Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kí như một loại hình diễn ngôn...

Tài liệu Kí như một loại hình diễn ngôn

.DOC
179
572
155

Mô tả:

1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Văn học kí có một địa vị rất quan trọng trong nền văn hóa, văn học Việt Nam, song cho đến nay, cách xác định ngoại diên và nội hàm khái niệm vẫn còn chưa thống nhất. Nhiều nhà nghiên cứu gọi nó là một loại văn học, xếp ngang hàng với loại tự sự, trữ tình, kịch. Có học giả lại coi nó là một thể văn học thuộc văn xuôi tự sự. Có nhà nghiên cứu xếp tất cả các tác phẩm có chức năng ghi chép thời trung đại như bi kí, minh kí, mộ chí, tạp kí... vào kí, có nhà nghiên cứu lại giới hạn kí trong phạm vi hẹp hơn, và thậm chí loại bỏ tùy bút, bút kí ra khỏi biên giới của kí. Trong lịch sử phát triển lâu dài, diện mạo của kí lại không ngừng thay đổi, khiến những tác phẩm kí ra đời muộn sau này như bút kí, phóng sự, hồi kí... khác rất xa với các tạp kí, bi kí, kí sự được hình thành ở chặng đầu phát triển của thể loại. Trong các nền văn học của nhiều nước trên thế giới, đều tồn tại một loại hình văn xuôi nằm giữa văn học và lịch sử, báo chí, khoa học, có nội dung ghi chép những nhân vật có thật, những sự kiện đã xảy ra. Song loại hình văn học này được gọi bằng những tên gọi khác nhau, có phạm vi, nội hàm không giống nhau: các thể loại văn học trung gian trong văn học Trung Quốc, văn học tư liệu trong văn học Liên Xô, văn xuôi phi hư cấu trong văn học phương Tây. Những lí do trên khiến cho việc xác định đặc trưng của loại hình văn học kí là công việc rất cần thiết nhưng đồng thời cũng là một thách thức đối với người nghiên cứu. 1.2. Trong tư duy lí thuyết Việt Nam, từ trong các tự, bạt, khảo cứu thời trung đại, đến các công trình phê bình văn học, văn học sử, lí luận văn học hiện đại, người ta thường cho rằng ghi chép sự thật là đặc trưng quan trọng nhất của kí. Tuy nhiên, vì sự thật thường được xác định trong quan hệ đối lập với hư cấu, cho nên việc xác định tiêu chí đánh giá sự thật, mức độ và phạm vi hư cấu là những vấn đề gây rất nhiều tranh luận, đặc biệt là hai cuộc tranh luận về nghệ thuật tả chân những năm 1936-1939 và cuộc tranh luận về kí những năm 1960. Mặt khác, cách kiến giải đặc trưng của kí theo cách này đã không thể giải quyết một cách triệt để một số vấn đề đặt ra từ thực tiễn sáng tác. Chính vì thế, thiết nghĩ cần có một cách tiếp cận khác đối với loại hình văn học này. 2 1.3. Từ những năm đầu thế kỉ XX, trên thế giới, đã xuất hiện một bước chuyển biến quan trọng trong tư duy lí thuyết của các ngành khoa học xã hội và nhân văn, được gọi là khúc ngoặt ngôn ngữ. Trên cơ sở sự thức tỉnh sâu sắc về vai trò, chức năng và bản chất của ngôn ngữ, các tư tưởng gia như M.Bakhtin, M.Foucault, R.Barthes, J.Derrida... đã cắt nghĩa lại rất nhiều những vấn đề cốt yếu như thực tại, chủ thể, sự thật, căn tính... Xuất phát từ nền tảng này, một mô hình nghiên cứu văn học, văn hóa mới đã dần dần thay thế cho mô hình nghiên cứu dựa trên lý thuyết phản ánh. Từ đây, người ta không còn định vị các hiện tượng văn học, văn hóa bằng cách qui chiếu nó với một thực tại có thật, mà xác định tọa độ của nó trong mạng lưới các diễn ngôn bao xung quanh nó, có trước nó, tiếp nối sau nó. Mặt khác, văn học không còn được nghiên cứu như là những văn bản ngôn từ khép kín, mà các học giả luôn cố gắng chỉ ra những cấu trúc kiến tạo nên các văn bản ngôn từ chìm sâu trong các vỉa tầng văn hóa. Trong mô hình nghiên cứu này, khái niệm diễn ngôn trở thành một trong những thuật ngữ mang tính chất chìa khóa, có vai trò quan trọng đến nỗi, người ta khó có thể thâm nhập vào các lý thuyết văn học văn hóa thế kỉ XX mà không hiểu được nội hàm của nó. Nền tảng lý thuyết này đã cung cấp cho chúng tôi một cách tiếp cận mới về loại hình văn học kí, góp phần giải quyết những vấn đề còn bỏ ngỏ đặt ra từ thực tiễn sáng tác, đồng thời đem lại một cách nhìn mới về loại hình văn học vốn quen thuộc này. 1.4. Tiếp cận đặc trưng của kí như một hình thức diễn ngôn, có thể nói, là một hướng đi mới. Một mặt, nó giúp tìm hiểu đặc trưng của kí dưới một góc nhìn mới, ngõ hầu có thể giải quyết được những khoảng trống, bất đồng trong thực tiễn sáng tác và nghiên cứu kí. Một mặt, dựa trên hệ thống lí thuyết này, có thể kiến giải lại những hiện tượng văn học kí tưởng chừng đã quá quen thuộc. Với những ý nghĩa ấy, có thể nói, hướng tiếp cận này hứa hẹn nhiều triển vọng cho nghiên cứu văn học kí nói riêng và văn học nói chung. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Văn học kí có nguồn gốc xa xưa từ những tác phẩm kí, lục, chí trong văn học trung đại song có thể nói, phải đến thế kỉ XX, nó mới được ý thức như một loại hình văn học và được nghiên cứu một cách hệ thống. Tuy kí hiện đại khác rất xa với các tác phẩm bi kí, minh kí, mộ chí, tạp kí... thời khởi thủy, song người ta vẫn có thể tìm thấy trong kí trung đại những yếu tố mang tính chất bền vững, có thể nói là những gene thể loại. Vì lí do đó, chúng tôi xác định đối tượng khảo sát chính trong 3 luận án là các tác phẩm kí trong văn học Việt Nam hiện đại. Tuy nhiên, các tác phẩm kí Việt Nam thời trung đại vẫn được đề cập đến như một tư liệu đối sánh. Ngoài ra, để làm sáng tỏ các vấn đề lí thuyết, chúng tôi cũng có những liên hệ nhất định với các tác phẩm kí trong văn học nước ngoài. 3. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng những nguyên tắc phương pháp luận của lý thuyết diễn ngôn và kí hiệu học văn hóa. Kí hiệu học văn hóa cho phép tác giả luận án khẳng định văn học kí là một hiện tượng văn hóa mà thực chất là quá trình kí hiệu học, nên chỉ có thể nghiên cứu nó dưới ánh sáng của kí hiệu học. Còn lý thuyết diễn ngôn giúp tác giả luận án chứng minh, văn học kí là một cơ chế kiến tạo văn bản chịu sự chi phối của nhiều mã văn hóa khác nhau. 4. Nhiệm vụ và đóng góp mới của luận án a. Luận án lần đầu tiên đặt vấn đề nghiên cứu kí như một hình thức diễn ngôn, một sự kiến tạo văn bản và kiến tạo sự thật dựa trên mã thể loại và mã tư tưởng hệ. b. Phân tích văn học kí Việt Nam giai đoạn 1945-1975 như một lát cắt lịch sử để làm sáng tỏ các vấn đề lý thuyết. 5. Cấu trúc nội dung của luận án Luận án được cấu trúc làm 5 phần: phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận, danh mục các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và thư mục tham khảo. Nội dung chính của luận án được triển khai thành bốn chương như sau: Chương 1: Tổng quan Chương 2: Mã thể loại và đặc trưng của văn học kí Chương 3: Mã tư tưởng hệ và sự vận động, phát triển của văn học kí Chương 4: Kí Việt Nam 1945-1975 như một lát cắt lịch sử 4 5 NỘI DUNG Chương 1 TỔNG QUAN Trong phần tổng quan, chúng tôi cố gắng điểm lại những quan niệm khác nhau về văn học kí trong nghiên cứu văn học Việt Nam cũng như một số nước trên thế giới như Trung Quốc, Nga, song vì những hạn chế về thời gian và điều kiện tư liệu, chúng tôi chủ yếu tập trung vào phân tích sự biến đổi của quan niệm về văn học kí trong tư duy lí thuyết ở Việt Nam. Trên cơ sở những tư liệu này, chúng tôi chỉ ra những khoảng trống, những vấn đề đặt ra trong lý thuyết truyền thống, và đề xuất một cách tiếp cận mới đối với văn học kí- hướng tiếp cận văn học kí như một hình thức diễn ngôn. 1.1. Kí trong tư duy lý thuyết Việt Nam Nguồn cội xa xưa của loại hình văn học kí là các tác phẩm bi kí, minh kí, mộ chí, tạp kí... trong văn học trung đại, trong đó, nhiều tác phẩm đã có đóng góp không nhỏ vào kho tàng văn học trung đại Việt Nam như Công dư tiệp kí (Vũ Phương Đề), Thượng kinh kí sự (Lê Hữu Trác), Vũ trung tùy bút (Phạm Đình Hổ)... Trong thời trung đại, tuy chưa có ý thức về kí như một loại hình văn học, song người ta vẫn có thể tìm thấy những quan niệm về nó trong các lời tự, bạt, hay trong cách phân loại của các công trình mang tính chất khảo cứu về văn học văn hóa của một thời đại. Thông qua những nguồn tư liệu này, chúng ta có thể nhận thấy một quan điểm khá nhất quán của các học giả thời trung đại về các thể loại kí, lục, chí... Trước hết, xét về mặt từ nguyên, kí, lục, chí đều có nghĩa là ghi chép. Chính vì thế, các học giả thời trung đại đều nhấn mạnh đến chức năng ghi chép như là một nhiệm vụ quan trọng nhất của loại hình văn học này. Tựa Trung Hưng thực lục, Hồ Sĩ Dương viết: “Sách thực lục được biên soạn nhằm chép việc, nêu công lao, tỏ rõ chính thống và ghi rõ dòng dõi vua hiền” [138; tr.60]. Trong Thượng kinh kí sự, Lê Hữu Trác cũng bày tỏ: “Nhân việc khi nhàn rỗi, uống rượu, gảy đàn, chép lại đầu đuôi việc cũ để nhớ lại, khiến con cháu ở đời biết tùy duyên, biết thủ phận, biết tri túc tri chỉ, lấy việc không tham lam làm vinh, xem đó làm gương” [177; tr.175]. Trong công trình khảo cứu Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú cũng cũng xếp tất cả những văn bản có chức năng ghi chép vào một loại mà ông gọi là 6 truyện kí: “Phàm các bản thực lục các triều, các sách ghi chép khác, các bản kiến văn tạp chí, cho đến các sách chép về môn phương thuật, đều xếp vào loại truyện kí” [21; tr.41]. Mặt khác, các học giả cũng khẳng định, những việc được ghi chép trong kí, lục, chí là sự thực mắt thấy tai nghe. Trong lời tựa của Lam Sơn thực lục và Trung Hưng thực lục, Hồ Sĩ Dương nhấn mạnh hai trước tác của ông “không nói chuyện hoang đường như Lĩnh Nam chích quái, không chép những điều quái loạn như Việt điện U Linh, chỉ thêm vào bớt đi cho đúng sự thực để rõ chính thống và làm sáng tỏ đế nghiệp mà thôi” [138; tr.62], “không phải ghi chuyện phỏng đoán vu vơ và đặt lời văn hoa thêm bớt, mà chỉ căn cứ vào sự thực mà chép thẳng ra” [138; tr.62]. Tựa Công dư tiệp kí, Vũ Phương Đề viết: “Phủ bình nhật thích nói chuyện, nên khi việc quan rảnh rỗi thường ghi chép lại những điều bấy lâu nay mình nghe được, cùng những chuyện biết được từ các nhà bác học đương thời. Tất cả đều căn cứ vào sự thực mà viết thành bài, đặt tên sách là Công dư tiệp kí” [38; tr.11]. Qua những nhận định này, ta có thể thấy, tuy ranh giới giữa kí và truyện nhiều khi chưa được phân biệt một cách rạch ròi, song những người sáng tác kí thời kì này đã ý thức rất rõ về chức năng của kí và chép sự thực được coi là một trong những đặc trưng quan trọng của các thể loại kí, lục, chí. Những quan điểm về thể loại này, tuy chưa được phát biểu một cách hệ thống, song đã trở thành một định hướng căn bản cho người sáng tác cũng như giới nghiên cứu khi bàn đến kí. Hay nói cách khác, nó đã trở thành những hạt nhân chìm sâu trong kí ức thể loại, và ảnh hưởng khá lớn đối với sáng tác, phê bình và nghiên cứu kí sau này. Vào những năm đầu của thế kỉ XX, đặc biệt là trong giai đoạn 1930-1945, các thể loại du kí, tùy bút phát triển khá mạnh mẽ trên cơ sở tiếp nối những truyền thống từ thể loại kí sự, tùy bút thời trung đại, thể loại phóng sự hình thành từ ảnh hưởng của văn học phương Tây và trên cơ sở sự phát triển mạnh mẽ của báo chí. Trong thời điểm này, một cuộc tranh luận rất quyết liệt đã diễn ra giữa hai trường phái nghệ thuật lãng mạn và nghệ thuật hiện thực, xoay xung quanh phóng sự tả chân của Vũ Trọng Phụng. Đằng sau cuộc luận chiến về sứ mệnh và bản chất của văn học nói chung, ta có thể tìm thấy những kiến giải của các nhà văn về bản chất của thể loại phóng sự, một thể loại tuy sinh sau đẻ muộn nhưng lại gây được không ít tiếng vang trên văn đàn và trong xã hội thời bấy giờ. “Nói sự thực” và “tả chân 7 xã hội” trở thành phương châm của các nhà viết phóng sự. Vũ Trọng Phụng phát biểu: “Nhà báo thì phải nói sự thực cho mọi người biết”, phóng sự của ông “chỉ toàn miêu tả một giống sự thực”, “tả thực một cái xã hội khốn nạn” [165; tr.1117]. Phùng Tất Đắc cũng nhận định về Kĩ nghệ lấy Tây của Vũ Trọng Phụng: “Ngòi bút phóng sự đã đạt đến trình độ rất cao trong nghệ thuật. Không những ngòi bút ấy đã ghi được sự thực, lại còn ghi được cả cái thực trạng của sự thực nữa, ghi được cái trạng thái biến hiện trong chớp mắt, cái trạng thái phức tạp hỗn độn và bình dị linh hoạt của sự thực hàng ngày xô đẩy quanh mình” [122; tr.397]. Khi nhận định về Tôi kéo xe của Tam Lang, Trần Huy Liệu cũng khẳng định tác giả đã miêu tả “thật đúng” mảng đời của những cu li xe kéo [122; tr.744]. Qua những nhận định trên, ta có thể thấy, “tả thực” không chỉ là một tôn chỉ sáng tác của các nhà viết phóng sự, mà còn là một nguyên tắc định giá của các nhà phê bình khi xem xét thể loại này. Trong Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan cũng phân biệt truyện và kí trên cơ sở: kí hoàn toàn dựa trên sự thực, truyện cho phép tưởng tượng và huyền hoặc. Ông cho rằng, các thể loại như lịch sử kí sự, truyện kí, phóng sự đều có một nguyên tắc chung là không tưởng tượng hư cấu: “điều cốt yếu của một quyển kí sự là những việc có căn cứ không vu vơ hoặc không do tưởng tượng”, truyện kí “là một tác phẩm chép toàn sự thật”, phóng sự “là kí sự mà có lời phẩm bình, phóng sự chỉ những điều mắt thấy tai nghe, có tính cách thời sự và có chỉ trích” [127; tr.72]. Những quan điểm này rất tiêu biểu cho quan niệm về kí của giới sáng tác và nghiên cứu Việt Nam trước năm 1945. So với cách cắt nghĩa về thể loại kí thời trung đại, ta có thể thấy, nó vẫn tiếp tục khai triển hai yếu tố cơ bản của kí là chức năng ghi chép và nội dung sự thực, đồng thời, bởi kí thời kì này phát triển trong bối cảnh sự bùng nổ của báo chí và lên ngôi của chủ nghĩa hiện thực, nên các nhà văn và học giả đặc biệt nhấn mạnh đến tính thời sự và nghệ thuật tả chân như là một hệ quả tất yếu của việc ghi chép sự thực. Trên văn đàn Việt Nam những năm 1945-1975, kí giữ một ví trí rất đặc biệt. Các sáng tác kí nở rộ cả về số lượng và chất lượng. Nhiều tác phẩm đã trở thành những mẫu mực của nền văn học cách mạng Việt Nam như Kí sự Cao Lạng, Người mẹ cầm súng, Bất khuất, Sống như anh... Vào thời gian này, kí cũng trở thành một đối tượng trung tâm trong rất nhiều các tranh luận nghệ thuật, các công trình phê 8 bình nghiên cứu, tiêu biểu nhất là cuộc tranh luận khá quyết liệt trên văn đàn Việt Nam những năm 1960 về vị trí, chức năng, đặc trưng, sự thật và hư cấu trong kí. Đợt trao đổi bắt đầu bằng buổi hội thảo của Viện Văn học về vấn đề: vai trò của kí trong giai đoạn cách mạng hiện nay, đặc trưng của thể loại kí, được đăng tải từ số 5 của Tạp chí Văn học năm 1966, kéo dài hơn một năm với rất nhiều ý kiến tranh luận khá sôi nổi mà chúng tôi sẽ tóm tắt trong bảng tổng hợp dưới đây: Bảng tổng hợp các ý kiến tranh luận về kí trên Tạp chí văn học 1966- 1967. Tác giả Tên bài Địa chỉ Tô Hoài Bước phát TCVH triển mới số8/1989, của thể kí t19 Vai trò Đặc trưng -Khẳng định: kí -Kí: viết ra cảm xúc đề cập gọn trước sự việc mắt thấy tai những vấn đề nghe. nóng bỏng của - Truyện: sáng tạo trên thời đại. cơ sở tổng hợp, kí tổng - Khẳng định vị hợp thực tế rồi sáng tạo trí bình đẳng của kí so với truyện. - Không nên coi -Khác với kí, khi sáng Trần Kí có cần TCVH Cư hư cấu như số 8/ 1966, kí là thể loại độc tác tiểu thuyết, nhà văn truyện t23 tôn, cũng không đã hư cấu. không nên coi kí là thể - Hư cấu làm giảm tác Chế TCVH loại đàn em dụng của kí - Những nhập Lan số 8/1966, nhằng về thể kí Viên t29. cần tách biệt: Hãy xây hình thức kí và dựng nội dung người một nền thật việc thật, văn học nhiệm cân đối phương và toàn phản ánh thực diện. tế, công tác ghi viết vụ và và pháp hoạt động toàn diện 9 Tác giả Tên bài Địa chỉ Vai trò của người viết. Đặc trưng - Cần vận dụng hư cấu khi nó là một chức năng, một phương pháp làm việc. Lưu Bàn về các TCVH - Kí và truyện viết về Hữu thể kí trong số người thật việc thật đều Phúc văn học từ t36 có điểm chung là xác cách mạng thực về căn bản. tháng tám - Nguyên tắc sự thật là đến nay nguyên tắc chung cho Thêm vài ý TCVH các thể kí. - Kí và viết về người thật kiến nhỏ về số 10/ 1966, việc thật không đồng thể kí nhất nhưng không đối Kim Kỉ 8/1966, t91 lập. Đã là kí thì phải xuất phát từ người thật việc thật trong đời chứ không Nguyễn Hư và thực TCVH phải trong văn học. - Đã là kí thì loại nào Kim với giá trị số 10/1966, cũng mang đặc trưng Hoa của thể kí phản ánh những con t95 người, sự việc có thật. - Hư cấu là biện pháp điển hình hóa trong văn học song trong kí không cần hư cấu vẫn xây dựng Tầm Dương Về thể kí TCVH được điển hình - Người thật việc thật. số - Người kể chuyện xưng t22. 2/1967, tôi. - Tuyệt đối không hư cấu 10 Tác giả Tên bài Địa chỉ Nguyễn Kí có thể TCVH Minh hư cấu số Nguyên Vai trò Đặc trưng Tôi rất bất bình - Kí nên hư cấu bởi nghĩa 2/1967 với ai bảo rằng của từ hư cấu rất rộng. t32 kí là thể loại đàn - Vai trò của hư cấu trong em Hoàng Kí Tuấn cần hư cấu ánh sáng trên sân khấu. -Phản đối hư cấu vì nó không TCVH Phổ số kí cũng như vai trò của 11/1966 làm mất tính xác thực t55 của người thật việc thật, kí là hoàn toàn tôn trọng sự thật. - Phủ nhận hư cấu có liều Châu Kí Giang được và không TCVH bịa số 12/1966 giàu tính chiến làm tiêu chuẩn của kí là Kì đặt nhưng t55 Thanh được lượng, mức độ, phạm vi. Kí là thể văn -Điều còn lại duy nhất đấu, bám chặt sự thật. hư vào hiện thực cấu -Kí cho phép hư cấu song hư cấu ở kí không giống như ở tiểu thuyết: hư cấu chỉ là chọn lọc, xếp đặt lại hiện thực - Điểm Người đọc TCVH cuộc sống. -Phải đảm bảo tính chân phân yêu thực, khoa học của vấn biệt người viết t59 giữa kí kí và tiểu tuyệt thuyết người thật thật thật việc là 12/1966, đề, người viết hòan toàn phải không có quyền thêm thắt, đối tô son vẽ phấn cho người trung thành viết về với thật cầu số thật việc thật người - Hư cấu cho người thật việc việc thật là làm hại người thật việc thật. 11 Tác giả kí Tên bài Địa chỉ Vai trò Đặc trưng không cho phép chúng ta hư cấu.TC VH Trần Mạnh Cuờng số 11/1966 , t54 Quan niệm của chúng tôi về người thật việc thật và kí Ban biên tập TCVH Qua bảng tổng hợp các ý kiến tranh luận này, có thể thấy, các ý kiến đều thống nhất thừa nhận: kí là thể loại ghi chép người thật việc thật, vấn đề gây nhiều tranh cãi chủ yếu là ở mức độ và vai trò của hư cấu trong kí. Trần Cư, Nguyễn Kim Hoa, Tầm Dương, Hoàng Tuấn Phổ, Trần Mạnh Cường đều khẳng định kí không được quyền hư cấu dưới bất cứ hình thức nào. Chế Lan Viên, Nguyễn Minh Nguyên, Châu Giang và Kì Thanh cho rằng kí có thể hư cấu trong những giới hạn cho phép. Cuộc tranh luận về kí hư cấu hay không hư cấu, xem ra, đã không thể đưa 12 đến một kết thúc đồng thuận và đó chính là một câu hỏi còn bỏ ngỏ cho các nhà nghiên cứu sau này. Vào năm 1973, công trình Cơ sở lí luận văn học của các tác giả Nguyễn Xuân Nam, Trần Văn Bính đã xác lập một lí thuyết khá chặt chẽ về thể loại. Trong đó, kí được xác định như “một thể loại cơ động, linh hoạt, nhạy bén trong việc phản ánh hiện thực ở cái thế trực tiếp nhất, ở những nét sinh động và tươi mới nhất”. Đặc trưng cơ bản nhất của kí là “tôn trọng tính xác thực của người và việc trong tác phẩm”. “Hư cấu không được sử dụng tùy tiện ảnh hưởng đến tính xác thực của nội dung, mà trái lại phải làm tăng thêm ý nghĩa xã hội và giá trị nghệ thuật cho tác phẩm” [15]. Ngoài ra, tác giả công trình còn bàn đến vai trò của kí, vấn đề điển hình hóa trong kí, đối tượng khách quan và vai trò chủ quan của người viết kí, phân loại kí. Năm 1980, công trình nghiên cứu Kí viết về chiến tranh cách mạng và xây dựng chủ nghĩa xã hội của Hà Minh Đức được công bố, đánh dấu một bước phát triển mới trong nghiên cứu thể loại kí. Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên vừa xác lập lý thuyết thể loại kí, vừa khảo sát và tổng kết thành tựu của kí Việt Nam trong giai đoạn 1945-1975. Công trình này rất tiêu biểu cho tư duy lý thuyết về thể loại trong văn học thời kì này. Tác giả giới thuyết về vị trí và quan niệm về thể kí văn học: “Kí văn học chủ yếu là hình thức ghi chép linh hoạt trong văn xuôi về những sự kiện và con người có thật trong đời sống với nguyên tắc tôn trọng tính xác thực và chú ý đến tính thời sự của đối tượng miêu tả”. Mặt khác, ông cũng nêu lên những nguyên tắc điển hình hóa của các thể kí văn học: “miêu tả người thật việc thật và tôn trọng tính xác thực của đối tượng miêu tả”, thu hẹp tối đa “khoảng cách từ người thật việc thật của đời sống đến tác phẩm nghệ thuật”, tạo nên một “cái tôi trực tiếp chứng kiến, lắng nghe, bình luận”, tính thời sự và vấn đề chọn lọc và sáng tạo điển hình. Nghiên cứu thực tiễn sáng tác kí 1945-1975, tác giả phân chia kí thành ba chặng đường: kí trong những năm đầu cách mạng và thời kì kháng chiến chống Pháp, kí trong những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, kí trong thời kì chống Mĩ cứu nước. Ở mỗi chặng đường, tác giả đều khái quát những tác phẩm tiêu biểu, đặt sự phát triển của kí trong mối liên hệ với bối cảnh lịch sử để thấy được sự phát triển tất yếu và vai trò của kí trong cuộc kháng chiến. Phần cuối cùng, tác giả khái quát những vấn đề chính của kí trong giai đoạn này: đề tài, nhân vật, cá tính sáng tạo, chủ đề, đúc rút một số qui luật phát triển của thể loại: kí thường ra đời trong những chặng đầu cách mạng, kí 13 đặc biệt phát triển trong thời kì hiện đại, sự thâm nhập của kí văn học vào tiểu thuyết góp phần tạo nên những yếu tố mới [45]. Trong giáo trình Lí luận văn học do Trần Đình Sử, Phương Lựu chủ biên, các tác giả cho rằng: kí là một loại văn tự sự với đặc trưng là trần thuật những người thật, việc thật, kí cho phép hư cấu, nhưng hư cấu chỉ trong những phạm vi nhất định, nhằm để “tái hiện lại đúng người thật việc thật”. Do đặc trưng của kí là trần thuật người thật việc thật, nên người trần thuật trong kí thường xưng tôi, hiện diện với tư cách là nhân chứng, và chính là tác giả, kết cấu của truyện kí chủ yếu mang tính chất ghi chép tự do [142; tr.298]. Trên cơ sở đặc trưng này, tác giả phân chia kí thành các thể loại: phóng sự với đặc trưng nổi bật là ghi chép “những sự thật xác thực, dồi dào và nóng hổi”, có màu sắc chính luận. Bút kí thể hiện trực tiếp khuynh hướng cảm nghĩ của tác giả, do đó mang màu sắc trữ tình, kí sự ghi chép hoàn chỉnh một sự kiện, phong trào, giai đoạn. Truyện kí thường tập trung vào việc trần thuật một nhân vật. Hồi kí có đặc trưng là chủ thể trần thuật phải là người trong cuộc, kể lại những sự việc trong quá khứ. Có thể nói, giai đoạn 1945-1986 là giai đoạn xác lập hệ thống lý thuyết về kí. Lần đầu tiên, các thể loại có chức năng và hình thức ghi chép sự thật như kí sự, tùy bút, phóng sự, truyện kí, nhật kí, hồi kí, du kí, bút kí... được tập hợp thành một loại hình văn học có tên là kí. Đặc trưng của văn học kí được xác định trên cơ sở tiếp thu lí luận văn học Liên Xô, đối chiếu với thực tiễn sáng tác kí ở Việt Nam mà chủ yếu là kí giai đoạn 1945-1975. Trên cơ sở này, các nhà phê bình, nghiên cứu cũng như giới sáng tác văn học đã định hình đặc trưng của kí như một thể loại ghi chép “người thực việc thực” và xác thực trở thành một nguyên tắc quan trọng nhất của thể loại. Những quan điểm lý thuyết này đã trở thành những khuôn vàng thước ngọc cho các sáng tác kí, thành cơ sở và tiêu chí đánh giá các hiện tượng văn học cụ thể, đồng thời, cũng có ảnh hưởng rất lớn đến phê bình, nghiên cứu kí ở Việt Nam sau năm 1986. Từ năm 1986 cho đến nay, lí luận, phê bình, nghiên cứu kí đã đạt được khá nhiều thành tựu, đi sâu vào mấy hướng chính như sau: Thứ nhất, tiếp tục xác lập hệ thống lí thuyết về đặc trưng thể loại kí, đáng chú ý là các bộ giáo trình lí luận văn học dành cho sinh viên khoa Ngữ văn các trường Đại học, Cao đẳng. Nhà nghiên cứu La Khắc Hòa, trong Lí luận văn học (tập 2, Tác phẩm và thể loại văn học) cho rằng, kí là một loại hình văn học trung gian với những đặc trưng như: kí là sự can dự trực tiếp của nghệ thuật vào đời sống xã 14 hội, kí là sự thông tin về sự thực của những giá trị nhân sinh, kí có cách xử lí riêng về khoảng cách giữa thời gian sự kiện và thời gian trần thuật, kí kết hợp linh hoạt các phương thức tự sự, trữ tình, nghị luận với những thao tác tư duy khoa học [149]. Công trình nghiên cứu này đã thể hiện một sự chuyển đổi nền tảng lí thuyết khi tiếp cận đặc trưng thể loại kí: chuyển từ nghiên cứu kí dựa trên lí thuyết phản ánh, coi sự miêu tả chân xác sự thật đời sống là đặc trưng của kí sang nghiên cứu kí trên nền tảng của tự sự học, từ đó xác lập đặc trưng của kí dựa trên những phương thức tự sự của nó. Thứ hai, hướng nghiên cứu các loại hình lịch sử kí và tiếp cận đặc trưng của kí như một thể loại lịch sử như Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam của tác giả Trần Đình Sử, Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại của nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Na, Các thể văn chữ Hán Việt nam của Trần Thị Kim Anh và Hoàng Hồng Cẩm, Kí Việt Nam từ đầu thế kỉ đến năm 1945 của Nguyễn Hữu Sơn... Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Na trong công trình nghiên cứu Kí Việt Nam thời trung đại, quá trình hình thành, phát triển và đặc trưng thể loại xác định một phạm vi thể loại rất rộng: “Ban đầu, kí là động từ. Khi chuyển sang danh từ, kí được dùng để chỉ những công văn giấy tờ mang tính chất hành chính. Rồi nó được dùng để chỉ cả những điển tịch, trước tác của một số học giả thời cổ đại. Với ý nghĩa ấy, kí gộp thu vào mình những tác phẩm văn xuôi (kể cả văn xuôi có tiết tấu) nằm trong văn học chức năng hành chính, văn học chức năng lễ nghi cũng như văn học chức năng thẩm mĩ, nghĩa là kí thâu gồm tất cả những tư liệu văn tịch được viết bằng bút, bằng dao, bằng đục, trên các chất liệu: giấy, lụa, da thú, thẻ tre, đồ gốm, kim loại, đá, xương thú, mai rùa…”[107; tr.12] Tác giả Trần Thị Kim Anh và Hoàng Hồng Cẩm cho rằng, “thời cổ, kí , chí, lục là loại văn dùng để ghi chép”, song “kí chí lục là thể văn bác tạp nhất và khó phân định nhất về thể loại trong văn học cổ” [1; tr.103]. “Trong quá trình phát triển của văn xuôi chữ Hán ở nước ta, văn xuôi thể kí với tư cách là một tác phẩm hoàn chỉnh độc lập ra đời khá muộn. Trước thế kỉ XV, dường như chỉ bắt gặp những đoạn văn ngắn mang dáng dấp của kí trong sử thư và văn bia, văn tự bạt, những tác phẩm kí hoàn chỉnh chỉ thực sự xuất hiện từ thế kỉ XV trở về sau” [1; tr.104]. Căn cứ theo nội dung và đặc điểm của các bài kí, tác giả phân chia kí trung đại thành 5 tiểu loại chính là truyện kí nhân vật, kí đình đài danh thắng, du kí, kí sự, tạp kí. Truyện kí nhân vật có nguồn gốc từ sử truyện- lối ghi chép mang tính chất thực lục 15 về nhân vật nào đó. Kí đình đài danh thắng ghi chép về những kiến trúc về đình đài tự viện hoặc danh lam thắng cảnh có nguồn gốc từ văn bia. Du kí là loại văn được viết ra trong những chuyến đi, vừa ghi lại hành trình, vừa để bày tỏ cảm xúc về những điều tai nghe mắt thấy, du kí xuất hiện muộn, có nguồn gốc từ thơ sơn thủy. Kí sự là loại văn ghi chép đậm chất thực lục, chỉ chú trọng ghi việc mà không tả người, có nguồn gốc từ sử thư. Tạp kí là loại văn bác tạp, bao gồm những ghi chép không biết qui vào thể loại nào, có nội dung phong phú, đủ mọi lĩnh vực, phát triển mạnh vào thế kỉ XVIII-XIX. Trong Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam, tác giả Trần Đình Sử cho rằng kí trung đại chủ yếu bao gồm hai loại, tạp kí và kí sự. Tạp kí là “ghi lại những điều tai nghe mắt thấy”, là “loại ghi chép có tính chất lịch sử về sông núi, đền chùa, phương vực, phẩm vật, chuyện lạ...” [145; tr.328]. Kí thời Lý, Trần và phần nào đời Lê, đầu đời Nguyễn mang hình thức kí đời Đường, Tống. Nhưng tạp kí của Việt Nam ở thế kỉ XVIII-XIX đã hoàn toàn phá cách, sáng tạo phóng túng, dài ngắn bất định, lời văn tự nhiên, điển cố biến mất, chỉ còn một mình nhà văn đối diện với sự việc, kể chuyện trữ tình, bình luận” [145; tr.326]. Trong luận án Tiến sĩ Kí văn xuôi chữ Hán thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX, tác giả Phạm Thị Ngọc Lan chỉ ra những tiêu chí để nhận diện kí: tác phẩm văn xuôi ghi chép bằng chữ Hán, mang nhiều tên gọi khác nhau: bút kí, thuật, lục, truyện; tính chất cơ bản là ghi chép sự thật, tái hiện những điều tai nghe mắt thấy, không loại trừ cả những hiện thực ở dạng hoang đường kì ảo; dung lượng không lớn, nhân vật và cốt truyện không rõ rệt, kết cấu mang tính ghi chép và tự do; mang đậm dấu ấn cá nhân, thể hiện rõ nét cái tôi nghệ thuật khi ghi chép; văn chương có tính nghệ thuật” [76]. Các công trình nghiên cứu về các loại hình lịch sử kí có một đóng góp rất lớn, bởi nó truy nguyên nguồn cội phát sinh cũng như sự phát triển, biến đổi của thể loại, cho thấy diện mạo sinh động nhưng cũng rất đa dạng và phức tạp của kí. Các tác giả đều thống nhất cho rằng: kí là một thể loại nằm giữa văn và sử, có nội dung ghi chép những sự việc mắt thấy tai nghe (không loại trừ những chuyện hoang đường, kì ảo). Tuy nhiên, việc xác định phạm vi, tên gọi thể loại cũng như cách thức phân chia các thể loại trong loại hình kí trung đại còn chưa thống nhất giữa các học giả khác nhau. 16 Hướng nghiên cứu đáng chú ý thứ ba là hướng khảo sát sự phát triển của từng thể loại kí theo tiến trình lịch sử, đáng chú ý là các công trình nghiên cứu: Phóng sự Việt Nam trong môi trường sinh thái văn hóa thời đổi mới của Trịnh Thị Bích Liên, Thể loại phóng sự trong văn học Việt Nam giai đoạn 1932-1945 của Vũ Thị Thanh Minh, Tản văn Việt Nam hiện đại của Lê Trà Mi... Các công trình nghiên cứu này đã chỉ ra đặc trưng của các thể loại kí như phóng sự, tản văn, và đồng thời khảo sát sự vận động, biến đổi của các thể loại này qua từng giai đoạn khác nhau. Hướng nghiên cứu thứ tư là hướng đi sâu nghiên cứu các tác giả, tác phẩm kí cụ thể như Đóng góp của Vũ Trọng Phụng đối với lịch sử văn học Việt Nam hiện đại trong lĩnh vực phóng sự và tiểu thuyết của Trần Đăng Thao, Ngôn từ nghê thuật của Vũ Trọng Phụng trong phóng sự và tiểu thuyết của Nguyễn Văn Phượng... Đóng góp lớn nhất của hướng nghiên cứu này là đã chỉ ra những tìm tòi đổi mới của các tác giả đối với vận trình phát triển của thể loại, nêu bật được giá trị của những tác phẩm kí tiêu biểu, và qua đó, có thể thấy phần nào diện mạo phong phú và vị trí của thể loại kí trong kho tàng văn học. Qua những khảo sát nêu trên, có thể thấy, ngay từ thời kì trung đại, trong văn học Việt Nam, song song với sự hình thành, phát triển của những thể loại ghi chép sự thật như kí, lục, chí, tạp kí, kí sự, tùy bút... đã tồn tại những quan niệm về thể loại, xuất hiện một cách tản mạn trong các lời tự, bạt, các công trình khảo cứu. Tuy nhiên, những quan niệm này còn chưa được trình bày một cách hệ thống, tên gọi thể loại, sự phân chia thể loại cũng chưa thống nhất. Đến những năm đầu thế kỉ XX, qua các tranh luận, phê bình nghệ thuật và đặc biệt là cuốn Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan, ý thức về việc ghi chép sự thực trong các thể loại phóng sự, du kí, truyện kí đã trở thành quan điểm về thể loại chi phối cả sáng tác, phê bình văn học thời kì này. Lí thuyết kí được xác lập một cách hệ thống và trở thành một khuôn mẫu cho sáng tác, phê bình nghiên cứu từ khoảng những năm 1945-1986. Từ những năm 1986 đến nay, các nhà nghiên cứu có xu hướng đi sâu vào nghiên cứu các loại hình lịch sử của kí, các tác giả, các thể loại kí, khám phá thực tiễn sáng tác đa dạng, phức tạp của thể loại, song nhìn chung vẫn dựa trên khung lí thuyết đã được xác lập từ giai đoạn trước. Tuy nhiên, khi áp dụng khung lí thuyết kí vào soi xét các hiện tượng cụ thể, thì đã nảy sinh một loạt những khoảng trống, những mâu thuẫn, những vấn đề chưa được giải quyết một cách thấu đáo trong khuôn khổ của hệ thống lí thuyết cũ mà chúng tôi sẽ trình bày trong phần tiếp theo. 17 1.2. Kí trong một số tư liệu nước ngoài Ở Trung Quốc Vì không có điều kiện để tiếp xúc trực tiếp với các diễn ngôn về kí trong văn học Trung Quốc cổ trung đại, nên chúng tôi một mặt dựa vào các tài liệu thu thập được, một mặt tham khảo nhận định của các học giả có uy tín về lĩnh vực này. Trong Văn tâm điêu long của Lưu Hiệp, tác giả có nhắc đến thể loại thư kí như một bộ phận của thể bút (văn nghị luận, gồm có sử truyện, chư tử, luận thuyết, chiếu sách, thư kí). Thư kí có nội hàm rất rộng, từ sự thể y phục, ghi chép tạp danh... Về sau, người ta tách thư thành một loại riêng, gọi là thư điệp, các loại văn chương như trạng, điệp, lệnh, sớ cũng tách ra khỏi loại thư kí. Phần còn lại trong thư kí gọi là tạp kí [2; tr.183]. Nghiên cứu về các thể loại văn học cổ đại Trung Quốc, Chử Bân Kiệt nhận định: “Văn tạp kí thực tế rất phức tạp. Những cái gọi là văn tạp kí cũng bao gồm những bài văn không dễ phân loại, bất đắc dĩ mà thành một loại riêng... Từ các bài kí hiện còn mà nhìn thì có cái ghi chép về nhân vật, có cái ghi chép về sự việc, có cái ghi chép về sự vật, có cái ghi chép về phong cảnh núi sông, có cái chuyên tự thuật, có cái chuyên nghị luận, có cái chuyên trữ tình, có cái chuyên miêu tả, vô cùng phức tạp đa dạng” [75; tr.20]. Ông phân chia thể loại tạp kí thành bốn loại: kí về đình đài danh thắng, kí dạo chơi sơn thủy, kí trên thư họa tạp vật và tạp kí về nhân vật sự việc. Ngoài ra, ông còn đề cập đến thể loại truyện trạng văn, hay còn gọi là truyện kí, mà Sử kí của Tư Mã Thiên là tác phẩm ra đời đầu tiên. Thể truyện kí rất đa dạng, có loại văn kể về cuộc đời mình gọi là tự truyện, có loại văn chỉ đạo đức việc làm và diện mạo một con người, gọi là hành trạng, ngoài ra còn có dật sự trạng, không giới thiệu toàn bộ cuộc đời người quá cố mà chỉ viết về một số truyện ít người biết đến của người đó. Tác giả cũng đề cập đến các loại bi chí văn, các loại văn khắc trên bia đá, các đồ vật bằng đồng, nhằm mục đích ghi nhớ, chép việc. Theo Từ điển văn học cổ điển Trung Quốc, trong văn học cổ Trung Quốc, có một thể văn gọi là tạp kí: “Tạp kí là thể văn ghi chép thời cổ, lấy ghi chép sự việc, tả vật làm chủ yếu, nội dung vô cùng rộng, có thể bao quát cả loại truyện hành trạng, bi chí, lấy việc tả người làm chính; thường dùng tản văn để ghi chép (...) Tạp kí tuy lấy ghi chép sự vật làm chính nhưng không thiếu trữ tình và nghị luận. Đặc biệt, đối với loại tạp kí mô tả các danh thắng sơn thủy thì đồng thời với việc mô tả vẻ đẹp tự nhiên còn luôn luôn có tức cảnh trữ tình, chứa đựng nguyện vọng lí tưởng 18 của tác giả, mở rộng nội dung của chủ đề... Văn chương trau chuốt, ngôn ngữ tươi đẹp, miêu tả tài tình, ghi chép sự việc một cách nóng hổi, trữ tình nghị luận hòa quyện, có sức cảm hóa nghệ thuật mạnh mẽ. Đó là loại có tính văn học cao nhất trong tản văn thời cổ đại, những thiên nổi tiếng vào hàng giai tác có rất nhiều” [220; tr.955]. Theo tác giả Trần Đình Sử, “kí là thể loại không có mặt trong Văn tuyển của Tiêu Thống, cũng không được bàn đến trong Văn tâm điêu long của Lưu Hiệp, mặc dù chữ kí đã thấy có trong một số thiên từ đời Hán trở về trước. Kí bắt đầu xuất hiện trong nhiều trước tác của các tác giả đời Đường, như để ghi việc xen với lời bình. Ngô Nạp đời Minh trong sách Văn chương biện thể tự thuyết nói: “Thể kí đại để ghi nhớ không quên, như thể ghi việc xây dựng doanh trại, ghi ngày tháng xa gần, tiền công nhiều ít, tên họ người chính, người phụ, sau khi kể việc, bàn qua để kết lại, đó là chính thể”. Đời Thanh nhấn mạnh tính chất ghi nhận sự việc, không cốt bàn luận” [145; tr.324]. Trong Lí luận văn học do Lưu An Hải và Tôn Văn Hiến chủ biên, các tác giả xếp văn học báo cáo (tương đương với khái niệm phóng sự ở Việt Nam), tiểu thuyết kí thực, tạp văn, tùy bút vào thể loại văn học trung gian, có đặc điểm chung: vừa có yếu tố văn học vừa có yếu tố ngoài văn học, không nằm ở vùng trung tâm mà nằm ở vùng ráp gianh của các thể tài văn học, có thể xếp vào thể loại này, lại có thể xếp vào thể loại văn học khác. Văn học báo cáo (phóng sự) là thể loại trung gian giữa báo chí và văn học. Tạp văn là sự kết hợp giữa văn học và chính luận...[218; tr.168]. Qua những thu thập còn chưa thể đầy đủ của chúng tôi, có thể nhận thấy, trong văn học Trung Quốc, cũng có tồn tại một loại hình văn học có nội dung ghi chép sự thật thường được gọi là kí (hay bằng những cái tên khác như thư kí, tạp kí...). Song tên gọi thể loại, nội hàm cũng như biên giới thể loại cũng không rõ ràng, cách phân chia thể loại trong văn học cổ trung đại Trung Quốc cũng khác biệt rất nhiều so với cách phân chia thể loại trong nghiên cứu văn học Trung Quốc hiện đại. Ở Liên Xô Ở Liên Xô, thể kí được quan tâm đặc biệt. Trong các giáo trình, Từ điển lí luận văn học, hầu hết các ý kiến đều thống nhất: kí miêu tả xác thực sự thật đời sống. Trong Nguyên lí lí luận văn học, tác giả Timofeep có bàn đến một thể loại gọi là “loại văn lịch sử- nghệ thuật”, bao gồm một số thể loại tiêu biểu như tùy bút, hồi kí (tương đương với kí ở Việt Nam), với các đặc trưng: “tái hiện những sự kiện tồn 19 tại trong thực tế”, “trình bày lại những sự kiện đó một cách chính xác ở mức độ tối đa” [173; tr.173]. Trong Lí luận văn học của Gulaiep, tác giả xác định “kí là một biến thể của loại tự sự”, có một số đặc trưng như: tính tổng hợp của đối tượng mô tả (vẽ nên một bức tranh về mọi mặt của đời sống), tính phân tích của cách tiếp cận (nghiên cứu trào lưu, trạng thái của xã hội, tập trung chú ý vào các hiện tượng quan trọng của đời sống), tính tổng hợp thể loại (là thể loại tự sự, nhưng lại mang tính chủ quan) [52; tr.163]. Trong các từ điển thuật ngữ văn học, kí thường được xác định như “một thể loại của văn xuôi tự sự”, cơ sở của nó là thông qua miêu tả những sự kiện có thật của đời sống, điển hình hóa chúng để đạt đến những khái quát nghệ thuật”. Mô hình lí thuyết nhấn mạnh đến chức năng phản ánh, tính xác thực, phi hư cấu của thể loại này đã ảnh hưởng rất lớn đến mô hình lý thuyết kí được hình thành và phổ biến vào những năm 1945-1986 ở Việt Nam. Khảo sát của chúng tôi cho thấy, trong các nền văn học lớn trên thế giới, đều có một loại hình văn học chuyên ghi chép về những sự kiện đã xảy ra, những nhân vật có thật. Loại hình văn học này thường nằm ở khu vực giáp ranh giữa văn học và ngoài văn học (báo chí, lịch sử, khoa học...) và có một số đặc điểm chung về hình thức, kết cấu. Tuy nhiên, tên gọi, phạm vi cũng như nội hàm của chúng không thống nhất ở các quốc gia khác nhau, thậm chí trong những giai đoạn lịch sử khác nhau ở cùng một nền văn học. Đặt trong bối cảnh ấy, ta có thể thấy, khó có thể có một mô hình lý thuyết nào trên thế giới khả dĩ có thể áp dụng trong nghiên cứu kí ở Việt Nam, bởi tên gọi, phạm vi của thể loại kí không trùng khít với bất kì khái niệm nào trong lí luận phê bình thế giới. Mặt khác, thực tiễn sáng tác kí ở Việt Nam cũng rất đa dạng, phức tạp và có nhiều điểm đặc thù, đòi hỏi phải có một lý thuyết thể loại bắt nguồn từ chính thực tiễn ấy. 1.3. Những vấn đề đặt ra Qua việc khảo sát tình hình nghiên cứu kí ở Việt Nam và tham khảo các tài liệu nghiên cứu nước ngoài, chúng tôi nhận thấy một số vấn đề sau: 1.3.1. Thứ nhất, khi bàn đến đặc trưng của văn học kí, hầu hết các nhà nghiên cứu đều không thể bỏ qua vấn đề sự thật, tả chân, xác thực. Có điều, quan niệm sự thật là gì, có vai trò gì và ứng xử như thế nào với sự thật, mối quan hệ giữa sự thật và hư cấu là vấn đề còn gây nhiều tranh cãi. Đó là căn nguyên gây ra những tranh luận quyết liệt và có thể nói là chưa có hồi kết trong phê bình nghiên cứu kí, 20 tiêu biểu là cuộc tranh luận xoay quanh phóng sự của Vũ Trọng Phụng những năm 1930-1945, cuộc tranh luận trên Nghiên cứu văn học những năm 1960. 1.3.2. Thứ hai, khi bàn đến đặc trưng của kí, giới nghiên cứu thường cho rằng ghi chép, miêu tả sự thật là đặc trưng quan trọng nhất của thể loại. Song mặc dù cả các tác giả viết kí và những người sáng tác đều cam đoan về mức độ chân xác của các sự kiện được mô tả, trong các sáng tác kí thời trung đại, vẫn đầy ắp các yếu tố kì ảo hoang đường, các sáng tác kí hiện đại lại thường rập khuôn theo những công thức chung hoặc chỉ “phản ánh” một mặt nào đó của thực tại. Xét trong kí Việt Nam trung đại, Công dư tiệp kí của Vũ Phương Đề có riêng một phần Thần quái chép những chuyện kì lạ: Truyện ngôi đền Thượng ở xã Bộ Đầu, Truyện dị nhân làng Hạ Bí, Truyện Thủy thần sông Kim Dung..., lại có một phần Âm phần dương trạch ghi chép về mối quan hệ giữa âm phần và công tích. Ngoài ra, trong tác phẩm còn có một phần Thú loại, trong đó có rất nhiều những truyện người hóa thú, thú trả ơn. Và ngay trong phần ghi chép về thế gia, danh thần, danh nho, tiết nghĩa, tiết phụ, xen lẫn những chi tiết xác thực có ngày tháng, địa điểm, nhân vật là rất nhiều những chi tiết kì ảo, hoang đường. Trong Vũ trung tùy bút, mặc dù tác giả bày tỏ sự hoài nghi với những chuyện thần kì ma quái trong các đền chùa miếu mạo, song vẫn chép lại những việc bí ẩn hoang đường mà tác giả tin là “điềm trời”, “điềm quái gở”, “việc tai dị”: ngọn lửa trên bãi cát làng Bát Tràng, mặt trời tách làm hai ở phố Hà Khẩu, giếng tự nhiên nước sôi ở huyện Thanh Oai... Tất cả những cái mà các tác giả trung đại tin là sự thực, ngày nay lại bị coi là không thực. Vậy đâu là thước đo cho sự thực và phải chăng, đã xảy ra một cái mà Foucault gọi là “sự đứt gãy tri thức hệ” trong nhận thức thực tại? Mặt khác, khảo sát các sáng tác kí 1930-1945, ta có thể thấy phần lớn các phóng sự giai đoạn này dường như đều có chung một xu hướng là phơi bày những mặt đen tối của xã hội. Trong một thời đại văn học đề cao cá tính sáng tạo, các phóng sự dường như lại men theo một công thức chung: miêu tả một bức tranh thế giới ở các ngõ hẻm, góc khuất, trong một thời gian chiều tối, đêm khuya, với những nhân vật lưu manh, nghèo khổ, dưới đáy và hầu như bị xóa tên, người trần thuật thường phải vào vai một thám tử trong một cuộc hành trình đầy bí ẩn nhằm điều tra các vấn nạn xã hội. Mặc dù được coi là một thể loại đầy tính thời sự và nằm ở vùng tiếp xúc trực tiếp với đời sống, nhưng chúng ta có thể nhận thấy, các phóng sự của
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất