Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN (TÔM, CÁ TRA) ĐẾN NĂM 2020...

Tài liệu KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN (TÔM, CÁ TRA) ĐẾN NĂM 2020

.PDF
36
253
64

Mô tả:

KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN (TÔM, CÁ TRA) ĐẾN NĂM 2020
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 1 ĐỀ ÁN KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN (TÔM, CÁ TRA) ĐẾN NĂM 2020 (Kèm theo Tờ trình số ngày tháng năm của Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường) Bắc Ninh, tháng 12 năm 2013 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1. ..................................................................... 1 1.1. Tình hình phát triển nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam ........................................ 1 1.2. Ô nhiễm môi trường liên quan đến hoạt động sản xuất tôm nước lợ và cá tra.. 4 1.2.1. Xả thải các chất dinh dưỡng dư thừa ............................................................... 4 1.2.2. Xả thải thuốc, hóa chất và các bao bì, thùng đựng thuốc và hóa chất ............. 5 1.2.3. Xả thải mầm bệnh ra ngoài môi trường ........................................................... 7 1.3. Những bài học kinh nghiệm nhằm kiểm soát ô nhiễm môi trường trong sản xuất tôm nước lợ và cá tra .......................................................................................... 8 1.3.1. Xử lý các chất ô nhiễm trong nuôi thủy sản .................................................... 8 1.3.2. Thực hành nuôi tốt, nuôi có trách nhiệm ....................................................... 11 1.3.3. Giám sát, quan trắc môi trường vùng nuôi .................................................... 12 1.3.4. Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản ..................................................... 12 1.3.5. Ban hành và thực thi các văn bản pháp luật .................................................. 13 1.3.6. Các chương trình truyền thông, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường ........................................................................................................... 14 1.4. Tính cấp thiết của việc kiểm soát ô nhiễm môi trường tại vùng nuôi, sản xuất giống tôm nước lợ và cá tra ở Việt Nam .................................................................. 14 2. Cơ sở pháp lý xây dựng đề án .............................................................................. 16 3. Phạm vi của đề án ................................................................................................ 18 PHẦN I: MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP .............................................. 19 1. Mục tiêu chung ..................................................................................................... 19 2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 19 3. Nhiệm vụ .............................................................................................................. 20 4. Giải pháp thực hiện đề án ..................................................................................... 22 4.1. Về cơ chế chính sách, pháp luật của nhà nước ................................................ 22 4.2. Về quy hoạch vùng nuôi .................................................................................. 22 4.3. Về thông tin, truyền thông và giáo dục............................................................ 23 4.4. Về tăng cường năng lực cơ quan quản lý ........................................................ 23 4.5. Về khoa học công nghệ .................................................................................... 24 4.6. Về các nguồn lực ............................................................................................... 24 PHẦN II: CÁC DỰ ÁN THUỘC ĐỀ ÁN ............................................................... 25 PHẦN III: KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN ........................................................... 30 1. Các nguồn kinh phí ............................................................................................... 30 2. Tổng hợp nhu cầu kinh phí ................................................................................... 30 PHẦN IV: TỔ CHỨC THỰC HIỆN........................................................................ 31 1. Thời gian thực hiện ............................................................................................... 31 2. Địa điểm triển khai: .............................................................................................. 31 3. Phân công trách nhiệm ......................................................................................... 31 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN –––––––––––––––– CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc –––––––––––––––––––––––– Hà Nội, ngày tháng năm ĐỀ ÁN KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN (TÔM, CÁ TRA) ĐẾN NĂM 2020 ––––––––––––––––––––– PHẦN MỞ ĐẦU 1. 1.1. Tình hình phát triển nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam Nuôi trồng thủy sản (NTTS) ở nước ta đã có những bước phát triển đáng kể cả về diện tích và sản lượng nuôi trong những năm vừa qua, đóng góp một phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế của đất nước, tạo công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho các nông hộ ở vùng nông thôn. Theo số liệu tổng hợp của Trung tâm tin học và thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), diện tích NTTS ở nước ta hiện nay khoảng hơn 1 triệu ha, với sản lượng NTTS đạt ước đạt 3,2 triệu tấn năm 2013. Trong chiến lược phát triển của ngành thủy sản đến năm 2020, các đối tượng nuôi như tôm nước lợ (tôm sú, tôm chân trắng) và cá tra vẫn được xem là những đối tượng chủ lực do có lợi thế về xuất khẩu sản phẩm sang thị trường quốc tế. Nuôi và sản xuất giống tôm nước lợ Nghề nuôi tôm nước lợ phát triển khá mạnh ở Việt Nam trong hai thập kỷ qua kể cả về diện tích và sản lượng nuôi. Theo Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), diện tích nuôi tôm nước lợ ở nước ta năm 2013 ước đạt 666 nghìn ha với sản lượng tôm nuôi khoảng 541 nghìn tấn. Việt Nam hiện nay là một trong 5 quốc gia đứng đầu trên thế giới (Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Indonexia, Ecuador) về sản lượng tôm nuôi và tổng sản lượng tôm nuôi của 5 quốc gia này chiếm 80 % tổng sản lượng tôm nuôi trên toàn thế giới. Giá trị xuất khẩu từ mặt hàng tôm đông lạnh của nước ta năm 2013 đạt hơn 3 tỷ USD. Phần lớn diện tích nuôi tôm nước lợ ở nước ta là ở dạng quảng canh cải tiến và nuôi kết hợp (như tôm – lúa, tôm – rừng ngập mặn, tôm – vườn, hoặc nuôi xen canh với các đối 1 tượng khác) trong khi diện tích nuôi tôm thâm canh ở nước ta không lớn. Tuy nhiên, xu thế thâm canh hóa ở các trang trại nuôi tôm đang tăng dần trong những năm qua, nhằm tăng năng suất, sản lượng tôm nuôi. Theo Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, diện tích nuôi tôm công nghiệp dự kiến đạt khoảng 140 nghìn ha, chiếm khoảng 21 % so với tổng diện tích nuôi tôm nước lợ hiện tại. Một số mô hình nuôi tôm sú thâm canh có thể đạt tới năng suất 6,5 – 7 tấn/ha (Bến Tre), 9 – 10 tấn/ha (Tiền Giang), 6 tấn/ha (Long An) và nuôi tôm chân trắng lót bạt có thể đạt từ 7 – 25 tấn/ha (Quảng Nam). Đặc biệt, hiện nay nhiều trang trại đã chuyển đối tượng nuôi từ tôm sú sang nuôi tôm chân trắng theo hình thức thâm canh do tôm chân trắng có thể nuôi với mật độ cao, khả năng chống chịu với các điều kiện bất lợi của môi trường nuôi tốt hơn, nhu cầu protein trong thức ăn thấp hơn, hệ số thức ăn thấp, tăng trưởng nhanh hơn nên chu kỳ nuôi ngắn.... Theo báo cáo tổng kết của VASEP, diện tích nuôi tôm chân trắng đã tăng nhanh chóng, từ 42 nghìn ha năm 2012 lên khoảng 66 nghìn ha năm 2013. Sản lượng tôm chân trắng đã tăng từ 186 nghìn tấn (2012) lên 273 nghìn tấn (2013), chiếm khoảng hơn 50 % tổng sản lượng tôm nuôi nước lợ của cả nước năm 2013. Cùng với sự gia tăng mức độ thâm canh hóa tại các ao đìa nuôi tôm, một lượng lớn lượng thức ăn, thuốc, hóa chất và chế phẩm sinh học được sử dụng cho các ao nuôi. Thức ăn sử dụng cho nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh chủ yếu là thức ăn công nghiệp. Hệ số thức ăn (FCR) trung bình cho tôm sú là khoảng 1,6 và tôm chân trắng là 1,2 (FAO, 2004). Tuy nhiên, hệ số thức ăn này còn tùy thuộc loại thức ăn sử dụng cho từng loại đối tượng là tôm sú hay tôm chân trắng và điều kiện chăm sóc, quản lý ở các ao nuôi. Chi phí cho thức ăn trong nuôi tôm chiếm tỷ lệ khoảng 51 – 52 % tổng chi phí nuôi tôm. Hầu hết các cơ sở nuôi tôm thâm canh đều phải sử dụng thuốc, hóa chất và chế phẩm sinh học (CPSH) để quản lý môi trường, dịch bệnh và tăng cao sức đề kháng cho tôm nuôi. Chi phí cho thuốc, hóa chất và chế phẩm sinh học chiếm khoảng 21 - 25 % tổng chi phí trong nuôi tôm. Về sản xuất giống, do tôm nuôi ở vùng nước lợ là mặt hàng xuất khẩu nên nghiên cứu công nghệ sản xuất tôm giống nhân tạo được chú ý và dần hoàn thiện áp dụng thành công vào sản xuất. Sản xuất tôm giống phát triển mạnh nhất ở các tỉnh Nam Trung bộ như Khánh Hoà, Ninh Thuận nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi như nhiệt độ ấm nóng quanh năm, nước biển trong, độ mặn cao. Các tỉnh phía Bắc và Nam bộ nơi có điều kiện thuận lợi hiện nay cũng đã sản xuất tôm giống nước lợ tại chỗ góp phần tạo việc làm, giảm đáng kể áp lực thiếu giống, nâng cao chất lượng và giảm giá tôm giống. Hiện nay các cơ sở sản xuất giống cơ bản đã đáp ứng đủ con giống phục vụ nuôi tôm thương phẩm trong nước. 2 Nuôi và sản xuất giống cá tra Cùng với sự phát triển chung của ngành thủy sản, nghề nuôi cá tra ở nước ta cũng đã phát triển khá mạnh mẽ trong những năm qua, tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Diện tích nuôi cá tra ở nước ta hiện nay ở mức khoảng 6 nghìn ha với sản lượng 1.244 nghìn tấn năm 2012. Tuy nhiên, năm 2013 do nhiều hộ nuôi bị thua lỗ nên diện tích nuôi bị thu hẹp, sản lượng nuôi năm 2013 chỉ ước đạt 977 nghìn tấn, tương ứng với diện tích nuôi thả khoảng 5.950 ha. Nuôi cá tra ở vùng ĐBSCL hiện nay chủ yếu theo hình thức nuôi cá ao thâm canh, tập trung chính dọc 2 bên sông Tiền, sông Hậu và các cồn nổi của 2 sông này. Nuôi lồng bè, đăng quầng gần như không còn do đầu tư chi phí cho nuôi lồng bè lớn, trong khi nuôi cá tra trong ao có năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn. Năng suất nuôi cá tra thâm canh trong ao có thể đạt tới 300 – 500 tấn/ha/năm. Đối với nuôi cá tra thâm canh trong ao, việc thay nước và hút bùn định kỳ là hết sức cần thiết để đảm bảo môi trường trong ao phù hợp cho cá nuôi và hầu hết các cơ sở nuôi thâm canh đều áp dụng hình thức này. Tỷ lệ thay nước và tần suất thay nước trong ao thường tăng dần theo thời gian nuôi. Giai đoạn đầu khi mới thả giống, tần suất thay nước là 5 – 7 ngày/lần và thay 15 % nước trong ao nuôi. Đến cuối vụ nuôi, tỷ lệ thay nước là 30 % lượng nước trong ao và mỗi ngày thay 1 lần. Thức ăn sử dụng trong nuôi cá tra có thể là thức ăn tự chế, thức ăn công nghiệp, hoặc kết hợp giữa thức ăn tự chế và thức ăn công nghiệp. Chi phí cho thức ăn tại các cơ sở nuôi cá tra chiếm khoảng 84 – 85 % tổng chi phí nuôi cá tra. Chi phí thức ăn trong các ao nuôi cá tra bằng thức ăn công nghiệp lớn hơn chi phí thức ăn trong nuôi cá tra bằng thức ăn tự chế, và giá thành trên kg cá tra nuôi bằng thức ăn công nghiệp cũng lớn hơn giá thành trên kg cá tra nuôi bằng thức ăn tự chế. Tuy nhiên, sử dụng thức ăn tự chế thường có hệ số thức cao, gây ô nhiễm môi trường, nguồn nguyên liệu cung cấp phụ thuộc vào mùa vụ, thị trường, việc bảo quản nguyên liệu… do vậy nhiều cơ sở nuôi cá tra đã chuyển sang sử dụng hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp hoặc kết hợp thức ăn công nghiệp và thức ăn tự chế. Ngoài ra, hầu hết các ao nuôi thâm canh đều sử dụng thuốc, hóa chất và CPSH để kiểm soát môi trường ao nuôi, diệt tạp, phòng và trị bệnh cho cá nuôi, hay bổ sung vào trong thức ăn nhằm thúc đẩy tăng trọng cho cá. Chi phí cho việc sử dụng thuốc, hóa chất chiếm khoảng 4,2 – 5,5 % tổng chi phí trong nuôi cá tra ở nước ta. Về sản xuất giống, kể từ khi hoàn thiện quy trình cho đẻ nhân tạo, ương nuôi cá bột lên cá giống thành công năm 1997, hoạt động sản xuất giống cá tra phát triển khá mạnh ở nước ta. Các cơ sở sản xuất giống và ương dưỡng cá tra đã tăng liên tục ở các tỉnh 3 ĐBSCL, đặc biệt là ở hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp. Trước năm 2004, nguồn cá giống cung cấp cho nuôi thương phẩm còn phụ thuộc cả vào nguồn giống tự nhiên, sản xuất giống nhân tạo chỉ cung cấp khoảng 50 % nhu cầu giống cho thị trường, nhưng từ năm 2004 đến nay, nguồn giống để nuôi cá thịt hoàn toàn từ sản xuất nhân tạo. 1.2. Ô nhiễm môi trường liên quan đến hoạt động sản xuất tôm nước lợ và cá tra Bên cạnh những thành quả đạt được từ NTTS nói chung, nuôi tôm nước lợ và cá tra nói riêng ở nước ta trong những năm qua, ô nhiễm môi trường tại các vùng nuôi, sản xuất giống thủy sản như xả thải các chất thải dinh dưỡng dư thừa, thuốc, hóa chất cũng như bao bì, thùng đựng thuốc, hóa chất và mầm bệnh ra ngoài môi trường là những vấn đề cần được quan tâm. 1.2.1. Xả thải các chất dinh dưỡng dư thừa Theo các nghiên cứu trong và ngoài nước, một lượng lớn các chất dinh dưỡng trong thức ăn tôm, cá không được hấp thụ vào cơ thể chúng để tạo sinh khối mà bị thải ra ngoài môi trường xung quanh dưới dạng thức ăn dư thừa, phân và chất thải. Các kết quả nghiên cứu cho thấy 48,0 – 87,3 % Nitơ (N) và 75,0 – 94,0 % Phốt pho (P) đầu vào trong các ao nuôi tôm không được hấp thụ tạo sinh khối tôm mà bị thải ra ngoài môi trường thông qua thay nước, xả thải khi thu hoạch, lắng đọng trong bùn đáy ao nuôi…. Như vậy, để nuôi mỗi tấn tôm sẽ thải khoảng 16,8 – 157,2 kg N và 2,3 – 45,9 kg P ra môi trường tùy thuộc vào nguồn thức ăn cũng như mức độ thâm canh. Các thủy vực nhận nguồn nước thải từ các ao nuôi tôm thường có hàm lượng các thông số liên quan về dinh dưỡng như ammonia tổng số (TAN), nitrite (NO2-), nitrate (NO3-), phosphate (PO43-), nhu cầu ôxy sinh hóa (BOD), các chất hữu cơ lơ lửng (OSS), nitơ tổng số (TN), phốt pho tổng số (TP), tổng các bon hữu cơ (TOC)… cao hơn so với các thủy vực tự nhiên và thường vượt ngưỡng cho phép theo một số quy chuẩn trong và ngoài nước. Các chất dinh dưỡng dư thừa này làm ảnh hưởng tới hệ sinh thái tự nhiên của thủy vực như: gây ra hiện tượng phát triển quá mức của thực vật phù du hay còn gọi là hiện tượng tảo “nở hoa” và làm thay đổi các mắt xích trong chuỗi thức ăn của thủy vực; hay các chất thải tích tụ ở nền đáy, phân hủy làm tiêu tốn nguồn ôxy trong thủy vực và khi các chất dinh dưỡng bị phân hủy trong môi trường yếm khí tạo ra các khí độc làm ảnh hưởng đến khu hệ động vật đáy trong thủy vực. Tương tự đối với nuôi tôm, hoạt động nuôi cá tra cũng đã và đang thải một lượng lớn các chất dinh dưỡng dư thừa ra ngoài và làm ảnh hưởng tới môi trường xung quanh. Các kết quả nghiên cứu, quan trắc về chất lượng nước trong các ao nuôi cá tra thâm canh đều cho thấy hàm lượng các thông số môi trường liên quan đến chất thải dinh 4 dưỡng như TAN, NO2-, NO3-, PO43-, BOD, OSS thường nằm cao hơn ngưỡng cho phép đối với các quy chuẩn hiện tại về chất lượng nước mặt đảm bảo đời sống thủy sinh vật. Nghiên cứu của Huỳnh Trường Giang và cộng sự (2008) trong các ao nuôi cá tra thâm canh ở An Giang cho thấy hàm lượng OSS dao động từ 1,3 – 207,0 mg/L; BOD 0,1 – 23,0 mg/L; TAN 0,033 – 4,062 mg/L; NO2- 0,001 – 1,359 mg/L; NO3- 0,122 – 18,00 mg/L; PO43- 0,003 – 2,280 mg/L. Tương tự, kết quả quan trắc của Chi cục Bảo vệ Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường An Giang từ năm 2009 – 2012 cho thấy các thông số liên quan đến dinh dưỡng dư thừa từ các ao nuôi cá tra cũng vượt quy chuẩn cho phép như TSS vượt từ 1,95 – 6,2 lần, BOD5 vượt từ 1,7 – 6,7 lần, PO4-P vượt từ 2,1 – 24,0 lần. Kết quả nghiên cứu của Trương Quốc Phú và cộng sự (2012) về thành phần dinh dưỡng trong bùn đáy ao nuôi cá tra ở Đồng Tháp cũng cho thấy hàm lượng nitơ tổng số (TN) và phốt pho tổng số (TP) vào cuối chu kỳ nuôi ở mức cao (TN là 0,25 % và TP là 0,45 %). Nghiên cứu của Phan Thị Công và cộng sự (2012) về chất lượng nước và bùn đáy trong ao nuôi cá tra ở các tỉnh ĐBSCL cũng cho thấy nước thải và bùn đáy ao chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng cao (NH4-N, P, K, Ca và Mg), nước ao xả ra sông có BOD5 cao và chứa nhiều vi sinh vật gây hại (E. coli và Coliform). Như vậy, với hình thức nuôi cá tra thay nước thường xuyên và hút bùn định kỳ như ở vùng ĐBSCL, các chất thải dinh dưỡng trong quá trình nuôi sẽ xả thải ra ngoài môi trường và có thể gây những tác động tiêu cực tới hệ sinh thái tự nhiên. Kết quả nghiên cứu của Cao Văn Thích (2008) lượng N thải ra từ các ao nuôi cá tra thâm canh là 57,3 % (5,43 % trong nước, 50,4 % tích lũy trong bùn đáy và 1,5 % thất thoát do bay hơi hoặc thẩm thấu) và lượng P thải ra là 70,2 % (1,8 % trong nước, 64,5 % trong bùn đáy và 3,9 % thất thoát do bay hơi hoặc thẩm thấu). Như vậy, sản xuất 1 tấn cá tra sẽ thải 25,2 kg N và 12,6 kg P ra ngoài môi trường. Như vậy, cùng với sự phát triển nghề nuôi tôm nước lợ và cá tra, một lượng lớn các chất thải dinh dưỡng dư thừa đã và đang được xả thải ra môi trường ở dạng nước thải (qua thay nước, xả nước khi thu hoạch) hoặc dạng bùn thải (hút bùn định kỳ với cá tra, nạo vét bùn ao sau khi thu hoạch) và cần được xử lý, kiểm soát tránh gây ô nhiễm môi trường vùng nuôi. 1.2.2. Xả thải thuốc, hóa chất và các bao bì, thùng đựng thuốc và hóa chất Hầu hết các cơ sở nuôi, sản xuất giống tôm nước lợ và cá tra hiện nay đều sử dụng thuốc, hóa chất cho các mục đích khác nhau như: quản lý chất lượng nước và bùn đáy, làm tăng sinh khối thức ăn tự nhiên, quản lý dịch bệnh và sức khỏe động vật thủy sản, sản xuất thức ăn, quản lý và nâng cao hiệu quả sản xuất giống, thúc đẩy quá trình tăng trưởng…. Theo kết quả điều tra của Mai Văn Tài (2003) tại 4 khu vực (Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ) có ít nhất 373 loại hóa chất và CPSH dùng trong 5 NTTS, trong đó có 186 loại (32 kháng sinh) dùng trong nuôi tôm; 98 loại (39 kháng sinh) dùng trong sản xuất tôm giống. Theo khảo sát của Huỳnh Thị Tú và cộng sự (2006) cho thấy có 74 loại thuốc và hóa chất được sử dụng trong nuôi tôm tại 2 tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu, trong đó có 20 loại thuốc và hóa chất dùng cho diệt tạp và tẩy trùng; 19 loại kháng sinh; 10 loại hóa chất dùng để xử lý đất và nước; 10 loại men vi sinh và một số loại thuốc và hóa chất khác như phân bón, sản phẩm dùng để tăng cường hệ miễn dịch bổ sung vào thức ăn cho tôm. Kết quả nghiên cứu gần đây nhất của Cao Thành Trung (2011) tại các trang trại nuôi tôm ở huyện Mỹ Thành – Sóc Trăng cho thấy 100 % ao nuôi ở các trang trại đều sử dụng các hóa chất để xử lý đất và nước ao trong suốt quá trình nuôi như các loại vôi, chế phẩm vi sinh (EM, Bokashi), chất diệt khuẩn, ký sinh trùng, tảo nở hoa (Iodine, BKC, formon,...), các loại khoáng bổ sung trong ao (Azomite, Diametine,...) và 100 % các hộ đều sử dụng vi lượng, men tiêu hóa tăng hệ miễn dịch (Oceanic, Azomite, Sorbitol, Kenton, Enrolive,...), kháng sinh (Flofenicol, Oxytetraciline) và các thuốc diệt giáp xác khi chuẩn bị ao nuôi có chứa hoạt chất Cypermythrin. Tương tự trong nuôi tôm, nhiều loại thuốc, hóa chất cũng được sử dụng trong nuôi cá tra. Theo nghiên cứu của Trương Quốc Phú và cộng sự (2012) về tình hình sử dụng thuốc, hóa chất trong nuôi cá tra ở huyện Châu Thành, Đồng Tháp cho thấy có 28 loại hóa chất được sử dụng để cải tạo và khử trùng nước (như BKC, ĐT, Zeolite, Clorine, Formol, Attack, Protex, Vorkon…), 8 loại hóa chất được bổ sung vào thức ăn (như Vitamin C, men vi sinh đường ruột, Sorbitol, các loại Premix và các chế phẩm thường dùng như Yucca, Levet, Zyme Biotic…) và 14 loại kháng sinh (như Enrofloxacin, Sufadimethoxine, Trimethoprime). Việc sử dụng thuốc, hóa chất trong NTTS nói chung, nuôi tôm và cá tra nói riêng có thể gây ra những rủi ro như: - Một số thuốc, hóa chất có thể tồn tại một thời gian khá dài trong môi trường, nhiễm vào các sinh vật tự nhiên và có thể gây độc hại, gây chết cho các sinh vật tự nhiên. - Tạo nên những dòng vi sinh vật kháng thuốc, gây hậu quả cho việc chữa trị bệnh của động vật nuôi cũng như làm ảnh hưởng tới nguồn lợi tự nhiên. - Ảnh hưởng tới quá trình chuyển đổi vật chất trong nền đáy (quá trình địa hóa), các vitamin dư thừa có thể làm tăng chất dinh dưỡng của thủy vực tự nhiên. - Ảnh hưởng tới sức khỏe của công nhân làm việc trực tiếp cũng như sức khỏe của cộng đồng xung quanh vùng nuôi. - Dư lượng thuốc hóa chất trong sản phẩm thủy sản gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng. 6 Kết quả nghiên cứu của Le và Munekage (2004) về dư lượng một số chất kháng sinh (Trimethoprim, Sulfamethoxazole, Norfloxacin và Oxolinic acid) trong nước và bùn đáy ở các ao nuôi tôm, kênh rạch nhận nước thải từ các ao nuôi tôm trong vùng rừng ngập mặn ở Việt Nam cho thấy tất cả các mẫu nước và bùn đáy đều có dư lượng các thuốc kháng sinh. Hàm lượng Trimethoprim, Sulfamethoxazole, Norfloxacin và Oxolinic acid cao nhất trong mẫu nước tương ứng là 1,04; 2,39; 6,06 và 2,50 ppm và trong các mẫu bùn tương ứng là 734,61; 820,49; 2615,96; 426,31 ppm (tùy theo độ ẩm của bùn). Kết quả nghiên cứu của các tác giả này cũng cho thấy có hiện tượng tạo ra những dòng vi khuẩn kháng thuốc ở hầu hết các điểm nghiên cứu. Theo Hoang và cộng sự (2011), rất nhiều loại kháng sinh sử dụng phổ biến trong nuôi tôm ở Việt Nam được phát hiện trong nước thải và bùn đáy ao cũng như ở các vùng rừng ngập mặn nhận nước thải từ các ao nuôi tôm và có hiện tượng tạo ra những dòng vi khuẩn kháng thuốc. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Hảo và cộng sự (2011) về dư lượng thuốc diệt giáp xác trong các ao nuôi tôm cho thấy 50 % số mẫu trầm tích trong 16 ao nuôi tôm có hàm lượng Cypermethrin dao động từ 31,5 – 603,5 ppb. Như vậy, có thể thấy việc sử dụng nhiều các loại thuốc, hóa chất, đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh trong nuôi tôm có thể dẫn đến những tác động tiêu cực không nhỏ cho môi trường vùng nuôi. Hơn nữa, các loại thuốc, hóa chất, CPSH dùng trong NTTS thường được đóng gói bằng các loại túi nilon, bao bì mạ kim loại, hoặc chứa trong các thùng, lọ nhựa và những vật liệu này thường rất bền chắc, khó phân hủy ở điều kiện thường. Ý thức người sử dụng còn nhiều hạn chế nên việc xả thải các loại vỏ bao bì các loại thuốc, hóa chất và CPSH mà chưa qua xử lý là nguy cơ tiềm ẩn làm ảnh hưởng tới sức khỏe con người và ô nhiễm môi trường. 1.2.3. Xả thải mầm bệnh ra ngoài môi trường Việc xả nước thải, bùn thải chưa qua xử lý hoặc chưa được xử lý triệt để ra ngoài môi trường là vấn đề cần được quan tâm ở nước ta khi nhiều vùng nuôi dùng chung 1 kênh để cấp và thoát nước. Như vậy, mầm bệnh từ nước thải của ao nuôi bị bệnh dễ dàng phát tán sang những ao nuôi khác và có thể bùng phát dịch bệnh trong toàn vùng nuôi. Theo báo cáo Hội nghị công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản năm 2013 và xây dựng kế hoạch năm 2014 tại Cần Thơ, trong 10 tháng đầu năm 2013, dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPNS) trên tôm đã xuất hiện tại 192 xã của 57 huyện thuộc 18 tỉnh, thành phố trong phạm vi cả nước. Tổng diện tích nuôi tôm có bệnh AHPNS là 5.705 ha, bao gồm 2.424 ha nuôi tôm thẻ và 3.282 ha nuôi tôm sú. Dịch bệnh đốm trắng trên tôm đã xuất hiện tại 278 xã của 93 huyện thuộc 28 tỉnh, thành phố trong phạm vi cả nước. 7 So với năm 2012, dịch bệnh đốm trắng trên tôm nuôi tăng 4.085 ha. Số lượng xã, huyện, tỉnh có dịch cũng tăng so với cùng kỳ năm 2012. Đối với cá tra, trong 10 tháng đầu năm 2013, các loại dịch bệnh trên cá tra đã xảy ra tại 71 xã thuộc 21 huyện của 6 tỉnh với tổng diện tích cá bị bệnh là 732.1 ha. Cá tra mắc các bệnh như: Gan thận mủ (chiếm khoảng 48 %), xuất huyết (khoảng 32 %), ký sinh trùng (khoảng 4 %) và một số bệnh khác. Dịch bệnh xuất hiện quanh năm, nhưng bị nặng nhất vào giai đoạn từ tháng 12 – 2 và tháng 6 – 8. Như vậy, việc xả thải nước thải từ các cơ sở nuôi có chứa mầm bệnh ra môi trường có thể dẫn đến sự bùng phát dịch bệnh cho toàn vùng nuôi, làm chết cá, tôm nuôi và nếu không được xử lý triệt để sẽ gây ô nhiễm môi trường. 1.3. Những bài học kinh nghiệm nhằm kiểm soát ô nhiễm môi trường trong sản xuất tôm nước lợ và cá tra Kiểm soát ô nhiễm môi trường trong NTTS ngày càng được quan tâm từ cá nhà quản lý, các nhà khoa học, cộng đồng vùng nuôi cũng như người tiêu dùng. Kiểm soát có thể được tiến hành ở mức trang trại nuôi, vùng nuôi (xử lý ô nhiễm trước khi thải ra ngoài môi trường, thực hành nuôi tốt, nuôi có trách nhiệm bao gồm cả việc sử dụng thức ăn, thuốc và hóa chất có trách nhiệm) cũng như trên phương diện quản lý thông qua giám sát, quan trắc môi trường vùng nuôi, ban hành và thực thi các văn bản pháp luật. 1.3.1. Xử lý các chất ô nhiễm trong nuôi thủy sản Như đã trình bày ở phần trên, nuôi tôm nước lợ và cá tra thường xả thải một lượng lớn các chất thải dinh dưỡng, thuốc và hóa chất ra môi trường xung quanh thông qua thay nước, xả nước khi thu hoạch, hút bùn định kỳ hoặc nạo vét bùn sau khi thu hoạch. Do vậy, việc quản lý, xử lý các chất thải là một trong những vấn đề trọng tâm trong kiểm soát ô nhiễm môi trường vùng nuôi. Hiện nay, đã có rất nhiều nghiên cứu nhằm xử lý các chất thải trong NTTS, đặc biệt là những phương pháp xử lý sinh học như dùng các CPSH, biofloc, trồng các đầm cây ngập nước và sử dụng nuôi kết hợp với một số đối tượng có khả năng sử dụng các chất dinh dưỡng dư thừa trong ao chứa nước thải. Một số hình thức được áp dụng để xử lý nước thải trong nuôi tôm như: - Dùng chế phẩm sinh học: Trong các thủy vực, vi sinh vật nói chung và vi khuẩn nói riêng đóng một vai trò quan trọng trong việc chu chuyển vật chất như phân hủy các chất hữu cơ, chuyển đổi các hợp chất vô cơ từ dạng này sang dạng khác. Mặc dù hệ vi sinh vật tồn tại tự nhiên trong các thủy vực, chúng không thể phân hủy nhanh chóng một lượng lớn các chất thải dinh dưỡng dư thừa từ các ao nuôi tôm thâm canh. Do đó, 8 việc đưa các vi sinh vật có lợi như vi khuẩn, xạ khuẩn, nấm men vào trong ao nuôi nhằm phân giải lượng lớn thức ăn dư thừa cũng như các chất thải trong ao nuôi đã và đang được nhiều nhà nghiên cứu cũng như các cơ sở nuôi quan tâm. Trong thực tế, có rất nhiều các CPSH đã và đang được sử dụng trong nuôi tôm nước lợ ở Việt Nam. - Sử dụng công nghệ Biofloc: Công nghệ Biofloc đã và đang được áp dụng thành công trong nuôi tôm thương phẩm ở nhiều quốc gia như Belize, Indonesia, Malaysia kể cả ở Việt Nam. Biofloc cung cấp hai vai trò quan trọng là xử lý chất thải hữu cơ và là nguồn dinh dưỡng tốt cho tôm cá sử dụng. Hệ thống biofloc có thể vận hành với tỷ lệ trao đổi nước rất thấp (khoảng 0.5 – 1 %/ngày). Trao đổi nước ít giúp cho sự phát triển và hoạt động của biofloc tốt hơn để tăng cường xử lý chất thải hữu cơ và các chất dinh dưỡng. Trong hệ thống biofloc, thay nước để duy trì chất lượng nước trong ao nuôi được giảm tối thiểu, thay vào đó, việc xử lý chất thải được thực hiện ngay bên trong hệ thống nhờ vào vai trò của các vi sinh vật dị dưỡng. Lợi ích của biofloc là chuyển hóa chất dinh dưỡng từ chất thải hữu cơ thành nguồn protein của tôm. Trong hệ thống biofloc, phần lớn lượng N dư thừa được vi sinh vật sử dụng và nó là thành phần chính của các hạt biofloc. Chất lượng dinh dưỡng của biofloc rất tốt cho tôm cá nuôi mặc dù chúng rất biến động (Hàm lượng protein khô trong biofloc chiếm khoảng 25 – 50 %, phần lớn nằm trong khoảng 30 – 45 %; chất béo chiếm từ 0,5 – 15 %, thông thường nằm trong khoảng 1 – 5 %). Một số nghiên cứu cho thấy các hạt biofloc trong ao nuôi có thể cung cấp dinh dưỡng cho tôm nuôi (khoảng 30 %), làm giảm hệ số thức ăn trong các ao nuôi tôm sử dụng công nghệ biofloc. - Nuôi trồng kết hợp: Việc sử dụng một số thân mềm hai mảnh vỏ, rong biển, một số loài cá có khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng dư thừa từ các ao nuôi tôm thâm canh đã và đang được chú ý ở nhiều nơi trên thế giới bởi kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy phương pháp này rất hiệu quả trong việc cải thiện môi trường ao nuôi. Chẳng hạn, các nghiên cứu của Jones và Preston (1999); Jones và các cộng sự (2001), (2002) cho thấy loài sò đá Sydney (Saccotrea commercialis) có khả năng làm giảm đáng kể hàm lượng TSS, mùn bã hữu cơ, TN, TP, chlorophyll-a, vi khuẩn tổng số trong nước thải từ các ao nuôi tôm thâm canh. Những nghiên cứu ban đầu của Yong và Ramage (2003) về sử dụng rong biển để hấp thụ các chất dinh dưỡng dư thừa trong nước thải của các ao nuôi tôm cũng cho thấy các loài rong biển như Ulva austrialis, Gracilaria arcuata có khả năng dùng để xử lý nước thải từ các ao nuôi tôm. Hơn nữa, sự kết hợp cả thân mềm 2 mảnh vỏ và rong biển để xử lý nước thải từ các ao nuôi tôm cũng được nghiên cứu bởi Enander và Hasselstrom (1994), Jones và các cộng sự (2001) cũng cho kết quả đáng khả quan trong việc cải thiện chất lượng nước thải sau xử lý. Nguyễn Văn Trai (2013) đã nghiên cứu thử nghiệm dùng vọp (Geloina coaxans) và hầu (Crassostrea sp.) để xử lý nước thải từ các ao nuôi tôm thâm canh ở huyện Cần Giờ, 9 Thành phố Hồ Chí Minh và kết quả cho thấy với các bể xử lý bằng vọp (kích cỡ 37 ± 6,6 g, mật độ 60 con/m3, cấp nước thải từ các ao nuôi tôm, và sục khí liên tục) đã rất hiệu quả trong việc hấp thụ các chất dinh dưỡng dư thừa, thể hiện qua việc giảm hàm lượng các thông số COD (92,7 %), TSS (81,8 %), TN (82,4 %) và TP (89,0 %) trong mẫu nước sau khi xử lý. Với các bể xử lý bằng hầu cũng cho kết quả tương tự, tuy nhiên hiệu quả hấp thụ các chất thải dinh dưỡng dư thừa trong nước ao nuôi tôm thâm canh thấp hơn. Qua kết quả nghiên cứu này tác giả đã đề xuất mô hình sử dụng thân mềm hai mảnh vỏ để xử lý nước thải trong ao nuôi tôm thâm canh. Việc sử dụng một số loài cá (cá đối Mugil cephalus, cá rô phi, cá dìa Siganus lineatus) để hấp thụ các chất dinh dưỡng dư thừa trong nước thải của các ao nuôi tôm cũng được nghiên cứu bởi Erler (2002), Wang và các cộng sự (1998), Tian và các cộng sự (2001), Luong và cộng sự (2013), Nguyen và công sự (2013). Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy các loài cá này có khả năng sinh trưởng trong môi trường nước thải từ các ao nuôi tôm, hấp thụ các chất dinh dưỡng dư thừa tạo nên các sản phẩm phụ cho trang trại. Một số hình thức được áp dụng để xử lý nước thải trong nuôi cá tra như: - Nuôi trồng kết hợp: Châu Minh Khôi và cộng sự (2012) đã nghiên cứu khả năng xử lý các chất thải dinh dưỡng dư thừa trong nước thải ao nuôi cá tra thâm canh bằng Lục bình (Eichhorina crassipes) và cỏ Vetiver (Vetiver zizanioides). Kết quả nghiên cứu cho thấy Lục bình và cỏ Vetiver có khả năng hấp thụ các chất thải dinh dưỡng dư thừa và làm giảm 85 – 88 % N và 99 – 100 % P hữu cơ trong nước thải của ao nuôi cá tra sau 4 tuần. Nghiên cứu của Lâm Thị Mỹ Nhiên và cộng sự (2013) về việc sử dụng cây Bồn bồn (Typha orientalis) trong hệ thống đất ngập nước thiết kế dòng chảy ngầm ngang và ngầm dọc trong việc xử lý nước bể nuôi cá tra cho thấy nồng độ các chất dinh dưỡng (NO2-N, NO3-N, NH4-N, và TKN) trong hệ thống ngầm ngang có trồng cây đều thấp hơn so với các hệ thống ngầm ngang không trồng cây, ngầm dọc có trồng cây và ngầm dọc không trồng cây. Do vậy, các tác giả đã đề xuất có thể sử dụng hệ thống đất ngập nước để loại bỏ các chất dinh dưỡng liên quan đến Nitơ trong nước thải ao nuôi cá tra thâm canh. Thực tế, rất nhiều hộ nuôi ở vùng ĐBSCL đã và đang sử dụng bùn đáy ao nuôi cá tra thâm canh để bơm cho các khu cây trồng như ruộng lúa, vườn cây, làm giảm ô nhiễm môi trường và tăng năng suất và lợi nhuận thu được từ các vườn cây, ruộng lúa, nâng cao trình đất ở các vườn cây để tránh ngập úng. Hình thức nuôi trồng kết hợp này càng được người dân ủng hộ, áp dụng do hiệu quả về giảm thiểu ô nhiễm môi trường cũng như tăng năng xuất, lợi nhuận. Cần có quy hoạch tổng thể lại vùng nuôi cá tra và vùng đất nông nghiệp, hệ thống thủy lợi cũng như xem xét các cây trồng, mùa vụ hợp lý để thúc đẩy mô hình này phát triển ở vùng ĐBSCL. 10 - Nghiên cứu sử dụng bùn ao làm phân hữu cơ phục vụ nông nghiệp: Ngoài việc kết hợp bơm bùn đáy ao nuôi cá tra thâm canh vào các hệ thống trồng cây nông nghiệp như đã nên trên, Trương Quốc Phú và cộng sự (2012) đã tiến hành xử lý bùn đáy ao nuôi cá tra thâm canh để sản xuất phân hữu cơ bón cho cây trồng và cho kết quả bước đầu đáng ghi nhận. Như vậy, sử dụng bùn từ đáy ao nuôi cá tra thâm canh cho canh tác nông nghiệp thông qua bơm trực tiếp bùn ao vào khu cây trồng trên vườn, ruộng lúa, cũng như xử lý bùn ao làm thành phân bón hữu cơ đã và đang đem lại hiệu quả trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế cho các nông hộ. 1.3.2. Thực hành nuôi tốt, nuôi có trách nhiệm Thực hành nuôi tốt, nuôi có tránh nhiệm đã và đang được quan tâm bởi các nhà sản xuất cũng như người tiêu dùng vì hình thức nuôi này hướng tới khía cạnh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường. Các nước EU, Mỹ và Nhật Bản đã đưa ra những yêu cầu khắt khe với các sản phẩm thủy sản về truy xuất nguồn gốc và chứng nhận tiêu chuẩn như GlobalGAP, BAP, ASC liên quan đến bảo vệ môi trường và trách nhiệm xã hội. Ở Việt Nam, thực hành nuôi tốt, nuôi có trách nhiệm đã và đang được thúc đẩy thông qua áp dụng thử nghiệm GAP nhằm nâng cao chất lượng tôm của Việt Nam từ năm 2003. Năm 2011, Bộ NN&PTNT đã ký các quyết định về ban hành Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam (VietGAP) (Quyết định số 1503/QĐ-BNNTCTS), và Quyết định ban hành Hướng dẫn áp dụng VietGAP đối với nuôi thương phẩm cá tra, tôm sú và tôm chân trắng (Quyết định số 1617/QĐ-BNN-TCTS). Thủ tướng Chính Phủ cũng đã ký Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản nhằm thúc đẩy hình thức nuôi tốt, có trách nhiệm tiến tới đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường. Nhiều cơ sở sản xuất tôm, cá tra ở nước ta hiện nay đang phải tuân thủ theo nhiều bộ tiêu chuẩn phụ thuộc thị trường xuất nhập khẩu như GlobalGAP nếu muốn xuất khẩu sang thị trường EU, BAP nếu muốn xuất khẩu sang Mỹ, và mới đây là ASC nếu muốn xuất khẩu sang một số nước EU. Hiện tại, cả GlobalGAP và ASC đều được chấp nhận ở EU, nhưng ASC được ưa chuộng hơn, thực chất do hệ thống siêu thị muốn thông qua chứng nhận ASC để chứng tỏ sản phẩm họ cung cấp được nuôi có trách nhiệm. Theo dữ liệu của các cơ quan cấp giấy chứng nhận BAP và ASC, hiện tại ở Việt Nam có 15 cơ sở nuôi tôm, 11 cơ sở nuôi cá tra được cấp chứng nhận BAP và 33 cơ sở nuôi cá tra được cấp chứng nhận ASC. 11 Theo điều tra của Lâm Thái Xuyên và Trương Hoàng Minh (2011) tại ĐBSCL cho thấy các cơ sở nuôi tôm sú đạt chứng chỉ BAP không sử dụng thuốc, hóa chất và kháng sinh cấm; các chính sách an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc sản phẩm được tuân thủ nghiêm ngặt. Mặc dù kích cỡ tôm thu hoạch ở các cơ sở nuôi đạt chứng chỉ BAP nhỏ hơn, nhưng giá bán cao hơn đáng kể (11 %) so với các cơ sở chưa có chứng chỉ BAP. Giá thành sản xuất ở các cơ sở nuôi có chứng chỉ BAP thấp hơn nhưng tỷ suất lợi nhuận cao hơn so với các cơ sở chưa có chứng chỉ BAP. 1.3.3. Giám sát, quan trắc môi trường vùng nuôi Việc giám sát, quan trắc môi trường vùng nuôi cũng góp phần không nhỏ nhằm kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các vùng nuôi. Ở Việt Nam, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường phối hợp với Bộ Thuỷ Sản trước đây tổ chức khởi đầu hoạt động “Quan trắc, cảnh báo môi trường và dịch bệnh thủy sản” cho ngành Thuỷ sản từ năm 2001 nhằm tìm ra hình thức hoạt động quan trắc môi trường phù hợp với đặc thù hoạt động của ngành thủy sản. Bộ Thuỷ sản (cũ) đã phân công các cơ quan chức năng trong Ngành tham gia thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu về “Quan trắc, cảnh báo môi trường và dịch bệnh phục vụ ngành thuỷ sản”. Theo đó 4 Trung tâm quan trắc mới về dự báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh phục vụ nuôi trồng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản được thiết lập và đi vào hoạt động. Đề án Tăng cường năng lực quan trắc môi trường nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2011 – 2020 đã được Bộ NN&PTNT phê duyệt theo Quyết định số 3244/QĐ-BNNKHCN ngày 01/12/2010 nhằm nâng cao năng lực, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ hoạt động quan trắc, cảnh báo môi trường trong nông nghiệp, kể cả thủy sản. Hệ thống quan trắc môi trường nông nghiệp, nông thôn gồm 3 đầu mối do Bộ quản lý: Văn phòng Quản lý quan trắc môi trường và cảnh báo dịch bệnh nông nghiệp, nông thôn; các Trung tâm vùng; các Trạm chuyên đề và các trạm tiểu vùng. Trong giai đoạn 2011 – 2020, tập trung xây dựng 7 trung tâm vùng, 3 trạm tiểu vùng và 17 trạm chuyên đề trên cơ sở nâng cấp, bổ sung hoạt động cho các Trạm quan trắc, các Trung tâm có liên quan trực thuộc Bộ hiện có. Đồng thời cũng bổ sung nguồn nhân lực cho các đơn vị quan trắc cũng như cơ sở hạ tầng như phòng thí nghiệm, phòng làm việc, trang thiết bị… để phục vụ hoạt động quan trắc môi trường nông nghiệp, nông thôn. 1.3.4. Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản Quy hoạch phát triển NTTS nói chung và nuôi tôm nước lợ nói riêng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo ra khung kế hoạch, mục tiêu và định hướng phát triển 12 NTTS ở nước ta. Theo Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020 tầm nhìn 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cần phải rà soát điều chỉnh quy hoạch các vùng NTTS tập trung hiện có và quy hoạch mới theo hướng đáp ứng các quy định về bảo vệ môi trường, không chồng lấn, xâm lấn hoặc gây tác động xấu đối với các vùng đất ngập nước, các khu bảo tồn tự nhiên có ý nghĩa về mặt sinh thái. Đối với những vùng nuôi tập trung đã bị ô nhiễm, thực hiện cải tạo hoặc chuyển đổi đối tượng nuôi hợp lý. Do vậy, đây là cơ sở để các địa phương rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch nhằm phát triển nghề nuôi tôm nước lợ, nuôi cá tra theo hướng bảo vệ môi trường cũng như lập các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (đặc biệt là hệ thống thủy lợi phụ vụ cho NTTS) và bố trí các nguồn vốn sản xuất. 1.3.5. Ban hành và thực thi các văn bản pháp luật Ban hành và thực thi các văn bản pháp luật đóng một vai trò hết sức quan trọng trong kiểm soát ô nhiễm môi trường. Những bài học kinh nghiệm từ việc kiểm soát ô nhiễm môi trường ở Nhật Bản, Australia thông qua ban hành và thực thi các văn bản pháp luật vô cùng có ý nghĩa trong việc kiểm soát ô nhiễm môi trường NTTS ở Việt Nam. Chính phủ Nhật Bản đã phải tiến hành các giải pháp để cải thiện hệ thống pháp luật và thiết lập cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, nhằm giải quyết cùng lúc 3 vấn đề: (1) Giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ môi trường; (2) Giảm được chi phí kiểm soát ô nhiễm và chi phí về sức khỏe của cộng đồng; (3) Giảm giá thành sản xuất và giảm chi phí năng lượng. Đây cũng chính là tư duy mới về quản lý sản xuất, nghĩa là: "Không phải chỉ lo xử lý chất thải ở công đoạn cuối của sản phẩm, mà phải tính toán ngay từ đầu làm sao để sản xuất hợp lý nhất, phát thải ít nhất". Ở Australia, các hoạt động NTTS phải tuân thủ rất nghiêm ngặt theo Luật bảo vệ môi trường (Environmental Protection Act 1994) và Chính sách bảo vệ môi trường nước (2009). Vùng nuôi tôm nhiều ở Australia như bang Queensland còn có cơ chế đặc thù để kiểm soát ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm thông qua việc cấp giấy phép xả thải nước thải từ các trang trại nuôi tôm nước lợ ra ngoài môi trường. Ở Việt Nam, rất nhiều các văn bản, quy định đã và đang được ban hành, chỉnh sửa, bổ sung nhằm tiến tới kiểm soát ô nhiễm môi trường như liệt kê ở phần 2 dưới đây.Tuy nhiên, một số văn bản, quy định mang tính đặc thù cho NTTS như quy chuẩn chất lượng nước, bùn xả thải từ các cơ sở nuôi thâm canh, sản xuất giống tập trung vẫn chưa được ban hành; hoặc sâu hơn nữa là các quy định, cơ chế bảo vệ môi trường tại các vùng nuôi thủy sản đặc thù (như nuôi tôm trên cát, vùng ĐBSCL) cũng chưa được quan tâm. 13 1.3.6. Các chương trình truyền thông, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường Ngoài việc ban hành những văn bản, quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, kiểm soát ô nhiễm nước, không khí và giám sát các chất độc hại, các chương trình, chính sách giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường, khuyến khích các doanh nghiệp và các tổ chức nỗ lực ngăn chặn, kiểm soát ô nhiễm môi trường cũng hết sức quan trọng. Theo Aki Nakauchi, Cục Sức khỏe môi trường, Bộ Môi trường Nhật Bản, Chính phủ và các cấp chính quyền địa phương, cũng như nhân dân Nhật Bản rất nỗ lực trong việc làm sạch môi trường. Tại Nhật Bản, có hàng nghìn tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực môi trường, hàng trăm tờ báo chuyên về môi trường, về xử lý chất thải và bảo tồn đa dạng sinh học. Khắp nơi đâu đâu cũng có các thông điệp về bảo vệ môi trường tràn ngập trên các dãy phố, trên mọi phương tiện thông tin đại chúng, tác động vào nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân Nhật Bản về tình yêu đối với môi trường và cuộc sống, vì một màu xanh cho thế hệ mai sau. Tại Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã và đang kết hợp với các Bộ ngành chuyên môn, các chính quyền địa phương, các tổ chức phi chính phủ và các cơ quan truyền thông để tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường ở nước ta. Một số chương trình liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp kể cả thủy sản như chương trình tuyên truyền phổ biến bảo vệ môi trường năm 2013 do Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản, Tổng cục Thủy sản chủ trì nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ công nhân viên, cộng đồng trong bảo vệ môi trường nông nghiệp nông thôn với các nội dung tuyên truyền nhân ngày môi trường thế giới, các chương trình phim, phóng sự về phát triển nông nghiệp xanh. Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc đã xây dựng nội dung và tổ chức các hội thảo nhằm phổ biến những chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và kế hoạnh hành động của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Mặc dù vậy, các chương trình tuyên truyền, truyền thông nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường, kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các vùng nuôi vẫn còn hạn chế và lẻ tẻ. Nhiều địa phương vẫn chưa tổ chức được các chương trình hành động nhằm bảo vệ môi trường vùng nuôi hoặc lồng ghép vào trong các hội thảo, tập huấn ở các địa phương. 1.4. Tính cấp thiết của việc kiểm soát ô nhiễm môi trường tại vùng nuôi, sản xuất giống tôm nước lợ và cá tra ở Việt Nam NTTS ở nước ta nói chung và nuôi tôm nước lợ, cá tra nói riêng đã có những bước phát triển vượt bậc về diện tích, sản lượng nuôi trong thời gian qua. Tuy nhiên, ô nhiễm môi 14 trường liên quan đến nuôi, sản xuất giống tôm nước lợ và cá tra ngày càng được quan tâm và cần được kiểm soát bởi tính cấp thiết như sau: - Mức độ thâm canh hóa trong nuôi tôm nước lợ và cá tra ngày càng tăng lên nhằm nâng cao sản lượng nuôi. Theo quy hoạch phát triển của ngành đến năm 2020, tổng diện tích nuôi tôm công nghiệp ở nước ta là 140 nghìn ha và diện tích nuôi cá tra công nghiệp là 10 nghìn ha. Sản lượng tôm nuôi nước lợ dự tính đến năm 2020 sẽ là 700 nghìn tấn và sản lượng cá tra đạt khoảng 1,8 – 2,0 triệu tấn. Như vậy, lượng chất thải từ các cơ sở nuôi công nghiệp (từ thức ăn dư thừa, phân, chất bài tiết, dư lượng thuốc, hóa chất, rác thải…) sẽ tăng lên đáng kể và cần được kiểm soát. - Việc quy hoạch ở một số vùng nuôi tập trung còn nhiều bất cập. Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản trong tổng kết Chương trình phát triển NTTS 1999 - 2010, việc quy hoạch phát triển NTTS chậm dẫn đến nhiều vùng quy hoạch buộc phải chạy theo hiện trạng đã rồi, có những chỗ không thích hợp cho NTTS nhưng đã được chuyển đổi thành ao đầm nuôi tôm nên thiếu tính khoa học. Cơ sở hạ tầng nhiều vùng nuôi chưa có kênh thoát và kênh cấp nước riêng biệt dẫn đến việc nước thải từ cơ sở nuôi này có thể ô nhiễm nguồn nước cấp cho các trang trại khác. Đặc biệt là việc lây nhiễm mầm bệnh giữa các trang trại khi dùng chung kênh cấp và thoát nước. Dịch bệnh vẫn xảy ra thường xuyên hàng năm gây thiệt hại không nhỏ về kinh tế của các hộ nuôi. - Việc xử lý, kiểm soát các chất thải ra ngoài môi trường còn chưa được đầu tư đúng mức. Đa phần các hộ nuôi theo quy mô nuôi manh muốn, tự phát, nhỏ lẻ, dẫn đến khó áp dụng các hình thức xử lý nước thải. Hơn nữa chất thải rắn như bao bì, thùng đựng hóa chất và những dư lượng hóa chất dư thừa cũng chưa được thu gom xử lý triệt để. - Các chương trình giám sát và quan trắc môi trường vùng nuôi mặc dù đã và đang được triển khai nhưng hiện vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, kinh phí hàng năm chưa đảm bảo cho các hoạt động giám sát quan trắc môi trường, dịch bệnh tại các vùng nuôi tập trung. Nhiều vùng nuôi chưa được giám sát, quan trắc về chất lượng môi trường, đặc biệt là chất lượng nước và bùn đáy thải ra môi trường xung quanh. - Đánh giá tác động môi trường và sức tải môi trường ở nhiều vùng nuôi hầu như chưa được thực hiện, đặc biệt là những vùng nuôi với nhiều nông hộ nuôi nhỏ lẻ, tự phát trước khi có quy hoạch phát triển thủy sản ở các địa phương. - Ứng dụng công nghệ thông tin để mô hình hóa lượng chất thải cũng như sự phát tán của các chất thải từ các trang trại nuôi ra môi trường xung quanh chưa được nghiên cứu, xây dựng cho những vùng nuôi, sản xuất giống tôm nước lợ và cá tra tập trung. 15 - Áp dụng hình thức nuôi tốt, nuôi có tránh nhiệm (GAP, VietGAP, BAP, CoC) nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường nuôi xung quanh, đảm bảo an toàn thực phẩm ở nước ta hiện cũng gặp khó khăn bởi cơ sở hạ tầng nhiều vùng nuôi chưa đủ điều kiện cũng như chi phí tăng thêm khi triển khai các mô hình này vào thực tiễn. Nhiều cơ sở sản xuất cá tra lớn muốn xuất được sản phẩm sang các thị trường EU, Mỹ đã và đang phải áp dụng một số tiêu chuẩn như GlobalGAP, ASC, BAP nhưng cũng phải tốn thêm chi phí không nhỏ để đăng ký áp dụng các tiêu chuẩn này. - Một số quy chuẩn, tiêu chuẩn quy định về tiêu chuẩn chất lượng nước xả thải từ các trang trại nuôi, sản xuất giống tôm nước lợ và cá tra vẫn chưa được xây dựng, ban hành dẫn đến khó quản lý trong việc kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các vùng nuôi. Hơn nữa, việc thực thi các văn bản pháp luật liên quan đến bảo vệ môi trường tại các vùng nuôi cũng còn nhiều hạn chế do ý thức của người dân cũng như chưa phát huy được vai trò giám sát của cộng đồng. Trong Chiến lược phát triển NTTS Việt Nam đến năm 2020 cũng như Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đều nhấn mạnh phát triển NTTS phải theo hướng chất lượng và bền vững, trên cơ sở giải quyết hài hòa mối quan hệ giữ nâng cao giá trị gia tăng với đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Do đó, việc xây dựng Đề án kiểm soát môi trường trong nuôi thủy sản (tôm, cá tra) như một khung hành động để bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm là rất cần thiết và phù hợp với định hướng phát triển chung của ngành. 2. Cơ sở pháp lý xây dựng đề án Trong các văn bản về chủ trương, định hướng, phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước và Chính phủ có liên quan đến bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, đảm bảo an ninh lương thực và an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và sức khỏe người người tiêu dùng, cụ thể các văn bản liên quan dưới đây sẽ là căn cứ để xây dựng đề án: Luật Bảo vệ Môi trường số 52/2005/QH11 được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2006. Luật Thủy sản số 17/2003/QH11 được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003 và có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2004. Nghị định 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09/8/2006 về việc Hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường 2005. 16 Nghị định 21/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28/02/2008 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường. Nghị định 29/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/03/2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thủy sản. Nghị định 29/2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/04/2011 quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường. Nghị định 38/2012/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ ngày 25/4/2012 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm. Thông tư 10/2007/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 22/10/2007 hướng dẫn bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi trường. Thông tư 82/2009/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 25/12/2009 về việc Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất thủy sản (QCVN02-14:2009/BNNPTNT, QCVN0215:2009/BNNPTNT). Thông tư 26/2011/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 18/07/2011 quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường. Thông tư 43/2011/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 12/12/2011 về việc Quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường (QCVN38:2011/BTNMT, QCVN39:2011/BTNMT). Thông tư 47/2011/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 28/12/2011 về việc Quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường (QCVN40:2011/BTNMT). Thông tư 10/2012/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 12/10/2012 về việc Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường (QCVN43:2012/BTNMT, QCVN44:2012/BTNMT). Quyết định 102/2008/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 17/10/2008 về Quy hoạch phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Quyết định 16/2008/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 31/12/2008 về việc Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường (QCVN08:2011/BTNMT, QCVN09:2011/BTNMT, QCVN10:2011/BTNMT, QCVN11:2011/BTNMT, QCVN12:2011/BTNMT, QCVN13:2011/BTNMT, QCVN14:2011/BTNMT, QCVN15:2011/BTNMT). 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng