Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kiểm định tác động của tỷ giá hối đoái thực và các yếu tố khác đến cán cân thươn...

Tài liệu Kiểm định tác động của tỷ giá hối đoái thực và các yếu tố khác đến cán cân thương mại tại việt nam

.PDF
84
100
59

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------------- ĐÀO THỊ HỒNG CÚC KIỂM ĐỊNH TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THỰC VÀ CÁC YẾU TỐ KHÁC ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------------- ĐÀO THỊ HỒNG CÚC KIỂM ĐỊNH TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THỰC VÀ CÁC YẾU TỐ KHÁC ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN THỊ LIÊN HOA Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2016 LỜI CAM ĐOAN Đề tài nghiên cứu “Kiểm định tác động của tỷ giá hối đoái thực và các yếu tố khác đến cán cân thương mại tại Việt Nam” là đề tài nghiên cứu của riêng tôi. Đề tài này được thực hiện thông qua việc vận dụng kiến thức đã học, nhiều tài liệu tham khảo và sự tận tình hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn. Luận văn này không sao chép từ bất kỳ một nghiên cứu nào khác. Tôi xin cam đoan những lời nêu trên đây là hoàn toàn đúng sự thật. Tp.Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 10 năm 2016 Tác giả Đào Thị Hồng Cúc MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình vẽ, đồ thị Chương 1: Giới thiệu .............................................................................................. 1 1.1 Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài ............................................................................... 1 1.3 Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 1 1.4 Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................... 2 1.5 Bố cục luận văn ................................................................................................ 2 Chương 2: Lý thuyết nền và tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm .................... 3 2.1 Lý thuyết nền .................................................................................................... 3 2.1.1 Khung lý thuyết về tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại .... 3 2.1.2 Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại .......................................................................................................................... 7 Chương 3: Mô hình nghiên cứu vả giải thích các biến được sử dụng để phân tích ....................................................................................................................... 13 3.1 Dữ liệu nghiên cứu và mô tả các biến ............................................................ 13 3.1.1 Dữ liệu nghiên cứu ...................................................................................... 13 3.1.2 Các biến trong mô ....................................................................................... 13 3.2 Mô hình nghiên cứu........................................................................................ 15 3.2.1 Kiểm định tính dừng .................................................................................... 17 3.2.2 Kiểm định đồng liên kết và tối ưu hoá độ trễ .............................................. 19 3.2.3 Hồi quy mô hình hiệu chỉnh sai số vector (VECM) .................................... 23 Chương 4: Kết quả nghiên cứu thực nghiệm và phân tích mối quan hệ của tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại Việt Nam ........................................................... 28 4.1 Kiểm định tính dừng bằng ADF Test ............................................................. 28 4.2 Kiểm định đồng liên kết ................................................................................. 29 4.3 Ước lượng mô hình VECM để kiểm định mối quan hệ giữa các biến số và cán cân thương mại............................................................................................... 30 4.4 Đánh giá kết quả ............................................................................................. 32 4.4.1 Khảo sát tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại trong ngắn hạn ........ 32 4.4.2 Khảo sát tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại trong dài hạn ........... 33 4.5 Các kiểm định của mô hình ............................................................................ 34 4.5.1 Kiểm định tính giải thích của mô hình hồi quy ........................................... 34 4.5.2 Kiểm định tự tương quan của các biến trong mô hình ................................ 35 4.5.3 Kiểm định sự ổn định mô hình .................................................................... 35 Chương 5: Gợi ý chính sách tỷ giá ....................................................................... 39 5.1 Kết luận .......................................................................................................... 39 5.2 Gợi ý các chính sách....................................................................................... 39 Tài liệu tham khảo ................................................................................................ 45 Phụ lục .................................................................................................................. 48 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADB : Ngân hàng phát triển Châu Á ADF : (Augemented Dicky – Fuller): Kiểm định ADF AIC : (Akaike info criterion) tiêu chuẩn AIC CCTM : Cán cân thương mại GSO : Tổng cục Thống kê NHTW : Ngân hàng Trung Ương IMF : Quỹ tiền tệ Quốc tế REER : Tỉ giá thực song phương TGHĐ : Tỷ giá hối đoái VECM : (Vecto error correction model): mô hình hiệu chỉnh sai số DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1 : Các đối tác thương mại lớn với Việt Nam trong giai đoạn 1980 – 2015 Bảng 4.1 : Kiểm định tính dừng biến TB, GDPUS, GDPVN, REER bằng ADF Test Bảng 4.2 : Kiểm định tính dừng biến dTB, dGDPUS, dGDPVN, dREER bằng ADF Test Bảng 4.3 : Độ trễ và các tiêu chuẩn lựa chọn độ trễ tối ưu của mô hình Bảng 4.4 : Kiểm định hệ số γi từ mô hình DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 2.1 : Hiệu ứng đường cong J Hình 3.1 : Sơ đồ tóm tắt phương pháp nghiên cứu Hình 4.1 : Kiểm định đồng liên kết bằng Johansen Cointegration Test Hình 4.2 : Kết quả hồi quy mô hình VECM với mức trễ tối ưu Hình 4.3 : Kết quả kiểm định tự tương quan của các biến trong mô hình Hình 4.4 : Kết quả kiểm định CUSUM Hình 4.5 : Kết quả kiểm định CUSUM of Square CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Lý do chọn đề tài Năm 2012 lần đầu tiên Việt Nam có thặng dư cán cân thương mại (CCTM) khoảng 284 triệu USD. Mặc dù mức độ thặng dư tương đối nhỏ so với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả năm của Việt Nam nhưng là sự thay đổi lớn trong xu hướng của CCTM trong hơn 20 năm qua. Có nhiều yếu tố được xem xét va đánh giá ảnh hưởng đến CCTM, trong đó ngoài các yếu tố về cung cầu hàng hóa trong và ngoài nước, lợi thế cạnh tranh, mối quan hệ thương mại giữa các quốc gia thì tỷ giá hối đoái (TGHĐ) được xem là nhân tố quan trọng tác động đến CCTM của quốc gia. Tuỳ từng quốc gia, khu vực lãnh thổ và quan điểm của NHTW nhằm phục vụ các mục tiêu đã định trước, ví dụ như: mục tiêu hỗ trợ xuất khẩu, ổn định tỷ giá, lạm phát mà TGHĐ được điều hành theo các cơ chế khác nhau như cơ chế thả nổi hoàn toàn, cơ chế cố định, cơ chế thả nổi có quản lý. Mỗi một chính sách tỷ giá khác nhau của NHTW có tác động khác nhau đến CCTM và ngược lại. Trên cơ sở đó tôi đi đến nghiên cứu đề tài: “Kiểm định tác động của tỷ giá hối đoái thực và các yếu tố khác đến cán cân thƣơng mại tại Việt Nam” để xem xét, đánh giá và đo lường tác động của TGHĐ thực và các yếu tố khác lên CCTM Việt Nam trong thời gian qua. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài Luận văn nghiên cứu tác động của tỷ giá hối đoái thực đến cán cân thương mại của Việt Nam trong ngắn hạn và dài hạn. Từ đó đề xuất giải pháp hướng đến mục tiêu cân bằng cán cân thương mại Việt Nam. Các biến trong mô hình gồm cán cân thương mại, tỷ giá hối đoái thực song phương, tổng thu nhập quốc nội, tổng thu nhập nước Mỹ. Dữ liệu được thu thập từ ADB, IMF và Ngân hàng nhà nước Việt Nam từ năm 1980 – 2015. 1.3 Phạm vi nghiên cứu 1 Luận văn nghiên cứu tác động của tỷ giá hối đoái thực đến cán cân thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn 1980 - 2015 1.4 Câu hỏi nghiên cứu Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu trên, tác giả đưa ra một số câu hỏi nghiên cứu như sau: - Có tồn tại hiệu ứng đường cong J trong ngắn hạn đối với cán cân thương mại Việt Nam không? - Việc phá giá đồng tiền có tác động như thế nào đến cán cân thương mại Việt Nam trong dài hạn? - Các hạn chế của nghiên cứu và đề xuất các giải pháp gì nhằm khắc phục và ổn định cán cân thương mại ? 1.5 Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm các phần sau: Chương 1: Lý do tác giả chọn đề tài và trình bày tổng quan các nội dung chính luận văn Chương 2: Lý thuyết nền và tổng quan nghiên cứu thực nghiệm Chương 3: Mô hình nghiên cứu và giải thích các biến được sử dụng để phân tích Chương 4: Kết quả nghiên cứu thực nghiệm và phân tích mối quan hệ của tỷ giá hối đoái thực và cán cân thương mại Việt Nam Chương 5: Gợi ý chính sách tỷ giá hướng đến mục tiêu cân bằng cán cân thương mại tại Việt Nam 2 CHƢƠNG 2: LÝ THUYẾT NỀN VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM 2.1 Lý thuyết nền 2.1.1 Khung lý thuyết về tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại 2.1.1.1 Điều kiện Marshall – Lerner Yếu tố mấu chốt của điều kiện Marshall – Lerner do hai nhà kinh tế Alfred Marshall va Abba Lerner (1923;1944) là sự co giãn theo giá của xuất khẩu và nhập khẩu tác động tới cán cân thương mại. Nghiên cứu và áp dụng phương pháp này có ý nghĩa rất lớn trong việc giải quyết vấn đề: “Phá giá tiền tệ có thể giảm thâm hụt cán cân thương mại quốc gia hay không ?” Phương pháp này dựa trên giả thiết: Cung và cầu hàng hóa có hệ số co giãn hoàn hảo, nghĩa là ứng với mỗi mức giá nhất định thì nhu cầu hàng hóa xuất nhập khẩu luôn luôn được thỏa mãn. Hệ số co giãn xuất khẩu thể hiện phần trăm thay đổi của xuất khẩu khi tỷ giá thay đổi 1% ηx = (dX/X)/(dE/E) Hệ số co giãn nhập khẩu thể hiện phần trăm thay đổi của nhập khẩu khi tỷ giá thay đổi 1% ηm = (dM/M)/(dE/E) Điều kiện Marshall-Lerner phát biểu rằng, để cho việc phá giá tiền tệ có tác động tích cực tới cán cân thanh toán, thì giá trị tuyệt đối của tổng hai độ co giãn theo giá cả của xuất khẩu và độ co giãn theo giá cả của nhập khẩu phải lớn hơn 1, (ηx +ηm >1). Khi chúng ta định giá thấp đồng nội tệ nghĩa là giá hàng xuất khẩu tính theo ngoại tệ giảm và số lượng hàng xuất khẩu sẽ tăng lên. Đồng thời, giá hàng nhập khẩu tính theo nội tệ sẽ tăng lên và cầu nhập khẩu sẽ giảm. 3 Tuy nhiên, trong ngắn hạn, hệ số co giãn khá nhỏ, điều này làm cho điều kiện Marshall – Lerner kém thỏa mãn và không còn chính xác, chính vì vậy điều kiện Marshall – Lerner chỉ có thể được duy trì trong dài hạn. Có quan điểm cho rằng các nước đang phát triển thường phụ thuộc nhiều vào hàng nhập khẩu nên độ co giãn giá của cầu hàng nhập khẩu là nhỏ (tức trị giá nhập khẩu sẽ không giảm bao nhiêu khi phá giá nội tệ). Các nước phát triển có thị trường xuất khẩu tương đối có tính cạnh tranh nên độ co giãn cầu hàng xuất khẩu có thể lớn hơn (tức giá trị xuất khẩu tăng mạnh khi phá giá nội tệ). Điều này hàm ý rằng phá giá ở các nước phát triển sẽ có tác động cải thiện cán cân thương mại mạnh hơn so với các nước đang phát triển hay nói cách khác, việc phá giá là một giải pháp có thể cải thiện thâm hụt thương mại ở quốc gia này nhưng có thể sẽ không có tác động ở quốc gia khác. Nó cũng khuyến cáo các quốc gia đang phát triển nên thận trọng khi sử dụng biện pháp phá giá mạnh đồng nội tệ của mình nhằm kích thích xuất khẩu. 2.1.1.2 Hiệu ứng phá giá tác động lên cán cân thương mại và Đường cong J Chính vì sự thiếu chính xác của điều kiện Marshall – Lerner trong ngắn hạn, đường cong J đã ra đời nhằm khắc phục hạn chế đó. Lý thuyết đường cong J chỉ ra rằng, việc phá giá tiền tệ trong ngắn hạn sẽ khiến cho cán cân thương mại quốc gia bị thâm hụt, nhưng sau đó, khi hệ số co dãn bắt đầu tăng, cán cân thương mại sẽ được cải thiện. Năm 1991, khi phân tích việc phá giá đô la Mỹ trong thời gian 1985 – 1987, Krugman đã tìm ra hiệu ứng đường cong J, mô tả hiện tượng cán cân vãng lai bị xấu đi trong ngắn hạn và chỉ có thể cải thiện trong dài hạn. Việc phá giá tiền tệ là làm giá trị đồng nội tệ so với các ngoại tệ khác. Phá giá sẽ làm tăng tỷ giá danh nghĩa kéo theo tỷ giá thực tăng sẽ kích thích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, cải thiện cán cân thương mại. Khi tỷ giá tăng (phá giá), giá xuất khẩu rẻ đi khi tính bằng ngoại tệ, giá nhập khẩu tính theo đồng nội tệ tăng được gọi là hiệu ứng giá cả. Khi tỷ giá giảm làm giá hàng xuất khẩu rẻ hơn đã làm tăng khối lượng xuất khẩu trong khi hạn chế khối 4 lượng nhập khẩu. Hiện tượng này gọi là hiêu ứng khối lượng. Cán cân thương mại xấu đi hay được cải thiện tùy thuộc vào hiệu ứng giá cả và hiệu ứng số lượng cái nào trội hơn. Trong ngắn hạn, khi tỷ giá tăng trong lúc giá cả và tiền lương trong nước tương đối cứng nhắc sẽ làm giá hàng hóa xuất khẩu rẻ hơn, nhập khẩu trở nên đắt hơn: các hợp đồng xuất khẩu đã được ký kết với tỷ giá cũ, các doanh nghiệp trong nước chưa huy động đủ nguồn lực để sẵn sàng tiến hàng sản xuất nhiều hơn nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu tăng lên, cũng như nhu cầu trong nước tăng lên. Ngoài ra, trong ngắn hạn, cầu hàng nhập khẩu không nhanh chóng giảm còn do tâm lý người tiêu dùng. Khi phá giá, giá hàng nhập khẩu tăng lên, tuy nhiên người tiêu dùng có thể lo ngại về chất lượng hàng nội hay trong nước chưa có hàng thay thế xứng đáng hàng nhập làm cho cầu hàng nhập khẩu chưa thể giảm ngay. Do đó, số lượng hàng xuất khẩu trong ngắn hạn không tăng lên nhanh chóng và số lượng hàng nhập cũng không giảm mạnh. Vì vậy, trong ngắn hạn hiệu ứng giá cả có tính trội hơn hiệu ứng số lượng làm cho cán cân thương mại xấu đi. Hình 2.1: Hiệu ứng đƣờng cong J Trong dài hạn, giá hàng nội địa giảm đã kích thích sản xuất trong nước và người tiêu dung trong nước cũng đủ thời gian tiếp cận và so sánh chất lượng hàng 5 trong nước với hàng nhập. Mặt khác, trong dài hạn, doanh nghiệp có thời gian tập hợp đủ các nguồn lực để tăng khối lượng sản xuất. Lúc này, sản lượng bắt đầu co giãn, hiệu ứng số lượng có tính trội hơn hiệu ứng giá cả làm cán cân thương mại được cải thiện. Nguyên nhân xuất hiện đường cong J là do trong ngắn hạn hiệu ứng giá cả có tính trội hơn hiệu ứng số lượng nên làm xấu đi cán cân thương mại, ngược lại trong dài hạn hiệu ứng số lượng có tính trội hơn hiệu ứng giá cả làm cán cân thương mại được cải thiện. Tuy nhiên, theo định nghĩa mở rộng về hiệu ứng đường cong J của Rose và Yellen (1989) và Rose (1991) khi sử dụng dữ liệu song phương đã không tìm thấy đường cong J trong ngắn hạn và trong dài hạn phải có sự tác động của các yếu tố khác lên các cân thương mại để đạt trạng thái cân bằng. Một số nhân tố ảnh hưởng đến thời gian tác động lên cán cân thương mại trong lý thuyết hiệu ứng đường cong J:  Năng lực sản xuất hàng hóa thay thế nhập khẩu. Đối với các nền kinh tế đang phát triển (Việt Nam thuộc nhóm nước này), có một số hàng hoá các nền kinh tế này không thể sản xuất được hay có sản xuất được đi nữa thì chất lượng không tốt hoặc giá cả có thể cao hơn. Vì vậy, giá nhập khẩu có đắt hơn, người tiêu dùng cũng không thể lựa chọn hàng hoá trong nước. Điều này làm kéo dài thời gian của hiệu ứng giá cả.  Tỷ trọng hàng hóa đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Đối với các nước phát triển tỷ lệ hàng hoá đủ chuẩn tham gia thương mại quốc tế cao nên hiệu ứng giá cả có thời gian tác động lên cán cân thương mại thường là thấp. Ngược lại, các nước đang phát triển tỷ trọng loại hàng hoá này nhỏ, cho nên một sự phá giá tiền tệ làm cho khối lượng xuất khẩu tăng chậm hơn. Điều này làm cho hiệu ứng khối lượng ít có tác động đến cán cân thương mại hơn ở các nước đang phát triển. Vì vậy, tác động cải thiện cán cân thương mại của phá giá ở các nước phát triển thường mạnh hơn ở các nước đang phát triển. 6  Tỷ trọng hàng nhập khẩu trong giá thành hàng sản xuất trong nƣớc. Nếu tỷ trọng này cao, giá thành sản xuất của hàng hoá trong nước sẽ tăng lên khi hàng nhập khẩu tăng giá. Điều này làm triệt tiêu lợi thế giá rẻ của hàng xuất khẩu khi phá giá. Cho nên, phá giá tiền tệ chưa hẳn đã làm tăng khối lượng hàng xuất khẩu.  Mức độ linh hoạt của tiền lƣơng. Động thái phá giá tiền tệ thường làm chỉ số giá hàng tiêu dùng tăng lên. Nếu tiền lương linh hoạt, nó sẽ tăng lên theo chỉ số giá. Điều này làm tăng chi phí sản xuất, từ đó làm cho giá hàng trong nước giảm bớt lợi thế có được từ phá giá tiền tệ.  Tâm lý ngƣời tiêu dùng và thƣơng hiệu quốc gia của hàng hóa trong nƣớc. Nếu người tiêu dùng trong nước có tâm lý sùng hàng ngoại, thì một sự đắt lên của hàng nhập và sự rẻ đi của hàng trong nước có tác động đến hành vi tiêu dùng của họ, họ sẽ tiếp tục sử dụng hàng nhập mặc dù giá có đắt hơn. Tiếp theo, mức độ gia tăng số lượng hàng xuất khẩu phụ thuộc vào sự tin tưởng và ưa chuộng hàng hoá xuất khẩu của người tiêu dùng nước ngoài. 2.1.2 Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại Nghiên cứu của Rose và Yellen (1989) sử dụng dữ liệu tách biệt về thương mại song phương trong trường hợp dữ liệu của Mỹ giai đoạn 1960 đến 1985 đã không tìm thấy sự tồn tại của đường cong J và không tìm thấy bằng chứng về mối quan hệ dài hạn. Rose (1991) nghiên cứu “Vai trò của tỉ giá trong mô hình thƣơng mại phổ biến: Điều kiện Marshall-Lerner có tồn tại?” đã tìm thấy điều kiện của MarshallLerner không tồn tại trong năm nước OECD (Anh, Canada, Đức, Nhật Bản và Mỹ). Kết quả của bà ta chỉ ra mối quan hệ giữa cán cân thương mại và tỉ giá là không đáng kể, điều này có nghĩa là giảm giá trị sẽ không cải thiện cán cân thương mại trong thời gian dài. 7 Bahmani-Oskooee (1994) trong bài nghiên cứu “Tác động của giảm giá trong ngắn hạn và dài hạn: Mô hình hiệu chỉnh sai số và đồng liên kết” đã thử nghiệm ở 41 nước phát triển và kém phát triển về sự tồn tại của đồng liên kết và hiệu ứng đường cong J áp dụng thủ tục hai bước Engle-Granger. Kết quả cho thấy cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái thực là đồng liên kết chỉ có ở 14 quốc gia. Trong các nước tham gia đồng liên kết, có một số bằng chứng của hiệu ứng đường cong J. Tunava Demirden và Ivan Pastine (1995) kiểm định giả thiết đường cong J trong một môi trường tỷ giá hối đoái linh hoạt ở Mỹ. Tác giả áp dụng phương pháp VAR của Sim (1980) cho giai đoạn từ quý 1 năm 1978 đến hết quý 4 năm 1993 và chứng minh rằng hiệu ứng phản hồi trong môi trường tỷ giá hối đoái linh hoạt có thể là rất đáng kể, kết quả của hiệu ứng đường cong J. Wilson và Kua, (2001) trong các nghiên cứu của mình “Tỉ giá và cán cân thương mại: Trường hợp của Singapore từ 1970 đến 1996” sử dụng phương pháp ARDL, kiểm tra mối quan hệ giữa cán cân thương mại thực và tỷ giá hối đoái thực cho thương mại hàng hóa song phương giữa Singapore, Hàn Quốc và Malaysia đối với Hoa Kỳ và Nhật Bản. Kết quả không có bằng chứng của hiệu ứng đường cong J được tìm thấy ngoại trừ thương mại giữa Hàn Quốc với Hoa Kỳ. Olubenga Onafowora (2003) kiểm tra hiệu ứng trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn của tỷ giá thực đối với cán cân thương mại của ba nước Indonesia, Malaysia, Thái Lan trong quan hệ thương mại song phương với Nhật Bản và Hoa Kỳ bằng số liệu theo quí 1 năm 1980 đến quí 4 năm 2001. Bài nghiên cứu sử dụng kiểm định đồng liên kết, mô hình hiệu chỉnh sai số vector và hàm phản ứng đẩy. Kết quả tìm được trong dài hạn có mối quan hệ ổn định giữa cán cân thương mại, tỷ giá thực, tổng sản phẩm quốc nội của mỗi nước và của nước đối tác thương mại. Trong ngắn hạn, có tồn tại hiệu ứng đường cong J với cán cân thương mại của Indonesia và Malaysia với Hoa Kỳ, Nhật Bản; của Thái Lan với Mỹ; tuy nhiên cán 8 cân thương mại của Thái Lan với Nhật Bản theo thời gian không biến động theo dạng chữ J mà tương tự dạng chữ S. Jaleel Ahmad và Jing Yang (2004) sử dụng số liệu thương mại song phương giữa Trung Quốc với các quốc gia G7 kiểm định sự tồn tại của lý thuyết đường cong J. Các tác giả sử dụng các kiểm định đồng liên kết và kiểm định nhân quả để xác định mối quan hệ trong dài hạn cũng như biến động trong ngắn hạn của các cân thương mại với tỷ giá thực. Nghiên cứu cho thấy mặc dù có một số bằng chứng về hiệu ứng cải thiện cán cân thương mại trong dài hạn, nhưng không có bằng chứng nào về hiệu ứng đường cong J trong ngắn hạn. Sugema (2005) nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái thực và các cú sốc xuất khẩu và nhập khẩu trong nền kinh tế Indonesia. Dữ liệu hàng quý trong khoảng thời gian từ 1984 đến 1997. Tác giả sử dụng phương pháp bình phương bé nhất (OLS) và mô hình hiệu chỉnh sai số ECM (Error Correction Model). Kết quả cho thấy CCTM của Indonesia có thể được cải thiện bằng cách phá giá nội tệ. Nghiên cứu cũng tìm thấy cải thiện CCTM phần lớn có nhiều khả năng đến từ nhập khẩu vì nhập khẩu gần như la tương đối nhạy cảm đối với tỷ giá hối đoái. Yuen- Ling (2008) nghiên cứu “Mối quan hệ giữa tỉ giá thực và cán cân thương mại: Nghiên cứu thực nghiệm tại Malaysia” sử dụng phương pháp đồng liên kết và cơ chế hiệu chỉnh sai số ECM, đã thông qua phương trình thể hiện cán cân thương mại là một hàm mức thu nhập trong nước và mức thu nhập nước ngoài và tỉ giá thực: Kết quả này hỗ trợ giá trị thực nghiệm về điều kiện của Marshall-Lerner chỉ ra rằng phá giá đồng tiền cải thiện cán cân thương mại. Sử dụng các kết quả “hồi đáp” để phân tích cho thấy không có tác động đường cong J. Rabeya Khatoon và Mohammad Mahbubur Rahman (2009) áp dụng kiểm định đồng liên kết để nghiên cứu mối quan hệ trong dài hạn, mô hình hiệu chỉnh sai 9 số vector nghiên cứu biến động trong ngắn hạn của tỷ giá thực đa phương với cán cân thương mại của Bangladesh. Với số liệu năm từ năm 1972 đến 2006 của Bangladesh và 21 đối tác thương mại lớn, các tác giả không tìm thấy sự tồn tại của hiệu ứng đường cong J. Pavle Petrovic và Mirijana Gligoric (2010) ước lượng mối quan hệ trong dài hạn giữa tỷ giá và cán cân thương mại Serbia bằng hai phương pháp phân tích đồng liên kết của Johansen và phương pháp trễ phân bố trong quá trình tự hồi quy (ARDL), sau đó sử dụng mô hình hiệu chỉnh sai số (VECM) và hàm phản ứng đẩy để nghiên cứu hiệu ứng đường cong J trong ngắn hạn. Kết quả cho thấy trong dài hạn phá giá có tác động tích cực đến cán cân thương mại, trong ngắn hạn cán cân thương mại xấu đi rồi được cải thiện, tức là tồn tại hiệu ứng đường cong J. Aurangzeb và Khola Asif (2012) đã nghiên cứu so sánh tác động của 6 biến vĩ mô lên cán cân tài khoản vãng lai giữa 3 quốc gia Châu Âu (Ý, Pháp, Đức) và 4 quốc gia Châu Á (Nhật Bản, Ấn Độ, Bangladesh, Pakistan). Trong bài này, tác giả sử dụng phương pháp hồi quy OLS để nghiên cứu thực nghiệm. Kết quả cho thấy, tất cả các biến vĩ mô được khảo sát đều có ý nghĩa quan trọng đối với cán cân vãng lai cũa các quốc gia, ngoại trừ 2 trường hợp là lạm phát ở Pakistan và thu nhập ở Bangladesh đã không tác động đáng kể vào tài khoản vãng lai. Nghiên cứu còn chứng minh được rằng tài khoản vãng lai có một mối quan hệ cùng chiều với GDP của các quốc gia. Chun-Hsuan Wang và các cộng sự (2012) nghiên cứu việc ảnh hưởng của phá giá đồng nhân dân tệ đối với cán cân thương mại song phương với 18 đối tác thương mại chính của Trung Quốc. Tác giả quan sát dữ liệu giai đoạn 2005 – 2009, kết quả cho thấy trong dài hạn tỷ giá hối đoái thực song phương giữa Trung Quốc và hầu hết các đối tác chính. Eric Schaling và Alain Kabuni (2014) áp dụng kiểm định đồng liên kết để nghiên cứu mối quan hệ trong dài hạn, mô hình hiệu chỉnh sai số VECM nghiên cứu biến động trong ngắn hạn của tỷ giá thực song phương với cán cân thương mại của 10 Nam Phi. Với số liệu quý từ năm 1994 đến 2011 của Nam Phi và Mỹ, các tác giả tìm thấy sự tồn tại của hiệu ứng đường cong J cho Nam Phi. 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng