Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kiểm soát phát triển Khu trung tâm thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập...

Tài liệu Kiểm soát phát triển Khu trung tâm thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập (TT)

.PDF
34
379
89

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI Nguyễn Thanh Quang KIỂM SOÁT PHÁT TRIỂN KHU TRUNG TÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình MÃ SỐ 62.58.01.06 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH HÀ NỘI 2013 1 Luận án được hoàn thành tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. KTS Đỗ Hậu Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Trọng Hòa Phản biện 2: TS Đào Ngọc Nghiêm Phản biện 3: PGS.TS Lưu Đức Hải Luận án được bảo vệ tại hội đồng chấm luận án cấp Trường tại: Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Vào hồi ………giờ…….ngày …….tháng……năm 2013 Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện quốc gia, thư viện trường Đại học Kiến trúc Hà Nội 2 DANH MỤC MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐẪ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ  Các đề tài khoa học: 1. Tham gia đề tài cấp Thành phố (Hà Nội): “Xây dựng và quản lý không gian xanh trong các khu đô thị mới tại Hà Nội đến năm 2020 với sự tham gia của cộng đồng”, năm 2008-2010. 2. Tham gia dự án Sự nghiệp kinh tế cấp Bộ Xây dựng “Điều tra, khảo sát, nghiên cứu đề xuất cơ chế chính sách cải tạo, chỉnh trang, phát triển khu vực trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh”, năm 2010-2012. 3. Tham gia đề tài cấp Thành phố (Hồ Chí Minh): “Nghiên cứu khung lồng ghép các yếu tố biến đổi khí hậu vào công tác quy hoạch đô thị ở Thành phố Hồ Chí Minh”, năm 2009 - 2013.  Các bài báo khoa học: 1. Toàn cầu hóa sự phát triển không gian của Trung tâm thành phố Hồ Chí Minh - Tạp chí Quy hoạch Xây dựng - Viện Kiến trúc, Quy hoạch đô thị và nông thôn - số 33 (7) 2008. 2. Bức tranh phát triển và quản lý đô thị dưới tác động của hội nhập quốc tế -Tạp chí Quy hoạch Xây dựng - Viện Kiến trúc, Quy hoạch đô thị và nông thôn - số 60 - 2012. 3. Giải pháp tăng cường kiểm soát phát triển khu trung tâm thành phố Hồ Chí Minh - Tạp chí Xây dựng số 2 - năm 2013. 3 A. 1. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN Tính cấp thiết của đề tài Kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế cộng với việc đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã và đang tạo ra nhiều động lực mạnh mẽ cho phát triển kinh tế xã hội nói chung và các đô thị, nhất là khu trung tâm đô thị nước ta nói riêng. Với những ưu thế vượt trội so với những khu vực khác, khu trung tâm đô thị là địa bàn mầu mỡ hấp dẫn và thu hút nhiều nhà đầu tư vào phát triển các lĩnh vực thương mại, dịch vụ kéo theo các hoạt động xây dựng phát triển đô thị diễn ra rất sôi động, đa dạng cả về nội dung lẫn hình thức, làm cho công tác quản lý đô thị trở nên phức tạp hơn, nhiều khi vượt ra ngoài tầm kiểm soát của chính quyền và các cơ quan chức năng ở địa phương, tác động phương hại đến việc sử dụng đất, đến cơ cấu chức năng và tạo lập không gian của các khu trung tâm đô thị, bộc lộ nhiều vấn đề bức xúc, hạn chế. Khu vực trung tâm thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đang có tốc độ phát triển không gian và các hoạt động xây dựng nhanh và mạnh, nhiều công trình cao ốc văn phòng, thương mại, nhà chung cư cao tầng, nhà ở chia lô v.v... xuất hiện với mật độ dày đặc, nhưng thiếu sự kiểm soát [47]. Việc phát triển cân bằng và đồng bộ khu trung tâm thành phố là mục tiêu của thành phố để phấn đấu xây dựng nơi đây thành khu trung tâm đạt chuẩn quốc tế về chất lượng sống, môi trường đô thị. Muốn đạt được mục tiêu đó, việc tăng cường kiểm soát phát triển không gian khu trung tâm là giải pháp không thể thiếu và có vị trí then chốt trong các hoạt động quản lý đô thị của thành phố. Xuất phát từ sự cần thiết đó, đề tài “Kiểm soát phát triển khu trung tâm thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập” được NCS chọn làm đề tài luận án Tiến sĩ, chuyên ngành qu ản lý đô thị và công trình. 2. Mục đích nghiên cứu 4 Xây dựng mô hình kiểm soát, tổ chức bộ máy và bộ tiêu chí kiểm soát xây dựng phát triển các khu trung tâm đô thị cũng như hoàn thiện một số giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả của các hoạt động kiểm soát phát triển trung tâm các đô thị lớn ở Việt Nam nói chung và của thành phố Hồ Chí Minh nói riêng trong quá trình xây dựng phát triển trung tâm đạt chuẩn quốc tế về chất lượng cuộc sống và môi trường đô thị trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3. 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là kiểm soát phát triển khu trung tâm hiện hữu của TP.HCM, trong quá trình triển khai thực hiện đồ án quy hoạch đã đư ợc phê duyệt được giới hạn ở lĩnh vực không gian vật chất – vật thể hay không gian đô thị theo quy hoạch, kế hoạch và pháp luật. Không gian đô thị là không gian bao gồm các vật thể kiến trúc đô thị (công trình kiến trúc, kỹ thuật, nghệ thuật, quảng cáo), cây xanh v.v. có ảnh hưởng trực tiếp đến bộ mặt đô thị và khoảng không trong đô thị (Luật Quy hoạch đô thị). 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian địa bàn: Khu vực trung tâm hiện hữu của thành phố Hồ Chí Minh (được xác định theo công văn số 2940/SQHKT – QHKTT của Sở QHKT gửi UB quản lý dự án quy hoạch xây dựng khu trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 930 ha, bao gồm một phần đất đai của các quận 1, 3, 4 và Bình Thạnh) - Về thời gian: Đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 Ý nghĩa khoa học của luận án 4. - Ý nghĩa về mặt khoa học: Cụ thể hóa, bổ sung, hoàn thiện và làm phong phú thêm các vấn đề về lý luận của khoa học quản lý đô thị nói chung và kiểm soát 5 phát triển đô thị nói riêng, trong đó có kiểm soát phát triển các khu vực trung tâm đô thị. - Ý nghĩa về mặt thực tiễn: Góp phần vào việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý đô thị nói chung và kiểm soát phát triển đô thị nói riêng, trong đó có khu trung tâm đô thị nhằm phát huy các vai trò, vị thế, chức năng của các khu trung tâm trong đô thị trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của các đô thị Việt Nam, cũng như phục vụ cho công tác nghiên cứu, đào tạo. 5. Những đóng góp mới của luận án Đánh giá tình hình phát triển và khiểm soát phát triển không gian đô thị khu trung tâm hiện hữu của thành phố Hồ Chí Minh Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về kiểm soát phát triển không gian đô thị. Đề xuất tổ chức hệ thống kiểm soát phát triển không gian đô thị thành phố Hồ Chí Minh theo mô hình trực tuyến – chức năng, độc lập riêng và trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố. Đề xuất tổ chức bộ máy kiểm soát phát triển không gian đô thị thành phố Hồ Chí Minh theo mô hình 3 cấp: Thành phố - Quận, Huyện – Phường, Xã trực thuộc sự quản lý hành chính của UBND cấp tương ứng. Đề xuất Bộ tiêu chí kiểm soát phát triển không gian đô thị thành phố Hồ Chí Minh với 8 nhóm tiêu chí tiêu biểu, bao quát các hoạt động cơ bản về phát triển và khai thác sử dụng không gian đô thị. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận án gồm có 3 chương chính sau: 6 Chương 1: Tổng quan về phát triển và kiểm soát phát triển khu trung tâm hiện hữu của TP HCM trong bối cảnh hội nhập. Chương 2: Những cơ sở khoa học về kiểm soát và kiểm soát phát triển các khu trung tâm đô thị lớn. Chương 3: Một số giải pháp kiểm soát phát triển khu trung tâm TP HCM trong bối cảnh hội nhập. Các khái niệm cơ bản có liên quan đến nghiên cứu 7. - Phát triển - Kiểm soát - Hội nhập - Khu trung tâm đô thị - Kiểm soát phát triển không gian đô thị khu trung tâm 7 B. NỘI DUNG LUẬN ÁN Chương 1: TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN VÀ KIỂM SOÁT PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN KHU TRUNG TÂM HIỆN HỮU CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP 1.1. Tổng quan tình hình phát triển không gian khu trung tâm của các đô thị lớn ở Việt Nam Trong quá trình phát triển đất đai xây dựng của đô thị (đất nội đô), đất đai khu trung tâm đô thị cũng phát triển và mở rộng quy mô, đặc biệt là trung tâm của các đô thị loại đặc biệt loại I trực thuộc TW (các trung tâm quốc gia). Dưới sự tác động của kinh tế thị trường và xu thế hội nhập, trong khu trung tâm đô thị, các nhóm chức năng tài chính ngân hàng, thương mại dịch vụ đang có xu hướng phát triển bành chướng, lấn át các bộ phận chức năng khác, dẫn đến mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, mật độ diện tích sàn, tầng cao xây dựng trung bình đều cao hơn rất nhiều so với các khu vực khác của đô thị. Rất nhiều các khách sạn, nhà hàng, nhà ngân hàng, siêu thị, nhà xuất bản báo chí, viễn thông, sàn nhảy, văn phòng v.v. đã chi ếm lĩnh những vị trí đắc địa, thay thế dần cho các nhà ở, các công trình y tế giáo dục, v.v phá vỡ các quy hoạch và cảnh quan truyền thống khu trung tâm, cây xanh giảm thiểu chỉ còn 1-2% đất xây dựng, gây nên những bất hợp lý, sự chật trội về quy hoạch xây dựng và môi trường trong khu trung tâm. Thực trạng phát triển khu trung tâm của các đô thị lớn, nhất là các đô thị trực thuộc Trung ương, đã đạt được các kết quả cơ bản như sau: Nhiều khu vực trong trung tâm của các đô thị đã trở nên đẹp đẽ, khang trang và văn minh, hiện đại hơn nhưng vẫn giữ được hình ảnh không gian qui hoạch, kiến trúc có giá trị, nét đặc trưng về qui 8 hoạch, kiến trúc và xây dựng của khu trung tâm các đô thị như các khu phố cổ, khu phố Pháp. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất của các khu đất có các công trình xây dựng không phù hợp với chức năng trung tâm, ít hiệu quả kinh tế v.v. trong khu trung tâm để tái phát triển trung tâm không những nâng cao giá trị kinh tế của đất xây dựng mà còn tạo được bộ mặt kiến trúc mới và không gian đô thị . Việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị của di sản, các công trình kiến trúc, lịch sử, văn hóa, tôn giáo v.v. để được quan tâm và khai thác triệt để. Việc cải tạo nâng cấp và hiện đại hóa các công trình hạ tầng kỹ thuật ở khu trung tâm (hè đường, đèn đường, điện nước, công trình thoát nư ớc), chỉnh trang mặt phố, quảng trường (nhà ga, bến xe, không gian công cộng, v.v), xây dựng các cầu qua sông, cầu vượt, kiên cố hóa kè đường, kè bờ hồ, bờ sông và xây dựng các công trình tiện ích v.v. một mặt đã làm sống động, phong phú thêm không gian đô thị khu trung tâm, sống động thêm các hoạt động của trung tâm đô thị và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của dân cư đô thị. Bên cạnh các kết quả kể trên, còn có những tồn tại yếu kém sau: Còn thiếu các cơ sở pháp lý phát triển tính đồng bộ và hiệu quả như thiếu qui hoạch chi tiết và thiết kế đô thị, thiếu điều lệ quản lý qui hoạch, kiến trúc, cảnh quan môi trường v.v. nên xây dựng phát triển không gian trung tâm đô thị còn nhiều tồn tại và yếu kém. Thực trang kiến trúc, xây dựng trung tâm các đô thị còn thiếu tính thống nhất, thiếu trật tự kỷ cương, thiếu đồng bộ. Việc thiếu kiểm soát các công trình cao tầng ở một số khu vực chật hẹp trong trung tâm đô thị, ven hồ, xung quanh các không gian công cộng v.v. đã d ẫn đến sự quá tải hạ tầng kỹ thuật, ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, giảm bớt không gian trống, bến bãi 9 để xe v.v. và phá vỡ cảnh quan, sự hài hòa của môi trường, của sinh thái đô thị . Không gian công cộng, cây xanh, mặt nước, vỉa hè, công viên bị suy giảm do bị lấn chiếm gây nên sự ùn tắc, lộn xộn, chật chội không gian đô thị trung tâm, thiếu sự hài hòa giữa công trình kiến trúc (nhân tạo) và môi trường thiên nhiên (thiên tạo). Kiến trúc mặt phố thiếu sự hài hòa; các biển quảng cáo, biển hiệu lộn xộn; các tuyến đường dây điện chằng chịt, thiếu mỹ quan và an toàn cho người và phương tiện qua lại; vỉa hè bị lấn chiếm để sản xuất kinh doanh, đường bị chiếm dụng họp chợ v.v. tất cả gây ấn tượng không gian đô thị khu trung tâm chưa có trật tự, văn minh, sạch đẹp ở nhiều khu vực địa bàn khu phố cũ, khu đông dân cư. Tình trạng thi công xây dựng các công trình, nhất là hạ tầng kỹ thuật chậm tiến độ và kéo dài so với kế hoạch không những gây lãng phí kinh phíđ ầu tư, khai thác sử dụng mà còn gây nên tình trạng lộn xộn không gian đô thị. 1.2. Thực trạng phát triển không gian khu trung tâm hiện hữu của thành phố Hồ Chí Minh Tổng diện tích đất của khu trung tâm hiện hữu của thành phố là khoảng 930 ha. Trong đó đất Dân dụng là khoảng 678,69 ha, chiếm 74,2%, đất ngoài khu Dân dụng (tôn giáo, công nghiệp, quân sự, mặt nước v.v….) là khoảng 238,74 ha, chiếm 25,8%. Trong khu đất dân dụng, đất ở chiếm 15,9%; đất công trình công cộng: 16,7%, đất thương mại: 12,0%; đất giao thông: 25,8%, đất công viên, cây xanh: 3,8% trong tổng số đất khu trung tâm. Như vậy so với đất công trình công cộng (Hành chính, văn hóa - thể thao, hạ tầng, Giáo dục, y tế) thì đất thương mại - dịch vụ chiếm tỷ lệ lớn trong tương quan các chức năng trung tâm đô thị, và tro n g cơ cấu kinh tế của khu trung tâm. Từ sau khi có chính sách Đổi Mới và nhất là từ những năm 90 của thế kỷ trước, trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh mới có sự phát 10 triển và mở rộng nhanh về phía Tây và Tây Bắc. Đến năm 2006 khu trung tâm này bắt đầu được kiến nghị điều chỉnh quy mô, nâng tổng diện tích lên 930ha. Dưới sự tác dộng của kinh tế thị trường cộng với những chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước ta về phát triển kinh tế - xã hội, về huy động các nguồn lực của mọi thành phần kinh tế v.v.., trong khu trung tâm hiện hữu của Thành phố Hồ Chí Minh, các chức năng về tài chính ngân hàng, về thương mại dịch vụ có sự phát triển mạnh, tăng trưởng nhanh về giá trị kinh doanh, cơ sở giao dịch, dịch vụ và đất đai xây dựng Kiến trúc cảnh quan khu trung tâm thành phố đã và đang được cải thiện theo hướng hiện đại, văn minh, sạch đẹp. Khu vực lõi của trung tâm quận 1 với chủ yếu là các công trình kiến trúc cao tầng mới xây dựng hiện đại kết hợp với các dải cây xanh đường phố và không gian xanh như công viên 30-4, công viên 23-9 v.v… đã làm đẹp cảnh quan, hài hòa giữa thiên nhiên và công trình kiến trúc. Bên cạnh đó còn nhi ều các công trình di sản văn hóa, lịch sử cần được bảo tồn và tôn tạo như trụ sở UBND thành phố, nhà thờ Đức Bà, Chợ Bến Thành, Bệnh viện nhi đồng v.v…. Khu vực thấp tầng kiến trúc cảnh quan xấu dọc sông Sài Gòn hiện nay với chức năng cảng sông, bến tầu, công viên bờ sông sẽ được di dời để thay thế cho các chức năng khác có kiến trúc cảnh quan đẹp, văn minh và hài hòa với sông nước Tuy nhiên, Thành phố và khu trung tâm thành phố Hồ Chí Minh cũng đang g ặp nhiều thách thức to lớn trong quá trình phát triển như: Tăng trưởng kinh tế chưa mang tính bền vững; Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội tuy có phát triển nhưng chưa theo kịp với tốc độ ĐT hóa nhanh; Công tác Quản lý Nhà nư ớc trên các lĩnh vực còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu của xã hội; Nhiều vấn đề xã hội phát sinh và ngày càng bức thiết, đòi hỏi thành phố phải quan tâm giải quyết; Khó khăn trong việc phát triển cân bằng và đồng bộ; 11 1.3. Thực trạng kiểm soát phát triển không gian khu trung tâm hiện hữu của Thành phố Hồ Chí Minh Kiểm soát phát triển không gian đô thị khu trung tâm là một hoạt động mang tính tổng hợp bao gồm nhiều lĩnh vực (sử dụng đất, qui hoạch và thiết kế đô thị, bảo tồn, cảnh quan môi trường, an toàn, giao thông v.v..) thuộc nhiều Sở, Ngành (Xây dựng, Tài Nguyên Môi Trường, Văn hóa, Giao thông vận tải, Công an v.v..) và nhiều cấp, chủ yếu do các lực lượng thanh tra chuyên ngành đảm nhận. Tình hình xây dựng, phát triển đô thị nói chung và xây dựng, phát triển không gian khu trung tâm đã có chuy ển biến, có trật tự kỷ cương, kiểm soát xây dựng dần được tăng cường và nâng cao hiệu lực hiệu quả. Số lượng các công trình xây dựng có phép tăng dần lên và ngược lại các công trình xây dựng không phép, sai phép giảm đi. Bảng 1.1. Thống kê số lượng các vi phạm về trật tự xây dựng và trật tự đô thị trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh các năm 2009, 2010 và 2011 Năm 2009 2010 2011 Vi phạm trật tự xây dựng Vi phạm trật tự đô thị 6142 vụ (Giảm 25% so với năm 2008) 5078 vụ (Giảm 17,3% so với năm 2009) 4564 vụ (Giảm 10,12% so với năm 2010) 85.187 vụ 75.897 vụ 40.515 vụ (Nguồn: Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh) Bộ máy quản lý đô thị nói chung và kiểm soát phát triển đô thị nói riêng (trong đó có khu trung tâm thành phố) của Thành phố Hồ Chí Minh được tổ chức theo 3 cấp với sự tham gia của nhiều ngành lĩnh vực chuyên ngành do Thanh tra chuyên ngành đảm nhiệm. Cơ chế phối hợp hoạt động của Thanh tra Xây dựng Thành phố được thực hiện thống nhất giữa các cấp theo qui định của pháp luật, đồng thời có sự phối hợp với các cơ q u an chức năng và Thanh tra các chuyên ngành khác. Lực lượng Thanh tra xây dựng và các ngành 12 lĩnh vực khác đã và đang đư ợc kiện toàn cả về tổ chức, nhân lực và năng lực nghiệp vụ, chuyên môn để tăng cường các hoạt động giám sát, kiểm tra và thanh tra xử lý vi phạm, kiểm soát tình hình hoạt động xây dựng và khai thác sử dụng không gian đô thị nói chung và trật tự xây dựng, trật tự đô thị nói riêng. Hệ thống các văn bản pháp luật có liên quan cũng đã được sửa đổi, bổ sung hoàn thiện theo hướng đồng bộ, cụ thể chi tiết và nâng cao tính nghiêm minh của pháp luật. Song bên cạnh các kết quả và thành công đã đ ạt được, công tác kiểm soát phát triển đô thị nói chung và khu trung tâm đô thị nói riêng còn nhiều yếu kém như: công tác kiểm soát phát triển khu trung tâm đối với các hoạt động xây dựng và phát triển các dự án, các công trình còn thiếu thường xuyên, chặt chẽ, vẫn chưa làm chu được tình hình phát triển đô thị . Tình trạng phát triển đô thị không theo quy hoạch và pháp luật còn khá phổ biến. Qui hoạch chi tiết chưa ổn định và còn thiếu nhiều qui hoạch chi tiết 1:500. Kiến trúc đô thị phát triển chưa có định hướng. Các chính sách, biện pháp, cơ chế tạo vốn và tạo điều kiện phát huy sức mạnh của cộng đồng vào xây dựng, phát triển và quản lý đô thị còn thiếu, chưa đồng bộ và nhất thống. Năng lực, quyền hạn và trách nhiệm của các cấp chính quyền và cơ quan quản lý qui hoạch, kiến trúc và xây dựng còn hạn chế. 1.4. Các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố có liên quan đến đề tài - Các dự án và đề tài nghiên cứu khoa học - Các luận án Tiến sĩ - Các luận văn Thạc sĩ 1.5. Các vấn đề cần nghiên cứu trong luận án Những vấn đề về kiểm soát phát triển và kiểm soát phát triển không gian đô thị trong khu trung tâm các đô thị. Tác động của Hội nhập quốc tế tới phát triển và quản lý đô thị (cơ hội và thách thức). 13 Xây dựng các cơ sở khoa học của hoạt động kiểm soát phát triển không gian đô thị. Đề xuất mô hình tổ chức hệ thống kiểm soát, bộ máy kiểm soát các tiêu chí kiểm soát cũng như hoàn thiện một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động kiểm soát phát triển đô thị nói chung cũng như không gian đô thị khu trung tâm TP. Hồ Chí Minh. Chương 2: NHỮNG CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ KIỂM SOÁT VÀ KIỂM SOÁT PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN CÁC KHU TRUNG TÂM CỦA CÁC ĐÔ THỊ LỚN 2.1. Phương pháp nghiên cứu Luận án ãđ s ử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như: phương pháp chuyên gia, phương pháp xử lý thông tin, ưt li ệu, phương pháp điều tra khảo sát thực tế, phương pháp dự báo, phương pháp so sánh… 2.2. Những cơ sở lý luận về kiểm soát phát triển không gian khu trung tâm đô thị Luận án đã nghiên cứu các chủ thể hoạt động kiểm soát, các cách thức hoạt động kiểm soát,hình thức và phương thức kiểm soát, các mô hình tổ chức hệ thống quản lý kiểm soát… 2.3. Công cụ và cơ sở pháp lý hoạt động kiểm soát phát triển không gian đô thị và khu trung tâm đô thị Các công cụ mà bộ máy kiểm soát phát triển đô thị nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh sử dụng để kiểm soát phát triển không gian đô thị nói riêng và quản lý đô thị nói chung là : - Các công cụ pháp luật 14 - Các công cụ qui hoạch, kế hoạch - Các công cụ thổ chức – hành chính - Các công cụ giáo dục tuyên truyền - Các công cụ kinh tế, kỹ thuật, công nghệ v.v.. Trong đó 3 công cụ pháp luật, qui hoạch và kế hoạch là những công cụ chủ yếu trong hoạt động quản lý và kiểm soát phát triển đô thị, đồng thời các công cụ này cũng là những cơ sở để xem xét, đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu của các đối tượng kiểm soát trong các hoạt động đầu tư x ây dựng và khai thác sử dụng công trình, không gian công cộng trong đô thị nói chung và trong khu trung tâm nói riêng. 2.4. Các yếu tố chủ yếu tác động đến kiểm soát phát triển không gian đô thị Có nhiều yếu tố trực tiếp và gián tiếp ảnh hưởn g tác động đến hiệu quả và sự thành công của các hoạt động kiểm soát phát triển đô thị nói chung và khu trung tâm đô thị nói riêng. Các yếu tố chủ yếu bao gồm: Các cơ chế, chính sách và hệ thống văn bản pháp luật, Qui hoạch đô thị và các chuyên ngành khác, kế hoạch và tiến độ thực hiện các chương trình, d ự án xây dựng, Tổ chức hoạt động của Bộ máy kiểm soát, quan hệ phối hợp với các cấp, ngành liên quan, sự tham gia của cộng đồng. 2.5. Tác động của hội nhập đến phát triển và quản lý đô thị Hội nhập quốc tế giữa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới có những tác động tích cực (cơ hội) và tác động tiêu cực (thách thức) đến sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, xây dựng phát triển và quản lý đô thị nói riêng, trong đó có khu trung tâm đô thị.Luận án đã nghiên c ứu các cơ hội từ hội nhập, thách thức từ hội nhập. 15 2.6. Định hướng qui hoạch và kiểm soát phát triển không gian khu trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh Luận án đã nghiên c ứu Định hướng quy hoạch phát triển không gian chức năng khu trung tâm theo phương án thiết kế quy hoạch chi tiết khu trung tâm hiện hữu thành phố Hồ Chí Minh do công ty Nikken Sekkei (Nhật Bản), phương án được lựa chọn và phê duyệt đồng thời nghiên cứu định hướng kiểm soát phát triển không gian khu trung tâm. 2.7. Những bài học kinh nghiệm về kiểm soát và kiểm soát phát triển đô thị Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN KHU TRUNG TÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP 3.1. Mục đích và yêu cầu xây dựng giải pháp 3.1.1. Mục đích Mục đích chung tổng quát xây dựng các giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát phát triển không gian đô thị nói chung và khu trung tâm thành phố nói riêng, trong đó có thành phố và trung tâm thành phố Hồ Chí Minh là: phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng phát triển đô thị, đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực; nâng cao chất lượng môi trường sống đô thị; phát triển đô thị văn minh, hiện đại và bền vững; giữ gìn và bảo tồn các di sản và truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc. 3.1.2. Yêu cầu Các giải pháp đề xuất cần đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau: 16 Phù hợp với các quy định, các quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị, các quy định quản lý các ngành lĩnh v ực đất đai, tài nguyên môi trường nhà ở, đầu tư xây dựng, khai thác sử dụng các công trình và các quy định khác của pháp luật và pháp quy của chính quyền địa phương. Đảm bảo hoạt động kiểm soát phát triển đô thị và khu trung tâm đô thị đồng bộ, toàn diện và chặt chẽ giữa các lĩnh vực liên quan đến xây dựng phát triển. Có tính khoa học và thực tiễn, có khả năng thực thị, vận dụng vào thực tiễn, tạo sự chuyển biến và nâng cao năng lực và hiệu quả của hoạt động kiểm soát. Đảm bảo hài hòa giữa các lợi ích của Nhà nước, tập thể cộng đồng, các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia vào các hoạt động đầu tư xây dựng phát triển đô thị. Đảm bảo tính thông suốt trong hoạt động kiểm tra, tính minh bạch, rõ ràng, công khai và cụ thể về quản lý và tổ chức thực hiện, phân công, phân cấp; tránh đùn đẩy và né tránh trách nhiệm. Đảm bảo xử lý nghiêm minh các vi phạm của các cơ quan quản lý kiểm soát và các đối tượng bị kiểm soát, quản lý. 3.2. Các nguyên tắc và quy trình kiểm soát phát triển không gian khu trung tâm thành phố Hồ Chí Minh. 3.2.1. Các nguyên tắc kiểm soát: Hoạt động kiểm soát phát triển đô thị nói chung và khu trung tâm đô thị nói riêng, ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc chung của hoạt động kiểm soát nói chung còn phải tuân thủ các nguyên tắc sau: - Kiểm soát phải toàn diện và đồng bộ các lĩnh v ực có liên quan 17 - Kiểm soát phải thường xuyên liên tục - Kiểm soát phải bảo đảm công khai, minh bạch - Kiểm soát phải đảm bảo công bằng và hài hòa các lợi ích - Hoạt động kiểm soát phải thông suốt, nhanh nhậy; hình thức kiểm soát phải đa dạng, cách thức kiểm soát phải linh hoạt. 3.2.2. Các đối tượng và quy trình kiểm soát - Theo thể loại công trình và chủ đầu tư, khai thác sử dụng - Theo lĩnh vực chuyên ngành 3.3. Đề xuất các giải pháp kiểm soát phát triển không gian khu trung tâm hiện hữu thành phố Hồ Chí Minh. 3.3.1. Đề xuất mô hình tổ chức hệ thống kiểm soát không gian đô thị Mô hình tác giả đề xuất vận dụng tổ chức hệ thống kiểm soát phát triển đô thị (không gian vật chất vật thể hay không gian đô thị) của khu Trung tâm thành phố Hồ Chí Minh là mô hình tổ chức hệ thống kiểm soát trực tuyến - chức năng .Mô hình được tổ chức theo 3 cấp quản lý kiểm soát: - Cấp thành phố (cấp tỉnh) - Cấp quận (cấp huyện) - Cấp phường (cấp xã) Trong mô hình tổ chức hệ thống kiểm soát phát triển thành phố Hồ Chí Minh có 3 cấp: - Cơ quan kiểm soát cấp thành phố (Sở) - Phòng (Đội) kiểm soát cấp quận, huyện - Tổ kiểm soát cấp phường, thị trấn, xã. 18 3.3.2. Đề xuất mô hình tổ chức bộ máy kiểm soát phát triển không gian Thành phố và khu Trung tâm thành phố Hồ Chí Minh Kiến nghị đối với thành phố Hồ Chí Minh: ở cấp thành phố, cơ quan kiểm soát phát triển đô thị là một đầu mối trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, không nằm trong Sở Xây dựng như hiện nay. Trong Sở Xây dựng vẫn có bộ phận Thanh tra xây dựng đảm nhận nhiệm vụ thanh tra hành chính của Sở và các hoạt động có tính đặc thù nội bộ của ngành và phối hợp với kiểm soát phát triển đô thị trong những lĩnh vực có liên quan. Thanh tra Sở Xây dựng cũng như thanh tra các Sở Ngành chức năng có trách nhiệm phối hợp với cơ quan (Sở) kiểm soát phát triển đô thị khi cần thiết trong các hoạt động kiểm soát phát triển không gian đô thị. Cơ quan (Sở) kiểm soát phát triển đô thị có các chức năng chính sau: Tham mưu cho các cấp chính quyền đô thị về công tác kiểm soát phát triển đô thị, trong đó cóĩnh l v ực kiểm soát phát triển không gian đô thị Thực hiện chức năng kiểm soát hành chính nhà nước về đầu tư xây dựng, cải tạo, khai thác sử dụng các vật thể kiến trúc và không gian công cộng trong đô thị của các tổ chức, cá nhân tham gia vào các hoạt động đầu tư xây dựng và khai thác sử dụng không gian đô thị (trong đó có không gian khu Trung tâm) Cơ quan kiểm soát phát triển đô thị có nhiệm vụ chính: Giám sát, kiểm tra các hoạt động đầu tư xây dựng khai thác sử dụng không gian đô thị của các tổ chức, cá nhân để phòng ngừa các vi phạm về quy hoạch, kế hoạch và các quy định của pháp luật. Thanh tra, xử lý các vi phạm của các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng và khai thác sử dụng khồng gian đô thị theo các quy định của quy hoạch, quản lý quy hoạch kiến trúc, kế hoạch và pháp luật. 19 Phối hợp với chính quyền các cấp và lực lượng thanh tra các Sở, Ngành khác trong hoạt động kiểm soát và các nhiệm vụ khác được giao. Tổ chức bộ máy Cơ quan kiểm soát phát triển đô thị thành phố Hồ Chí Minh và khu Trung tâm thành phố, tác giả đề xuất như sau: Bộ máy kiểm soát phát triển đô thị của thành phố được tổ chức 3 cấp: Kiểm so át đ ô thị thành phố trực thuộc UBND thành phố trong đó có bộ phận chuyên kiểm soát phát triển khu Trung tâm (tương tự như sở QHKT thành phố Hồ Chí Minh có Phòng Quản lý QH và KT – CQ khu Trung tâm) Kiểm soát đô thị quận, huyện, trực thuộc UBND các quận, huyện. Đối với các quận có một bộ phận đất đai nằm trong khu Trung tâm thì tổ chức bộ phận riêng kiểm soát phát triển đô thị khu vực Trung tâm, chịu sự chỉ đạo của cơ quan kiểm soát quận và phòng kiểm soát phát triển đô thị khu Trung tâm thuộc cơ quan kiểm soát phát triển đô thị thành phố. Kiểm soát đô thị xã, phường, thị trấn, các tổ, đội kiểm soát phát triển đô thị phường nằm trong địa bàn khu Trung tâm chịu sự chỉ đạo của kiểm soát đô thị quận và bộ phận kiểm soát phát triển đô thị khu vực nằm trong Trung tâm của quận (vì có những quận chỉ có một phần đất đai nằm trong khu vực Trung tâm). Cơ quan kiểm soát phát triển đô thị các cấp chịu sự quản lý hành chính của chính quyền cùng cấp và có sự phối kết hợp với các bộ phận Thanh tra chuyên ngành của các Sở Ngành có liên quan. Bộ máy kiểm soát phát triển đô thị của thành phố bao gồm bộ máy kiểm soát hành chính nhà nước về phát triển đô thị của thành phố cộng với sự tham gia hoạt động kiểm soát của các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp, cộng đồng và dân cư mà chủ trì là các cơ quan kiểm soát hành chính nhà nước
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất