Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kien thuc va hanh vi pc tat khuc xa hs quan thcs thot not 2012...

Tài liệu Kien thuc va hanh vi pc tat khuc xa hs quan thcs thot not 2012

.PDF
86
307
115

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ VÕ VIỆT XUÂN NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC, HÀNH VI VỀ DỰ PHÒNG TẬT KHÚC XẠ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN THỐT NỐT NĂM 2012 LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP I CẦN THƠ, 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ VÕ VIỆT XUÂN NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC, HÀNH VI VỀ DỰ PHÒNG TẬT KHÚC XẠ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN THỐT NỐT NĂM 2012 Chuyên ngành: Y HỌC DỰ PHÒNG Mã số: 60.72.73 CK LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP I Hướng dẫn khoa học PGs. Ts. ĐÀM VĂN CƯƠNG CẦN THƠ, 2012 i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BV Bệnh viện CBM Hội bảo trợ người mù của đạo Tin Lành IAPB Tổ chức quốc tế về phòng chống mù lòa ICEE Trung tâm quốc tế về đào tạo chăm sóc mắt. INGO Tổ chức phi chính phủ quốc tế TƯ Trung ương TKX Tật khúc xạ THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thong Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TTT Thuỷ tinh thể TV Tivi UBND Ủy ban nhân dân WCO Hội đồng thế giới về Chỉnh quang WHO Tổ chức Y tế thế giới YTTH Y tế trường học ii MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................... i DANH MỤC BẢNG .................................................................................... iv ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 3 1.1. Tật khúc xạ .......................................................................................... 3 1.1.1. Tật khúc xạ là gì ?.......................................................................... 3 1.1.2. Các kiểu khác nhau của tật khúc xạ................................................ 4 1.2. Nguyên nhân và biểu hiện của tật khúc xạ............................................ 7 1.3. Các phương pháp điều chỉnh ................................................................ 8 1.4. Phòng tránh tật khúc xạ và chăm sóc mắt ............................................. 8 1.5. Tổng quan tình hình tật khúc xạ ........................................................... 9 1.5.1. Tình hình tật khúc xạ trên thế giới..................................................... 9 1.5.2. Tình hình tật khúc xạ tại Việt Nam.................................................. 11 1.6. Các nghiên cứu về tật khúc xạ............................................................ 14 1.6.1. Các nghiên cứu về tật khúc xạ trên thế giới.................................. 14 1.6.2. Các nghiên cứu về tật khúc xạ ở Việt Nam .................................. 21 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............. 29 2.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................... 29 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................. 29 2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................ 29 2.1.3. Tiêu chuẩn chọn vào .................................................................... 29 2.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................... 29 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ..................................................................... 29 2.2.2. Cỡ mẫu ........................................................................................ 29 2.2.3. Phương pháp chọn mẫu................................................................ 30 iii 2.3. Xử lý và phân tích số liệu................................................................... 34 2.4. Đạo đức trong nghiên cứu .................................................................. 35 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................... 36 3.1. Đặc tính mẫu nghiên cứu.................................................................... 36 3.1.1. Đặc tính chung............................................................................. 36 3.1.2. Tình hình mắc tật khúc xạ............................................................ 38 3.2. Kiến thức về các yếu tố nguy cơ chính của tật khúc xạ....................... 43 3.2.1. Biết về các yếu tố nguy cơ chính của tật khúc xạ ......................... 43 3.2.2. Các nguồn thông tin cung cấp kiến thức về phòng ngừa tật khúc xạ .............................................................................................................. 44 3.2.3. Kiến thức về phòng ngừa tật khúc xạ ........................................... 44 3.3. Thái độ về tật khúc xạ ........................................................................ 45 3.3.1. Thái độ học sinh về lo sợ sẽ bị tật khúc xạ .................................. 45 3.3.2. Tâm lý của học sinh khi đã mắc tật khúc xạ................................. 46 3.4. Thực hành về phòng ngừa mắc tật khúc xạ......................................... 46 Chương 4 BÀN LUẬN ............................................................................... 53 4.1. Những đặc tính chung của mẫu nghiên cứu ........................................ 53 4.2. Tình hình tật khúc xạ.......................................................................... 54 4.3. Kiến thức, thái độ và hành vi về dự phòng tật khúc xạ ở học sinh trung học cơ sở quận Thốt Nốt ........................................................................... 60 4.4. Mối liên quan ..................................................................................... 66 KẾT LUẬN................................................................................................. 68 KIẾN NGHỊ................................................................................................ 70 Phụ lục 1: Bảng câu hỏi................................................................................ 7 iv DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 1.1: Phân loại về tật khúc xạ của Tổ chức Y tế thế giới [1]................. 11 Bảng 3.1. Những đặc tính của mẫu nghiên cứu ............................................ 36 Bảng 3.2. Số học sinh đi khám tật khúc xạ ................................................... 38 Bảng 3.3. Số học sinh phát hiện mắc tật khúc xạ qua khám.......................... 38 Bảng 3.4. Độ tật khúc xạ phân theo mắt phải và mắt trái.............................. 38 Bảng 3.5. Học sinh bị tật khúc xạ phân theo lớp học .................................... 39 Bảng 3.6. Học sinh bị tật khúc xạ phân theo giới.......................................... 40 Bảng 3.7. Học sinh bị tật khúc xạ phân theo tuổi.......................................... 40 Bảng 3.8. Học sinh bị tật khúc xạ phân theo địa dư nơi trường học .............. 41 Bảng 3.9. Thời điểm bị tật khúc xạ............................................................... 41 Bảng 3.10. Số năm trẻ bị tật khúc xạ ............................................................ 42 Bảng 3.11. Gia đình có người bị tật khúc xạ................................................. 42 Bảng 3.12. Biết về nguyên nhân của tật khúc xạ........................................... 43 Bảng 3.13. Các nguồn thông tin cung cấp .................................................... 44 Bảng 3.14. Tỷ lệ học sinh được cha mẹ nhắc nhở phòng ngừa tật khúc xạ ... 44 Bảng 3.15. Kiến thức về tật khúc xạ có thể phòng ngừa .............................. 45 Bảng 3.16. Thái độ về lo sợ sẽ bị tật khúc xạ............................................... 45 Bảng 3.17. Tâm lý của học sinh khi đã mắc tật khúc xạ ............................... 46 Bảng 3.18. Đọc sách báo nơi thiếu ánh sáng................................................. 46 Bảng 3.19. Nằm hay quỳ để đọc sách, viết bài ............................................. 47 Bảng 3.20. Có chú ý giữ khoảng cách giữa mắt và sách vở không quá gần khi đọc ............................................................................................................... 47 Bảng 3.21. Có chú ý giữ khoảng cách giữa mắt và tivi, màn hình vi tính khi xem .............................................................................................................. 48 v Bảng 3.22. Thời gian đọc sách, truyện, sử dụng máy vi tính liên tục không nghỉ .............................................................................................................. 48 Bảng 3.23. Học sinh bị mắc tật khúc xạ phải đeo kính những lúc nào .......... 49 Bảng 3.24. Học sinh đã bị mắc tật khúc xạ mới khám mắt < 1 năm.............. 49 Bảng 3.25. Mối liên quan giữa tật cận thị với các đặc tính của mẫu ............. 51 Bảng 3.26. Mối liên quan giữa thực hành dự phòng với tật khúc xạ ............. 52 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tình trạng sức khoẻ, bệnh tật của trẻ em cũng chịu ảnh hưởng bởi sự phát triển kinh tế xã hội. Tình hình sức khoẻ của trẻ em luôn có ý nghĩa quan trọng trong việc hoạch định các kế hoạch, lựa chọn các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao sức khoẻ học sinh, đặc biệt tật khúc xạ ngày càng gia tăng, trên thực tế đó từ năm 2000 Bộ Y tế có ban hành các chính sách, văn bản hướng dẫn thực hiện việc phòng, chống các bệnh tật học đường, nhưng việc thực hiện không theo kịp diễn biến phức tạp của bệnh tật học đường [2]. Bệnh viện Mắt Hà Nội đã khám cho hơn 39.000 trẻ từ 1-14 tuổi và phát hiện ra 13.558 trẻ mắc tật khúc xạ cần được chỉnh kính, chiếm 35,5%. Khám cho thấy, hơn 30% các em bị cận, 32% bị lệch khúc xạ và các loại tật khác [13]. Theo nghiên cứu năm 2006 tại Trường THCS Amsterdam, có tới 78% học sinh bị tật khúc xạ và đa phần các em đều không được đeo kính để điều chỉnh. Các em học càng nhiều càng dễ bị cận [13]. Lê Thị Thanh Xuyên và cộng sự công bố tại buổi tổng kết hoạt động chương trình Mắt học đường ngày 4/9 cho thấy tỷ lệ tật khúc xạ nói chung trong học sinh là 39,36%, tăng đến mức báo động so với khảo sát năm 2002 (25,3%), trong đó cận thị là 38,88% (năm 2002 là 17,2%). Thái độ, hành vi của học sinh về tật khúc xạ cũng còn thấp. Trong số các em bị tật khúc xạ, có 67,16% số em đeo kính, trong đó 74% các em có thị lực với kính trên 6/10 [27]. Tại lễ mít-tinh chào mừng Ngày Thị giác thế giới 13/10 với chủ đề “Mắt sáng cho em” tổ chức sáng 4/10/2011 tại Hà Nội, bà Vũ Thị Thanh Giám đốc BV Mắt Hà Nội cho biết, tình trạng cận thị học đường tập trung ở 2 khu vực nội đô đang trở thành một vấn đề đáng báo động của Hà Nội với khoảng 500.000 học sinh thủ đô mắc tật khúc xạ, chủ yếu mắc tật cận thị. Trong thời gian 10 năm (từ năm 1998 đến 2009), tỷ lệ học sinh mắc tật khúc xạ ở các bậc học tăng khoảng 2 lần. Cá biệt ở các trường chuyên, lớp chọn tỷ lệ học sinh bị cận thị xấp xỉ 60%. Ở các địa phương khác, tỷ lệ học sinh bị cận thị cũng rất cao. Nghiên cứu của BV Mắt Tp. HCM năm 2006 cho thấy, tỷ lệ mắc tật khúc xạ của học sinh thành phố là 38,8%. Nghiên cứu của Đại học Y Thái Nguyên năm 2007 cho thấy tỷ lệ mắc là 11,52%. Năm 2008, BV Mắt TƯ đã điều tra về tật khúc xạ ở học sinh phổ thông ở 3 tỉnh Hà Tĩnh, Hải Phòng, Đà Nẵng cho thấy, tỷ lệ mắc ở học sinh là 26,4%. Trong đó, tiểu học là 18,67%, THCS là 23,47%, THPT là 32,68%, tỷ lệ tật khúc xạ ở học sinh thành thị là 26,9%, nông thôn là 14,4% [12]. Qua đó, cho thấy tỷ lệ học sinh nhất là các em ở lứa tuổi trung học cơ sở mắc tật khúc xạ cao, có nơi đến 78% (theo nghiên cứu ở trường THCS Amsterdam). Tỷ lệ chung học sinh mắc tật khúc xạ là 40% [27]. Vì vậy, chúng tôi đặt câu hỏi tỷ lệ thực tế mắc tật khúc xạ của học sinh THCS tại quận Thốt Nốt như thế nào? Và các yếu tố nào liên quan đến kiến thức của học sinh về tật khúc xạ? Và chưa có một nghiên cứu nào về mức độ hiểu biết của học sinh đối với tật khúc xạ tại quận Thốt Nốt. Do đó, tôi chọn vấn đề sức khoẻ của địa phương: “Nghiên cứu kiến thức, hành vi về dự phòng tật khúc xạ của học sinh trung học cơ sở quận Thốt Nốt” nhằm các mục tiêu: 1. Xác định tỷ lệ học sinh trung học cơ sở bị tật khúc xạ tại quận Thốt Nốt; 2. Khảo sát kiến thức, thái độ, hành vi và một số yếu tố liên quan về dự phòng tật khúc xạ ở học sinh trung học cơ sở quận Thốt Nốt . 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tật khúc xạ 1.1.1. Tật khúc xạ là gì ? Ta nhìn thấy mọi vật xung quanh ta vì có ánh sáng phản chiếu từ vật đó. Bản thân vật không phát sáng (trừ khi nó chính là nguồn phát sáng!) do vậy ta không nhìn thấy vật trong bóng tối bởi vì không có ánh sáng phản chiếu từ nó. Mỗi chùm tia sáng gồm những tia sáng. Các tia sáng có thể đi song song, đi hội tụ hoặc phân kỳ Các tia sáng có thể bị phản xạ hoặc bị khuất triết Sự phản xạ (phản chiếu) ánh sáng xảy ra khi ánh sáng bị phản chiếu từ những mặt phẳng, như mặt gương chẳng hạn. Quy luật phản xạ ánh sáng " Góc phản xạ tia sáng thì bằng góc tới của tia sáng đó” Sự khuất triết ánh sáng là sự thay đổi hướng đi của tia sáng khi tia sáng đó đi qua một môi trường này (như không khí) sang một môi trường khác có chỉ số khuất triết khác nhau (như kính). Chỉ số khuất triết là số đo khả năng bẻ gẫy tia sáng của môi trường đó như thế nào. Bình thường, để con mắt có thể nhìn thấy rõ vật, các tia sáng phải bị bẻ gãy hay gọi là “bị khuất triết” khi chúng đi qua các môi trường quang học trong suốt của con mắt như giác mạc và thể thuỷ tinh để hội tụ đúng trên võng mạc là lớp màng thần kinh nằm ở đáy mắt. Mắt như vậy gọi là mắt chính thị (mắt có độ khuất triết bình thường). Võng mạc tiếp nhận hình ảnh của vật 4 được tạo nên bởi các tia sáng này và gửi ảnh ảo đó qua dây thần kinh thị giác lên vỏ não. Tật khúc xạ có nghĩa là các môi trường quang học (giác mạc, TTT, DK) của con mắt ta khuất triết ánh sáng không đúng, do đó hình ảnh của vật mà ta nhìn thấy bị mờ . Tật khúc xạ bao gồm cận thị, viễn thị, loạn thị và lão thị được coi là những rối loạn về khuất triết của mắt mà không phải là bệnh mắt. 1.1.2. Các kiểu khác nhau của tật khúc xạ 1.1.2.1. Cận thị Mắt cận thị là mắt có trục trước sau dài hơn bình thường hoặc có lực khuất triết quá mạnh, do đó các tia sáng sau khi bị khuất triết sẽ hội tụ ở trước võng mạc. Mắt cận thị có thể nhìn rõ các vật ở gần nhưng lại không nhìn rõ các vật ở xa. Cận thị có thể là do di truyền hoặc mắc phải do mắt phải làm việc ở khoảng cách gần quá nhiều. Cận thị di truyền thường phát hiện ở trẻ em khi chúng từ 8 đến 12 tuổi. Quãng tuổi từ 10 đến 20, khi cơ thể phát triển nhanh chóng thì mắt cũng ngày càng dài ra và cận thị cũng tiến triển nhanh. Từ 20 đến 40 tuổi, thường thì độ cận thị ít thay đổi. Khi nhìn gần, mắt ta phải điều tiết để nhìn vật cho rõ. Khi đó, thể thuỷ tinh của mắt căng phồng lên để đưa ảnh của vật hội tụ trên võng mạc. Khi nhìn xa, mắt giảm điều tiết, thể thuỷ tinh lại xẹp xuống. Bình thường, khoảng cách thích hợp khi làm việc gần từ mắt đến sách vở hoặc máy vi tính là 33 đến 40 cm. Nếu mắt phải làm việc ở khoảng cách gần liên tục nhiều giờ trong ngày, nhiều ngày liền trong tháng, đặc biệt là trong điều kiện thiếu ánh sáng thì thể thuỷ tinh của mẳt luôn luôn ở trong tình trạng phải điều tiết, luôn bị căng phồng gây nên tình trạng mệt mỏi, căng cứng điều tiết. Nếu mắt không được nghỉ ngơi, đến một lúc nào đó thể thuỷ tinh bị căng cứng không thể xẹp xuống được nữa, lực điều tiết của con mắt luôn duy trì ở mức quá mạnh, lúc 5 đó mắt đã trở thành cận thị. Đó chính là tật cận thị mắc phải hay ta thường gọi là cận thị học đường. Cận thị không chỉ gây khó khăn cho việc học tập, làm việc mà khi bị cận thị nặng sẽ có nguy cơ mắc nhiều biến chứng như vẩn đục dịch kính (mắt nhìn thấy nhiều vật lơ lửng như ruồi bay trước mắt) hoặc bong võng mạc gây mù. Do vậy, người bị cận thị cần đi khám bác sỹ mắt định kỳ để theo dõi các thay đổi ở võng mạc mắt cận. Nếu đã bị bong võng mạc, cần phải được điều trị càng sớm càng tốt bằng phẫu thuật ở các trung tâm nhãn khoa lớn trong nước. Để chỉnh tật cận thị, ta có thể dùng kính phân kỳ (kính --) hoặc phẫu thuật trên giác mạc. Để phòng cận thị mắc phải, cần chú ý không đọc sách hoặc làm việc bằng mắt ở khoảng cách gần (chơi máy tính , xem ti vi…) liên tục quá lâu, quá nhiều ngày. Tốt nhất cứ sau 1 giờ đọc sách hoặc làm việc với máy tính, cần nghỉ ngơi 5-10 phút bằng cách làm các việc khác không cần dùng mắt ở khoảng cách gần, hoặc xoa nhẹ lên mắt qua da mi nhiều lần. Cần đảm bảo đủ ánh sáng cho các cháu ở bàn học (có đèn bàn) và ánh sáng trên lớp học (bảng cần có đèn chiếu sáng, bảng phải bôi đen viết phấn trắng hoặc bảng trắng viết bút dạ xanh, đen). Tư thế khi ngồi học (ngồi thẳng lưng, ngay ngắn, không cúi sát xuống bàn) cũng cần được các bậc phụ huynh học sinh và các thầy cô giáo chú ý để nhắc nhở các cháu luôn thực hiện đúng. 1.1.2.2. Viễn thị Mắt viễn thị là mắt có trục trước sau ngắn hơn bình thường hoặc có lực khuất triết quá yếu, do đó các tia sáng sau khi bị khuất triết sẽ hội tụ ở sau võng mạc, vì vậy ảnh hiện trên võng mạc bị mờ không rõ nét. Mắt viễn thị không thể nhìn rõ các vật ở gần như khi ta đọc sách chẳng hạn. Để cố gắng nhìn rõ vật, mắt viễn thị luôn phải điều tiết để đưa ảnh rơi trên võng mạc. do điìeu tiết liên tục, mắt viễn thị bị mệt mỏi, đau đầu , nhức mát và hay chảy nước mắt. 6 Giống như cận thị, viễn thị thường do di truyền. Trẻ mới đẻ và trẻ em nhỏ tuổi thường có xu hướng bị viễn thị nhẹ. Khi trẻ lớn lên, con mắt cũng phát triển và trở nên dài hơn, độ viễn thị cũng sẽ giảm dần. Để chỉnh tật viễn, ta dùng kính hội tụ (kính +) nhằm làm tăng lực khuất triết của mắt Độ viễn thị toàn phần = Độ viễn tiềm ẩn + Độ viễn tuỳ ý + Độ viễn tuyệt đối Trong đó: - Độ viễn tiềm ẩn là độ viễn thị có thể dễ dàng điều tiết được, do đó không cần chỉnh kính - Độ viễn tuỳ ý là độ viễn có thể điều tiết được hoặc chỉnh được bằng kính hội tụ - Độ viễn tuyệt đối là độ viễn không thể điều tiết được mà bắt buộc phải chỉnh bằng kính + thì bệnh nhân mới được thị lực cao nhất 1.1.2.3. Loạn thị Giác mạc là một màng collagen trong suốt, rất nhạy cảm nằm phía trước lòng đen của con mắt. Bản chất của nó là một thấu kính hội tụ có công suất lớn tới + 42 Dioptry để khuất triết ánh sáng khi ánh sáng đi qua giác mạc. Giác mạc bình thường hình cầu đều đặn, nhẵn bóng, giống như mặt quả bóng tròn. Khi mắt ta bị loạn thị, một trục nào đó của giác mạc sẽ cong hơn các trục khác, trông giống như quả bóng bầu dục, và các tia sáng đi qua trục đó sẽ hội tụ ở trước võng mạc, trong khi các tia sáng khác đi qua 1 trục ít cong hơn lại hội tụ ở sau võng mạc. Loạn thị cũng có thể do TTT bị nghiêng trong nhãn cầu. Do vậy, ảnh của vật mà mắt ta nhìn thấy sẽ bị méo hình hoặc bị mờ cả khi nhìn xa và nhìn gần. Giống như khi bạn đi vào nhà gương ở công viên, bạn sẽ thấy hình ảnh mình trong gương quá cao, quá béo hoặc quá gầy. Ta cũng có thể bị loạn thị kèm theo cận thị hoặc viễn thị 7 Loạn thị có thể là : - Loạn thị thuận (theo quy tắc) : khi trục khuất triết mạnh hơn là trục đứng 900. - Loạn thị nghịch (không quy tắc) : khi trục khuất triết mạnh hơn là trục ngang 1800. - Loạn thị chéo: khi trục khuất triết mạnh hơn là trục chéo từ 450 đến 1350. Tuỳ theo tính chất , loạn thị có thể chia thành loạn thị đơn thuần (viễn hoặc cận), loạn thị kép (viễn hoặc cận) hoặc loạn thị hỗn hợp (khi 1 trục là cận, còn trục kia lại là viễn) Để chỉnh tật loạn thị, ta dùng kính trụ để đưa ảnh về hội tụ trên võng mạc theo từng trục bị loạn. 1.1.2.4. Lệch khúc xạ Lệch khúc xạ là hiện tượng có sự khác nhau về khúc xạ giữa hai mắt, có thể là một mắt cận còn mắt kia viễn hoặc cả hai mắt cùng cận hay cùng viễn nhưng khác nhau về mức độ. Đôi khi là một mắt chính thị còn mắt kia là cận thị đơn thuần, viễn thị đơn thuần hay cận loạn hoặc là viễn loạn. 1.2. Nguyên nhân và biểu hiện của tật khúc xạ Có 2 nhóm nguyên nhân chính gây TKX là bẩm sinh và mắc phải. Nguyên nhân bẩm sinh thường do yếu tố di truyền, yếu tố gia đình và giống người. Nguyên nhân mắc phải thường do quá trình học tập, làm việc và các thói quen không hợp lý như: Tư thế ngồi sai, điều kiện ánh sáng, bàn ghế không phù hợp, thói quen đọc sách, chơi điện tử, xem TV, sử dụng vi tính không hợp lý,… Biểu hiện chủ yếu của tật khúc xạ là nhìn mờ. Cận thị thì giảm thị lực khi nhìn xa, viễn thị và loạn thị thì cả nhìn xa và gần đều mờ. Ngoài ra còn có 8 các triệu chứng khác như mỏi mắt, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, viết chữ không thẳng hàng, kết quả học tập giảm sút. 1.3. Các phương pháp điều chỉnh Khi đã bị TKX thì bắt buộc phải điều chỉnh để mắt trở lại trạng thái thoải mái, hạn chế bớt sự tăng độ và ngăn ngừa những biến chứng của mắt. Có 3 cách được sử dụng để điều chỉnh tật khúc xạ. Thông thường là sử dụng kính đeo, ưu điểm là tiện lợi, rẻ tiền, dễ thay đổi, nhưng nhược điểm dễ hỏng, dễ mất. Nên đeo kính thường xuyên và kiểm tra độ kính 6 tháng một lần. Phương pháp thứ 2 là mang kính tiếp xúc. Là một miếng chất dẻo đặc biệt được đặt áp sát vào giác mạc. Loại kính này phù hợp cho lứa tuổi thanh niên và người lớn. Ưu điểm là gọn, nhỏ, người ngoài nhìn vào sẽ không thể nhận biết được. Nhược điểm là phải tháo lắp, ngâm rửa hàng ngày, nếu không khéo léo có thể gây trầy xước giác mạc, nhiễm trùng. Một số người bị dị ứng với kính thì không dùng được. Phương pháp thứ 3 là phẫu thuật bằng Laser Excimer. Phẫu thuật này được thực hiện khá đơn giản, nhanh chóng và an toàn, cho hình ảnh như sinh lý bình thường của mắt, kết quả lâu dài hoặc vĩnh viễn, nhược điểm là đắt tiền, thường trên 20 tuổi mới thực hiện được. Hiện nay y học đang phát triển một số phương pháp mới như mổ phaco thay thủy tinh thể để điều chỉnh TKX, mổ Phakic đặt kính nội nhãn v.v. cũng mang thị lực cao cho những trường hợp bị TKX đặc biệt. 1.4. Phòng tránh tật khúc xạ và chăm sóc mắt Để có một đôi mắt sáng đẹp và phòng tránh TKX cho mắt, ở lứa tuổi học đường cần thực hiện các biện pháp sau đây. Nơi học tập đảm bảo đủ ánh sáng. Không đọc sách trong điều kiện thiếu ánh sáng, khi đi tàu xe, khi nằm, khi quỳ. Tư thế ngồi học thẳng lưng, 9 hai chân khép để trên nền nhà, đầu cúi 10 – 15 độ. Cần bố trí chiều cao bàn ghế phù hợp để khoảng cách từ mắt đến sách vở là 25cm với cấp tiểu học, 30cm với cấp THCS và 35cm với học sinh THPT. Chữ viết trên bảng và trong tập vở phải rõ nét, không viết mực đỏ, mực xanh lá cây, không đọc sách in chữ quá nhỏ, in trên giấy vàng, giấy đen. Phải có chế độ học tập và vui chơi ngoài trời hợp lý để mắt được nghỉ ngơi và điều tiết giữa nhìn gần và xa. Khi học cứ 1 giờ phải nghỉ 10 – 15 phút. Khi xem TV, chơi điện tử không quá 60 phút mỗi lần, không ngồi quá gần sẽ ảnh hưởng tới mắt. 1.5. Tổng quan tình hình tật khúc xạ 1.5.1. Tình hình tật khúc xạ trên thế giới Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hiện nay có khoảng 2,3 tỷ người trên thế giới có tật khúc xạ, trong đó chỉ 1,8 tỷ người trong số này được chỉnh kính. Số còn lại, khoảng 153 triệu người đang bị mù hoặc loà do tật khúc xạ, chủ yếu sống ở các nước đang phát triển (1/3 ở châu Phi) và nhiều trẻ em cũng không được chỉnh kính [3]. Châu Á là nơi có tỷ lệ mắc tật khúc xạ cao nhất thế giới và có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Ước tính riêng ở Trung Quốc có đến 300 triệu người có tật khúc xạ [3]. Tỷ trọng gây mù do tật khúc xạ rất khác nhau ở các nước, cao tới 8,2% ở Hàn Quốc, 14% ở Đài Loan, 12,1% ở Hồng Kông, 22,4% ở Phi-lip-pin, nhưng lại thấp chỉ 1- 4% như ở Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Malaysia [3]. Mới đây, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Tổ chức Quốc tế về Phòng chống mù lòa (IAPB) đã nhất trí xác định tật khúc xạ chưa được chỉnh kính đã và đang là một nguyên nhân đáng kể gây mù và là nguyên nhân chủ yếu gây giảm thị lực. Do đó, vấn đề tật khúc xạ chưa được chỉnh kính đã được nghiên cứu xem xét nghiêm túc để đưa vào chương trình Phòng chống mù lòa nhằm 10 hướng tới mục tiêu “Thị giác 2020: Quyền được nhìn thấy”. Tổ chức Y tế thế giới đã xây dựng những chiến lược cụ thể để loại trừ căn nguyên gây mù lòa có thể phòng tránh này bằng một can thiệp rất đơn giản là chỉnh, cấp kính cho bệnh nhân. Để giúp các quốc gia giải quyết vấn đề mù loà và giảm thị lực do tật khúc xạ gây ra, các tổ chức quốc tế này đang hợp tác với các tổ chức phi chính phủ quốc tế (INGO) có kinh nghiệm hoặc đang có chương trình phòng chống mù lòa do tật khúc xạ như Trung tâm quốc tế về đào tạo Chăm sóc mắt (ICEE), Tổ chức Bảo vệ thị giác quốc tế (SSI), Hội bảo trợ người mù của đạo Tin lành (CBM), Tổ chức ORBIS và Hội đồng Thế giới về Chỉnh quang (WCO). Bàn luận về tầm quan trọng của vấn đề tật khúc xạ chưa được chỉnh kính, Bác sỹ Catherine Le Gales Camus, trợ lý Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới đã nói: “Những kết quả này đã nêu rõ sự nguy hại của vấn đề. Loại tổn thương thị lực thường gặp này không thể bị lãng quên lâu hơn nữa mà cần được coi là một nhiệm vụ cấp bách… Thiếu sự chỉnh và cấp kính thích hợp, hàng triệu trẻ em đang bị mất cơ hội học tập và nhiều người lớn bị mất khả năng lao động cùng với những hậu quả trầm trọng về kinh tế và xã hội. Nhiều cá nhân và gia đình sẽ bị đẩy vào vòng xoáy đói nghèo hơn bởi vì họ không thể nhìn rõ”. Số lượng những người bị mù và tổn thương thị lực do tật khúc xạ chưa được chỉnh kính đã làm tăng gấp đôi gánh nặng mù lòa trên toàn thế giới [4]. Theo báo cáo của Tổ chức y tế thế giới vào năm 2002 có trên 161 triệu người trên thế giới có tổn hại thị giác, trong đó có 124 triệu người có thị lực thấp và 37 triệu người bị mù. Con số trên chưa tính đến như những trường hợp tổn hại thị giác do tật khúc xạ. Nếu tính cả những trường hợp tổn hại thị giác do tật khúc xạ không được điều chỉnh, con số trên toàn thế giới sẽ là 314 triệu người có tổn hại thị giác, trong đó có 45 triệu người bị mù. Có tới 13 triệu trẻ em và 45 triệu người lớn bị tổn hại thị giác do tật khúc xạ [10]. 11 1.5.2. Tình hình tật khúc xạ tại Việt Nam Tại Việt Nam, nhu cầu sử dụng thị lực nhìn gần trong học tập và sinh hoạt trong cuộc sống hiện đại ngày càng tăng cao nên tỷ lệ tật khúc xạ cũng có chiều hướng tăng theo. Một số nghiên cứu tại Ninh Bình (1997), Nam Định (1998), TPHCM (2003), Hà Nội (2008) cho thấy tỷ lệ tật khúc xạ ở học sinh các cấp học ở nông thôn khoảng từ 8,0 đến 15,1%, ở thành phố khoảng 25 – 35%. Bảng 1.1: Phân loại về tật khúc xạ của Tổ chức Y tế thế giới [1] Phân loại Nhẹ Vừa Nặng Tật khúc xạ Cận thị ≤- 0,75D - 1,00D đến - 2,75D > -3,00D Viễn thị ≤ +2,75D +3,0D đến + 4,75D > +5,00D Loạn thị ≤ 0,75D 1,00D đến 2,75D > +/- 3,00D Thái độ xử trí Không cần kính Đeo kính Đeo kính (Nguồn: Viện Mắt trung ương) Nói đến trường học là nghĩ ngay đến vấn đề vệ sinh trường học. Vệ sinh trường học là một môn khoa học, người ta đã quan tâm từ lâu. Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, vấn đề vệ sinh trường học lại càng được quan tâm tới nhiều khía cạnh khác nhau. Yếu tố vệ sinh trường học có thể kể đến là: ánh sáng, kích thước bàn ghế, tư thế ngồi học và một số yếu tố bất lợi khác như: thời gian học, sử dụng máy vi tính, đọc truyện, … Càng lên các lớp trên, số học sinh bị tật khúc xạ càng tăng, trong đó thành thị nhiều hơn nông thôn (theo điều tra của Viện Mắt Trung ương năm 2009, vùng nông thôn là 10 – 15%, ở thành thị là 25 – 35%). Tật khúc xạ đang có xu hướng gia tăng do chế độ học tập không hợp lý, thời gian làm việc của mắt quá nhiều: như đọc nhiều sách, truyện, xem ti vi, chơi game,… Đặc biệt kiến thức về tật khúc xạ của học sinh còn nhiều hạn chế, chế độ dinh dưỡng của các em chưa thật sự hợp lý làm ảnh hưởng đến tật khúc xạ. 12 Tật khúc xạ ảnh hưởng đến kết quả học tập của các em, ảnh hưởng đến sinh hoạt thể dục thể thao, đặc biệt các em tật khúc xạ nhẹ có thị lực từ 6/10 đến 8/10 không chịu mang kính điều chỉnh góp phần làm cho tỷ lệ tật khúc xạ tăng lên. Trong điều kiện học tập thiếu thốn, không đảm bảo vệ sinh thị giác đều có thể tác động gây nên tật cận thị, các yếu tố môi trường như: học tập trong không gian chật hẹp, thiếu ánh sáng, thường xuyên tiếp xúc với màn hình vi tính, ti vi, sự thiếu hiểu biết về tật khúc xạ,… cũng góp phần tích cực đến việc phát sinh tật khúc xạ. Dự án "Phòng chống mù lòa cho trẻ em Tp. Hà Nội" được triển khai trong 3 năm, từ tháng 1.2010 đến tháng 12.2012 với tổng kinh phí hơn 500.000 USD do Bệnh viện Mắt Hà Nội phối hợp với Quỹ Fred Hollows VN tiến hành. Bệnh viện Mắt Hà Nội đã khám cho hơn 39.000 trẻ từ 1-14 tuổi và phát hiện ra 13.558 trẻ mắc tật khúc xạ cần được chỉnh kính, chiếm 35,5%. Quá trình khám cho thấy, hơn 30% các em bị cận, 32% bị lệch khúc xạ và các loại tật khác. Chỉ có khoảng 20% các em bị tật khúc xạ do yếu tố di truyền, còn hơn 80% là do lối sống tuỳ tiện, khiến mắt làm việc quá tải như: Chơi game, xem ti vi nhiều và không đúng cự ly, học tập nhiều, hiệu số bàn ghế và ánh sáng không chuẩn,…[13] Theo nghiên cứu năm 2006 tại Trường THCS Amsterdam, có tới 78% học sinh bị tật khúc xạ và đa phần các em đều không được đeo kính để điều chỉnh. Các em học càng nhiều càng dễ bị cận [13]. Theo hội thảo “Mắt sáng học đường” do báo điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức vào sáng nay (24 – 12), tại Hà Nội báo cáo có 70% học sinh phát hiện mắc các bệnh về mắt, trong đó có 53% học sinh bị mắc cận thị, 17% học sinh bị loạn thị và tình trạng cận thị có chiều hướng gia tăng. Nguyên nhân là do học tập căng thẳng, sự tiếp cận các phương tiện thông tin đại chúng chưa đúng cách như sử dụng internet và truyện tranh,… 13 Lê Thị Thanh Xuyên và cộng sự bệnh viện Mắt TP.HCM thực hiện được công bố tại buổi tổng kết hoạt động chương trình Mắt học đường ngày 4/9 có 40% học sinh bị tật khúc xạ học đường. Theo khảo sát này, tỷ lệ cận thị gia tăng theo cấp học, vùng trung tâm thành phố có tỷ lệ cận thị cao hơn so với các vùng cận trung tâm, vùng ven và ngoại thành. Tỷ lệ tật khúc xạ nói chung trong học sinh là 39,36%, tăng đến mức báo động so với khảo sát năm 2002 (25,3%), trong đó cận thị là 38,88% (năm 2002 là 17,2%). Khảo sát cũng cho thấy chỉ có 16,6% học sinh có kiến thức tốt về tật khúc xạ, 64,4% có kiến thức trung bình và 13,3% yếu kiến thức. Thái độ, hành vi của học sinh về tật khúc xạ cũng còn thấp. Trong số các em bị tật khúc xạ, có 67,16% số em đeo kính, trong đó 74% các em có thị lực với kính trên 6/10 [27]. Tại lễ mít-tinh chào mừng Ngày Thị giác thế giới 13/10 với chủ đề “Mắt sáng cho em” tổ chức sáng 4/10/2011 tại Hà Nội, bà Vũ Thị Thanh Giám đốc BV Mắt Hà Nội cho biết, tình trạng cận thị học đường tập trung ở khu vực nội đô đang trở thành một vấn đề đáng báo động của Hà Nội với khoảng 500.000 học sinh thủ đô mắc tật khúc xạ, chủ yếu mắc tật cận thị. Theo các chuyên gia y tế, cận thị gây ra nhiều hậu quả trong đời sống, cận thị nặng có thể kèm theo các biến chứng như lác, rách võng mạc, bong võng mạc, bong dịch kính,… dẫn tới mù lòa [6]. Trong thời gian 10 năm (từ năm 1998 đến 2009), tỷ lệ học sinh mắc tật khúc xạ ở các bậc học tăng khoảng 2 lần. Cá biệt ở các trường chuyên, lớp chọn tỷ lệ học sinh bị cận thị xấp xỉ 60%. Ở các địa phương khác, tỷ lệ học sinh bị cận thị cũng rất cao. Nghiên cứu của Bệnh viện Mắt Tp Hồ Chí Minh năm 2006 cho thấy, tỷ lệ mắc tật khúc xạ của học sinh thành phố là 38,8%. Nghiên cứu của Đại học Y Thái Nguyên năm 2007 trên 8.527 học sinh tại 16 trường học các cấp từ tiểu học đến trung học cho thấy, tỷ lệ mắc tật khúc xạ là 11,52%. Năm 2008, Bệnh viện Mắt TƯ đã điều tra về tật khúc xạ ở
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan