Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Lớp 5 Kich ban trung thu trương th quang chau 2016 - 2017 ban mơi nhất...

Tài liệu Kich ban trung thu trương th quang chau 2016 - 2017 ban mơi nhất

.DOC
12
487
120

Mô tả:

Kịch bản trung thu trường th quảng châu 2016 - 2017 bán mới nhất
Chương trình trung thu Trường QUảng Châu năm 2016 Kịch bản: ĐÊM HỘI TRĂNG RẰM 2016 Tổ chức đón đoàn múa sư tử đèn ông sao. Từ phía cổng trường đoàn múa sư tử cùng đèn ông sao, vvvv đang tiến vào sân khấu lớn. đề nghị tất cả các bạn nhiệt liệt đón chào Khi vào đến SK chính mở bài chiếc đèn ông sao tất cả toàn trường cùng hát Dương Tuấn KÍnh thưa quý vị đại biểu, các thầy giáo cô giáo Và toàn thể các em thiếu nhi, nhi đồng thân mến! Rằm tháng tám hằng năm, trẻ em lại háo hức đón chờ một ngày Tết đặc biệt "Tết trông Trăng". Tết Trung thu đã thực sự trở thành Tết của thiếu nhi cả nước Với mong muốn tổ chức một chương trình trung thu đầm ấm, ý nghĩa cho các em HS. Được sự chỉ đạo của Phòng giáo dục và đào tạo thị xã SS, được sự nhất trí của Đảng Uỷ, HĐ ND, UBND xã QC về việc tổ chức chương trình “ Vui tết trung thu” năm học 2016 – 2017 Và hôm nay trường THQC tổ chức một đêm hội trăng rằm hứa hẹn bao điều lý thú và bổ ích. để khích lệ tinh thần các em HS được giao lưu, gặp mặt, vui chơi bổ ích,dưới sân trường này Chúng ta cùng vui mừng chào đón các vị đại biểu đại diện cho các ban ngành đoàn thể, các bậc phụ huynh, nhân dân trong xã, các thành viên trong đội văn nghê ê và hơn 600 em thiếu nhi và nhi đồng đã mặt đầy đủ, đề nghị chúng ta nhiệt liệt chào mừng Các bạn nhỏ của trường TH QUảng Châu ơi! (Dạ) Các em có biết hôm nay là ngày gì mà chúng ta đông và vui như thế này không? Ngày tổ chức tết trung thu Tết trung thu không thể thiếu chị hằng và chú cuội. Vậy chúng ta cùng hướng lên sân khấu để cùng tìm chị hằng và chú cuội ở trện thiên đình nhé 1) Chú Cuội chị Hằng xuất hiện: Tạ Hạnh * Tiếng vọng từ bên trong: (dõng dạc) Loa ! Loa ! Loa ! Loa Bạn nhỏ chúng ta, Lắng nghe thiên chỉ, Thấy dưới hạ giới, Trẻ nhỏ đùa vui, Ca hát tươi cười, Múa lên phá cỗ ở trên thiên đình, Chú Cuội, chị Hằng. Bỏ cả chăn trâu, Chẳng biết đi đâu, Ngọc Hoàng tìm mãi Loa ! Loa ! Loa ! Loa Loa ! Loa ! Loa ! Loa - Các bạn ơi có ai biết chú Cuội ở đâu không nhỉ? Các bạn hãy gọi to lên nào: 1,2,3 Chú Cuội ơi! (Gọi to) - Chú cuội ơi! Chú cuội (Dương Tuấn) * Chú cuội: (đầu đội mũ bảo hiểm xuất hiện trong trang phục chú Cuội): - Ai gọi tôi đấy! Người Dẫn chuyện - Chú Cuội đây các bạn nhỏ ơi! - Chú cuội xin chào tất cả các bạn nhỏ. Người Dẫn chuyện - Các bạn ơi, hôm nay các bạn thấy có vui không! * Học sinh: Nói thật to ( Có ạ). * Chú cuội: Vậy chúng ta cùng vỗ tay thật to để chào chú cuội đi nào. * Học sinh: Vỗ tay thật to và đều. *Người Dẫn chuyện - Chú Cuội trên đầu đội cái gì thế kia? * Chú cuội: Ah các bạn, các bạn có biết đây là cái gì không? * Học sinh: Mũ bảo hiểm ạ! * Chú cuội: Ah, chú Cuội thấy các bạn nhỏ vui Trung thu, thích quá... khi Ngọc Hoàng Thượng đế đang ngủ, chú trốn Ngọc Hoàng xuống vui chơi cùng các em đấy. - Các bạn có biết vì sao chú Cuội phải đội mũ bảo hiểm không? * Chú cuội: Các bạn biết không khi tham gia thông chúng ta phải giữ gìn trật tự an toàn giao thông và thực hiện đúng luật, văn hoá giao thông. * Chú cuội: Chết rồi, khi chú Cuội xuống đây, chú đi cùng chị Hằng. Vậy các bạn có biết chị Hằng đâu rồi ko. Các bạn ơi! gọi chị Hằng hộ chú Cuội với. **Người Dẫn chuyện cùng Học sinh: (Gọi to)- Chị Hằng ơi ! * Chị Hằng xuất hiện: Chị Hằng đây! Chị Hằng xin chào các em thiếu nhi thân yêu. * Chú Cuội: Chị Hằng ơi! sao chị đi chậm thế? * Chị Hằng: - Chú Cuội có biết không? Chị Hằng cưỡi gió Vừa bay tới đây Mới vén tường mây Thấy ngay các bạn Rước đèn, họp bạn Phá cỗ, múa lân Tiếng trống thùng thình Rộn ràng ngõ xóm. Gõ trống theo tiết tấu 2. Sự tích trung thu: * Chị Hằng: Bây giờ chị hỏi các em này, em nào cho chị biết tại sao lại có Tết Trung thu ? * Chú Cuội: Có bạn nào biết không nào? * Thiếu nhi: Không ạ! * Chị Hằng: Vậy bây giờ chị Hằng, kể cho các em nghe tại sao lại có tết trung thu và có tục múa hát ngắm trăng nhé: Bám vào truyền thuyết để kể * Chị Hằng: Câu truyện về Sự tích trung thu đến đây là hết rồi. Bây giờ thì tất cả chúng ta đã hiểu tại sao lại có tết trung thu và có tục múa hát ngắm trăng rồi chứ. * Tốp Văn nghệ thiếu nhi hát múa bài “ Chú cuội và Chị Hằng”, các em ở dưới hát và vỗ tay hoặc đung đưa đèn trung thu theo bài hát 3. Văn nghệ, đố vui, trò chơi: * Cuội: Các em biết không, Cuội thấy các em vui Tết Trung, anh thấy vui quá nên vội mua quà để góp vui cùng mâm cỗ đêm rằm cùng các em đấy (Hai nhân vật đóng thiên nữ mang quà ra đặt ở giữa sân khấu). (Cô Thùy và cô Lương) Sau đó cuội đeo tuối quà vào lưng để trao quà cho HS - Nhưng để có quà, đầu tiên cuội xin đố các em nhé! Nào, các bạn nhỏ hãy nghe đây. Cái gì năm cánh Mà chẳng biết bay Em cầm trên tay Đêm rằm tỏa sáng. * Chị hằng: Ôi cái gì nhỉ? , có bạn nào biết cái gì không? Nếu bạn nào giải được, chú cuội và chị Hằng có quà tặng ngay bạn ấy. * Chú Cuội và Chị Hằng: Gọi 2-3 em học sinh ở dưới lên sân khấu trả lời. * Chú Cuội: - các bạn đã trả lời Đúng chưa các em? Nói to lên, Chị Hằng ơi, các bạn nhỏ này xứng đáng được trao quà chưa này! (Trao quà) * Thiếu nhi: Vỗ tay. * Chị Hằng: Trong đêm rằm, tỏa sáng trên tay các em đó chính là chiếc đèn ông sao đấy? * Chú Cuội, chị Hằng cùng Tốp văn nghệ hát, múa bài “Chiếc đèn ông sao”. * Chú Cuội: Cảm ơn các bạn nha, các bạn hát hay quá, Chị Hằng, Chị hằng cũng có câu đố nhé? Các bạn nghe đây Cái gì lơ lửng Sáng Trên trời cao Bên các vì sao Không ai lâý được. - Nào các bạn ơi! cái gì nào? đố các bạn đấy! * Chú Cuội và Chị Hằng: Gọi 2-3 em lên trả lời câu đố và phát quà. * Chị Hằng: - Các em ơi! Các em có muốn chơi trò chơi nữa không? - Bây giờ chị Hằng và chú Cuội lại có mấy câu đố vui hỏi các em nhé! Để chị Hằng hỏi trước nhé. Con gì mào đỏ Lông mượt như tơ Sáng sớm tinh mơ Gọi người thức dậy. * Chị Hằng: Gọi 1 em trả lời và mời lên sân khấu. * Chú Cuội: Các em ơi! Cuội đố các em nhé! Con gì mới nở Như cục tơ vàng Hễ có quạ sang Núp vào cánh mẹ * Chú Cuội: Gọi 1 em trả lời và mời lên sân khấu. * Chị Hằng: Các em ơi, đến lượt chị đố nè: Con gì ăn no Bụng to, mắt híp Ngủ thì khìn khịt Miệng thở phì phò * Chị Hằng: Gọi 1 em trả lời và mời lên sân khấu. * Chú Cuội: Các em nghe chú Cuội đố nhé. Con gì có cánh Mà lại biết bơi Ngày xuống ao chơi Đêm về đẻ trứng. * Chú Cuội: Gọi 1 em trả lời và mời lên sân khấu. * Chị Hằng: Các em chú ý nghe thật kỹ nhé: Con gì lông mượt Bắt chuột hộ ta Thích chèo cau, na Thích ăn cơm, cá. * Chị Hằng: Gọi 1 em trả lời và mời lên sân khấu. * Chú Cuội: uhm, để chú nghĩ xem còn câu đố nào không nhỉ? * Chị Hằng: (Nói thật to)- Các em ơi, chú Cuội không nghĩ được câu đố nào nữa rồi, chúng ta cùng đếm từ 1 đến 10 để xem chú Cuội có đưa được ra câu đố không nhé.(Chị Hằng cùng các em nhỏ đếm thật to). * Chú Cuội: (Khi nghe đếm đến 9 thì chú nghĩ được ra câu đố)- Ah, chú nghĩ ra câu đố cho các em rồi. Con gì giữ nhà Hay hỏi “đâu, đâu” Thấy em ở đâu Là đuôi mừng vẫy. (con gì nào, con gì nào). * Chú Cuội: Gọi 1 em trả lời và mời lên sân khấu. * Chú Cuội: Bây giờ các em hãy nghe xem bạn nào bắt chước tiếng con vật do mình đoán ra, giống nhất nhé. * 6 em thiếu nhi: Bắt trước tiếng con vật của mình vừa trả lời. * Chú Cuội và Chị Hằng cùng nói: Các em thấy bạn nào bắt chước tiếng con vật giống nhất nhỉ? * Thiếu nhi: (Nói to)- Bạn nào cũng giống ạ! * Chú Cuội và Chị Hằng: Vậy thì tất cả các bạn đều rất xứng đáng được nhận thêm quà. * Chị Hằng: Chị Hằng thấy các em ngoan, cố gắng học giỏi lại còn thích hát nữa, bạn nào có thể hát cho chị Hằng, chú Cuội và cac bạn nghe nào. * Thiếu nhi: 01 tiết mục ( Bài hát đã được chuẩn bị từ trước). Bài hat mà nhiều HS biêt và dẽ hát sôi động nói về Trung thu có thể mua sư tử * Chị Hằng và Chú Cuội: Phát quà cho từng em sau khi hát xong bài hát. * Chú Cuội: Vừa rồi chị Hằng và chú Cuội thấy các em trường TH Quảng Châu ta rất vui vẻ, thông minh giải câu đố, lại còn hát hay nữa. Chú Cuội đề nghị tất cả chúng ta cùng nổ một tràng pháo tay hoan nghênh các bạn nhỏ nào. Chấm mâm cỗ trung thu D Tuấn: Trong buổi lễ tổ chức này các em có biết 1 sản phẩm mà chúng ta tự làm đó là gì không? Mâm cỗ trung thu Để biết được mâm cỗ trung thu của lớp mình đạt loại gì Xin được trân trọng kính mời cô Đặng Thị Thanh, cô Ng Thị Thi . Phó HT nhà trường ban giám khảo chấm mâm cỗ trung thu cho các lớp. Trong năm học vừa qua mặc dù cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn tuy nhiên các em đã có rất nhiều cố gắng vươn lên trong học tập và rèn luyện Thầy xin được nhắc đến (Danh sách các em được nhận thưởng) Xin được trân trọng kính mời cô giáo Lê Thị Hồng BT chi bộ- H. Trưởng nhà trường lên lên trao quà cho các em. Phá cỗ - Bế mạc: * Chị Hằng: Các em ơi, các em có đoán được chương trình tiếp theo là chương trình gì không? * Học sinh đồng thanh: “phá cỗ đón trăng” * Chị Hằng: - Đúng, đó chính là phá cỗ đón trăng. - Ôi, các em ơi, Chú Cuội của chúng ta đâu rồi nhỉ, có bạn nào biết không, à ! chị đã nhìn thấy Chú Cuội rồi, chú Cuội của chúng ta đang bận chuẩn bị quà bánh cho các em phá cỗ đêm rằm đấy ! Chị đã nhìn thấy những mâm quà trung thu với thật nhiều bánh kẹo, hoa quả. Nhiều quà quá. Nào các em, chúng ta hãy cùng chung phá cỗ, xin mời các vị đại biểu cùng toàn thể các em chúng ta cùng phá cỗ nào. (nhạc bài "Tết trung thu") Bế mạc: Chú cuội: Kính thưa các vị đại biểu, chương trình vui Trung thu “Đêm hội trăng rằm” đến đây kết thúc. Ban tổ chức xin trân trọng cảm ơn các vị đại biểu, các bậc phụ huynh đã tới dự, động viên. (Nhạc bài “Tết trung thu” bật lên) Sự hiện diện của các đồng chí cùng những tình cảm mà các Đ/C đã dành cho là niệm vui, nguồn cổ vũ lớn lao góp phần cho sự thành công của chương trình vui trung thu hôm nay, tiếp sức cho thầy và trò nhà trường vững bước đi lên trong sự nghiệp trồng người Một lần nữa, Kính chúc quý vị đại biểu, quý thầy cô giáo mạnh khoẻ hạnh phúc. Chúc các em học sinh chăm ngoan, học giỏi xứng đáng là những chủ nhân đất tương lai XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN! Truyền thuyết 1 Tuy nhiên, ở Việt Nam lại có truyền thuyết về chị Hằng - chú Cuội kể rằng, ngày xưa, trên trời có một nàng tiên nữ tên là Hằng Nga, nàng rất xinh đẹp và chăm chỉ cai quản cả một Vầng Trăng sáng lung linh. Nàng rất yêu trẻ con nên mơ ước của nàng là được ghé xuống trần gian chơi đùa cùng các em nhưng do quy định của tiên giới không cho phép. Một hôm, Ngọc Hoàng tổ chức cuộc thi “Làm bánh ngày rằm” vào ngày rằm tháng 8 là ngày mà trăng tròn và sáng nhất trong năm, người nào làm được loại bánh ngon nhất, đẹp nhất và lạ mắt nhất sẽ được trọng thưởng bất kỳ điều gì mình muốn. Hằng Nga rất thích thú, háo hức tham gia cuộc thi ngay. Khi xuống trần gian để tham khảo, nàng gặp được "Cuội" - một chàng trai chuyên gia nói dóc, cứ mỗi tối Cuội lại tụ hợp các em nhỏ dưới gốc cây đa đầu làng mà kể chuyện tầm phào. Ngoài tài "nói dóc", Cuội rất giỏi nấu nướng, cậu thường tự tay làm bánh cho bọn trẻ trong làng ăn nên các bé rất yêu quý Cuội. Hằng Nga biết vậy rất vui mừng và ngỏ ý nhờ Cuội cùng nàng làm ra loại bánh mới, thế là Cuội đưa ra một sáng kiến là cứ bỏ tất cả mọi nguyên liệu hòa lại rồi đem nướng lên, nào là trứng, hạt dưa, thịt, mè, hạt sen, lạp xưởng... Và thật kì lạ, những chiếc bánh ra lò thơm phưng phức, các em nhỏ ăn vào đều khen rất ngon, mặc dù còn chưa đẹp mắt lắm nhưng đó là món bánh ngon nhất mà bọn trẻ con được thưởng thức. Đã đến thời hạn trở về thiên đình, Hằng Nga đem những chiếc bánh chưa đặt tên thật ngon lên thiên đình dự thi và chia tay những người bạn thật đáng yêu nơi trần gian, từ biệt chàng Cuội nói dóc nhưng tài năng và tốt bụng. Nhưng chàng Cuội vì lưu luyến không muốn rời xa nàng, nên đã nắm chặt lấy tay nàng và thật kì lạ, có một sức mạnh siêu nhiên nào đó đã kéo chàng cùng cây đa đầu làng lên cung trăng. Leo lên cây đa chàng có thể nhìn thấy bọn trẻ đang vui đùa dưới trần gian. Có đôi lúc nhớ nhà, nhớ các em, Cuội chỉ biết ngồi khóc và buồn bã. Về phần Hằng Nga, món bánh độc đáo của nàng đã giành giải nhất và được Ngọc Hoàng đặt tên là "bánh Trung Thu" và ban cho nàng một điều ước. Nàng ước rằng mỗi năm đến dịp ngày rằm tháng 8 sẽ được cùng Cuội xuồng trần gian để ban phát niềm vui và vui chơi cùng các em nhỏ. Điều ước được chấp nhận và Ngọc Hoàng đặt tên cho ngày rằm tháng 8 là "Tết Trung Thu" - dịp tết vui chơi của các em nhỏ. Từ đó, cứ mỗi độ Tết Trung Thu, chị Hằng và chú Cuội lại được xuống trần gian để mang niềm vui cho các em, món bánh Trung Thu từ đó cũng trở thành món ăn đặc sắc không thể thiếu trong ngày này. Từ đó về sau, cứ đến ngày Rằm tháng Tám, là lúc trăng sáng và tròn nhất, người ta lại tổ chức rước đèn, múa rồng múa lân dưới ánh trăng để kỷ niệm ngày chú Cuội, chị Hằng và đàn Thỏ xuống mặt đất vui chơi. Bánh Trung thu làm thành hình mặt trăng để tưởng nhớ cuộc liên hoan vui vẻ dưới trăng buổi tối mà trẻ con quen gọi là Tết Trung Thu. Truyền thuyết 2 Tục vui Tết Trung-Thu đã có từ thời Đường Minh Hoàng bên Trung-Hoa, vào đầu thế kỷ thứ tám (713-755) Sách xưa chép rằng, nhân một đêm rằm tháng tám, khi cùng các quan ngắm trăng, vua Đường ao-ước được lên thăm cung trăng một lần cho biết. Pháp-sư Diệu Pháp Thiên tâu xin làm phép đưa vua lên cung trăng. Lên tới cung trăng, Minh Hoàng được chúa tiên tiếp rước, bày tiệc đãi đằng và cho hàng trăm tiên nữ xinh tươi mặc áo lụa mỏng nhiều màu sắc rực rỡ, tay cầm tấm lụa trắng tung múa trên sân, vừa múa vừa hát, gọi là khúc Nghê-Thường vũ y. Vua Đường thích quá; nhờ có khiếu thẩm âm nên vừa trầm trồ khen ngợi vừa lẩm nhẩm học thuộc lòng bài hát và điệu múa mong đem về hoàng cung bày cho các cung nữ trình diễn. Cuối năm đó, quan Tiết Độ Sứ cai trị xứ Tây Lương mang về triều tiến dâng một đoàn vũ nữ với điệu múa Bà-la-môn. Vua thấy điệu múa có nhiều chỗ giống Nghê-Thường vũ y, liền chỉnh đốn hai bài hát và hai điệu làm thành Nghê-Thường vũ y khúc. Về sau các quan cũng bắt chước vua mang điệu múa hát về các phiên trấn xa xôi nơi họ cai trị rồi dần dần phổ biến khắp dân gian. Tục ngắm trăng, xem ca múa sau biến thành thú vui chơi đêm rằm Trung Thu. Về sau tết Trung Thu lan rộng sang các nước láng giềng và thuộc địa của Trung Hoa. Sách sử Việt không nói rõ dân ta bắt đầu chơi Tết Trung Thu từ bao giờ, chỉ biết hàng mấy trăm năm trước, tổ tiên ta đã theo tục này. Ngay từ đầu tháng tám âm lịch, chợ búa bắt đầu có màu sắc Trung Thu. Lồng đèn, bánh nướng, bánh dẻo đã được bày bán la liệt trong các cửa hiệu rực rỡ ánh đèn. Người mua lẫn người đi xem đông chen như hội Ngoài các loại đèn giấy, bánh kẹo còn có các con giống đầu lân, mặt ông địa bày bán đầy các chợ. Những nhà giàu còn bày cỗ Trung Thu để khoe tài nấu nướng của các cô con gái tới tuổi lấy chồng Ở Việt Nam, ngày tết Trung Thu được ông Phan Kế Bính diễn tả trong "VN Phong tục": "ban ngày làm cỗ cúng gia tiên, tối đến bày cỗ thưởng Nguyệt. Ðầu cỗ là bánh mặt trăng, và dùng nhiều thứ bánh trái hoa quả, nhuộm các màu các sắc, sặc sỡ xanh, đỏ, trắng, vàng. Con gái hàng phố thi nhau tài khéo, gọt đu đủ thành các thứ hoa nọ hoa kia, nặn bột làm con tôm con cá coi cũng đẹp". Lấp la lấp lánh ấp la lấp lánh Treo ở trên tường Trước khi đến trường Bé soi trải tóc Là cái gì ? (Cái gương) Ai muốn chân sạch Thì dùng đến tôi Nhưng phải một đôi Đôi gì thế nhỉ ? (Đôi dép) Thân tôi bằng sắt Chân mắc trần nhà Tôi có ba tay Thay trời làm gió. Là cái gì ? (Quạt trần) Cái gì bật sáng trong đêm Giúp cho nhà dưới nhà trên sáng ngời (Bóng điện) Con gì mào đỏ Lông mượt như tơ Sáng sớm tinh mơ Gọi người thức dậy ? (Con gà trống) Nhấp nha nhấp nháy Trên bầu trời đêm Buổi sáng em tìm Đi đâu hết cả ? (SQuả gì nhiều mắt Khi chín nứt ra Ruột trắng nõn nà Hạt đen nhanh nhánh (Quả na) ao trời) Quả gì nhiều mắt Khi chín nứt ra Ruột trắng nõn nà Hạt đen nhanh nhánh (Quả na) Cái gì nho nhỏ Mà có nhiều răng Giúp bé siêng năng Hàng ngày chải tóc Vừa bằng hạt đỗ Ăn giỗ cả làng Tật bệnh chúng mang ôI thật kinh hoàng Hãy mau tiêu diệt Đố bé con gì ? Thân tròn nhiều đốt Phất phơ lá dài Róc hết vỏ ngoài Bé ăCon gì lông mượt Đôi sừng cong cong Lúc ra cánh đồng Cày bừa rất giỏin ngọt lắm Tôi thường làm bạn Với em bé thôi Khi ăn cầm tôi Dễ hơn cầm đũa
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan