Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kiến tính thành phật của chân nguyên thiền sư khảo cứu và giới thiệu...

Tài liệu Kiến tính thành phật của chân nguyên thiền sư khảo cứu và giới thiệu

.PDF
218
152
116

Mô tả:

VIỆN NGHIÊN CỨU HÁN NÔM ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆT NAM ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN HÀ NỘI --------*******-------- Phạm Văn Tuấn KIẾN TÍNH THÀNH PHẬT CỦA CHÂN NGUYÊN THIỀN SƯ KHẢO CỨU VÀ GIỚI THIỆU LUẬN VĂN THẠC SĨ HÁN NÔM HÀ NỘI – 2009 VIỆN NGHIÊN CỨU HÁN NÔM ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆT NAM ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN HÀ NỘI --------*******-------- Phạm Văn Tuấn KIẾN TÍNH THÀNH PHẬT CỦA CHÂN NGUYÊN THIỀN SƯ KHẢO CỨU VÀ GIỚI THIỆU LUẬN VĂN THẠC SĨ HÁN NÔM Chuyên ngành Hán Nôm Mã số: 60 22 40 Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Công Việt HÀ NỘI - 2009 Mục Lục PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................... 3 1. Lý do chọn đề tài. ............................................................................... 3 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu.................................................................. 4 3. Đối tƣợng, phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu. ............................... 6 5. Giới hạn đóng góp của luận văn ......................................................... 7 6. Bố cục luận văn.................................................................................. 8 PHẦN NỘI DUNG .................................................................................. 10 CHƢƠNG I. ............................................................................................ 10 CHÂN NGUYÊN THIỀN SƢ – CON NGƢỜI VÀ SỰ NGHIỆP ............ 10 1. Thời đại............................................................................................ 10 2. Tiểu sử Chân Nguyên Thiền sƣ (1647 - 1726). ................................. 15 3. Sự nghiệp văn học của Chân Nguyên Thiền sƣ. ............................... 21 4. Chân Nguyên và truyền thừa Lâm Tế tông. ...................................... 24 Tiểu kết ................................................................................................ 31 CHƢƠNG II ............................................................................................ 33 VĂN BẢN TÁC PHẨM KIẾN TÍNH THÀNH PHẬT ............................ 33 1. Khảo cứu văn bản Kiến tính thành Phật. .......................................... 33 1.1. Giới thiệu các bản Kiến tính thành Phật. ................................... 33 1.2. So sánh các bản Kiến tính thành Phật........................................ 37 1.3. Niên đại và chữ huý trong văn bản. ........................................... 44 1.4. Ngƣời biên tập và địa điểm in. .................................................. 45 2. Giới thiệu Kiến tính thành Phật........................................................ 47 1 2. 1. Thể loại Ngữ lục với Kiến tí nh thành Phật. .............................. 47 2. 2. Kết cấu nội dung Kiến tí nh thành Phật. .................................... 51 Tiểu kết. ............................................................................................... 59 CHƢƠNG III ........................................................................................... 61 TÌM HIÊU GIÁ TRỊ NỘI DUNG TÁC PHẨM ....................................... 61 KIẾN TÍNH THÀNH PHẬT ................................................................... 61 1. Nội dung tƣ tƣởng. ........................................................................... 61 1.1. Tƣ tƣởng Thiền tông. ................................................................ 61 1.2. Thiền Tịnh song tu. ................................................................... 67 1.3. Tam giáo hoà đồng. ................................................................... 69 2. Nội dung văn học . ............................................................................ 71 2.1. Kiến tính thành Phật với tƣơng quan Văn học Đại Tạng. .......... 71 2.2. Kiến tính thành Phật với văn học Phật giáo Việt Nam. ............. 77 Tiểu kết. ............................................................................................... 80 PHẦN KẾT LUẬN .................................................................................. 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 84 PHỤ LỤC ................................................. Error! Bookmark not defined. Phụ lục 1. Bản dịch Kiến tính thành Phật theo bản A. 2570. ................ 91 Phụ lục 2. Nguyên bài tựa của Kiến tính thành Phật trong lần in năm 1698. .................................................................................................. 195 Phụ lục 3. 2 bài dẫn của Diệu Trạm Thiền sƣ vào năm 1897. ............. 201 Phụ lục 4. Văn bia Tịch Quang tháp. .................................................. 203 Phụ lục 5. Một số di ảnh liên quan đến Chân Nguyên ........................ 207 Phụ lục 6. Bài tựa, dẫn trong Kiến tính thành Phật. Phầ n chữ Hán. ........................................................................................................... 216 2 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Trong những năm gần đây, nghiên cứu về văn học sử Phật giáo Việt Nam đƣợc nhiều học giả quan tâm hơn, trong đó có nhiều chuyên luận của các tác giả nhƣ: Nguyễn Lang, Lê Mạnh Thát, Thái Kim Lan, Phạm Công Thiện, Thích Nhất Hạnh, Thích Như Điển, Thích Thanh Từ, Cao Huy Thuần, Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Hùng Hậu, Nguyễn Công Lý, Lý Việt Dũng…. Điều đó gợi nên sự mở rộng quan điểm nhìn nhận về con ngƣời và xã hội văn học Phật giáo trong nghìn năm lịch sử dân tộc. Việc nghiên cứu lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam ngày càng đƣợc nhiều học giả quan tâm đến mà chúng ta có thể thấy thông qua các cuộc hội thảo quốc tế tại Việt Nam trong những năm gần đây nhƣ Hội thảo về Nho học, về chữ Nôm, về Việt Nam học, về Tôn giáo Vesak… Hiện nay, nhìn nhận lại các chuyên luận về lịch sử Phật giáo Việt Nam nhƣ: Việt Nam Phật giáo sử luận của Nguyễn Lang, Lịch sử Phật giáo Việt Nam của Nguyễn Tài Thƣ chủ biên, Tổng tập văn học Phật giáo Việt Nam của Lê Mạnh Thát…. cơ bản đều tập trung vào thơ văn Phật giáo Lý - Trần mà chỉ giới thiệu một cách sơ lƣợc Phật giáo thời Lê Trung hƣng đến Nguyễn. Một phần vì hiện tài liệu về lịch sử Phật giáo giai đoạn hậu Lê đến Nguyễn tuy còn nhiều nhƣng còn ít ngƣời chú tâm nghiên cứu; một phần hệ thống thƣ tịch chủ yếu phát tán trong chùa chiền tập trung ở miền Bắc mà học giả trong nƣớc tiếp cận còn khó khăn. Trƣớc tình hình đó, chúng tôi quan tâm đến Phật giáo Việt Nam thời Hậu Lê, đặc biệt các tác gia là Thiền sƣ ngƣời Việt. Trong giai đoạn lịch sử mấy trăm năm, triều Lê Trung hƣng thịnh trị gắn liền với sự phát triển của tông phái Phật giáo truyền vào Đại Việt là Lâm Tế tông và Tào Động tông. Tông Lâm Tế, từ thời Lý - Trần đã truyền vào nƣớc ta, đến thời Hậu Lê, ngƣời phát dƣơng kế nối truyền thống tông giáo Trúc Lâm Yên Tử ngƣời Việt là Chân Nguyên Thiền sƣ. Chân Nguyên Thiền sƣ là bậc thiền gia thạch trụ trong giai đoạn cuối thể kỉ XVII – đầu thế kỉ XVIII gắn liền với sự hƣng thịnh của Thiền tông Lâm Tế tại 3 Việt Nam. Có thể nói ông là ngọn cờ tiêu biểu của Thiền sƣ ngƣời Việt có ảnh hƣởng sâu rộng đến xã hội cũng nhƣ tăng đoàn không chỉ cùng giai kì mà đến tận ngày nay. Kiến tính thành Phật đƣợc Chân Nguyên biên soạn khi còn trẻ mà sau này khi đã cao tuổi, Thiền sƣ quan tâm nhiều hơn đến việc diễn giảng Nôm và kế truyền học phong Trúc Lâm Yên Tử. Thứ nữa, điểm ngƣời tu thiền là thấy tính, thấy bản tâm là thành Phật, nhƣ chính Minh Lƣơng khi truyền đạo cho Chân Nguyên chỉ bốn mắt nhìn nhau mà không nói, nhƣ thế là khế hợp căn cơ, giác ngộ tự tính. Do đó, thấy tính thành Phật có thể nói là yếu cốt của ngƣời tu đạo và Kiến tính thành Phật là một tác phẩm mà Chân Nguyên Thiền sƣ thấy tính để rồi dẫn dụ cho chúng đệ tử. Thông qua tác phẩm Kiến tính thành Phật, chúng ta thấy những đối ngữ, giảng lục, trích dẫn ca ngữ và tụng để hƣớng dụ cho thiền sinh con đƣờng nhìn thấy bản tâm để giác ngộ thể tính. Kết cấu, văn phong và cách diễn giảng cho chúng ta nhận định Kiến tính thành Phật là tập ngữ lục Thiền tông mà tác giả là Chân Nguyên Thiền sƣ. Trong tƣơng quan so sánh văn học ngữ lục Thiền tông thì Kiến tính thành Phật phảng phất văn phong ngữ lục Đƣờng tống cũng nhƣ nối liền sự phát triển văn học ngữ lục Việt Nam thời Lý Trần, từ ngữ lục của Tuệ Trung Thƣợng sĩ thời Trần đến ngữ lục của Đông đô thuỷ tổ Chuyết Chuyết thời Hậu Lê. Trƣớc tình hình đó, chúng tôi tiến hành khảo sát và giới thiệu Kiến tính thành Phật của Chân Nguyên thiền sƣ, nhằm một hƣớng nghiên cứu văn học sử Phật giáo thời Hậu Lê cũng nhƣ những ý nghĩa về thời đại, con ngƣời và tƣ tƣởng của Chân Nguyên Thiền sƣ trong mạch chảy Lịch sử Phật giáo Việt Nam. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu. Nghiên cứu các tác phẩm Phật giáo thời Lê Trung hƣng nói chung và Kiến tính thành Phật nói riêng đến nay không nhiều, bởi các nhà nghiên cứu thƣờng quan tâm đến các tác phẩm văn học Phật giáo Lý - Trần. Nghiên cứu Chân Nguyên, Ts. Lê Mạnh Thát đã có một công trình nghiên cứu công phu là 4 Chân Nguyên thiền sư toàn tập1. Tuy nhiên trong công trình này, Lê Mạnh Thát cũng chỉ mới bƣớc đầu đề cập đến các tác phẩm của Chân Nguyên mà cũng chƣa khảo sát và dịch văn bản Kiến tính thành Phật. Năm 1997, Cƣ sĩ Chân Tịnh bỏ nhiều thời gian dịch tác phẩm Kiến tính thành Phật và khẳng định tác giả là Chân Nguyên thiền sƣ. Trong Lời phi lộ cho lần xuất bản của Đạo Tràng Chân Tịnh, Nguyệt Trí Thích Viên Thành đã có có những dòng “trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả và thiện hữu tri thức, ngõ hầu báo ân Phật tổ và dựng lại phần nào hành trạng sự nghiệp của một Thuyền sư, một tác gia lớn trong lịch sử văn học Phật giáo và văn học nước nhà thế kỉ XVII – XVIII [23.7]. Sau khi bản đạo tràng Chân Tịnh xuất bản, Hoà thƣợng Thích Thanh Từ đã dịch giảng lại Kiến tính thành Phật và cho xuất bản năm 2004. Trong lời Dẫn nhập, Thích Thanh Từ cũng khẳng định sách là “tác phẩm của Thiền sư Chân Nguyên, soạn vào đời Hậu Lê”[27]. So sánh 2 bản dịch tiếng Việt (đều có phụ lục chữ Hán) với các văn bản chữ Hán hiện lƣu tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm thì cả 2 bản dịch đều bám sát theo bản A. 2036 của Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Trong khi Viện Nghiên cứu Hán Nôm hiện còn 2 bản Kiến tính thành Phật kí hiệu A. 2036 và A. 2570. Trong đó, bản A. 2036 với 53 tờ chữ Hán và đóng nhầm bài dẫn ở cuối sách lên đầu sách cũng nhƣ niên đại in muộn vào năm 1897. Trong khi bản A. 2570 đƣợc in lại năm 1825 với số 115 tờ. Trong đó bản A. 2036 có phần nội dung nằm trọn vẹn trong phần nội dung bản A. 25702. Điều này cho thấy các bản dịch Kiến tính thành Phật của Đạo Tràng Chân Tịnh và Thích Thanh Từ đều theo bản kí hiệu A. 2036 mà chƣa hề khảo sát, giới thiệu văn bản và tác giả, cũng nhƣ chƣa hề đề cập đến văn bản A. 2570. Về tác giả Chân Nguyên Thiền sƣ, hiện nay có rất nhiều công trình trƣớc thuật cũng nhƣ nhiều bài viết đăng trên các tạp chí trong và ngoài nƣớc. Tuy 1 Chân Nguyên thiền sư toàn tạp, Lê Mạnh Thát, tu thƣ Vạn Hạnh xuất bản., gồm 3 tập 1979, 1980, và tập 3, 1983. 2 Phần so sánh các văn bản chúng tôi tiến hành trong chƣơng II của Luận văn. 5 nhiên, tính phổ biến chung cho các chuyên luận nghiên cứu này là sao chép lại từ Chân Nguyên Thiền sư toàn tập của Lê Mạnh Thát. Trong Chân Nguyên thiền sư toàn tập, ngoài việc dịch lại phần Nhƣ Sơn giới thiệu Chân Nguyên trong Kế đăng lục, Lê Mạnh Thát đã dẫn lại phần lƣợc dịch bia Tịch Quang tháp của Nguyễn Thế Hữu trên tạp chí Nam Phong [15.9]. Lê Mạnh Thát đã không bám sát văn bản gốc là văn bia trên Tịch Quang tháp ghi lại lai lịch Chân Nguyên đƣợc học trò Nhƣ Nhƣ soạn sau khi Thiền sƣ viên tịch. Cho đến nay nguồn tài liệu xác đáng để nghiên cứu con ngƣời Chân Nguyên có thể dựa trên 4 tài liệu sau: bài tựa Kiến tính thành Phật, bia văn Tịch Quang tháp do Nhƣ Nhƣ soạn, Kế đăng lục của Nhƣ Sơn, Thiền uyển truyền đăng lục do Phúc Điền soạn. Tuy nhiên, các tài liệu tiếng Việt hiện nay nghiên cứu con ngƣời Chân Nguyên đã không bám sát đƣợc các tài liệu gốc nhƣ đã nêu trên, dẫn đến các chuyên luận nghiên cứu trích dẫn cũng không đƣợc đầy đủ. Ngoài ra, dù rằng các chuyên luận về lịch sử Phật giáo Việt Nam nhƣ: Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Việt Nam Phật giáo sử luận, Thiền sư Việt Nam, Đại cương lịch sử Tư tưởng Triết học Việt Nam, Tư tưởng Triết học Việt Nam... viết về Chân Nguyên nhƣng cũng chƣa hề đề cập đến Kiến tính thành Phật. 3. Đối tƣợng, phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu. 3.1. Đối tượng nghiên cứu. Đối tƣợng nghiên cứu của Luận văn là: Khảo sát và giới thiệu tác phẩm Kiến tính thành Phật của Chân Nguyên thiền sƣ. Do đó, chúng tôi tiến hành khảo sát và giới thiệu về tác phẩm và tác giả Chân Nguyên Thiền sƣ. 3.2. Phạm vi nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu của Luận văn chủ yếu tập trung các vấn đề sau: a. Vấn đề văn bản Kiến tính thành Phật. 6 b. Giới thiệu tác giả Kiến tính thành Phật là Chân Nguyên Thiền sƣ, con ngƣời và sự nghiệp. c. Giới thiệu một số giá trị về nội dung văn học và nội dung tƣ tƣởng của tác phẩm Kiến tính thành Phật. 3.3. Phương pháp nghiên cứu Khi tiến hành nghiên cứu tác phẩm Kiến tính thành Phật, cơ bản chúng tôi đã sử dụng một số phƣơng pháp sau: - Phƣơng pháp văn bản học: khảo sát các bản Kiến tính thành Phật chọn ra một bản đáng tin cậy để tiến hành nghiên cứu. - Phƣơng pháp so sánh văn học: nghiên cứu so sánh Kiến tính thành Phật trong tƣơng quan văn học Việt Nam cũng nhƣ văn học Đại Tạng. - Phƣơng pháp Nghiên cứu Lịch sử: Tiến hành nghiên cứu giới thiệu tác giả trong lịch sử phát triển của Thiền tông Việt Nam. - Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng các phƣơng pháp nhƣ thống kê, điền dã… để bổ trợ cho việc khảo sát và giới thiệu tác giả, tác phẩm. 5. Giới hạn đóng góp của luận văn - Đóng góp của luận văn có ý nghĩa thiết thực trong nghiên cứu tác phẩm Kiến tính thành Phật, một tác phẩm Văn học Phật giáo, Triết học Phật giáo của Chân Nguyên Thiền sƣ. Đồng thời bƣớc đầu tìm hiểu về tác giả, tác phẩm của Chân Nguyên, một bậc long tƣợng trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, mở ra hƣớng nghiên cứu chuyên sâu cho lịch sử truyền thừa Thiền Tông nói chung và Thiền phái Lâm Tế, Trúc Lâm Việt Nam nói riêng. - Luận văn không chỉ tiếp cận trên vấn đề văn bản học tác phẩm mà bƣớc đầu nghiên cứu so sánh với thƣ tịch Phật giáo ảnh hƣởng trong tác phẩm Kiến tính thành Phật. Đây cũng là thao tác cơ bản cho việc nghiên cứu ảnh hƣởng kinh tạng, văn học Phật giáo Đại thừa truyền vào Việt Nam. 7 - Thông qua Kiến tính thành Phật trong tƣơng quan thƣ tịch Phật giáo nhằm định hƣớng nghiên cứu tƣ tƣởng Thiền tông Việt Nam. - Dựa vào kết quả khảo sát văn bản, chúng tôi chọn bản đáng tin cậy nhất, có nội dung đầy đủ nhất để nghiên cứu, giới thiệu, dịch nghĩa và chú thích tác phẩm. 6. Bố cục luận văn Phần mở đầu. Phần nội dung: Chương I: Chân Nguyên Thiền sư - con người và sự nghiệp. Phần này giới thiệu: 1- Về thời đại hình thành nên tác phẩm Kiến tính thành Phật. 2 - Về vấn đề tác giả Kiến tính thành Phật là Chân Nguyên Thiền sƣ. 3 - Sự nghiệp văn học của Chân Nguyên Thiền sƣ. 4. – Chân Nguyên và truyền thừa Lâm Tế tông.. Chương II: Văn bản tác phẩm Kiến tính thành Phật. Nội dung chƣơng II là khảo sát và giới thiệu tình hình văn bản và nội dung cơ bản Kiến tính thành Phật. Trong đó gồm các hạng mục sau: 1- Khảo cứu văn bản Kiến tính thành Phật: khảo sát và so sánh 3 văn bản Kiến tính thành Phật, chọn ra bản nền đồng thời khảo sát niên đại, chữ huý cũng nhƣ tác giả cho biên tập in ấn. 2 – Giới thiệu về thể loại cũng nhƣ kết cấu nội dung Kiến tính thành Phật. Chương III: Tìm hiểu giá trị nội dung tác phảm Kiến tính thành Phật. Trong chƣơng III tiến hành một số nhận xét về giá trị nội dung của Kiến tính thành Phật, nhƣ: 1 – nhận xét về tƣ tƣởng. Phần nội dung tƣ tƣởng tiến hành từng bƣớc khảo sát tƣ tƣởng Thiền tông; tƣ tƣởng Thiền tịnh mật; tƣ tƣởng Tam giáo hoà đồng trong Kiến tính thành Phật. 2 – nội dung văn học. Phần Nội dung 8 văn học tiến hành khảo sát sự ảnh hƣởng của Văn học Phật giáo Đại thừa và ảnh hƣởng văn học Việt nam trong Kiến tính thành Phật. Phần kết luận. Phần kết luận tổng kết lại toàn bộ các vấn đề mà Luận văn đã đƣa ra về khảo sát và giới thiệu tác phẩm Kiến tính thành Phật của Chân Nguyên Thiền sƣ. Tài liệu tham khảo Phụ lục 9 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG I. CHÂN NGUYÊN THIỀN SƯ – CON NGƯỜI VÀ SỰ NGHIỆP 1. Thời đại Sang thế kỉ XVII, bƣớc giao thoa thời đại mở ra những biến cố chƣa ổn định về giữa quyền lực các dòng họ Mạc - Trịnh và Trịnh - Nguyễn trên nền tảng thể chế Lê triều. Nội chiến giữa các thế lực triều Lê không làm tê liệt hệ thống hành chính đã đi vào ổn định trong xã hội từ thành thị tới nông thôn bởi tồn tại hằng hữu trong luỹ tre làng và thiết chế xã hội tự trị. Những năm đầu thế kỉ XVII, chiến tranh liên miên nổ ra giữa hai miền Nam Bắc, dân điêu đứng trong binh lửa, ngoài ra, các cuộc khởi nghĩa nông dân nổi dậy rồi bị triều đình dập tan. Điều đó ảnh hƣởng đến nền kinh tế văn hoá làng xã vừa bảo thủ, bảo lƣu cái đặc trƣng riêng, khép kín dẫn đến kinh tế chậm phát triển và nô dịch hoá dần dần quyền lợi vào tay địa chủ quan lại. Đồng thời về chính trị, Nho giáo độc tôn và tôn sùng hình thức thi cử tuyển chọn nhân tài vào bộ máy vua chúa quan lại và truyền đạo học trong hình thức làng xã tới trung ƣơng. Chính trị hoá trong bộ máy bằng hệ tƣ tƣởng Nho giáo đã đặt nền tảng cho sự phát triển văn hoá kế thừa truyền thống từ trƣớc: Độc tôn Nho học và điều kiện tiên quyết trong so sánh với Phật giáo giai đoạn đầu thế kỉ XVII có mối liên thông trong tƣ tƣởng và quan niệm quản lí xã hội và phát triển văn hoá. Văn hoá và kinh tế làng xã làm nền tảng cho sự phát triển xã hội và cũng chính mối giao thoa biến chuyển đẩy những nấc thang chính trị luân phiên điên đảo trong vòng xoáy quyền lực các họ tộc. Nhà Mạc suy vi. Vua Lê và chúa Trịnh cai quản phƣơng Bắc. Chúa Nguyễn lấy sông Gianh làm giới, trông coi cõi Nam biên. Tất cả hiện lên bộ mặt của Lê triều yếu vua, thịnh chúa và suy vi trong chính thống đạo truyền. Đầu thế kỉ XVII sang thế kỉ XVIII, xã hội Việt Nam trong chiến tranh và đói kém vẫn mang hình thái ổn định về văn hoá tƣ tƣởng. Sự phát triển điều hoà tôn giáo Phật giáo đƣợc sự hậu thuẫn, hỗ trợ rất nhiều từ bộ máy quan lại triều đình, đặc biệt là vua chúa. Đồng thời sự dung hoà Tam giáo Nho Phật Đạo đƣợc 10 tiếp biến từ trƣớc trong truyền thống văn hoá nƣớc nhà tạo điều kiện tiếp nối cho Phật giáo Lê triều phát triển. Lê Thần Tông, Lê Chân Tông, Lê Hy Tông, Lê Dụ Tông... cho đến các chúa nhƣ Trịnh Cán, Trịnh Cƣơng, Trịnh Căn, Trịnh Sâm… đều hết mực tôn sùng Phật giáo trong dung hoà tam giáo đồng tiến để phát triển văn hoá xã hội. Việc triều chính tôn sùng đạo Phật đƣợc nhiều văn bia nói riêng và thƣ tịch Phật giáo nói chung ghi chép, nhƣ trong bài tựa Kế đăng lục3 của Nhƣ Sơn nhiều lần nói đến thời thế với sự ca ngợi vua Lê: “Thánh triều Thánh thiên tử, lƣu tâm tƣợng giáo, tín thủ pháp luân, chấn Phật pháp chi quyền hành, khai nhân thiên chi nhãn mục, khâm tải hộ trì giả, Quốc vƣơng Thánh chúa sử phi đồ nhi tịnh cố càn khôn… – Thánh triều Thánh thiên tử, lưu tâm đến Phật giáo, tin giữ bánh xe pháp luân, chấn hưng quyền hành Phật pháp, mở sáng mắt cho cõi trời người, kính cẩn mang theo hộ trì, Quốc vương Thánh chúa khiến hồng đồ to lớn mãi vững chãi với trời đất… ” (tựa 3b- 4a). Một thời kì đã dung hoà đạo Phật và sự ổn định phát triển của xã hội đƣợc Thiền tông bản hạnh4, một tác phẩm chữ Nôm của Chân Nguyên cũng ghi lại nhƣ sau: “Bụt sinh Hoàng đế Lê gia Thánh chúa vỗ trị gần xa lai hàng Bốn phương khói tắt lửa lang Phong điều vũ thuận dân khang thái bình Được mùa hải yến hà thanh Gia gia ngưỡng chúc thánh minh cửu trường Dân nông thịnh vượng tầm tang Thóc Hán gạo Đường đại nẫm phong niên”. (câu 3 - 10). Bối cảnh đó, Phật giáo đã giữ đƣợc tinh thần nhập thế với sự từ bi hỉ xả cứu cánh cho cuộc sống đầy biến động của nhân dân. Tiếp nối truyền thống từ 3 Kế đăng lục của Nhƣ Sơn, bản lƣu A. 158 tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Bản in năm 1734 thời Hoàng triều nhà Lê. 4 Thiền tông bản hạnh: Chân Nguyên Thiền sƣ soạn, Nhà sƣ Thanh Hanh cho in tại chùa Vĩnh Nghiêm, năm Bảo Đại 7 (1932). Kí hiệu: AB.562, lƣu tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm. 11 trƣớc, sau khi phân rã khỏi triều chính và lan toả vào dân dã, Phật giáo gần với cuộc sống đời thƣờng của dân chúng hơn và tiên quyết cho việc tạo nên bản thể văn hoá Phật giáo Đại Việt. Điều kiện Phật giáo đã ăn sâu trong tâm thức ngƣời Việt, trải qua các giai kì tạo tiền đề cho sự phát triển của Phật giáo trong giai đoạn mới trung hƣng triều đại vua Lê chúa Trịnh và kéo dài sang thời Nguyễn về sau. Cùng giai kì, yếu tố ngoại vi cũng tác động lớn đến kinh tế văn hoá chính trị trong nƣớc. Ngay sau khi nhà Lê chúa Trịnh lấy lại Bắc Việt từ nhà Mạc, ngƣời Minh đã sang nƣớc ta buôn bán từ trƣớc, nay đƣợc dịp phát triển mạnh hơn, kinh tế chợ thuyền vì thế thêm tấp nập. Nhất Kinh kì nhì phố Hiến trở thành mối giao thoa kinh tế chính trị cho vùng Bắc. Đây cũng là một điều kiện để sau này Phật giáo khi du nhập có môi sinh văn hoá phát triển. Đồng thời, nhà Minh suy vi, nhà Thanh lấn chế, khi Lý Tự Thành đánh vào hậu tẩm nhà Minh thì xã hội Trung Quốc náo loạn, mở ra thời kì mới với sự bành trƣớng của bộ tộc nhà Thanh. Trƣớc điều kiện đó, nhiều thƣơng nhân Trung Hoa sang Đại Việt buôn bán đã định cƣ tạo thành làng Minh hƣơng ở dọc ven biển, trú ngụ các khu vực phố Hiến (Hƣng Yên) và Chi Lăng cũng nhƣ Thuận An (Huế) trong đó chủ yếu là ngƣời Phúc Kiến. Sự du nhập buôn bán đi lại và chạy giặc Thanh kéo theo tôn giáo bản địa, các nhà sƣ ngƣời Trung Hoa sang Đại Việt truyền đạo tông Lâm Tế và tông Tào Động. Cuối Minh đầu Thanh, ngƣời Trung Quốc không chỉ đào tẩu ra nƣớc ngoài nói chung và ngƣời Phúc Kiến nói riêng sang Đông Nam Á tạo nên những khu ngƣời Hoa sầm uất. Về mặt tôn giáo cũng bởi những nguyên nhân nội bộ tranh chấp quyền lực và sự xuống cấp của tín ngƣỡng tôn giáo bản địa trong giai đoạn thoái trào tiếp biến lƣỡng triều Minh Thanh mà tạo nên những nhân tố tích cực cho phát triển tông giáo Đại Việt5. 5 谭志词, 越南闽籍侨僧拙公和尚出国的原因。《东南亚纵横》。2007 年 05 期. 12 Điều kiện tông giáo mở ra khi Chuyết Chuyết6 kế tông Lâm Tế từ Phúc Kiến vào Nam năm 1630 và đi dần ra Bắc hoằng dƣơng đạo pháp ở Nghệ An Thanh Hoá và dừng lại ở Thăng Long. Chuyết Chuyết đƣợc sự hậu thuẫn của hoàng thân quốc thích và quan lại triều Lê là vua Lê Thần Tông và chúa Trịnh Tráng cũng nhƣ các cung tần, cung phi. Điều kiện thuận lợi đó khiến cho mạch truyền Lâm Tế miền Bắc đƣợc dịp phát triển mạnh mẽ, và Chuyết Chuyết về chùa Phật Tích và Bút Tháp hoằng dƣơng nhƣ một điều đã định cho tông phái. Bản thân thời đại không dừng ở việc Chuyết Chuyết đơn thƣơng độc mã trên con đƣờng hoằng dƣơng đạo pháp. Chính con đƣờng ông đi dƣờng nhƣ đã đƣợc mở rộng bởi thời thế và lòng ngƣời. Nhà Thanh xâm chiếm nhà Minh dẫn đến nhiều danh nhân sĩ phu Trung Hoa chán cảnh thờ chúa khác và dao du đến đất Đại Việt tìm nguồn vui mới với ẩn dật và tiêu khiển cuối đời và gắn liền với sự phát triển Phật giáo. Những vị này trong đó có Âu Dƣơng Vựng Đăng, Tƣởng Quang Đình, Minh Hành…. đã góp công hoằng dƣơng chính pháp với Chuyết Chuyết mà sau này Minh Hành kế đăng tu trì tại chùa Bút Tháp7. Đồng thời ngoài Bắc, tông Tào Động cũng truyền sang bởi Thiền sƣ Thuỷ Nguyệt8 và mở ra tông phái chùa Hồng Phúc phố Hoè Nhai9; ở Nam Việt, Tông Lâm Tế truyền vào bởi Nguyên Thiều Hoán Bích thiền sƣ10 cùng tông Tào Động 6 Chuyết Chuyết: họ Lý, pháp danh là Viên Văn. Ông sinh năm 1590 tại Tiệm Sơn - Hải Trừng - Phúc Kiến - TQ, (nay thuộc thành phố Chƣơng Châu – Trung Quốc). Xuất gia theo học với Tăng Đà Đà, khoảng năm 1630 ông sang Đại Việt, khoảng năm 1634, ngài trụ trì chùa Phật Tích, đến năm 1642. Sau khi Bút Tháp đƣợc nhà chúa trùng tu (từ 1634 đến 1642) thì ngài đƣợc mời sang trụ trì bên Bút Tháp. 7 Âu Dương Vựng Đăng soạn văn bia Hiển Thuỵ am Báo Nghiêm tháp bi minh chùa Bút Tháp và giúp Minh Hành dựng chùa Bút Tháp năm 1647, Tƣởng Quang Đình soạn bia tháp Lê Thị Ngọc Duyên chùa Phật Tích, Minh Hành dựng chùa và soạn bia ở Bút Tháp. 8 Thuỷ Nguyệt: (1637 - 1704) , Đời pháp thứ 36, tông Tào Động, là đệ nhất tổ Tào động Đại Việt thời Lê. 9 Chùa Hồng Phúc: Chùa ở phố Hoè Nhai – Hà Nội, tƣơng truyền chùa có từ thời Lí. Đến thời Lê các thiền sƣ Trung Hoa vào truyền phái Tào Động và chùa trở thành Tổ đình Tào Động của miền Bắc. Đến nay chùa Hoè Nhai vẫn là một tổ đình lớn, trong chùa còn nhiều tháp đá, văn bia ,tƣợng pháp, đối liên có niên đại cách nay mấy trăm năm. 10 Nguyên Thiều Hoán Bích Thiền sư: thiền sƣ pháp tự Hoán Bích, ngƣời Triều Châu, Quảng Đông, Trung Quốc sang phát triển đạo pháp ở Đại Việt vào năm 1665 tại Quy Nhơn và lập chùa Thập Tháp DI Đà, về sau ngài về Huế và dựng nhiều tổ đình và Tông phái phát triển nơi đây, cũng nhƣ phát triển khắp xứ Trung Nam kì. 13 bởi Thích Đại Sán11 cũng đƣợc sự hoằng dƣơng bởi các chúa Nguyễn. Sự chia tông lập phái Phật giáo làm nên thời kì mới cho văn hoá Việt Nam giai đoạn sơ kì thế kỉ XVII và nguồn phát cho đến ngày nay. Mối giao thời giữa hai thế kỉ, Chân Nguyên Thiền sƣ là con ngƣời của thời đại nhiều biến chuyển đã tiếp nối và kế thừa đƣợc nguồn văn hoá trong và ngoài nƣớc để hình thành nên bản thể một thiền gia thạch trụ ngƣời Việt trong giai đoạn Lê triều. Ông kế thừa thiền phái Lâm Tế từ Minh Lƣơng truyền đèn nối pháp và làm rạng danh Thiền học Việt Nam. Biến chuyển của thời đại có tính tích cực đối với sự phát triển của tƣ tƣởng cũng nhƣ con ngƣời ông. Đấy là giao kì trong chiến tranh, sự phát triển rực rỡ về văn hóa cũng nhƣ kinh tế. Cuối thế kỉ XVII đầu thế kỉ XVIII, một thời đại huy hoàng của văn hóa Đại Việt, trong cái không ổn định thông thƣờng từ trƣớc tới của chính trị thì tạo nên sự bình ổn trong văn hóa bản địa nghìn năm đã qua . Đồng thời b ản thân Chân Nguyên hoằng hoá Phật đạo trong thời kì Phật giáo bì nh ổn trong văn hoá xã hội và đƣợc sự hậu thuẫn của Lê triều đặc biệt là vua Lê Hy tông mà trong Kiến tí nh thành Phật cũng nhƣ hệ thống trƣớc lục Phật học khác cũng nhƣ văn bia có đề cập đến. Trong Kiến tí nh thành Phật nhiều lần đề cập đến vai trò của Lê triều Hy tông Hoàng đế, nhƣ trong bài tƣ̣a nhận đị nh: “Lê triều Chí nh Hoà Giác hoàng, cổ Phật tái lai, hiển khai kinh tạng, tƣ̀ vân phổ nhuận, pháp vũ quân chiêm, Thích tử vạn dân, các mông kì trạch… (Giác Hoàng Chính Hoà triều Lê là bậc Phật cổ trở lại , hiển hiện, mở rộng kinh tạng , mây lành che khắp , mưa pháp tưới đều , con Thí ch (người tu hà nh) cùng muôn dân đều được đội ân trạch )12” thể hiện thời kì hài hoà giƣ̃a vƣơng quyền triều đì nh và hệ thống tăng lƣ̃ cũng nhƣ xã hội . Điều đó tạo nên môi sinh cho văn hóa Phật giáo phát triển mà Chân Nguyên là một nhân tố tích cực trong sự hoằng dƣơng đạo pháp. 11 Thích Đại Sán: thiền sƣ dòng Tào Động, sang Đại Việt thời chúa Nguyễn Phúc Chu và có nhiều công lao trong việc truyền dƣơng chính pháp ở đàng Trong. Thích Đại Sán để lại tác phẩm Hải Ngoại Kỉ sự, ghi chép về những lần sang Đại Việt và giao thông thơ phú với tăng sĩ Đàng Trong.. 12 Kiến tí nh thành Phật, bài tựa, tờ 6a. 14 2. Tiểu sử Chân Nguyên Thiền sƣ (1647 - 1726). Các tài liệu chữ Hán của ngƣời Việt ghi chép về Chân Nguyên còn khá nhiều, ngoài việc viết về truyền thừa còn ghi lại con ngƣời, quê quán và truyền pháp. Trong hệ thống thƣ tịch về lai lịch Chân Nguyên Thiền sƣ, cơ bản có 4 tài liệu theo thứ tự thời gian là bài Tựa sách Kiến tính thành Phật, bia Tịch Quang tháp13, Kế đăng lục [37] và Thiền uyển truyền đăng lục[31]. Bài tựa Kiến tính thành Phật đƣợc viết khi Chân Nguyên còn trụ thế và cũng không đầy đủ, bởi gần 30 năm sau Thiền sƣ mới thị tịch. Văn bản ghi lại tƣơng đối đầy đủ về Thiền sƣ là bia Tịch Quang tháp, tuy nhiên cũng còn thiếu các bài kệ thị tịch mà sau này bản Kế đăng lục cũng nhƣ Thiền Uyển truyền đăng lục của Phúc Điền Hoà thƣợng về sau bổ sung nối tiếp. Dựa trên các tài liệu này chúng ta có thể giới thiệu một cách tổng quát về con ngƣời Chân Nguyên Thiền sƣ nhƣ sau: Chân Nguyên Thiền sƣ sinh ra trong gia đình họ Nguyễn, mẹ họ Phạm ở làng Tiền Liệt huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dƣơng14 và đƣợc đặt tên là Nghiêm, tên tự là Đình Lân15. Truyện kể rằng bà Phạm thị nằm mộng đƣợc một ông lão đƣa cho đoá hoa sen mới cảm ứng có mang thai, đủ ngày tháng sinh ra ông vào giờ Quý Sửu Ất Mão ngày 16 tháng 9 năm Đinh Hợi niên hiệu Phúc Thái thứ 5 triều Lê (1647). Ông lớn lên thông minh dĩnh ngộ, trí tuệ hơn ngƣời. Bia Tịch Quang tháp cho biết, ông “lông mày ánh mắt thanh tú, cốt tƣớng bất phàm”. Khi ông hơn 8 tuổi thì theo học với ngƣời cậu là giám sinh. Với thông minh mẫn tuệ, ông học hành chăm chỉ, ngôn ngữ văn phong sắc bén, chỉ mong thi đỗ làm quan, kết 13 Tịch Quang tháp, bia ở 2 tháp, 1 tháp ở chùa Long Động và 1 tháp ở chùa Quỳnh Lâm (2 chùa ở huyện Đông Triều tỉnh Quảng Ninh), thể hiện 2 phần Thể và Dụng của Thiền sƣ. Nội dung bia trên 2 tháp là giống nhau. Thể: tiếng Phạn là Dha^ tu, dịch là Thể, là Giới, là Tính… là tất cả bản thể của sự vật. Dụng: biểu hiện hình tƣớng bến ngoài của vật. Xem thêm bản dịch toàn văn bia ở phần Phụ lục. 14 Trong 4 tài liệu trên còn có thêm bia Tu tạo cửu phẩm liên hoa bi kí ở chùa Động Ngọ ghi chép về quê của Chân Nguyên ở làng Tiền Liệt. Làng Tiền Liệt, nay thuộc xã Tiến Tiến huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dƣơng. 15 Đình Lân: tên tự Chân Nguyên, chỉ có bia Tịch Quang tháp ghi lại sƣ có tên tự này, các văn bản khác đều không ghi lại. Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Nguyễn Tài Thƣ chủ biên, Nxb KHXH, Hà Nội, 1988 đã ghi nhầm tên tự của Chân Nguyên thành Bình Lâm. 15 duyên cùng ngƣời hiền thê tài giỏi16. Đến khi 19 tuổi, nhân nghe ngƣời ta đọc sách “Trúc Lâm đệ tam tổ thực lục”17, cảm khái mà than rằng: “Bậc khôi nguyên trong thiên hạ còn bỏ công danh, coi như chiếc dày rách cũng như áo mũ cao sang tựa chiếc lồng tre. Huống là ta một gã thư sinh, sao bằng được như thế?”18. Bèn phát tâm thẳng lên chùa Hoa Yên núi An Tử yết kiến Thiền sƣ Chân Trụ Tuệ Nguyệt19. Thiền sƣ Chân Trụ là đệ tử của Minh Hành Thiền sƣ. Bấy giờ Thiền sƣ Chân Trụ hỏi Chân Nguyên là ngƣời địa phƣơng nào đến? Chân Nguyên mới đáp: “Vốn không đi lại”. Chân Trụ Thiền sƣ nghe lời nói biết là Pháp khí, bèn cắt tóc thụ kí Thi la20 cho sƣ, lại riêng đặt tên là Tuệ Thông21. Không lâu sau đó, Thiền sƣ Chân Trụ thị tịch, Tuệ Thông hết lòng hiếu thuận thờ tự thầy trong 3 năm và ở lại chùa Long Động22. Sau 3 năm hƣơng hoả, vì muốn đăng đàn tiến giới, phỏng cứu Thiền tông, Chân Nguyên đã căn cứ theo Phạm Võng kinh, Nhƣ Lai phó chúc: "Nếu trong khoảng ngàn dặm có bậc Ðại tông sư, phải mau đến ân cần cầu xin thọ giới Bồ-tát". Sƣ mới chuẩn bị đầy đủ 16 Ngày tháng năm sinh, đến mong thi đỗ làm quan, lấy vợ… chỉ có bia Tịch Quang tháp ghi lại. Các văn bản khác không nói đến. Thiền uyển truyền đăng lục ghi “đồng chân nhập đạo”, nhƣng cũng không ghi bao nhiêu tuổi, trong khi bia ghi rõ ông 19 tuổi, Thiền sư Việt Nam của Thích Thanh Từ ghi ông 16 tuổi là không đúng. 17 Nguyên văn: Trúc Lâm đệ tam tổ thực lục, nghĩa là Thực lục của Đệ tam tổ Trúc Lâm. Đệ Tam tổ Trúc Lâm là ngài Huyền Quang tôn giả. Đây có lẽ là phần thực lục ghi chép về ngài Huyền Quang. 18 Câu này chỉ có trên bia Tịch Quang tháp, Nguyễn Thế Hữu khi biên dịch đã lƣợc dịch, dẫn đến các văn bản giới thiệu Chân Nguyên hoặc Lịch sử Phật giáo Việt Nam về sau đều dẫn theo mà không dịch đủ nguyên văn. 19 Thiền sư Tuệ Nguyệt Chân Trụ: Theo Chân Nguyên thiền sư toàn tập trang 11, tập 1, dẫn Thích song tổ ấn tập, tờ 16a, ghi ông là đệ tử Minh Hành thiền sƣ. Minh Hành thiền sƣ (1596 – 1659) là đệ tử Chuyết Chuyết, xem phần lịch sử truyền thừa tông phái ở mục tiếp theo: Chân Nguyên và Truyền thừa Lâm tế tông. 20 Thi la: SILA, thuật ngữ, chỉ bắt đầu thụ GIỚI của ngƣời xuất gia, còn gọi là Thanh lương, Tính thiện giữ giới Thân khẩu ý. Thụ giới Thi la chỉ có trong Kế đăng lục ghi, các bản khác không có. 21 Tuệ Thông: hàng chữ Tuệ của dòng Trúc Lâm Yên Tử, bia tháp ghi chữ Tuệ Thông, các bản khác không ghi mà chỉ ghi sau này Chân Nguyên hiệu Tuệ Đăng. 22 - Tuệ Thông thờ thầy trong 3 năm, chỉ có bia Tịch Quang tháp ghi lại, các bản khác không có. - Chùa Long Động: nơi Chân Nguyên xuất gia đầu Phật, và cũng là nơi về sau ông về trụ trì. Chùa hiện nay là Thiền Viện thuộc xã Nam Mẫu huyện Đông Triều tỉnh Quảng Ninh, dƣới chân núi Yên Tử. 16 cà sa, tọa cụ, pháp phục, sắm lễ vật với tâm thành, cùng đồng đạo là Nhƣ Niệm, phát nguyện tu hạnh đầu đà, đi các nơi tìm thầy giỏi để tham vấn. Nhƣng sau đó Nhƣ Niệm đổi ý về trụ trì chùa Cô Tiên23. Sƣ mới vì pháp vƣợt xa xôi thẳng đến chùa Vĩnh Phúc trên núi Côn Cƣơng, phủ Từ Sơn, Kinh Bắc24, một lần nữa cúi lễ Đại đức Mãn Giác Hòa thƣợng Minh Lƣơng Tôn sƣ25. Minh Lƣơng là đệ tử thủ toà đắc pháp với của Chuyết Chuyết thiền sƣ26, thuộc truyền pháp phái Lâm Tế Thiền tông ở Đông Đô. Khi gặp Minh Lƣơng, Hoà thƣợng hỏi rằng: “汝欲學 何道耶 Ngƣơi muốn học đạo gì?”. Sƣ vẫn ngồi yên không nói. Thiền sƣ Minh Lƣơng liền nói: “如如不动是佛真宗 Như như chẳng động chính là Phật chân tông”27. Bèn đổi tên sƣ thành Chân Nguyên, thụ Tỳ khƣu Cụ túc giới. Một ngày Sƣ lên hỏi tổ Minh Lƣơng rằng: Muốn cầu yếu pháp thì lấy cực cùng làm gốc, học đạo thì lấy ngộ làm thời gian, chưa hiểu thời gian nào thì ngộ? Tổ Minh Lƣơng mới nói rằng: Pháp vốn không pháp, ngươi lấy pháp gì mà cùng cứu, ngộ lại trở về mê, ngươi lấy ngộ nào làm thời kì? Chân Nguyên dƣới lời mà tỉnh ngộ28. Về sau, Chân Nguyên thiền sƣ đã đốc công và cho khắc Diệu pháp Liên 23 Như Niệm và chùa Cô Tiên, hiện chúng tôi không biết rõ. Việc đi cùng Nhƣ Niệm, chỉ có Kế Đăng lục của Nhƣ Sơn ghi lại, văn bia tháp cũng nhƣ các bản khác đều không nói đến. 24 Chùa Vĩnh Phúc: chùa trên núi Côn Cƣơng là một tổ đình Phật giáo lớn thế kỉ XVII – đầu thế kỉ XX, nơi Mãn Giác Minh Lƣơng Thiền sƣ trụ trì và phát dƣơng tông phái, nay thuộc thôn Đoàn Kết xã Phù Lãng huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh. 25 Mãn Giác Hoà thượng Minh Lương Thiền sư: là ngƣời đắc pháp với Chuyết Chuyết Tổ sƣ tông Lâm tế miền Bắc thế kỉ 17. Chuyết Chuyết ngƣời Hoa sang truyền đạo ở nƣớc ta và Minh Lƣơng là vị tổ ngƣời Việt đắc pháp và truyền đạo có ảnh hƣởng to lớn đến toàn bộ Phật giáo Việt Nam về sau. 26 Chuyết Chuyết: họ Lý, pháp danh là Viên Văn. Ông sinh năm 1590 tại Tiệm Sơn - Hải Trừng - Phúc Kiến - TQ, (nay thuộc thành phố Chƣơng Châu – Trung Quốc). Xuất gia theo học với Tăng Đà Đà, khoảng năm 1630 ông sang Đại Việt, khoảng năm 1634, ngài trụ trì chùa Phật Tích, đến năm 1642. Sau khi Bút Tháp đƣợc nhà chúa trùng tu (từ 1634 đến 1642) thì ngài đƣợc mời sang trụ trì bên Bút Tháp 27 Cuộc hội ngộ này bia Tịch Quang tháp ghi lại chính xác khi Minh Lƣơng mới gặp Chân Nguyên nên hỏi:“ngươi muốn học đạo gì” đúng hơn cách hỏi “bao năm chứa ngọc trong túi, ngày nay hiện ra trƣớc mắt, là thế nào?” mà Kế đăng lục và Thiền uyển truyền đăng lục đã ghi. 28 Việc vấn đáp và ngộ đạo trong 4 tài liệu chúng tôi căn cứ thì chỉ có Thiền uyển truyền đăng lục ghi lại. Không rõ Phúc Điền hoà thƣợng khi soạn sách căn cứ tài liệu nào. 17 hoa kinh. Sau khi theo thầy tham kinh học đạo, Chân Nguyên than rằng: "Phật xưa sớm được công quả cao siêu, do siêng tu thắng hạnh đầu đà. Hương hoa muôn vật là của cải bên ngoài, cánh tay hay một ngón tay là trong thân vậy. Ân Phật khó đền đáp, đức Tổ đâu dễ trả!" Thiền sƣ Chân Nguyên mới cung kính trƣớc tƣợng Phật dùng lửa đốt ngón tay mà phát nguyện rằng: "Trước đốt một ngón tay, nguyện đem pháp cúng dường này đền đáp ân sâu của Phật Tổ, Sư Trưởng". Sau Sƣ đốt tiếp một ngón tay nữa: "Nguyện đem pháp cúng dường này, nương theo Kinh Phạm Võng thọ giới Bồ-tát và thẳng lên mười đại nguyện lực Bồ-đề. Nguyện đời đời tiếp nối đèn tuệ của chư Phật, kiếp kiếp kế thừa y bát của chư Tổ. Vì tông và giáo đốt ngón tay, kính dâng lên Tổ Ðiều Ngự. Tùy nguyện của chúng hữu tình, mà cảm đến trí vô lậu"29. Nhƣ thế, Thiền sƣ đã thiêu 2 ngón tay cúng Tam tôn Phật, sau cùng thụ giới Bồ Tát, phát 10 nguyện thệ cầu thành chính giác. Từ đó, Sƣ tiếp tục tham vấn sách vở30, tuân thủ thanh quy31, lí giải tam thông32, tu hành cùng mọi ngƣời. Về sau, sƣ thăm thú danh lam, mới chọn nơi phúc địa của cõi đất Việt trùng tu và phát dƣơng Thiền Lâm Tế Trúc Lâm 29 Việc đốt 2 ngón tay, bia Tịch Quang tháp và Kiến tính thành Phật ghi lại, trong đó Kiến tính thành Phật ghi đầy đủ chi tiết hơn, nhƣ lời nguyện. Ở đây chúng tôi theo bài tựa Kiến tính thành Phật. 30 Nguyên từ: “Hoàng quyển 黄卷”: gồm các nghĩa: 1. Thƣ tịch 书籍: Đại Đƣờng Tân ngữ, cử hiền 大唐 新语·举贤: Hoàng quyển chi trung, Thánh hiền bị tại 黄卷之中,圣贤备在. 2. Chỉ công ghi chép của sử quan, cho đúng chức năng sử quan. Đƣờng hội yếu 唐会要: Sắc ngự sử y cựu trí hoàng quyển:“ 天宝 四载十一月,勅御史依旧置黄卷… 3. Chiểu sắc. 4 Chỉ sách Đạo giáo và Phật giáo vì sách của 2 đạo này dùng màu vàng. Ở đây dịch lấy nghĩa là tham vấn sách vở, đọc sách Phật giáo. 31 Thanh quy 清規: những quy thức thanh tịnh trong chùa gọi là thanh quy, ban đầu do Bách Trƣợng Hoài Hải lập thời Đƣờng để quy định cho tăng chúng tuân theo tu tập, sau tuỳ từng chùa có cách quy định cho thuận tiện. 32 Tam thông 三通: thuật ngữ, chỉ ba loại là: 1. Nhân quả đều thông, tam thừa đều dựa vào cái lí thể không vô sinh nên cắt đứt nghi hoặc hiểu rõ cái lí chính là thông về Nhân quả đều thông. 2. thông quả phi thông: Phân biệt Bồ tát trong Tam thừa, thuộc vào Lợi căn Bồ tát, cũng để đoạn chứng tam thừa, để phân biệt rõ nghĩa trƣớc sau. 3. Thông biệt thông viên: Tức sự dẫn dụ con đƣờng vào đạo do nghe thông giáo mà biệt lập một loại. Chỉ hiểu rõ căn cốt đạo Phật nhân quả luân hồi. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan