Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kích cầu chính sách tài chính chống suy giảm kinh tế việt nam luận văn thạc sĩ...

Tài liệu Kích cầu chính sách tài chính chống suy giảm kinh tế việt nam luận văn thạc sĩ

.PDF
85
140
138

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ------------ TRẦN MINH ĐẠO KÍCH CẦU – CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH CHỐNG SUY GIẢM KINH TẾ VIỆT NAM Chuyeân Ngaønh : KINH TEÁ TAØI CHÍNH – NGAÂN HAØNG Maõ Soá : 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. BÙI HỮU PHƯỚC TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2009 i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Luận văn này, ngoài sự cố gắng rất nhiều trong nghiên cứu của bản thân tôi còn có sự hỗ trợ hết mình của các Thầy, Cô và các đồng nghiệp tại Công ty tôi đang công tác. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn : - Các Thầy, Cô Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM đã truyền đạt kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành Kinh tế - Tài chính – Ngân hàng trong suốt thời gian đào tạo Cao học K15. - Thầy Bùi Hữu Phước đã tận tình hướng dẫn, định hướng giúp tôi thực hiện và hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này. - Ban lãnh đạo Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn đã tạo điều kiện về thời gian và truyền đạt những kinh nghiệm thực tế giúp tôi trong thời gian thực hiện Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn và gởi đến các Thầy Cô, các Anh Chị lời chúc sức khỏe và thành đạt trong cuộc sống. Học viên : Trần Minh Đạo ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là phần nghiên cứu và thể hiện Luận văn tốt nghiệp của riêng tôi, không sao chép các luận văn khác. Các nguồn số liệu, các phần kế thừa kiến thức được ghi nhận trung thực và rõ ràng nguồn gốc xuất xứ. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và chịu mọi kỹ luật của Khoa và nhà trường đề ra. Học viên Trần Minh Đạo iii DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT CPI : Chỉ số giá tiêu dùng DN : Doanh nghiệp FDI : Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài HTLS : Hỗ trợ lãi suất KHKT : Khủng hoảng kinh tế NH : Ngân hàng NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại ODA : Vốn hỗ trợ phát triển chính thức PTNT : Phát triển nông thôn TCTD : Tổ chức tín dụng VDP : Ngân hàng Phát triển Việt Nam VND : Việt Nam đồng WTO : Tổ chức thương mại thế giới iv DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU Hình 2.1 : Thương mại toàn cầu qua các quý .................................................... 26 Hình 2.5 : Chỉ số giá tiêu dùng theo tháng ......................................................... 32 Hình 2.7 : Kim ngạch xuất khẩu theo vùng lãnh thổ ......................................... 39 Bảng 1.1 : Hiệu quả của chính sách kích cầu ..................................................... 11 Bảng 2.2 : Xuất khẩu năm 2008 và 6 tháng đầu năm 2009 ................................ 36 Bảng 2.3 : Định mức tín nhiệm của Việt Nam .................................................... 61 Bảng 2.4 : Các đợt đấu thầu trái phiếu chính phủ bằng ngoại tệ ........................ 62 v MỞ ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu: Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, xuất phát từ sự sụp đổ của thị trường cho vay cầm cố thế chấp và các khoản nợ dưới chuẩn của Mỹ trong năm 2007, đã nhanh chóng tác động và lan tỏa sang các nước thuộc phần còn lại của thế giới theo mức độ khác nhau dẫn đến suy thoái kinh tế toàn cầu, để lại cho nền kinh tế thế giới nhiều hậu quả nặng nề. Đối với Việt Nam, đặc biệt vào những tháng cuối năm 2008 và đầu năm 2009, tác động của cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu đã thực sự hiện hữu thể hiện sự suy giảm kinh tế : sự suy giảm của tốc độ tăng trưởng kinh tế; khó khăn trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp; suy giảm kim ngạch xuất khẩu, FDI , kiều hối, sự suy giảm của thị trường chứng khoán và đóng băng của thị trường bất động sản; số lao động mất việc làm gia tăng, cuộc sống của đại bộ phận người dân gặp nhiều khó khăn, … Kích cầu là một trong những biện pháp quan trọng nhất của Chính phủ liên quan đến chính sách tài chính để chống suy giảm và kích thích tăng trưởng kinh tế. Trong tình hình suy giảm kinh tế, Chính phủ Việt Nam đã chủ động có các chính sách nhằm ngăn chặn suy giảm và kích thích tăng trưởng kinh tế như ban hành Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội và tiếp theo đó là các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chính sách kích cầu. Để phân tích thực trạng và đánh giá hiệu quả chính sách kích cầu của Chính phủ trong thời gian qua, tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu của chính sách kích cầu trong thời gian tới (đặc biệt gói kích cầu thứ hai), kích thích tăng trưởng kinh tế tôi quyết định nghiên cứu đề tài “ Kích cầu – Chính sách tài chính chống suy giảm kinh tế Việt Nam”. vi 2. Mục tiêu nghiên cứu: Để tìm lời giải cho vấn đề nghiên cứu, luận văn đi theo một tiến trình như sau: - Trình bày cơ sở lý luận về kích cầu, chính sách tài chính, suy giảm kinh tế và những bài học kinh nghiệm rút ra từ việc chống suy thoái kinh tế ở một số nước trên thế giới và vận dụng lý thuyết nói trên vào chính sách kích cầu ở Việt Nam. - Phân tích thực trạng và đánh giá hiệu quả chính sách kích cầu của Chính phủ Việt Nam trong thời gian qua. Chỉ ra những ưu, nhược điểm và phân tích những nguyên nhân gây nên hạn chế của chính sách kích cầu. - Trên cơ sở tìm hiểu hạn chế của chính sách kích cầu, luận văn đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chính sách kích cầu, kích thích tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới (đặc biệt là gói kích cầu th ứ hai nếu được quyết định thông qua tại kỳ họp thứ 6 – Quốc hội khóa XII). 3. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn chủ yếu dựa vào phương pháp lý luận và bằng chứng thực tiễn để chứng minh về chính sách kích cầu ở Việt Nam. Trong Luận văn này, tác giả sử dụng một số phương pháp khác nhau để tận dụng những ưu điểm của phương pháp nghiên cứu khoa học như : phương pháp phân tích mối quan hệ nhân qủa, phương pháp suy luận logic biện chứng. 4. Ý nghĩa thực tiễn và ứng dụng của luận văn: Việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa hết sức quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu và suy giảm kinh tế ở Việt Nam . Sự tìm hiểu để chỉ ra những tồn tại của chính sách kích cầu cũng như những nguyên nhân gây ra và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chính sách kích cầu, kích thích tăng trưởng kinh tế. vii 5. Cấu trúc luận văn: Chương 1 : Cơ sở lý luận về kích cầu, chính sách tài chính và suy giảm kinh tế. Chương 2 : Thực trạng chính sách kích cầu ở Việt Nam. Chương 3 : Nâng cao hiệu quả chính sách kích cầu - kích thích tăng trưởng kinh tế. 1 MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn .......................................................................................................................i Lời cam đoan ................................................................................................................. ii Danh mục những từ viết tắt ........................................................................................ iii Danh mục hình vẽ, bảng biểu .......................................................................................iv Mở đầu ............................................................................................................................ v MỤC LỤC ....................................................................................................................... 1 CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KÍCH CẦU, CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ SUY GIẢM KINH TẾ ............................................................................................. 4 1.1. Chính sách tài chính ......................................................................................... 4 1.2. Suy giảm kinh tế ............................................................................................... 5 1.2.1. Suy giảm kinh tế là gì ? .............................................................................. 5 1.2.2. Các quan điểm Kinh tế học về chống khủng hoảng kinh tế ...................... 6 1.3. Kích cầu ............................................................................................................. 8 1.3.1. Khái niệm về kích cầu ................................................................................ 8 1.3.2. Những nguyên tắc cơ bản để thực hiện chính sách kích cầu ..................... 9 1.3.2.1. Kích cầu phải kịp thời ................................................................ 9 1.3.2.2. Kích cầu phải đúng đối tượng .................................................. 10 1.3.2.3. Kích cầu chỉ được thực hiện trong ngắn hạn............................ 13 1.3.3. Điều kiện tạo nên tính hiệu quả cho gói kích cầu .................................... 15 1.4. Kinh nghiệm chống suy thoái kinh tế ở một số nước trên thế giới ............ 16 1.4.1. Tổng quan về các gói kích cầu ở một số nước trên thế giới .................... 16 1.4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra từ việc chống suy thoái kinh tế ở một số nước trên thế giới .............................................................................................. 23 KẾT LUẬN CHƯƠNG I ............................................................................................. 25 2 CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH KÍCH CẦU Ở VIỆT NAM ......... 26 2.1. Bối cảnh kinh tế thế giới và thực trạng nền kinh tế Việt Nam ................... 26 2.1.1. Bối cảnh kinh tế thế giới tác động đến kinh tế Việt Nam ........................ 26 2.1.2. Thực trạng nền kinh tế Việt Nam 2008 - 2009 ........................................ 27 2.1.2.1. Thực trạng nền kinh tế Việt Nam 2008 .................................... 27 2.1.2.2. Thực trạng nền kinh tế Việt Nam những tháng đầu năm 2009 29 2.1.2.3. Diễn biến lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng .................................. 31 2.2. Sự cần thiết tất yếu của một chính sách kích cầu ở Việt Nam ................... 33 2.3. Mô hình tăng trưởng dựa vào chiến lược xuất khẩu của Việt Nam .......... 34 2.3.1. Tình hình xuất khẩu của Việt Nam .......................................................... 34 2.3.2. Mô hình tăng trưởng dựa vào chiến lược xuất khẩu của Việt Nam trong thời kỳ suy thoái ....................................................................................... 37 2.3.3. Sử dụng lợi thế độ mở của nền kinh tế để tìm kiếm cơ hội kích cầu từ các thị trường xuất khẩu ................................................................................. 38 2.4. Thực trạng chính sách kích cầu ở Việt Nam trong thời gian qua ............. 40 2.4.1. Những thuận lợi và khó khăn đặc thù của Việt Nam ............................... 40 2.4.1.1. Thuận lợi : ................................................................................ 40 2.4.1.2. Khó khăn: ................................................................................. 41 2.4.1.3. Quy mô gói kích cầu của Chính phủ Việt Nam trong thời gian qua ........................................................................................... 42 2.4.2. Thực trạng chính sách kích cầu ở Việt Nam trong thời gian qua ............ 44 2.4.2.1. Đối với người dân ................................................................... 45 2.4.2.2. Đối với khu vực doanh nghiệp .............................................. 49 2.4.2.3. Đối với các hạng mục chi tiêu của chính phủ trong gói kích cầu ........................................................................................... 54 2.4.3. Đánh giá chính sách kích cầu ở Việt Nam trong thời gian qua ............... 55 2.4.3.1. Ưu điểm của chính sách kích cầu ở Việt Nam ......................... 56 3 2.4.3.2. Một số hạn chế của chính sách kích cầu ở Việt Nam .............. 57 2.4.3.3. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế về chính sách kích cầu ở Việt Nam ................................................................................. 63 KẾT LUẬN CHƯƠNG II ............................................................................................ 64 CHƯƠNG III : NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHÍNH SÁCH KÍCH CẦU – KÍCH THÍCH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM .................................................... 65 3.1. Cơ chế giám sát thực hiện chính sách kích cầu đảm bảo hiệu quả............ 65 3.1.1. Đánh giá kết quả gói kích cầu .................................................................. 65 3.1.2. Tầm quan trọng của tính minh bạch và công khai ................................... 66 3.1.3. Đề xuất hoàn thiện cơ chế giám sát ......................................................... 67 Đề xuất giải pháp thực hiện gói kích cầu thứ hai ........................................ 68 Các giải pháp duy trì hiệu quả tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu và chính sách xuất khẩu trong tình hình mới.............................................................. 71 3.3.1. Tháo gỡ gút mắc ngoại sinh ..................................................................... 71 3.2. 3.3. 3.3.2. Giải quyết các hạn chế nội tại cố hữu ...................................................... 72 KẾT LUẬN CHƯƠNG III .......................................................................................... 73 KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................................... 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 75 4 CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KÍCH CẦU, CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ SUY GIẢM KINH TẾ 1.1. Chính sách tài chính Chính sách tài chính (chính sách tài khóa) trong kinh tế học vĩ mô là chính sách thông qua chế độ thuế và đầu tư công cộng (miễm giảm thuế và giãn, hoãn nộp thuế, tăng cường đầu tư của nhà nước, tăng các mục chi tiêu của xã hội, …) để tác động tới nền kinh tế. Chính sách tài chính cùng với chính sách tiền tệ là các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô quan trọng. Khi nền kinh tế đang ở pha suy thoái, nhà nước có thể g iảm thuế, tăng chi tiêu (đầu tư công cộng) để chống lại. Chính sách tài chính như thế gọi là chính sách tài chính ớ ni lỏng. Ngược lại, khi nền kinh tế ở pha bùng nổ và có hiện tượng nóng, thì nhà nước có thể tăng thuế và giảm chi tiêu của mình để ngăn cho nền kinh tế khỏi rơi vào tình trạng quá nóng dẫn tới đổ vỡ. Chính sách tài chính như thế này gọi là chính sách tài chính thắt chặt. Để chống suy giảm kinh tế do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, Chính phủ nhiều nước trên thế giới đang thực hiện các chính sách tài chính tác động vào nền kinh tế với những cường độ khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của quốc gia mình. Trong số các biện pháp tài chính được đưa ra, hầu hết các nước tập trung vào giảm thuế cho doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân, tăng trợ cấp thất nghiệp và trợ cấp cho người có thu nhập thấp, tăng đầu tư của ngân sách cho an sinh xã hội, … Về chính sách tài chính, theo Nghị quyết và các Quyết định có liên quan của Chính phủ, của Bộ tài chính, trong thời gian qua cũng như hiện nay, ngành thuế đang tập trung hướng dẫn xử lý việc giãn nộp thuế, giảm nộp thuế và hoàn thuế thu nhập cá nhân cho người lao động. Đồng thời, ngành Tài chính, Ngân hàng cũng đã phối hợp các ngành có liên quan, như Bộ lao động thương binh và xã hội … triển khai chương trình cho doanh nghiệp vay ở mức lãi suất 0% để trả lương, trợ cấp và bảo hiểm xã hội 5 cho người lao động; thực h iện bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp; giải ngân các khoản chi khác từ nguồn ngân sách nhà nước. Thực hiện chính sách tài chính linh hoạt để chống suy giảm kinh tế, đó là góp phần làm giảm khó khăn cho doanh nghiệp, tăng thêm năng lực tài chính giảm giá thành, kích thích tiêu dùng và đầu tư, góp phần làm tăng tổng cầu của cả k hu vực nhà nước và khu vực tư nhân, dân cư với kỳ vọng sẽ tác động tích cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đến tăng trưởng kinh tế, đồng thời tăng cường bảo đảm an sinh xã hội, giảm tỷ lệ thất nghiệp, … 1.2. Suy giảm kinh tế 1.2.1. Suy giảm kinh tế là gì ? Suy thoái kinh tế là một giai đoạn của Chu kỳ kinh tế, còn gọi là chu kỳ kinh doanh. Đó là sự biến động của GDP thực tế theo trình tự ba pha lần lượt là suy thoái, phục hồi và hưng thịnh (bùng nổ). Vì pha phục hồi là thứ yếu nên chu kỳ kinh doanh cũng có thể chỉ chia thành gồm hai pha chính là suy thoái và hưng thịnh (hay mở rộng). Suy thoái là pha trong đó GDP thực tế giảm đi. Ở Mỹ và Nhật Bản, người ta quy định rằng, khi tốc độ tăng trưởng GDP thực tế mang giá trị âm suốt hai quý liên tiếp thì mới gọi là suy thoái. Suy thoái kinh tế kéo dài và trầm trọng được gọi là khủng hoảng kinh tế. Cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ, khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay là một cuộc suy thoái trầm trọng nhất từ sau Thế chiến thứ II. Suy giảm kinh tế là suy thoái kinh ết ở mức độ chưa nghiêm trọng (GDP suy giảm nhưng vẫn mang giá trị dương). Biểu hiện của suy thoái kinh tế : Thông thường, người ta chỉ nhận ra hai điểm đáy và đỉnh của chu kỳ kinh tế khi nền kinh tế đã sang pha tiếp sau điểm ngoặt với dấu hiệu là tốc độ tăng trưởng GDP thực tế đổi chiều giữa mức âm và mức dương. Trong thực tế, các nhà kinh tế học cố 6 tìm cách nhận biết dấu hiệu của suy thoái vì nó tác động tiêu cực đến mọi mặt kinh tế, xã hội. Một số đặc điểm thường gặp của suy thoái là : - Tiêu dùng giảm mạnh, hàng tồn kho của các loại hàng hóa trong các doanh nghiệp tăng lên ngoài dự kiến. Việc này dẫn đến nhà sản xuất cắt giảm sản lượng kéo theo đầu tư vào trang thiết bị, nhà xưởng cũng giảm và kết quả là GDP thực tế giảm sút. - Cầu về lao động giảm, đầu tiên là số ngày làm việc của người lao động giảm xuống tiếp theo là hiện tượng cắt giảm nhân công và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. - Khi sản lượng giảm thì lạm phát sẽ chậm lại do giá đầu vào của sản xuất giảm bởi nguyên nhân cầu sút kém. Giá cả dịch vụ khó giảm nhưng cũng tăng không nhanh trong giai đoạn kinh tế suy thoái. - Lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm mạnh và giá chứng khoán thường giảm theo khi các nhà đầu tư cảm nhận được pha đi xuống của chu kỳ kinh doanh. Cầu về vốn cũng giảm đi làm cho lãi suất giảm xuống trong thời kỳ suy thoái. Khi nền kinh tế hưng thịnh thì các dấu hiệu trên biến thiên theo chiều ngược lại các biểu hiện suy thoái kinh tế. 1.2.2. Các quan điểm Kinh tế học về chống khủng hoảng kinh tế - Trước Mác, Jean Charles Léonard Simonde (Pháp), Thomas Malthus (Anh, 1766-1834) đã nghiên cứu về khủng h oảng kinh tế (KHKT) khẳng định KHKT là khủng hoảng thừa hàng hoá so với sức mua eo hẹp của thị trường. - Karl Marx (Các Mác) cũng thống nhất về nguyên nhân trên của KHKT. Ông là người đầu tiên phát hiện ra tính chu kỳ của KHKT gồm 4 giai đoạn: khủng hoảng, tiêu điều, phục hồi, hưng thịnh. Và khẳng định KHKT là người bạn đồng hành của nền kinh tế TBCN. Giải pháp, theo ông, là các doanh nghiệp phải tự mình thoát ra khỏi khủng hoảng bằng cách giảm tiền công, tăng cường độ lao động và nhất là đổi mới tư bản cố định (máy móc, thiết bị,…). Đổi mới tư bản cố định dẫn đến tăng nhu cầu về tư liệu 7 sản xuất, tăng năng suất lao động, dẫn đến giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành, tăng lợi nhuận, tạo ra sự phục hồi của nền kinh tế. - John Maynard Keynes: Năm 1936, trong tác phẩm “Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ” ông đã đưa ra Lý thuyết về KHKT và biện pháp khắc phục. (Tạp chí Times bình chọn là một trong những người làm nên thế kỷ 20). Theo ông, khi việc làm gia tăng sẽ tăng thêm thu nhập. Người ta sẽ chi thu nhập này thành 2 phần: một để tiêu dùng, 1 phần để tiết kiệm. Có một xu hướng là tỷ lệ tiết kiệm này ngày càng ớ l n hơn tỷ lệ tiêu dùng. Khuynh hướng này làm cho tăng tổng tiêu dùng ngày càng chậm hơn tăng của tổng thu nhập, làm cho cầu tiêu dùng g iảm tương đối. Việc giảm cầu tiêu dùng dẫn đến giá cả giảm làm giảm thu nhập (lợi nhuận của nhà kinh doanh). Do đó nhà kinh doanh không muốn đầu tư và suy thoái kinh tế xuất hiện. Keynes gợi ý 4 nhóm chính sách chống KHKT như sau : + Đảm bảo đầu tư nhà nước và kích thích đầu tư tư nhân + Sử dụng hệ thống tài chính-tín dụng và lưu thông tiền tệ với tư cách là công cụ vĩ mô để điều tiết kinh tế. Keynes cho rằng nhà nước có thể tăng cung tiền, thực hiện “ lạm phát có mức độ”, giảm lãi suất để khuyến khích vay tư bản mở rộng đầu tư; sử dụng công trái để nhà nước vay tiền trong dân nhằm thực hiện đầu tư của Nhà nước, giảm thuế để tăng hiệu quả đầu tư của tư bản nhằm khuyến khích đầu tư. + Tạo việc làm để người dân có thêm thu nhập và do đó tăng được sức mua của thị trường. + Kích thích tiêu dùng để tăng khả năng tiêu thụ - Trường phái trọng tiền, đại diện tiêu biểu là Milton Friedman (Nobel prize), coi mức cung về hàng hoá là tương đối ổn định nên mức cầu về tiền có tính chất tương đối ổn định. Trong khi đó, mức cung về tiền không có tính ổn định mà phụ thuộc vào cơ quan quản lý tiền, ở Mỹ là Cục Dự trữ Liên bang FED. Ở VN là NHNNVN. Nếu cơ quan quản lý tiền phát hành quá nhiều tiền sẽ dẫn đến lạm phát. Nếu phát hành quá ít 8 tiền sẽ dẫn đến suy thoái kinh tế. Như vậy, Trường phái này nhất trí như Keynes : tăng cung tiền ở mức hợp lý. - Trường phái trọng cung với đại diện tiêu biểu nhất Robert Mundell (Nobel Prize 1999), cho rằng tăng cung hàng hoá sẽ làm tăng cầu hàng hoá. Điều này rất đúng. Ví dụ tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng dẫn đến tăng cầu về xi măng, sắt thép,… Do đó, muốn chống suy thoái kinh tế phải tăng năng suất lao động (giống Mác, phải đổi mới công nghệ), kích thích đầu tư và tiết kiệm. Để tăng tiết kiệm thì phải giảm thuế (tương tự như Keynes), xoá bỏ chướng ngại cho đầu tư tư nhân. Giảm thuế sẽ giảm được chi phí sản xuất cho doanh nghiệp (kích đầu vào) kích thích doanh nghiệp mở rộng sản xuất, tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu ngân sách và tăng trưởng kinh tế. Tóm lại, Nhà nước có thể nhận thức được tính quy luật của chu kỳ kinh tế, có thể sử dụng các công cụ chính sách nhằm rút ngắn thời gian nền kinh tế bị suy thoái, kéo dài thời gian nên kinh tế phục hồi, hưng thịnh. Như vậy, KHKT là một quy luật của kinh tế thị trường, không có gì phải hoảng hốt. Chúng ta phải chủ động nhận thức quy luật và có những đề xuất giúp Nhà nước có các quyết sách đúng trong vận dụng quy luật. 1.3. Kích cầu 1.3.1. Khái niệm về kích cầu Kích cầu hiểu theo nghĩa hẹp, là biện pháp đẩy mạnh chi tiêu ròng của Chính phủ (hay còn gọi là tiêu dùng công cộng) để làm tăng tổng cầu, kích thích tăng trưởng kinh tế. Biện pháp kích cầu cụ thể có thể là giảm hoặc tăng chi tiêu hoặc cả hai. Kích cầu chỉ được dùng khi nền kinh tế lâm vào trì trệ hay suy thoái, đang cần vực dậy. Kích cầu đặc biệt hay được sử dụng khi nền kinh tế rơi vào trạng thái bẫy thanh khoản, là khi là chính sách tiền tệ trở nên mất hiệu lực vì lãi suất đã quá thấp. Trong hai loại biện 9 pháp cụ thể là giảm thuế và tăng chi tiêu ngân sách nhà nước, biện pháp thứ hai được cho rằng có hiệu suất kích thích tổng cầu cao hơn. Kích cầu đôi khi còn được gọi là chính sách Keynes vì biện pháp này tác động tới tổng cầu. Trong cuốn lý thuyết tổng quan về việc làm, lãi suất và tiền tệ, John Maynard Keynes, cũng nhắc đến việc “chi tiêu thâm hụt” khi cần thiết để giúp nền kinh tế khỏi suy thoái. Tư tưởng của Keynes là nếu cần, Chính phủ có thể chi tiêu ngân sách mạnh đến mức dẫn tới thâm hụt cả ngân sách nhà nước để kích thích tổng cầu. Như vậy, kích cầu là một trong những biện pháp của Chính phủ liên quan đến chính sách tài khóa để đối phó với tình hình suy thoái. Nói cách khác, kích cầu là một công cụ quan trọng nhất của chính sách kích thích kinh tế bên cạnh tác dụng hỗ trợ của chính sách tiền tệ (trong tình hình lạm phát cao, chính sách tiền tệ trở nên quan trọng). 1.3.2. Những nguyên tắc cơ bản để thực hiện chính sách kích cầu Nếu một gói kích cầu được thiết kế không tốt, thì mặc dù có tên gọi là gói kích cầu, nhưng trên thực tế gói kích cầu này dù có thể tốn kém nhưng lại không 'kích thích' nền kinh tế. Điều này đặc biệt đúng nếu gói kích cầu không tuân theo các nguyên tắc kinh tế học, mà lại được thiết kế để đáp ứng các yêu cầu về chính trị hoặc theo các nhóm lợi ích. Các nhà kinh tế học, như Lawrence Summers (giáo sư kinh tế, từng là hiệu trưởng trường đại học Harvard, và cố vấn kinh tế cho tổng thống Mỹ Obama) cho rằng để một gói kích cầu có hiệu quả (effective) thì phải đảm bảo ít nhất 03 tiêu chí, đó là kịp thời (timely), đúng đối tượng (targeted) và ngắn hạn hay nhất thời (temporary). Đối với Việt Nam, một nền kinh tế có độ mở cao với tỉ trọng nhập khẩu chiếm tới gần 90% GDP, cần có thêm tiêu chí thứ tư là ít rò rỉ (small leakage) ra hàng ngoại nhập. 1.3.2.1. Kích cầu phải kịp thời Kích cầu phải kịp thời ở đây không phải chỉ là việc kích cầu phải được ch ính phủ thực hiện một cách nhanh chóng khi xuất hiện nguy cơ suy thoái, mà kịp thời còn có nghĩa là một khi được chính phủ thực hiện thì những biện pháp này sẽ có hiệu ứng 10 kích thích ngay, tức là làm tăng chi tiêu ngay trong nền kinh tế. Nếu để tự nền kin h tế phục hồi thì việc phục hồi sớm muộn cũng sẽ diễn ra, mặc dù việc phục hồi có thể kéo dài, cho nên mục tiêu của kích cầu là đẩy nhanh việc phục hồi của nền kinh tế. Do đó, việc kích cầu chỉ có thể được thực hiện một cách có ý nghĩa trong một khoảng thời gian nhất định. Các chính sách mất quá nhiều thời gian để thực hiện sẽ không có tác dụng, vì khi đó nền kinh tế tự nó đã có thể phục hồi, và việc gói kích cầu lúc đó lại có thể có tác dụng xấu do có khả năng làm hun nóng nền kinh tế dẫn đến lạm phát và những mất cân đối vĩ mô lớn. Các chương trình đầu tư, dự án đầu tư có tốc độ giải ngân chậm không phải là những công cụ kích cầu tốt. Điều này là bởi vì khi tổng cầu sụt giảm, thì các biện pháp này lại không có tác động gì tới tổng cầu trong lúc cần phả i tăng tổng cầu lên nhiều nhất. 1.3.2.2. Kích cầu phải đúng đối tượng Gói kích cầu có thành công hay không sẽ phụ thuộc rất nhiều vào xu hướng chi tiêu và đầu tư của các đối tượng thuộc diện nằm trong gói kích cầu. Để kích thích được cầu đối với hàng hóa và dịch vụ, thì gói kích cầu phải được nhắm tới nhóm đối tượng sao cho gói kích cầu được sử dụng ngay (chi tiêu ngay), và qua đó làm tăng tổng cầu trong nền kinh tế. Những biện pháp kích cầu đúng đối tượng là những biện pháp nhắm tới các đối tượng sẽ chi tiêu hầu như toàn bộ lượng kích cầu dành cho họ. Mục tiêu của gói kích cầu là làm tăng cầu, nên chìa khóa để thực hiện điều này là cấp tiền cho những người (có thể là các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp và chính quyền) - sẽ sử dụng những đồng tiền này, và qua đó đưa thêm tiền vào nền kinh tế. Tiền kích cầu phải được sử dụng để khuyến khích các nhóm đối tượng này tiến hành các khoản chi tiêu mới, hoặc hạn chế việc các nhóm này cắt giảm chi tiêu. Để việc kích cầu có hiệu quả thì gói kích cầu phải nhắm vào những đối tượng sao cho một đồng tiền chi ra có hiệu ứng kích thích tiêu dùng và đầu tư cao nhất. 11 Theo một số nghiên cứu trên thế giới thì hiệu ứng cao nhất là dành cho bảo hiểm thất nghiệp (unemployment benefits). Các nhóm khác nhau trong xã hội sẽ có xu hướng tiêu dùng cận biên khác nhau. Những người có thu nhập cao, thì chỉ có một phần nhỏ khoản hoàn/miễn thuế (hoặc khoản tiền trợ cấp) mà họ nhận được sẽ được chi tiêu, trong khi những người có thu nhập vừa và thấp sẽ có nhu cầu chi tiêu cao hơn tính trên khoản hoàn thuế. Theo một báo cáo nghiên cứu của Zandi (2004) đối với gói kích cầu năm 2001 của Mỹ thì hiệu quả của gói kích cầu cao nhất chính là trợ cấp thất nghiệp (tức là hướng tới nhóm người dân dễ bị tổn thương nhất của suy thoái). Một đô-la kích cầu tạo ra được 1,73 đô la cầu tiêu dùng. Tiếp đó là các biện pháp khác như miễn giảm thu ngân sách cho các bang, giảm thuế suất. Mặc dù cũng là kích cầu, nhưng các loại thuế khác nhau có mức độ tác dụng khác nhau trong việc kích cầu. Nhìn chung, việc giảm thuế đối các người dân có tác dụng kích cầu tốt hơn giảm thuế cho doanh nghiệp, và việc giảm thuế cho lĩnh vực bất động sản thì hoàn toàn không có tác dụng kích cầu. Để tiện tham khảo, các con số cụ thể của nghiên cứu của Zandi (2004) được trình bầy lại tại Bảng 1.1 dưới đây. Chính sách kích thích Lượng cầu được tạo ra trên một đô la kích cầu Trợ cấp thất nghiệp 1.73 $ Miễn giảm thu ngân sách cho các bang 1.24 $ Hoàn thuế một lần 1.19 $ Tăng tín dụng thuế đối với gia đình có trẻ em 1.04 $ Điều chỉnh mức miễn thuế tối thiểu 0.67 $ Giảm mức thuế suất 0.59 $ Tăng giãn thuế cho các doanh nghiệp nhỏ 0.24 $ Cắt giảm thuế đối với cổ tức và lãi trên vốn 0.09 $ Giảm thuế bất động sản 0$ 12 Bảng 1.1 : Hiệu quả của chính sách kích cầu Nguồn: Zandi’s report (2004), http://economy.com Hiệu ứng số nhân chính là lý do tại sao không phải chính sách tài khóa nào cũng có tác dụng như nhau - Một số chính sách sẽ có tác dụng/hiệu quả hơn các chính sách khác trong việc kích thíc h nền kinh tế. Giả sử ông Nguyễn Văn A, nhận được khoản tiền mặt trợ cấp 100 đồng từ gói trợ cấp của chính phủ, và với gia cảnh cũng như thói quen của mình, ông Nguyễn Văn A sẽ sử dụng một phần số tiền trợ cấp nhận được. Đây được gọi là xu hướng tiêu dùng cận biên. Ví dụ như nếu ông A tiêu hết 90 đồng thì xu hướng tiêu dùng cận biên sẽ là 90%. Ví dụ như tiêu dùng mua sảm phẩm X của ông B. Thì ở đây ông B sẽ có thu nhập là 90 đồng, và cũng giống như ông A, ông B sẽ tiêu dùng khoảng 81 đồng (90% thu nhập), vào sản phẩm Y của ông C, và quá trình này tiếp diễn thì 81 đồng này sẽ tạo ra thêm 72,9 đồng cho tổng cầu của nền kinh tế. Trong ví dụ của chúng ta, 100 đồng kích cầu sẽ tạo thêm ra tổng cầu là 243 đồng, nếu tất cả những người có thêm thu nhập có mức tiêu dùng cận biên ở mức cao là 90%, và chỉ tiêu dùng hàng sản xuất nội địa. Gói kích cầu chỉ thực sự hiệu quả nếu như chi tiêu gia tăng của người dân và Nhà nước có khuynh hướng đi vào hàng hóa và dịch vụ sản xuất nội địa. Trong ví dụ của chúng ta, trường hợp ông A dùng 30 đồng để mua hàng ngoại nhập, chỉ còn 60 đồng tiêu dùng trong nước, lượng cầu mới tạo ra đã bị "rò rỉ" (leak out) đi mất 30 đồng ở trong vòng 1. Tương tự như vậy, hiệu ứng tạo cầu trong vòng 2 còn phụ thuộc vào có bao nhiêu trong tổng số 90 đồng của ông B nhận được bị "rò rỉ" sang hàng ngoại nhập. Tóm lại, mức độ "đúng đối tượng" (well-targeted) của gói kích cầu của Chính phủ phụ thuộc vào: (i) mức độ chi tiêu của các đối tượng nhận được thu nhập nhờ có gói kích cầu thông qua tác động lan tỏa diễn ra trong nhiều vòng như mô tả ở trên; và (ii) mức độ "rò rỉ" ra hàng ngoại nhập của các chi tiêu đó ở trong mỗi vòng của tác động lan tỏa. Ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam, những người có thu nhập thấp thường có mức
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng