Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khủng hoảng chính trị ở balkans giai đoạn 1991 2008 trường hợp cộng hòa liên ...

Tài liệu Khủng hoảng chính trị ở balkans giai đoạn 1991 2008 trường hợp cộng hòa liên bang xã hội chủ nghĩa nam tư

.PDF
222
1
126

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------------------------------------------- TRẦN THỊ NHUNG KHỦNG HOẢNG CHÍNH TRỊ Ở BALKANS GIAI ĐOẠN 1991 – 2008 (TRƯỜNG HỢP CỘNG HÒA LIÊN BANG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA NAM TƯ ) LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ Thành phố Hồ Chí Minh –năm 2020 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------------------------------------------- TRẦN THỊ NHUNG KHỦNG HOẢNG CHÍNH TRỊ Ở BALKANS GIAI ĐOẠN 1991 – 2008 (TRƯỜNG HỢP CỘNG HÒA LIÊN BANG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA NAM TƯ ) NGÀNH LỊCH SỬ THẾ GIỚI Mã số: 9229011 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN NGỌC DUNG Phản biện độc lập: PGS.TS. NGÔ MINH OANH PGS.TS. NGUYỄN VĂN TẬN Phản biện: PGS.TS. NGÔ MINH OANH PGS.TS. NGUYỄN CẢNH HUỆ PGS.TS. TRẦN THỊ THANH VÂN Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện. Các tư liệu sử dụng trong Luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết quả nghiên cứu của Luận án chưa được công bố trong bất kì công trình nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu này. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2020 Tác giả Luận án Trần Thị Nhung LỜI CẢM ƠN Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Ngọc Dung – là người thầy trực tiếp hướng dẫn về mặt khoa học, luôn tận tình chỉ bảo và động viên tôi hoàn thành Luận án này. Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình của Quý Thầy, Cô trong Khoa Lịch sử và các cán bộ Phòng Sau đại học cũng như các phòng ban chức năng thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh – nơi tôi đang theo học chương trình Nghiên cứu sinh tiến sĩ. Tôi xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ này. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn động viên, khích lệ và hỗ trợ tôi trong quá trình làm Luận án. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2020 Tác giả Luận án Trần Thị Nhung MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DẪN LUẬN ................................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................... 4 2.1. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 4 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................. 5 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 5 3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 5 3.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 5 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu .................................................... 6 4.1. Nguồn tư liệu ..................................................................................................... 6 4.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 9 5. Đóng góp mới của luận án .............................................................................. 13 5.1. Về mặt khoa học ...................................................................................... 13 5.2. Về mặt thực tiễn.............................................................................................. 14 6. Bố cục của luận án .......................................................................................... 14 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ............ 15 1.1. NGHIÊN CỨU Ở TRONG NƯỚC ............................................................ 15 1.2. NGHIÊN CỨU Ở NGOÀI NƯỚC ............................................................. 21 Chương 2: NHỮNG NHÂN TỐ KHÁCH QUAN VÀ CHỦ QUAN TÁC ĐỘNG ĐẾN KHỦNG HOẢNG CHÍNH TRỊ Ở BALKANS GIAI ĐOẠN 1991 – 2008 (TRƯỜNG HỢP CỘNG HÒA LIÊN BANG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA NAM TƯ) ................................................................................................................................... 42 2.1. KHÁI NIỆM VỀ CHÍNH TRỊ VÀ KHỦNG HOẢNG CHÍNH TRỊ ...... 42 2.1.1. Khái niệm về chính trị................................................................................ 42 2.1.2. Khái niệm về khủng hoảng chính trị ...................................................... 46 2.2. NHÂN TỐ KHÁCH QUAN ........................................................................ 49 2.2.1. Sự thay đổi vị trí địa chiến lược của SFRY sau Chiến tranh Lạnh . 49 2.2.2. Sự khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu ............................................................................................................................. 52 2.3. NHÂN TỐ CHỦ QUAN .............................................................................. 57 2.3.1. Đặc điểm địa lý, tộc người, tôn giáo của SFRY .................................... 57 2.3.1.1. Đặc điểm về địa lý ........................................................................... 57 2.3.1.2. Đặc điểm về tộc người .................................................................... 60 2.3.1.3. Đặc điểm về tôn giáo ...................................................................... 64 2.3.2. Đặc điểm về lịch sử của SFRY ................................................................. 66 2.3.2.1. Đặc điểm lịch sử hình thành và phát triển của SFRY ................ 66 2.3.2.2. Đặc điểm chủ nghĩa dân tộc trong lịch sử SFRY ........................ 71 2.3.3. Tình hình SFRY trước năm 1991 ............................................................ 77 2.3.3.1. Sự khủng hoảng về kinh tế ............................................................ 77 2.3.3.2. Sự phân cực về chính trị ................................................................ 80 2.3.3.3. Sự bùng nổ của chủ nghĩa dân tộc ................................................ 87 Chương 3: KHỦNG HOẢNG CHÍNH TRỊ Ở BALKANS GIAI ĐOẠN 1991 – 2008 (TRƯỜNG HỢP CỘNG HÒA LIÊN BANG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA NAM TƯ) ... 93 3.1. KHỦNG HOẢNG CHÍNH TRỊ Ở SFRY TRƯỚC 1991 .......................... 93 3.2. KHỦNG HOẢNG Ở SLOVENIA NĂM 1991 .......................................... 98 3.2.1. Slovenia tuyên bố trở thành quốc gia độc lập tách khỏi SFRY ........ 98 3.2.2. Chiến tranh ở Slovenia năm 1991 ........................................................... 99 3.3. KHỦNG HOẢNG Ở CROATIA NĂM 1991 ........................................... 101 3.3.1. Croatia tuyên bố trở thành quốc gia độc lập tách khỏi SFRY ....... 101 3.3.2. Chiến tranh ở Croatia (1991 – 1995) .................................................... 102 3.4. KHỦNG HOẢNG Ở MACEDONIA NĂM 1991 .................................... 106 3.5. KHỦNG HOẢNG Ở BOSNIA – HERZEGOVINA NĂM 1992 ............ 108 3.5.1. Bosnia - Herzegovina tuyên bố trở thành quốc gia độc lập tách khỏi SFRY ....................................................................................................................... 108 3.5.2. Chiến tranh ở Bosnia – Herzegovina (1992 – 1995) .......................... 111 3.6. KHỦNG HOẢNG Ở KOSOVO (1998 – 1999) ........................................ 115 3.6.1. Vấn đề Kosovo trước năm 1998 ............................................................. 115 3.6.2. Chiến tranh ở Kosovo (1998 – 1999) ..................................................... 118 3.7. KHỦNG HOẢNG Ở MACEDONIA NĂM 2001 .................................... 119 3.8. KHỦNG HOẢNG Ở CỘNG HÒA LIÊN BANG NAM TƯ NĂM 2006121 3.9. KHỦNG HOẢNG Ở KOSOVO NĂM 2008 ............................................ 123 Chương 4: NHẬN XÉT KHỦNG HOẢNG CHÍNH TRỊ Ở BALKANS GIAI ĐOẠN 1991 – 2008 (TRƯỜNG HỢP CỘNG HÒA LIÊN BANG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA NAM TƯ) ................................................................................................ 131 4.1. ĐẶC ĐIỂM VÀ TÍNH CHẤT CỦA KHỦNG HOẢNG ......................... 131 4.1.1. Đặc điểm của khủng hoảng ..................................................................... 131 4.1.2. Tính chất của khủng hoảng .................................................................... 133 4.2. TÁC ĐỘNG CỦA KHỦNG HOẢNG ....................................................... 137 4.2.1. Tác động đối với SFRY ............................................................................ 137 4.2.2. Tác động đối với Balkans ........................................................................ 140 4.2.3. Tác động đối với châu Âu ........................................................................ 142 4.2.4. Tác động đối với thế giới ......................................................................... 148 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 154 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 158 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ PHẦN PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt CEFTA EC Tiếng Anh The Central European Free Trade Agreement Communists Party of Yugoslavia Common Foreign and Security Policy Conference on Security and Cooperation in Europe European Community Tiếng Việt Khu vực thương mại tự do Trung Âu Đảng Cộng sản Nam Tư Chính sách đối ngoại và an ninh chung Hội nghị an ninh và hợp tác châu Âu Cộng đồng châu Âu EFTA European Free Trade Agreement EU European Union Khu vực thương mại tự do châu Âu Liên minh châu Âu FRY Federal Republic of Yugoslavia Cộng hòa liên bang Nam Tư HDZ Croatian Democratic Union Liên minh Dân chủ Croatia ICFY International Conference on the Hội nghị quốc tế về Nam Tư cũ CPY CFSP CSCE Former Yugoslavia IFOR Implementation Force Lực lượng thực hiện IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế JNA Yugoslav National's Army Quân đội quốc gia Nam Tư KFOR Kosovo Force Lực lượng Kosovo KLA Kosovo Liberation Army Quân giải phóng Kosovo KPC Kosovo Protection Corp Quân đoàn bảo vệ Kosovo KSF Kosovo Security Force Lực lượng an ninh Kosovo LCY League of Communists of Liên đoàn Cộng sản Nam Tư Yugoslavia LDK Democratic League of Kosovo NATO North Atlatic Treaty Organization Liên minh Dân chủ Kosovo OECD Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương Organization for Economic Co- Tổ chức về hợp tác và phát triển kinh tế operation and Development OSCE Organization for Security and Co- Tổ chức về an ninh và hợp tác châu Âu opration in Europe SDA Party of Democratic Action Đảng Dân chủ Hành động SDS Serb Democratic Party Đảng Dân chủ người Serbs SFOR Stabilization Force Lực lượng giữ gìn trật tự SFRY Socialist Federal Yugoslavia UN Union Nations UNMIK United Nations Republic of Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Nam Tư Liên Hiệp Quốc Mission Kosovo UNPROFOR United Nation Protection Force WEU Western European Union in Đại diện Liên Hiệp Quốc ở Kosovo Lực lượng bảo vệ của Liên Hiệp Quốc Liên minh Tây Âu 1 DẪN LUẬN 1. Lý do chọn đề tài Bán đảo Balkans là khu vực địa lý thuộc Đông Nam châu Âu có diện tích khoảng 550.000 km² với 55 triệu dân, bao gồm các quốc gia Slovenia, Croatia, Bosnia - Herzegovia, Serbia, Montenegro, Macedonia, Kosovo, Albaniaa, Bulgaria, Romania, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kì (phần châu Âu). Cuối thế kỉ XX – đầu thế kỉ XXI, trong bối cảnh khủng hoảng và xung đột, chiến tranh diễn ra ở một số nơi trên thế giới như Chiến tranh vùng Vịnh (1990 – 1991), nội chiến ở Somalia, Rwanda...thì Balkans trở thành tâm điểm của khủng hoảng chính trị, là điểm nóng về bất ổn chính trị của châu lục và thế giới. Trung tâm của khủng hoảng và chiến tranh ở Balkans là khủng hoảng và tan rã quốc gia ở Cộng hòa liên bang xã hội chủ nghĩa Nam Tư (Socialist Federal Republic of Yugoslavia – SFRY) thông qua chuỗi các cuộc chiến tranh đẫm máu, với hậu quả tàn phá lớn về mọi mặt đối với quốc gia. Cộng hòa liên bang xã hội chủ nghĩa Nam Tư (Socialist Federal Republic of Yugoslavia – SFRY) được hình thành sau Chiến tranh thế giới II, trên cơ sở phục hồi quốc gia đa dân tộc của người Nam Slavs là Vương quốc của người Serbs, Croats và Slovenes ra đời năm 1918, được đổi tên thành Vương quốc Nam Tư năm 1929. Vương quốc Nam Tư tan rã năm 1941 bởi sự xâm lược của phát xít Đức và Ý, bị phân chia và chiếm đóng trong Chiến tranh thế giới II. Phong trào giải phóng dân tộc thắng lợi dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Nam Tư đã phục hồi quốc gia đa dân tộc của cư dân Nam Slav sau chiến tranh. SFRY sau Chiến tranh thế giới II bao gồm 6 nước cộng hòa là Slovenia, Croatia, Bosnia – Herzegovia, Serbia, Macedonia, Montenegro và 2 tỉnh tự trị thuộc cộng hòa Serbia là Kosovo và Vojvodina, được tổ chức theo mô hình nhà nước liên bang thay thế cho nền quân chủ trong giai đoạn 1918 - 1941. Quốc gia đa dân tộc của cư dân Nam Slavs được hình thành trong hai giai đoạn lịch sử khác nhau, phát triển với những mô hình nhà nước không giống nhau, nhưng đều thể hiện khát vọng của cư dân Nam Slavs mong muốn có một nhà nước độc lập sau hàng thế kỉ chịu sự thống trị của các đế quốc bên ngoài. Việc hình thành quốc gia chung của cư dân Nam Slavs (bao gồm người 2 Serbs, người Croats, người Slovenes, người Bosniaks, người Macedonian, người Montenegrin) vừa là kết quả phát triển của chủ nghĩa dân tộc Nam Slavs, vừa chịu tác động của các nhân tố quốc tế sau hai cuộc thế chiến trong thế kỉ XX. Do vậy, sự phát triển của quốc gia đa dân tộc suốt chiều dài lịch sử từ 1918 đến 1991 vừa chịu tác động của các nhân tố bên trong, vừa chịu ảnh hưởng của hệ thống quốc tế bên ngoài. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, vị trí địa chiến lược quan trọng của SFRY không còn, cùng với khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu đã tác động lớn đến SFRY. Khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu đã chuyển các quốc gia cộng sản sang mô hình kinh tế thị trường và dân chủ chính trị - xã hội của phương Tây. Ở SFRY, khủng hoảng biểu hiện trên lĩnh vực kinh tế, sau đó mở rộng sang khủng hoảng chính trị và chiến tranh sắc tộc. Kết quả của khủng hoảng chính trị ở SFRY là tan rã hoàn toàn quốc gia theo cách mà cả thế giới phải kinh hoàng, đó là tan rã trong bạo lực và chiến tranh đẫm máu. Vậy, khủng hoảng chính trị và tan rã quốc gia ở SFRY diễn ra trong bối cảnh lịch sử như thế nào? nguyên nhân của khủng hoảng và tan rã quốc gia? tiến trình tan rã trong bạo lực ra sao? bản chất của khủng hoảng chính trị ở SFRY là gì? và tại sao khi không còn vị trí địa chiến lược quan trọng sau Chiến tranh Lạnh thì vấn đề khủng hoảng ở SFRY vẫn bị quốc tế hóa?...là những vấn đề khoa học lý thú trong nghiên cứu lịch sử bán đảo Balkans nói riêng và lịch sử thế giới nói chung sau Chiến tranh Lạnh. Nghiên cứu khủng hoảng chính trị ở SFRY không những làm sáng tỏ bức tranh khủng hoảng và tan rã của quốc gia đa dân tộc, mà còn hiểu sâu sắc những vấn đề trong lịch sử phát triển quốc gia của SFRY nói riêng và bán đảo Balkans nói chung, bởi vì nếu không hiểu về lịch sử của SFRY và Balkans thì không thể hiểu những vấn đề hiện tại ở khu vực này. Balkans trong lịch sử là khu vực hội tụ của các nền văn hóa, văn minh trên thế giới, là khu vực tranh giành kiểm soát của các cường quốc lớn, là khu vực có vị trí địa chính trị quan trọng nối giữa châu Âu, châu Á và châu Phi. Balkans đã từng đóng vai trò quan trọng trong lịch sử thế giới bởi vị trí địa chiến lược của khu vực. Tuy nhiên, sau Chiến tranh Lạnh, khu vực này trở thành điểm nóng về khủng hoảng chính trị và chiến tranh trên thế giới. Chính vì vậy, nghiên 3 cứu khủng hoảng chính trị ở SFRY nói riêng và Balkans nói chung trong bối cảnh xung đột về sắc tộc, tộc người, sự nổi dậy của chủ nghĩa dân tộc cực đoạn, sự nổi dậy của chủ nghĩa dân túy…sau Chiến tranh Lạnh có ý nghĩa thời sự lớn trong giai đoạn hiện nay. Việc rút ra những bài học kinh nghiệm từ khủng hoảng chính trị ở SFRY góp phần giải quyết hiệu quả hơn các cuộc khủng hoảng về chính trị, sắc tôc, chủ nghĩa dân tộc cực đoạn ở các quốc gia và khu vực trên thế giới sau Chiến tranh Lạnh như Trung Đông, châu Phi, Đông Nam Âu… Nghiên cứu về khủng hoảng chính trị ở SFRY nói riêng và những vấn đề lịch sử của SFRY, của Balkans nói chung gần như còn là khoảng trống ở Việt Nam. Những công trình nghiên cứu về lịch sử khu vực Balkans còn ít, chủ yếu tập trung vào một số nội dung liên quan như nguyên nhân rạn nứt giữa SFRY và Liên Xô năm 1948, mâu thuẫn và xung đột sắc tộc ở Kosovo, tác động của việc Kosovo tuyên bố độc lập đối với quan hệ quốc tế...chưa có công trình nào ở Việt Nam nghiên cứu cụ thể về khủng hoảng chính trị ở SFRY sau Chiến tranh Lạnh. Ngược lại, các học giả nước ngoài nghiên cứu rất sâu và đa chiều về các vấn đề lịch sử của Balkans cũng như quá trình tan rã trong bạo lực của quốc gia đa sắc tộc SFRY. Điều này được thể hiện ở khối lượng công trình nghiên cứu rất phong phú về số lượng và rất rộng về nội dung của các học giả nước ngoài như các học giả Anh, Mỹ, Nga. Hệ thống công trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài liên quan đến khủng hoảng và tan rã ở SFRY tập trung vào các vấn đề như sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa dân tộc ở SFRY và Balkans, tiến trình tan rã trong chiến tranh của SFRY, vai trò của các lực lượng quốc tế trong giải quyết khủng hoảng ở SFRY, hậu quả của khủng hoảng và tan rã ở SFRY đối với an ninh của châu Âu...Những công trình nghiên cứu về các lĩnh vực này là nguồn tư liệu quan trọng để làm rõ vấn đề khủng hoảng chính trị ở SFRY sau Chiến tranh Lạnh. Tuy nhiên, chưa có một công trình nghiên cứu tổng hợp và cụ thể về khủng hoảng chính trị ở SFRY giai đoạn 1991 – 2008 để làm rõ bức tranh của khủng hoảng chính trị, bản chất của khủng hoảng và hậu quả của khủng hoảng trên cơ sở nghiên cứu những tiền đề khách quan và chủ quan của nó. Chính vì vậy, nghiên cứu về khủng hoảng chính trị ở SFRY giai đoạn 1991 – 2008 là một vấn 4 đề khoa học hấp dẫn, có ý nghĩa trong việc hiểu rõ về lịch sử cũng như khủng hoảng chính trị ở SFRY sau Chiến tranh Lạnh, góp phần làm sáng tỏ hơn những vấn đề lịch sử khác của SFRY và Balkans như chủ nghĩa dân tộc, xung đột tôn giáo, sắc tộc... Tuy nhiên, đây là một vấn đề lịch sử phức tạp nên cần có quá trình nghiên cứu khoa học công phu và nghiêm túc. Những nghiên cứu ban đầu về khủng hoảng chính trị ở SFRY sau Chiến tranh Lạnh một mặt làm rõ bức tranh khủng hoảng, tan rã quốc gia, mặt khác gợi mở những vấn đề cần nghiên cứu trong tương lai về SFRY, về bán đảo Balkans ở Việt Nam. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “Khủng hoảng chính trị ở Balkans giai đoạn 1991 – 2008 (Trường hợp Cộng hòa liên bang xã hội chủ nghĩa Nam Tư)” để làm đề tài nghiên cứu cho luận án Tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử thế giới của mình. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm hiểu rõ khủng hoảng chính trị ở Balkans giai đoạn 1991 – 2008 (Trường hợp Cộng hòa liên bang xã hội chủ nghĩa Nam Tư) dựa vào việc hệ thống hóa, phân tích nguồn tư liệu. Trên cơ sở làm sáng tỏ tiền đề, tiến trình, đặc điểm, tác động...của khủng hoảng chính trị ở SFRY để đưa ra những đánh giá khoa học về bản chất của khủng hoảng, rút ra những bài học kinh nghiệm trong giải quyết mâu thuẫn, kiềm chế và kiểm soát khủng hoảng đối với các quốc gia trên thế giới. Bên cạnh đó, làm sáng tỏ các nội dung liên quan của lịch sử quốc gia đa dân tộc SFRY như đặc điểm về tộc người, tôn giáo, văn hóa, vị trí địa chiến lược sau Chiến tranh Lạnh và sự can thiệp của các lực lượng quốc tế trong giải quyết khủng hoảng thập niên 1990. Từ việc nghiên cứu khủng hoảng chính trị ở SFRY sau Chiến tranh Lạnh, tác giả bước đầu cung cấp hệ thống tư liệu và gợi mở những vấn đề nghiên cứu tiếp theo liên quan đến lịch sử khu vực Balkans nói chung và SFRY nói riêng trong tương lai đối với nghiên cứu lịch sử thế giới ở Việt Nam. 5 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu như trên, luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau: - Phân tích tiền đề của khủng hoảng chính trị ở SFRY (1991 – 2008). Những nhân tố khách quan và chủ quan được tổng hợp, phân tích để làm sáng tỏ bối cảnh lịch sử cũng như tiền đề dẫn đến khủng hoảng. - Tổng hợp, phân tích làm rõ tiến trình khủng hoảng chính trị ở SFRY giai đoạn 1991 – 2008 dẫn đến tan rã quốc gia đa sắc tộc bằng các cuộc chiến tranh đẫm máu. Trên cơ sở phân tích mối liên hệ giữa tiền đề và tiến trình khủng hoảng, đưa ra những đánh giá về tính chất cũng như loại hình khủng hoảng chính trị ở SFRY. - Phân tích đặc điểm của khủng hoảng, tác động của khủng hoảng chính trị ở SFRY đối với quốc gia, khu vực, châu lục và thế giới sau Chiến tranh Lạnh. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là khủng hoảng chính trị ở Balkans giai đoạn 1991 – 2008 (Trường hợp Cộng hòa liên bang xã hội chủ nghĩa Nam Tư). Luận án tập trung làm rõ bức tranh khủng hoảng chính trị ở SFRY 20 năm sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, đó là khủng hoảng chính trị dẫn đến sự tan rã quốc gia đa sắc tộc bằng các cuộc chiến tranh đẫm máu, gây biến động lớn về an ninh và ổn định của khu vực. Để làm rõ bức tranh khủng hoảng chính trị ở SFRY (1991-2008) thì tác giả phân tích làm rõ tiền đề của khủng hoảng cũng như những đặc điểm và tác động của khủng hoảng đối với quốc gia và quốc tế. 3.2. Phạm vi nghiên cứu + Về nội dung: Nghiên cứu về khủng hoảng chính trị ở Balkans giai đoạn 1991 – 2008 (Trường hợp Cộng hòa liên bang xã hội chủ nghĩa Nam Tư). Phân tích những tiền đề khách quan và chủ quan dẫn đến khủng hoảng chính trị. Khủng hoảng chính trị được biểu hiện bằng sự bùng nổ của chủ nghĩa dân tộc, sự bất lực của của giới cầm quyền trong giải quyết các thách thức đặt ra, sự mâu thuẫn của các lực lượng chính trị trong việc tìm kiếm một mô hình tổ chức nhà nước phù hợp, thất bại 6 của các Đảng Cộng sản trong các cuộc bầu cử đa đảng đã đưa các đảng dân tộc lên cầm quyền ở các nước cộng hòa trong liên bang dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội. Đỉnh cao của khủng hoảng chính trị là sự tan rã của quốc gia đa dân tộc SFRY, hình thành các nước cộng hòa độc lập bằng các cuộc chiến tranh đẫm máu, biến khu vực Balkans trở thành điểm nóng về bất ổn chính trị của thế giới sau Chiến tranh Lạnh. + Về không gian: Không gian nghiên cứu của luận án là quốc gia đa dân tộc SFRY. Quốc gia này được hình thành từ những lãnh thổ sinh sống của cư dân Nam Slavs nằm dưới sự thống trị của 2 đế quốc Ottoman và Habsburg ở bán đảo Balkans trong lịch sử trung đại. Từ khi hình thành năm 1918 đến khi tan rã năm 1991, SFRY phát triển hai giai đoạn khác nhau với những đặc điểm lịch sử rất riêng biệt, trong đó chủ nghĩa dân tộc là đặc điểm nổi bật xuyên suốt chiều dài lịch sử phát triển của SFRY và cũng là nhân tố tác động quyết định đến phương thức tan rã của quốc gia đa dân tộc này. + Về thời gian: Thời gian luận án nghiên cứu là giai đoạn 1991 – 2008. Luận án lấy mốc thời gian bắt đầu là năm 1991 khi các nước cộng hòa đầu tiên trong SFRY tuyên bố độc lập (6/1991) đánh dấu sự tê liệt hoàn toàn của hệ thống chính trị, mở đầu cho sự tan rã quốc gia của SFRY bằng chiến tranh. Mốc kết thúc khi Kosovo tuyên bố độc lập năm 2008 – nước cộng hòa cuối cùng trong lãnh thổ của SFRY thực hiện ly khai tách ra khỏi Serbia trở thành quốc gia độc lập. 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tư liệu Nguồn tư liệu cấp một là hệ thống các hiến pháp, các hiêp ước, các hồi kí...bản tiếng Anh. Dựa trên nguồn tư liệu phong phú và tin cậy, tác giả luận án phân tích và hệ thống hóa khủng hoảng chính trị ở SFRY giai đoạn 1991 – 2008. Những nội dung về hệ thống các hiệp ước hòa bình trong quá trình tan rã quốc gia của SFRY cho phép chúng ta hiểu rõ về tính chất và đặc điểm của khủng hoảng chính trị ở SFRY. Hệ thống hiệp ước hòa bình bao gồm Hiệp ước Brioni (7/1991) kết thúc cuộc chiến tranh 10 ngày ở Slovenia, Hiệp ước Dayton (12/1995) đem lại 7 hòa bình cho Bosnia – Herzegovina và kết thúc chiến tranh ở Croatia, Nghị quyết 1244 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (6/1999) kết thúc chiến tranh ở Kosovo...Bên cạnh nguồn tư liệu gốc này, hệ thống các bản hiến pháp trong lịch sử SFRY cũng được tiếp cận bằng văn bản tiếng Anh bao gồm hiến pháp năm 1946, luật hiến pháp năm 1953, hiến pháp năm 1963, hiến pháp năm 1974. Những nội dung về mối quan hệ giữa các tộc người ở SFRY, cấu trúc mô hình nhà nước, hệ thống tự chủ xã hội chủ nghĩa trong quản lý kinh tế, mối quan hệ giữa chính quyền liên bang và chính quyền các nước cộng hòa, quyền của các nước cộng hòa...được quy định trong các bản hiến pháp góp phần làm rõ các vấn đề lịch sử như chủ nghĩa dân tộc, mô hình nhà nước...ở SFRY. Trên cơ sở nguồn tài liệu này, chúng tôi làm rõ tiền đề của khủng hoảng chính trị ở SFRY, đặc biệt có cái nhìn biện chứng về những nguồn gốc tạo nên khủng hoảng hiện tại từ lịch sử. Nguồn tư liệu cấp hai là hệ thống các công trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài với các nội dung liên quan đến đề tài luận án. Trong nhóm tư liệu này, tập trung nhất là các công trình mô tả cụ thể các cuộc chiến tranh trong tiến trình tan rã quốc gia ở SFRY. Thông qua diễn biến của chiến tranh cho phép chúng ta phân tích tính chất, hậu quả của khủng hoảng chính trị ở SFRY, những biện pháp ổn định hòa bình sau khi chiến tranh kết thúc cũng như vai trò của các lực lượng quốc tế trong giải quyết khủng hoảng. Một số công trình tiêu biểu của nhóm tư liệu này mà chúng tôi tiếp cận được như “Sự bắt đầu và kết thúc của liên bang Nam Tư, khủng hoảng bổ sung hiến pháp ở Slovenia năm 1989” (The Beginning of the End of Federal Yugoslavia The Slovenian Amendment Crisis of 1989) của tác giả Robert M. Hayden được xuất bản bởi The center for Russian and East European Studies, University of Pittsburgh năm 1992; “ Sự tan rã trong bạo lực của Nam Tư – nguyên nhân, động cơ và tác động – tập hợp từ báo chí” (The Violent Dissolution of Yugoslavia causes, dynamics and effects Collection of Papers) được biên tập bởi Miroslav Hadžić và xuất bản bởi Centre for Civil-Military Relations, Belgrade, năm 2004; “Chủ nghĩa dân tộc Serbia và nguồn gốc của các cuộc khủng hoảng Nam Tư” (Serbian Nationalism and the Origins of the Yugoslav Crisis) của tác giả Vesna 8 Pesic, xuất bản bởi United States Insttute of Peace; “Nhận thức về Nam Tư: cuộc tranh luận giữa các học giả về sự ran rã và chiến tranh ở Bosnia và Kosovo” (Thinking about Yugoslavia: Scholarly Debates about the Yugoslav Breakup and the Wars in Bosnia and Kosovo) của tác giả Sabrina P. Ramet được xuất bản bởi United States of American by Cambridge University Press, New York, năm 2005...Nhóm tư liệu này là nguồn tư liệu quan trọng nhất để chúng tôi phân tích những tiền đề cũng như hệ thống tiến trình khủng hoảng chính trị ở SFRY giai đoạn 1991 – 2008. Nguồn tư liệu cấp ba là hệ thống các bài báo khoa học của các học giả nước ngoài về các nội dung liên quan đến khủng hoảng chính trị ở SFRY. Số lượng các bài báo khoa học về các nội dung liên quan đến những vấn đề lịch sử và khủng hoảng chính trị ở SFRY sau Chiến tranh Lạnh tương đối phong phú với cách tiếp cận đa chiều. Một số công trình tiêu biểu như bài viết “Khủng hoảng hiến pháp ở Nam Tư và luật quốc tế về quyền dân tộc tự quyết: Quyền ly khai của Slovenia và Croatia” (The Constitutional Crisis in Yugoslavia and the International Law of SelfDetermination: Slovenia‟s and Croatia‟s Right to Secede) của tác giả Richard F . Iglar, 15 B. C. Int' l & Comp. L. Rev . 213 (1992); bài viết “Tự phá hủy của Nam Tư” (The Self-Destruction of Yugoslavia) của tác giả Dejan Guzina, Canadian Review of Studies in Nationalism 27, no. 1/2 (2000): 21-32; bải viết “Sự chuyển đổi ở Đông Nam Âu – Tìm hiểu sự phát triển kinh tế và sự thay đổi thể chế” (Transition in Southeast Europe: Understanding Economic Development and Institutional Change) của tác giả Milica Uvalic, United Nations University (UNU), World Institute for Development Economics Research (WIDER), Working Paper No. 2010/41. Nhóm tư liệu này cũng là một nguồn quan trọng bổ sung những thông tin và quan điểm nghiên cứu về những đặc điểm của cuộc khủng hoảng chính trị ở SFRY trong thập niên 1990 cũng như những phân tích khái quát về bối cảnh khu vực tác động đến khủng hoảng ở SFRY. Nhìn chung, nguồn tư liệu mà chúng tôi sử dụng trong luận án chủ yếu là nguồn tư liệu của các học giả nước ngoài (Anh, Mỹ, Nga) cho nên trong quá trình 9 khai thác tư liệu để bổ sung thông tin, nhận thức về vấn đề nghiên cứu, chúng tôi chú ý đến thế giới quan của các tác giả, phân tích so sánh đối chiếu các lý thuyết khoa học khác nhau từ các nhà nghiên cứu để đưa ra những đánh giá khách quan trên sơ sở phương pháp luận Mácxít. 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận: Cơ sở phương pháp luận của luận án là thế giới quan Mácxít, đó là những quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử trong nhận thức và đánh giá sự kiện, hiện tượng lịch sử được vận dụng trong nghiên cứu về khủng hoảng chính trị ở SFRY sau Chiến tranh Lạnh. Cụ thể: + Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho phép xem xét khủng hoảng chính trị ở SFRY giai đoạn 1991 – 2008 trong sự vận động, phát triển. Sự vận động và phát triển này một mặt do yếu tố bên trong quyết định như sự vận động của chủ nghĩa dân tộc trong lịch sử SFRY, cấu trúc mô hình nhà nước trong lịch sử...mặt khác là sự vận động phát triển mang tính quy luật của khủng hoảng trên cơ sở lý giải mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng ở SFRY. Cơ sở hạ tầng được biểu hiện ở những cải cách về kinh tế của SFRY bắt đầu thực hiện từ đầu thập niên 1950 sau sự rạn nứt trong quan hệ với Liên Xô theo hướng phân quyền kinh tế cho các nước cộng hòa và các tỉnh tự trị trong liên bang. Cải cách về mặt kinh tế đòi hỏi một sự phân quyền chính trị tương ứng cho chính quyền địa phương ở SFRY. Điều này mâu thuẫn với mô hình nhà nước tập trung quyền lực dưới sự lãnh đạo của Liên đoàn Cộng sản Nam Tư dẫn đến khủng hoảng về cấu trúc nhà nước và thể chế chính trị. Kết quả của khủng hoảng là tan rã quốc gia khi kiến trúc thượng tầng không thay đổi phù hợp với sự thay đổi của cơ sở hạ tầng ở SFRY thập niên 1980. + Chủ nghĩa duy vật lịch sử cho phép nghiên cứu khủng hoảng chính trị ở SFRY giai đoạn 1991 – 2008 trong bối cảnh lịch sử cụ thể. Đó là sự hội tụ của các nhân tố khách quan và chủ quan dẫn tới khủng hoảng cũng như những thay đổi trong tiến trình khủng hoảng chịu tác động từ những nhân tố lịch sử cụ thể. Đó là 10 kết thúc Chiến tranh Lạnh cùng với khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu đòi hỏi những thay đổi mang tính thời đại ở SFRY. Mặt khác, những nhân tố của khủng hoảng bên trong như sự mất cân bằng trong phát triển kinh tế giữa các nước cộng hòa và các tỉnh tự trị trong liên bang, nợ nước ngoài, lạm phát và thất nghiệp cao cùng với sự phân ly về chính trị, chủ nghĩa dân tộc phát triển...dẫn đến khủng hoảng chính trị ở SFRY. Khủng hoảng chính trị dẫn đến tan rã quốc gia, bùng nổ các cuộc chiến tranh đẫm máu trên cơ sở tác động của những nhân tố lịch sử riêng biệt ở SFRY. Bên cạnh đó, luận án nghiên cứu trên bình diện sử học, kết hợp với cách tiếp cận chính trị học, quan hệ quốc tế nhằm mô tả, giải thích, phân luận tiến trình, bản chất, đặc điểm cuộc khủng hoảng chính trị ở Balkans giai đoạn 1991 – 2008 (Trường hợp cụ thể ở SFRY) nên chúng tôi tiếp cận một số lý thuyết nghiên cứu về chính trị học và quan hệ quốc tế để làm rõ nội dung của luận án, cụ thể: + Lý thuyết địa chính trị được tiếp cận trong nghiên cứu tiền đề cũng như tiến trình khủng hoảng chính trị ở SFRY. Về tiền đề, đó là vị trí địa chính trị quan trọng của SFRY cũng như khu vực Balkans trong lịch sử. Những đặc điểm riêng của yếu tố địa chính trị đã giải thích những khuynh hướng phát triển chính trị khác nhau ở các nước cộng hòa trong SFRY như khuynh hướng chính trị tự trị, tư tưởng chủ nghĩa liên bang ở Slovenia và Croatia trong khi Serbia theo khuynh hướng chính trị tập trung. Một trong những nhân tố tác động đến sự lựa chọn các khuynh hướng chính trị khác nhau đó là địa chính trị. Serbia trong lịch sử phần lớn thời gian nằm dưới sự thống trị của đế quốc Ottoman với đặc trưng văn hóa chính trị tập trung còn Slovenia và Croatia trong lịch sử hàng thế kỉ nằm dưới sự thống trị của đế quốc Habsburg nên ảnh hưởng văn hóa tự trị của Trung Âu rất cao. Không những thế, địa chính trị còn ảnh hưởng đến tiến trình tan rã quốc gia ở SFRY trong thập niên 1990 và thập niên đầu thế kỉ XXI. Serbia với địa chính trị được xem là trung tâm của SFRY nên nếu hoàn thành kế hoạch của một “Đại Serbia” sẽ dẫn đến sự thống trị của Serbia ở SFRY và kiểm soát Balkans. Ngược lại Slovenia, Croatia với địa chính trị là ngoại vi của SFRY và Balkans nên dễ tách ra hòa nhập vào các liên
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất