Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kiểm soát phát triển khu trung tâm thành phố hồ chí minh trong bối cảnh hội nhập...

Tài liệu Kiểm soát phát triển khu trung tâm thành phố hồ chí minh trong bối cảnh hội nhập (la)

.PDF
160
28017
84

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI Nguyễn Thanh Quang KIỂM SOÁT PHÁT TRIỂN KHU TRUNG TÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH MÃ SỐ: 62.58.01.06 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS.KTS. Đỗ Hậu Hà Nội, 2013 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác, trừ những chỗ đã ghi chú trích dẫn, tham khảo. Tác giả luận án Nguyễn Thanh Quang ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn quý báu của thầy giáo hướng dẫn: Phó giáo sư, tiến sĩ, kiến trúc sư Đỗ Hậu, người đã kiên trì, tận tâm dẫn dắt tôi trên con đường nghiên cứu khoa học từ những ngày đầu tiên. Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của Khoa sau đại học, Ban giám hiệu trường Đại học kiến trúc Hà Nội, cũng như các khoa, phòng ban khác trong trường. Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo, các nhà khoa học ở trong và ngoài trường đã đóng góp ý kiến quý báu trong quá trình tôi thực hiện luận án. Cuối cùng, tôi rất biết ơn sự động viên giúp đỡ, sát cánh và luôn tạo điều kiện của cha, mẹ, vợ, em trai và các con tôi để tôi hoàn thành luận án này. Hà nội, ngày 15 tháng 9 năm 2013 Nguyễn Thanh Quang iii MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. - 1 1 Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... - 1 2 Mục đích nghiên cứu ............................................................................... - 2 3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... - 2 4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................... - 3 5 Những đóng góp mới của luận án........................................................... - 3 6 Kết cấu của luận án ................................................................................. - 4 7 Các khái niệm cơ bản có liên quan đến nghiên cứu ............................. - 4 CHƢƠNG I ....................................................................................................... - 9 TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN VÀ KIỂM SOÁT PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN KHU TRUNG TÂM HIỆN HỮU CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP........................................................................... - 9 1.1 Tổng quan tình hình phát triển không gian khu trung tâm của các đô thị lớn ở Việt Nam ........................................................................................................ - 9 1.1.1 Khái quát tình hình phát triển các đô thị lớn ................................. - 9 1.1.2 Khái quát tình hình phát triển khu trung tâm các đô thị lớn ....... - 10 1.2 Thực trạng phát triển không gian khu trung tâm hiện hữu của thành phố Hồ Chí Minh ......................................................................................................... - 19 1.2.1 Khái quát chung về thành phố Hồ Chí Minh .............................. - 19 1.2.2 Thực trạng phát triển về không gian khu trung tâm hiện hữu ..... - 21 1.2.3 Các thách thức đối với sự phát triển của Thành phố và khu trung tâm ..................................................................................................... - 27 1.3 Thực trạng kiểm soát phát triển không gian khu trung tâm hiện hữu của Thành phố Hồ Chí Minh ....................................................................................... - 30 1.3.1 Các nội dung kiểm soát chủ yếu.................................................. - 30 1.3.2 Hoạt động kiểm soát .................................................................... - 31 1.3.3 Tổ chức bộ máy kiểm soát .......................................................... - 34 1.3.4 Đánh giá chung ............................................................................ - 37 1.4 Các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố có liên quan đến đề tài . 40 1.4.1 Các dự án và đề tài nghiên cứu khoa học .................................... - 40 1.4.2 Các luận án Tiến sĩ ...................................................................... - 41 - iv 1.4.3 Các luận văn Thạc sĩ ................................................................... - 42 1.5 Các vấn đề cần nghiên cứu trong luận án ........................................... - 45 CHƢƠNG II .................................................................................................... - 46 NHỮNG CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ KIỂM SOÁT VÀ KIỂM SOÁT PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN CÁC KHU TRUNG TÂM CỦA CÁC ĐÔ THỊ LỚN ...... - 46 2.1 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... - 46 2.1.1 Phương pháp chuyên gia ............................................................. - 46 2.1.2 Phương pháp xử lý thông tin, tư liệu ........................................... - 46 2.1.3 Phương pháp điều tra khảo sát thực tế ........................................ - 46 2.1.4 Phương pháp dự báo .................................................................... - 47 2.1.5 Phương pháp so sánh ................................................................... - 47 2.2 Những cơ sở lý luận về kiểm soát phát triển không gian khu trung tâm đô thị ............................................................................................................. - 47 2.2.1 Các chủ thể hoạt động kiểm soát ................................................. - 47 2.2.2 Các cách thức hoạt động kiểm soát ............................................. - 48 2.2.3 Hình thức và phương thức kiểm soát .......................................... - 51 2.2.4 Các mô hình tổ chức hệ thống quản lý kiểm soát: ...................... - 52 2.3 Công cụ và cơ sở pháp lý hoạt động kiểm soát phát triển không gian đô thị và khu trung tâm đô thị ................................................................................... - 56 2.3.1 Các công cụ kiểm soát ................................................................. - 56 2.3.2 Các cơ sở pháp lý ........................................................................ - 58 2.3.3 Các Qui chuẩn, Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam......................... - 63 2.3.4 Đồ án quy hoạch và thiết kế đô thị .............................................. - 63 2.3.5 Các giấy phép .............................................................................. - 64 2.4 Các yếu tố chủ yếu tác động đến kiểm soát phát triển không gian đô thị .. 64 2.4.1 Các cơ chế, chính sách và hệ thống văn bản pháp luật ............... - 64 2.4.2 Qui hoạch đô thị và các chuyên ngành khác ............................... - 65 2.4.3 Kế hoạch và tiến độ thực hiện các chương trình, dự án xây dựng - 67 2.4.4 Tổ chức hoạt động của Bộ máy kiểm soát .................................. - 68 2.4.5 Quan hệ phối hợp với các cấp, ngành liên quan.......................... - 70 2.4.6 Sự tham gia của cộng đồng ......................................................... - 70 2.5 Tác động của hội nhập đến phát triển và quản lý đô thị ..................... - 71 2.5.1 Cơ hội từ hội nhập ....................................................................... - 71 - v 2.5.2 Thách thức từ hội nhập ................................................................ - 74 2.6 Định hướng qui hoạch và kiểm soát phát triển không gian khu trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh ....................................................................................... - 80 2.6.1 Định hướng quy hoạch phát triển không gian chức năng khu trung tâm ..................................................................................................... - 80 2.6.2 Định hướng kiểm soát phát triển không gian khu trung tâm ...... - 82 2.7 Những bài học kinh nghiệm về kiểm soát và kiểm soát phát triển đô thị ... 83 2.7.1 Kinh nghiệm nước ngoài ............................................................. - 83 2.7.2 Trong nước .................................................................................. - 88 CHƢƠNG III .................................................................................................. - 92 MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN KHU TRUNG TÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP - 92 3.1 Mục đích và yêu cầu xây dựng giải pháp ............................................ - 92 3.1.1 Mục đích ...................................................................................... - 92 3.1.2 Yêu cầu ........................................................................................ - 93 3.2 Các nguyên tắc và quy trình kiểm soát phát triển không gian khu trung tâm thành phố Hồ Chí Minh. ................................................................................ - 94 3.2.1 Các nguyên tắc kiểm soát: ........................................................... - 94 3.2.2 Các đối tượng và quy trình kiểm soát ......................................... - 99 3.3 Đề xuất các giải pháp kiểm soát phát triển không gian khu trung tâm hiện hữu thành phố Hồ Chí Minh............................................................................... - 102 3.3.1 Đề xuất mô hình tổ chức hệ thống kiểm soát không gian đô thị . - 102 3.3.2 Đề xuất mô hình tổ chức bộ máy kiểm soát phát triển không gian thành phố và khu Trung tâm thành phố Hồ Chí Minh ................................... - 104 3.3.3 Đề xuất bộ tiêu chí kiểm soát phát triển không gian đô thị Thành phố và khu trung tâm thành phố Hồ Chí Minh ..................................................... - 109 3.4 Hoàn thiện một số giải pháp để nâng cao hiệu quả kiểm soát phát triển không gian đô thị thành phố Hồ Chí Minh......................................................... - 111 3.4.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật, pháp quy .................................. - 111 3.4.2 Đẩy mạnh lập và phê duyệt các đồ án quy hoạch và thiết kế đô thị. . 113 3.4.3 Đổi mới và tăng cường công tác giám sát, kiểm tra và thanh tra (kiểm soát) đầu tư xây dựng phát triển đô thị. ............................................... - 114 - vi 3.4.4 Đổi mới và tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức quản lý và kiểm soát phát triển đô thị. .................................................. - 116 3.4.5 Thu hút sự tham gia của các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức xã hội và cộng đồng dân cư. ............................................................................... - 117 3.5 Bàn luận về các kết quả nghiên cứu .................................................. - 118 3.5.1 Bàn luận về đề xuất mô hình tổ chức hệ thống kiểm soát phát triển không gian đô thị. ........................................................................................... - 118 3.5.2 Bàn luận về đề xuất mô hình tổ chức bộ máy kiểm soát phát triển không gian đô thị của Thành phố và khu Trung tâm ..................................... - 124 3.5.3 Bàn luận về đề xuất bộ tiêu chí kiểm soát phát triển không gian đô thị Thành phố và khu Trung tâm thành phố Hồ Chí Minh ............................ - 126 3.5.4 Bàn luận về đề xuất hoàn thiện một số giải pháp để nâng cao hiệu quả kiểm soát phát triển không gian đô thị. ................................................... - 127 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... - 133 Kết luận: ..................................................................................................... - 133 Kiến nghị: ................................................................................................... - 137 DANH MỤC MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐẪ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ............................................................................................................... - 139 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ - 140 PHẦN PHỤ LỤC .......................................................................................... - 148 - vii DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Bảng 1.1 Bảng 1.2 Bảng 1.3 Bảng 1.4 Bảng 3.1. Tên bảng biểu Thống kê số lượng đô thị từ 1999 – 2010 của Việt Nam Tăng trưởng dân số của một số đô thị lớn từ 1970 – 2009 Tỷ trọng dân số đô thị của 5 thành phố trực thuộc Trung ương so với dân số đô thị cả nước năm 1999 và 2009 Thống kê số lượng các vi phạm về trật tự xây dựng và trật tự đô thị trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh các năm 2009,2010,2011 Bộ tiêu chí kiểm soát phát triển đô thị Thành phố Hồ Chí Minh Trang 9 10 10 32 109 viii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Số TT Hình 1.1 Hình 1.2 Hình 1.3 Hình 1.4 Hình 1.5 Hình 1.6 Hình 1.7, 1.8 Hình 1.9, 1.10 Hình 1.11 Hình 1.12 Hình 1.13 Hình 1.14 Hình 1.15 Hình 1.16 Hình 1.17 Hình 2.1 Hình 2.2 – 2.6 Tên hình vẽ Các đô thị trung tâm trong hệ thống đô thị Việt Nam Hiện trạng khu vực quận Hoàn Kiếm và Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội Hiện trạng khu vực trung tâm quận Đống Đa, Tây Hồ Hà Nội Hiện trạng khu đô thị Mỹ Đình, Hà Nội Khu trung tâm thành phố Hồ Chí Minh Khu trung tâm thành phố Hồ Chí Minh Khu trung tâm thành phố Đà Nẵng Khu trung tâm thành phố Cần Thơ Khu trung tâm thành phố Vinh Khu trung tâm thành phố Quy Nhơn Các mô hình phát triển không gian trung tâm đô thị Vị trí thành phố Hồ Chí Minh Hệ thống các trung tâm vùng thành phố Hồ Chí Minh Ranh giới hiện hữu và mở rộng của khu trung tâm thành phố Hồ Chí Minh Sơ đồ tổ chức không gian Khu đô thị mới Thủ Thiêm Sơ đồ vị trí các phân khu của khu trung tâm TP.HCM Minh họa các phân khu của khu trung tâm của TP.HCM Trang 9-i 11-i 11-ii 11-ii 11-iii 11-iv 11-v 11-vi 11-vii 11-vii 12 19-i 20-i 22-i 22-i 81 83 i-iii ix DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Số TT Sơ đồ 0.1 Sơ đồ 1.1 Sơ đồ 2.1 Sơ đồ 2.2 Sơ đồ 2.3 Sơ đồ 2.4 Sơ đồ 2.5 Sơ đồ 3.1 Sơ đồ 3.2 Sơ đồ 3.3 Sơ đồ 3.3 Tên sơ đồ Mối quan hệ giữa quản lý và kiểm soát Tổ chức bộ máy thanh tra XD của TP.HCM Quy trình cơ bản trong công tác thanh tra xây dựng ở TP.HCM Hệ thống quản lý kiểm soát trực tuyến Hệ thống quản lý kiểm soát theo chức năng Hệ thống quản lý kiểm soát trực tuyến – tham mưu Hệ thống quản lý kiểm soát trực tuyến – chức năng Sơ đồ các công tác và đối tượng của thanh tra xây dựng Mô hình tổ chức hệ thống kiểm soát phát triển đô thị, thành phố và khu trung tâm thành phố Hồ Chí Minh Tổ chức bộ máy kiểm soát phát triển đô thị thành phố Hồ Chí Minh và khu trung tâm Hệ thống tổ chức thanh tra xây dựng và kiểm soát phát triển đô thị của thành phố Hồ Chí Minh Trang 8 36 50 52 53 54 55 101 103 108 120 -1- PHẦN MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế cộng với việc đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã và đang tạo ra nhiều động lực mạnh mẽ cho phát triển kinh tế xã hội nói chung và các đô thị, nhất là khu trung tâm đô thị nước ta nói riêng. Với những ưu thế vượt trội so với những khu vực khác, khu trung tâm đô thị là địa bàn mầu mỡ hấp dẫn và thu hút nhiều nhà đầu tư vào phát triển các lĩnh vực thương mại, dịch vụ kéo theo các hoạt động xây dựng phát triển đô thị diễn ra rất sôi động, đa dạng cả về nội dung lẫn hình thức, làm cho công tác quản lý đô thị trở nên phức tạp hơn, nhiều khi vượt ra ngoài tầm kiểm soát của chính quyền và các cơ quan chức năng ở địa phương, tác động phương hại đến việc sử dụng đất, đến cơ cấu chức năng và tạo lập không gian của các khu trung tâm đô thị, bộc lộ nhiều vấn đề bức xúc, hạn chế. Nhiều nhà hàng, siêu thị, khách sạn, văn phòng, ngân hàng, cao ốc đã và đang được xây dựng trong khu trung tâm các đô thị lớn không có sự phù hợp với quy hoạch xây dựng làm cho không gian đô thị trở nên chật trội, lộn xộn, chắp vá, thiếu cây xanh, giao thông ùn tắc [72]. Đó là những vấn đề đang đặt ra cho chính quyền các đô thị, nhất là các đô thị lớn trong việc kiểm soát phát triển đô thị trong bối cảnh hội nhập. Khu vực trung tâm thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đang có tốc độ phát triển không gian và các hoạt động xây dựng nhanh và mạnh, nhiều công trình cao ốc văn phòng, thương mại, nhà chung cư cao tầng, nhà ở chia lô v.v... xuất hiện với mật độ dày đặc, nhưng thiếu sự kiểm soát [47]. Việc phát triển cân bằng và đồng bộ khu trung tâm thành phố là mục tiêu của thành phố để phấn đấu xây dựng nơi đây thành khu trung tâm đạt chuẩn quốc tế về chất lượng sống, môi trường đô thị. Muốn đạt được mục tiêu đó, việc tăng cường kiểm soát phát triển không gian khu trung tâm là giải pháp không thể thiếu và có vị trí then chốt trong các hoạt động quản lý đô thị của thành phố. -2- Xuất phát từ sự cần thiết đó, đề tài “Kiểm soát phát triển khu trung tâm thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập” được NCS chọn làm đề tài luận án Tiến sĩ, chuyên ngành quản lý đô thị và công trình. Mục đích nghiên cứu 2 Xây dựng mô hình kiểm soát, tổ chức bộ máy và bộ tiêu chí kiểm soát xây dựng phát triển các khu trung tâm đô thị cũng như hoàn thiện một số giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả của các hoạt động kiểm soát phát triển trung tâm các đô thị lớn ở Việt Nam nói chung và của thành phố Hồ Chí Minh nói riêng trong quá trình xây dựng phát triển trung tâm đạt chuẩn quốc tế về chất lượng cuộc sống và môi trường đô thị trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3 Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là kiểm soát phát triển khu trung tâm hiện hữu của TP.HCM, trong quá trình triển khai thực hiện đồ án quy hoạch đã được phê duyệt được giới hạn ở lĩnh vực không gian vật chất – vật thể hay không gian đô thị theo quy hoạch, kế hoạch và pháp luật. Không gian đô thị là không gian bao gồm các vật thể kiến trúc đô thị (công trình kiến trúc, kỹ thuật, nghệ thuật, quảng cáo), cây xanh v.v… có ảnh hưởng trực tiếp đến bộ mặt đô thị và khoảng không trong đô thị (Luật Quy hoạch đô thị). Phạm vi nghiên cứu - Về không gian địa bàn: Khu vực trung tâm hiện hữu của thành phố Hồ Chí Minh (được xác định theo công văn số 2940/SQHKT – QHKTT của Sở QHKT gửi Ban quản lý dự án quy hoạch xây dựng khu trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 930 ha, bao gồm một phần đất đai của các quận 1, 3, 4 và Bình Thạnh) [38] (xem mục 1.2.2.1) - Về thời gian: -3- Đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 - Về nội dung nghiên cứu: Bao gồm các nội dung chủ yếu sau:  Tổng quan thực trạng phát triển và kiểm soát phát triển các khu trung tâm các đô thị lớn ở Việt Nam, nhất là khu trung tâm thành phố Hồ Chí Minh.  Tác động của Hội nhập quốc tế đến phát triển và quản lý đô thị  Những cơ sở lý luận về kiểm soát và kiểm soát phát triển khu trung tâm đô thị.  Tổng hợp những cơ sở pháp lý cho hoạt động kiểm soát phát triển khu trung tâm đô thị  Mô hình tổ chức hệ thống và bộ máy, bộ tiêu chí kiểm soát phát triển khu trung tâm đô thị lớn và TP Hồ Chí Minh.  Một số giải pháp chủ yếu để thực hiện và nâng cao hiệu quả các hoạt động kiểm soát phát triển khu trung tâm đô thị lớn và TP Hồ Chí Minh. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4 - Ý nghĩa về mặt khoa học Cụ thể hóa, bổ sung, hoàn thiện và làm phong phú thêm các vấn đề về lý luận của khoa học quản lý đô thị nói chung và kiểm soát phát triển đô thị nói riêng, trong đó có kiểm soát phát triển các khu vực trung tâm đô thị. - Ý nghĩa về mặt thực tiễn Góp phần vào việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý đô thị nói chung và kiểm soát phát triển đô thị nói riêng, trong đó có khu trung tâm đô thị nhằm phát huy các vai trò, vị thế, chức năng của các khu trung tâm trong đô thị trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của các đô thị Việt Nam, cũng như phục vụ cho công tác nghiên cứu, đào tạo. Những đóng góp mới của luận án 5 - Đánh giá tình hình phát triển và khiểm soát phát triển không gian đô thị khu trung tâm hiện hữu của thành phố Hồ Chí Minh -4- - Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về kiểm soát phát triển không gian đô thị. - Đề xuất tổ chức hệ thống kiểm soát phát triển không gian đô thị thành phố Hồ Chí Minh theo mô hình trực tuyến – chức năng, độc lập riêng và trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố. - Đề xuất tổ chức bộ máy kiểm soát phát triển không gian đô thị thành phố Hồ Chí Minh theo mô hình 3 cấp: Thành phố - Quận, Huyện – Phường, Xã trực thuộc sự quản lý hành chính của UBND cấp tương ứng. - Đề xuất Bộ tiêu chí kiểm soát phát triển không gian đô thị thành phố Hồ Chí Minh với 8 nhóm tiêu chí tiêu biểu, bao quát các hoạt động cơ bản về phát triển và khai thác sử dụng không gian đô thị. 6 Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận án gồm có 3 chương chính sau: - Chương 1: Tổng quan về phát triển và kiểm soát phát triển khu trung tâm hiện hữu của TP HCM trong bối cảnh hội nhập. - Chương 2: Những cơ sở khoa học về kiểm soát và kiểm soát phát triển các khu trung tâm đô thị lớn. - Chương 3: Một số giải pháp kiểm soát phát triển không gian đô thị khu trung tâm TP HCM trong bối cảnh hội nhập. 7 Các khái niệm cơ bản có liên quan đến nghiên cứu a. Phát triển Theo từ điển Tiếng Việt [58], “phát triển” được giải thích là “biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp”. Còn “tăng trưởng” được giải thích là “lớn lên, tăng thêm về trọng lượng, kích thước…”. Theo cách giải thích đó, tăng trưởng cũng có nghĩa là phát triển ở một số phương diện, tiêu chí định lượng của các thực thể, đối tượng xem xét nghiên cứu. -5- Như vậy phát triển chứa phạm vi rộng hơn tăng trưởng. Theo Lê Trọng Bình [2] “phát triển đô thị là quá trình làm lớn lên (hay tăng tiến) về mọi mặt của đô thị”, còn “tăng trưởng đô thị là sự gia tăng về quy mô dân số, không gian của đô thị v.v…” Các tác giả khác cũng có khái niệm tương tự. Theo tác giả, phát triển theo nghĩa chung nhất là làm thay đổi (hay biến đổi) về mật “lượng” và về “chất” của các vật thể, thực thể, sự việc, vấn đề v.v… và theo đó trong một số trường hợp làm thay đổi tính chất, vị thế, vai trò, chức năng, ảnh hưởng v.v… của các vật thể, thực thể đó (chẳng hạn như phát triển đô thị). Phát triển có thể theo hướng tăng lên, tốt lên hoặc có thể theo hướng giảm đi, xấu đi (phát triển âm, tăng trưởng âm, giảm phát v.v…). Phát triển không gian đô thị (hay không gian khu trung tâm) là làm thay đổi hình khối, các vật thể, công trình kiến trúc, hạ tầng, cây xanh v.v… (quy mô, kích cỡ, mật độ v.v.) với chất lượng quy hoạch, kiến trúc, thiết kế đô thị, mỹ quan của các công trình, vật thể đó cũng như cảnh quan chung của không gian bao quanh, kể cả các chức năng và tiện ích sử dụng. b. Kiểm soát Theo từ điển Tiếng Việt [58], “kiểm soát” được giải thích là: “xem xét để phát hiện, ngăn chặn những gì trái với quy định” hay “đặt trong phạm vi quyền hành của mình” (thiết lập quyền lực, quyền hành của mình). Theo Đinh Văn Mậu thì “kiểm soát” là toàn bộ các hoạt động có tính chất đánh giá, dùng quyền lực bắt buộc hoặc yêu cầu thực hiện các quy định của pháp luật và các quy định, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền [35], hay “kiểm soát là phương tiện mà các cơ quan quản lý Nhà nước sử dụng mang tính quyền lực nhà nước” [59], v.v… Theo quan điểm của tác giả: Kiểm soát là những hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền kiểm soát để xem xét đánh giá, phát hiện và ngăn chặn những gì sai trái với quy định, quyết định, thoả thuận… của các đối tượng bị kiểm soát để thiết lập nên quyền thế của chủ thể quản lý. -6- c. Hội nhập Theo từ điển Tiếng Việt “Hội nhập” được giải thích là “Hòa mình vào trong một cộng đồng lớn”. Theo quan điểm của tác giả, hội nhập là sự hội tụ của các cá thể đơn lẻ lại với nhau thành một cộng đồng, một tổ chức, một xã hội thông qua các mối quan hệ. Theo đó, hội nhập quốc tế là sự gắn kết của một quốc gia với khu vực và thế giới trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội [29]. Hội nhập vào cộng đồng quốc tế là một yêu cầu của thời đại [58]. Hội nhập quốc tế thường được bắt đầu từ hội nhập về kinh tế. Quá trình này được biểu hiện ở việc luân chuyển các nguồn lực từ nơi này đến nơi khác để sao cho hiệu quả sử dụng của nó cao nhất với mục đích đạt lợi nhuận tối đa. Đó là các dòng luân chuyển của 4 nguồn lực kinh tế cơ bản sau đây: - Dòng luân chuyển các hàng hóa và dịch vụ thông qua các hoạt động xuất nhập khẩu giữa các quốc gia; - Di chuyển lao động thông qua dòng người di cư từ nơi này đến nơi khác, từ quốc gia này đến quốc gia khác; - Dòng vốn dịch chuyển thông qua các hoạt động đầu tư đến các quốc gia có lợi thế về tài nguyên và nhân công giá rẻ; - Dòng công nghệ thông qua các hoạt động nghiên cứu và phát triển quốc tế. d. Khu trung tâm đô thị Trong lý luận và thực tế quy hoạch xây dựng đô thị, tên gọi và giới hạn khu vực trung tâm đô thị hay khu trung tâm của đô thị cũng có sự khác nhau, chẳng hạn như Trung tâm đô thị (city centre, town centre); Khu vực trung tâm (Central district, Central area) hay Khu đô thị bên trong (Inner Town, Inner City) v.v. và do đó cũng có nhiều khái niệm khác nhau. Theo GS. Nguyễn Thế Bá [1], “khu trung tâm đô thị có tính chất chỉ vị trí khu đất trung tâm đô thị, nơi kế thừa các di tích lịch sử hình thành đô thị, nơi có mật độ xây dựng tập trung cao về nhà ở, có trang thiết bị hiện đại với các công -7- trình công cộng về hành chính, văn hóa, thương mại, dịch vụ công cộng, v.v” và “đặc điểm cơ bản nhất của khu trung tâm đô thị là nơi luôn có không khí tấp nập, nhộn nhịp do tập trung nhiều chức năng và hệ thống công trình phục vụ công cộng của đô thị về hầu hết các mặt…, tạo nên một không khí đô hội, thậm chí hoạt động cả ngày đêm”. Theo quan điểm của tác giả, khu trung tâm đô thị là “trái tim của cơ thể sống” đô thị, là nơi biểu thị sự phát triển kinh tế – xã hội và sự phồn vinh, thịnh vượng của quốc gia và các địa phương; sự sung túc, văn minh, hiện đại của phong cách sống đô thị và cuộc sống của người dân đô thị; là nơi tập trung những tinh hoa, giá trị tinh thần và truyền thống dân tộc, là nơi hội tụ những giá trị và di sản nghệ thuật, kiến trúc, xây dựng và tổ chức cuộc sống xã hội đô thị; là nơi đáp ứng và thỏa mãn ở mức độ toàn diện và tốt nhất những nhu cầu vật chất, văn hóa, tinh thần cho người dân đô thị và các vùng ngoại đô. e. Kiểm soát phát triển không gian đô thị khu trung tâm Khái niệm kiểm soát phát triển khu trung tâm đô thị trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này là kiểm soát phát triển không gian đô thị trong khu trung tâm đô thị. Theo Luật Quy hoạch đô thị, không gian đô thị là không gian bao gồm các vật thể kiến trúc đô thị, cây xanh, mặt nước, v.v. tạo thành bề mặt và khoảng không trong đô thị. Theo đó, kiểm soát phát triển khu trung tâm là việc xem xét để phát hiện, ngăn chặn những hoạt động xây dựng, cải tạo và khai thác sử dụng các vật thể kiến trúc (công trình kiến trúc, kỹ thuật, nghệ thuật, quảng cáo), cây xanh vườn hoa, không gian công cộng v.v. sai trái so với quy định của quy hoạch, kế hoạch và pháp luật, đảm bảo không gian đô thị trung tâm phát triển trật tự kỷ cương, văn minh hiện đại và bền vững theo đúng quy hoạch, kế hoạch và pháp luật. Theo đó, có thể phân biệt một cách tương đối giữa quản lý và kiểm soát theo sơ đồ sau về hệ thống quản lý: -8- Chủ thể quản lý Tác động quản lý Đối tượng quản lý Thực hiện Mục tiêu Tác động phản hồi Hoạt động quản lý Hoạt động kiểm soát Quan hệ phản hồi để hoàn thiện quản lý Sơ đồ 0.1. Mối quan hệ giữa quản lý và kiểm soát Trong đó các hoạt động quản lý tạo các cơ sở pháp lý để các chủ đầu tư thực hiện quy trình và các quy định xây dựng công trình hay khai thác sử dụng và đó là các cơ sở để kiểm soát các chủ đầu tư có tuân thủ quy hoạch pháp luật hay không? Hoạt động kiểm soát còn phản hồi lại để hoàn thiện hoạt động quản lý khi phát hiện có vi phạm (cấp phép sai), hoặc hoàn thiện hơn về các quy định quản lý, về đồ án quy hoạch và thiết kế đô thị v.v. cho phù hợp thực tế. -9- CHƢƠNG I TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN VÀ KIỂM SOÁT PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN KHU TRUNG TÂM HIỆN HỮU CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP 1.1 Tổng quan tình hình phát triển không gian khu trung tâm của các đô thị lớn ở Việt Nam 1.1.1 Khái quát tình hình phát triển các đô thị lớn Theo quan điểm của ông Trần Ngọc Chính [13] và ông Lưu Đức Hải [12] từ năm 1999 đến năm 2010 số lượng các đô thị lớn của nước ta đã tăng từ 14 lên 24 (xem bảng 1.1 và Phụ lục 1), trong đó có 2 đô thị đặc biệt, 3 đô thị loại I trực thuộc TW, 7 đô thị loại I trực thuộc tỉnh (xem hình 1.1), 12 đô thị loại II trực thuộc tỉnh. Nhóm các đô thị lớn có tốc độ tăng trưởng rất nhanh. Chỉ trong 10 năm từ 1999 đến 2010, số lượng các đô thị lớn tăng gần 2 lần (1,7) trong khi đó các đô thị trung bình chỉ tăng 1,3 lần (94/72) và các đô thị nhỏ tăng 1,16 lần (634/547) (xem bảng 1.1). Dự báo đến năm 2015 số lượng các đô thị lớn của nước ta từ 24(2010) lên 34 (2 đô thị loại đặc biệt, 9 đô thị loại I và 23 đô thị loại II) và đến năm 2025 là 37 (3 đô thị đặc biệt 14 đô thị loại I và 20 đô thị loại II [51]. Bảng 1.1. Thống kê số lượng đô thị từ 1999-2010 của Việt Nam Năm 1999 2003 2007 2009 2010 Số lượng đô thị 629 656 743 754 755 ĐB 2 2 2 2 2 Loại đô thị I II III IV V 2 10 10 62 547 2 10 13 59 570 3 14 44 36 644 7 14 45 40 646 10 12 46 48 634 Nguồn: Cục phát triển đô thị – Bộ XD, 2010, [12] - 10 - Không những số lượng các đô thị lớn tăng nhanh mà dân số của các đô thị lớn cũng tăng nhanh, nhất là các đô thị trực thuộc Trung ương (xem bảng 1.2). Bảng 1.2. Tăng trưởng dân số của một số đô thị lớn từ 1970 – 2009 Đơn vị: 1000 dân Năm Đô thị TP Hồ Chí Minh Hà Nội Đà Nẵng Hải Phòng 1970 1979 1999 2005 2009 2.700 3.419 5.037 5.891 7.123 628 2.571 2.672 3.415 6.448 390 510 684 777 887 285 1.279 1.672 1.792 1.837 Nguồn: Niên giám thống kê và điều tra dân số các năm Trong tổng số dân đô thị cả nước, dân số các đô thị trực thuộc TW chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng lên (Bảng 1.3) Bảng 1.3. Tỷ trọng dân số đô thị của 5 thành phố trực thuộc TW so với dân số đô thị cả nước năm 1999 và 2009 Đơn vị tính: 1000 người Địa phương Cả nước 5 TP trực thuộc TW 1999 Dân số % 17.916,9 100 2005 Dân số % 22.418,5 100 2009 Dân số 25.374,2 4.225,0 9.175,4 10.960,6 40,32 40,92 % 100 43,19 Nguồn: Niêm giám thống kê và điều tra dân số các năm 1999 và 2009 1.1.2 Khái quát tình hình phát triển khu trung tâm các đô thị lớn 1.1.2.1 Phát triển không gian đất đai Trong quá trình phát triển đất đai xây dựng của đô thị (đất nội đô), đất đai khu trung tâm đô thị cũng phát triển và mở rộng quy mô, đặc biệt là trung tâm của các đô thị loại đặc biệt loại I trực thuộc TW (các trung tâm quốc gia). Nội thành mở rộng càng nhanh thì đất đai khu trung tâm đô thị tăng lên cũng càng nhanh. Đó là một xu hướng tất yếu ở hầu hết các đô thị nói chung và ở các đô thị lớn nói riêng.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất