Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CHĂM SÓC SỨC KHỎE BÀ MẸ - TRẺ EM, KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH CỦA...

Tài liệu KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CHĂM SÓC SỨC KHỎE BÀ MẸ - TRẺ EM, KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH CỦA PHỤ NỮ CÓ CON DƯỚI 5 TUỔI TẠI HAI NHÀ MÁY TỈNH THANH HÓA

.PDF
72
317
83

Mô tả:

KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CHĂM SÓC SỨC KHỎE BÀ MẸ - TRẺ EM, KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH CỦA PHỤ NỮ CÓ CON DƯỚI 5 TUỔI TẠI HAI NHÀ MÁY TỈNH THANH HÓA
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI TRẦN THỊ LIÊN NHI KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CHĂM SÓC SỨC KHỎE BÀ MẸ TRẺ EM, KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH CỦA PHỤ NỮ CÓ CON DƯỚI 5 TUỔI TẠI HAI NHÀ MÁY TỈNH THANH HÓA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ ĐA KHOA KHÓA 2005 - 2011 Người hướng dẫn: ThS. TRẦN THỊ NGA HÀ NỘI - 2011 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Ban Giám Hiệu, phòng đào tạo Đại học trường Đại học Y Hà Nội, thư viện trường Đại học Y Hà Nội cùng toàn thể các thầy cô của Bộ môn Tổ chức và quản lý y tế, viện Đào tạo y học dự phòng và y tế cộng đồng đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Thạc sỹ Trần Thị Nga về sự dạy dỗ và hướng dẫn tận tình của cô đối với quá trình học tập và nghiên cứu của tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Ủy ban nhân dân huyện, trung tâm y tế dự phòng huyện, lãnh đạo hai nhà máy SoTo và Sunjade và các bà mẹ có con dưới 5 tuổi làm việc tại hai nhà máy đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình tiến hành công việc. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới những người thân trong gia đình và toàn thể bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành khóa luận. Hà Nội, ngày tháng năm 2011 Sinh viên Trần Thị Liên Nhi Céng hßa x· héi chñ nghÜa ViÖt nam §éc lËp - Tù do - H¹nh phóc ----------------- Lêi cam ®oan KÝnh göi: −Phßng ®μo t¹o tr−êng §¹i häc Y Hμ Néi. −Khoa Y TÕ Céng Céng tr−êng §¹i häc Y Hμ Néi. −Bé m«n Tæ chøc vμ Qu¶n lý y tÕ tr−êng §¹i häc Y Hμ Néi. −Héi ®ång chÊm khãa luËn tèt nghiÖp Téi xin cam ®oan khãa luËn nμy do t«i thùc hiÖn. C¸c kÕt qu¶, sè liÖu trong khãa luËn ®Òu cã thËt vμ ch−a ®−îc ®¨ng t¶i trªn tμi liÖu khoa häc nμo. Hµ Néi, ngµy th¸ng n¨m 2011 Sinh viªn TrÇn ThÞ Liªn Nhi ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................1 Chương I: TỔNG QUAN ..............................................................................3 I. Chăm sóc sức khỏe bà mẹ -trẻ em: ............................................................3 1.Chăm sóc sức khỏe bà mẹ.......................................................................3 1.1. Nội dung chăm sóc sức khỏe bà mẹ: ..................................................3 1.2. Thực trạng CSSKBM trên thế giới và ở Việt Nam ............................4 1.3. Mục tiêu CSSKBM đến năm 2015 .....................................................7 2. Chăm sóc sức khỏe trẻ em: .......................................................................7 2.1. Nội dung chăm sóc sức khỏe trẻ em dưới 5 tuổi ................................7 2.2. Thực trạng CSSKTE dưới 5 tuổi trên thế giới và Việt Nam..................8 II. Kế hoạch hóa gia đình ...............................................................................11 1. Các mục tiêu của KHHGĐ: ....................................................................11 2. Các biện pháp tránh thai .........................................................................12 2.1. Các biện pháp tránh thai truyền thống ..............................................12 2.2. Các biện pháp tránh thai hiện đại .....................................................12 3. Thực trạng thực hiện KHHGĐ tại Việt Nam ..........................................12 III. Thông tin về địa điểm nghiên cứu: ..........................................................14 Chương II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........16 1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ..............................................................16 2. Đối tượng nghiên cứu: ...............................................................................16 3. Phương pháp nghiên cứu:...........................................................................16 3.1. Thiết kế nghiên cứu: ............................................................................16 3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu .....................................................16 3.2.2. Phương pháp chọn mẫu:....................................................................17 4. Các biến số nghiên cứu: .............................................................................17 5. Phương pháp thu thập số liệu .....................................................................19 6. Công cụ thu thập số liệu .............................................................................19 7. Khống chế sai số ........................................................................................19 8. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu. ........................................................19 9. Đạo đức nghiên cứu. ..................................................................................19 Chương III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................21 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ..............................................21 3.2. Kiến thức và thực hành CSSK phụ nữ mang thai, sinh đẻ. ....................22 3.3. Kiến thức và thực hành CSSK trẻ em dưới 5 tuổi ..................................25 3.4. Kiến thức và thực hành về KHHGĐ .......................................................30 Chương IV: BÀN LUẬN .............................................................................33 4.1.Kiến thức và thực hành CSSK phụ nữ có thai và khi sinh. .....................33 4.2. Kiến thức và thực hành CSSKTE dưới 5 tuổi.........................................37 4.3. Kiến thức và thực hành về KHHGĐ .......................................................42 KẾT LUẬN ....................................................................................................45 KIẾN NGHỊ ...................................................................................................47 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................48 A.Tài liệu trong nước .....................................................................................48 B.Tài liệu tham khảo nước ngoài ...................................................................51 PHỤ LỤC VIẾT TẮT BPTT Biện pháp tránh thai CPR The contraceptive rate CSSK Chăm sóc sức khỏe CSSKBM-TE Chăm sóc sức khỏe bà mẹ- trẻ em CSSKBĐ Chăm sóc sức khỏe ban đầu GDSK Giáo dục sức khỏe KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình MDGs Millenium Development Goals MMR Maternal mortality rate SKSS Sức khỏe sinh sản UNICEF United nation children’s fund UNFPA United nation population fund WHO World health organization TÊN BẢNG Bảng 1.2. Các thành tựu trong công tác CSSKBMTE tỉnh Thanh hóa Bảng 1.1. Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai qua các năm. Bảng 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu Bảng 3.2. Kiến thức của bà mẹ về chăm sóc để thai nhi khỏe mạnh Bảng 3.3. Thực hành chăm sóc sức khỏe bà mẹ trước sinh Bảng 3.4. Thực hành chăm sóc khi sinh của các bà mẹ có con ≤ 5 tuổi. Bảng 3.5. Kiến thức của bà mẹ về chăm sóc sau sinh Bảng 3.6. Kiến thức của bà mẹ về phòng tiêu chảy cho trẻ Bảng 3.7. Kiến thức của bà mẹ để chăm sóc trẻ khỏe mạnh Bảng 3.8. Kiến thức của bà mẹ về thành phần thức ăn khi ăn sam. Bảng 3.9. Thực hành chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi của các bà mẹ. Bảng 3.10. Xử trí khi trẻ bị sốt Bảng 3.11. Nơi đưa trẻ đến chữa bệnh khi trẻ bị ốm Bảng 3.12. Tỷ lệ các nguồn cung cấp thông tin về KHHGĐ Bảng 3.13.Tỷ lệ bà mẹ biết về các BPTT Bảng 3.14. Tỷ lệ sử dụng các BPTT của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Mỗi năm có khoảng 500.000 phụ nữ chết trong quá trình sinh nở và trong quá trình mang thai ở các nước đang phát triển và có khoảng 9 triệu trẻ em dưới 5 tuổi chết vì những nguyên nhân có thể ngăn ngừa được bằng việc tạo điều kiện cho họ có thể tiếp cận với các dịch vụ cộng đồng [35]. Đây là một thực trạng đáng buồn ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Theo báo cáo của UNICEF tại Việt Nam năm 2009, tỷ lệ các bà mẹ được khám thai ít nhất 4 lần theo rất thấp (40%), trong đó có trên 13% số bà mẹ không đi khám thai lần nào, các tai biến sản khoa vẫn còn nhiều (2,3%), số trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 4 tháng đầu chỉ chiếm 17% [40]. Do đó, tỷ lệ tử vong mẹ do những nguyên nhân liên quan tới quá trình sinh đẻ, cũng như tỷ lệ tử vong của trẻ dưới 5 tuổi còn cao. Năm 2009, tỷ lệ tử vong mẹ là 69/100.000 trẻ đẻ sống, tỷ lệ tử vong của trẻ dưới 5 tuổi là 24,4‰ [38] [39]. Nguyên nhân phần lớn là do sự thiếu hiểu biết và thực hành không đúng của người dân, nhất là các bà mẹ có con dưới 5 tuổi. Giáo dục sức khỏe (GDSK), nâng cao nhận thức và thực hành của người dân được coi là giải pháp hữu hiệu để cải thiện tình trạng này [37]. Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) lại là một trong các nội dung của chăm sóc sức khỏe bà mẹ-trẻ em (CSSKBM-TE) trong chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ) đã được tuyên bố trong hội nghị Alma-Ata năm 1978 [48]. KHHGĐ làm giảm số lượng con, giãn khoảng cách sinh con, giảm kích thước của mỗi gia đình sẽ giúp các thành viên trong gia đình, đặc biệt là người mẹ có thể chăm sóc đứa trẻ tốt hơn, cũng như đảm bảo được sức khỏe của chính mình. Tuy nhiên, tại Việt Nam mặc dù tỷ lệ sử dụng BPTT đã tăng nhưng vẫn còn khoảng 20% các cặp vợ chồng không sử dụng các BPTT (năm 2008) do tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc SKSS- KHHGĐ vẫn còn gặp nhiều khó khăn vì giá thành dịch vụ cao, xa các trung tâm y tế 2 hay sự hạn chế về trình độ của cán bộ y tế cũng như các biện pháp, công tác tuyên truyền đến người dân [38] [40]. Thanh Hóa là một tỉnh đang phát triển với nhiều nhà máy, khu công nghiệp nên thu hút rất nhiều lao động tại đây và chủ yếu họ đang ở độ tuổi lao động và còn trẻ, chiếm khoảng 89% [23]. Theo báo cáo của sở Y tế Thanh Hóa năm 2008 thì tỷ lệ tử vong của trẻ dưới 5 tuổi là 0,25%, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng của tỉnh nằm trong 10 tỉnh cao nhất cả nước và tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên còn cao (9,6%) [15]. Vì vậy, để cung cấp thông tin cho các nhà quản lý trong chăm sóc SKBM-TE cho nữ công nhân làm việc trong các nhà máy/ khu công nghiệp được tốt hơn, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Kiến thức, thực hành về chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em-kế hoạch hóa gia đình của phụ nữ có con dưới 5 tuổi tại hai nhà máy tỉnh Thanh hóa. Mục tiêu: 1. Mô tả kiến thức, thực hành về CSSKBM-TE của phụ nữ có con dưới 5 tuổi tại 2 nhà máy tỉnh Thanh hóa. 2. Mô tả kiến thức, thực hành về KHHGĐ của phụ nữ có con dưới 5 tuổi tại 2 nhà máy tỉnh Thanh hóa. 3 Chương I TỔNG QUAN Trong các nội dung của CSSKBĐ, CSSKBM-TE là một trong những nội dung quan trọng vì trẻ em là lứa tuổi còn non yếu cần sự chăm sóc đặc biệt, là những mầm non của đất nước. Trẻ em nếu được chăm sóc tốt thì sẽ trở thành những người lớn khỏe mạnh sau này. Chính vì vậy, ở bất kỳ đất nước nào công tác này luôn được đặt là một trong những ưu tiên hàng đầu. Những đứa trẻ khỏe mạnh cần những bà mẹ khỏe mạnh. I. Chăm sóc sức khỏe bà mẹ -trẻ em: Mục tiêu chung của CSSKBM-TE là cải thiện tình trạng sức khỏe của bà mẹ và giảm tỷ lệ tử vong của trẻ dưới 5 tuổi. 1.Chăm sóc sức khỏe bà mẹ 1.1. Nội dung chăm sóc sức khỏe bà mẹ: Sức khỏe bà mẹ là tình trạng sức khỏe của người phụ nữ trong suốt quá trình mang thai, sinh con và thời kỳ hậu sản. Nó bao gồm chăm sóc sức khỏe ở góc độ KHHGĐ, chăm sóc trước khi mang thai, khi mang thai và sau đẻ. - Chăm sóc trước khi mang thai bao gồm giáo dục sức khỏe, điều chỉnh chế độ ăn, cân bằng lối sống, phát hiện các yếu tố nguy cơ có thể ảnh hưởng tới sự mang thai sau này, quan trọng nhất là bổ sung acid folic và cuối cùng là lên kế hoạch có thai [4]. - Chăm sóc trước sinh: thời kỳ này, bà mẹ cần được khám thai ít nhất 3 lần vào 3 quí của thai kỳ, được tiêm vắc xin phòng uốn ván, uống bổ sung viên sắt phòng thiếu máu [4]. Việc khám và quản lý thai nghén là rất cần thiết để phát hiện kịp thời các nguy cơ như thể trạng mẹ không đảm bảo, các bệnh lý của người mẹ có sẵn cũng như mới xuất hiện do thai nghén lần này như thiếu máu, nhiễm độc thai nghén. 4 Ngoài những lần khám thai theo quy định, các bà mẹ mang thai cần đi khám ngay khi có những dấu hiệu bất thường như đau đầu dữ dội; nhìn mờ; rối loạn thị lực; phù mặt, tay chân; co giật; thai cử động không bình thường; ra máu âm đạo; sốt cao; đau bụng… Về chề độ lao động, sinh hoạt, dinh dưỡng, bà mẹ cần được: Ăn tăng cả về lượng và chất, làm việc theo khả năng, xen kẽ nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng, nghỉ ngơi hoàn toàn trong tháng cuối [4]. - Chăm sóc trong quá trình sinh đẻ: một cuộc cuộc chuyển dạ bình thường chỉ kéo dài trong 24 giờ nhưng tỷ lệ tử vong lại cao nhất trong giai đoạn này do các tai biến sản khoa như băng huyết; nhiễm trùng, đặc biệt nguy hiểm là uốn ván, nhiễm trùng nước ối; vỡ tử cung; sản giật…Vì vậy, cuộc đẻ cần được thực hiện ở cơ sở y tế có nhân viên y tế có chuyên môn (bác sỹ, y sỹ sản nhi, nữ hộ sinh ), đảm bảo đỡ đẻ sạch, an toàn [4]. - Chăm sóc sau khi sinh: Thời kỳ này các nguy cơ cho mẹ, liên quan đến cuộc đẻ vẫn tồn tại như nhiễm khuẩn hậu sản; băng huyết; nhiễm độc thai nghén; những vấn đề mới liên quan tới dinh dưỡng và chăm sóc trẻ sơ sinh. Thời kỳ này bà mẹ cần được nghỉ ngơi và ăn uống bồi dưỡng để phục hồi sức khoẻ và có nhiều sữa cho con bú [4]. 1.2. Thực trạng CSSKBM trên thế giới và ở Việt Nam 1.2.1. Thực trạng trên thế giới: Trên thế giới mỗi năm có nửa triệu phụ nữ chết vì các nguyên nhân liên quan đến thai nghén mà 85% ở các nước phát triển [35] [43]. Điều này phản ánh một tình trạng công tác CSSKBM đặc biệt trong giai đoạn mang thai ở các nước đang phát triển còn gặp nhiều khó khăn, nhất là ở những vùng nông thôn do khả năng tiếp cận dịch vụ CSSK còn hạn chế, trình độ văn hóa chưa cao, điều kiện thực hành CSSK không đủ và nhiều nguyên nhân khác. 5 Theo báo cáo của tổ chức y tế thế giới (WHO) năm 2004 về thực trạng CSSK bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ dưới 5 tuổi được thực hiện tại 11 nước trong khu vực Nam-Đông Á, tỷ lệ tử vong của mẹ (MMR) còn ở mức cao, việc tiếp cận với cán bộ y tế khi sinh ở mức thấp và khác nhau ở từng nước [45]. Các dự đoán của WHO, UNICEF, UNFPA còn cho rằng năm 2000 MMR của vùng bằng 1/3 tổng số ca tử vong mẹ trên toàn thế giới. Trong đó, MMR của Đông Timor cao nhất (800/100.000 ca sinh sống), sau đó Nepan, Ấn Độ, Bangladesh, Thái Lan lần lượt là 539, 407, 390 và 41,3/ 100.000 ca sinh sống [45]. Nguyên nhân tử vong bà mẹ liên quan đến các tai biến sản khoa như chảy máu, nhiễm trùng, vỡ tử cung, chấn thương, nạo phá thai không an toàn… Việc CSSKBM trong quá trình mang thai, nhất là khi sinh vẫn còn là một thách thức của các nước trong khu vực này. Ở Đông Timor chỉ 8- 9% số bà mẹ khi sinh có sự chăm sóc của các cán bộ y tế, tỷ lệ này có cao hơn ở các nước như Nepan, Bangladesh, Bhutan, Ấn Độ (13%, 21,6%, 23,7%, 42,3%) nhưng vẫn còn dưới các mục tiêu của Millenium Development Goal 5 (MDG5) rất nhiều. Do tỷ lệ người dân ở khu vực này sống ở các vùng nông thôn còn cao hoặc dù sống ở các thành thị nhưng mức sống của họ rất thấp nên việc nhận thức của họ còn kém, thậm chí tại một số quốc gia người ta còn cho rằng việc mang thai là bẩn thỉu, không trong sạch. Thực hành CSSK của gia đình và cộng đồng về chăm sóc thai sản, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng như hành vi tìm đến cơ sở y tế khi ốm không phải là sự lựa chọn tối ưu của người dân ở nhiều nước [45]. Ngoài ra các dịch vụ chăm sóc thai sản khác như tiêm uốn ván trước sinh, khám thai định kỳ, chăm sóc sau sinh cũng chưa được chú trọng. Ở Ấn độ, chỉ 1/3 số bà mẹ có ít nhất 1 lần khám thai, ở Myanmar còn khoảng 15% số bà mẹ không tiêm uốn ván trước sinh, ở Bangladed chỉ 18% bà mẹ nhận được sự chăm sóc sau khi sinh từ các cán bộ y tế trong 42 ngày đầu [45]. 6 Một nguyên nhân nữa góp phần vào tử vong của mẹ trên thế giới là tình trạng phá thai không an toàn (chiếm 13%) mà cách đơn giản nhất để hạ thấp tỷ lệ tử vong do phá thai là giúp người phụ nữ có thể tiếp cận với dịch vụ KHHGĐ [43], bao gồm cung cấp cho họ kiến thức về phòng tránh thai, cung cấp các biện pháp tránh thai với giá cả phải chăng để nâng cao việc thực hành phòng tránh thai. T 1.2.2. hực trạng tại Việt Nam Là một nước đang phát triển nhưng Việt Nam đã đạt được những thành tựu trong công tác CSSKBM, được thể hiện qua MMR đã giảm một cách đáng kể trong vòng hai thập kỷ qua, từ 233/ 100.000 ca sinh sống (1990) xuống còn 69/100.000 ca sinh sống (2009), giảm khoảng 2/3 số ca tử vong mẹ liên quan đến sinh sản, tỷ lệ này thấp hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực châu Á [33] [38] . Tỷ lệ những người mang thai được chăm sóc bởi cán bộ y tế đạt 96,1%. Tỷ lệ phụ nữ có thai được tiêm uốn ván ít nhất 2 lần chiếm 93% (năm 2005) [22]. Mặc dù đã được cải thiện một cách đáng kể về MMR nhưng sự chênh lệch giữa các vùng miền, giữa thành thị và nông thôn là rất lớn [38]. Cụ thể là những nghiên cứu ở một số vùng đồng bằng cho thấy tỷ lệ bà mẹ được khám thai khá cao trong khi đó ở những vùng núi thì tỷ lệ này thấp hơn rõ rệt và ở thành thị thì cao hơn ông thôn (79‰ và 145‰) [38]. Ví dụ, theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Liên năm 2006 tiến hành ở hai huyện Mai Sơn (Sơn La) và Vĩnh Bảo (Hải Phòng) cho thấy số người không đi khám thai ở Mai Sơn còn cao (21,2%) còn ở Vĩnh Bảo tỷ lệ người mẹ đi khám thai đạt ở mức cao (98,9%) chỉ có 1,1% số bà mẹ không khám thai [11]. Lý do chủ yếu mà người mẹ đã không đi khám thai khi mang thai là thiếu kiến thức về tầm quan trọng của việc khám thai (17,2%) và cho rằng khám thai là không cần thiết (40,6%).Tỷ lệ khám thai đủ của người mẹ và tiêm phòng uốn ván đủ ở 7 cả hai huyện chưa cao nhưng có sự chênh lệch lớn giữa huyện ở miền núi và huyện ở đồng bằng [11]. Ngoài ra, một vấn đề rất cấp bách liên quan đến sức khỏe bà mẹ nói chung và SKSS nói riêng là sự tăng lên đến mức báo động tình trạng phá thai của giới trẻ. Việt Nam có tỷ lệ phá thai cao, trong đó 20% ở độ tuổi vị thành niên. Con số này còn có thể cao hơn nữa và chưa được tính đầy đủ tại các cơ sở phá thai tư nhân. Theo cuộc điều tra đánh giá về giới trẻ (SAVY2) năm 2010 cho thấy khoảng 7,5% trẻ vị thành niên có quan hệ tình dục trước hôn nhân và hoàn toàn thiếu các kiến thức về giới tính và tình dục dẫn đến tỷ lệ nạo phá thai cao [31][38]. Như vậy, trong công tác CSSKBM các khó khăn liên quan rất nhiều đến nhận thức và thực hành CSSKBM. 1.3. Mục tiêu CSSKBM đến năm 2015 Theo MDG5: cải thiện sức khỏe bà mẹ bao gồm 2 mục tiêu chính: - Giảm 3/4 tỷ lệ tử vong của bà mẹ từ năm 1990 đến 2015. - Đạt tất cả mọi người đều được tiếp cận với chăm sóc sức khỏe sinh sản vào năm 2015 2. Chăm sóc sức khỏe trẻ em: 2.1. Nội dung chăm sóc sức khỏe trẻ em dưới 5 tuổi - Thời kỳ sơ sinh: đây là thời kỳ trẻ đột ngột chuyển từ môi trường tử cung sang môi trường bên ngoài sau khi ra đời. Ở thời kỳ này những đặc điểm bệnh lý của trẻ khó nhận biết, dễ bị bỏ qua, bệnh lại dễ chuyển thành nặng, nguy hiểm đến tính mạng. Về mặt bệnh lý, gồm các bệnh lý trước đẻ như dị tật bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa, đẻ non; các bệnh lý do đẻ như sang chấn, ngạt; các bệnh như nhiễm khuẩn toàn thân hoặc tại chỗ. Chăm sóc trẻ cần chăm sóc bà mẹ trước sinh, hạn chế các tai biến do đẻ, vô khuẩn trong chăm sóc và giữ ấm, đảm bảo trẻ được bú mẹ sớm [29]. 8 - Thời kỳ bú mẹ (thời kỳ nhũ nhi): quan trọng nhất trong thời kỳ này trong việc CSSK là đảm bảo dinh dưỡng bằng cách cho trẻ được bú mẹ đầy đủ và cho ăn sam đầy đủ và đúng thời điểm, bổ sung các yếu tố vi lượng cần thiết như kẽm, sắt, vitamin A, đảm bảo tiêm phòng đầy đủ, đúng thời gian và đúng kỹ thuật, ngoài ra chú ý đến việc giúp trẻ phát triển về mặt tinh thần và vận động do trẻ hay mắc các bệnh về dinh dưỡng và tiêu hóa như suy dinh dưỡng, thiếu máu, còi xương, tiêu chảy cấp hay các bệnh nhiễm khuẩn như viêm phổi, viêm màng não mủ có xu hướng lan tỏa [29]. - Thời kỳ răng sữa: ở giai đoạn này thì chức năng các cơ quan dần hoàn thiện, bệnh lý ít lan tỏa và thường gặp các bệnh lý về dị ứng như hen, nổi mề đay, viêm cầu thận cấp và nhờ có tiêm phòng ở thời kỳ trước nên cũng ít mắc bệnh lây truyền hơn. Các bà mẹ nên tạo điều kiện giáo dục thể chất, môi trường để tạo thuận lợi cho sự phát triển tâm lý [29]. 2.2. Thực trạng CSSKTE dưới 5 tuổi trên thế giới và Việt Nam 2.2.1. Trên thế giới : Theo thống kê của UNICEF năm 2010, số tử vong trẻ em dưới 5 tuổi trên thế giới đã giảm một cách đáng kể từ 12,5 triệu năm 1990 xuống còn khoảng 8,8 triệu năm 2008, trong đó, các nước có thu nhập thấp như Việt Nam, Bangladesh đã hạ thấp được tỷ lệ tử vong tương ứng từ 56/ 1000 trẻ đẻ ra sống xuống còn 14 và 151/ 1000 trẻ đẻ ra sống xuống 61 [39]. Tuy nhiên, cứ 1 phút lại có 21 trẻ dưới 5 tuổi tử vong vì những nguyên nhân có phòng tránh được. Hơn 70% trong số 11 triệu trẻ tử vong hàng năm vì các nguyên nhân: tiêu chảy, sốt rét, nhiễm trùng sơ sinh, viêm phổi, sinh non và thiếu oxy khi mới ra đời. Theo WHO, tình trạng thiếu thốn về các điều kiện chăm sóc trẻ sơ sinh là nguyên nhân chủ yếu tử vong của trẻ nhỏ [45]. Thực trạng này được giải thích bằng việc ở các nước đang phát triển khoảng 80% các chăm sóc sức khỏe cho trẻ được làm ở nhà và phần lớn trẻ chết là do sự chăm sóc ở nhà mà không có sự theo dõi của cán bộ y tế có 9 chuyên môn. Trong khi đó, cách cho ăn phù hợp, bú đúng cách thì không được thực hiện tốt ở các gia đình [39]. Khoảng 40% số trẻ chết có thể phòng tránh được bằng việc nâng cao sự chăm sóc của gia đình- xã hội chứ không phải bằng các công cụ hiện đại [39]. Đơn giản là cung cấp cho họ những kiến thức cơ bản, kỹ năng cần thiết gồm cho con bú đúng cách, thức ăn bổ sung, cách nhận biết các dấu hiệu bệnh nặng của trẻ và cách chăm sóc khi trẻ bị bệnh bao gồm tiếp tục cho trẻ bú mẹ, uống oresol khi trẻ bị tiêu chảy hay viêm phổi [39]. Theo báo cáo của WHO năm 2005 về tiến bộ CSSKBM, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ở vùng Nam-Đông Á, tại Ấn Độ, tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ em là vấn đề nổi cộm. Trên thế giới, 3 đứa trẻ suy dinh dưỡng trong đó có 1 đứa trẻ ở Ấn Độ và 50% số trẻ chết ở Ấn Độ liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng (UNICEF). Tỷ lệ trẻ thấp cân vẫn giữ ở mức cao vào khoảng 1/3 số trẻ. Không có gì ngạc nhiên tương ứng với thực trạng trên là chỉ có 28% các bà mẹ ở Ấn Độ bắt đầu cho con bú trong 1 giờ đầu sau sinh và chỉ 39.7% số bà mẹ cho con bú hoàn toàn đến 6 tháng. Cũng tương tự như ở Ấn Độ, ở Bhutan, vấn đề thiếu kiến thức lại là chủ yếu [45]. Tại Bangladesh theo số liệu của cuộc điều tra dân số và sức khỏe tại Bangladesh năm 2004, mất nước vì ỉa chảy là nguyên nhân quan trọng gây tử vong của trẻ em. Số liệu cho thấy có sự giảm từ 8% trẻ em dưới 5 tuổi mắc tiêu chảy năm 1996-1997 xuống 6% năm 1999-2000 và tăng trong việc sử dụng oresol khi bị tiêu chảy là 49% lên 61%, đồng thời là sự giảm tỷ lệ tử vong của trẻ dưới 5 tuổi từ 94 xuống còn 88/ 1000 trẻ đẻ sống tương ứng với hai giai đoạn này [45]. 2.2.2. Tại Việt Nam: Việt Nam đã đạt được các mục tiêu về giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi và trẻ sơ sinh, với cả hai tỉ lệ trên đều giảm một nửa từ năm 1990 đến 2006. Tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh đã giảm từ 44,4 /1000 ca đẻ sống năm 1990 xuống còn 16/1000 ca đẻ sống năm 2009. Tỉ lệ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi 10 cũng được giảm đáng kể, từ 58/1000 ca đẻ sống năm 1990 xuống còn 24,4 năm 2009 [39] . Hơn nữa, tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị nhẹ cân giảm từ 25.2% năm 2005 xuống còn 18,9% năm 2009. Tỷ lệ tiêm chủng của trẻ dưới 1 tuổi đạt 97% năm 2009 [39]. Mặc dù đã đạt được những tiến bộ đáng kể nhưng phần lớn số trẻ tử vong dưới 1 tuổi vẫn xảy ra ở tháng đầu tiên, chiếm gần 60% các ca tử vong ở trẻ dưới 1 tuổi và 40% các ca tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu của trẻ sơ sinh là sinh non, nhiễm khuẩn nặng và ngạt khi sinh, lần lượt chiếm tỷ lệ 35%, 20%, 26% [47] và ở trẻ dưới 5 tuổi là viêm phổi, tiêu chảy chiếm lần lượt 12%, 10% trong các nguyên nhân và chỉ đứng sau tử vong sơ sinh (56%). Về tình trạng dinh dưỡng, 20% số trẻ bị nhẹ cân, suy dinh dưỡng vừa và nặng, 33,3% số trẻ bị còi cọc [39] [40]. Điều này đã đưa Việt Nam vào danh sách 36 nước có 90% trẻ em bị còi cọc [39]. Sở dĩ có tình trạng này vì việc thực hành nuôi con bằng sữa mẹ ở Việt Nam vẫn chưa tốt. Chỉ 58% bà mẹ cho trẻ bú sớm ngay sau 30 phút sau sinh,17% số trẻ dưới 6 tháng được bú mẹ hoàn toàn, 23% trẻ được bú mẹ đến 24 tháng. Tỷ lệ trẻ bị tiêu chảy được uống oresol và chế phẩm tương đương, được tiếp tục bú chỉ có 65% (UNICEF 2009) [40]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Liên 2006 tại hai xã Vĩnh Bảo (Hải Phòng) và Mai Sơn (Sơn La) thì tỷ lệ bà mẹ nhận biết được ít nhất 3 dấu hiệu nguy hiểm khi trẻ bị bệnh rất thấp (36,9% và 19,5%), chỉ khoảng một nửa số bà mẹ biết cách sử dụng đúng oresol, tỷ lệ người mẹ tiếp tục cho trẻ ăn và uống nhiều hơn cũng không cao [11]. Một nghiên cứu khác của Bui QT, Le linh C, Rahman Z năm 2008 tiến hành tại tỉnh Quảng trị bằng phỏng vấn 400 bà mẹ có con dưới 2 tuổi đã chứng minh rằng có mối liên quan giữa hành vi CSSK của bà mẹ với tình trạng sức khỏe của trẻ nhỏ. Tỷ lệ phần trăm bà mẹ sinh con ở nhà là 56,5% và chỉ 35,4% sử dụng gói đẻ sạch. Chỉ 17,7% số ca sinh có sự giúp đỡ của 11 cán bộ y tế. Ít mẹ và trẻ nhũ nhi (23,8%) được kiểm tra lại sau khi sinh. Khoảng một nửa số bà mẹ không cho con bú sữa non, hầu hết (81,6%) bà mẹ cai sữa trước 18 tháng. Điều này dẫn đến tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng của trẻ cao (chiếm 40,5%), 58,8% trẻ bị ốm trong tháng đầu sau sinh [32]. II. Kế hoạch hóa gia đình Kế hoạch hóa gia đình là việc lập kế hoạch khi nào có con và việc sử dụng biện pháp tránh thai và các kỹ thuật khác để bổ trợ cho việc lập kế hoạch đó. Các kỹ thuật khác thường được sử dụng gồm giáo dục giới tính, ngăn ngừa và quản lý các bệnh lây qua đường tình dục, tư vấn trước khi mang thai, quản lý thai nghén và quản lý vô sinh. KHHGĐ thỉnh thoảng được dùng như một thuật ngữ đồng nghĩa với các biện pháp tránh thai, dù nó thường bao gồm nhiều lĩnh vực hơn. Các dịch vụ kế hoạch hoá gia đình được định nghĩa là "giáo dục, y tế toàn diện hay các hoạt động xã hội cho phép các cá nhân, gồm cả người chưa thành niên, tự do quyết định số lượng và thời gian giãn cách giữa những đứa trẻ và lựa chọn các biện pháp để thực hiện điều đó”. 1. Các mục tiêu của KHHGĐ: - Giúp các cặp vợ chồng và các cá nhân thành công trong các mục tiêu về sinh sản trong điều kiện sức khỏe của họ phải đạt trạng thái tốt nhất, trách nhiệm và sự bền vững của gia đình và tôn trọng phẩm giá của tất cả mọi người cũng như quyền được lựa chọn số con, khoảng cách sinh và thời gian mang thai [34]. - Ngăn ngừa sự mang thai ngoài ý muốn và giảm các tai biến sản khoa, bệnh tật và tử vong [34]. - Tăng sự hợp tác và chia sẻ trách nhiệm của nam giới trong thực hành kế hoạch hóa gia đình [34]. - Tăng cường cho con bú làm giãn khoảng cách sinh 12 2. Các biện pháp tránh thai 2.1. Các biện pháp tránh thai truyền thống - Xuất tinh ngoài âm đạo - Kiêng giao hợp định kỳ - Cho con bú 2.2. Các biện pháp tránh thai hiện đại - Bao cao su nam - Tránh thai trong âm đạo - Thuốc tránh thai: thuốc uống tránh thai có 3 loại: thuốc uống tránh thai thông thường (loại có 2 hoóc môn), thuốc uống tránh thai chỉ có một hoóc môn và thuốc tránh thai khẩn cấp. - Dụng cụ tử cung - Triệt sản nam, nữ 3. Thực trạng thực hiện KHHGĐ tại Việt Nam Tại Việt Nam Công tác tuyên truyền và cung cấp các dịch vụ kế hoạch hoá gia đình (KHHGĐ) hiện đại ngày càng thuận lợi cho người sử dụng, giúp phụ nữ có thêm kiến thức và nhiều cơ hội chủ động lựa chọn biện pháp tránh thai phù hợp. Theo cuộc điều tra nhân khẩu học và sức khỏe năm 2003, tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh sản biết ít nhất một biện pháp tránh thai, trừ nhóm phụ nữ độ tuổi 15-19. Trong các biện pháp tránh thai hiện đại được các phụ nữ đang có chồng biết đến theo thứ tự là vòng tránh thai (99%), bao cao su (96%), thuốc tránh thai (95%), triệt sản nữ (92%) và triệt sản nam (90%). 81% phụ nữ hiện đang có chồng đã nghe đến biện pháp xuất tinh ngoài và 70% nghe đến biện pháp tính vòng kinh. Tỷ lệ phụ nữ hiện đang có chồng có nghe đến tiêm thuốc tránh thai là 60%. Các biện pháp hiện đại ít được biết đến nhất là
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan