Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khuynh hướng tìm về dân tộc trong một số truyện ngắn của võ hồng...

Tài liệu Khuynh hướng tìm về dân tộc trong một số truyện ngắn của võ hồng

.PDF
80
272
73

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN BỘ MÔN NGỮ VĂN  DƯƠNG TÚ ANH MSSV: 6095758 KHUYNH HƯỚNG TÌM VỀ DÂN TỘC TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN CỦA VÕ HỒNG Luận văn tốt nghiệp Đại học 1 Ngành Ngữ Văn Cán bộ hướng dẫn: ThS. GV. BÙI THANH THẢO Cần Thơ, 04 - 2013 2 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Ngày nay, sự phát triển về kinh tế đã tác động ngày càng mạnh mẽ vào đời sống vật chất cũng như tinh thần của con người Việt Nam. Đất nước mở cửa hội nhập đem đến cho cả dân tộc nhiều cơ hội để phát triển và đồng thời cũng đặt ra những thử thách lớn lao, nhất là về văn hóa dân tộc. Một cuộc “xâm nhập” về văn hóa từ khắp nơi trên thế giới đang ồ ạt tràn vào nước ta dưới nhiều hình thức, nhiều màu sắc. “Các thế lực thù địch không che giấu ý muốn biến văn hóa thành đội quân tiền trạm hòng tác động, chuyển hóa tư tưởng, tình cảm, tâm lý, thói quen, lẽ sống và cách sống của một bộ phận công chúng. Trong các hướng triển khai, họ chọn văn học, nghệ thuật làm mũi đột phá, vì đó là lĩnh vực nhạy cảm nhất mà lại có ảnh hưởng xã hội rộng lớn” [25] như lời nhà thơ Hữu Thỉnh đã nhận xét trong bài báo cáo tại hội thảo khoa học toàn quốc về “Tính dân tộc và tính hiện đại trong văn học, nghệ thuật Việt Nam hiện nay”. Vì lẽ đó, vấn đề nhận thức đúng đắn về tính dân tộc trong văn học hiện nay là một điều hết sức quan trọng, cần thiết nhằm tìm ra một hướng đi đúng đắn cho sự phát triển của văn học nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung trong thời kì mới. Một vấn đề khác là hiện nay, tâm lý sợ tụt hậu so với thế giới là khá phổ biến, một số người vì điều đó mà quên mất còn một mối lo không kém là tụt hậu với dân tộc, tụt hậu với đất nước. Còn biết bao truyền thống, tinh hoa của dân tộc chưa được nghiên cứu đến nơi đến chốn, dẫn tới những cách hiểu hời hợt, nông cạn, méo mó về dân tộc, phê phán, vứt bỏ cả dân tộc. Đó là bi kịch của văn hóa mà cũng là bi kịch của văn học. Trong hoàn cảnh đất nước đã thống nhất hơn ba mươi năm, công tác nghiên cứu văn học đặt ra nhu cầu tìm hiểu, khảo sát và đánh giá một cách toàn diện các xu hướng văn học ở các đô thị trước năm 1975. Nơi đó đã xuất hiện những nhà văn thể hiện sâu đậm tinh thần dân tộc và tình tự quê hương như Võ Hồng, người mà nhiều tác phẩm đã được tái bản và được đời sống văn học phát hiện lại trong những năm gần đây. Võ Hồng là một cây bút nổi tiếng cả trước và sau năm 1975. Nghiên cứu về nhà văn lão thành này, chúng tôi muốn góp phần làm rõ sự đóng góp có ý nghĩa của dòng văn học 3 trong sạch, thấm đượm tinh thần nhân văn và tình cảm yêu nước trong nền văn học thành thị miền Nam giai đoạn 1954-1975 vốn rất xô bồ, phức tạp. Vì những điều trên, người viết tìm đến với đề tài “Khuynh hướng tìm về dân tộc trong một số truyện ngắn của nhà văn Võ Hồng” trước tiên là để góp một phần nào đó vào quá trình đi tìm tính dân tộc trong văn học Việt Nam, nhất là trong thời kì kháng chiến chống Mỹ ở thành thị Miền Nam. Đồng thời, người viết cũng muốn nghiên cứu một cách nghiêm túc về những truyền thống, tinh hoa của dân tộc có trong các tác phẩm văn học mà cụ thể ở đây là các truyện ngắn của nhà văn Võ Hồng, một trong những nhà văn tiêu biểu cho văn học thành thị miền Nam trong thời kì kháng chiến chống Mỹ và ông cũng là một trong những nhà văn tiêu biểu cho khuynh hướng tìm về dân tộc trong sáng tác. Bên cạnh đó, tuy đã có những công trình nghiên cứu về văn chương của nhà văn Võ Hồng nhưng so với sự nghiệp sáng tác của ông thì vẫn còn rất ít. Qua đề tài này người viết cũng muốn tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn về những tác phẩm của ông nhằm góp thêm một góc nhìn về nhà văn Võ Hồng cũng như những đóng góp của ông cho văn học thành thị miền Nam nói riêng và cho nền văn học Việt Nam nói chung. 2. Lịch sử vấn đề Có thể nói “tìm về dân tộc” trong văn học là một vấn đề không quá mới nhưng cũng không phải là vấn đề quen thuộc. Bởi lẽ, các bài viết có liên quan đến vấn đề này thì có tương đối nhiều nhưng các công trình nghiên cứu chuyên sâu thì có rất ít. Cụ thể, chúng tôi xin điểm qua một số công trình nghiên cứu về “khuynh hướng tìm về dân tộc” trong văn học đô thị miền Nam những năm kháng chiến chống Mỹ. Từ trước năm 1975, đã có những bài viết, bài nghiên cứu về vấn đề “tìm về dân tộc” trong văn học. Trong số đó có thể kể đến Tuyên ngôn của 118 văn nghệ sĩ tên tuổi như Duy Lân, Lê Hoài Nở, Nguyễn Văn Trung… viết tại Sài Gòn ngày 20/4/1966 đã khẳng định họ không đứng trên lập trường nào khác là lập trường dân tộc, không theo chủ nghĩa nào khác là chủ nghĩa yêu nước, không thiên về lý tưởng nào khác là lý tưởng tự do, dân chủ thực sự. Qua đó, đã thể hiện được lập trường, quan điểm của những người cầm bút lúc bấy giờ. 4 Nguyễn Trọng Văn trên tạp chí Đất nước số 3-1969 có cũng khẳng định con đường làm dân tộc ông hãnh diện nhất chính là những con đường mòn trong rừng, nơi đó người ta đi bộ và xe đạp, những con đường quê bị bom đạn cày nát, những con đường hầm làm nổ tung Điện Biên Phủ. Đó mới là con đường làm dân tộc ông hãnh diện vì chúng là sức sống thực của dân tộc, đã chỉ ra một cách nhìn đúng đắn về tính dân tộc trong con đường sáng tạo nghệ thuật. Lý Chánh Trung có nhiều bài viết ca ngợi “Sài Gòn bề sâu” mà tiêu biểu là trí thức trẻ miền Nam đồng thời cũng ghi nhận vấn đề băn khoăn của lớp trẻ lúc bấy giờ “dân tộc mình bây giờ ở đâu?” và khẳng định tìm về dân tộc để tìm thấy gương mặt của chính mình. Ông còn có một công trình nghiên cứu về vấn đề tìm về dân tộc trong văn học đô thị miền Nam mang tên “Tìm về dân tộc”. Qua cuốn sách trên, Lý Chánh Trung đã tái hiện lại cảnh học “trường Tây” và “trường Ta”, trình bày những suy nghĩ về hai chữ Dân Tộc và hai chữ mất nước. Ông kết luận: “Khi nào một người Việt Nam chưa cảm thấy có bổn phận tuyệt đối phải tìm một giải pháp cho dân tộc thì chắc chắn chưa có giải pháp. Bởi vì vấn đề Việt Nam là vấn đề của mọi người Việt Nam mà không ai có thể thay thế người Việt Nam để giải quyết vấn đề. Chúng ta có thể chui đầu vào cát như con đà điểu hoặc nhắm mắt buông tay mà tin tưởng một cách ngô nghê rằng: dầu sao ngày mai trời lại sáng. Ngày mai trời lại sáng, đúng như thế. Từ khi có một mặt trời trong vũ trụ, từ khi có một ngày đầu tiên và một đêm đầu tiên, mặt trời không bao giờ lỗi hẹn và ngày mai, chắc chắn bình minh sẽ ửng hồng trên những cánh đồng đẫm máu của chúng ta. Nhưng nếu chúng ta không làm gì cả, thì không chắc gì dân tộc nầy còn có được một ngày mai để ngắm cảnh bình minh” [10; tr.48]. Trên Tạp chí văn học số 2- 1974- trang 34, GS. Trần Văn Giàu cũng có những đánh giá, nhận định. Ông cho rằng cầm bút là chiến đấu, là có mặt trên mặt trận. Trong khung cảnh dùi cui xâm nhập đến “hạ viện”, Chí Hòa “chuồng cọp” chật ních những người yêu nước, thì viết báo, viết sách đả kích Mỹ và bọn tay sai bản xứ của chúng, đả kích chế độ quân phiệt phát xít, chiến tranh xâm lược không phải là chuyện ai cũng dám làm. 5 Lữ Phương với bài viết đăng trên báo Tin Văn năm 1967 đã lên án, phê bình “Hiện tượng thoát ly thực tại trong chín năm văn học Ngô triều”, một hiện tượng tiêu cực trong sinh hoạt văn nghệ thời bấy giờ. Vũ Hạnh trong tiểu luận Tìm hiểu văn nghệ đã phê phán các loại sách võ hiệp ma quái, những truyện tình dâm ô, những tác phẩm “làm dáng trí thức” bằng cách vay mượn các triết thuyết hiện đại của phương Tây. Tiểu luận Đường lối văn nghệ dân tộc của Ngô Thanh Ngôn cũng có bàn về các vấn đề về dân tộc. Sau năm 1975, với quyển sách Nhìn lại một chặng đường văn học, PGS. Trần Hữu Tá đã tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn, khái quát hơn về vấn đề “tìm về dân tộc” trong văn học thành thị miền Nam lúc bấy giờ. Ông nhận định trí thức, văn nghệ sĩ, họ là những người bình thường lương thiện khao khát tìm về dân tộc, làm cho lòng mình không ngừng được bồi đắp tình yêu đất nước, nhân dân. Tại hội thảo khoa học toàn quốc với chủ đề “Tính dân tộc và tính hiện đại trong văn học, nghệ thuật Việt Nam hiện nay”, các bài báo cáo trong hội thảo cũng đã đề cập đến “tính dân tộc” trong văn học. PGS.TS Thành Duy cho rằng: Không có nền văn hóa, văn nghệ nào không mang tính dân tộc của mình. Tính dân tộc hiện đại thực chất cũng là tính dân tộc hình thành từ truyền thống, mang đặc điểm và giá trị văn hóa truyền thống với những bản sắc độc đáo của mỗi dân tộc, nhưng nó đã được phát triển, hiện đại hóa cho phù hợp với xã hội mới. Về nhà văn Võ Hồng thì có nhiều bài viết của giới nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của ông. Trong số đó có bài viết Nghĩ về Võ Hồng của Trần Thiện Đạo trên Tạp chí Tân Văn vào tháng 10 năm 1967 đã nhận định “Nếu nhà phê bình hấp tấp có thể lầm tưởng rằng quan điểm của tác giả không sáng tỏ, chứng thật rằng chính nhà phê bình có một quan điểm vừa hẹp hòi vừa sai lạc. Riêng chúng ta, thì chúng ta chỉ đòi hỏi ở nhà văn cái duyên kể chuyện, trình bày khách quan và cung cấp cho chúng ta đầy đủ tài liệu, dầu một cách gián tiếp, mà vẫn tôn trọng quan điểm riêng lẻ của từng người chúng ta” [15]. Qua đó, tác giả bài viết đã thể hiện một cách nhìn nhận, đánh giá riêng về nhà văn cũng như về sáng tác của Võ Hồng. Cao Huy Khanh trên tuần báo Khởi Hành có bài viết “Những chuyện tình bâng khuâng” trên Tuần báo khởi hành (số 84) đã có những nhìn nhận, đánh giá về những 6 chuyện tình trong các tác phẩm của Võ Hồng. Tác giả nhấn mạnh “đặc điểm nổi bật nhất trong văn chương Võ Hồng khả dĩ có thể giúp người ta phân biệt với những nhà văn khác phải được tìm thấy ngay từ những tác phẩm đầu tay và đến nay thỉnh thoảng vẫn được nhắc nhớ lại bằng một nghệ thuật diễn tả có khả năng truyền cảm một cách tế nhị và thâm trầm. Ðó là những truyện tình bâng khuâng, những truyện tình nhẹ nhàng đượm một vẻ xa vắng mông lung tuy không đâu nhưng rất quyến rũ một cách êm dịu của Võ Hồng dù đó không phải là toàn thể tài năng và sự nghiệp đầy đủ của ông” [16]. Nguyễn Thị Thu Trang với luận án Thạc sĩ về đề tài “Võ Hồng nhà văn và tác phẩm”, qua đó đã làm rõ hơn, sâu sắc hơn về Võ Hồng cũng như tác phẩm của ông. Tuệ Sĩ có bài “Chiến tranh, tình yêu, hoài niệm và truyện ngắn Võ Hồng” đã góp thêm một góc nhìn về nội dung tư tưởng trong các sáng tác của Võ Hồng. Ngoài ra, Nguyễn Trọng có bài “Võ Hồng với Phú Yên”, Châu Hải Kỳ có bài viết về “Khía cạnh giáo dục trong tác phẩm Võ Hồng”, Trần Hữu Tá có bài “Hương hoa không bao giờ phai nhạt”, đặc biệt Trần Xuân An với bài viết Bóng dáng lịch sử và làng quê trong một ít truyện ngắn của Võ Hồng đã có sự đánh giá khá sâu sắc về truyện ngắn của nhà văn Võ Hồng. Tác giả nhận xét “Chưa nói đến toàn bộ tác phẩm của nhà văn Võ Hồng, chỉ ngay mười một truyện ngắn, một truyện vừa kể trên, bài viết này cũng mới thử khảo sát ở hai khía cạnh. Đó là bóng dáng lịch sử và hình ảnh con người làng quê ở vài làng thôn thuộc tỉnh Phú Yên. Nói rõ ra, như thế là phiến diện. Nhưng để đầy đủ, trọn vẹn, việc nghiên cứu, phê bình phải dẫn đến cả một chuyên luận khá dày về số trang” [12]. Tạp bút Thầy vẫn ở trên của tác giả Thế Lâm đã có những cảm nhận rất riêng về nhà văn Võ Hồng, theo tác giả “Thầy Võ Hồng, cũng giống như giáo sư Nguyễn Xiển, là người của hai nền văn hóa: phương Ðông và phương Tây, cũ và mới” [20]. Trần Hoài Thư trên Tạp chí Văn ngày 22 tháng 6 năm 1969 có bài viết Nói chuyện với tác giả Như cánh chim bay. Tác giả Nguyên Trọng trên tạp chí Văn học đã có bài viết Trò chuyện với nhà văn Võ Hồng. Hai bài viết đã viết lại những tâm sự, câu chuyện liên quan đến một số tác phẩm của Võ Hồng được chính ông chia sẻ. Bài viết Trầm mặc Võ Hồng trên tạp chí Kiến thức ngày nay năm 1994 của tác giả Phan ngộ cũng đã viết về 7 những chia sẻ rất chân tình của nhà văn Võ Hồng về cuộc đời của ông và nhân vật của ông. Tác giả Nguyễn Vy Khanh có bài viết Nghĩ về Võ Hồng trong mất mát, tác giả khẳng định “Trong thời chiến tranh và phân chia đất nước cũng như gần hai thập niên gần đây, tác-phẩm của Võ Hồng lúc nào cũng được trân quý, chứng tỏ chúng thật có giá trị tinh thần và lịch-sử và đã trãi qua được sàng lọc của thời gian” [17]. Trần Văn Cư có bài “Võ Hồng, những bước chân hiu quạnh”, Khuê Việt Trường có bài “Võ Hồng, những kĩ niệm xanh”, cùng một số bài viết của các nhà nghiên cứu khác. Tất cả đã tạo nên nhiều góc nhìn khác nhau về nhà văn Võ Hồng cùng các tác phẩm của ông. Từ các công trình, các bài nghiên cứu, bài viết trên cho thấy, vấn đề về khuynh hướng “tìm về dân tộc” trong văn học đô thị miền Nam nói chung và trong các tác phẩm của nhà văn Võ Hồng nói riêng đã được quan tâm nhưng còn rất chung chung, mờ nhạt. Chưa có công trình nghiên cứu nào tìm hiểu sâu sắc, kỹ lưỡng vấn đề trên trong các tác phẩm mà nhất là trong các truyện ngắn của Võ Hồng. Trong khi đó, các truyện ngắn của ông phần lớn đều có khuynh hướng “tìm về dân tộc”. Vì thế, việc nghiên cứu khuynh hướng tìm về dân tộc trong các truyện ngắn của Võ Hồng sẽ góp phần khẳng định giá trị, ý nghĩa mà các truyện ngắn của nhà văn đã làm được và cũng là để có một góc nhìn hoàn chỉnh hơn về nhà văn Võ Hồng cùng các tác phẩm của ông. Những ý kiến, nhận định, đánh giá trên sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho chúng tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài. 3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu về đề tài “ Khuynh hướng tìm về dân tộc trong một số truyện ngắn của Võ Hồng” là cơ hội để người viết tìm hiểu, phân tích và khám phá một trong những đặc điểm của khuynh hướng văn học yêu nước, cách mạng của văn học thành thị miền Nam thời kì kháng chiến chống Mỹ (1954- 1975). Đây cũng là cơ hội để người viết nghiên cứu kĩ hơn, cụ thể hơn về khuynh hướng tìm về dân tộc, về những truyền thống văn hóa, những tinh hoa của dân tộc có trong một số truyện ngắn của nhà văn Võ Hồng, trả lại cho dân tộc những giá trị đích thực của văn hóa dân tộc, làm sáng tỏ tính dân tộc trong văn học Việt Nam. Đồng thời cũng để khẳng định những giá trị về nội 8 dung, nghệ thuật trong một số truyện ngắn của nhà văn Võ Hồng, cũng như khẳng định sự đóng góp lớn lao của ông cho nền văn học dân tộc. 4. Phạm vi nghiên cứu Nhà văn Võ Hồng có rất nhiều truyện ngắn và tiểu thuyết. Ở đây, do điều kiện về mặt khách quan và chủ quan nên chúng tôi không đủ điều kiện để tiếp cận và tìm hiểu hết toàn bộ sự nghiệp sáng tác của nhà văn Võ Hồng mà chỉ có thể tìm hiểu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật thể hiện khuynh hướng tìm về dân tộc trong một số truyện ngắn tiêu biểu của ông. Cụ thể là các tác phẩm có trong “TUYỂN TẬP VÕ HỒNG”, Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh, năm 2003. Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ tìm hiểu thêm một số tác phẩm của một số tác giả cùng thời trên cơ sở phân tích, đối chiếu so sánh để làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu. 5. Phương pháp nghiên cứu Đây là một đề tài tương đối mới, chưa có nhiều nhà nghiên cứu, nhà phê bình đưa ra những nhận định, đánh giá về vấn đề này. Vì vậy, các phương pháp được sử dụng đều mang tính chất tương đối. Trước tiên, chúng tôi thu thập và đọc các tài liệu có liên quan đến đề tài, sau đó lập thư mục danh sách tham khảo, lập đề cương tổng quát và từ đó lập đề cương chi tiết. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã vận dụng và phối hợp các phương pháp sau: Phương pháp phân tích: Người viết sẽ phân tích các truyện ngắn của Võ Hồng trong “Tuyển tập Võ Hồng” để làm bật lên những vấn đề cơ bản và ý nghĩa mà tác giả đã gửi gắm trong tập truyện. Phương pháp đối chiếu, so sánh: Đặt nhà văn trong mối quan hệ đồng đại và lịch đại để đánh giá vấn đề được khách quan hơn. Kết hợp so sánh, đối chiếu tác phẩm của Võ Hồng với các tác giả cùng thời để phát hiện và khẳng định nét riêng, nét độc đáo, nổi bật của truyện ngắn Võ Hồng. Phương pháp hệ thống: Người viết khảo sát các truyện ngắn của nhà văn Võ Hồng được in trong tập “Tuyển tập Võ Hồng” trên cơ sở kết hợp các yếu tố tương đồng về nội dung, nghệ thuật có liên quan đến đề tài để rút ra nhận định, đánh giá tác phẩm. 9 Ngoài ra, chúng tôi còn kết hợp, vận dụng nhiều thao tác khác như chứng minh, bình luận để làm sáng tỏ hơn vấn đề, đồng thời giúp cho bài việc mạch lạc, thuyết phục hơn. 10 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT 1.1. Văn học thành thị miền Nam (1954 – 1975) 1.1.1. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội Kể từ ngày 20-7-1954, những điều khoản của hiệp định Genève về ngừng bắn, chuyển quân tập kết được thực hiện, nước Việt Nam tạm chia làm hai miền. Đất nước chia hai, miền Nam buộc phải sống dưới ách thống trị của chủ nghĩa thực dân mới của đế quốc Mỹ. Từ năm 1950, Mỹ đã can thiệp vào Đông Dương, nhưng đến năm 1954 Mỹ mới chính thức thay chân Pháp. Mỹ thực thi chủ nghĩa thực dân mới, khắc phục những sai lầm, thiếu xót của chủ nghĩa thực dân Pháp đã thực hiện ở Việt Nam. Mỹ chủ trương hoạt động giấu mặt, tích cực xây dựng tay sai thành một lực lượng mạnh mẽ với hệ thống chính quyền từ trung ương đến địa phương hoàn chỉnh, chặt chẽ cùng một bộ máy quân sự đông đảo, hiện đại nhằm tạo ra ảo tưởng về độc lập, tự do trong nhân dân. Mỹ và chính quyền Sài Gòn đẩy mạnh những thủ đoạn đàn áp nhân dân, chống phá cách mạng. Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm biết rõ thống nhất là khát vọng lịch sử cháy bỏng của dân tộc ta, nó thiêng liêng và quan trọng chẳng khác gì khát vọng độc lập, tự do. Thế nhưng chúng đã thẳng thừng bác bỏ khát vọng thiêng liêng ấy ngay khi đất nước chỉ mới vừa tạm chia cắt. Nhiều sắc lệnh tàn bạo, đẫm máu được ban hành như sắc lệnh số 13, đã bóp nghẹt mọi quyền tự do, sắc lệnh 49, luật 10/59…Thực hiện những thủ đoạn đó, Mỹ và chính quyền Sài Gòn muốn xóa sạch hi vọng độc lập, thống nhất, dân chủ và đè bẹp, tiêu diệt ý chí chiến đấu của nhân dân. Thành thị miền Nam trở thành những trại lính với những quân trường, sân bay quân sự rộng lớn, căn cứ hải quân hiện đại... Mọi nếp sống sinh hoạt thường ngày của nhân dân hoàn toàn bị đảo lộn. Không khí chiến tranh, súng đạn, chết chóc ngột ngạt ám ảnh từng gia đình, từng người dân. Đặc biệt là sinh hoạt báo chí, văn nghệ tiến bộ càng bị Mỹ và chính quyền 11 Sài Gòn chèn ép, hoạt động càng trở nên khó khăn, nguy hiểm. Bên cạnh đó, giới văn nghệ sĩ tiến bộ ở các thành thị miền Nam cũng là đối tượng bị đàn áp dã man ngay từ những ngày đầu đất nước bị chia cắt. Những năm đầu (1954-1959), bộ máy cảnh sát và quân đội cũng như hầu hết lãnh thổ miền Nam đều dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Họ triển khai chính sách tố cộng diệt cộng, gây ra nhiều vụ tàn sát đẫm máu, cướp ruộng đất của nông dân, thẳng tay đàn áp những ai đòi hiệp thương, thống nhất đất nước. Trong thời gian này, những người bị trị ở miền Nam chính là đông đảo quần chúng đã giác ngộ, những người đã anh dũng đánh bại các thế lực cướp nước và bán nước qua Cách mạng tháng Tám và chín năm kháng chiến chống Pháp (1945- 1954). Hơn nữa, Mỹ và chính quyền Sài Gòn lại thông qua biện pháp đẫm máu để xóa bỏ hiệp định Genève nhằm kéo dài tình trạng chia cắt đất nước. Tất cả những điều đó đều đi ngược lại với nguyện vọng của nhân dân cả nước. Vì thế, bất chấp sự đàn áp tức thời, dã man và khốc liệt của kẻ thù, những làn sóng đấu tranh của các tầng lớp nhân dân liên tục nổ ra và ngày càng mạnh mẽ. Chính những làn sóng sôi động ấy đã ngày càng lay động và thức tỉnh đông đảo trí thức thành thị miền Nam, nhất là những người trẻ, động viên họ nhập cuộc, tham gia đấu tranh vì Hòa Bình – Dân Chủ - Thống Nhất của toàn thể dân tộc. Nhiều tổ chức, phong trào yêu nước tiêu biểu ở Sài Gòn đã được lập ra và đã tập hợp đông đảo trí thức nghệ sĩ. Tổ chức nào cũng có cơ quan ngôn luận riêng, ra định kỳ hay bất thường, hợp pháp hay bất hợp pháp, dưới nhiều dạng khác nhau. Những phong trào và những hoạt động này đã phần nào hạn chế và đẩy lùi sự chèn ép về nhiều mặt của Mỹ và chính quyền Sài Gòn, giúp người dân ở thành thị, nhất là trí thức văn nghệ sĩ nhận thức đúng đắn về tình hình chính trị, xác định đúng đắn chỗ đứng, vị trí, nhiệm vụ của mình trong tình hình phức tạp đó. Trong suốt 21 năm chia cắt đất nước, có thể nói miền Nam vẫn là thuộc địa của Mỹ và phụ thuộc hoàn toàn vào Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Mỹ đã viện trợ không ngừng vào miền Nam để phục vụ cho việc thực hiện chủ nghĩa thực dân kiểu mới và đã dẫn đến những hậu quả hết sức phức tạp. Những quan chức chính quyền, quân đội, giai cấp tư sản mại bản là những người được nhiều đặc quyền đặc lợi. Họ nhanh chóng giàu có, sống vương giả, hưởng thụ, 12 nên họ cũng sống chết bảo vệ, trung thành với chính quyền tay sai để giữ lấy quyền lợi của cá nhân mình, đi ngược lại với nguyện vọng, quyền lợi của nhân dân, đối đầu với cách mạng. Ở mức độ nào đó, chủ nghĩa vật chất đã có một sự tác động, công phá rất lớn. Một bộ phận thị dân đã dao động trong quan niệm nhân sinh, bị mê hoặc bởi các tiện nghi vật chất và lối sống ăn chơi hưởng thụ. Chủ nghĩa thực dân kiểu mới cũng đã phá hoại nền kinh tế bản xứ. “Sự suy sụp của dân chúng về sức khỏe, về nhà cửa, về giáo duc cũng không kém phần bi thảm, cũng như sự tan nát hay đồi bại của cả một thế hệ mà tài năng dùng để xây dựng đất nước đều mất sạch. Đã nhiều năm rồi, miền Nam Việt Nam sống nhờ của bố thí. Dân chúng ở các thành thị sống một mức sông hoàn toàn giả tạo” (tạp chí kinh tế Pháp Phát triển (6-1972)). Sự phân hóa xã hội diễn ra sâu sắc, nhất là sự chênh lệch giàu nghèo. Một số ít người giàu lên nhanh chóng bên cạnh sự bần cùng của đông đảo người lao động, biệt thự, cao ốc nguy nga bên cạnh những khu nhà ổ chuột tối tăm, một số người thì tiền xài hoang phí bên cạnh là những người phải bán máu, bán thân, ăn xin đầu đường xó chợ…Sống trong hoàn cảnh xã hội phức tạp, đối lập như thế, những người cầm bút không thể tránh khỏi sự tác động. Một số khá đông đã tha hóa, biến chất, trở thành những người đầu độc tinh thần nhân dân bằng những tác phẩm độc hại của họ. Nhưng cũng không ít người đã có ý thức về tinh thần dân tộc, lương tri đã trăn trở rất nhiều trước thực tại ấy. Dù là sớm hay muộn, thận trọng hay quyết liệt, họ cũng đã lần lượt nhập cuộc, góp phần tạo nên khuynh hướng văn học lành mạnh trong sáng, ngược chiều với dòng chảy xô bồ đen bẩn của văn học thực dân mới. Trong suốt thời kì 1954- 1975, xâm lăng văn hóa vừa là một trong những phương tiện chủ chốt vừa là mục tiêu chiến lược quan trọng của Mỹ. Họ đã đầu tư rất lớn về sức người, sức của cho mặt trận quan trọng này với mong muốn làm cho nhân dân vùng bị tạm chiếm ở miền Nam bị phản động hóa về tư tưởng, đồi trụy hóa về sinh hoạt, ngu muội hóa về nhận thức như PGS. Trần Hữu Tá đã nhận định. Họ đưa vào miền Nam những văn nghệ sĩ phản động, thành lập nhiều tổ chức để hoạch định các hoạt động về thông tin, văn hóa, giáo dục, truyền thanh, truyền hình ở miền Nam. Họ còn dùng nhiều thủ đoạn để lôi kéo, mua chuộc trí thức, văn nghệ sĩ, nắm chặt sinh viên, thanh niên, từng bước chi phối tâm hồn thế hệ trẻ. Ngoài ra, còn có các tổ chức văn hóa bản xứ, một số tổ chức mang tinh thần phục thù giai cấp sâu sắc. 13 Bên cạnh đó, Mỹ và chính quyền Sài Gòn còn chủ trương du nhập văn học nghệ thuật phương Tây, nhất là bộ phận suy đồi, phản động để tiếp sức cho văn ghệ thực dân mới bản xứ, nhằm dập tắt ánh sáng văn hóa bên trong, để nhân dân miền Nam dễ dàng khuất phục, chấp nhận sự thống trị của chủ nghĩa đế quốc Mỹ. Mục đích cụ thể của họ là xuyên tạc sự thật, tạo tâm lý ghét sợ cộng sản và phá hoại những truyền thống đạo đức tốt đẹp dân tộc. Tuy nhiên, truyền thống văn học yêu nước, nhân đạo, những tinh hoa của văn học Việt Nam trước năm 1945 vẫn tiếp tục ảnh hưởng trong sinh hoạt tinh thần vùng thành thị miền Nam. Dù bị khủng bố, ngăn chặn nhưng văn học cách mạng bằng nhiều con đường khác nhau đã đến được với giới trí thức văn nghệ, đặc biệt trong sinh viên thành thị miền Nam. 1.1.2. Những đặc điểm của khuynh hướng văn học yêu nước, cách mạng Có thể nói, văn học yêu nước, cách mạng ở các thành thị miền Nam đã hình thành và phát triển trong hoàn cảnh hết sức phức tạp cả về chính trị, tư tưởng và văn hóa. Nó gắn bó chặt chẽ với phong trào đấu tranh đô thị, với công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Dưới sự chỉ đạo và viện trợ của Mỹ, chính quyền Sài Gòn đã tập trung sức lực vào việc xây dựng một nền văn nghệ của họ và ra sức khủng bố, đàn áp các khuynh hướng văn nghệ tiến bộ, đối lập. Do đó, sự gắn bó này là cả một quá trình phát triển trong khó khăn, thử thách, nó song song và cùng chiều với quá trình phát triển của cách mạng, quá trình thức tỉnh và đấu tranh của nhân dân. Những năm 1959- 1963 là khoảng thời gian ngột ngạt nhất, thử thách lớn nhất nhất đối với những người yêu nước sống trong các thành thị miền Nam. Đây cũng là thời kì khuynh hướng văn học yêu nước, cách mạng gặp nhiều khó khăn hơn cả. Chính quyền Sài Gòn mở một chiến dịch càng quét lớn trên địa bàn văn học nghệ thuật, trong khi đó phong trào đấu tranh đô thị chưa đủ mạnh để trở thành hậu thuẫn vững chắc cho các hoạt động văn nghệ này. Chính vì thế, tổn thất là điều không thể tránh khỏi. Chỉ từ năm 1964 trở đi, khuynh hướng văn học yêu nước, cách mạng mới khởi sắc và phát triển mạnh mẽ, thậm chí có lúc phong trào còn đạt đến đỉnh cao. Hiện tượng “Lực lượng bảo vệ văn hóa dân tộc” và tờ Tin Văn năm 1966- 1967 cũng như hoạt động văn nghệ báo chí rất sôi nổi của sinh viên từ năm 1970 đến năm 1974 là những cao trào tiêu biểu hơn cả. 14 Văn học yêu nước, cách mạng đã xác lập được khuynh hướng tư tưởng, nghệ thuật nhất quán, sáng tạo được nhiều phương thức hoạt động độc đáo, đa dạng. Trong đó, đấu tranh cho độc lập dân tộc chính là nguồn cảm hứng lớn của những người cầm bút yêu nước. Ngay khi đất nước tạm chia hai, tư tưởng này đã in đậm trong nhiều sáng tác ở Sài Gòn. Khi Mỹ đổ quân vào miền Nam và ném bom tàn phá miền Bắc, tư tưởng đó phát triển mạnh mẽ, góp phần tạo nên một sinh khí mới cho khuynh hướng văn học này. Do đặc điểm của sinh hoạt đô thị nên báo chí là phương tiện chủ yếu để chuyển tải các sáng tác yêu nước. Nhờ sự đóng góp của các văn nghệ sĩ yêu nước, nhiều tờ báo đã có một diện mạo mới, mang một chất lượng mới. Ngược lại, nhờ báo chí nên tư tưởng yêu nước chống Mỹ được phổ biến rất có hiệu quả trong nhân dân. Trong quá trình phát triển, các thể loại văn học cũng ngày càng phong phú hơn, tác động đến được nhiều đối tượng độc giả khác nhau trong xã hội. Đặc biệt, khuynh hướng văn học này đã tập hợp được nhiều lực lượng sáng tác khác nhau, hội tụ của nhiều nguồn, nhiều tư tưởng và nghệ thuật. Nhờ đó đã hình thành được những trung tâm đấu tranh lớn mạnh. Khi đội quân xâm lược của Mỹ gieo bao cảnh chết chóc, đau thương trên cả hai miền, không ít trí thức văn nghệ sĩ đã có thái độ lựa chọn dứt khoát. Do sự thúc giục của tinh thần dân tộc, của lòng yêu nước sôi nổi nồng nàn, họ đã không màng đến lợi ích cá nhân, chấp nhận đối đầu với cường quyền, bạo lực, cùng tập hợp trong một trận tuyến chung, cùng cất cao một tiếng nói dõng dạc và quyết liệt để đấu tranh cho hòa bình và độc lập dân tộc. Sự phân hóa diễn ra ở cả hai phía. Nhiều cây bút lầm đường lạc lối đã quay lại, “tìm về dân tộc”. Bên cạnh đó, do sự mua chuộc của kẻ thù đã có một số người bị biến chất và tha hóa. Nhưng xét một cách tổng thể thì đội ngũ những người cầm bút yêu nước ngày càng đông hơn, quan trọng hơn là có không ít cây bút thực sự có tài như trong thơ có Trần Quang Long, Ngô Kha, Đông Trình…; trong truyện có Võ Hồng, Nguyễn Văn Xuân, Sơn Nam, Võ Trường Chinh…; trong bút ký chính luận Lý Chánh Trung, Nguyễn Ngọc Lan, Thế Nguyên; và Lữ Phương, Nguyễn Trọng Văn trong lý luận phê bình. Mỗi cây bút là một phong cách riêng, một giọng điệu riêng. Do đó khuynh hướng văn học này không chỉ có giá trị phục vụ đấu tranh kịp thời mà còn có thể sống được trước sự sàn lọc khắt khe của thời gian, góp phần tạo nên phong phú và làm rạng danh cho văn học dân tộc. 15 1.1. 3. Thành tựu của khuynh hướng văn học yêu nước, cách mạng Sự hình thành và phát triển của khuynh hướng văn học yêu nước, cách mạng đã mang lại những ý nghĩa hết sức lớn lao cho văn học Việt Nam nói chung và văn học thành thị miền Nam nói riêng. Nó đã kế thừa và phát triển mạnh mẽ chủ nghĩa yêu nước, tinh thần tự cường dân tộc, là tư tưởng lớn nhất và sâu sắc nhất của văn học Việt Nam. Hơn hai mươi năm đát nước bị chia cắt (1954- 1975), dù tình hình có những khó khăn, phức tạp nhưng trong tâm hồn của những người cầm bút chân chính trong các thành thị miền Nam vẫn chất chứa tinh thần tự tôn dân tộc và khát vọng về một đất nước hòa bình, độc lập, dân chủ. Trong cuộc chiến gay gắt, quyết liệt với chủ nghĩa đế quốc Mỹ, văn học yêu nước đã cất lên tiếng nói dõng dạc, đường hoàng, thúc đẩy cuộc đấu tranh chung của dân tộc, góp phần tạo nên sức mạnh to lớn cho chiến tranh nhân dân. Các nhà văn đã phản ánh hiện thực khách quan mang đậm ý nghĩa tố táo nghiêm khắc, phơi bày những mâu thuẫn, những cảnh xấu xa trong thực tế xã hội, làm lộ rõ bản chất thật sự của lực lượng đương quyền. Bức tranh rộng lớn, nhiều mặt của miền Nam hiện lên với hình ảnh của những con người cơ cực, bị dìm sâu vào cảnh bần cùng hóa; thảm hại hơn, đó là hình ảnh một miền Nam tạm chiếm đang chết dần trong sa đọa, trụy lạc; một miền Nam bị chìm đắm trong cuộc chiến tranh phản dân hại nước do Mỹ và chính quyền Sài Gòn gây ra. Các nhà văn yêu nước còn khắc họa sinh động hình ảnh quân đội Sài Gòn và chế độ Sài Gòn, bọn xâm lược, lính viễn chinh Mỹ đúng với bản chất của chúng - đối tượng căm ghét của những người dân lương thiện. Họ nhìn Mỹ trong bối cảnh cuộc chiến tranh xâm lược và đã thấy được ách áp bức chính trị, sự tủi nhục về tinh thần và tư tưởng mà họ bị đè nặng hàng ngày. Sự phát triển của khuynh hướng văn học này đã cho thấy tấm lòng yêu nước luôn nồng nàn, mãnh liệt trong các văn nghệ sĩ. Họ luôn sẵn sàng lên tiếng và ra trận mỗi khi tổ quốc cần. Họ có thể khác nhau về ý thức hệ, nhưng họ đã vượt qua tất cả mọi sự khác biệt kể cả những quyền lợi cá nhân để đấu tranh cho lý tưởng chung, mục tiêu chung đó là giành lại độc lập dân tộc, tự do cho nhân dân. Điều đó đã tạo nên sức mạnh không nén nổi của yêu cầu “tìm về dân tộc” và hệ quả tất yếu đó là những lời kêu gọi hành động. 16 Một thành tựu khác của khuynh hướng văn học này là sự phát triển khá đồng đều với chất lượng khá cao của các thể loại văn học. Đó là kết quả cảu cả một quá trình vận động phát triển. Có thể nói ở bất cứ thể loại nào cũng có những cây bút vững vàng, già dặn và có những tác phẩm thật sự có giá trị. Sự phát triển của khuynh hướng văn học này cho thấy suốt thời kì cách mạng dân tộc dân chủ, Đảng đã ý thức sâu sắc tầm quan trọng của mặt trận văn hóa tư tưởng và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong văn học có vai trò hết sức lớn lao và mang tính nhất quán. Nhờ đó, phong trào đấu tranh của văn nghệ đã phát triển đúng hướng, với tư tưởng “không có gì quí hơn độc lập tự do” đã định hướng cho sự sáng tạo nghệ thuật của các cây bút yêu nước lúc bấy giờ. 1.1.4. Những vấn đề của khuynh hướng tìm về dân tộc 1.1.4.1. Nguyên nhân của yêu cầu tìm về dân tộc trong văn học thành thị miền Nam 1954 – 1975 Văn học thành thị miền Nam ra đời và phát triển trong bối cảnh lịch sử hết sức phức tạp. Chính điều này đã ảnh hưởng sâu sắc đến nhân sinh quan, cảm hứng sáng tác của các văn nghệ sĩ lúc bấy giờ. Văn học Việt Nam thời kì nào cũng vậy, luôn luôn có sự kế thừa những thành tựu, những truyền thống của các thế hệ đi trước để lại. Các văn nghệ sĩ có thể có những quan điểm nghệ thuật khác nhau trong sáng tác, nhưng hầu hết họ đã tập hợp lại để cùng phấn đấu xây dựng một sự nghiệp, một cơ đồ mới cho dân tộc nói chung và văn hóa dân tộc nói riêng. Có thể nói, động lực mạnh mẽ nhất, cơ bản nhất thúc đẩy họ gắn bó với nhau, với sự nghiệp chung của đất nước chính là chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân tộc. Bên cạnh đó là một miền Nam đang trượt nhanh xuống dốc của lối sống sa đọa, trụy lạc, buông thả. Những giá trị đạo đức truyền thống, nếp sống trong sạch, giản dị, lành mạnh vốn có từ lâu đời của dân tộc đang dần biến chất và biến mất, nạn nhân chủ yếu là tầng lớp thanh niên. Nhưng điều đáng nói là nhiều người cầm bút cũng bị cuốn vào cơn lốc dữ dội ấy, họ dần lái ngòi bút của mình đi chệch hướng với dân tộc. Vì 17 thế, quay về để tìm lại “dân tộc” trong mỗi người mà quan trọng nhất là giới văn nghệ sĩ là một vấn đề cần thiết và cấp bách. Hơn nữa, giới văn nghệ sĩ đã dần thấy rõ bộ mặt của Mỹ là nguyên nhân sâu xa của mọi hoạt động sa đọa, làm đảo lộn mọi giá trị đạo đức, nếp sống cổ truyền, phá nát những di sản cuối cùng của dân tộc. Là những người con của dân tộc, trí thức, văn nghệ sĩ cũng là những người dân bình thường lương thiện, dù bị bưng bít, che đậy nhưng họ vẫn được nghe, được trông thấy và đã suy tư về những hiện thực lớn lao đó. Họ đã chán ngán trước những thế lực phản động mà trong nhiều năm qua họ buộc lòng phải sống chung. Chính điều đó đã làm cho những người cầm bút dù vô tâm, hờ hững đến đâu chỉ cần có lương tri đều phải bật lên tiếng nói. Có những người vào một thời gian nào đó đã ảo tưởng về Mỹ và chính quyền Sài Gòn, về những lời hứa, lời dụ dỗ, về thiện chí dối trá của họ. Những người ấy bắt đầu có bước ngoặt quyết định trong cuộc đời mình và đi tìm cái nhìn,hướng đi đúng đắn, một điểm nhìn chính xác cho mình. Vì thế, họ tìm về dân tộc như một lẽ tất yếu của sự thay đổi. Chính hiện thực xã hội và hiện thực văn học của dân tộc là nguyên nhân hình thành “sức mạnh không nén nổi của yêu cầu tìm về dân tộc” trong văn học thành thị miền Nam lúc bấy giờ. 1.1.4.2. Đặc điểm của khuynh hướng tìm về dân tộc trong văn học thành thị miền Nam 1954- 1975 Có thể hiểu “khuynh hướng tìm về dân tộc” trong văn học thành thị miền Nam 1954- 1975 là chiều hướng phát triển, hoạt động của các văn nghệ sĩ thiên về phía thể hiện tinh thần dân tộc, tính dân tộc trong các sáng tác của mình. Họ quan tâm và chú trọng việc thể hiện những nét đẹp của truyền thống văn hóa dân tộc. Họ say sưa tìm kiếm những giá trị, những phong tục tập quán, những cái hay cái đẹp của dân tộc đã dần bị vùi lấp, mai một hay bị lãng quên để tái hiện lại trong các tác phẩm của mình. Trong thời buổi mà chính quyền Sài Gòn ra sức lôi kéo, dụ dỗ và ép buộc nhân dân nhất là giới trí thức vào lối sống mới, chỉ biết ăn chơi hưởng lạc và làm quen với nền văn hóa mà mọi giá trị đều lấy vật chất làm trung tâm thì các văn nghệ sĩ có tinh thần 18 dân tộc, có lương tâm đã quay lưng lại với lối sống mới, văn hóa mới. Họ đã quay về lại với dân tộc với quê hương. Họ không những ca ngợi, thể hiện những giá trị truyền thống mà còn thể hiện những nỗi đau sâu sắc của dân tộc trong cảnh đất nước bị chia cắt, bị giày xéo bởi bọn giặc cướp nước và bọn tay sai. Về lực lượng sáng tác của khuynh hướng này khá đa dạng, không chỉ có ở các văn nghệ sĩ hoạt động bí mật, bất hợp pháp mà còn có cả các văn nghệ sĩ hoạt động công khai. Họ xuất thân từ đủ mọi tầng lớp vì thế về tư tưởng của tác phẩm, mục đích sáng tác, phương thức thể hiện cũng vô cùng phong phú, không ai giống ai và mỗi người có cách “tìm về dân tộc” của riêng mình. Có những người một thời nào đó có ảo tưởng về chính quyền Sài Gòn, về thiện chí hữu nghị của chúng, nhìn không ra thực chất giả tạo đã thức tỉnh. Họ bắt đầu co bước ngoặc quyết định là quyết tìm ra con đường đúng đắn, một điểm nhìn chính xác, những niềm tin chân chính đích thực và họ đã chọn một con đường duy nhất đó là tìm “về dân tộc”. Các tác phẩm của họ có khi là những lời tố cáo tội ác của bọn Mỹ và chính quyền tay sai, có khi là những bản tình ca về quê hương xứ sở, cũng có khi là một câu chuyện ngày thường của xóm làng, của đôi lứa yêu nhau, câu chuyện về gia đình, bè bạn… Nhưng mỗi tác phẩm đều mang một phần nào đó dáng hình của dân tộc bên trong. 1.2. Đôi nét về nhà văn Võ Hồng 1.2.1. Cuộc đời Võ Hồng sinh ngày 21-1-1922 (khai sinh ghi 5-5-1921) tại làng Ngân Sơn, xã An Thạch, quận Tuy An, tỉnh Phú Yên. Gia đình ông có ba trai và bốn gái, ông là anh cả. Cha là ông điền chủ Võ Hiển và mẹ là bà Lê Thị Cận, mẹ ông mất sớm, ông mồ côi mẹ lúc mới 11 tuổi. Ngoài tên thật thỉnh thoảng ông còn dùng bút danh Võ An Thạch. Thuở nhỏ học trường làng, sau lên trường quận Tuy An học một năm, rồi chuyển lên trường tỉnh Sông Cầu . Từ năm 1936 đến 1940, Võ Hồng vào trường trung học Quy Nhơn rồi ra Hà Nội tiếp tục học. Thời chính phủ Trần Trọng Kim, ông làm Bí thư Tòa Tổng đốc (bốn tỉnh: Lâm Viên, Đồng Nai thượng, Bình Thuận và Ninh Thuận), đóng tại Đà Lạt. Trong thời kháng chiến, Võ Hồng làm hiệu trưởng trường Lương Văn Chánh ở Phú Yên. Sau 19 1954, ở lại thành phố Nha Trang, vừa day học vừa viết văn. Ðầu thập niên 1970, ông được cử làm hội viên Hội đồng Văn hóa giáo dục. Ông kết hôn với cô giáo Phan Thị Diệu Báu. Vợ ông mất sớm, để lại cho ông ba đứa con, một trai hai gái, tất cả đều còn rất nhỏ. Ông một mình ở vậy nuôi dạy ba con nên người. Từ sau năm 1975, nhà văn Võ Hồng vẫn viết đều. Mặc dù sống trong hoàn cảnh chính trị tế nhị của đất nước thời chiến tranh cũng như hòa bình, ông vẫn làm một nhà văn sống với chữ nghĩa văn chương. Ông mất ngày 31 tháng 3 năm 2013 tại thành phố Nha Trang. Võ Hồng khởi viết truyện ngắn từ năm 1939 trên tuần báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy (Hà Nội) với bút hiệu Ngân Sơn. Sau này, khi viết báo trong Nam ông dùng tên thật làm bút hiệu. Ông là nhà văn được kính trọng cả về tài năng lẫn nhân cách sống và viết văn. Ông là người có nhiều công lao trong lĩnh vực giáo dục với tư cách là một người thầy, một giáo sư trung học trực tiếp đứng lớp, cống hiến gần trọn cuộc đời cho việc giảng dạy và khoảng bốn mươi năm với tư cách là lãnh đạo trường học. 1.2.2. Sự nghiệp Võ Hồng viết rất sớm, truyện ngắn đầu tay Mùa gặt đăng trên Tiểu thuyết thứ Bảy (Tân dân, Hà Nội) từ 1939, ký tên Ngân Sơn. Nhưng mãi 20 năm sau, tác phẩm đầu là Hoài cố nhân mới ra mắt người đọc. Võ Hồng đã cộng tác với các tạp chí Bách khoa, Văn, Văn hữu, Mai, Giáo dục phổ thông, Giữ thơm quê mẹ, Tin văn, Tân văn,… Cho đến nay, ông có khoảng 8 tiểu thuyết và truyện dài, trên 70 truyện ngắn, nhiều tập tùy bút, bút ký, các tập truyện viết cho thiếu nhi, hơn 40 bài viết, bài khảo cứu, phê bình. Văn nghiệp của ông tồn tại nhờ vào sự gắn chặt với quê hương, với người dân quê mộc mạc, nghĩa tình. Tác phẩm đã in: Truyện ngắn có: Hoài cố nhân (Ban mai, Sài Gòn, 1959), Lá vẫn xanh (Thời mới, Sài Gòn, 1962), Vết hằn năm tháng (Lá bối, Sài Gòn, 1966), Khoảng mát (An Tiêm, 1966), Bên kia đường (Mặt trời, 1968), Những giọt đắng (Lá bối, 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng