro.vn/Forum/topic.asp?TOPIC_ID=895 GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận - 15 - SVTH: Nguyễn Văn Tố Hữu
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng