Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kiêm chế cơn nóng giân...

Tài liệu Kiêm chế cơn nóng giân

.PDF
5
240
57

Mô tả:

Xoa dịu cơn nóng giận Đã bao giờ bạn bực mình hay vô cùng tức giận một ai đó chưa? Cảm giác lúc đó như thế nào bạn nhỉ? Khó chịu vô cùng hay cảm thấy nghẹt thở? Trong cuộc sống, chúng ta không thể tránh khỏi những phút giây nóng giận nhưng đừng vì thế mà cho mình cái quyền được mất tự chủ. Dù nóng giận đến bao nhiêu nhưng hãy dùng lý trí để giải quyết mọi việc, đùng để cảm xúc chi phối hành động của mình. Nếu không, khi cơn nóng giận nguôi ngoai bạn lại lao đao để giải quyết những hậu quả do mình gây nên. Nhiều người trong số chúng ta thường không làm chủ được bản thân mình khi tức giận. Họ để cảm xúc chi phối và điều chỉnh mọi hành vi, ngôn từ của mình lúc ấy. Những câu nói xúc phạm người khác, những hành vi gây nên những hậu quả khôn lường thường không được mọi người chú ý trong cơn nóng giận của mình. Bạn có quyền tức giận khi ai đó chỉ trích bản, làm bạn bị tổn thương. Nhưng bạn không có quyền xúc phạm họ, nhất là những người thân của họ. Hãy giải quyết bằng lý trí, nếu không bạn sẽ phải lĩnh những hậu quả vô cùng to lớn đó bạn. Chúng ta ai cũng có những giây phút không kiềm chế được cảm xúc của mình, nhưng tuyệt đối đừng đánh mất tự chủ của bản thân. Hãy để lý trí giải quyết những vấn đề khiến bạn tức giận thay vì phó mặc cho cảm xúc. Tất nhiên sẽ vô cùng khó khăn với những ai quen với cách hành xử bộc phát, thiếu suy nghĩ. Dù chúng ta có làm gì đi chăng nữa, cũng phải nghĩ đến hậu quả có thể diễn ra. Đừng để phải hối hận vì những phút nóng giận không kiềm chế được bản thân. Có rất nhiều vụ án đã xảy ra vì những cơn nóng giận không được dập tắt kịp thời, khi cuộc tranh cãi nỗ ra quyết liệt mà không có dấu hiệu hạ hỏa của cảm xúc. Bạn có thể chọn phương án không được đề cao trong cuộc đấu khẩu đó là rời khỏi đó? Rời khỏi nơi châm ngòi nổ để hít thở không khí trong lành, suy nghĩ về những gì khiến bạn cảm thấy tức giận và tìm hiểu bản chất thật sự của vấn đề. Nếu cứ nhìn nhau mà chỉ trích thì mãi mãi chẳng bao giờ kết thúc được câu chuyện đó phải không? Thế nên, khi tranh luận lâu dài mà vẫn chưa tìm ra cách giải quyết khiến cả hai bên hài lòng, bạn đừng nên tranh luận làm gì nữa, hãy để cho hai bên có thời gian suy nghĩ một cách thấu đáo mọi chuyện trước bước vào tranh luận tiếp. Hãy nhớ, cho dù thế nào đi nữa, hãy kiềm chế cảm xúc của mình. Đừng bao giờ để bản thân mặc phải những bước đi sai lầm bạn nhé. Đừng để cảm xúc chi phối quá nhiều đến suy nghĩ và hành động của bạn. Bạn hãy nhớ rằng, tức giận và hành động thiếu suy nghĩ là hai khái niệm khác nhau, chúng không liên quan đến nhau. Vì cảm xúc là của bạn, bạn hoàn toàn có thể điều chính nó. Còn khi bạn làm nên những việc thiếu suy nghĩ, bạn sẽ không nhận được sự tha thứ và cảm thông từ người khác đâu, bởi vì con người ai cũng có cái tôi đầy kiêu hãnh, hãy để nó được kiêu hãnh và đừng làm tổn thương nó vì những phát ngôn, hành động thiếu cân nhắc. Tôn trọng chính mình, đừng sử dụng những thủ đoạn, những mánh khóe để ghi điểm trước người khác, bởi vì làm như thế không chỉ họ bị tổn thương mà cả bạn cũng tổn thương không kém. Rất ít người biết rằng, trong cơn tức giận, bản chất CON của con người bộc lộ một cách rõ nét nhất. Nếu không biết cách Kiềm Chế nó, phần CON trong chúng ta sẽ trỗi dậy và chi phối hành vi của bản thân. Thế nên, hãy nhớ rằng bạn có quyền tức giận nhưng không có quyền xúc phạm người khác, bạn nhé. Hãy tranh luận đúng bản chất của vấn đề đừng vì tự ái cá nhân mà lái cuộc tranh luận sang những khía cạnh khác. Có như vậy, cơn nóng giận của bạn mới bắt đầu hạ nhiệt được. Thường trong các cuộc tranh luận, nếu một người đã đụng chạm đến cá nhân người khác, ngay lập tức cuộc cãi vã sẽ nỗ ra và đi theo hướng khích bác, bôi nhọ lẫn nhau. Điều này chỉ làm cho sự nóng giận lên đến đỉnh điểm mà thôi. Thế nên, hãy sống và biết kiềm chế cơn nóng giận của mình. Người xưa cũng từng nói: Một điều nhịn, chín điều lành. Đó chính là kết quả mà chúng ta muốn có được trong cuộc sống đúng không bạn? Chỉ vì thỏa mãn cảm xúc nhất thời mà đánh mất đi những điều tốt đẹp đang chờ đón ở tương lai, liệu có đáng giá để chúng ta đánh đổi không? Thế nên trước khi nói bất cứ điều gì, làm những việc làm gì hãy ghi nhớ kết quả mà bạn sẽ nhận được trong tương lai, để rồi biết dừng tay khi còn chưa trễ.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan