Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kiểm soát thu chi ở đài phát thanh truyền hình cấp tỉnh trường hợp đài phát tha...

Tài liệu Kiểm soát thu chi ở đài phát thanh truyền hình cấp tỉnh trường hợp đài phát thanh truyền hình tỉnh quảng nam (tt)

.PDF
56
135
96

Mô tả:

1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hoạt động kiểm soát trong lĩnh vực thu, chi ở Đài phát thanh truyền hình cấp Tỉnh đang có những vấn đề nảy sinh cần được nghiên cứu, hoàn thiện trên mọi phương diện để đáp ứng được yêu cầu công tác kiểm soát thu, chi ở Đài phát thanh truyền hình cấp Tỉnh. Trong những năm qua thực tế công tác kiểm soát hoạt động thu, chi của Đài QRT đã có sự chú trọng nhất định nhưng vẫn còn bộc lộ những hạn chế, thiếu soát. Vì vậy, việc chọn đề tài: “ Kiểm soát thu-chi ở Đài phát thanh truyền hình cấp Tỉnh- Trường hợp Đài phát thanh truyền hình Tỉnh Quảng nam ” để nghiên cứu là thiết thực. 2. Tổng quan về đề tài nghiên cứu Các vấn đề về kiểm soát, trong đó có kiểm soát thu, chi đã được các tác giả nghiên cứu nhưng đến nay chưa có tác giả nào nghiên cứu về kiểm soát thu, chi áp dụng cho các Đài phát thanh truyền hình cấp Tỉnh ở Việt nam. Xuất phát từ ý tưởng này, Tác giả đã chọn đề tài: “ Kiểm soát thu-chi ở Đài phát thanh truyền hình cấp Tỉnh- Trường hợp Đài phát thanh truyền hình Tỉnh Quảng nam ” để nghiên cứu là thiết thực. 3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài Hệ thống hoá lý luận về kiểm soát thu, chi tại các đơn vị sự nghiệp có thu. Nghiên cứu, đánh giá toàn diện công tác kiểm soát thu, chi ở Đài phát thanh truyền hình cấp Tỉnh-Trường hợp Đài phát thanh truyền hình Tỉnh Quảng Nam. Đề xuất các giải pháp để tăng cường công tác kiểm soát thu, chi tại Đài phát thanh truyền hình Quảng Nam 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu công tác kiểm soát các khoản thu, chi ở Đài phát thanh truyền hình cấp tỉnh và được chọn điển hình là Đài phát thanh truyền hình Tỉnh Quảng Nam. Phạm vi nghiên cứu: Bao gồm hoạt động kiểm soát các khoản thu dịch vụ (thu tuyên truyền, thu thông báo, thu quảng cáo) và các khoản chi ở Đài phát thanh truyền hình cấp Tỉnh - Trường hợp Đài phát thanh truyền hình Quảng nam 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và sử dụng các phương pháp cụ thể: Phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, và thống kê số liệu để làm rõ những vấn đề nghiên cứu. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Hệ thống hoá cơ sở lý luận về kiểm soát thu, chi tại các đơn vị sự nghiệp có thu làm cơ sở cho việc nghiên cứu công tác kiểm soát thu, chi ở Đài phát thanh truyền hình cấp Tỉnh- Trường hợp Đài phát thanh truyền hình Tỉnh Quảng Nam. Nghiên cứu làm rõ công tác kiểm soát thu, chi ở Đài phát thanh truyền hình cấp Tỉnh - Trường hợp Đài phát thanh truyền hình Tỉnh Quảng Nam, những mặt đã đạt được và những vấn đề đặt ra của công tác kiểm soát thu, chi tại đơn vị. Từ những vấn đề đặt ra, đề xuất các giải pháp thiết thực góp phần tăng cường kiểm soát thu, chi ở Đài phát thanh truyền hình tỉnh Quảng Nam nhằm giảm thiểu những sai sót, rủi ro ..... 2 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về kiểm soát thu, chi trong các đơn vị sự nghiệp có thu. Chương 2: Thực trạng công tác kiểm soát thu, chi ở Đài phát thanh truyền hình cấp TỉnhTrường hợp Đài phát thanh truyền hình Tỉnh Quảng Nam. Chương 3: Những giải pháp tăng cường kiểm soát thu, chi ở Đài phát thanh truyền hình cấp Tỉnh - Trường hợp Đài phát thanh truyền hình Tỉnh Quảng Nam. CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KIỂM SOÁT THU, CHI TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU 1.1. Kiểm soát trong quản lý 1.1.1. Quản lý với vấn đề kiểm soát: Quản lý là hoạt động tất yếu trong mọi tổ chức, mọi lĩnh vực. Mục tiêu của quản lý không chỉ bảo đảm cho các đối tượng vận hành theo phương hướng đã đề ra, theo chức năng được quy định và nhiệm vụ được giao mà còn đảm bảo hiệu quả của hoạt động. 1.1.2. Mục tiêu và các loại kiểm soát: 1.1.2.1. Mục tiêu kiểm soát: Hệ thống kiểm soát là một hệ thống các chính sách, các biện pháp kiểm soát và thủ tục kiểm soát được xây dựng nhằm đạt được các mục tiêu: Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý; hoàn thiện pháp luật, bộ máy các cơ quan nhà nước; đảm bảo thực thi pháp chế, phòng ngừa vi phạm pháp luật và những hiện tượng tiêu cực, .... 1.1.2.2. Các loại kiểm soát: Kiểm soát hành chính và kiểm soát kế toán; kiểm soát ngăn ngừa, kiểm soát phát hiện, kiểm soát điều chỉnh; kiểm soát trước, kiểm soát hiện hành, kiểm soát sau. 1.1.3. Trình tự các giai đọan kiểm soát : Được thực hiện qua các giai đoạn: Giai đoạn xác định mục tiêu cụ thể cần đạt tới; giai đoạn thiết lập các điều kiện, tiêu chuẩn kiểm soát; giai đoạn đo lường kết quả đạt được; giai đoạn so sánh với các tiêu chuẩn được thiết lập; giai đoạn phân tích các nguyên nhân và ra quyết định điều chỉnh thích hợp 1.2. Bản chất và đặc điểm hoạt động của các đơn vị sự nghiệp có thu 1.2.1. Bản chất đơn vị sự nghiệp có thu: Những đơn vị sự nghiệp trong quá trình hoạt động sự nghiệp được phép thu phí để bù đắp một phần hay toàn bộ chi phí hoạt động được gọi là đơn vị sự nghiệp có thu 1.2.2. Đặc điểm hoạt động của đơn vị sự nghiệp có thu: Do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho phép thu các loại phí để bù đắp một phần hoặc toàn bộ chi phí hoạt động, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng 1.2.3. Phân loại đơn vị sự nghiệp có thu: Đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên; Đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên; Đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động 1.2.4. Hoạt động thu, chi ở đơn vị sự nghiệp có thu 1.2.4.1. Hoạt động thu: Thu sự nghiệp, thu phí và lệ phí, thu theo đơn đặt hàng của Nhà nước.. 1.2.4.2. Hoạt động chi: Các khoản chi cho người lao động; chi về hàng hóa, dịch vụ; chi phí nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành.... 1.3. Kiểm soát thu, chi ở các đơn vị sự nghiệp có thu: Các đơn vị sự nghiệp thực hiện theo Luật ngân sách, Luật kế toán, các văn bản hướng dẫn Luật, Nghị định của Chính phủ và các Thông tư 3 hướng dẫn trong việc lập dự toán, chấp hành dự toán, hạch toán kế toán và quyết toán thu, chi ngân sách Nhà nước. 1.3.1 Công tác dự toán ở các đơn vị sự nghiệp có thu 1.3.1.1 Công tác lập dự toán thu, chi 1.3.1.2 Công tác giao dự toán thu, chi 1.3.1.3 Công tác thực hiện dự toán thu, chi 1.3.2 Công tác kế toán phục vụ kiểm soát thu, chi ở các đơn vị sự nghiệp có thu: Thông tin kế toán bao gồm: Chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán, sổ kế toán và báo cáo kế toán. 1.3.3 Nội dung kiểm soát thu, chi ở các đ ơn vị sự nghiệp có thu: Kiểm soát các khoản thu sự nghiệp và các khoản chi thường xuyên tại đơn vị sự nghiệp có thu cần kết hợp giữa kiểm soát tổ chức và kiểm soát kế toán 1.4. Đặc điểm kiểm soát thu, chi ở đơn vị sự nghiệp có thu là Đài phát thanh truyền hình 1.4.1. Nội dung thu, chi ở Đài phát thanh truyền hình Nội dung các khoản thu: Các khoản thu dịch vụ như: Thu các hoạt động tuyên truyền, thu thông báo, thu quảng cáo Nội dung các khoản chi: Chi thanh toán cá nhân, chi về hàng hóa, dịch vụ, chi phí nghiệp vụ chuyên môn của ngành phát thanh truyền hình …. 1.4.2. Tổ chức thông tin kế toán phục vụ kiểm soát thu, chi ở Đài phát thanh truyền hình: Thể hiện thông qua 3 giai đoạn của quá trình kế toán đó là: Lập chứng từ kế toán, phản ánh vào sổ kế toán và lập báo cáo kế toán 1.4.3. Thủ tục kiểm soát thu, chi ở Đài phát thanh truyền hình 1.4.3.1. Kiểm soát các khoản thu sự nghiệp: Kiểm soát các khoản thu của đơn vị tuân thủ theo đúng biểu giá quy định về hoạt động thu dịch vụ tuyên truyền, thu thông báo, thu quảng cáo, được ban hành theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.... 1.4.3.2. Kiểm soát các khoản chi: Chi thanh toán cá nhân, chi mua sắm hàng hoá, dịch vụ, chi nghiệp vụ chuyên môn của ngành phát thanh- truyền hình... Kiểm soát các khoản chi này được thực hiện ở kiểm soát sự tuân thủ tính pháp lý của các văn bản, chế độ theo quy định hiện hành của Nhà nước, quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị đã đề ra. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Chương 01 của Luận văn đã khái quát các vấn đề lý luận về kiểm soát thu-chi trong các đơn vị sự nghiệp. Đồng thời nghiên cứu làm rõ những đặc điểm của kiểm soát thu, chi ở Đài phát thanh truyền hình cấp Tỉnh ở Việt Nam. Trên cơ sở nghiên cứu của chương này sẽ cung cấp cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu và phân tích tình hình thực tế kiểm soát thu-chi ở Đài phát thanh truyền hình cấp Tỉnh ở Việt Nam- Trường hợp Đài phát thanh truyền hình Tỉnh Quảng Nam trình bày ở chương 2 của Luận văn. CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT THU, CHI Ở ĐÀI PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH CẤP TỈNH 4 (QUA KHẢO SÁT ĐÀI PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH TỈNH QUẢNG NAM) 2.1. Tổng quan về Đài phát thanh truyền hình cấp Tỉnh 2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động của Đài phát thanh truyền hình cấp Tỉnh 2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý Đài phát thanh truyền hình cấp Tỉnh 2.1.2.1 Khái quát sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý ở Đài phát thanh truyền hình cấp Tỉnh 5 GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC NỘI DUNG Phòng Biên tập Văn nghệ Phòng Biên tập tiếng dân tộc PHÓ GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT PHÓ GIÁM ĐỐC NỘI DUNG Phòng Chuyên đề Phòng chương trình Phòng Biên tập Thời sự Phòng Tổ chứcHành chính Phòng Kế hoạch Tài vụ Phòng dich vụ thông báo quảng cáo Sơ đồ 2.1 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ở Đài phát thanh truyền hình cấp Tỉnh Phòng kỹ thuật sản xuất chương trình Phòng kỹ thuật truyền dẫn phát sóng 6 Chú thích: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng 2.1.2.2 Chức năng nhiệm vụ các thành viên đơn vị trong cơ cấu tổ chức Cơ cấu gồm: Giám đốc, các Phó Giám đốc, Phòng TC-HC, Phòng KH-TV, Phòng DVTB-QC ..... 2.1.3. Tổ chức kế toán ở Đài phát thanh truyền hình cấp Tỉnh 2.1.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán: Kế toán trưởng Thủ quỹ Kế toán tổng hợp Kế toán vật tư XDCB Kế toán nguồn thu dịch vụ Kế toán thanh toán Sơ đồ 2.2 : Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Phòng Kế hoạch -tài vụ Chú thích: Quan hệ trực tuyến Kế ch CT TH ti 7 Quan hệ chức năng Bộ máy kế toán gồm: Kế toán Trưởng, Phó Trưởng phòng KH-TV, kế toán tổng hợp, kế toán chi phí chương trình phát thanhtruyền hình trực tiếp….. 2.1.3.2 Tổ chức chứng từ, sổ kế toán và báo cáo kế toán 2.1.4 Các chế độ quy định trong quản lý ở Đài PT-TH cấp Tỉnh 2.1.4.1 Các chế độ trong quản lý ở Đài PT-TH cấp Tỉnh 2.1.4.2 Các quy định về thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước đối với Đài PT-TH cấp Tỉnh. 2.2. Công tác kiểm soát thu, chi ở Đài phát thanh truyền hình cấp Tỉnh (Qua khảo sát Đài phát thanh truyền hình Quảng nam) 2.2.1. Kiểm soát các khoản thu ở Đài PT-TH cấp Tỉnh Quy trình và nội dung kiểm soát thu tuyên truyền: Phòng DVTB-QC lập hoá đơn GTGT và gởi phóng viên, biên tập viên (trường hợp thu tiền mặt). Nhân viên Phòng DVTB-QC thu tiền mặt của phóng viên, biên tập viên lập bảng kê doanh thu hoạt động thu tuyên truyền theo tháng. Phòng KH-TV thực hiện việc lên bảng kê, lập phiếu thu, ghi nhận doanh thu, ghi nhận thuế GTGT đầu ra phải nộp, định khoản kế toán, vào sổ kế toán và lập báo cáo kế toán.. … Đánh giá công tác kiểm soát đối với hoạt động thu tuyên truyền: Các phóng viên, biên tập viên đi thu tiền và giữ tiền của các đơn vị trong Tỉnh (trường hợp thu tiền mặt), nhân viên Phòng DVTB-QC thu và giữ tiền của các phóng viên, biên tập viên điều, này không đúng với sự phân công, phân nhiệm của các bộ phận và có thể xảy ra trường hợp rủi ro, sai sót, gian lận. Ngoài ra việc các 8 phóng viên, biên tập viên giữ hóa đơn GTGT của các khách hàng có thể xảy ra trường hợp thất lạc, mất hóa đơn... Quy trình và nội dung kiểm soát thu thông báo: Phòng DVTB-QC thực hiện việc lập hóa đơn GTGT, tự thu và giữ tiền, lập bảng kê doanh thu hoạt động thu thông báo hàng tháng. Phòng KHTV tiến hành việc lập bảng kê, lập phiếu thu tiền mặt, ghi nhận doanh thu, ghi nhận thuế GTGT đầu ra phải nộp, định khoản kế toán….. Đánh giá công tác kiểm soát hoạt động thu thông báo: Việc nhân viên Phòng DVTB-QC vừa lập hoá đơn GTGT, vừa thu tiền của các cá nhân, đơn vị, vừa giữ số lượng tiền rất lớn đến cuối tháng mới nộp lên cho thủ quỹ có thể xảy ra các trường hợp rủi ro, sai sót....... Quy trình và nội dung kiểm soát thu quảng cáo: Phòng DVTB-QC thực hiện việc lập lịch và theo dõi phát sóng quảng cáo thông qua Lịch theo dõi đăng ký phát sóng quảng cáo trong tháng (Phụ lục 2.3) và cuối mỗi tháng Phòng DVTB-QC thực hiện lập bảng xác nhận phát sóng quảng cáo sản phẩm trong tháng (Phụ lục 2.4) cho các công ty để xác nhận việc Đài QRT đã thực hiện phát sóng quảng cáo theo đúng nhu cầu của khách hàng. Hóa đơn GTGT được nhân viên Phòng DVTB-QC lập 03 liên, 01 liên chuyển cho các công ty quảng cáo bằng cách gởi qua đường bưu điện (nếu các công ty ở nơi xa) 01 liên lưu; 01 liên chuyển đến Phòng KH-TV để định khoản, vào sổ kế toán, ..... Các chỉ tiêu ghi trên hóa đơn GTGT được thể hiện chi tiết, cụ thể về đơn giá, tổng số tiền thanh toán, số lần phát sóng, ngày phát sóng và số tiền công ty phải trả cho yêu cầu phát sóng sản phẩm quảng cáo trong tháng. Hàng tháng Phòng DVTB-QC lập bảng 9 báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn GTGT bán hàng. Cuối tháng Phòng DVTB-QC thực hiện lập bảng kê thanh toán tiền quảng cáo sản phẩm trong tháng (Phụ lục 2.5) cho từng đối tượng khách hàng. Các chỉ tiêu thể hiện trên bảng kê thanh toán tiền quảng cáo sản phẩm và hoá đơn GTGT về thời lượng phát sóng, số lần phát sóng, thời gian phát sóng, đơn giá, thành tiền, tổng giá thanh toán tương ứng với nội dung trên bản xác nhận phát sóng quảng cáo sản phẩm cho các công ty. Phòng DVTB-QC còn thực hiện lập bảng kê doanh thu hoạt động thu quảng cáo vào cuối tháng (Bảng 2.3) gồm các chỉ tiêu được thể hiện trên báo cáo này như: Số thứ tự, số hóa đơn, ngày tháng phát hành hóa đơn, nội dung phát sóng sản phẩm quảng cáo, giá chưa GTGT, thuế GTGT, tổng giá thanh toán..... Đánh gía công tác kiểm soát hoạt đông thu quảng cáo: Nhiều sản phẩm quảng cáo của các công ty bị ngưng phát sóng quảng cáo do một lý do nào đó, như sản phẩm đang phát sóng quảng cáo thì bị các cơ quan chức năng có trách nhiệm yêu cầu ngừng phát sóng (do sản phẩm quảng cáo không đúng sự thật.....) Nhiều công ty, đơn vị không có khả năng thanh toán vì bị phá sản, lịch phát sóng quảng cáo có thể thay đổi do nguyên nhân khách quan như sự cố hệ thống loa phát thanh mất tín hiệu, sự cố mất điện... 2.2.2.Kiểm soát các khoản chi ở Đài PT-TH cấp Tỉnh 2.2.2.1. Kiểm soát chi thanh toán cá nhân: - Chi lương cơ bản: (1): Các Phòng nộp bảng theo dõi chấm công trong tháng (có ký xác nhận của người quản lý Phòng) đến Phòng TC-HC. (2): Phòng TC- HC tập hợp các bảng theo dõi chấm 10 công chuyển đến Phòng KH-TV sau khi giám đốc duyệt. (3): Phòng KH-TV kiểm tra các bảng chấm công đã được ký xác nhận của Giám đốc và Phòng TC-HC, tiến hành lập bảng tính và thanh toán lương cơ bản - Chi lương sản phẩm: (1): Các phóng viên, biên tập viên Phòng nội dung thực hiện chương trình PT-TH tiến hành lập Bảng kiểm duyệt chương trình PT-TH (Phụ lục 2.6) kèm với dĩa có nội dung chương trình PT-TH gửi cho Ban Biên tập. (2): Dĩa nội dung chương trình và các tin, bài liên quan được Ban biên tập kiểm duyệt kèm với Bảng kiểm duyệt chương trình chuyển đến Phòng Chương trình xác nhận. (3): Bảng kiểm duyệt chương trình chuyển đến kế toán tiền lương (SXCTPT-TH) ở Phòng KH-TV xem xét bảng kiểm duyệt có đầy đủ các yếu tố cần thiết theo quy định của Đài. (4): Kế toán tiền lương SXCT PT-TH tổng hợp toàn bộ các Bảng tính lương sản phẩm và xác định tổng số tiền lương SXCTPT-TH vượt định mức sản phẩm. Sau đó lập bảng kê tiền định mức của khối quản lý, gián tiếp. (5): Giám đốc Đài QRT kiểm tra và ký duyệt. (6): Kế toán tiền lương SXCTPT-TH chuyển Bảng thanh toán lương sản phẩm và bảng tiền định mức của khối quản lý, gián tiếp cho kế toán thanh toán và thanh toán bằng tiền mặt - Chi tiền lương tăng thêm: Căn cứ vào hệ số điều chỉnh thu nhập tăng thêm, hệ số lương cấp bậc bình quân, ....., kế toán tiền lương SXCT PT-TH lập bảng thanh toán tiền lương tăng thêm trình Phó Phòng KH-TV và Giám đốc ký duyệt. Bảng thanh toán lương 11 tăng thêm được chuyển cho kế toán tổng hợp xác định thuế thu nhập cá nhân (nếu có), và sau cùng kế toán thanh toán bằng tiền mặt. Đánh giá công tác kiểm soát chi thanh toán cá nhân: Công tác kiểm soát chi thanh toán cá nhân qua tại Đài QRT đã tuân thủ đúng theo quy định của Nhà nước. Tuy vậy, hiện nay Đài QRT dùng lượng tiền mặt quá lớn để thanh toán các khoản tiền lương này dễ xảy ra rủi ro, sai sót..... việc thanh toán tiền lương định mức cho bộ phận gián tiếp tại đơn vị chưa thật sự hợp lý, công bằng..... 2.2.2.2. Kiểm soát chi hàng hoá, dịch vụ : Trình tự và nội dung kiểm soát: Các khoản chi về dịch vụ công cộng như thanh toán tiền điện, thanh toán tiền nước, thanh toán tiền nhiên liệu, thanh toán tiền vệ sinh môi trường, thanh toán cước phí điện thoại, văn phòng phẩm…... Đài QRT thực hiện theo nhu cầu thực tế phát sinh từ các Phòng, ban. 2.2.2.3. Kiểm soát chi nghiệp vụ chuyên môn : Nội dung chi cho nghiệp vụ chuyên môn: Chi nghiêp vụ chuyên môn gồm chi phí thực hiện CT PT-TH trực tiếp và chi nhuận bút cộng tác viên phát thanh truyền hình Trình tự: (1): Tổng đạo diễn CT PT-TH trực tiếp lập dự toán chi phí và chuyển đến kế toán chi phí CT PT-TH trực tiếp Phòng KH-TV. (2): Kế toán chi phí CT PT-TH trực tiếp kiểm tra, trình Phó phòng KH-TV và Phó giám đốc phụ trách Nội dung duyệt. (3): Tổng đạo diễn và ê kíp tiến hành thực hiện. (4): Tổng đạo diễn nộp Hồ sơ quyết toán (5): Kế toán chi phí CT PT-TH trực tiếp kiểm tra, kiểm soát hồ sơ quyết toán trước khi trình Phó phòng KH-TV và Giám đốc 12 Đài QRT duyệt thanh toán. (6): Kế toán chi phí CT PT-TH trực tiếp chuyển Hồ sơ quyết toán đến Kế toán thanh toán sau khi Giám đốc QRT kiểm soát và ký duyệt. (7): Kế toán thanh toán Hồ sơ quyết toán Đánh giá rủi ro có thể xảy ra các khoản chi phí thực hiện chương trình PT-TH trực tiếp: Các khoản chi thực hiện CT PT-TH trực tiếp ở đơn vị đều chi bằng tiền mặt với số lượng tiền lớn nên dễ xảy ra rủi ro, sai sót. .…. Tổng đạo diễn có thể khai khống một số khoản chi phí...... - Chi nhuận bút cộng tác viên phát thanh-truyền hình: Các cá nhân, đơn vị, gởi tin, bài, ... đến Ban biên tập chương trình của Đài QRT duyệt. Các tin, bài được duyệt kèm phiếu kiểm duyệt chi trả nhuận bút được chuyển đến Phòng Chương trình để sao lưu, cất trữ (Phòng Chương trình xác nhận). Phiếu kiểm duyệt sau đó được chuyển về Phòng KH-TV lên bảng kê trình Phó Phòng KH-TV và Giám đốc duyệt thanh toán Đánh giá công tác kiểm soát khoản chi nhuận bút cộng tác viên phát thanh truyền hình. Có một số tin, bài cộng tác viên PT-TH được thanh toán tiền nhuận bút nhưng vì một lý do nào đó các tác giả lại không đến nhận .... Do đó dễ xảy ra việc tiền nhuận bút cộng tác viên của các tác giả thường bị hợp thức hoá về mặt chứng từ. .... 2.2.2.4. Kiểm soát chi sửa chữa, mua sắm tài sản cố định: Các Phòng làm đề xuất về nhu cầu sửa chữa, mua sắm TSCĐ gởi Phòng TC-HC. Phòng TC-HC phối hợp với Phòng Kỹ thuật sản xuất chương trình và Phòng Kỹ thuật truyền dẫn phát sóng trình lãnh đạo Đài QRT. Phòng TC-HC phối hợp với Phòng Kỹ thuật sản xuất chương trình, Phòng 13 Kỹ thuật truyền dẫn phát sóng và các Phòng, có nhu cầu liên hệ tìm nhà cung cấp hàng hóa. Giám đốc Đài QRT thực hiện ký hợp đồng với nhà cung cấp hàng hóa được chọn. Phòng KH-TV kiểm tra toàn bộ hồ sơ sửa chữa, mua sắm TSCĐ( sau khi đã có biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng), chứng từ và tiến hành thanh toán cho nhà cung cấp hàng hóa 2.2.3.Thông tin kế toán phục vụ kiểm soát thu, chi ở Đài phát thanh truyền hình cấp Tỉnh 2.2.3.1 Tổ chức chứng từ: Chứng từ sử dụng cho công tác thu tại đơn vị như Bảng đăng ký thời lượng phát phim tuyên truyền, Bảng đăng ký thông báo-quảng cáo... Chứng từ sử dụng cho chi hoạt động tại đơn vị như Bảng nghiệm thu chương trình, Bảng dự toán chi chương trình, Bảng kê chi phí nhuận bút.... 2.2.3.2 Tổ chức tài khoản và sổ sách kế toán: Đài Tỉnh áp dụng hệ thống tài khoản (Phụ lục 2.11) và hệ thống sổ kế toán dùng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp được ban hành theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC (Phụ lục 2.12) của Bộ Tài chính 2.2.3.3 Báo cáo kế toán: Đài QRT thực hiện các Báo cáo kế toán theo Quy định của Bộ tài chính ( Phụ lục 2.13) và các báo cáo lập theo quy định của Đài QRT..... 2.3. Đánh giá công tác kiểm soát thu-chi ở Đài phát thanh truyền hình cấp Tỉnh(Qua khảo sát Đài phát thanh truyền hình Quảng nam) 2.3.1. Những ưu điểm: Đài thực hiện việc ban hành các quy định, văn bản về các quy trình kiểm soát các khoản chi cụ thể ở đơn vị. 14 Như quy trình kiểm soát chi thực hiện CTPT-TH, quy trình kiểm soát chi tiền lương sản xuất chương trình..... Phối hợp với Công đoàn cơ quan ban hành quy chế chi tiêu nội bộ ở Đài. Hàng năm có sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan như Cục Thuế, Sở Tài chính Hệ thống thông tin kế toán của Đài QRT khá hoàn chỉnh và đi vào nề nếp...... 2.3.2. Những hạn chế 2.3.2.1. Hạn chế về kiểm soát các khoản thu: Sự phân công nhiệm vụ giữa các nhân viên trong công tác thu chưa thích hợp. Kế toán thu sự nghiệp Phòng KH-TV chưa phối hợp với Phòng DVTB-QC trong việc theo dõi công nợ với khách hàng và cũng chưa thực hiện được thường xuyên công tác kiểm tra đối chiếu thông tin các khoản thu... Việc đối chiếu số liệu trên sổ kế toán với số liệu của Phòng DVTBQC không được thực hiện thường xuyên, dễ xảy ra sai sót..... Nhiều sản phẩm quảng cáo khi đang phát trên sóng phát thanh truyền hình, bị các cơ quan chức năng yêu cầu dừng phát sóng vì nội dung sản phẩm quảng cáo chưa được cơ quan liên quan kiểm duyệt...các báo cáo kế toán nguồn thu chưa thể hiện được vai trò phân tích doanh thu...... 2.3.2.2. Hạn chế về kiểm soát các khoản chi: Các khoản chi cho cá nhân ở đơn vị hầu hết đều thanh toán bằng tiền mặt nên dể xảy ra rủi ro và sai sót. Các trường hợp gian lận chi phí thực hiện CT PT-TH trực tiếp xảy ra tại đơn vị chưa có quy định xử lý..... Chi nhuận bút cộng tác viên phát thanh truyền hình chưa có sự phối hợp kiểm tra, kiểm soát giữa các bộ phận. Việc đánh giá kết quả lao động hoàn thành theo mức khoán quy định cho từng phóng viên, biên tập viên 15 để làm cơ sở cho việc tính và chi trả lương sản phẩm được thực hiện tại đơn vị chưa được chặt chẽ. Công việc kiểm kê TSCĐ chưa được tiến hành một cách thường xuyên tại Đài, cụ thể kế toán TSCĐ chưa thực hiện thường xuyên việc lập bảng kê tình hình tăng, giảm TSCĐ trong tháng, quý .... Các báo cáo kế toán chưa bảo đảm cho việc phân tích chi phí, để giúp lãnh đạo đơn vị nắm bắt được thông tin và ra quyết định thích hợp nhằm phục vụ tốt cho quản lý. 2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại: Chưa có quy định chi trả định mức tin, bài... cụ thể của Bộ Thông tin và Truyền thông, các chính sách quy định của Nhà nước có sự thay đổi liên tục, hàng năm công tác kiểm tra, kiểm soát của các đơn vị như: Cục Thuế, Sở Tài chính, Kiểm toán nhà nước .......làm cho đơn vị mất nhiều thời gian, chưa có sự phối hợp kiểm tra, kiểm soát lẫn nhau giữa Phòng DVTBQC và Phòng KH-TV trong việc theo dõi các hoạt động thu. Đài QRT và cả một số Đài PT-TH cấp Tỉnh khác chưa sử dụng phần mềm kế toán... KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 Công tác kiểm soát thu, chi của Đài QRT trong những năm qua có sự chú trọng nhất định, bên cạnh những mặt đã đạt được thì công tác kiểm tra, kiểm soát thu, chi của đơn vị còn có những hạn chế, thiếu sót cần khắc phục. Từ những thiếu sót, hạn chế, luận văn sẽ đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường hơn nữa công tác kiểm soát thu, chi tại Đài QRT ở chương 03. CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG KIỂM SOÁT THU, CHI 16 Ở ĐÀI PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH CẤP TỈNH TRƢỜNG HỢP ĐÀI PT-TH QUẢNG NAM 3.1. Đặc điểm hoạt động thu, chi và những vấn đề đặt ra cho công tác kiểm soát thu, chi ở Đài phát thanh truyền hình Quảng Nam 3.1.1.Đặc điểm hoạt động thu, chi: Đài QRT là đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động..... 3.1.2.Những vấn đề đặt ra cho công tác kiểm soát thu-chi: Những quy trình về kiểm soát thu, chi chưa được văn bản hóa rõ ràng, chưa định rõ các hoạt động có nguy cơ rủi ro cao, chưa thực hiện phân tích các mục tiêu cụ thể của công tác kiểm soát thu, chi. Quyền hạn, trách nhiệm của các bộ phận chưa được phân định đúng với chức năng, nhiệm vụ được giao. Bộ máy kế toán tại đơn vị chưa tạo được sự kiểm soát lẫn nhau với các Phòng, Ban. Không ít cán bộ có trách nhiệm thực hiện kiểm soát thu, chi tại đơn vị còn hạn chế hiểu biết về kiểm soát là nguyên nhân rất cơ bản hạn chế chất lượng, hiệu quả hoạt động kiểm soát thu, chi hiện nay.... 3.2. Các giải pháp tăng cƣờng công tác kiểm soát thu, chi 3.2.1. Hoàn thiện kiểm soát thu ở Đài QRT 3.2.1.1. Đối với kiểm soát thu tuyên truyền: Xác định rõ mục tiêu kiểm soát: Tuân thủ những điều khoản đã thỏa thuận giữa Đơn vị và khách hàng...... Trình tự, nội dung kiểm soát: Nhân viên Phòng DVTB-QC ghi hoá đơn, Thủ quỹ Phòng KH-TV trực tiếp thu tiền. Kế toán thu dịch vụ thường xuyên phối hợp với nhân viên ghi hóa đơn Phòng DVTB-QC cập nhập các báo có của các khách hàng đã chuyển tiền cho đơn vị đối chiếu với hóa đơn tuyên truyền đã xuất ra 17 trong tháng để có thể kiểm tra được chính xác tên các khách hàng đã chuyển tiền cho đơn vị. 3.2.1.2.Đối với kiểm soát thu thông báo: Xác định rõ mục tiêu kiểm soát: Các yêu cầu của khách hàng về nội dung thông báo, ngày phát sóng, thời gian phát sóng, số lần phát sóng được đơn vị thực hiện đúng, đủ, kịp thời......Trình tự, nội dung kiểm soát: Nhân viên Phòng DVTB-QC ghi hoá đơn, Thủ quỹ Phòng KH-TV thu tiền khách hàng. Các nội dung ghi trên Hoá đơn như tổng số lượng âm đọc, thời điểm phát sóng, số lần phát sóng ......được kế toán thu sự nghiệp thực hiện kiểm tra, đối chiếu với tổng số lượng âm đọc trên Phiếu đăng ký thông báo của khách hàng, và Biểu giá thu thông báo qua đó có thể kiểm tra phát hiện những sai sót và kịp thời chấn chỉnh. Phòng KHTV thực hiện kiểm tra việc lập phiếu thu, báo cáo doanh thu thông báo, báo cáo hoá đơn GTGT hàng tháng trên cơ sở đối chiếu các chỉ tiêu trên Hóa đơn GTGT và Phiếu đăng ký thông báo của khách hàng để ngăn ngừa và phát hiện các trường hợp gian lận có thể xảy ra trong hoạt động thu thông báo. 3.2.1.3.Đối với kiểm soát thu quảng cáo: Xác định rõ mục tiêu kiểm soát: Tuân thủ theo những điều khoản đã ký kết trong hợp đồng giữa hai bên....Trình tự, nội dung kiểm soát: Các nội dung trên Hoá đơn GTGT, hợp đồng kinh tế....do Phòng DVTB-QC lập, Bảng kê các sản phẩm đã phát sóng trong tháng của Phòng Kỹ thuật truyền dẫn phát sóng chuyển đến Phòng KH-TV. Kế toán thu sự nghiệp thực hiện kiểm tra, đối chiếu thường xuyên thông qua các chỉ tiêu như số lần phát quảng cáo, thời gian phát quảng cáo, ... với Bảng giá quảng cáo 18 để kiểm tra số tiền khách hàng thanh toán trên hóa đơn. Trên cơ sở báo cáo doanh thu quảng cáo hàng tháng do nhân viên Phòng DVTBQC lập, kế toán thu sự nghiệp phối hợp, kiểm tra, lên bảng kê danh sách công nợ khách hàng quảng cáo và vào Sổ chi tiết TK “Phải thu khách hàng” và báo cáo tổng hợp phải thu các khách hàng (Phụ lục 3.1) theo các chỉ tiêu: Tổng giá trị hợp đồng thực hiện quảng cáo được ký, số phải thu trong tháng theo yêu cầu phát sóng sản phẩm quảng cáo của khách hàng đã được đơn vị thực hiện.......... 3.2.2. Hoàn thiện quy trình kiểm soát chi ở Đài QRT 3.2.2.1.Đối với kiểm soát chi thanh toán cá nhân: Xác định rõ mục tiêu kiểm soát: Tuân thủ theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước về chế độ tiền lương cơ bản ...Trình tự, nội dung kiểm soát: Đối với lương cơ bản: Bộ phận tính lương Phòng KH-TV cuối tháng phối hợp với Phòng TC-HC thực hiện kiểm tra, kiểm soát số lao động đang làm việc, số lao động trong biên chế, lao động hợp đồng, ..... để xác định đầy đủ, chính xác số lao động hiện có làm cơ sở cho việc tính lương. Đối với lương sản phẩm khối trực tiếp: Các phóng viên, biên tập viên ghi rõ, đầy đủ tên thể loại chương trình trên bảng kiểm duyệt khi thực hiện sản xuất chương trình. Thực hiện việc kiểm tra chéo công tác tính lương sản phẩm của kế toán tiền lương sản xuất chương trình với kế toán thanh toán. Đối với định mức khối quản lý, gián tiếp: Cuối tháng thực hiện đánh giá hiệu quả công việc, xếp loại lao động cho từng cá nhân trong Phòng lập danh sách chuyển Phòng TC-HC kiểm tra, xác nhận và lập danh sách với mức xếp loại I,II,III, trình Giám đốc duyệt và chuyển Phòng KH-TV tính định mức cho 19 khối quản lý, gián tiếp. Đối với lương tăng thêm: Các Phòng thực hiện việc đánh giá công việc của nhân viên lập danh sách chuyển Phòng TC-HC, Phòng TC-HC xem xét, ký xác nhận trình Giám đốc duyệt và chuyển kế toán tiền lương tính và thanh toán .... 3.2.2.2. Đối với kiểm soát chi mua sắm vật tư hàng hoá, dịch vụ: Mục tiêu và tiêu chuẩn kiểm soát: Đối với các khoản chi tiền điện, nước căn cứ vào hoá đơn phát sinh thực tế trong tháng của đơn vị để thanh toán. Các khoản chi phí xăng, dầu được xác định theo định mức do Đài QRT quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của Đài. Các khoản chi phí văn phòng phẩm thực hiện khoán bằng tiền hoặc khoán bằng hiện vật. Cước phí thông tin: Đối với Ban giám đốc Đài QRT thực hiện mức khoán cước điện thoại di động và điện thoại công vụ hàng tháng theo Quyết định số 179/QĐ/PT-TH ngày 04/06/2007 của Giám đốc Đài QRT. Đối với các Phòng, Ban thực hiện mức khoán cước sử dụng điện thoại cố định hàng tháng ở các Phòng, Ban theo Quyết định số 421/QĐ/PT-TH ngày 11/11/2009 của Giám đốc Đài QRT. Các khoản chi hội nghị: Việc sử dụng kinh phí phục vụ hội nghị của Đài QRT thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 23/2007/TT-BTC ngày 21/03/2007 của Bộ Tài chính. Các khoản chi công tác phí được thực hiện theo Quyết định số 33/2008/NĐ-UBND ngày 05/09/2008 của UBND tỉnh Quảng Nam. Chi phí thuê mướn: Các chi phí thuê mướn phát sinh trong Đài QRT được thanh toán căn cứ vào các hợp đồng thuê mướn thực tế, hóa đơn GTGT, biên bản thanh lý hợp đồng thuê mướn giữa Đài QRT với các đối tác bên ngoài. 20 - Trình tự, nội dung kiểm soát: Đối với chi phí điện, nước: Phòng TC-HC kiểm tra thực tế tình hình sử dụng điện, nước trong đơn vị, cuối tháng tiến hành ghi sổ số liệu thực tế kwh điện và số m3 khối nước đối chiếu với số liệu trên hoá đơn, lập giấy đề nghị thanh toán tiền điện, nước kèm theo hóa đơn và chuyển cho Phòng KH-TV, kế toán kiểm tra chứng từ và trình lãnh đạo Đài QRT duyệt . Đối với chi phí nhiên liệu: Căn cứ vào lệnh điều xe, kế hoạch công tác của cơ quan, căn cứ vào số Km( số Km đầu và số Km cuối) xe chạy thực tế khi đi công tác, định mức nhiên liệu được duyệt cho từng loại xe. Trường hợp thanh toán nhiên liệu như xăng, dầu cho các máy phát điện trong trường hợp cúp điện, phải căn cứ vào giấy báo số giờ chạy máy nổ, định mức nhiên liệu cho từng loại máy, có ký xác nhận của các Trưởng bộ phận liên quan kèm lịch thông báo cúp điện của Công ty điện lực. Đối với chi phí văn phòng phẩm: Các khoản chi phí văn phòng phẩm Đài thực hiện khoán bằng hiện vật hoặc khoán bằng tiền trên cơ sở mức khoán bằng hiện vật. Đối với chi phí thông tin liên lạc: Đơn vị thực hiện định mức khoán cước điện thoại cho các Phòng, Ban. Phòng KH-TV kiểm tra và đối chiếu số sử dụng thực tế của mỗi Phòng với số định mức cuớc khoán của các Phòng và thông báo cho từng Phòng biết về số tiền vượt, hay tiết kiệm để thực hiện việc lập phiếu thu, thu lại tiền đã gọi vượt và lập phiếu chi, chi lại số tiền các Phòng đã tiết kiệm cước phí cuộc gọi trong tháng. Phòng KH-TV trình lãnh đạo xem xét kiểm tra các chứng từ liên quan và kế toán thanh toán chuyển khoản trả cho Bưu điện. Đối với chi phí hội nghị: Đơn vị thực hiện mức khoán theo tiêu
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan