Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khu du lịch làng quê sông nước...

Tài liệu Khu du lịch làng quê sông nước

.DOC
32
302
106

Mô tả:

Khu du lịch làng quê sông nước GVHD: TRẦN ĐỨC QUANG LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đồ án tốt nghiệp này em xin chân thành cảm ơn sư tạo điều kiện của nhà trường, sự ân cần dạy dỗ của các thầy cô trong bộ môn kiến trúc và các thầy cô khác trong khoa và nhà trường. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo Trần Đức Quang đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo để cho em hoàn thành đồ án này. Tuy nhiên, do còn nhiều hạn chế khách quan và của bản thân nên đề tài không thể không tránh khỏi những thiếu xót và hạn chế trong quá trình thể hiện. Em rất mong được sự giúp đỡ và chỉ bảo thêm của các thầy cô để em có thể hoàn thiện thêm những kiến thức đã học được và trang bị cho mình những kinh nghiệm cần thiết cho công việc sau này. Em xin chân thành cảm ơn Đà Nẵng: ngày 15 tháng 05 năm 2007 Sinh viên TRỊNH THỊ THU GIANG SVTH: TRỊNH THỊ THU GIANG Trang 1 Khu du lịch làng quê sông nước GVHD: TRẦN ĐỨC QUANG MỞ ĐẦU 1. ĐÁNH GIÁ VỀ MỘT SỐ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN THẾ GIỚI: Theo tổ chức du lịch thế giới UNWTO, nền công nghiệp du lịch ngày càng phát triển bất chấp các sự kiện chiến tranh, khủng bố, thiên tai. Điều này là hệ quả tất yếu của sự phát triển về thương mại, kinh tế, công nghệ và quá trình nhất thể hoá hội nhập của nền kinh tế thế giới. Cách đây khoảng 10 năm, tỷ trọng nền kinh tế du lịch chỉ chiếm 10% trong toàn bộ nền kinh tế thì nay con số này đã vượt 17%. Khách du lịch được phân chia thành 2 luồng chính: luồng khách du lịch thương gia và luồng khách du lịch phi kinh tế (nghĩ ngơi, văn hoá, lễ hội, mua sắm….). Tuy nhiên những năm gần đây, các cuộc chiến tranh khủng bố cũng như thiên tai đã ảnh hưởng không nhỏ đến ngành du lịch nước ta cũng như trên thế giới. Do vậy phát triển du lịch một cách bền vững là xu hướng được mọi quốc gia quan tâm. 2. MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ TIỀM NĂNG DU LỊCH VIỆT NAM Theo ý kiến của ngài Jean Bergercau: Đất nước Việt Nam rất giàu tiềm năng phát triển các loại hình du lịch khác nhau, từ du lịch thương gia (do nền kinh tế phát triển rất năng động ) đến du lịch đại chúng và đặc biệt ở Việt Nam được thiên nhiên vô cùng ưu đãi tạo ra những bãi biển và những khu nghỉ mát có cảnh quan và khí hậu tuyệt hảo. Việt Nam cũng là một quốc gia có nhiều di tích văn hoá lịch sử. Việt Nam cũng có một nền văn hoá lâu đời nhiều màu sắc phong phú và đa dạng. Do vậy Việt Nam có thể thu hút được nhiều loại khách du lịch khác nhau t ừ khách du lịch thương gia đến khách du lịch nghĩ dưỡng, shopping, du lịch mạo hiểm, du lịch khảo cứu, du lịch văn hoá. . . . Để các loại hình du lịch này phát huy hết tác dụng của mình và loại hình này không triệt tiêu loại hình kia thì nghành du lịch Việt Nam phải tiến hành qui hoạch cho từng vùng, từng khu du lịch cụ thể. SVTH: TRỊNH THỊ THU GIANG Trang 2 Khu du lịch làng quê sông nước GVHD: TRẦN ĐỨC QUANG Ngài Maximo Molinary Kiến trúc sư người Italya rất có kinh nghiệm về kiến trúc qui hoạch cũng đưa ra lời khuyến cáo rằng: Sự phát triển du lịch Việt Nam không nên tách rời truyền thống văn hoá cả về mặt kiến trúc lẫn phong tục, tập quán. Đây là một thế mạnh mà không phải quốc gia nào cũng có như Việt Nam. 3. TIỀM NĂNG DU LỊCH KHU VỰC MIỀN TRUNG Tiềm năng du lịch khu vực Miền Trung, bao gồm các khu vực phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, CỐ ÐÔ Huế - di sản văn hoá thế giới, động Phong Nha - Kẻ Bàng - di sản thiên nhiên thế giới, thành phố Đà Nẵng, khu Non Nước, Lăng Cô, Cảnh Dương, Bạch Mã, Thành cổ Quảng trị, Dung Quất, Phú Ninh, Nha Trang… Điều đó sẽ tạo ngay cho những nhà hoạt định chiến lược phát triển du lịch tại khu vực này một nhận thức rất rõ nét về chính sách qui hoạch đầu tư và phát triển du lịch Miền Trung. Cụ thể các loại hình du lịch như: văn hoá, khảo cổ nghiên cứu, nghĩ dưỡng, du lịch xanh, mạo hiểm, du lịch biển . . . sẽ là những sản phẩm nồng cốt của sự phát triển trong du lịch trong khu vực các loại hình du lịch : shopping, vui chơi giải trí, hội nghị. . . chỉ là những sản phẩm có tính chất phụ trợ. tất cả các chuyên gia nghiên cứu du lịch đều có chung một nhận xét rằng: Hiện nay tại khu vực miền Trung Việt Nam, nghành du lịch Việt Nam và các địa phương vẫn dựa vào những tặng phẩm của lịch sử và tự nhiên, chứ chưa có đầu tư qui mô để khai thác tốt được các thế mạnh này. Khu vực Đà Nẵng - Hội An tuy đã có quan tâm nhất định về bảo tồn và gìn giữ văn hoá truyền thống trong từng dự án đầu tư, song việc đầu tư vẫn thiếu tính quy hoạch, đặc biệt là quy hoạch tổng thể nên chưa tạo được những mối liên hoàn giữa các dự án và các sản phẩm du lịch. SVTH: TRỊNH THỊ THU GIANG Trang 3 Khu du lịch làng quê sông nước GVHD: TRẦN ĐỨC QUANG 4. NHỮNG CƠ SỞ PHÁP LÝ, QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐẦU TƯ: 4. 1. Cơ sở pháp lý: a. Chỉ thị 46/CT-TW của BCHTW Đảng”Về lãnh đạo đổi mới và phát triển du lịch trong tình hình mới” b. Nghị quyết số45/CP ngay22/06/1993 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới quản lý phát triển nghành du lịch. c. Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng Cộng Sản Việt Nam. d. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995-2010 được Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt ngày 24/05/1999. d. Chỉ thị số 32/CT/TTg, ngày 23/09/1998 của Thủ tướng Chính phủ về công tắc quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010. e. Chiến lược phát triển du lịchViệt Nam giai đoạn 2001-2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 22/07/2002. f. Chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2002-2005 của Tổng cục Du lịch. g. Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Nam thời kỳ 19992010”. h. Đề án”Phát triển du lịch Quảng Nam đến năm 2015”. k. Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch thị xã Hội An 1995-2010. i. Nghị quyết số 18/2001/NQ-HĐ ngày 27/12/2001, nghị quyết chuyên đề về phát triển du lịch Hội An từ 2005-2010. 4. 2. QUAN ĐIỂM VỀ LOẠI HÌNH DU LỊCH SINH THÁI: Loại hình du lịch sinh thái về thực chất là loại hình có quy mô không lớn, nhưng có tác dụng hoà nhập với môi trường tự nhiên ở điểm du lịch, khu du lịch và nền văn hoá ở đó. Chính loại hình du lịch này cũng là một loại hình thức du lịch bền vững mà hiện nay Tổ chức Du Lịch thế giới đã khẳng định đối với các hoạt động du lịch nhằm vừa đáp ứng các nhu cầu hiện đại của du khách đến tham quan, SVTH: TRỊNH THỊ THU GIANG Trang 4 Khu du lịch làng quê sông nước GVHD: TRẦN ĐỨC QUANG nghĩ dưỡng. v. v…đồng thời chú trọng việc tôn trọng nhằm bảo tồn các nguồn tài nguyên du lịch để có điều kiện phát triển hoạt động của du lịch trong tương lai. Loại hinh du lịch sinh thái có nhiệm vụ: -Bảo tồn tài nguyên của môi trường tự nhiên. -Bảo đảo đối với du khách về các đặc điểm của môi trường tự nhiên mà họ đang chiêm ngưỡng. -Thu hút tích cực sự tham gia của cộng đồng người dân bản địa trong việc quản lý bảo vệ và phát triển du lịch đang triển khai thực hiện trong điểm du lịch, khu du lịch. v. v… 4. 3. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI: Quy hoạch, thiết kế khu du lịch làng quê sông nước đáp ứng nhu cầu lưu trú của khách du lịch, đồng thời phải phù hợp với cảnh quan xung quanh, gìn giữ môi trường theo tiêu chí khu du lịch sinh thái, phát triển bền vững phù hợp với quy hoạch tổng thể của Du lịch Hội An đến năm 2010. 4. 4 SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ: Theo dự báo của các chuyên gia du lịch, trong những năm tới Du lịch sinh thái sẽ được các công ty lữ hành và các nhà điều hành tour du lịc quan tâm hàng đầu. Loại hình du lịch này không những gìn giữ môi trường, bảo tồn các bản sắc văn hoá mà còn tạo công ăn việc làm, giúp địa phương chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phù hợp với xu thế phát triển kinh tế bền vững hiện nay. Cẩm Thanh ở phía Đông Nam Thị xã Hội An, được bao bọc bởi các nhánh sông Đế võng, Sông Đình, và hạ vực song Thu Bồn, hình thành nên hệ thống song ngòi chằng chịt, hệ sinh thái vùng ngập mặn của sông ven biển rất phù hợp với cây dừa nước tạo thành thảm xanh phong phú. Khí hậu thuận hoà nhờ có Rừng dừa Bảy mẩu và hàng chục hecta rừng trồng, hệ cồn nổi nhấp nhô giữa các nhánh SVTH: TRỊNH THỊ THU GIANG Trang 5 Khu du lịch làng quê sông nước GVHD: TRẦN ĐỨC QUANG sông, tất cả tạo nên khung cảnh nên thơ hữu tình. Mặt khác, Cẩm Thanh có truyền thống lịch sử lâu đời, có truyền thống anh hung cách mạng, nơi đây ghi dấu nhiều chứng tích lịch sử có giá trị. Cẩm Thanh là khu vực phát triển trông lúa và thuỷ sản. Do vậy cảnh quan tự nhiên của một vùng quê yên tĩnh vẫn được giữ gìn, tạo cho Cẩm Thanh một sắc thái riêng khá hấp dẫn. Đây là một trong những tiêu chí quan trọng để tổ chức loại hình du lịch sinh thái, làng quê sông nước. Khu du lịch được quy hoạch hợp lý sẽ là một nơi dừng chân lý tưởng của du khách, từng bước đưa du khách hoà vào một không gian làng quê thân thiện, giúp du khách hiểu hơn các truyền thống, các giá trị văn hoá tại địa phương. Đồng thời tạo điều kiện để người dân địa phương có cơ hội việc làm, nâng cao thu nhập bảo tồn các hệ động thực vật và tài nguyên du lịch tự nhiên tại nơi mình đang sống; góp phần phát triển du lịch Cẩm Thanh cũng như du lịch Hội An ngày càng phát triển. SVTH: TRỊNH THỊ THU GIANG Trang 6 Khu du lịch làng quê sông nước GVHD: TRẦN ĐỨC QUANG PHẦN I GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI CẨM THANH I. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHÍ HẬU: 1.1 Vị trí địa lý Cẩm Thanh: Xã Cẩm Thanh thuộc thị xã Hội An tỉnh Quảng Nam, các trung tâm thị xã chừng 3km về phía Đông Nam. Diện tíc 879, 49 ha. Diện tích mặt nước, mặt sông 39,5 ha trong đó mặt nước sông bao quanh 5,5 ha. Diện tích rừng Dừ nước 150 ha tập trung chủ yếu ở thôn 1,2,3. - Phía Đông giáp Phường Cửa Đại - Phía Tây giáp Phường Cẩm Châu - Phía Nam Giáp xã Duy Nghĩa, Huyện Duy Xuyên - Phía Bắc giáp Phường Cẩm Châu và Phường Cửa Đại - Ngoài sông Thu Bồn là sông chính còn có 3 con sông dài len lỏi chảy quanh như sông Cổ Cò, Sông Đình, Sông Đò. Nhờ hệ thống sông ngòi và kênh rạch chằng chịt, cùng đặc điểm vùng sinh thái nước ngập mặn nên dừa nước ở đây phát triển rất tốt. Ngoài Rừng dừa Bảy mẫu Cẩm Thanh trải rộng tại thôn 1,2,3 và 8 còn có 42 ha rừng trồng và 9,15 ha rừng phòng hộ. 1.2 Khí hậu: Khí hậu ở đây mang tính đặc trưng của khí hậu vùng duyên hải miền Trung: - Nhiệt độ trung bình hằng năm: 26,6 o C - Độ ẩm trung bình: 82 % - Số giờ nắng trung bình hằng năm: SVTH: TRỊNH THỊ THU GIANG 2.158 giờ Trang 7 Khu du lịch làng quê sông nước - Lượng mưa trung bình hằng năm: GVHD: TRẦN ĐỨC QUANG 2.066 mm - Lượng bốc hơi trung bình hằng năm: 1.036 mm Mùa nắng kéo dài từ tháng 1 đến tháng 8, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, số ngày mưa trung bình là 147 ngày. Mùa mưa thường có bão do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Mùa nắng kèm theo gió mùa Tây Nam nắng và khô. II. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI: 2.1 Dân số, lao động, cơ cấu ngành nghề: Toàn xã Cẩm Thanh có 1.637 hộ gia đình, bao gồm 6.893 nhân khẩu, trong đó nam 3.367 người, nữ 3.529 người. Cơ cấu ngành nghề: 2 Nông nghiệp 3 Ngư nghiệp 4 Nuôi trồng thuỷ sản Toàn xã có 8 thôn, khu vực dự kiến tổ chức thực hiện tuyến tham quan du lịch bao gồm các thôn 2, 3 và thôn 7. 2.2 Hiện trạng Cơ sở hạ tầng: - Hệ thống giao thong bộ ở Cẩm Thanh gần đây có nhiều thay đổi, hầu hết đường liên thôn đã được bê tông hóa nên rất thuận lợi cho việc đi lại. Bốn con đường lớn liên xã xuyên suốt xã và thong với các trục đường chính trong thị xã là đường Tống Văn Sương, Huỳnh Thị Lựu, Nguyễn Duy Hiệu, đường dập PAM và đường DX15. Hệ thống giao thong thuỷ cũng rất thuận lợi, liên vùng với Hội An, Duy Nghĩa. - Toàn bộ xã có điện lưới quốc gia. - Nguồn nước chủ yếu lấy từ nguồn nước ngầm bằng cách đào giếng, đóng giếng, một số nơi dung nước từ nhà máy nước. - Hệ thống xử lý rác, nước thải, môi trường vệ sinh trên toàn xã nói chung đảm bảo nhưng nếu mở tour và phục vụ du khách thì tại các điểm tham quan và SVTH: TRỊNH THỊ THU GIANG Trang 8 Khu du lịch làng quê sông nước GVHD: TRẦN ĐỨC QUANG Rừng dừa Bảy mẫu cần cải tạo nhiều. 2.3 Tài nguyên du lịch Cẩm Thanh: - Phong cảnh vùng quê sông nước Cẩm Thanh nên thơ hữu tình, nổi bật là Rừng dừa Bảy mẫu cùng với hệ thống sông lạch len lỏi khắp xã, những cánh đồng lúa bắp, những con đường nhỏ, với những ngôi nhà xây theo kiểu nông thôn xưa, tất cả đã tạo nên cảnh một vùng quê miền Trung ven biển thanh bình hứa hẹn sẽ cuốn hút du khách. - Hệ thống Cồn nổi và gò, lạch và dừa nước rất phù hợp với loại hình du lịch sông nước, du lịch sinh thái như Thuận Tình, Cồn ông Hơi, Cồn Tiến, Cồn Ba Xã, Gò Hí, Gò Già. Đây là những điểm tham quan nghỉ ngơi thư giãn tuyệt vời cho những du khách thích loại hình du lịch này. - Bên cạnh những phong cảnh thiên nhiên, Cẩm Thanh còn gắn với những Di tích Lịch sử Văn hoá – Cách mạng như Lăng Bà (thôn 6), Miếu ông Tiến – Ông tổ nghề Yến, Khu mộ Thứ Phi vua Quang Trung và các tướng Tây Sơn, Căn cứ địa cách mạng (Khu Rừng dừa Bảy mẫu). - Các món ẩm thực dân dã ở Cẩm Thanh cũng rất phong phú. Rong câu là món tráng miệng khá ngon và giải nhiệt tốt. Khoai lang, bắp là những món ăn miền quê hấp dẫn đối với du khách quốc tế. Các món hải sản vùng này như cá, dộp cùng các loài nghêu sò… luôn tươi ngon sẽ đem lại cảm giácngon miệng cho mọi du khách. 2.4 Vai trò và vị trí Cẩm Thanh đối với du lịch Hội An: Cẩm Thanh không xa Hội An chỉ 20 phút đi xe đạp, hệ thống giao thong, hạ tầng cơ sở du lịch đang từng bước cải thiện. Hệ thống sông ngòi chằng chịt, khí hậu mát mẻ nhờ Rừng dừa Bảy mẫu và hàng chục hecta rừng trồng. Gió từ Biển Đông thổi vào mang hơi mát từ biển làm cho cây cối luôn tươi mát. Đây là một trong những tiêu chí quan trọng khi có dự định tổ chức loại hình du lịch sinh thái, làng quê sông nước. Xuất phát từ điều kiện tự nhiên, xã hội và tài nguyên du lịch như vậy; Cẩm SVTH: TRỊNH THỊ THU GIANG Trang 9 Khu du lịch làng quê sông nước GVHD: TRẦN ĐỨC QUANG Thanh Rừng dừa Bảy mẫu sẽ là điểm thu hút được lượng lớn khách du lịch lưu trú tại Hội An. PHẦN THỨ II DỰ BÁO PHÁT TRIỂN DU LỊCH HỘI AN I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN: 1.1 Khách du lịch: SVTH: TRỊNH THỊ THU GIANG Trang 10 Khu du lịch làng quê sông nước GVHD: TRẦN ĐỨC QUANG Hơn 10 năm qua, Du lịch Hội An đã từng bước tạo dựng thương hiệu và từng bước đặt những bước đi vững vàng trên con đường phát triển. Các con số thống kê số lượt du khách đến thanh quan lưu trú ngày càng tăng đã chứng tỏ điều đó. Lượt khách tham quan lưu trú tại Hội An từ năm 2000-2005 NĂM 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng lượt khách lưu trú 155.729 219.918 203.745 270.087 311.900 Khách lưu trú quốc tế 134.154 190.885 161.976 216.668 247.000 Khách lưu trú trong nước 21.575 29.033 41.769 53.419 64.900 Tổng lượt khách tham quan 245.647 283.537 271.601 298.100 440.300 Khách tham quan quốc tế 131.581 147.074 116.600 126.000 272.200 Khách tham quan trong nước 114.066 136.463 155.001 172.100 172.100 Phần lớn khách lưu trú tại Hội An là khách nước ngoài với nhiều quốc tịch khác nhau chủ yếu là thanh niên, trung niên, người già. Khách nội địa lưu trú tại Hội An ngày một tăng tuy số lượng còn rất hạn chế. Lượng khách chủ yếu đến từ Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh, Huế, Nha Trang và các vùng phụ cận. 1.2 Doanh thu du lịch: Doanh Đơn vị thu tính Toàn Triệu ngành đồng 2000 2001 2002 2003 2004 2005 474.003 593.488 729.467 816.104 992.179 1.195.16 SVTH: TRỊNH THỊ THU GIANG 2 Trang 11 Khu du lịch làng quê sông nước GVHD: TRẦN ĐỨC QUANG TMDL Du lịch Triệu đồng Thương Triệu mại đồng 197.435 257.975 270.836 299.399 403.127 396.053 471.492 545.268 692.840 792.035 Bảng doanh thu cho thấy doanh thu về du lịch càng ngày càng chiếm tỉ lệ càng tăng trong doanh thu chung của ngành Thương mại và Du lịch. Bên cạnh đó tổng doanh thu này cũng chưa phản ánh đầy đủ thành phần doanh thu phát sinh từ du lịch của những khu vực kinh tế gián tiếp (Thông tin liên lạc, ngân hàng, vận tải…) 1.3 Hệ thống hạ tầng kỹ thuật hỗ trợ phát triển du lịch Hội An: - Đường bộ: + Tỉnh lộ 603 từ Đà Nẵng đi ngã tư Điện Ngọc - Tứ Câu (QL1A) dài 6 km, nền rộng 9m, mặt đường rộng 6m kết cấu bằng bêtông nhựa. + Tỉnh lộ 607 từ ngã tư Điện Ngọc đi thị xã Hội An dài 13,4 km, nền rộng 7,5m - 9m, mặt đường rộng 5m – 6m kết cấu bằng bêtông nhựa. + Tỉnh lộ 607B chạy ở phía Tây Bắc Thị xã Hội An theo hướng Tây Nam – Đông Bắc từ ngã ba Lai Nghi đến bãi biển Hà My dà 13 km, nền đường rộng 7,5 m – 9 m, mặt đường rộng 5 m – 6 m kết cấu bằng bêtông nhựa. + Tỉnh lộ ĐT 608 từ thị trấn Vĩnh Điện đến ngã ba Lai Nghi theo hướng Tây Bắc – Đông Nam thị xã Hội An đi Cửa Đại dài 14,5 km nền 9m, mặt 6m bê tông nhựa. SVTH: TRỊNH THỊ THU GIANG Trang 12 Khu du lịch làng quê sông nước 5 GVHD: TRẦN ĐỨC QUANG Bến xe ô tô đối ngoại nằm ở phía Tây thị xã trên ngã ba Tin Lành đường Hùng Vương với diện tích bến 1.280 m2 có phòng bán vé 130 m2 khối lượng vận tải hành khách trung bình 45 triệu HK/km/năm. 6 Ngoài ra còn Bến xe ô tô buýt nằm về phía Bắc Thị Xã đi Đà Nẵng. 7 Đường thuỷ: Hội An không có cảng biển chỉ có 2 cảng cá tại Cửa Đại và tại cầu Cẩm Nam, các thuyền cá cập bến, phục vụ cho chợ Hội An. 8 Đường hàng không: Sân bay quốc tế Đà Nẵng cách thị xã Hội An 30 km đã góp phần quan trọng cho việc chuyên chở khách Quốc tế và khách trong nước đến thị xã Hội An. Tương lai sân bay Chu Lai được nâng cấp thành sân bay Quốc tế thì du lịch Hội An càng có điều kiện thuận lợi để đón khách du lịch quốc tế và nội địa. 1 Hệ thống cấp điện: 9 Nguồn điện: Thị xã Hội An được cung cấp điện từ TBA trung gian Cẩm Hà gồm 2 MBA có công suất mỗi máy là 5.600 KVA – 35/(22)15KV. TBA Cẩm Hà nhận điện từ thanh cái 35 KV tại TBA 110/35 KV Điện Nam - Điện Ngọc. Ngoài ra, TBA trung gian Cẩm Hà còn nhận điện từ đường dây 35 KV từ TBA trung gian Vĩnh Điện. Nhu vậy Hội An có hệ thống điện dự phòng khá tốt. 2 Bưu chính viễn thông: 10 Tổng số bưu cục và máy điện thoại: Có 3 tổng đài điện tử, 2 trạm viba, 3 bưu cục, 7 điểm bưu điện văn hoá xã. 11 Số xã có máy điện thoại: 7 xã với 10.327 máy điện thoại, 243 điểm dịch SVTH: TRỊNH THỊ THU GIANG Trang 13 Khu du lịch làng quê sông nước GVHD: TRẦN ĐỨC QUANG vụ Internet. Doanh thu 25.162 triệu đồng / năm. 12 Kỹ thuật viễn thông đảm bảo các nhu cầu thông tin liên lạc phục vụ khách du lịch trong đất liền cũng như trên biển và hải đảo. 3 Cấp thoát nước: 13 Cấp nước: Nguồn nước hiện nay thị xã đang sử dụng hệ thống khai thác nước ngầm để cung cấp nước sinh hoạt cho toàn khu vực nội thị. 14 Nước dùng cho dịch vụ chiếm 50%. Nước dùng cho sinh hoạt chiếm 42,2%. Nước dùng cho kinh doanh sản xuất chiếm 5,3% Nước dùng cho hành chính sự nghiệp chiếm 2,5%. Thực trạng các nguồn nước: lượng nước do nhà máy cung cấp: 510 m3/ngày. Lượng nước sử dụng nguồn khác: 1.631 m3/ ngày. Nhu cầu nước sử dụng trong tương lai: 1.500 m3 / ngày. Tỷ lệ khách sạn sử dụng nước máy chiếm 55,71%. 4 Thoát nước thải và vệ sinh môi trường: 15 Hiện nay tất cả nước thải và nước mưa được thu gom chung bởi hệ thống mương thu gom nước mưa và đổ vào sông Thu Bồn. 16 Các loại nước thải khác, trong đó có nước thải từ các cơ sở tiểu thủ công nghiệp, chế biến hải sản … cũng không xử lý triệ để khi xả ra sông. 17 Vệ sinh phân rác chưa quản lý tốt, một phần chất thải rắn sinh hoạt đã xả thẳng ra sông hoặc mương gây ra tình trạng mất vệ sinh. 5 Hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt: Năm 2003 với khối lượng chất thải rắn sinh hoạt bình quân đầu người là 0,66 kg / người ngày, ước tính hằng năm thị xã Hội An thải ra một lượng chất thải rắn sinh hoạt khoảng 19.518 tấn/năm. Trong đó công ty Công SVTH: TRỊNH THỊ THU GIANG Trang 14 Khu du lịch làng quê sông nước GVHD: TRẦN ĐỨC QUANG trình công cộng thị xã Hội An thu gom được 11.680 tấn / năm tương đương 27.809m3 / năm đạt tỷ lệ thu gom toàn thị xã là 60%. II Những cơ hội và thách thức sự phát triển du lịch Hội An: 2.1 Những cơ hội thuận lợi: - Chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập của Đảng và Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế đối ngoại, trong đó có du lịch. - Việt Nam có chế độ chính trị ổn định, an ninh đảm bảm, là điểm du lịch còn mới trên bản đồ du lịch thế giới với tiềm năng tài nguyên du lịch đa dạng và phong phú là điều kiện quan trọng để du lịch phát triển. - Kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội của đất nước được nâng cấp và đầu tư xây dựng mới, tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác các tiềm năng du lịch to lớn của đất nước, tăng khả năng giao lưu giữa các vùng và phát triển các tuyến, điểm tham quan du lịch. Đời sống nhân dân được cải thiện, nhu cầu du lịch nội địa tăng nhanh. - Đặc biệt năm 2005 Quốc hội đa phê duyệt và ban hành Luật du lịch và tiếp theo là một số Nghị định hước dẫn cụ thể các lĩnh vực phát triển du lịch, là cơ sở pháp lý hữu hiệu giúp cho du lịch Việt Nam có them điều kiện tăng cường phát triển cũng như hội nhập khu vực và thế giới. 2.2 Những khó khăn và thách thức: - Cạnh tranh du lịch trong khu vực và thế giới ngày càng gay gắt trong khi đó khả năng cạnh tranh của Du lịch Việt Nam còn rất hạn chế. Nhiều tác động xấu đến thị trường du lịch thế giới và khu vực như nạn khủng bố, động đất sóng, các dịch bệnh bùng phát. - Kinh nghiệm quản lý, kinh doanh và trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán SVTH: TRỊNH THỊ THU GIANG Trang 15 Khu du lịch làng quê sông nước GVHD: TRẦN ĐỨC QUANG bộ, lao động trong ngày còn nhiều bất cập. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch so với các nước trong khu vực còn yếu kém thiếu đông bộ. - Vốn đầu tư phát triển du lịch rất nhiều, trong khi đó lại chưa đầu tư đồng bộ, kém hiệu quả là một thách thức không nhỏ đối với sự phát triển ngành du lịch. - Nhận thức xã hội về du lịch còn bất cập, thiếu thống nhất trong xây dựng, chỉ đạo, quản lý và thực hiện quy hoạch ngành và lãnh thổ. - Hệ thống các chính sách, quy định pháp luật liên quan đến phát triển du lịch thiếu đồng bộ, chưa thật thông thoáng so với yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế, chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa quản lý và phát triển. III Dự báo về du lịch Hội An đến năm 2015: 3.1 Dự báo về khách du lịch: Dự báo tốc độ tăng trưởng trung bình lượng khách tham quan du lịch (không lưu trú) đến thị xã Hội An đến năm 2015 Loại khách 2005 – 2010 2010 – 2015 Quốc tế 13 14 Nội địa 11 12 Đơn vị tính: % Nguồn: Viện NCPT Du lịch. Dự báo tốc độ tăng trưởng trung bình lượng khách lưu trú đến du lịch Thị xã Hội An đến năm 2015 SVTH: TRỊNH THỊ THU GIANG Trang 16 Khu du lịch làng quê sông nước GVHD: TRẦN ĐỨC QUANG Loại khách 2005 – 2010 2010 – 2015 Quốc tế 16 17 Nội địa 13 14 Đơn vị tính: % Nguồn: Viện NCPT Du lịch Dự báo khách du lịch đến Hội An 2005 – 2015 TT 2004(*) 2005(*) 2010 2015 I Khách lưu trú 270.087 339.854 639.105 1.371.506 1 Quốc tế 216.668 284.016 527.889 1.157.369 2 Nội địa 53.419 55.838 111.216 214.136 II Khách tham quan DT 298.100 292.327 628.884 1.240.346 1 Quốc tế 126.000 169.885 306.986 673.051 2 Nội địa 172.000 122.442 321.898 567.295 Tổng cộng (I+II) 568.187 632.181 1.267.98 9 2.611.852 (*) Nguồn phòng Thương mại du lịch Hội An 3.2 Dự báo về nhu cầu khách sạn: SVTH: TRỊNH THỊ THU GIANG Trang 17 Khu du lịch làng quê sông nước GVHD: TRẦN ĐỨC QUANG Dự báo nhu cầu phòng khách sạn Hội An đến năm 2015 Phương án Phương án chọn Nhu cầu sạnkhách 2005 2010 2015 Nhu cầu cho khách quốc tế 1.395 2.711 6.201 Nhu cầu cho khách nội địa 180 370 765 Tổng cộng 1.574 3.083 6.966 Đơn vị tính: Phòng Qua các thống số tính toán dự báo của Viện NCPT Du lịch và phòng Thương mại du lịch Hội An cho thấy sự phát triển nhanh của du lịch Hội An. Do đó có các định hướng đầu tư phát triển Hội An sẽ là: 18 Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành: Nâng cao số lượng và chất lượng nguồn nhân lực trực tiếp và gián tiếp phục vụ ngành du lịch. 19 Đầu tư phát triển hệ thống các cơ sở lưu trú và công trình dịch vụ: các cơ sở lưu trú nên hướng về đối tượng phục vụ là dòng khách trung lưu và cao cấp, mở rộng thêm các loại hình dịch vụ 20 Đầu tư tôn tạo tài nguyên du lịch, đổi mới và đa dạng hoá sản phẩm du lịch – Các tài nguyên du lịch hiện có (phố cổ, đình đền cổ, di tích văn hoá cần được tôn tạo chống xuống cấp thường xuyên). 21 Đầu tư cải thiện kết cấu hạ tầng (đặc biệt là hệ thống giao thông) đến các điểm du lịch. Đối với các khu phố cổ đặc biệt quan tâm đến: Các đường và vỉa hè phố cổ, hệ thống thoát nước và xử lý nước thải, hệ thống điện, vườn hoa và cây xanh đô thị. SVTH: TRỊNH THỊ THU GIANG Trang 18 Khu du lịch làng quê sông nước GVHD: TRẦN ĐỨC QUANG Mục tiêu đến năm 2010 Hội An đạt tiêu chí để trở thành đô thị du lịch loại III và đến năm 2020 đạt tiêu chí trở thành đô thị du lịch sinh thái loại II. PH ẦN III SVTH: TRỊNH THỊ THU GIANG Trang 19 Khu du lịch làng quê sông nước GVHD: TRẦN ĐỨC QUANG NỘI DUNG ĐỒ ÁN. I. QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH LÀNG QUÊ SÔNG NƯỚC: 1. 1. Quan điểm: Khu du lịch sinh thái làng quê sông nước dựa trên quan điểm khai thác vùng tài nguyên thiên nhiên rừng ngập mặn, khu Rừng dừa Bảy Mẫu. Hướng tới phát triển kinh tế bền vững, vừa phát triển du lịch vừa bảo tồn tại nguyên rừng ngập mặn từng bước đưa du khách tiếp cận với vùng đất nhiều tiềm ẩn này. Đồng thời muốn mở rộng khai thác và kết nối không gian du lịch ra ngoại vi ngoài phố cổ, để kéo dài thời gian lưu trú của khách, tạo điều kiện cho du khách hiểu thêm về các giá trị bản sắc văn hoá địa phương. 1. 2. Phương hướng: Dựa trên quan điểm đã nêu trên trong tương lai du lịch sinh thái sẽ mang dáng dấp hiện đại kết hợp với lễ hội truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc. Bên cạnh việc bảo vệ cảnh quan môi trường thiên nhiên, du lịch sinh thái không những không phá vỡ cảnh quan môi trường rừng ngập mặn mà còn góp phần làm rõ nét vẽ đẹp hoang sơ được ấp ủ từ bao đời nay. 1.3. Mục tiêu phát triển du lịch Làng quê sông nước: Khu Du lịch Làng quê sông nước phát triển theo hướng du lịch sinh thái đó là du lịch thiên nhiên, dã ngoại; giữ vững cảnh quan thiên nhiên đồng thời tái tạo, tôn tạo những di tích hiện có. Khu du lịch Làng quê sông nước hình thành sẽ góp phần tăng nguồn thu cho cư dân địa phương, thông qua đó chuyển dịch nền kinh tế từ hướng sản xuất nông nghiệp nuôi trồng thuỷ sản sang một nền kinh tế toàn diện với cơ cấu công, nông nghiệp và dịch vụ hợp lý trên nền tảng chính là dịch vụ du lịch tạo cơ sở tiền đề cho việc định hướng phát triển đúng đắn dựa vào căn cứ về điều kiện tự nhiên quy định. Mặt khác, du lịch Làng quê sông nước sẽ cùng SVTH: TRỊNH THỊ THU GIANG Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan