Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan ở việt nam...

Tài liệu Kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan ở việt nam

.DOC
193
224
142

Mô tả:

MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ DANH MỤC BẢNG LỜI MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 7 Chương 2: TRỊ GIÁ HẢI QUAN VÀ KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN VỀ TRỊ GIÁ HẢI QUAN 15 2.1 Một số vấn đề cơ bản về trị giá Hải quan 15 2.1.1 Khái niệm trị giá hải quan. 15 2.1.2 Nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá Hải quan 17 2.2.Tổng quan về kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan 24 2.2.1. Khái niệm kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan 24 2.2.2. Đối tượng và phạm vi của kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan. 26 2.2.3. Nội dung kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan. 28 2.2.4. Các kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng trong kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan. 30 2.2.5. Quy trình kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan 44 2.3 Sự cần thiết khách quan của kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan 49 2.3.1.Gian lận trị giá hải quan và các hình thức gian lận qua trị giá hải quan. 49 2.3.2 Vai trò của kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan. 55 2.3.3. Yêu cầu đối với của kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan. 57 2.4. Kinh nghiệm kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan của Hải quan một số nước trên thế giới 59 2.4.1. Kinh nghiệm của Hải quan Nhật Bản 60 2.4.2 Kinh nghiệm của Hải quan Indonesia 61 2.4.3. Kinh nghiệm của Hải quan Hàn Quốc 63 2.4.4 Kinh nghiệm của Hải quan Thái Lan 65 2.4.5. Một số bài học kinh nghiệm cho kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan của Hải quan Việt Nam 66 Chương 3: THỰC TRẠNG KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN VỀ TRỊ GIÁ HẢI QUAN Ở VIỆT NAM 70 3.1 Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và gian lận thương mại qua trị giá hải quan của Việt Nam giai đoạn 2006-2013. 70 3.1.1 Khái quát hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam. 70 3.1.2 Gian lận thương mại qua trị giá hải quan ở Việt Nam. 74 3.2 Thực trạng hoạt động kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan ở Việt Nam. 77 3.2.1 Thực trạng về cơ sở pháp lý kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan. 77 3.2.2 Thực trạng về tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan. 85 3.2.3 Thực trạng về quy trình kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan. 90 3.2.4 Thực trạng về phương pháp, kỹ thuật nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan. 92 3.3. Đánh giá thực trạng kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan ở Việt Nam thời gian qua. 92 3.3.1 Những kết quả đạt được của công tác kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan ở Việt Nam 92 3.3.2 Những hạn chế của công tác kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan ở Việt Nam 113 3.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế nói trên. 121 Chương 4: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN VỀ TRỊ GIÁ HẢI QUAN Ở VIỆT NAM 131 4.1. Các cam kết quốc tế về hải quan và những cơ hội, thách thức đối với kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan ở Việt Nam. 131 4.1.1 Các cam kết quốc tế về hải quan mà Việt Nam có nghĩa vụ thực hiện 131 4.1.2 Các cơ hội và thách thức, tác động đến công tác KTSTQ về trị giá hải quan trong thực hiện các cam kết quốc tế. 138 4.2. Quan điểm và phương hướng thực hiện kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan tại Việt Nam trong thời gian tới. 141 4.2.1 Quan điểm trực hiện 141 4.2.2 Phương hướng thực hiện 143 4.3. Giải pháp tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan ở Việt Nam 145 4.3.1. Tăng cường mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng cán bộ KTSTQ, đặc biệt là cán bộ KTSTQ về trị giá hải quan. 145 4.3.2. Có kế hoạch nâng cấp, kiện toàn hệ thống thông tin dữ liệu về trị giá hải quan để hổ trợ kịp thời cho việc thực hiện quy trình KTSTQ về TGHQ. 150 4.3.3 Xây dựng và áp dụng chuẩn mực kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan. .. 155 4.3.4 Tăng cường phối hợp công tác giữa lực lượng KTSTQ về TGHQ với các lực lượng trong và ngoài Ngành Hải quan. 161 4.3.5 Tăng cường hiệu quả tham vấn giá trong KTSTQ về TGHQ. 167 4.4. Một số khuyến nghị: 4.4.1. Khuyến nghị với Chính phủ: 169 169 4.4.2 Khuyến nghị với Bộ Tài Chính: 171 4.4.3 Khuyến nghị với Tổng Cục Hải Quan: 172 KẾT LUẬN 179 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO CÁC PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT AEO APEC Diễễn đàn hợp tác ÁÂuASEAN CNH- HĐH: : : Doanh nghiệp ưu tiên đặc biệt Diễn đàn hợp tác Kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á : Công nghiệp hóa- hiện đại hóa : : : : : : : : : : : : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Doanh nghiệp Liên minh kinh tế châu Âu Đầu tư trực tiếp nước ngoài Kiểm tra sau thông quan Kho bạc nhà nước Ngân sách Nhà nước Ngân hàng thương mại Sản xuất kinh doanh Trị giá Hải quan Thu nhập cá nhân Tiêu thụ đặc biệt Trung tâm xử lý thông tin Tạm nhập - Tái xuất Tổ chức Hải quan thế giới ASEM CHXHCN DN EU FDI KTSTQ KBNN NSNN NHTM SXKD TGHQ TNCN TTĐB TTXLTT TN- TX WCO WTO : T : ổ c h ứ c t h ư ơ n g m ại t h ế g i ớ XNK i : Xuất nhập khẩu VPHC : Vi phạm hành chính DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Số lượng tờ khai hải quan 2006-2013 .......................................73 Biểu đồ 3.2 Kết quả thu NSNN của KTSTQ ở Việt Nam giai đoạn 2006 2013 .............................................................................................................105 Biểu đồ 3.3. So sánh tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu với tốc độ gia tăng số cuộc KTSTQ về TGHQ ...................................................114 Biểu đồ 3.4. Số lượng hồ sơ chuyển sang lực lượng kiểm tra xác định trị giá khâu sau thông quan được xử lý. .................................................................116 DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Số liệu thống kê trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2006-2013. 71 Bảng 3.2 : Bảng số liệu cán bộ kiểm tra sau thông quan từ 2006- 2013 88 Bảng 3.3. Số cuộc kiểm tra sau thông quan của toàn lực lượng KTSTQ giai đoạn 2006 – 2013 103 Bảng 3.4. Số cuộc kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan của Phòng1- TCHQ từ năm 2010-2013 104 104 Bảng 3.5. Số thu NSNN qua KTSTQ từ năm 2006-2013 106 Bảng 3.6. Bảng tổng hợp số thu NSNN của KTSTQ về trị giá Hải quan từ năm 2010 đến 2013 do phòng 1- Tổng Cục Hải quan thực hiện 106 Bảng 3.7. Số thuế thu được qua kiểm tra xác định trị giá khâu sau thông quan đối với các trường hợp gian lận thương mại qua giá năm 2008-2013. 107 Bảng 3.8. Kết quả công tác phúc tập hồ sơ từ 2008- 2013 109 Bảng 3.9. Kết quả đánh giá doanh nghiệp tuân thủ pháp luật Hải quan từ năm 2009-2013 111 Bảng 3.10. Thực hiện nhiệm vụ KTSTQ năm 2006 và 2013 115 111 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải được kiểm tra hải quan để thông quan. Kiểm tra hải quan để thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là khâu nghiệp vụ hết sức quan trọng trong toàn bộ công tác hải quan. Trong đó, kiểm tra xác định trị giá hàng hóa xuất, nhập khẩu (còn gọi là trị giá hải quan) là quan trọng nhất, vì nó liên quan trực tiếp và có tính quyết định tới kết quả và hiệu quả của công tác hải quan, cũng như quyết định đến kết quả thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; nó quyết định đến kết quả cạnh tranh, bảo hộ sản xuất trong nước. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra nhiều cơ hội cho Việt Nam thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống xã hội, tạo điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu, nhập khẩu cho hàng hoá …và thực tế cho thấy, lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam tăng lên nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của thương mại, hoạt động gian lận thương mại cũng diễn biến hết sức phức tạp gây tổn hại cho nền kinh tế. Trong số các hình thức gian lận thương mại trong lĩnh vực hải quan, gian lận thương mại qua trị giá hải quan được đánh giá là một điểm yếu của hệ thống quản lý hải quan ở các nước đang phát triển nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Theo kinh nghiệm thực tế của hải quan ở hầu hết các nước trên thế giới cho thấy, nếu chỉ dừng công việc kiểm tra trị giá hải quan của cơ quan Hải quan trong quá trình thông quan sẽ không thể phát hiện và ngăn chặn hết được các trường hợp cố ý gian lận đồng thời không đảm bảo được sự thuận lợi tối đa cho hoạt động xuất, nhập khẩu. Do vậy, để thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý của mình, Ngành Hải quan đã phải tăng cường biện pháp kiểm tra bằng cách áp dụng các biện pháp nghiệp vụ kéo dài thời gian kiểm tra, mở rộng phạm vi và đối tượng kiểm tra, kiểm soát, chuyển đổi từ kiểm tra trong 2 thông quan (tức là kiểm tra hàng hóa ngay tại cửa khẩu trước khi cho phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu) chuyển sang kiểm tra sau thông quan (tức là cho phép hàng hóa thông quan sau đó sẽ kiểm tra sâu, rộng hơn hồ sơ hải quan, chứng từ tài liệu có liên quan theo quy trình kiểm tra sau thông quan). Về nguyên tắc, tất cả các hàng hoá chưa được kiểm tra tại khâu trong thông quan sẽ được kiểm tra tại khâu sau thông quan. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp đã kiểm tra thông quan hàng hóa nhưng có phát hiện có dấu hiệu nghi ngờ về tính trung thực, chính xác trong việc khai báo hải quan thì vẫn phải tiếp tục kiểm tra tại khâu sau thông quan. Cũng theo mục tiêu phát triển Hải quan và lực lượng KTSTQ trong chiến lược phát triển Hải quan Việt Nam đến năm 2020, tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa đến 2015 là dưới 10% và đến 2020 phấn đấu đạt dưới 7%, tức là có trên 90% hàng hóa xuất, nhập khẩu chưa được kiểm tra khi làm thủ tục thông quan. Hay nói cách khác, đến năm 2020, việc kiểm tra hải quan sẽ căn bản là kiểm tra sau thông quan, thì tầm quan trọng của kiểm tra sau thông quan trong lĩnh vực trị giá càng thể hiện rõ nét . Do đó, kiểm tra sau thông quan nhằm mục đích chống gian lận thương mại qua trị giá hải quan trong công tác quản lý nhà nước là một hoạt động tất yếu. Cũng có thể thấy rằng, việc chuyển công tác kiểm tra trị giá hải quan từ việc kiểm tra trực tiếp đối với hàng hóa ngay tại cửa khẩu, chuyển sang việc kiểm tra gián tiếp chủ yếu qua chứng từ, sổ sách của đơn vị xuất, nhập khẩu hàng hóa là công việc mà Hải quan Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm và cũng ẩn chứa nhiều rủi ro nhất và thực tế, công tác kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan hiện đang có chiều hướng tăng lên, có nhiều vướng mắc và hiệu quả còn thấp. Việc nghiên cứu, đánh giá tình hình hoạt động của công tác KTSTQ về TGHQ ở Việt nam hiện nay là rất cần thiết, để từ đó đề ra các giải pháp nhằm tạo điều kiện phát huy hơn nữa các kết quả đã đạt được đồng thời giúp cho hoạt động KTSTQ về trị giá hải quan khắc phục được những hạn chế tồn tại, 3 từ đó góp phần cho ngành Hải quan phát triển và đạt được các mục tiêu chiến lược đã đặt ra. Chính vì vậy, nghiên cứu sinh đã mạnh dạn lựa chọn đề tài nghiên cứu của luận án là: “Kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan ở Việt Nam” . 2. Mục đích nghiên cứu của luận án. Nghiên cứu luận án nhằm mục đích sau: - Sưu tầm, tổng hợp, hệ thống hóa, góp phần bổ sung và hoàn thiện thêm các vấn đề lý luận cơ bản về kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan. - Đánh giá xác đáng thực trạng kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan ở Việt Nam, chỉ ra những điểm còn tồn tại và làm rõ nguyên nhân của những tồn tại đó. - Đề xuất một số giải pháp hữu ích nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra sau thông quan đối với trị giá hải quan ở Việt Nam trong thời gian tới. 3. Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của luận án là KTSTQ về TGHQ ở Việt Nam. 4. Phạm vi nghiên cứu: Nội dung nghiên cứu: Kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan tồn tại trong một môi trường pháp lý rộng lớn và chịu sự điều chỉnh của nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Do phạm vi điều chỉnh rộng nên phạm vi nghiên cứu của luận án không bao gồm toàn bộ hệ thống pháp luật điều chỉnh tất cả các vấn đề liên quan đến kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan, mà chỉ tập trung những nội dung chủ yếu về kiểm tra trị giá hải quan trong điều kiện sau thông quan do cơ quan hải quan thực hiện. Thời gian nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu đánh giá thực trạng công tác KTSTQ về trị giá hải quan từ năm 2006 (thời điểm khi Luật Hải quan sửa đổi có hiệu lực) đến năm 2013. Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp cho những năm sắp tới (đến 2020 và tiếp theo) 4 Địa bàn nghiên cứu: Để có số liệu phục vụ nghiên cứu, luận án sẽ tập trung nghiên cứu chủ yếu KTSTQ về TGHQ của cơ quan hải quan Việt Nam tại Tổng Cục Hải quan với một số địa bàn trọng điểm như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Hải Phòng… 5. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nghiên cứu dữ liệu thứ cấp: Phương pháp này được vận dụng chủ yếu nhằm xem xét, hệ thống hóa và tóm tắt những kết quả nghiên cứu có liên quan tới đề tài luận án. - Phương pháp hệ thống hóa, tổng hợp và phân tích, thống kê: Thông qua phương pháp này, các thông tin đơn lẻ sẽ được tổng hợp, hệ thống hóa và xâu chuỗi thành các nhóm vấn đề; được phân tích, khái quát hóa để xây dựng khung phân tích theo yêu cầu của đề tài luận án. - Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng để so sánh, đối chiếu giữa quy định của pháp luật hải quan với thực tế thực hiện theo yêu cầu của đề tài luận án. - Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình: Thông qua nghiên cứu trường hợp điển hình ở một số nước trên thế giới để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. - Phương pháp chuyên gia: Phương pháp này được sử dụng để tham vấn ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý, đồng nghiệp trong nước và ngoài nước về những vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của luận án. Ngoài các phương pháp nghiên cứu trên, quá trình thực hiện đề tài luận án cũng dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin, quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu đề tài cũng dựa trên các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội. 5 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án. Luận án làm sáng tỏ được một số vấn đề lý luận cơ bản về kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan. Luận án đưa ra một số kết luận đánh giá mang tính khoa học, góp phần tạo luận cứ về lý luận và thực tiễn cho việc quản lý kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan. Luận án nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan của một số nước trên thế giới và rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Luận án đánh giá thực trạng kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan ở Việt Nam thời gian qua, phát hiện những điểm mạnh, những mặt yếu kém và chỉ ra nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém đó. Luận án đề xuất phương hướng và một số giải pháp cụ thể nhằm khắc phục những yếu kém trong công tác kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan hiện nay, trong tiến trình hiện đại hóa hải quan thời gian tới, phù hợp với thông lệ quốc tế. Các giải pháp này sử dụng trong dài hạn và ngắn hạn, phù hợp với chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020, sẽ mang tính chất đột phá trong nhận thức trong phương pháp thực hiện KTSTQ đối với TGHQ ở Việt Nam hiện nay. Luận án là công trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu, có giá trị về lý luận và thực tiễn về kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan ở Việt Nam, đồng thời là tiền đề để phát triển các nghiên cứu tiếp theo. Luận án là tài liệu tham khảo hữu ích cho công tác nghiên cứu, giảng dạy tại các trường Đại học, Viện nghiên cứu và là tài liệu tham khảo cho các cơ quan hoạch định chính sách xây dựng cơ chế quản lý đối với kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan trong bối cảnh hiện nay. Kết quả nghiên cứu của luận án là nguồn tài liệu tham khảo, hỗ trợ cho Cục kiểm tra sau thông quan, các Chi Cục KTSTQ ở Việt Nam trong công tác triển khai nghiệp vụ KTSTQ về trị giá Hải quan. 6 7. Kết cấu của luận án. Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Nội dung luận án được kết cấu gồm 4 chương như sau: Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến đề tài luận án . Chương 2: Trị giá hải quan và kiểm tra sau thông quan đối với trị giá hải quan. Chương 3: Thực trạng kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan ở Việt Nam. Chương 4: Giải pháp tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan ở Việt Nam. 7 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1 Các công trình nghiên cứu trước đây 1.1.1 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài Theo khảo sát, tìm hiểu của tác giả, trên thế giới hiện nay có nhiều tài liệu có liên quan đến kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan. Những công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài liên quan đến kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan mà nghiên cứu sinh có điều kiện tiếp cận là: - ASEAN Customs Valuation Guild, ASEAN Secretariat, 2003, - Association of Southeast Asian Nation (2004) , - The Brussels Denfinition of value and the GATT Valuation Agreement - A comparison, Doc.31480/Rev.1, Valuation Directorate, Brussels, 1985…. - “Colloque international sur l’evaluation en douane” (Tuyển tập quốc tế về định giá hải quan), Tổ chức Hải quan thế giới, 1995. - Asean Post- Clearance Audit Manual- The Final Draf 2004, Jakarta; Igara K, - Seminar on Risk Management and Post- Entry Audit, 7-10 June 2005 Shenzhen, - Outline of Valuation and PCA in Japan, Osaka, Customs; TanakaM. (2006), - Computer Assisted Audit, Asean PCA Trainer 20 February 2006, Các tài liệu nghiên cứu của một số tác giả nước ngoài mà NCS được biết ở trên là những tài liệu quý, đề cập đến một số khía cạnh liên quan đến khái niệm, các phương pháp, các kỹ thuật ứng dụng mang tính chất nghiệp vụ đối với KTSTQ về TGHQ. Hầu hết các tài liệu trên được nghiên cứu trong bối cảnh tự do hóa thương mại ở các nước khác nhau phù hợp với từng điều 8 kiện cụ thể của từng quốc gia, nên sẽ là tài liệu có thể tham khảo để hoàn thiện việc nghiên cứu tổng hợp trong phần lý luận của đề tài luận án này. 1.1.2 Các công trình nghiên cứu ở trong nước Ở Việt Nam, đã có một số đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, một số luận án tiến sĩ và thạc sỹ nghiên cứu đến lĩnh vực KTSTQ và TGHQ như: Nhóm các công trình nghiên cứu trực tiếp và có liên quan về kiểm tra sau thông quan: - Đề tài nghiên cứu cấp Ngành: “Hoàn thiện mô hình KTSTQ của Hải quan Việt Nam” (năm 2005) do Cục KTSTQ thuộc Tổng Cục hải quan thực hiện; - Đề tài nghiên cứu cấp Bộ: “ Xây dựng chuẩn mực kiểm tra sau thông quan” (năm 2007) do Vụ chính sách thuế và Tổng Cục Hải quan thực hiện; “Kiểm tra hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu – Thực trạng và giải pháp” (năm 2008) do tiến sĩ Nguyễn Thị Thương Huyền và tiến sĩ Nguyễn Việt Cường làm chủ nhiệm; - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Học Viện: “ Sử dụng hiệu quả các công cụ kế toán, kiểm toán trong hoạt động KTSTQ ở Việt Nam hiện nay.” (năm 2005) của tiến sĩ Hoàng Trần Hậu; trong đó nghiên cứu về một hoặc một số kỹ thuật nghiệp vụ kiểm tra cụ thể trong nghiệp vụ KTSTQ như kiểm tra chứng từ sổ sách, kiểm tra chứng từ thanh toán quốc tế… - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Tổng cục: “Xây dựng phần mềm thu thập, khai thác thông tin phục vụ công tác KTSTQ” (năm 2010) do Tạ Thị Mão chủ nhiệm đề tài. - Luận án tiến sĩ kinh tế: “ Mô hình KTSTQ ở một số nước trên thế giới và khả năng áp dụng cho Việt Nam” (năm 2008) của tác giả Trần Vũ Minh; “Kiểm tra sau thông quan ở Việt Nam trong bối cảnh tự do hóa thương mại” (năm 2011) của tác giả Nguyễn Thị Kim Oanh;.. 9 Ngoài ra, các luận án thạc sĩ, các bài báo, bài viết được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành, các bài hội thảo khoa học có liên quan như luận văn thạc sĩ : “Một số giải pháp tăng cường hoạt động kiểm tra sau thông quan ở Việt Nam” năm (năm 2007) của tác giả Phạm Thị Bích Ngọc; “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác KTSTQ tại Cục Hải quan Quảng Ninh”( năm 2012) của tác giả Nguyễn Minh Tuấn… Nhóm các công trình nghiên cứu trực tiếp và có liên quan về trị giá hải quan: - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Ngành :“Xác định lộ trình tiến tới thực hiện Hiệp định trị giá GATT/WTO và các giải pháp thực thi” (năm 2000) do Cục Kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu thuộc Tổng cục Hải quan thực hiện. - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Học Viện: Đề tài khoa học “Kiểm tra trị giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu”,( năm 2012) của Th.s Nguyễn Thị Lan Hương – Th.s Phạm Thị Bích Ngọc, Học viện Tài chính; “Các giải pháp chống thất thu thuế Nhập khẩu ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế năm (2012), TS Vương Thu Hiền, Học viện Tài chính. - Luận văn thạc sĩ kinh tế “Quản lý giá tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay” (năm 2011) của tác giả Mai Thị Vân Anh, Học viện Tài chính; Luận văn thạc sĩ luật học “Trị giá hải quan của WTO, thực trạng và áp dụng tại Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” (năm 2012) của tác giả Đào Ngọc Thành; “Quản lý giá tính thuế hàng hóa tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị” (năm 2012) của tác giả Đinh Ngọc Thanh;.. Ngoài ra, các bài báo, bài viết được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành, các bài hội thảo khoa học có liên quan, đề cập đến trị giá hải quan, pháp luật về trị giá hải quan có thể kể đến như: Bài hội thảo khoa học “Kiểm tra trị giá tính thuế - Nghiệp vụ không thể thiếu trong công tác chống gian lận thuế xuất, nhập khẩu”( năm 2012), Nguyễn Thị Lan Hương, Học viện Tài chính, Tr 108 – 112; “Ngăn ngừa gian lận trị giá tính thuế đối với hàng hóa 10 xuất nhập khẩu”, (năm 2013) Lâm Hoàn, Tạp chí Nghiên cứu Hải quan, Tr20 -Tr 32 ; “Giới thiệu về cơ chế xác nhận trước mã số, xuất xứ và trị giá hải quan”, (năm 2013) Bình Minh; Tạp chí Nghiên cứu Hải quan, Tr 5 – Tr 19; “Giải trình, làm rõ một số vấn đề trong dự thảo Luật Hải quan (sửa đổi)”, (năm 2013)Thu Trang, báo Hải quan, Tr 4; …. 1.1.3 Đánh giá các tài liệu thu thập được Trong các tài liệu thu thập được, có thể có một số đánh giá như sau: Về mặt lý luận, một số nghiên cứu, bài viết đã trình bày cơ sở lý luận về KTSTQ, TGHQ như đề cập đến khái niệm về KTSTQ, TGHQ theo quy định pháp luật của một số quốc gia như Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN… và Việt Nam, của một số từ điển và chuyên gia. Bên cạnh việc trình bày khái niệm, các nghiên cứu còn đề cập đến đặc điểm, vai trò của KTSTQ và TGHQ, theo quan điểm chung của quốc tế, pháp luật của một số quốc gia và pháp luật Việt Nam. Một số công trình đã phân tích quá trình thực hiện công tác KTSTQ và TGHQ của Hải quan các nước trên thế giới. Phân tích sự thành công cũng như hạn chế trong quá trình thực hiện nghiệp vụ này ở các nước khác nhau để rút ra những bài học trong quá trình thực hiện kiểm tra sau thông quan ở Việt Nam . Trong luận án tiến sĩ kinh tế: “ Mô hình KTSTQ ở một số nước trên thế giới và khả năng áp dụng cho Việt Nam năm 2008” của tác giả Trần Vũ Minh, tác giả đã làm rõ những vấn đề lý luận chung về mô hình kiểm tra sau thông quan của các nước trên thế giới và Việt nam đồng thời phân tích mô hình kiểm tra sau thông quan của 05 quốc gia và khu vực liên kết kinh tế (Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Pháp, ASEAN) với đặc thù của từng mô hình, so sánh tổng quát và rút ra các bài học kinh nghiệm cùng khả năng áp dụng cho Việt Nam; Đánh giá khách quan thực trạng mô hình kiểm tra sau thông quan của Hải quan Việt nam. Phân tích làm rõ rõ những yếu kém, bất cập và nguyên nhân, làm rõ thách thức và cơ hội đối với mô hình kiểm tra sau thông quan của Hải quan Việt Nam và đề xuất mô hình kiểm tra sau thông quan 11 mới, đặc biệt là điểm mới trong phương thức hoạt động của mô hình, đề xuất các giải pháp khả thi vận dụng và lộ trình thực hiện cho Hải quan Việt Nam. Trong luận án tiến sĩ: “ Kiểm tra sau thông quan trong bối cảnh tự do hóa thương mại” năm 2011, của tác giả Nguyễn Thị Kim Oanh cũng đã làm rõ các khái niệm về KTSTQ và sự cần thiết của KTSTQ trong bối cảnh tự do hóa thương mại cũng như phân tích, đánh giá thực trạng KTSTQ trong bối cảnh tự do hóa thương mại. Tác giả cũng đã đưa ra một số các giải pháp khắc phục, tiêu biểu có các giải pháp như: Tập trung đầu tư xây dựng hệ thống thông tin quản lý doanh nghiệp hỗ trợ quản lý rủi ro và KTSTQ, tăng cường sử dụng các phương pháp và kỹ thuật kiểm tra sau thông quan. Các đề tài nghiên cứu cấp Học Viện, cấp Bộ, cấp Tổng cục được trình bày ở trên cũng đã đi vào một số kỹ thuật trong nghiệp vụ KTSTQ như sử dụng hiệu quả các công cụ kế toán, kiểm toán, kiểm tra hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu và xây dựng phần mềm thu thập, khai thác thông tin phục vụ công tác KTSTQ. Hầu hết các nghiên cứu, luận văn thạc sỹ đều đưa ra kiến nghị về việc hoàn thiện cơ sở pháp lý trong công tác KTSTQ và công tác TGHQ. Theo đó, tập trung chủ yếu vào 5 nhóm giải pháp sau: Một là, kiến nghị về hoàn thiện hành lang pháp lý về kiểm tra sau thông quan và trị giá hải quan. Hai là, Hoàn thiện về quy trình thủ tục kiểm tra sau thông quan và trị giá hải quan. Ba là, Nâng cao năng lực trình độ của cán bộ công chức trong quá trình thực hiện nghiệp vụ KTSTQ. Bốn là, Nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của đối tượng chịu sự kiểm tra sau thông quan. Năm là, tăng cường quan hệ phối hợp, hợp tác trao đổi thông tin với các cơ quan khác trong và ngoài ngành. Đây là những vấn đề cốt yếu nhất trong nội dung KTSTQ cũng như KTSTQ về TGHQ đã được nghiên cứu, làm rõ từng phần mà tác giả có thể kế thừa để tham khảo. Nhìn chung, các giải pháp trên mỗi khía cạnh khác nhau, đã tập trung phân tích đáp ứng nhu cầu phát triển KTSTQ và TGHQ tại thời điểm được
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan